[Funland] Giác ngộ lớn nhất đời em "Không cần đọc nhiều sách".

MANDALA2022

Xe tải
Biển số
OF-809679
Ngày cấp bằng
29/3/22
Số km
227
Động cơ
5,835 Mã lực
Quan trọng là cách tiếp cận như nào, cụ chủ và nhiều người khác có có vẻ đọc vì cần, vì mong đợi điều gì đó từ sách, còn với nhiều người trong đó có em là đọc vì thích, vì tò mò, vì hứng thú, vì thấy hấp dẫn thôi ạ. Những cái bổ ích tốt đẹp từ việc đọc sách thì thật khó mà định lượng hoặc vật chất hóa nó được và em cũng không đặt mục tiêu gì, chắc thu hoạch được nhiều nhất là có tâm hồn phong phú hơn thôi :)
 

Dream Thai

Xe container
Biển số
OF-70813
Ngày cấp bằng
16/8/10
Số km
5,486
Động cơ
528,339 Mã lực
Quan trọng là cách tiếp cận như nào, cụ chủ và nhiều người khác có có vẻ đọc vì cần, vì mong đợi điều gì đó từ sách, còn với nhiều người trong đó có em là đọc vì thích, vì tò mò, vì hứng thú, vì thấy hấp dẫn thôi ạ. Những cái bổ ích tốt đẹp từ việc đọc sách thì thật khó mà định lượng hoặc vật chất hóa nó được và em cũng không đặt mục tiêu gì, chắc thu hoạch được nhiều nhất là có tâm hồn phong phú hơn thôi :)
Có đời sống vật chất & tinh thần, đọc sách thiên về ds tinh thần, ko quy ra thóc dc :(
 

harrynh

Xe container
Biển số
OF-29134
Ngày cấp bằng
14/2/09
Số km
6,354
Động cơ
440,379 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có đời sống vật chất & tinh thần, đọc sách thiên về ds tinh thần, ko quy ra thóc dc :(
Đời sống vậy quá nghèo nàn phải ko cụ, chắc chỉ nhăm nhăm mấy thông tin trên mạng rồi gắn vào đầu đó là cả thế giới. Chẳng may mà ngồi cùng bàn với đội này là thảm họa.
 

tomza

Xe buýt
Biển số
OF-538143
Ngày cấp bằng
22/10/17
Số km
719
Động cơ
35,090 Mã lực
Nơi ở
Chủ yếu trong nhà
Quan trọng là cách tiếp cận như nào, cụ chủ và nhiều người khác có có vẻ đọc vì cần, vì mong đợi điều gì đó từ sách, còn với nhiều người trong đó có em là đọc vì thích, vì tò mò, vì hứng thú, vì thấy hấp dẫn thôi ạ. Những cái bổ ích tốt đẹp từ việc đọc sách thì thật khó mà định lượng hoặc vật chất hóa nó được và em cũng không đặt mục tiêu gì, chắc thu hoạch được nhiều nhất là có tâm hồn phong phú hơn thôi :)
Đọc sách đôi khi không chỉ làm phong phú cho riêng tâm hồn mình, đâu mợ! :D

cd1187da9a890b9506deeb6e0a167543.jpg
 

chuot08

Xe lăn
Biển số
OF-113030
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
13,516
Động cơ
511,970 Mã lực
Cũng định bỏ sách không đọc nữa, khà khà, nghe cụ tả món sách, em lại thấy hoang mang, sách tốt chắc chắn ngon, sách nào cũng...gút cả. haiza :D :D
Gút mà cụ! Các cụ xưa dạy rồi:
“Độc thư chúng hác qui thương hải
Hạ bút vi vân khởi thái sơn”
Ý là đọc sách cũng như uống bia, nhiều cốc thì thành biển bia, luyện mãi thành thần; mà hạ bút gõ phím chém gió OF, lâu thì cũng thành xe tăng xe bus, trình cao như núi Thái sơn, vượt Admin ko chừng!
Món sách “vô tự thư” kia, đọc không thì khó vào, cạnh có ca bia nữa thì ngấm từng ý! :D
43D474A9-AA8F-4796-9CAE-1000D7CDD21C.jpeg
 
Biển số
OF-876086
Ngày cấp bằng
19/2/25
Số km
170
Động cơ
3,026 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu em mới nói nhá!!!
Mợ nhai sách thế này thì chớt, thảo nào sách ko vào đầu. Em thấy người ta mách là phải đốt sách chưng lấy nước, uống vào thì các kiến thức trong sách mới vô đầu mình được, em chưa làm thử...=))
Ây dà, bác lại cứ xúi dại em, lỡ em bị ngộ chữ là em lăn đùng ngã ngửa ra bắt đền bác đấy
 
Biển số
OF-876086
Ngày cấp bằng
19/2/25
Số km
170
Động cơ
3,026 Mã lực
Nơi ở
Ở đâu còn lâu em mới nói nhá!!!
Hồi bé, bố em hay sưu tầm các cuốn sách truyện về cho em đọc, em thích nhất tác giả Phạm Hổ, Phong Thu, Tô Hoài... Em ấn tượng nhất là Phong Thu, viết sách truyện thiếu nhi về tình cảm gia đình, chị em, đọc sách mà em nhớ mãi, ấn tượng mãi đến giờ luôn.
 

KeanuR

Xe tăng
Biển số
OF-493813
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
1,955
Động cơ
231,646 Mã lực
Tuổi
38
Đọc sách nó cũng như cơn gió vậy
Cơn gió mát lành thì sảng khoái tâm hồn
Còn gặp gió độc thì trúng gió, méo mồm, cảm vv
 

tomza

Xe buýt
Biển số
OF-538143
Ngày cấp bằng
22/10/17
Số km
719
Động cơ
35,090 Mã lực
Nơi ở
Chủ yếu trong nhà
Hồi bé, bố em hay sưu tầm các cuốn sách truyện về cho em đọc, em thích nhất tác giả Phạm Hổ, Phong Thu, Tô Hoài... Em ấn tượng nhất là Phong Thu, viết sách truyện thiếu nhi về tình cảm gia đình, chị em, đọc sách mà em nhớ mãi, ấn tượng mãi đến giờ luôn.
Em cũng ấn tượng Phong Thu, không phải tác phẩm nào cả mà là câu thơ lục bát, khi ngài ấy dự ĐH nhà văn, thơ vầy:

Thu Vân ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn tủm tỉm sờ chân Thu Vân. :D
 

Tlbooks

Xe tăng
Biển số
OF-68488
Ngày cấp bằng
16/7/10
Số km
1,064
Động cơ
518,670 Mã lực
E đọc dc 2 tháng của VB rồi

Phải công nhận cc ngày xưa ăn chơi tao nhã, VB mô tả cs giới trung lưu HN, vk ngày xưa mới là vk chứ :)

Hqua e cũng xem "mùi đu đủ xanh", thấy cs trong nam ngày xưa cũng rất thú vi

Một điều e rút ra là nhà giàu ngày xưa sướng hơn bgio, cs thong dong, người hầu kẻ hạ :)
do thời cuộc, lúc đó họ chỉ là số rất rất ít, tầng lớp tinh hoa mà cụ, họ lưu giữ những thứ chắt chiu tinh lọc nhất truyền đời của đất Kinh Kỳ và văn hoá xứ Bắc nói chung, sau 1954 cơ bản bị đứt gẫy mạch này.
giờ bắt đầu manh nha tìm lại, chắc phải mất ít nhất 3 thế hệ nữa.

Mời Cụ cùng thưởng thức lòng lợn - cháo lòng - tiết canh trong vị đằm của tình yêu vợ chồng ngọt ngào, thắm đậm với cụ Vũ Bằng

"Không, cháo lòng phải là một cái gì khác thế, lạ lùng, huyền bí và lâm ly hơn nhiều lắm. Nhưng khoan đã, sao ta lại có thể nói tới cháo lòng trước khi nói tới tiết canh, lòng lợn? Lòng lợn, tiết canh và cháo lòng là một tam đầu chế, thiếu một thứ thì mất cả sự nhịp nhàng, tiết tấu, vì thế, nói tới cháo lòng, phải nói đến lòng lợn, tiết canh, mà nói có thứ tự, vì ba thứ đó không tha thứ sự vô trật tự.

Nghĩa là muốn thưởng thức ba thứ đó, người ta cần phải ăn có trật tự, tôn ti, ăn cho đúng phép, chớ món đáng lý ăn trước mà lại ăn sau, món đáng lý ăn sau mà lại dùng trước thì “hỏng kiểu” hết, không thành ra cung bực, mà lại còn làm mang tiếng cả lòng lợn, tiết canh, cháo lòng.

Thực ra, cháo lòng, tiết canh, và lòng lợn ăn ở chỗ nào - giữa chợ, ngoài đường, trong hiệu hay ở nhà - thì cũng phải ăn cả ba thứ mới cảm thông được hết cả cái hay, cái đẹp, cái ngon, cái lạ.

Ăn mãi cơm tẻ và thịt thà cũng chán, mà ăn cơm Tàu béo ngấy mãi cũng chán, một hôm trời trở gió kia, anh thấy như nhơ nhớ một cái gì xa xôi lắm lắm, kiểu cái nhớ vẩn vẩn vơ vơ lúc mới nổi ngọn gió thu... Anh tự hỏi nhớ gì: nhớ ngày vàng đã qua rồi, nhớ một cặp mắt người yêu cách biệt, hay nhớ một mối tình não nuột đã liệm vào tấm vải xô của thời gian?

Không phải cả. Ta rầu rầu trong bụng, suy nghĩ vẩn vơ mãi, sau mới biết rằng “đối tượng” của sự nhớ nhung đó không có gì khác là tiết canh, cháo lòng: “À đã lâu lắm mình không thưởng thức...”

Nhưng nghĩ thế, đủ rồi. Có cần phải nói ra làm gì đâu! Vợ chồng yêu thương nhau, mình chưa buồn vợ đã biết mình buồn, mình chưa vui vợ đã biết mình vui thế thì làm gì mà không đoán được nỗi buồn se sắt nhỏ bé ở trong lòng người bạn trăm năm.

Thế là dưới ngọn đèn ấm cúng, cơm nước và thức ăn bốc khói lên nghi ngút đã dọn ra bàn đâu vào đó cả rồi cũng mặc để đó cho các con ăn, còn chúng mình thì mặc quần áo, đi một chút đi!
Cả hai người đều biết ở Hà Nội muốn thưởng thức cháo lòng thì có những đâu “ăn được”; nhà cả Thủy ở trong cái cổng xế rạp chiếu bóng Đại Nam phố Chợ Hôm; nhà Tiềm ở đầu Hàng Lọng chỗ ngã ba trông sang chợ Cửa Nam; nhà cả Chảy ở Tiên Sinh Nhà Hỏa, gần chỗ rẽ sang phố Hàng Bát cũ.

Ngày xưa ngon có tiếng là nhà cả Thủy, nhưng về sau, nghe thấy nói rằng vì bà cụ mẹ vợ cả Thủy mất đi, cả Thủy chơi bời cờ bạc, không chăm chút cửa hàng như cũ nên mỗi ngày số khách vào ăn hàng mỗi kém đi. Nhà Tiềm tiết canh đánh cũng lâm ly đáo để, nhưng chỗ ngồi chật chội mà khách ăn lại quá tạp nham, nên hạng trung lưu thường ít khi lui tới.

Người ta thường thấy ra vào ở cửa hàng này các anh em xe kéo, các bà buôn trên chợ, các công nhân. Còn các công chức, các thương gia, các kỹ nghệ gia, các bà “tử tế” thường thường là hay đến ăn ở nhà Tư Công, gần hiệu cơm tám giò chả cũ ở Hàng Buồm hay nhà cả Chảy ở phố Tiên Sinh Nhà Hỏa. Hai nhà này bán cũng đã lâu đời, cho nên không cần có biển quảng cáo mà những người sành ăn ở Hà Nội thảy đều biết cả.

Nhưng coi chừng đó, cái món tiết canh cháo lòng bán ào ạt chỉ trong khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ, nếu quả là muốn “ăn lấy được”, nên mau chân lên một chút. Có những buổi tối ngồi ăn trong một gian phòng đầy nghẹt những người, tôi đã từng thấy có những bọn khách chậm bước đến ăn mà không có bàn ngồi, hoặc có bàn mà đã hết cả lòng, hoặc còn lòng mà hết cháo, đành tần ngần kéo nhau ra. Trông những người đó, thực là tội nghiệp.

Ở nhà ra đi với cái mộng làm thỏa mãn khẩu cái quyết định phải dùng một bữa “đã đời”, vậy mà đến nơi lại phải về không, nỗi thất vọng lựa là phải nói ra ai nấy đều biết cả.

Ờ, chẳng lẽ đã bảo ở nhà là đi ăn rồi, bây giờ lại về thúc người nhà dọn cơm ra dùng hay sao? Thôi, đành là phải đi tìm “cái” khác mà ăn vậy. Nhưng cái khác là cái gì? Thịt rắn ư? Cơm Tàu ư? Chả cá ư? Cơm gà ư? Tôi biết: đã lỡ như thế, ăn yến cũng không thú nữa.

Tiết canh, cháo lòng ám ảnh ta, không thể làm cho ta quên được. Sự “trượt ăn” đó càng làm cho ta thèm muốn và càng tưởng tượng, ta lại càng thấy tiết canh cháo lòng ngon quá. Ông Tây nhứt định là không biết ăn lòng lợn, tiết canh rồi, còn ông Tàu thì chỉ biết độc có một món là làm thành “lù mỵ” cặp vào bánh mì ăn hay lấy một que tăm xiên từng miếng nhắm vào tới ba xị đế. Không ngon, ăn như thế không thể nào ngon được.

Cái tiết canh, cháo lòng của ta chính ra là một món ăn rất bình dân, mọi lớp người trong xã hội đều có thể ăn chơi thong thả, nhưng trái lại, lại là một thức ăn thanh lịch vào bực nhất.

Không có ai lại nhồm nhoàm tống luôn ba miếng gan hay cổ hũ vào miệng một lúc bao giờ. Dù bận rộn hay háu ăn đến thế nào đi nữa, người ta cũng nhởn nha gắp từng bộ phận của con heo. Ăn nhiều, kém ngon đi. Nhưng muốn thưởng thức lòng cho ra trò, phải đưa cay tí rượu. Khà, “nó” lạ lắm, ông Hai ạ. Có tí rượu, lòng tự nhiên nổi hẳn vị lên, cái bùi dường như bùi hơn, cái béo dường như cũng béo hơn lên một chút. Gắp một miếng lòng tràng, chấm đẫm mắm tôm chanh, ớt mà ăn, rồi thong thả lấy hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhón một cánh mùi hay lá rau thơm điểm vị, anh sẽ cảm thông hết cả cái tốt đẹp của buổi thanh bình ăn uống nhởn nha, đồng thời, lại thấu hiểu cái đặc biệt của miếng ngon đất nước.

Thực mà, không nước nào lại có một thức ăn lạ như lòng lợn của ta. Cũng là trong con lợn cả, mà mỗi bộ phận ăn ngon một cách: gan thì ngòn ngọt mà lại đăng đắng, ăn vào với rau mùi lại thấy thơm thơm; tim nhai vào trong miệng mềm cứ lừ đi; cổ hũ giòn tanh tách; lòng tràng sậm sựt; còn ruột non thì quả là đáo để, mới cắn tưởng là dai nhưng kỳ thực lại mềm, ăn vào cứ lo nó đắng thành thử đến lúc thấy nó ngọt và bùi và thì cái bùi cái ngọt ấy lại càng giá trị.

Tất cả những thứ đó, cùng một vài miếng phổi và mấy miếng dồi mỡ thái bằng một con dao thật bén và xếp đặt lớp lang như một bản tuồng diễm tuyệt, à, trông quí lắm, thưa cô!


Điểm vào đó, còn ớt màu đỏ, thơm mùi và húng màu ngọc thạch, thiên thanh, mắm tôm chanh màu hoa cà... ba thứ đó tươi cười ngự ở bên màu trắng ngà của lòng tràng, màu trắng xanh của ruột non, màu trắng phơn phớt lòng tôm của cổ hũ, tạo thành một cuộc “chơi màu sắc” hòa dịu làm cho tâm hồn người ăn tự nhiên thơ thới.

Thú nhất là ăn từng thứ một đã ngon, ăn đệm thứ này với thứ kia, như ăn một miếng cổ hũ với một miếng gan hay lấy một miếng lòng tràng điểm với một miếng ruột non lại cũng ngon cách khác. Quanh đi quẩn lại có mấy thứ mà cái ngon biến ra trăm ngàn sắc thái khác nhau; không, ta phải nhận rằng như thế quả cũng là một cái lạ mà ít khi ta thấy trong khoa ẩm thực.

Nhưng hỡi người sành ăn, hãy coi chừng! Đừng có thấy lòng tràng, cổ hũ, ruột non, lá lách ngon miệng mà cứ xơi tì tì mãi. Ăn chơi chút đỉnh thôi, chớ đừng để cho khẩu cái hoàn toàn thỏa mãn mà rồi đến lúc tiết canh đưa lên lại thấy hết thèm. Ta phải vừa ăn vừa đợi, vừa ăn vừa giục tiết canh, thì đến lúc được tiết canh ta mới thực cảm thấy cái ngon mát, bùi béo của nó ra sao.

Vì đưa cay mấy hớp rượu, lại bắt đầu bằng những miếng ăn khô, cổ ta có ý hơi rao ráo. Miếng tiết canh thứ nhất nuốt vào, quả có y như là một trận mưa xuân rưới vào lòng đất làm cho đất thêm tươi đẹp và nhuần nhị.

Không, mưa không lấy gì làm to đâu, chỉ phiêu phiêu, nhỏ nhỏ thôi, nhưng đủ làm cho đất mỡ ra, đẹp ra, không hanh hao, úa héo. Cũng vậy, miếng tiết canh thứ nhất ăn vào không võng nước như xúp hay canh, nhưng đem đến cho ta một cảm giác mát mẻ, nhuần nhị, làm mát gan, nở phổi.

Tài nhất nó không phải là nước mà vào đến cổ lại lừ đi như nước, nhưng không vì thế mà hóa ra “đoảng” trôi qua cổ họng thì thôi.

Chính vào đến cổ họng, tiết canh mới phát huy được hết thơm ngon của nó, cũng như một thiếu nữ chỉ phát triển hoàn toàn sau khi đã sinh nở một lần rồi. Cũng như người con gái dậy thì, tiết canh đẹp một cách rực rỡ, lộng lẫy, não nùng. Màu đỏ tươi hơn hớn của tiết bật lên trong đám sụn băm, gan thái chỉ thơm, mùi rắc bên trên, với lạc giã nhỏ làm cho người ta nghĩ đến làn da thơm mát ngạt ngào của một thiếu nữ đầy tràn nhựa sống.

Một người đẹp như thế, mà chạm mạnh vào, ta cảm thấy như có tội... Không, ta chỉ muốn nhìn để thưởng thức cái đẹp thôi...

Chính vậy, ăn một miếng tiết canh vào miệng, ta thấy như nhai mạnh tức là mắc cái tội phí phạm của trời. Nhưng sự ham muốn bao giờ cũng mạnh. Những miếng phổi và sụn, những miếng gan, những hạt lạc rang thơm phức quyến rũ ta: tất cả những thứ đó quyện vào với tiết và tạo ra một mâu thuẫn nên thơ vừa mềm lừ, vừa sậm sựt, tưởng như là chống đối nhau nhưng trái lại, lại ăn ý với nhau như thể âm với dương, trai với gái.

Trai sánh với gái, bao giờ cũng nên thơ, điều đó ai cũng đã biết cả rồi. Nhưng có một đôi lứa hoàn toàn hạnh phúc, hoàn toàn xứng ý, không phải là việc dễ dàng. Muốn tạo nên một cuộc sống ái ân lý tưởng, người đàn bà và người đàn ông cần phải biết những nhiệm vụ, những nhượng bộ, những hy sinh đối xử với nhau, tóm lại, phải biết sống cho có nghệ thuật, thì, để hoàn thành một đĩa tiết canh lý tưởng, ta cũng cần phải sửa soạn công phu, công tác một cách nghệ thuật, theo một phương pháp cổ truyền nhứt định.

Tiết canh kỵ nhất là đánh nát, dù là tiết canh vịt hay tiết canh heo.

Đánh tiết canh heo, người ta cho một chút muối vào trong chậu rồi cắt tiết vào đó. Tiết chảy ra thì lấy đũa quấy đều lên, cho tiết khỏi đông. Trong khi đó thì sụn, lòng, phổi, cổ họng v.v... đã được băm nhỏ để vào bát hoặc đĩa riêng. Đến khi đánh, người ta xúc thịt đã băm cho vào tô, rồi múc tiết hòa lẫn với nước xuýt rưới vào từ từ. Tiết và nước xuýt trộn với nhau cần phải theo tỷ lệ hai thìa tiết một thìa nước. Trong khi rưới tiết, phải lấy đũa khuấy đều rồi để nguyên một chỗ, không được ai chạm đến. Lúc nào dùng thì thái mỏng mấy miếng gan bày lên trên, rắc lạc rang và để mấy cánh thơm và mùi cho đẹp mắt.

Tiết canh vịt, đánh tương đối khó hơn một chút. Thường thường, người ta cắt tiết cổ, nhưng có những người cầu kỳ lại chú trương cắt tiết ở mỏ hay ở khuỷu chân thì được nhiều tiết hơn. Tiết chảy ra được hứng vào một cái bát, trong đó đã đổ già nửa thìa nước mắm để cho tiết khỏi đông.

Tiết canh vịt thường đánh với những miếng sụn ở trong con vịt như cổ, chân, cánh và lòng. Những thứ đó được băm nhỏ rồi dàn lên một cái đĩa lớn; đoạn, người ta rưới tiết đã được hòa vào nước xáo, đánh lên cho đều. Cũng như tiết canh lợn, tiết canh vịt đánh xong rồi phải để riêng biệt một chỗ cho đông lại. Khi nào dùng thì thái mấy miếng gan mỏng để lên, trên rắc lạc giã nhỏ và ăn với các rau ngổ, răm và húng.

Tôi không tin rằng có người đánh tiết canh tài đến nỗi có thể xâu lạt vào tiết canh mà mang đi mang lại như miếng thịt, nhưng quả có bà nội trợ Bắc Việt đánh tiết canh đông y như thể là vừa mang ở trong tủ ướp lạnh ra. Đánh được như thế, quả là một thiên tài. Có người nói rằng muốn vậy, người ta phải dùng “ngoại khoa” là đánh tiết canh xong thì lấy một bẹ chuối đặt lên trên tiết canh cho cái bẹ chuối hút hết nước thừa đi. Để một lát, lấy ra dùng, phần nhiều khi tiết canh rắn, ăn trơn miệng.

Ngoài tiết canh lợn và tiết canh vịt, còn có tiết canh chó và tiết canh gà, nhưng hai thứ sau này ít phổ thông. Là vì tiết canh chó không đánh khéo dễ tanh, mà trông thấy người ta dễ sợ, còn tiết canh gà, theo lời tục truyền lại, dễ truyền bịnh cho người dùng, nhất là bịnh suyễn. Chẳng biết có đúng hay không?

Dẫu sao, tiết canh ngon mà có đến những hai thứ thiết tưởng cũng đã đủ lắm rồi.

Người đẹp thường hiếm thấy... Nhưng người đẹp dẫu nghiêng nước nghiêng thành đến bực nào đi nữa mà đứng một mình thì cũng hoài mất cái đẹp đi. Bởi vậy, ăn tiết canh rồi thôi, người ăn vẫn cảm thấy thiếu thốn một cái gì: bực lắm. Thì đã bảo rằng lòng lợn, tiết canh và cháo lòng là một “tam đầu chếỉ bất khả chia lìa mà! Tiết canh dùng rồi, có cháo mới lại càng nổi vị.

Thử tưởng tượng một buổi chiều tà, hiu hiu gió thổi, hai vợ chồng ngồi kề vai ở trong một quán lạnh, liếc nhìn nhau đợi hai bát cháo nóng mang lên.

Cái bát đựng cháo bình dân một cách lạ thường, nhưng hơi nóng của cháo đưa lên thì quả là một hương thơm vương giả. Hành không nhiều, chỉ vừa đủ ngát thôi; cháo không thô và sặc mùi “mà dầu” như kiểu “kêạp chúc” nhưng cũng không vì thế mà đuểnh đoảng hay nhạt nhẽo.

Nó có một hương vị riêng, ông ạ, một hương vị không thể so sánh với bất cứ hương vị của một thứ cháo nào khác, một hương vị đất nước kín đáo, xa xôi, hàm súc. Ngửi hương vị đó, rồi đưa mắt nhìn vào bát cháo mà nhận chân lấy cái quánh của nó với màu tím lờ đờ do tiết tạo thành, ta sực nhớ đến người con gái trong câu hát:

Một ngày hai bữa trèo non

Lấy gì mà đẹp, mà giòn, hỡi anh!...

Một ngày hai bữa cơm đèn

Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng!

Thuần túy Việt Nam, người con gái trong câu hát nói như vậy chính là nói nhũn. Thực ra, người con gái ấy mạnh vô cùng, bởi vì dám nói cái xấu ra, tuy là người con gái đã tin chắc vào cái đẹp của mình rồi; mà tin vào cái đẹp của mình, nhưng vẫn cứ nói ra như thế, âu cũng là một cách làm duyên để cho chồng thương hơn.

Thực vậy, cháo lòng cũng như một người con gái mà duyên dáng lẫn vào bên trong, chớ không bong ra bên ngoài. Có thể rằng ăn ở với một người đàn bà đẹp một cái đẹp huy hoàng, rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say đó làm cho ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực, và kết cục chẳng bao lâu ta sẽ thấy tim ta mệt mỏi.

Đối với một người vợ tấm mẳn, cũ kỹ, có duyên thầm, không thế. Vợ chồng càng ăn ở với nhau thì người chồng lại càng tìm thấy ở người vợ những tính tình tốt đẹp, mới lạ, làm cho tình yêu của chồng mỗi ngày mỗi thắm đượm hơn.

Đối với một người vợ như thế không thể nào bỏ được, càng về xế chiều lại càng thương mến nhau hơn; có khi người vợ ho mà chồng thấy như chính mình đau nơi ngực người chồng buồn mà vợ thấy như cả bầu trời ủ rũ, tang thương.

Thương biết bao nhiêu, ngon biết chừng nào!

Thường thường, cháo gà, cháo vịt, cháo cá, húp vào qua cổ thì thôi, không để lại cho ta cảm giác một dư hương gì đáng kể; riêng có cháo lòng, húp xong rồi, ta vẫn còn thấy ở khẩu cái còn dư lại một cái gì: đó là cái tiết bóp lẫn vào cháo, ngọt lừ lừ, trơn muồn muột.

Cháo đậm đà, đôi khi lại lẫn một miếng tiết, vừa nuốt, vừa nhai khẽ như đùa với hạnh phúc... thỉnh thoảng lại điểm thêm một miếng dồi mỡ và một ngọn rau thơm... tôi dám cá một trăm ăn một đồng có thứ cháo nào lại ly kỳ và tiết tấu như vậy hay không?

Ở Huế, ở Sài Gòn, người ta cũng ăn cháo heo, nhưng thường là vẫn “hầm bà là” cả dồi, tiết, lòng tràng, nõn khấu và cổ hũ vào luôn trong cháo. Ăn như vậy không lấy gì làm thú. Cháo lòng, phải ăn riêng, cháo ra cháo, lòng ra lòng, húp một miếng cháo lại ăn một miếng lòng, sau khi đã chấm nước mắm có chanh tiêu và ớt cho cẩn thận.


Ăn như vậy, vị của cháo mới bật lên, chớ húp cháo mà lại lổn nhổn hết thứ này thứ nọ, người ta, chỉ chủ tâm nghĩ cách làm cho khỏi nghẹn thì làm sao mà thưởng thức được hết cả cái thơm ngon của nó? (Ha ha)

Ăn một bát cháo lòng thực ngọt và biết điều hòa các gia vị cho vừa vặn, kể cả cà cuống pha vào mắm tôm hay nước mắm cho thực vừa, người biết ăn ngon thường khi thấy còn sướng hơn là ăn vây, ăn yến.


Nếu thêm vào đó, để tráng miệng, ta lại dùng mấy cái kẹo sìu Thiều Châu rồi nhởn nha đi về nhà, bảo trẻ đun một ấm nước cho ta tự tay pha lấy một ấm trà mạn sen do vợ ướp, đời tươi hết chỗ nói, không còn “ngôn” vào đâu được, có phải không, ông Cả?

Những lúc đó, mới biết cái điếu thuốc lào quý thật: ăn tiết canh, cháo lòng và uống trà mạn sen xong rồi mà hút thuốc lá trời đi nữa, cũng là phí cả một bữa ăn ngon.

Vì thế, tôi tán thành những người ăn tiết canh cháo lòng xong mà hút một hai điếu thuốc lào. Và cũng vì lẽ đó, mỗi khi đi ăn tiết canh cháo lòng ở đâu xa, tôi vẫn man mác nhớ tới những cửa hàng tiết canh, cháo lòng Hà Nội mỗi khi tiễn khách, lại đưa ra mời một miếng trầu cau tươi ăn cho thơm miệng và ấm bụng, để cho các bà dùng với thuốc lá “sâu kèn” vừa đậm đà, ý vị mà lại vừa trang nhã."

"
 
Chỉnh sửa cuối:

thichrauxanh

Tháo bánh
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
6,167
Động cơ
175,943 Mã lực
Tuổi
34
Là không cần đọc sách, báo nhiều trừ mục đích học ngoại ngữ. Vì số lượng sách có giá trị thật sự rất ít. Cả lịch sử loài người rất ít tác phẩm trong từng lĩnh vực như:
- Quân sự: Binh Pháp Tôn Tử
- Văn học: Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Hòa Bình, Không Gia Đình.
- Kinh tế: Kinh Tế Học của Gregory Mankiw
- Chính trị thế giới: Va Chạm Các Nền Văn Minh của Samuel Huntington.

Nói chung, trong từng lĩnh vực có vài cuốn sách đáng giá để đọc vài lần.

Truyền thông nhồi vào đầu dân chúng tư tưởng "đọc sách nâng cao hiểu biết, dân trí". Thật ra chỉ làm lợi cho người kiếm tiền bằng nghề viết sách, nhà xuất bản bán lấy tiền. Không có chuyện năm nào cũng có sách hay đáng để đọc. Nếu để học ngoại ngữ thì đọc nhiều thể loại sách. Còn vì mục đích nâng cao hiểu biết thì phải chọn lọc.

Đa số sách thể hiện quan điểm của người viết chứ chẳng có giá trị gì trong việc nâng cao dân trí.

Nếu đọc sách mà thành tài thì giám đốc nhà xuất bản sách đã thành triệu phú.

Kinh nghiệm quan sát "đọc lắm sách chỉ thành con mọt, tẩu hỏa nhập ma, loạn não. Nói chung có hại."

Sách cũng chỉ là một nguồn thông tin. Thời đại này, không nhất thiết phải đọc nhiều sách để có thông tin.

Thay vì đọc nhiều sách, em chú trọng kỹ năng xử lý thông tin. Thời đại AI, việc tìm thông tin rất dễ. Quan trọng năng lực xem xét độ tin cậy, tính hợp lý của thông tin nhận được. Thông tin từng lĩnh vực sẽ có đặc thù riêng.
Cụ chủ chuẩn nhất ở từ nhiều. Đọc xong ko biết dùng đã phí. Đọc phải mấy cuốn sách của bọn dùng chút knghiem của 01 đời để viết sách thì càng phí hơn :D

Mấy loại sách này chỉ nên lướt qua cái tên sách.
 

BumYth

Xe tải
Biển số
OF-858522
Ngày cấp bằng
4/5/24
Số km
474
Động cơ
8,319 Mã lực
Là không cần đọc sách, báo nhiều trừ mục đích học ngoại ngữ. Vì số lượng sách có giá trị thật sự rất ít. Cả lịch sử loài người rất ít tác phẩm trong từng lĩnh vực như:
- Quân sự: Binh Pháp Tôn Tử
- Văn học: Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Hòa Bình, Không Gia Đình.
- Kinh tế: Kinh Tế Học của Gregory Mankiw
- Chính trị thế giới: Va Chạm Các Nền Văn Minh của Samuel Huntington.

Nói chung, trong từng lĩnh vực có vài cuốn sách đáng giá để đọc vài lần.

Truyền thông nhồi vào đầu dân chúng tư tưởng "đọc sách nâng cao hiểu biết, dân trí". Thật ra chỉ làm lợi cho người kiếm tiền bằng nghề viết sách, nhà xuất bản bán lấy tiền. Không có chuyện năm nào cũng có sách hay đáng để đọc. Nếu để học ngoại ngữ thì đọc nhiều thể loại sách. Còn vì mục đích nâng cao hiểu biết thì phải chọn lọc.

Đa số sách thể hiện quan điểm của người viết chứ chẳng có giá trị gì trong việc nâng cao dân trí.

Nếu đọc sách mà thành tài thì giám đốc nhà xuất bản sách đã thành triệu phú.

Kinh nghiệm quan sát "đọc lắm sách chỉ thành con mọt, tẩu hỏa nhập ma, loạn não. Nói chung có hại."

Sách cũng chỉ là một nguồn thông tin. Thời đại này, không nhất thiết phải đọc nhiều sách để có thông tin.

Thay vì đọc nhiều sách, em chú trọng kỹ năng xử lý thông tin. Thời đại AI, việc tìm thông tin rất dễ. Quan trọng năng lực xem xét độ tin cậy, tính hợp lý của thông tin nhận được. Thông tin từng lĩnh vực sẽ có đặc thù riêng.
người xưa có câu chưa học bò đã lo học chạy chính là ví dụ về anh.
các ví dụ của anh chỉ chứng minh rằng những dữ liệu mà anh cần xử lý trong cuộc sống anh không phức tạp.
 

AXEGA

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-344545
Ngày cấp bằng
27/11/14
Số km
2,446
Động cơ
432,679 Mã lực
Nơi ở
Ngụy Như Kon Tum, Thanh xuân, Hà Nội
Quan trọng là cách tiếp cận như nào, cụ chủ và nhiều người khác có có vẻ đọc vì cần, vì mong đợi điều gì đó từ sách, còn với nhiều người trong đó có em là đọc vì thích, vì tò mò, vì hứng thú, vì thấy hấp dẫn thôi ạ. Những cái bổ ích tốt đẹp từ việc đọc sách thì thật khó mà định lượng hoặc vật chất hóa nó được và em cũng không đặt mục tiêu gì, chắc thu hoạch được nhiều nhất là có tâm hồn phong phú hơn thôi :)
Đúng là đọc sách tâm hồn phong phú và sáng tạo hơn. Em thích các sách về kinh doanh và phát triển bản thân.
 

buicongchuc

Tháo bánh
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
29,412
Động cơ
946,445 Mã lực
Nơi ở
Bắc Triều Tiên, Hà Nội
"Thanh bước lên thềm..."

Ve-tham-ba-700.jpg


Sao nó thấm vào tâm hồn lâu thế các cụ nhỉ?
 

Lipbup

Xe tải
Biển số
OF-833205
Ngày cấp bằng
3/5/23
Số km
258
Động cơ
499,037 Mã lực
Tuổi
25
Là không cần đọc sách, báo nhiều trừ mục đích học ngoại ngữ. Vì số lượng sách có giá trị thật sự rất ít. Cả lịch sử loài người rất ít tác phẩm trong từng lĩnh vực như:
- Quân sự: Binh Pháp Tôn Tử
- Văn học: Tam Quốc Chí, Chiến Tranh Hòa Bình, Không Gia Đình.
- Kinh tế: Kinh Tế Học của Gregory Mankiw
- Chính trị thế giới: Va Chạm Các Nền Văn Minh của Samuel Huntington.

Nói chung, trong từng lĩnh vực có vài cuốn sách đáng giá để đọc vài lần.

Truyền thông nhồi vào đầu dân chúng tư tưởng "đọc sách nâng cao hiểu biết, dân trí". Thật ra chỉ làm lợi cho người kiếm tiền bằng nghề viết sách, nhà xuất bản bán lấy tiền. Không có chuyện năm nào cũng có sách hay đáng để đọc. Nếu để học ngoại ngữ thì đọc nhiều thể loại sách. Còn vì mục đích nâng cao hiểu biết thì phải chọn lọc.

Đa số sách thể hiện quan điểm của người viết chứ chẳng có giá trị gì trong việc nâng cao dân trí.

Nếu đọc sách mà thành tài thì giám đốc nhà xuất bản sách đã thành triệu phú.

Kinh nghiệm quan sát "đọc lắm sách chỉ thành con mọt, tẩu hỏa nhập ma, loạn não. Nói chung có hại."

Sách cũng chỉ là một nguồn thông tin. Thời đại này, không nhất thiết phải đọc nhiều sách để có thông tin.

Thay vì đọc nhiều sách, em chú trọng kỹ năng xử lý thông tin. Thời đại AI, việc tìm thông tin rất dễ. Quan trọng năng lực xem xét độ tin cậy, tính hợp lý của thông tin nhận được. Thông tin từng lĩnh vực sẽ có đặc thù riêng.
Lộn như Cù
 

Chuthoongc411

Xe tải
Biển số
OF-777603
Ngày cấp bằng
18/5/21
Số km
207
Động cơ
40,927 Mã lực
Tuổi
44
Thế cụ đã đọc bao nhiêu quyển sách để chống gỉ sét cho não bộ rồi?
Em thấy những người đọc sách nhiều họ không có giọng văn hằn học như cụ viết đâu á :))
Em không đọc sách nhiều, em cục cằn thô lổ nên em cần đọc thêm sách để nuôi quả não trái nho của mình thêm tí nữa.
 

thichrauxanh

Tháo bánh
Biển số
OF-816247
Ngày cấp bằng
20/7/22
Số km
6,167
Động cơ
175,943 Mã lực
Tuổi
34
Em không đọc sách nhiều, em cục cằn thô lổ nên em cần đọc thêm sách để nuôi quả não trái nho của mình thêm tí nữa.
Đọc sách ko phí công. Nhưng chọn đc sách đáng để đọc giờ hơi khó. E nghĩ cụ thớt ý là thế mà e cũng thấy thế.
Khó quá bỏ qua :D
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,446
Động cơ
587,589 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
do thời cuộc, lúc đó họ chỉ là số rất rất ít, tầng lớp tinh hoa mà cụ, họ lưu giữ những thứ chắt chiu tinh lọc nhất truyền đời của đất Kinh Kỳ và văn hoá xứ Bắc nói chung, sau 1954 cơ bản bị đứt gẫy mạch này.
giờ bắt đầu manh nha tìm lại, chắc phải mất ít nhất 3 thế hệ nữa.

Mời Cụ cùng thưởng thức lòng lợn - cháo lòng - tiết canh trong vị đằm của tình yêu vợ chồng ngọt ngào, thắm đậm với cụ Vũ Bằng

"Không, cháo lòng phải là một cái gì khác thế, lạ lùng, huyền bí và lâm ly hơn nhiều lắm. Nhưng khoan đã, sao ta lại có thể nói tới cháo lòng trước khi nói tới tiết canh, lòng lợn? Lòng lợn, tiết canh và cháo lòng là một tam đầu chế, thiếu một thứ thì mất cả sự nhịp nhàng, tiết tấu, vì thế, nói tới cháo lòng, phải nói đến lòng lợn, tiết canh, mà nói có thứ tự, vì ba thứ đó không tha thứ sự vô trật tự.

Nghĩa là muốn thưởng thức ba thứ đó, người ta cần phải ăn có trật tự, tôn ti, ăn cho đúng phép, chớ món đáng lý ăn trước mà lại ăn sau, món đáng lý ăn sau mà lại dùng trước thì “hỏng kiểu” hết, không thành ra cung bực, mà lại còn làm mang tiếng cả lòng lợn, tiết canh, cháo lòng.

Thực ra, cháo lòng, tiết canh, và lòng lợn ăn ở chỗ nào - giữa chợ, ngoài đường, trong hiệu hay ở nhà - thì cũng phải ăn cả ba thứ mới cảm thông được hết cả cái hay, cái đẹp, cái ngon, cái lạ.

Ăn mãi cơm tẻ và thịt thà cũng chán, mà ăn cơm Tàu béo ngấy mãi cũng chán, một hôm trời trở gió kia, anh thấy như nhơ nhớ một cái gì xa xôi lắm lắm, kiểu cái nhớ vẩn vẩn vơ vơ lúc mới nổi ngọn gió thu... Anh tự hỏi nhớ gì: nhớ ngày vàng đã qua rồi, nhớ một cặp mắt người yêu cách biệt, hay nhớ một mối tình não nuột đã liệm vào tấm vải xô của thời gian?

Không phải cả. Ta rầu rầu trong bụng, suy nghĩ vẩn vơ mãi, sau mới biết rằng “đối tượng” của sự nhớ nhung đó không có gì khác là tiết canh, cháo lòng: “À đã lâu lắm mình không thưởng thức...”

Nhưng nghĩ thế, đủ rồi. Có cần phải nói ra làm gì đâu! Vợ chồng yêu thương nhau, mình chưa buồn vợ đã biết mình buồn, mình chưa vui vợ đã biết mình vui thế thì làm gì mà không đoán được nỗi buồn se sắt nhỏ bé ở trong lòng người bạn trăm năm.

Thế là dưới ngọn đèn ấm cúng, cơm nước và thức ăn bốc khói lên nghi ngút đã dọn ra bàn đâu vào đó cả rồi cũng mặc để đó cho các con ăn, còn chúng mình thì mặc quần áo, đi một chút đi!
Cả hai người đều biết ở Hà Nội muốn thưởng thức cháo lòng thì có những đâu “ăn được”; nhà cả Thủy ở trong cái cổng xế rạp chiếu bóng Đại Nam phố Chợ Hôm; nhà Tiềm ở đầu Hàng Lọng chỗ ngã ba trông sang chợ Cửa Nam; nhà cả Chảy ở Tiên Sinh Nhà Hỏa, gần chỗ rẽ sang phố Hàng Bát cũ.

Ngày xưa ngon có tiếng là nhà cả Thủy, nhưng về sau, nghe thấy nói rằng vì bà cụ mẹ vợ cả Thủy mất đi, cả Thủy chơi bời cờ bạc, không chăm chút cửa hàng như cũ nên mỗi ngày số khách vào ăn hàng mỗi kém đi. Nhà Tiềm tiết canh đánh cũng lâm ly đáo để, nhưng chỗ ngồi chật chội mà khách ăn lại quá tạp nham, nên hạng trung lưu thường ít khi lui tới.

Người ta thường thấy ra vào ở cửa hàng này các anh em xe kéo, các bà buôn trên chợ, các công nhân. Còn các công chức, các thương gia, các kỹ nghệ gia, các bà “tử tế” thường thường là hay đến ăn ở nhà Tư Công, gần hiệu cơm tám giò chả cũ ở Hàng Buồm hay nhà cả Chảy ở phố Tiên Sinh Nhà Hỏa. Hai nhà này bán cũng đã lâu đời, cho nên không cần có biển quảng cáo mà những người sành ăn ở Hà Nội thảy đều biết cả.

Nhưng coi chừng đó, cái món tiết canh cháo lòng bán ào ạt chỉ trong khoảng ba, bốn tiếng đồng hồ, nếu quả là muốn “ăn lấy được”, nên mau chân lên một chút. Có những buổi tối ngồi ăn trong một gian phòng đầy nghẹt những người, tôi đã từng thấy có những bọn khách chậm bước đến ăn mà không có bàn ngồi, hoặc có bàn mà đã hết cả lòng, hoặc còn lòng mà hết cháo, đành tần ngần kéo nhau ra. Trông những người đó, thực là tội nghiệp.

Ở nhà ra đi với cái mộng làm thỏa mãn khẩu cái quyết định phải dùng một bữa “đã đời”, vậy mà đến nơi lại phải về không, nỗi thất vọng lựa là phải nói ra ai nấy đều biết cả.

Ờ, chẳng lẽ đã bảo ở nhà là đi ăn rồi, bây giờ lại về thúc người nhà dọn cơm ra dùng hay sao? Thôi, đành là phải đi tìm “cái” khác mà ăn vậy. Nhưng cái khác là cái gì? Thịt rắn ư? Cơm Tàu ư? Chả cá ư? Cơm gà ư? Tôi biết: đã lỡ như thế, ăn yến cũng không thú nữa.

Tiết canh, cháo lòng ám ảnh ta, không thể làm cho ta quên được. Sự “trượt ăn” đó càng làm cho ta thèm muốn và càng tưởng tượng, ta lại càng thấy tiết canh cháo lòng ngon quá. Ông Tây nhứt định là không biết ăn lòng lợn, tiết canh rồi, còn ông Tàu thì chỉ biết độc có một món là làm thành “lù mỵ” cặp vào bánh mì ăn hay lấy một que tăm xiên từng miếng nhắm vào tới ba xị đế. Không ngon, ăn như thế không thể nào ngon được.

Cái tiết canh, cháo lòng của ta chính ra là một món ăn rất bình dân, mọi lớp người trong xã hội đều có thể ăn chơi thong thả, nhưng trái lại, lại là một thức ăn thanh lịch vào bực nhất.

Không có ai lại nhồm nhoàm tống luôn ba miếng gan hay cổ hũ vào miệng một lúc bao giờ. Dù bận rộn hay háu ăn đến thế nào đi nữa, người ta cũng nhởn nha gắp từng bộ phận của con heo. Ăn nhiều, kém ngon đi. Nhưng muốn thưởng thức lòng cho ra trò, phải đưa cay tí rượu. Khà, “nó” lạ lắm, ông Hai ạ. Có tí rượu, lòng tự nhiên nổi hẳn vị lên, cái bùi dường như bùi hơn, cái béo dường như cũng béo hơn lên một chút. Gắp một miếng lòng tràng, chấm đẫm mắm tôm chanh, ớt mà ăn, rồi thong thả lấy hai ngón tay cái và ngón tay trỏ nhón một cánh mùi hay lá rau thơm điểm vị, anh sẽ cảm thông hết cả cái tốt đẹp của buổi thanh bình ăn uống nhởn nha, đồng thời, lại thấu hiểu cái đặc biệt của miếng ngon đất nước.

Thực mà, không nước nào lại có một thức ăn lạ như lòng lợn của ta. Cũng là trong con lợn cả, mà mỗi bộ phận ăn ngon một cách: gan thì ngòn ngọt mà lại đăng đắng, ăn vào với rau mùi lại thấy thơm thơm; tim nhai vào trong miệng mềm cứ lừ đi; cổ hũ giòn tanh tách; lòng tràng sậm sựt; còn ruột non thì quả là đáo để, mới cắn tưởng là dai nhưng kỳ thực lại mềm, ăn vào cứ lo nó đắng thành thử đến lúc thấy nó ngọt và bùi và thì cái bùi cái ngọt ấy lại càng giá trị.

Tất cả những thứ đó, cùng một vài miếng phổi và mấy miếng dồi mỡ thái bằng một con dao thật bén và xếp đặt lớp lang như một bản tuồng diễm tuyệt, à, trông quí lắm, thưa cô!


Điểm vào đó, còn ớt màu đỏ, thơm mùi và húng màu ngọc thạch, thiên thanh, mắm tôm chanh màu hoa cà... ba thứ đó tươi cười ngự ở bên màu trắng ngà của lòng tràng, màu trắng xanh của ruột non, màu trắng phơn phớt lòng tôm của cổ hũ, tạo thành một cuộc “chơi màu sắc” hòa dịu làm cho tâm hồn người ăn tự nhiên thơ thới.

Thú nhất là ăn từng thứ một đã ngon, ăn đệm thứ này với thứ kia, như ăn một miếng cổ hũ với một miếng gan hay lấy một miếng lòng tràng điểm với một miếng ruột non lại cũng ngon cách khác. Quanh đi quẩn lại có mấy thứ mà cái ngon biến ra trăm ngàn sắc thái khác nhau; không, ta phải nhận rằng như thế quả cũng là một cái lạ mà ít khi ta thấy trong khoa ẩm thực.

Nhưng hỡi người sành ăn, hãy coi chừng! Đừng có thấy lòng tràng, cổ hũ, ruột non, lá lách ngon miệng mà cứ xơi tì tì mãi. Ăn chơi chút đỉnh thôi, chớ đừng để cho khẩu cái hoàn toàn thỏa mãn mà rồi đến lúc tiết canh đưa lên lại thấy hết thèm. Ta phải vừa ăn vừa đợi, vừa ăn vừa giục tiết canh, thì đến lúc được tiết canh ta mới thực cảm thấy cái ngon mát, bùi béo của nó ra sao.

Vì đưa cay mấy hớp rượu, lại bắt đầu bằng những miếng ăn khô, cổ ta có ý hơi rao ráo. Miếng tiết canh thứ nhất nuốt vào, quả có y như là một trận mưa xuân rưới vào lòng đất làm cho đất thêm tươi đẹp và nhuần nhị.

Không, mưa không lấy gì làm to đâu, chỉ phiêu phiêu, nhỏ nhỏ thôi, nhưng đủ làm cho đất mỡ ra, đẹp ra, không hanh hao, úa héo. Cũng vậy, miếng tiết canh thứ nhất ăn vào không võng nước như xúp hay canh, nhưng đem đến cho ta một cảm giác mát mẻ, nhuần nhị, làm mát gan, nở phổi.

Tài nhất nó không phải là nước mà vào đến cổ lại lừ đi như nước, nhưng không vì thế mà hóa ra “đoảng” trôi qua cổ họng thì thôi.

Chính vào đến cổ họng, tiết canh mới phát huy được hết thơm ngon của nó, cũng như một thiếu nữ chỉ phát triển hoàn toàn sau khi đã sinh nở một lần rồi. Cũng như người con gái dậy thì, tiết canh đẹp một cách rực rỡ, lộng lẫy, não nùng. Màu đỏ tươi hơn hớn của tiết bật lên trong đám sụn băm, gan thái chỉ thơm, mùi rắc bên trên, với lạc giã nhỏ làm cho người ta nghĩ đến làn da thơm mát ngạt ngào của một thiếu nữ đầy tràn nhựa sống.

Một người đẹp như thế, mà chạm mạnh vào, ta cảm thấy như có tội... Không, ta chỉ muốn nhìn để thưởng thức cái đẹp thôi...

Chính vậy, ăn một miếng tiết canh vào miệng, ta thấy như nhai mạnh tức là mắc cái tội phí phạm của trời. Nhưng sự ham muốn bao giờ cũng mạnh. Những miếng phổi và sụn, những miếng gan, những hạt lạc rang thơm phức quyến rũ ta: tất cả những thứ đó quyện vào với tiết và tạo ra một mâu thuẫn nên thơ vừa mềm lừ, vừa sậm sựt, tưởng như là chống đối nhau nhưng trái lại, lại ăn ý với nhau như thể âm với dương, trai với gái.

Trai sánh với gái, bao giờ cũng nên thơ, điều đó ai cũng đã biết cả rồi. Nhưng có một đôi lứa hoàn toàn hạnh phúc, hoàn toàn xứng ý, không phải là việc dễ dàng. Muốn tạo nên một cuộc sống ái ân lý tưởng, người đàn bà và người đàn ông cần phải biết những nhiệm vụ, những nhượng bộ, những hy sinh đối xử với nhau, tóm lại, phải biết sống cho có nghệ thuật, thì, để hoàn thành một đĩa tiết canh lý tưởng, ta cũng cần phải sửa soạn công phu, công tác một cách nghệ thuật, theo một phương pháp cổ truyền nhứt định.

Tiết canh kỵ nhất là đánh nát, dù là tiết canh vịt hay tiết canh heo.

Đánh tiết canh heo, người ta cho một chút muối vào trong chậu rồi cắt tiết vào đó. Tiết chảy ra thì lấy đũa quấy đều lên, cho tiết khỏi đông. Trong khi đó thì sụn, lòng, phổi, cổ họng v.v... đã được băm nhỏ để vào bát hoặc đĩa riêng. Đến khi đánh, người ta xúc thịt đã băm cho vào tô, rồi múc tiết hòa lẫn với nước xuýt rưới vào từ từ. Tiết và nước xuýt trộn với nhau cần phải theo tỷ lệ hai thìa tiết một thìa nước. Trong khi rưới tiết, phải lấy đũa khuấy đều rồi để nguyên một chỗ, không được ai chạm đến. Lúc nào dùng thì thái mỏng mấy miếng gan bày lên trên, rắc lạc rang và để mấy cánh thơm và mùi cho đẹp mắt.

Tiết canh vịt, đánh tương đối khó hơn một chút. Thường thường, người ta cắt tiết cổ, nhưng có những người cầu kỳ lại chú trương cắt tiết ở mỏ hay ở khuỷu chân thì được nhiều tiết hơn. Tiết chảy ra được hứng vào một cái bát, trong đó đã đổ già nửa thìa nước mắm để cho tiết khỏi đông.

Tiết canh vịt thường đánh với những miếng sụn ở trong con vịt như cổ, chân, cánh và lòng. Những thứ đó được băm nhỏ rồi dàn lên một cái đĩa lớn; đoạn, người ta rưới tiết đã được hòa vào nước xáo, đánh lên cho đều. Cũng như tiết canh lợn, tiết canh vịt đánh xong rồi phải để riêng biệt một chỗ cho đông lại. Khi nào dùng thì thái mấy miếng gan mỏng để lên, trên rắc lạc giã nhỏ và ăn với các rau ngổ, răm và húng.

Tôi không tin rằng có người đánh tiết canh tài đến nỗi có thể xâu lạt vào tiết canh mà mang đi mang lại như miếng thịt, nhưng quả có bà nội trợ Bắc Việt đánh tiết canh đông y như thể là vừa mang ở trong tủ ướp lạnh ra. Đánh được như thế, quả là một thiên tài. Có người nói rằng muốn vậy, người ta phải dùng “ngoại khoa” là đánh tiết canh xong thì lấy một bẹ chuối đặt lên trên tiết canh cho cái bẹ chuối hút hết nước thừa đi. Để một lát, lấy ra dùng, phần nhiều khi tiết canh rắn, ăn trơn miệng.

Ngoài tiết canh lợn và tiết canh vịt, còn có tiết canh chó và tiết canh gà, nhưng hai thứ sau này ít phổ thông. Là vì tiết canh chó không đánh khéo dễ tanh, mà trông thấy người ta dễ sợ, còn tiết canh gà, theo lời tục truyền lại, dễ truyền bịnh cho người dùng, nhất là bịnh suyễn. Chẳng biết có đúng hay không?

Dẫu sao, tiết canh ngon mà có đến những hai thứ thiết tưởng cũng đã đủ lắm rồi.

Người đẹp thường hiếm thấy... Nhưng người đẹp dẫu nghiêng nước nghiêng thành đến bực nào đi nữa mà đứng một mình thì cũng hoài mất cái đẹp đi. Bởi vậy, ăn tiết canh rồi thôi, người ăn vẫn cảm thấy thiếu thốn một cái gì: bực lắm. Thì đã bảo rằng lòng lợn, tiết canh và cháo lòng là một “tam đầu chếỉ bất khả chia lìa mà! Tiết canh dùng rồi, có cháo mới lại càng nổi vị.

Thử tưởng tượng một buổi chiều tà, hiu hiu gió thổi, hai vợ chồng ngồi kề vai ở trong một quán lạnh, liếc nhìn nhau đợi hai bát cháo nóng mang lên.

Cái bát đựng cháo bình dân một cách lạ thường, nhưng hơi nóng của cháo đưa lên thì quả là một hương thơm vương giả. Hành không nhiều, chỉ vừa đủ ngát thôi; cháo không thô và sặc mùi “mà dầu” như kiểu “kêạp chúc” nhưng cũng không vì thế mà đuểnh đoảng hay nhạt nhẽo.

Nó có một hương vị riêng, ông ạ, một hương vị không thể so sánh với bất cứ hương vị của một thứ cháo nào khác, một hương vị đất nước kín đáo, xa xôi, hàm súc. Ngửi hương vị đó, rồi đưa mắt nhìn vào bát cháo mà nhận chân lấy cái quánh của nó với màu tím lờ đờ do tiết tạo thành, ta sực nhớ đến người con gái trong câu hát:

Một ngày hai bữa trèo non

Lấy gì mà đẹp, mà giòn, hỡi anh!...

Một ngày hai bữa cơm đèn

Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng!

Thuần túy Việt Nam, người con gái trong câu hát nói như vậy chính là nói nhũn. Thực ra, người con gái ấy mạnh vô cùng, bởi vì dám nói cái xấu ra, tuy là người con gái đã tin chắc vào cái đẹp của mình rồi; mà tin vào cái đẹp của mình, nhưng vẫn cứ nói ra như thế, âu cũng là một cách làm duyên để cho chồng thương hơn.

Thực vậy, cháo lòng cũng như một người con gái mà duyên dáng lẫn vào bên trong, chớ không bong ra bên ngoài. Có thể rằng ăn ở với một người đàn bà đẹp một cái đẹp huy hoàng, rực rỡ và ác liệt, ta mê say đến quên cả đời đi, nhưng sự mê say đó làm cho ta rờn rợn, có khi thấy như đau nhói ở ngực, và kết cục chẳng bao lâu ta sẽ thấy tim ta mệt mỏi.

Đối với một người vợ tấm mẳn, cũ kỹ, có duyên thầm, không thế. Vợ chồng càng ăn ở với nhau thì người chồng lại càng tìm thấy ở người vợ những tính tình tốt đẹp, mới lạ, làm cho tình yêu của chồng mỗi ngày mỗi thắm đượm hơn.

Đối với một người vợ như thế không thể nào bỏ được, càng về xế chiều lại càng thương mến nhau hơn; có khi người vợ ho mà chồng thấy như chính mình đau nơi ngực người chồng buồn mà vợ thấy như cả bầu trời ủ rũ, tang thương.

Thương biết bao nhiêu, ngon biết chừng nào!

Thường thường, cháo gà, cháo vịt, cháo cá, húp vào qua cổ thì thôi, không để lại cho ta cảm giác một dư hương gì đáng kể; riêng có cháo lòng, húp xong rồi, ta vẫn còn thấy ở khẩu cái còn dư lại một cái gì: đó là cái tiết bóp lẫn vào cháo, ngọt lừ lừ, trơn muồn muột.

Cháo đậm đà, đôi khi lại lẫn một miếng tiết, vừa nuốt, vừa nhai khẽ như đùa với hạnh phúc... thỉnh thoảng lại điểm thêm một miếng dồi mỡ và một ngọn rau thơm... tôi dám cá một trăm ăn một đồng có thứ cháo nào lại ly kỳ và tiết tấu như vậy hay không?

Ở Huế, ở Sài Gòn, người ta cũng ăn cháo heo, nhưng thường là vẫn “hầm bà là” cả dồi, tiết, lòng tràng, nõn khấu và cổ hũ vào luôn trong cháo. Ăn như vậy không lấy gì làm thú. Cháo lòng, phải ăn riêng, cháo ra cháo, lòng ra lòng, húp một miếng cháo lại ăn một miếng lòng, sau khi đã chấm nước mắm có chanh tiêu và ớt cho cẩn thận.


Ăn như vậy, vị của cháo mới bật lên, chớ húp cháo mà lại lổn nhổn hết thứ này thứ nọ, người ta, chỉ chủ tâm nghĩ cách làm cho khỏi nghẹn thì làm sao mà thưởng thức được hết cả cái thơm ngon của nó? (Ha ha)

Ăn một bát cháo lòng thực ngọt và biết điều hòa các gia vị cho vừa vặn, kể cả cà cuống pha vào mắm tôm hay nước mắm cho thực vừa, người biết ăn ngon thường khi thấy còn sướng hơn là ăn vây, ăn yến.


Nếu thêm vào đó, để tráng miệng, ta lại dùng mấy cái kẹo sìu Thiều Châu rồi nhởn nha đi về nhà, bảo trẻ đun một ấm nước cho ta tự tay pha lấy một ấm trà mạn sen do vợ ướp, đời tươi hết chỗ nói, không còn “ngôn” vào đâu được, có phải không, ông Cả?

Những lúc đó, mới biết cái điếu thuốc lào quý thật: ăn tiết canh, cháo lòng và uống trà mạn sen xong rồi mà hút thuốc lá trời đi nữa, cũng là phí cả một bữa ăn ngon.

Vì thế, tôi tán thành những người ăn tiết canh cháo lòng xong mà hút một hai điếu thuốc lào. Và cũng vì lẽ đó, mỗi khi đi ăn tiết canh cháo lòng ở đâu xa, tôi vẫn man mác nhớ tới những cửa hàng tiết canh, cháo lòng Hà Nội mỗi khi tiễn khách, lại đưa ra mời một miếng trầu cau tươi ăn cho thơm miệng và ấm bụng, để cho các bà dùng với thuốc lá “sâu kèn” vừa đậm đà, ý vị mà lại vừa trang nhã."

"
Thực ra, đọc Vũ Bằng về sự ẩm thực thì em thấy tác giả có chủ ý "thần tiên hóa" sự ăn uống. Ngài nhấc món ăn ra khỏi đời cần lao mà cho nó vào trong một cảnh bồng lai ảo mộng. Cũng là một sự tài năng.
Thêm ra, đọc Thạch Lam hay Nguyễn Tuân viết phở thấy khác Vũ Bằng hay như cụ Bông kể về "cơm đầu ghế" thì các món ăn có mùi đời thực hơn. Từ một chuyện ăn uống biết ra được nhiều manh mối khác của đời sống.
Riêng về món cháo lòng, em cho là cụ Vũ Bằng viết phiêu quá. Mà quá thì không còn hay nữa.
 

yadih

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
403
Động cơ
32,073 Mã lực
Thực ra, đọc Vũ Bằng về sự ẩm thực thì em thấy tác giả có chủ ý "thần tiên hóa" sự ăn uống. Ngài nhấc món ăn ra khỏi đời cần lao mà cho nó vào trong một cảnh bồng lai ảo mộng. Cũng là một sự tài năng.
Thêm ra, đọc Thạch Lam hay Nguyễn Tuân viết phở thấy khác Vũ Bằng hay như cụ Bông kể về "cơm đầu ghế" thì các món ăn có mùi đời thực hơn. Từ một chuyện ăn uống biết ra được nhiều manh mối khác của đời sống.
Riêng về món cháo lòng, em cho là cụ Vũ Bằng viết phiêu quá. Mà quá thì không còn hay nữa.
Cụ Bằng vì di cư vào Nam không được chén món Bắc nữa nên cụ nhớ nhung, viết có quá lên hơi bốc đồng phiêu như phê cần. Cụ Lam và cụ Tuân khệnh vẫn ở Hà Lội nên 2 cụ viết đúng như nó có không phê cần. Ti diên cụ Tuân viết giọng rất khệnh kiểu bố là hạng sành điệu cành cao nên ăn cũng phải có kiểu của ló, không phải cái gì bố cũng ăn =)).
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,446
Động cơ
587,589 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cụ Bằng vì di cư vào Nam không được chén món Bắc nữa nên cụ nhớ nhung, viết có quá lên hơi bốc đồng phiêu như phê cần. Cụ Lam và cụ Tuân khệnh vẫn ở Hà Lội nên 2 cụ viết đúng như nó có không phê cần. Ti diên cụ Tuân viết giọng rất khệnh kiểu bố là hạng sành điệu cành cao nên ăn cũng phải có kiểu của ló, không phải cái gì bố cũng ăn =)).
Cái tính cách của mỗi cụ mỗi khác thì sự "phiêu" hay sự "khệnh" là bản sắc riêng hiện lên trong văn mỗi người. Đọc sách văn học thì cái hay là nhìn ra được người viết là người dư lào, họ viết để "trải lòng giãi ruột" hay viết để kiếm tiền theo đặt hàng của Nhà xuất bản. Tầm như cụ Bằng cụ Tuân cụ Lam cụ Bông là viết cho mình cho người, không phải viết vì tiền.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top