[Funland] Giỏi ngoại ngữ là một năng khiếu

linh 7

Xe tải
Biển số
OF-825160
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
397
Động cơ
66,015 Mã lực
Nơi ở
Giường bu em nó
Em đang học tiếng Trung đây ạ. Cá nhân em thì thấy nói cũng chả được nhanh vì muốn nói được thì fai có vốn từ nhiều và cũng bị phụ thuộc vào trao đổi với người đối diện, họ nói cái gì, mình có hiểu và đáp lại được không. Tháng 11 năm ngoái em đi TQ, nhiều khi nghe hiểu được họ nói (những câu đơn giản), nhưng vì ít giao tiếp, vốn từ ít mà không thể phản hồi lại được cho họ.
e thì có va vấp tiếng trung, cơ bản và sơ bộ thôi ạ
 

linh 7

Xe tải
Biển số
OF-825160
Ngày cấp bằng
13/1/23
Số km
397
Động cơ
66,015 Mã lực
Nơi ở
Giường bu em nó
Em nghĩ tầm 20 năm nữa chả ai quan tâm ielts mấy đâu. Nhờ làn sóng đầu tư FDI vào VN khi mở cửa, tiếng Anh thành công cụ đổi đời, khi dân ta giàu lên thì FDI nó cũng rút :D. Cụ có thể thấy dân Nhật Hàn đấy chả mấy ai khoe ta giỏi, vì làm trong nước lương tụi nó chả thua làm cho cty nước ngoài.
như em đây tiếng anh là công cụ làm việc, do cv em làm vs tây, châu âu, ấn, đức, séc nên em phải biết chứ nghề cốt lõi vẫn là quản lý, các thứ chứ mỗi tiếng ko thì ngồi chơi nc có ra đc tiền đâu
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Comment này để ví dụ cho việc học ngoại ngữ không hề đơn giản. Đôi khi cần đọc, suy nghĩ, xem xét, và cân nhắc vấn đề chứ không đơn thuần chỉ là dịch word by word.
Đọc 2 bài báo, một bài tiếng Việt, một bài tiếng Anh, cùng một nội dung đôi khi còn nặng/nhẹ khác nhau.

PS. Lại có lần tình cờ đọc một câu của một cụ/mợ trên ofun viết (cả trích dẫn tiếng Anh và lời dịch tiếng Việt), giật mình nghĩ bụng: dịch thoáng quá (thoáng ở đây nghĩa là dịch xa với nghĩa của câu gốc quá), nhưng lại chẹp miệng - ừ cũng được, nó là văn là thơ nên cũng phải nhìn hoàn cảnh mà dịch thôi, mà thú thật, đã có những bản dịch văn thơ thành công hơn cả bản gốc
8->


Mỗi lần đọc phải tiêu đề của topic này em thấy cứ gợn gợn, mà nó lại hay hiển thị trang 1 của funland nên đành viết comment góp ý một chút với cách dùng cụm từ "trục ma quỷ" để lần sau đọc khỏi gợn gợn nữa.
Cụm từ Trục ma quỷ nguyên gốc tiếng Anh là "axis of evil", dẫu biết là không thể có phiên bản dịch tốt một cách hoàn hảo cả về ý tứ, cả về thái độ + chính trị + văn hóa + lịch sử..., nhưng cũng nên xem lại vì sao người nói lại sử dụng cụm từ này.
Có một lý giải em thấy hợp lý, axis of evil là cụm từ ghép bởi 2 từ axis và evil. Trở lại lịch sử thế chiến thứ II, Asis để ám chỉ "The Axis" là phe gồm Đức, Ý, Nhật, đây cũng được gọi là phe phát xít và kết quả cuối cùng là chuốc lấy thất bại; evil ở đây cũng không hẳn có nghĩa là ma quỷ, nó còn có nghĩa là (of people) enjoying harming others; morally bad and cruel - chỉ những người xấu và thích làm hại người khác, vậy thôi. Ngoài ra, cụm từ này ban đầu được dùng bởi Tổng thống George W. Bush để ám chỉ một nhóm quốc gia liên quan tới khủng bố và vũ khí hủy diệt (sau vụ khủng bố ngày 11/9) - cũng là mang tính chất xấu và có hại, chứ hoàn toàn không có ý ma quỷ gì ở đây. Vì thế, chúng ta nên hiểu khi nói TQ thuộc nhóm axis of evil cũng chỉ có thể coi là người nói đang ám chỉ TQ như là một quốc gia trong một nhóm mấy nước mà họ không ưa và được coi là phe xấu, phe thất bại,... Chỉ có vậy thôi ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Hôm qua con gái hỏi mẹ 3 từ: "bảo tồn", "tu bổ", và "phục dựng" có nghĩa là gì vì cô nàng thấy quá là khó, không thể nào nhớ được. - Đúng, thực sự nó là những từ khó, và đúng là trẻ con chưa thể hiểu được vì sao phải học những thứ khó như vậy, sao không thay nó bằng những từ khác dễ hơn, ví dụ: tu bổ thay vì từ sửa chữa.

Lại nhớ đến những ngày vật vã với món từ vựng học (lexicology), với các khái niệm hình thái học (morphology), morphemes, free morphemes & bound morphemes, inflectional morphemes hay là derivational morphemes, rồi synonymy, antonymy (lại còn gradable vs non-gradable antonymy, derivational antonym,...), polysemy, rồi là homonymy, euphemism (uyển ngữ), denotation/connotation, rồi metaphor (ẩn dụ) vs metonymy (hoán dụ), phraseological units... mới ngẫm ra một điều là vì sao ngày xưa mình học ngữ pháp tiếng Việt cũng thấy sao khó đến vậy, bởi vì thực ra khi đó còn quá nhỏ để mà hiểu được là học nó để làm gì.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
Ngay xưa ở cấp III em chưa bao giờ viết sai chính tả, đến lúc đi học nước ngoài nhiều lần bài kiểm tra của em được các thầy lấy làm mẫu, không phải vì làm đúng các câu hỏi, mà vì không có 1 lỗi ngữ pháp (em vẫn nói với tụi mũi lõ cùng lớp, tụi tao học từ nào biết mỗi từ ấy nên viết vào bài cũng chỉ nguyên xi cái từ đã được học nên không sai). Nhưng khi xem mấy quyển giáo trình của tụi tổng hợp văn (ĐH TH HN thời ấy) thì như nhìn bức vách, chẳng hiểu được nửa chữ nào!
Những từ mợ viết ở trên em chỉ biết 1 từ derivative của morpho là metamorphoses với nghĩa tiếng việt là sự biến hình, biến hóa, chữ hôm nay mới biết nó có nghĩa là thái công!
 
Chỉnh sửa cuối:

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,114
Động cơ
575,541 Mã lực
Việc gì để giỏi đều cần có năng khiếu hết, hình như không có ngoại lệ.
Nhưng để sử dụng được ngoại ngữ thì không bắt buộc phải có năng khiếu. Bác để ý sẽ thấy chỉ trừ những đứa trẻ bị dị tật tư nhiên, còn chúng đều nói được, dù đứa nói chậm, đứa nói nhanh và cũng có đứa hơi lắp bắp đến cả lúc trưởng thành.
Chắc chỉ do cách học của bác chưa hợp lý và bác không có điều kiện thực hành thôi!
Hoàn toàn đồng ý với cụ. Ko có khiếu thì bù lại = sự chăm chỉ, cũng sống tốt, em là ví dụ :))
 

Isu_zu

Xe container
Biển số
OF-12249
Ngày cấp bằng
24/12/07
Số km
8,114
Động cơ
575,541 Mã lực
Như em đây tiếng anh là công cụ làm việc, do cv em làm vs tây, châu âu, ấn, đức, séc nên em phải biết chứ nghề cốt lõi vẫn là quản lý, các thứ chứ mỗi tiếng ko thì ngồi chơi xơi nc có ra đc tiền đâu
Vì tiếng Anh của cụ chưa giỏi đến mức kiếm ra tiền thôi, giống như em :))
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
Mấy ông hướng dẫn viên du lịch (cho các đoàn mũi lõ tiếng Anh) cũng chưa chắc đã giỏi tiếng Anh, dù do công việc các ông ấy phải chém tiếng Anh như gió.
Ngược lại rất nhiều người được cho là "giỏi tiếng Anh" chưa chắc đã đi chém được như các ông ấy.
Ngày xưa ở Đức tụi em có 1 cửa hàng, bà xã trực tiếp bán. Hè các cô sinh viên (toàn các năm cao, chứ không phải mới học 2 -3 năm đầu) ra làm giúp việc, nhiều khi khách hàng Đức phải gọi bà xã ra. Ở nhà bà xã mà nói tiếng Đức đứa đầu nhà em nó bịt tai lại, vì chỉ biết nói giọng bồi (cũng học 1 năm tiếng Đức ở thanh Xuân).
Cô giáo dậy ở ĐH NN Thanh Xuân theo chồng là phó trưởng khoa tiếng Đức ra bán báo. Khách quen đi qua họ chào, 1 lúc mới ớ ra "Ơ! họ vừa chào mình!" mà không đáp lại!
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Ngay xưa ở cấp III em chưa bao giờ viết sai chính tả, đến lúc đi học nước ngoài nhiều lần bài kiểm tra của em được các thầy lấy làm mẫu, không phải vì làm đúng các câu hỏi, mà vì không có 1 lỗi ngữ pháp (em vẫn nói với tụi mũi lõ cùng lớp, tụi tao học từ nào biết mỗi từ ấy nên viết vào bài cũng chỉ nguyên xi cái từ đã được học nên không sai). Nhưng khi xem mấy quyển giáo trình của tụi tổng hợp văn (ĐH TH HN thời ấy) thì như nhìn bức vách, chẳng hiểu được nửa chữ nào!
Những từ mợ viết ở trên em chỉ biết 1 từ derivative của morpho là metamorphoses với nghĩa tiếng việt là sự biến hình, biến hóa, chữ hôm nay mới biết nó có nghĩa là thái công!
Derivational Morphemes tiếng Việt nghĩa là hình vị phái sinh (không dịch sang tiếng Việt có khi dễ nhớ hơn là dịch sang tiếng Việt)
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
Derivational Morphemes tiếng Việt nghĩa là hình vị phái sinh (không dịch sang tiếng Việt có khi dễ nhớ hơn là dịch sang tiếng Việt)
Kể cả tiếng Việt thì em cũng không biết "hình vị phái sinh" là cái gì.
Nhưng nếu chỉ viết MORPH thì em sẽ biết là cái gì đó liên quan đến hình dáng!
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Kể cả tiếng Việt thì em cũng không biết "hình vị phái sinh" là cái gì.
Thực ra mình vẫn dùng hàng ngày, chỉ có điều là mình không biết thôi cụ ạ, không có gì là khó - đây là quá trình hình thành nên từ mới bởi một từ có sẵn, thường hay bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố.
 
Biển số
OF-812422
Ngày cấp bằng
13/5/22
Số km
102
Động cơ
10,221 Mã lực
thì cũng đúng mà, cơ mà suy cho cùng là tiện cho việc giao tiếp này kia tốt hơn thôi, chỉ sợ các ông các bà thần thánh nó lên quá
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
coolpix8700 nói:
Kể cả tiếng Việt thì em cũng không biết "hình vị phái sinh" là cái gì.
Thực ra mình vẫn dùng hàng ngày, chỉ có điều là mình không biết thôi cụ ạ, không có gì là khó - đây là quá trình hình thành nên từ mới bởi một từ có sẵn, thường hay bằng cách thêm tiền tố hoặc hậu tố.
Dù là tiếng Việt, nhưng là những từ rất chuyên biệt mà người thường (như tụi em) không bao giờ dùng tới nên không hề biết.
Mà thực ra đó là những từ tiếng tầu, được mượn để mô tả những thứ rất ít khi người Việt bình thường dùng tới!
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Dù là tiếng Việt, nhưng là những từ rất chuyên biệt mà người thường (như tụi em) không bao giờ dùng tới nên không hề biết.
Mà thực ra đó là những từ tiếng tầu, được mượn để mô tả những thứ rất ít khi người Việt bình thường dùng tới!
Thỉnh thoảng em tự chơi trò nghĩ ra 1 từ mới tinh để tạo thành một nghĩa mới tinh, em thấy trò này cũng hay và cũng vui.
Giống như tiếng Việt mới những năm gần đây có từ Ahuhu, khi ai đó viết hoặc nói ahuhu thì mọi người đều có thể hiểu được người đó đang biểu đạt cảm xúc hoặc ý tứ gì. Phân tích từ ra thì đây là sự kết hợp của từ A và tiếng khóc huhu (A để diễn tả một sự bất ngờ, huhu là tiếng khóc như trẻ con, 2 từ này kết hợp lại còn mang thêm sắc thái đùa giỡn nữa). Tiếng Anh thì đây là cách tạo ra từ mới bằng phương pháp compound + sound imitation. Tất nhiên tiếng Anh không viết là ahuhu, chắc là oh boohoo, hoặc là Ohboohoo (oh + boohoo, boohoo là từ được tạo bằng phương pháp sound imitation).
Điều này một người bình thường vẫn sử dụng như một thói quen mà không cần hiểu.
 

Drhoa

Xe hơi
Biển số
OF-823176
Ngày cấp bằng
29/11/22
Số km
101
Động cơ
896 Mã lực
Tuổi
21
Như bản thân cháu là do được đầu tư học hành từ bé nên thành ra tiếng anh kiến thức nó nhiều với cả duy trì môi trường tiếng Anh trong mình nữa ( xem ytb + đọc BBC ) nên nó cũng gần như tiếng mẹ đẻ của cháu vậy 😁
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
Như bản thân cháu là do được đầu tư học hành từ bé nên thành ra tiếng anh kiến thức nó nhiều với cả duy trì môi trường tiếng Anh trong mình nữa ( xem ytb + đọc BBC ) nên nó cũng gần như tiếng mẹ đẻ của cháu vậy 😁
Nếu chỉ học với xem youtube, nghe BBC thì tiếng Anh chưa thể thành tiếng mẹ đẻ được.
Ngôn ngữ nào cũng có tiếng địa phương, tiếng lóng của các nhóm người khác nhau, ngôn ngữ truyền thông, ngôn ngữ chính thống và ngôn ngữ ngoài đường.
Chỉ khi thâm nhập thật sự vào một cộng đồng cụ thể mới biết và hiểu cách nói của họ (không phải đang sống ở chỗ họ đã được coi là thâm nhập). Khi nghe bất kỳ 1 cách nói nào khác sẽ thấy ngay "là lạ", lúc đó mới có thể coi là ngôn ngữ đó gần được như tiếng mẹ đẻ.
Nhưng chưa chắc người cảm thấy tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ đã nắm chắc được ngữ pháp tiếng Anh như những người học hành nghiêm chỉnh!
 

Aug3

Xe máy
Biển số
OF-810777
Ngày cấp bằng
13/4/22
Số km
71
Động cơ
6,015 Mã lực
Tuổi
124
Em lại lọ mọ kéo thớt lên. Em đang phải dịch một văn bản (sang tiếng Anh) liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước thì không biết nên dịch theo phong cách (văn phong) của nước bạn hay nước mình trong tình huống này ạ? Tại vì các cụ biết đó, ngôn ngữ 2 nước là khác nhau, văn hóa khác nhau, văn hóa viết (hoặc văn hóa nói) cũng khác nhau, nhiều khi dịch một câu thuần Việt sang tiếng Anh mà phân tích câu nó mới khó làm sao, vì cách hành văn tiếng Việt khác lắm.
Có lẽ trong tình huống này liên quan đến ngoại giao thì nên giữ phong cách của bên mình các cụ nhỉ? Em bước chân sang lĩnh vực này như là tấm chiếu mới nên hỏi ngây ngô, các cụ mợ thông cảm.
 
Chỉnh sửa cuối:

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
27,402
Động cơ
874,254 Mã lực
Em lại lọ mọ kéo thớt lên. Em đang phải dịch một văn bản (sang tiếng Anh) liên quan đến quan hệ ngoại giao giữa hai nước thì không biết nên dịch theo phong cách (văn phong) của nước bạn hay nước mình trong tình huống này ạ? Tại vì các cụ biết đó, ngôn ngữ 2 nước là khác nhau, văn hóa khác nhau, văn hóa viết (hoặc văn hóa nói) cũng khác nhau, nhiều khi dịch một câu thuần Việt sang tiếng Anh mà phân tích câu nó mới khó làm sao, vì cách hành văn tiếng Việt khác lắm.
Có lẽ trong tình huống này liên quan đến ngoại giao thì nên giữ phong cách của bên mình các cụ nhỉ? Em bước chân sang lĩnh vực này như là tấm chiếu mới nên hỏi ngây ngô, các cụ mợ thông cảm.
Dịch đơn giản nhất là dịch bằng Gú gơ, cao hơn 1 chút là dịch đối từ với từ và xa hơn chút nữa là mấy ông đi làm với tây dịch cho các đồng nghiệp người Việt chưa thạo tiếng Anh, đến phiên dịch không chuyên rồi chuyên nghiệp ở các hội thảo,...
Và thật sự nghiêm túc là hội dịch như mợ đang muốn thử cho các văn bản, các hợp đồng. Còn lên 1 tầng cao thực sự là dịch các tác phẩm văn học, thơ,...!

Để dịch được đúng thì người dịch phải là chuyên gia của lĩnh vực đó chứ chỉ biết mỗi tiếng Anh thì còn rất xa để có thể làm được.
Ví dụ như dịch văn bản, hợp đồng, không phải chỉ rất hiểu biết tiếng Việt trong lĩnh vực để hiểu thực sự cặn kẽ cái văn bản muốn dịch, mà khi dịch cũng phải biết sử dụng những từ chính trong văn bản với nghĩa chặt chẽ nhất để người sử dụng tiếng Anh không thể có cách hiểu thứ 2 đối với từ tiếng Việt. Thường họ phải rất hiểu rõ luật pháp của nước nói tiếng Anh mà văn bản được dịch hướng tới. Thường để dịch 1 hợp đồng thì không phải chỉ 1 người, mà tham gia là 1 nhóm.
Còn văn, thơ thì người dịch phải là nhà văn, nhà thơ tiếng Anh, giống như các nhà thơ, nhà văn người Việt dịch các tác phẩm nước ngoài sang tiếng Việt.
Không chỉ văn hay thơ mà trong ngôn ngữ ngoại giao người cũng rất hay nói bóng gió, sử dụng các câu chân ngôn,... người dịch không thể chỉ dịch nghĩa mà còn phải tìm được các câu tương ứng trong tiếng Anh. Dịch cabin rất khó để làm việc này, đành phải sử dụng cách nói vòng để người nghe tạm hiểu, đến khi tổng kết, in kỷ yếu mới phải hỗ trợ nhau đi tìm câu tương ứng!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top