Động cơ tàu thủy có xài bộ ly hộp không vậy mấy bác?

haoach

Xe tải
Biển số
OF-34147
Ngày cấp bằng
27/4/09
Số km
213
Động cơ
477,730 Mã lực
Nơi ở
Thái Hà-Hà Nội
Môi trường làm việc của tầu thủy là môi trường "mềm" (môi trường nước) nên nó có thể có hay không hộp số và ly hợp đều được.
Vì bản chất hộp số là để thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và chân vịt nhằm thay đổi lực kéo (đẩy) và tốc độ cũng như thay đổi hướng chuyển động (tiến - lùi).
Nên khi không sử dụng hộp số thì người ta có thể thay đổi góc cánh chân vịt (biến bước) để phù hợp với yêu cầu chuyển động, thậm chí khi "lùi" tầu có thể đảo chiều quay động cơ. Nói chung trên tầu thủy thì đủ các phương án truyền động(cơ khí- điện-thủy lực..)
Còn tầu hỏa ngoài hệ truyền lực cơ khí, thủy cơ...thường hay dùng phương án truyền động là Diesel-điện (một chiều) do đặc tính kéo của động cơ điện (một chiều) cũng "mềm"(momen max khi vận tốc min):69: rất phù hợp với yêu cầu của đầu kéo. Việc trọng lượng đầu tầu vì thế mà tăng (do hệ truyền động diesel-điện) không quan trọng vì trọng lượng đầu tầu phải đủ nặng mới không bị trượt!
 
Chỉnh sửa cuối:

tellme

Xe tăng
Biển số
OF-52637
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
1,043
Động cơ
458,732 Mã lực
em xin thắc mắc nhé :
làm gì có động cơ tối đa dứoi 100 vòng / phút mà nổ chuẩn và tải được
theo nguyên lý chung chung của động cơ đốt trong thì đường kính pit-tông tương đương hành trình làm việc của nó .thế thì ra sao nhỉ ?
em phỏng đoán thôi , chưa biết ,và nhìn thấy nó bao giờ ,các cụ đừng chém em
Động cơ tàu thủy có loại thấp tốc dấy bác ạ.
Loại dưới 100 v/ph là cực thấp rồi, nó xếp xy lanh như bác xếp bia vào két ấy :)). Xếp hơi nghiêng ti nhé, 2 hàng thôi.

Loại này có thể không cần dùng hộp số vì thường dùng cho tàu rất lớn, những tàu mà khi vào cảng cần 1 đống tàu kéo mới vào được.

Bác có nghiên cứu làm mô hình tàu thủy không, em ngâm với (l)(l)(l).
 

thangvsc

Xe đạp
Biển số
OF-52388
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
32
Động cơ
453,520 Mã lực
Tàu thủy loại nhỏ, động cơ nhỏ có thể có hoặc không có bộ ly hợp hoạc hộp số. tàu cõ lớn thì không dùng hộp số. truyền tải trực tiếp từ động cơ đến chân vịt luôn, một số loại sử dụng chân vịt biến bước (để điều chỉnh tốc độ tàu). đa số sử dụng bộ điều tốc, điều chỉnh vòng quay máy để thay đổi tốc độ tàu.. Các cụ thử tưởng tượng một cái động cơ khoảng 10000-15000 hp to bằng cái nhà 3 tầng, trục chân vịt một người ôm không hết thì hộp số và bánh răng phải to bằng nào:21::21::21::21::21:
 

chuyenhuy

Xe đạp
Biển số
OF-53101
Ngày cấp bằng
17/12/09
Số km
24
Động cơ
452,149 Mã lực
Môi trường làm việc của tầu thủy là môi trường "mềm" (môi trường nước) nên nó có thể có hay không hộp số và ly hợp đều được.
Vì bản chất hộp số là để thay đổi tỷ số truyền giữa động cơ và chân vịt nhằm thay đổi lực kéo (đẩy) và tốc độ cũng như thay đổi hướng chuyển động (tiến - lùi).
Nên khi không sử dụng hộp số thì người ta có thể thay đổi góc cánh chân vịt (biến bước) để phù hợp với yêu cầu chuyển động, thậm chí khi "lùi" tầu có thể đảo chiều quay động cơ. Nói chung trên tầu thủy thì đủ các phương án truyền động(cơ khí- điện-thủy lực..)
Còn tầu hỏa ngoài hệ truyền lực cơ khí, thủy cơ...thường hay dùng phương án truyền động là Diesel-điện (một chiều) do đặc tính kéo của động cơ điện (một chiều) cũng "mềm"(momen max khi vận tốc min):69: rất phù hợp với yêu cầu của đầu kéo. Việc trọng lượng đầu tầu vì thế mà tăng (do hệ truyền động diesel-điện) không quan trọng vì trọng lượng đầu tầu phải đủ nặng mới không bị trượt!
Đồng ý với bác này.
 

KIACD6

Xe đạp
Biển số
OF-10315
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
48
Động cơ
533,780 Mã lực
(Tôi đoán chắc chắn rằng bác KIACD6 và bác PTS là dân Hàng Hải bỏ nghề
Bác PTS học máy 83, còn bác KIACD6 học khóa bao nhiêu?)

Em học 8421 ạ, bỏ nghề hơn chục năm roài nhưng thỉnh thoảng ngửi mùi la canh cũng thấy xúc động.
 

KIACD6

Xe đạp
Biển số
OF-10315
Ngày cấp bằng
28/9/07
Số km
48
Động cơ
533,780 Mã lực
"Hey, bác nói sai rồi. Tàu càng lớn, động cơ càng to càng phải có hộp số.
Tàu to cỡ 200 nghìn tần không phải chỉ có một máy chính đâu bác ạ.
1 máy thì to khủng khiếp, phải nặng đến 1500 tấn mất
Một cái máy cho tàu 20 000 T cũng nặng khoảng 140 tấn rồi to như cái nhà ấy. Để đảo chiều động cơ loại này cũng phải mất 30 phút.
Nếu không có hộp số thì với chân vịt 7m cộng với sức ì của tàu lớn em sợ không thể nổ được máy chính và nếu nổ được thì trục chân vịt cũng tan tành ngay."

Cụ này phán bừa. Tàu lớn thường nối trực tiếp trục cơ và trục chân vịt, đây là biện pháp tiết kiệm nhất. Hiệu quả là yếu tố quan trọng thứ hai, sau an toàn trong hàng hải.
Việc đảo chiều được thực hiện bằng đảo trục cam.
 

thangvsc

Xe đạp
Biển số
OF-52388
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
32
Động cơ
453,520 Mã lực
Hi Hi em cũng là dân HH vưỡn chưa bỏ được nghề em học 9621 các cụ nào có chỗ tốt giới thiệu em với............ Máy nhất.. chuyên tàu dầu thành phẩm ... (c)(c)(c)(c)
 

Cà tàng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-15786
Ngày cấp bằng
2/5/08
Số km
2,283
Động cơ
534,986 Mã lực
Nơi ở
Vinh
Dưng mà ly hợp thì tôi nghĩ là có, chả nhẽ khi khởi động thì động cơ khởi động phải guồng cả chân vịt cho nó nặng à, vả lại có phải khởi động động cơ xong là chỵa luôn đâu.

Tuy nhiên, trừ cái xuồng gắn máy mà bà con nam bộ hay dùng, khi nào không muốn đẩy xuồng thì cầm cái cần nhấc chân vịt lên khỏi mặt nước.
 

hungkttt

Xe tăng
Biển số
OF-31427
Ngày cấp bằng
15/3/09
Số km
1,709
Động cơ
490,878 Mã lực
Dưng mà ly hợp thì tôi nghĩ là có, chả nhẽ khi khởi động thì động cơ khởi động phải guồng cả chân vịt cho nó nặng à, vả lại có phải khởi động động cơ xong là chỵa luôn đâu.

Tuy nhiên, trừ cái xuồng gắn máy mà bà con nam bộ hay dùng, khi nào không muốn đẩy xuồng thì cầm cái cần nhấc chân vịt lên khỏi mặt nước.
Em cũng là người trong nghề nên cũng muốn giải đáp thắc của các cụ:
-Trước hết em chỉ nói về việc dẫn động từ động cơ diezel đến chân vịt không thông qua một tổ hợp năng lương trung gian (diezel - điện - chân vịt). Đông cơ diezel tàu thủy được chia làm 3 loại (theo vận tốc động cơ): Cao tốc, Trung tốc, Thấp tốc. Với các tàu lắp động cơ cao tốc và trung tốc thường được lắp hộp số để giảm tốc độ ra chân vịt. tù thuộc vào Máy chính thì hộp giảm tốc này có các công dụng giảm tốc, li hợp, đảo chiều. Với các máy chính thấp tốc thông thường trục chân vịt gắn trục tiếp vào máy chính có nghĩa là cứ máy nổ là chân vịt quay. Nếu máy chính không đảo chiều được thì cũng phải lắp hộp số để phục vụ cho việc đảo chiều nhưng hiện nay thì không còn loại máy này.
 
Chỉnh sửa cuối:

laixevuive

Xe hơi
Biển số
OF-43905
Ngày cấp bằng
20/8/09
Số km
181
Động cơ
465,910 Mã lực
em xin thắc mắc nhé :
làm gì có động cơ tối đa dứoi 100 vòng / phút mà nổ chuẩn và tải được
theo nguyên lý chung chung của động cơ đốt trong thì đường kính pit-tông tương đương hành trình làm việc của nó .thế thì ra sao nhỉ ?
em phỏng đoán thôi , chưa biết ,và nhìn thấy nó bao giờ ,các cụ đừng chém em
Bác thắc mắc thì em gửi bác mấy cái ví dụ nhé:

Động cơ RTFlex 84 T của Wartsila có tốc độ 61-76 vòng phút.



Động cơ nó cao như nhà mấy tầng:



Tốc độ động cơ thấp nên động cơ sẽ nối liền với chân vịt mà không cần hộp số. Các động cơ này là động cơ hai kỳ thấp tốc pa tanh bàn trượt (tiếng anh two stroke low speed crosshead engine). Do cơ cấu vậy nên hành trình pít tông khác với hành trình động cơ mà bác thường gặp. Bác xem cái hình sau sẽ rõ. Chỉ tàu lớn mới dụng động cơ này và động cơ máy chính này sẽ là động cơ duy nhất nối với chân vịt.


Nếu dùng động cơ 4 kỳ thì do tốc độ động cơ cao nên sẽ phải dùng hộp số.
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,840
Động cơ
744,534 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Nhà chùa xin góp mấy lời.

1. Hiệu quả của chân vịt khi vòng quay chân vịt > 150 vòng/phút là rất thấp. Chân vịt có đường kính càng lớn thì vòng quay hiệu quả càng thấp. Vì vậy cho dù lắp máy kiểu nào, thấp, trung hay cao tốc đều phải đảm bảo vòng quay chân vịt <150v/p.

2. Động cơ thấp tốc là động cơ có vòng quay< 150 v/p. Phần lớn là động cơ 2 kỳ.
Từ 150 ~ 800v/p là loại trung tốc. Trên 800 v/p được xếp vào loại cao tốc. Hai loại này chủ yếu là động cơ 4 kỳ.

3. Cùng một công suất, tốc độ quay càng thấp thì động cơ càng lớn.
Giá thành động cơ cao tốc thấp hơn động cơ trung tốc & thấp tốc cùng công suất, nhưng tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, mức quán tính thấp hơn nên kém ổn định hơn khi sóng gió. Động cơ cao tốc cũng gọn hơn rất nhiều, có điều độ tin cậy cũng thấp hơn rất nhiều.

4. Với những động cơ có công suất > 350 mã lực, người ta không dùng khởi động điện, cũng chẳng có máy lai nào sất. Chả có động cơ nào lai nổi cả. Động cơ được khởi động bằng khí nén có áp suất từ 20 ~ 30 kg/cm2. Khí nén được hệ thống khởi động cấp vào xy lanh ở chu kỳ cháy giãn nở, khi máy chính đã đạt đến vòng quay khở động, hệ thống sẽ cắt gió và cấp nhiên liệu.

5. Với những tàu trang bị động cơ lai máy chính có tốc độ <150v/p và chân vịt định bước, người ta sẽ không trang bị ly hợp. Trong trường hợp này, máy chính nối trực tiếp với chân vịt. Khi đề máy, dĩ nhiên cv sẽ quay theo. Muốn thay đổi tốc độ tàu thì thay đổi tốc độ máy chính. Yên tâm, ko hỏng được đâu. Thông thường tàu chỉ thay đổi tốc độ nhiều mỗi khi ra vào cảng, chạy trong luồng lạch thôi. Còn chạy biển thì cứ Full speed mà diến. Chuyến lâu nhất mà nhà chùa chạy Full speed liên tục là 20 ngày liền. Khi muốn tay đổi chiều quay chân vịt, người ta sẽ đảo chiều quay máy chính. Mất vài phút thôi chứ làm gì đến 30 phút như bác nào nói ở trên kia. Đảo chiều quay mà mất 30 phút thì ô hô ai tai, Tàu anh qua núi là cái chắc.

6. Với những tàu trang bị động cơ trung tốc có vòng quay>150v/p, lắp chân vịt biến bước thì người ta cũng chả lắp ly hợp làm gì cho tốn xèng. Dưng mà để đảm bảo vòng quay cv<150v/p, thêm cho nó 1 cái hộp số. Khi muốn thay đổi tốc độ & chiều chuyển động của tàu, chỉ cần thay đổi góc nghiêng chân vịt là xong. Cực kỳ cơ động & tiết kiệm nhiên liệu vì lúc nào máy chính cũng khai thác ở vòng quay kinh tế, có điều giá chân vịt biến bước đi kèm hệ thống điều khiển đắt gấp hàng chục lần chân vịt định bước.

7. Với những tàu trang bị động cơ cao tốc, việc trang bị ly hợp và hộp số là hiển nhiên. Khác với hộp số vô số cấp ở ô tô, hộp số dưới tàu thủy chỉ có 3 chế độ: Tiến Dừng - Lùi. Khi thay đổi tốc độ tàu, cách duy nhất là thay đổi vòng quay máy chính.

8. Ví dụ: Tàu hàng rời NSS CONFIDENCE có trọng tải 235.000 tấn được trang bị máy chính lai trực tiếp chân vịt MAN B&W 6S80MC.

Loại động cơ: Diesel 2 kỳ có pa tanh bàn trượt quét thẳng qua xu páp xả
Công suất máy chính: 29.700 mã lực.
Vòng quay max: 80 v/p.
Vòng quay khai thác: 45 ~72 v/p
số xy lanh: 6 Đường kính xy lanh: 800 mm
Hành trình piston: 3200 mm
Đường kính chân vịt: 10960 mm
Suất tiêu hao nhiên liệu: 76 Tấn HFO/ ngày.
Tốc độ tàu: ~ 13 hải lý/h

Xu hướng chung của ngành hàng hải thế giới là đóng những con tàu cực lớn, sử dụng động cơ công suất cực cao, tốc độ cực thấp, đường kính xy lanh cực lớn, hành trình piston cực dài. Sử dụng loại nhiên liệu cực xấu.
Dẫn đến hiệu suất cực cao & chi phí cực thấp,.:)):))

Đại loại thế. Có cụ nào thắc mắc gì nữa thì cứ phát biểu, nhà chùa sẽ giải thích hết khả năng
 

kiple

Xe tăng
Biển số
OF-36039
Ngày cấp bằng
26/5/09
Số km
1,099
Động cơ
483,700 Mã lực
Nhà sư có chùa trên biển có khác, giải thích rành rẽ đâu ra đó, chả biết gì về máy tàu như nhà êm đọc còn hiểu nữa là! Chắc nhà chùa phải là sĩ quan (sư cụ) trên tàu hàng lớn nào đó chứ ạ...chí ít thì cũng cheap cook há!:) bài viết hay! vod sư thày!:41::41::41:hẹn gặp tại off QN!(b)
 

Cyclopusse

Xe máy
Biển số
OF-34001
Ngày cấp bằng
25/4/09
Số km
69
Động cơ
476,480 Mã lực
Ái chà chà.. cảm ơn các bác.. em lại Up-đết thêm được tý kiến thức về động cơ thuỷ.. mặc dù chả để làm gì cả....:D:D Em xác nhận tàu hỏa chạy động cơ
diezen chỉ để phát điện... bánh của nó được nối với 1 động cơ điện khủng bố luôn... em đã xem lắp ráp đầu tàu này tại nhà máy xe lửa Gia Lâm... Còn lý do thì em cũng chưa tìm hiểu... các bác nào biết phọt lên đây cho em mở mang tý kiến thức nữa đi ạ!
Em thì em dự thế lày. Nếu sai các bác "quả bó" cho. Em không biết về cấu tạo của đầu tàu chạy máy Dieselle nhưng theo như bác nói thì nếu nối trực tiếp máy dieselle vào trục bánh tàu thì cấu tạo của bộ truyền động là rất phức tạp. Dùng động cơ điện một chiều (kích thích nối tiếp) giống như của tàu điện ngày xưa có một đặc tính rất quý báu đó là tốc độ phụ thuộc vào tải trọng. Những động cơ điện bình thường nếu chạy với tốc độ nhỏ quá thì sẽ bị cháy nhưng với động cơ điện một chiều kích thích nối tiếp thì không - tải nhỏ thì chạy tốc độ cao, tải lớn thì chạy tốc độ chậm. Khả năng chịu tải của nó là rất lớn.
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Nhà sư có chùa trên biển có khác, giải thích rành rẽ đâu ra đó, chả biết gì về máy tàu như nhà êm đọc còn hiểu nữa là! Chắc nhà chùa phải là sĩ quan (sư cụ) trên tàu hàng lớn nào đó chứ ạ...chí ít thì cũng cheap cook há!:) bài viết hay! vod sư thày!:41::41::41:hẹn gặp tại off QN!(b)
Ối dào mụ ấy trụ trì ở Buồng máy Thuỷ khoảng 165/365 ngày thoi mà

Ngoài các loại tầu thuỷ, Tầu hoả thfi các loại máy công trình cũng đều sử dụng động cơ DIESEL để chạy máy phát điện rồi từ dòng điện ấy vận hành các loại máy khác để di chuuyern và bơm nén các thứ tùm lum .
Nói nôm na là với những tải nặng và các hoạt động khá bất thường thfi động cơ điện hiệu quả hơn động cơ diesel . Đồng thời giảm bớt nhưng chi tiết cơ khí gây phức tạp.
Máy công trình sử dụng động cơ điện cũng thêm lý do nữa là các mệnh lệnh đặt ra gần như đuọc máy đáp ứng gần như tức thời
 

bravia

Xe đạp
Biển số
OF-26418
Ngày cấp bằng
26/12/08
Số km
28
Động cơ
488,080 Mã lực
đọc hết ngộ được 1 ít chân kinh:77: cám ơn các bác
 

vit_vang_05

Xe hơi
Biển số
OF-79682
Ngày cấp bằng
7/12/10
Số km
133
Động cơ
417,796 Mã lực
Kính các bác, em học Hàng Hải khóa 25 (lớp 8421) ạ, ra trường năm 1990 các bác ợ. Bây giờ kiến thức cũ quên gần hệt Thầy giáo trẻ ngày mình mới vào trường nay đã là Hiệu phó rụi
Bác cùng khóa với ông anh em, học Máy xếp dỡ.
Cũng bỏ nghề lâu rồi, nói chính xác là chưa 1 ngày nào làm nghề Hàng hải.
Mấy ông bạn ông ý thì cứ lênh đênh trên biển cả chục năm trời.
Hồi xưa trường Hàng hải hot từ năm 1985 đến 1990 thì hết nóng. Có đúng vậy không bác ?
 

ThanhSon2003

Xe buýt
Biển số
OF-89489
Ngày cấp bằng
23/3/11
Số km
921
Động cơ
415,130 Mã lực
Ngoài các loại tầu thuỷ, Tầu hoả thfi các loại máy công trình cũng đều sử dụng động cơ DIESEL để chạy máy phát điện rồi từ dòng điện ấy vận hành các loại máy khác để di chuuyern và bơm nén các thứ tùm lum .
Nói nôm na là với những tải nặng và các hoạt động khá bất thường thfi động cơ điện hiệu quả hơn động cơ diesel . Đồng thời giảm bớt nhưng chi tiết cơ khí gây phức tạp.
Máy công trình sử dụng động cơ điện cũng thêm lý do nữa là các mệnh lệnh đặt ra gần như đuọc máy đáp ứng gần như tức thời
Cái này thì không đúng bác ạ !
Máy công trình (không phải ô tô nhé các bác) đa phần sử dụng động cơ diesel dẫn động hộp số cơ (tỷ lệ ít) hoặc dẫn động cho bơm thủy lực, thông qua các ngăn kéo điều khiển phân phối áp lực dầu (hoặc hơi - rất hiếm) đến các cơ cấu chấp hành (xy lanh, motor thủy lực,..) để thành các chuyển động (tịnh tiến, quay,..) theo yêu cầu. Việc sử dụng truyền động thủy lực tuy giá thành chế tạo dắt đỏ hơn, sửa chữa và thay thế phụ tùng phức tạp hơn nhưng khả năng vận hành êm ái, mang tải trọng lớn và ổn định. Thợ vận hành sẽ nhàn và sạch sẽ hơn vì chỉ cần lắc cần joystick trong cabin máy lạnh.
Một số loại xe tải siêu nặng hiện nay có sử dụng động cơ diesel chạy máy phát kéo motor điện như các xe khai mỏ của Caterpillar.
Tuy nhiên vẫn có những loại máy sử dụng nguyên lý phát điện kéo tải như một số cấu điện của Lxô cũ, cẩu tháp, vận thăng,..
 
Chỉnh sửa cuối:

vtlam

Xe buýt
Biển số
OF-40878
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
589
Động cơ
473,360 Mã lực
Kính các bác. Em học Hàng Hải khóa 29 ạ. Bây giờ làm nghề không liên quan nhiều đến máy tàu, đọc bài bác Thích Là Bụp thấy sướng quá.
 

nunachuoi

Xe tăng
Biển số
OF-70232
Ngày cấp bằng
9/8/10
Số km
1,962
Động cơ
435,636 Mã lực
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.

Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
Động cơ điện điều khiển đơn giản hơn, nhỏ gọn hơn và tin cậy hơn cụ ạ, điều quan trọng nữa là khả năng chịu quá tải của động cơ điện tốt hơn nhiều so với động cơ diezen cụ ạ.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Em cứ thắc mắc mãi là sao lại phải dùng máy diezen kéo máy phát điện, rồi máy phát điện chạy mô tơ điện. Làm như thế thì có lợi ích gì hả các bác? Em thấy như thế tổn hao lớn hơn thôi.

Sao không cho động cơ diezen kéo luôn tàu cho rồi ạ?
Em chưa nhìn thấy cái moto lắp trên tầu hỏa nhưng em đoán nó là loại kích từ nối tiếp, loại này có ưu điểm là phát ra bao nhiêu nó ăn bấy nhiêu, tốc độ quay và momen tỉ lệ nghịch với nhau nên khi tốc độ quay chậm thì nó rất là khỏe. Cơ mà em đang thắc mắc k hiểu cái chổi than của nó sẽ như thế nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top