[Funland] Giông lốc hay Dông lốc

Aiknow

Xe hơi
Biển số
OF-611111
Ngày cấp bằng
22/1/19
Số km
180
Động cơ
240,710 Mã lực
Em chỉ biết: Giông lốc. còn gấu nhà em là Thả Rông
Sao cụ lại thả rông Gấu, nguy hiểm lắm 8-x
Nếu ko nuôi được hãy gọi theo số bên dưới để trao trả Gấu về cho nhà nước để Gấu có cuộc sống tốt đẹp hơn cụ nhé

D887D31B-8537-4FF6-AFE6-A32ED3B029E0.jpeg
 

TANOandMAX

Đi bộ
Biển số
OF-722075
Ngày cấp bằng
25/3/20
Số km
1
Động cơ
77,110 Mã lực
Tuổi
42
Thời xưa phiên từ chữ Nôm ra chứ quốc ngữ thì có sự khác biệt là bình thường. Do phát âm các vùng khác nhau tí chút. Cái này giống như từ "Giáng ngọc" vậy thôi.
“Dáng Ngọc “ và “ Giáng Ngọc “
Nó là 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau chứ bác.
Theo e hiểu “Dáng Ngọc “ : là hình Dáng như Ngọc
Còn “Giáng Ngọc “ : là Giáng (trần,thế) Ngọc
Còn “Dông” và “Giông” nhà báo dùng từ sai quá rồi, “Dông” trong nghiax là dông dài....”Giông” trong nghĩa từ bão tố
 

nguyenx

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-199439
Ngày cấp bằng
24/6/13
Số km
5,191
Động cơ
356,267 Mã lực
Tốc xong thì dông. Vậy là dông lốc.
 

ung_sung_tu_tai

Xe container
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,325
Động cơ
263,203 Mã lực
Tuổi
45
Từ bé em được học i tờ là Giông lốc, Giông tố nay thấy báo lại ghi Dông lốc
Dông lốc quật đứt cầu treo, mưa đá dày đặc lại xuất hiện ở Lào Cai
Mà các báo khác lại Giông lốc
Lào Cai:
Sét đánh chết người, giông lốc quật đứt cầu treo

Vậy theo các cụ ghi thế nào mới đúng chứ loạn các nhà báo.
Không chụp lại, tý nó sửa => cụ là người nói láo
 

uman

Xe điện
Biển số
OF-24494
Ngày cấp bằng
20/11/08
Số km
2,116
Động cơ
524,992 Mã lực
Cháu vẫn dùng là "giông" như được học từ nhỏ. :)
Nhưng bây giờ lắm đổi mới giáo dục quá, "i" ngắn "y" dài, phụ âm đổi loạn cả lên như vỡ chợ. Rõ là không có bậc học giả thực chất nào đủ sức cầm cờ, nên bản tính dân ta là vô chính phủ, vô kỷ luật thể hiện ra, kể cả ở những nhân vật được coi là "nhiều chữ".
 

hatngonon

Xe buýt
Biển số
OF-9012
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
619
Động cơ
542,010 Mã lực
Từ bé em được học i tờ là Giông lốc, Giông tố nay thấy báo lại ghi Dông lốc
Dông lốc quật đứt cầu treo, mưa đá dày đặc lại xuất hiện ở Lào Cai
Mà các báo khác lại Giông lốc
Lào Cai:
Sét đánh chết người, giông lốc quật đứt cầu treo

Vậy theo các cụ ghi thế nào mới đúng chứ loạn các nhà báo.
Cháu tưởng là Rông, Cụ nào cho là Dông, Giông
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,410
Động cơ
955,131 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E thấy báo chí giờ viết sai chianh tả nhiều, trước chỉ có báo lá cải, giờ thì báo chính thống rồi đến sgk cũng sai chính tả đc luôn, đến chịu!!!
 

hatngonon

Xe buýt
Biển số
OF-9012
Ngày cấp bằng
29/8/07
Số km
619
Động cơ
542,010 Mã lực
Wiki nó viết thế. Nhưng em đố cụ có thể tìm được từ GIÔNG trong bất kỳ quyển sách giáo khoa nào về khí tượng. Cho cụ tìm từ thời lập quốc tới giờ luôn nhé. Còn sau này, đến đời con - cháu cụ, khi chính tụi nó cũng không phân biệt được GIÔNG hay DÔNG và tụi nó tham gia viết sách thì trong sách khi đấy sẽ có từ GIÔNG :D
- Cháu không chê tuy vậy vẫn phải xem lại những công cụ giáo dục, đã tạo ra thế hệ trẻ ngày nay( bao gồm các thể loại tài liệu, học cụ..)
- Từ điển vốn mở, hoàn toàn có thể hiệu chỉnh và bổ sung thêm từ ( có rất nhiều từ vay mượn mới được bổ sung)
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
24,326
Động cơ
703,133 Mã lực
“Dáng Ngọc “ và “ Giáng Ngọc “
Nó là 2 nghĩa hoàn toàn khác nhau chứ bác.
Theo e hiểu “Dáng Ngọc “ : là hình Dáng như Ngọc
Còn “Giáng Ngọc “ : là Giáng (trần,thế) Ngọc
Còn “Dông” và “Giông” nhà báo dùng từ sai quá rồi, “Dông” trong nghiax là dông dài....”Giông” trong nghĩa từ bão tố
2 từ kia có cả trong từ điển rồi, cụ phân tích thế làm gì. Còn nhạc phẩm kinh điển Giáng ngọc nó không có ý nghĩa như cụ nói.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
9,045
Động cơ
-117,465 Mã lực
Cháu thấy d và gi đọc phát âm có cong luoi như r đâu mà đẻ ra hai chữ ý riêng biệt nhỉ, chắc giông và dông đều ok hjj
Vì cụ ko phân biệt đc d và gi nên nghĩ vậy.

Em đọc d và gia khác hẳn nhau. Vd da dẻ và gia đình là khác.

Nếu cụ học tiếng Anh thì phải đọc /z/ khác /dz/ chứ, vd zoo /zu:/ khác june /dzu:n/.
 

giaconngu

Xe điện
Biển số
OF-484668
Ngày cấp bằng
17/1/17
Số km
2,080
Động cơ
375,132 Mã lực
Tuổi
125
Trong từ điển Khí Tượng từ xưa tới giờ HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TỪ GIÔNG

Nhưng từ ngày tác phẩm Giông Tố của Vũ Trọng Phụng nó phổ biến đã nảy sinh ra sự hoài nghi giữa "dông" và "giông" của một bộ phận không nhỏ người dân. Đặc biệt khoảng 2,3 năm trở lại đây, khi mà đám BTV trẻ tuổi của VTV được thỏa sức sáng tạo thì các cháu nó cũng dùng luôn cả từ GIÔNG vào các bản tin, và thế là làm cho "bộ phận không nhỏ" kia nó ngày một lớn dần =))

Đảm bảo ngay trong OF này, những member trẻ tuổi, phần lớn cũng Giông lốc, Giông, Giông.... Tụi nhỏ chắc chắn hoài nghi ko biết là DÔNG mới đúng hay GIÔNG đúng hơn :D
Có ít nhất 7 từ Hán-Nôm hay Hán-Việt khác nhau cho dông, giông với nghĩa gió lớn hay mưa to gió lớn. Mã Unicode của chúng là U+5BB9 (dông, dong, dung), U+5EB8 (giông, dông, dong, dung), U+23CD4 (giông, dông, dòng, dùng, giòng, ròng và nhiều âm khác), U+29131 (dông), U+29628 (dông), U+2962A (giông) và U+2CC84 (giông). Các từ dông, giông với nghĩa khác tôi không liệt kê ở đây. Từ điển Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của cuối thế kỷ 19 dùng từ dông (kèm từ Hán-Việt U+5BB9), trong khi Việt Nam tự điển của hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản năm 1931 ghi dông nhưng không ghi kèm từ Hán-Nôm hay Hán-Việt. Đáng tiếc là Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes - từ điển đầu tiên còn tồn tại đến nay với các từ tiếng Việt thời kỳ đó được viết bằng các ký tự Latinh lại không có cả dông lẫn giông.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top