Nôm na là như thế này: người ta sợ rằng phía trước có thể đông xe hoặc vạch sơn bị mờ, nên khi xe ô tô đến gần mới phát hiện ra thì không kịp chuyển vào làn trong. Vì vậy, thường trước khoảng 50m, người ta sẽ đặt một biển chỉ dẫn hướng đi, để người tham gia giao thông biết trước vạch đó nằm ở đâu – tránh “rơi vào cái bẫy đã giăng sẵn”.
Tuy nhiên, hiện nay hình như không còn bắt buộc phải có biển báo đó nữa, nên nhiều vạch chỉ đường trở thành cái bẫy đúng nghĩa.
Ví dụ như đoạn đường Nguyễn Chánh giao với Tú Mỡ: đang đi trên Nguyễn Chánh, nếu rẽ phải vào Tú Mỡ sẽ gặp vạch mắt võng và vạch chỉ đường rẽ phải. Đây là một cái bẫy khá nổi tiếng. Bình thường, đoạn này không có biển chỉ dẫn vạch rẽ, đường thì nhỏ, lại vào khung giờ cao điểm (7–8h sáng hoặc 5h chiều) rất đông xe. Vạch mắt võng và vạch chỉ rẽ phải chiếm tới 1/3 lòng đường, nên rất nhiều xe máy và ô tô khi dừng đèn đỏ không nhìn thấy được vạch chỉ đường (do bị che khuất). Khi tiếp tục đi thẳng thì sẽ bị xử phạt phía dưới. Đây thực sự là một “cái bẫy huyền thoại”, vì đặt vạch rẽ mà ko cho đi thẳng vào Tú Mỡ ở vị trí đó là cực kỳ vô lý
Loại vạch này được áp dụng ở rất nhiều nơi, và rất nhiều tài xế đã mắc lỗi. Họ không sai vì không thuộc luật hay cố tình vi phạm, mà vì khi tiến sát đến ngã ba, ngã tư thì mới nhìn thấy vạch – lúc đó thì không còn kịp chuyển làn nữa.
Nếu anh em từng đi đường 5 cũ về Hải Phòng chắc sẽ biết: có một đoạn xe container đi giữa làn, tới gần ngã tư rất khó để chuyển từ làn trái sang làn giữa để đi thẳng. Nhưng nếu cứ đi thẳng từ làn trái thì lại là vi phạm.
Đường lên Đồ Sơn cũng có một điểm đặt vạch “bẫy” tương tự như vậy.”