Trong từ điển Khí Tượng từ xưa tới giờ
HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TỪ GIÔNG
Nhưng từ ngày tác phẩm Giông Tố của Vũ Trọng Phụng nó phổ biến đã nảy sinh ra sự hoài nghi giữa "dông" và "giông" của một bộ phận không nhỏ người dân. Đặc biệt khoảng 2,3 năm trở lại đây, khi mà đám BTV trẻ tuổi của VTV được thỏa sức sáng tạo thì các cháu nó cũng dùng luôn cả từ GIÔNG vào các bản tin, và thế là làm cho "bộ phận không nhỏ" kia nó ngày một lớn dần
Đảm bảo ngay trong OF này, những member trẻ tuổi, phần lớn cũng Giông lốc, Giông, Giông.... Tụi nhỏ chắc chắn hoài nghi ko biết là DÔNG mới đúng hay GIÔNG đúng hơn
Có ít nhất 7 từ Hán-Nôm hay Hán-Việt khác nhau cho
dông, giông với nghĩa gió lớn hay mưa to gió lớn. Mã Unicode của chúng là U+5BB9 (dông, dong, dung), U+5EB8 (giông, dông, dong, dung), U+23CD4 (giông, dông, dòng, dùng, giòng, ròng và nhiều âm khác), U+29131 (dông), U+29628 (dông), U+2962A (giông) và U+2CC84 (giông). Các từ dông, giông với nghĩa khác tôi không liệt kê ở đây. Từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của cuối thế kỷ 19 dùng từ
dông (kèm từ Hán-Việt U+5BB9), trong khi Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 ghi
dông nhưng không ghi kèm từ Hán-Nôm hay Hán-Việt. Đáng tiếc là Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes - từ điển đầu tiên còn tồn tại đến nay với các từ tiếng Việt thời kỳ đó được viết bằng các ký tự Latinh lại không có cả dông lẫn giông.