[TT Hữu ích] Góc Khuất Của Chiến Tranh

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,411
Động cơ
257,680 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 51: TÁI ÔNG MẤT NGỰA

(Hay là câu chuyện về chiếc xe tăng M-41 chiến lợi phẩm)


1/ Hồi thứ nhất:

(Ký ức của cụ Vũ Đức Hùng, nguyên là cán bộ của Bộ đội Tăng thiết giáp B2)

Từ những năm 1963 - 1965, Bộ Tổng Tham mưu đã trực tiếp chỉ đạo Trung đoàn Tăng - Thiết giáp 202 tổ chức huấn luyện hai đại đội đặc công cơ giới sử dụng thành thạo xe tăng thiết giáp để vào miền Nam chuẩn bị chiến trường cho tác chiến hợp đồng binh chủng sau này.

Đầu năm 1963, đại đội đặc công cơ giới 46B được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ). Tới chiến trường miền Đông Nam Bộ, đại đội 46B được biên chế phân tán về một số đơn vị bộ binh để trực tiếp tham gia chiến đấu tiếp cận dần với phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.

Tháng 2 năm 1964, tôi đang làm nhiệm vụ tiểu đoàn trưởng xe tăng ở Trung đoàn 202 và anh Lâm Kim Chung trong đoàn cán bộ 613 của Bộ tăng cường cho B2 vào tới căn cứ của Bộ chỉ huy Miền, được biên chế ngay về Phòng Tác chiến, rồi Phòng Quân báo. Ít lâu sau, Bộ chỉ huy Miền giao nhiệm vụ cho tôi và anh Lâm Kim Chung tập hợp quân số của đại đội đặc công cơ giới 46B lại để thành lập Ban cơ giới Miền. Trực thuộc ban cơ giới có một trung đội đặc công cơ giới, Ban cơ giới Miền chúng tôi được giao nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khả năng sử dụng thiết giáp ở chiến trường B2; vừa nghiên cứu các phương thức đảm bảo kỹ thuật cho công tác huấn luyện và chiến đấu của bộ đội Tăng - Thiết giáp, trước tiên ở chiến trường trọng điểm miền Đông Nam Bộ.
- Đồng thời xúc tiến nghiên cứu huấn luyện cách thức để đoạt xe địch đánh địch.

Ban cơ giới và trung đội cơ giới Miền đầu tiên ấy trở thành đơn vị tiền thân của bộ đội Tăng - Thiết giáp Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 4 năm 1964, Đoàn cán bộ tăng thiết giáp gồm 40 cán bộ, trưởng xe, lái xe, pháo thủ được huấn luyện đặc biệt để tăng cường cho B2, đoàn đã được sáp nhập với trung đội cơ giới của Miền thành đại đội cơ giới, lấy phiên hiệu là C40.

Tháng 3 năm 1965, đoàn 711 gồm 228 cán bộ, chiến sĩ từ Trung đoàn 202 tiếp tục vào miền Đông Nam Bộ, sáp nhập với đại đội cơ giới C40 thành đoàn cơ giới Miền, lấy phiên hiệu J16. Tôi được giao trách nhiệm trưởng Đoàn J16, anh Bùi Tân - Chính ủy, anh Phạm Hà Hải làm Đoàn phó. Khi Đoàn cơ giới J16 chưa có phương tiện kỹ thuật, vũ khí, khí tài, xe pháo nên được biên chế gọn thành bốn đại đội: hai đại đội một và năm sáp nhập thành Đại đội 15, Đại đội hai và ba thành Đại đội 23; Đại đội bốn và sáu thành Đại đội 46, Đại đội 40 giữ nguyên. Một số cán bộ được Bộ chỉ huy Miền cử đi tăng cường cho các đơn vị bộ binh, công binh, đặc công, pháo binh...

Sau khi thành lập Đoàn J16, Bộ chỉ huy Miền giao cho nhiệm vụ tổ chức một số trận đánh để đoạt xe địch, trước mắt làm phương tiện huấn luyện bộ đội. Một trong những trận đánh tiêu biểu, diễn ra ngày 23 tháng 3 năm 1966, Đại đội tăng thiết giáp 40 do đồng chí Lê Như Hòa trực tiếp chỉ huy kết hợp với nội ứng, tập kích bất ngờ vào trung đoàn tăng thiết giáp số một của quân đội Sài Gòn tại căn cứ Gò Đậu (Phú Cường, Bình Dương) với sự phối hợp của ba nội ứng trong hàng ngũ quân ngụy: thiếu úy Phùng Văn Mười, thượng sĩ Nguyễn Văn Thắng, trung sĩ Ngô Văn Nhất.

Các chiến sĩ Đại đội 40 đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, làm chủ trận địa trong một thời gian dài, thu 10 xe (bốn xe M41 và sáu xe 113). Nhưng do sử dụng xe địch chưa thành thạo triển khai đội hình chiến đấu chậm, bị máy bay, xe tăng địch phát hiện, bắn phá vào đội hình, khống chế đường ta đưa xe về căn cứ, nghĩa binh Ngô Văn Nhất hy sinh, chỉ còn một chiếc M41-AL do thiếu úy nghĩa binh Phùng Văn Mười điều khiển chạy về hướng Phú Giáo, được đồng chí Vũ Đức Hùng (cán bộ kỹ thuật J16) kịp thời đón ở Bông Trang - Nhà Đỏ, lái thẳng về chiến khu Long Nghĩa.

Tại đây xe được Đoàn J16 duy trì sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện. Đến 1969 do điều kiện chiến trường, Đoàn J16 đào hầm và chôn giấu tại chỗ.

Chiếc M41-AL trở thành phương tiện đầu tiên, duy nhất đổi bằng máu của chiến sĩ cơ giới Miền, dùng để huấn luyện kỹ thuật binh chủng cho bộ đội B2 lúc đó.

2/ Hồi thứ 2:

Tháng 9-1969, đơn vị biệt kích CIDG trại Minh Thành hoạt động cùng Sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ đã phát hiện chiếc xe tăng được chôn giấu ở tây bắc Lai Khê khoảng 13km và chỉ cách 1 căn cứ hỏa lực của quân Mỹ khoảng 6km. Khu vực giấu xe được ngụy trang và gài mìn bẫy cẩn thận. Quân Mỹ sau đó bố trí lực lượng bảo vệ, phát quang khu vực và đưa 1 xe cứu kéo M88 đến thu hồi.

Theo mô tả của phía Mỹ, chiếc xe tăng M41 được bảo dưỡng tốt và ở trong tình trạng gần như hoàn hảo, 2 khẩu súng máy đã được tháo mang đi. Cùng với xe, lính Mỹ thu hồi được 51 viên đạn pháo 76mm, 200 viên đạn .50 cal và 750 viên đạn .30 cal.

3/ Hồi thứ 3:

Chiến thăng mùa xuân năm 1975 đã đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Từ đó, nước Việt Nam thống nhất và hoà bình.

Trong thắng lợi vĩ đại đó, hàng trăm chiếc xe tăng M-41 đã lại trở về với bộ đội ta, không chỉ là một mình con xe tăng M-41 của trận Gò Đậu năm xưa.

HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Quân Mỹ thu lại chiếc M-41 của trận Gò Đậu.

T M 4.jpg


T M 3.jpg


T M 2.jpg


T M 1.jpg
Nghĩa binh la gì ạ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,921
Động cơ
381,161 Mã lực
Nghĩa binh la gì ạ?
'Nghĩa binh' là 1 từ Hán-Việt.
Từ này, nghĩa đen là: những binh lính đã khởi nghĩa để chống lại chỉ huy hiện tại, và đầu quân cho đối phương bên kia.
Nghĩa bóng là để chỉ những người lính VNCH, quay trở về với cách mạng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài nhé ~o)
 

Fansipan99

Xe đạp
Biển số
OF-880877
Ngày cấp bằng
9/5/25
Số km
42
Động cơ
-61 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 1:
ĐOÀN Z – PHI CÔNG BẮC TRIỀU)

BÀI SỐ 2:

KHÔNG CHIẾN THEO THỜI GIAN
((Bài số 2, số 3 và số 4 tường thuật về ‘các trận không chiến theo thời gian’ của Đoàn Z – Phi công Bắc Triều)

2/ Ngày 19/4/1967:

2.2/ Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105 và 2 A-1. Mỹ công nhận 1 F-105F, 1 A-1E.
- Mỹ claim 4 MiG-17, ta không công nhận chiếc nào. Trong danh sách các liệt sĩ KQ cũng không có phi công hy sinh ngày 19/4/1967.

-Tuy nhiên. trong thông tin về đoàn Z, trong danh sách liệt sĩ người TT có phi công Kim-Ươn-Hoan hy sinh ngày 19/4/1967.

Bắc VN có tổng cộng bao nhiêu phi công bị hy sinh hả cụ? VN có công bố con số này ko?
 

z300

Xe điện
Biển số
OF-482877
Ngày cấp bằng
9/1/17
Số km
4,411
Động cơ
257,680 Mã lực
'Nghĩa binh' là 1 từ Hán-Việt.
Từ này, nghĩa đen là: những binh lính đã khởi nghĩa để chống lại chỉ huy hiện tại, và đầu quân cho đối phương bên kia.
Nghĩa bóng là để chỉ những người lính VNCH, quay trở về với cách mạng.
Cảm ơn bạn đã đọc bài nhé ~o)
vâng cám ơn cụ, em hỏi cho chắc. Lâu rồi thấy từ này ít dùng
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,921
Động cơ
381,161 Mã lực
Bắc VN có tổng cộng bao nhiêu phi công bị hy sinh hả cụ? VN có công bố con số này ko?
Cái này đã nói nhiều rồi, và cũng đã có nhiều tài liệu nói rồi.
Một trong những tư liệu có thể đọc, là cuốn sách 'Những trận không chiến trên bầu trời VN - Cái nhìn từ 2 phía' của nhà xuất bản QĐND đấy.
 

poiuy

Xe ngựa
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
25,406
Động cơ
717,366 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 51: TÁI ÔNG MẤT NGỰA

(Hay là câu chuyện về chiếc xe tăng M-41 chiến lợi phẩm)


1/ Hồi thứ nhất:

(Ký ức của cụ Vũ Đức Hùng, nguyên là cán bộ của Bộ đội Tăng thiết giáp B2)

Từ những năm 1963 - 1965, Bộ Tổng Tham mưu đã trực tiếp chỉ đạo Trung đoàn Tăng - Thiết giáp 202 tổ chức huấn luyện hai đại đội đặc công cơ giới sử dụng thành thạo xe tăng thiết giáp để vào miền Nam chuẩn bị chiến trường cho tác chiến hợp đồng binh chủng sau này.

Đầu năm 1963, đại đội đặc công cơ giới 46B được cử vào chiến trường B2 (Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ). Tới chiến trường miền Đông Nam Bộ, đại đội 46B được biên chế phân tán về một số đơn vị bộ binh để trực tiếp tham gia chiến đấu tiếp cận dần với phương tiện kỹ thuật hiện đại của địch.

Tháng 2 năm 1964, tôi đang làm nhiệm vụ tiểu đoàn trưởng xe tăng ở Trung đoàn 202 và anh Lâm Kim Chung trong đoàn cán bộ 613 của Bộ tăng cường cho B2 vào tới căn cứ của Bộ chỉ huy Miền, được biên chế ngay về Phòng Tác chiến, rồi Phòng Quân báo. Ít lâu sau, Bộ chỉ huy Miền giao nhiệm vụ cho tôi và anh Lâm Kim Chung tập hợp quân số của đại đội đặc công cơ giới 46B lại để thành lập Ban cơ giới Miền. Trực thuộc ban cơ giới có một trung đội đặc công cơ giới, Ban cơ giới Miền chúng tôi được giao nhiệm vụ:
- Nghiên cứu khả năng sử dụng thiết giáp ở chiến trường B2; vừa nghiên cứu các phương thức đảm bảo kỹ thuật cho công tác huấn luyện và chiến đấu của bộ đội Tăng - Thiết giáp, trước tiên ở chiến trường trọng điểm miền Đông Nam Bộ.
- Đồng thời xúc tiến nghiên cứu huấn luyện cách thức để đoạt xe địch đánh địch.

Ban cơ giới và trung đội cơ giới Miền đầu tiên ấy trở thành đơn vị tiền thân của bộ đội Tăng - Thiết giáp Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tháng 4 năm 1964, Đoàn cán bộ tăng thiết giáp gồm 40 cán bộ, trưởng xe, lái xe, pháo thủ được huấn luyện đặc biệt để tăng cường cho B2, đoàn đã được sáp nhập với trung đội cơ giới của Miền thành đại đội cơ giới, lấy phiên hiệu là C40.

Tháng 3 năm 1965, đoàn 711 gồm 228 cán bộ, chiến sĩ từ Trung đoàn 202 tiếp tục vào miền Đông Nam Bộ, sáp nhập với đại đội cơ giới C40 thành đoàn cơ giới Miền, lấy phiên hiệu J16. Tôi được giao trách nhiệm trưởng Đoàn J16, anh Bùi Tân - Chính ủy, anh Phạm Hà Hải làm Đoàn phó. Khi Đoàn cơ giới J16 chưa có phương tiện kỹ thuật, vũ khí, khí tài, xe pháo nên được biên chế gọn thành bốn đại đội: hai đại đội một và năm sáp nhập thành Đại đội 15, Đại đội hai và ba thành Đại đội 23; Đại đội bốn và sáu thành Đại đội 46, Đại đội 40 giữ nguyên. Một số cán bộ được Bộ chỉ huy Miền cử đi tăng cường cho các đơn vị bộ binh, công binh, đặc công, pháo binh...

Sau khi thành lập Đoàn J16, Bộ chỉ huy Miền giao cho nhiệm vụ tổ chức một số trận đánh để đoạt xe địch, trước mắt làm phương tiện huấn luyện bộ đội. Một trong những trận đánh tiêu biểu, diễn ra ngày 23 tháng 3 năm 1966, Đại đội tăng thiết giáp 40 do đồng chí Lê Như Hòa trực tiếp chỉ huy kết hợp với nội ứng, tập kích bất ngờ vào trung đoàn tăng thiết giáp số một của quân đội Sài Gòn tại căn cứ Gò Đậu (Phú Cường, Bình Dương) với sự phối hợp của ba nội ứng trong hàng ngũ quân ngụy: thiếu úy Phùng Văn Mười, thượng sĩ Nguyễn Văn Thắng, trung sĩ Ngô Văn Nhất.

Các chiến sĩ Đại đội 40 đã chiến đấu vô cùng dũng cảm, làm chủ trận địa trong một thời gian dài, thu 10 xe (bốn xe M41 và sáu xe 113). Nhưng do sử dụng xe địch chưa thành thạo triển khai đội hình chiến đấu chậm, bị máy bay, xe tăng địch phát hiện, bắn phá vào đội hình, khống chế đường ta đưa xe về căn cứ, nghĩa binh Ngô Văn Nhất hy sinh, chỉ còn một chiếc M41-AL do thiếu úy nghĩa binh Phùng Văn Mười điều khiển chạy về hướng Phú Giáo, được đồng chí Vũ Đức Hùng (cán bộ kỹ thuật J16) kịp thời đón ở Bông Trang - Nhà Đỏ, lái thẳng về chiến khu Long Nghĩa.

Tại đây xe được Đoàn J16 duy trì sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện. Đến 1969 do điều kiện chiến trường, Đoàn J16 đào hầm và chôn giấu tại chỗ.

Chiếc M41-AL trở thành phương tiện đầu tiên, duy nhất đổi bằng máu của chiến sĩ cơ giới Miền, dùng để huấn luyện kỹ thuật binh chủng cho bộ đội B2 lúc đó.

2/ Hồi thứ 2:

Tháng 9-1969, đơn vị biệt kích CIDG trại Minh Thành hoạt động cùng Sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ đã phát hiện chiếc xe tăng được chôn giấu ở tây bắc Lai Khê khoảng 13km và chỉ cách 1 căn cứ hỏa lực của quân Mỹ khoảng 6km. Khu vực giấu xe được ngụy trang và gài mìn bẫy cẩn thận. Quân Mỹ sau đó bố trí lực lượng bảo vệ, phát quang khu vực và đưa 1 xe cứu kéo M88 đến thu hồi.

Theo mô tả của phía Mỹ, chiếc xe tăng M41 được bảo dưỡng tốt và ở trong tình trạng gần như hoàn hảo, 2 khẩu súng máy đã được tháo mang đi. Cùng với xe, lính Mỹ thu hồi được 51 viên đạn pháo 76mm, 200 viên đạn .50 cal và 750 viên đạn .30 cal.

3/ Hồi thứ 3:

Chiến thăng mùa xuân năm 1975 đã đánh dấu kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mỹ, đồng thời kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.

Từ đó, nước Việt Nam thống nhất và hoà bình.

Trong thắng lợi vĩ đại đó, hàng trăm chiếc xe tăng M-41 đã lại trở về với bộ đội ta, không chỉ là một mình con xe tăng M-41 của trận Gò Đậu năm xưa.

HÌNH ẢNH MINH HOẠ

Quân Mỹ thu lại chiếc M-41 của trận Gò Đậu.

T M 4.jpg


T M 3.jpg


T M 2.jpg


T M 1.jpg
Nội dung hay, có thể viết thành kịch bản của 1 bộ phim hoành tráng.
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,454
Động cơ
587,976 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Phí công cần tinh mắt, sức khoẻ tôt, sức chịu đựng tốt... chứ ko cần quá cao to.
Buồng lái nhỏ tàu bay quân sự nhỏ và hẹp nên họ tuyển người ngồi vừa gọn để thoải mái thao tác. To cao tuyển vào loại tàu bay to.
 

VladimirP

Xe tải
Biển số
OF-742113
Ngày cấp bằng
7/9/20
Số km
472
Động cơ
64,305 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 18: CÂU CHUYỆN ‘RA HÀNG VỚI NGHỊ QUYẾT Đ…..ẢNG’


TÚT 3/ NHỮNG CHUYỆN KHI QUÂN TRUNG QUỐC NẰM TRONG TRẠI GIAM:


Xin kể thêm một số chuyện về các chỉ huy của quân Trung Quốc ở đơn vị này, sau khi nằm trong trại tù binh của ta tại Thái Nguyên:

1/ Chính trị viên đại đội Phùng Tăng Mẫn, khi chưa lâm trận, ý hẳn cũng muốn phấn đấu theo lời nguyên soái nên đã đặt bí danh là Hồng Trị (Chính trị viên đỏ).

Khi trở thành tù binh thì nhũn như chi chi, chẳng thấy vai trò chính trị viên đâu nữa, chỉ luôn đáp ứng yêu cầu của cán bộ hỏi cung, hỏi gì khai nấy, lại luôn cố gắng ‘làm thân’ với cán bộ chiến sĩ trong trại.

Có lần phải ra khai cung sớm, bữa sáng chưa kịp ăn, bị kiến bò vào. Khi trở về, thấy cơm bị kiến bò, anh ta khóc ngon lành, than vãn mãi về việc bị kiến ăn tranh mất suất cơm.

Khi được hỏi có yêu cầu gì đối với trại, anh ta chỉ đề nghị được ăn cơm nóng một chút, thức ăn nhiều dầu mỡ muối hơn một chút, vì người Tứ Xuyên hình như ăn mặn hơn người của trại!


2/ Đại đội trưởng Lý Hòa Bình, thân hình to cao, trông bên ngoài có vẻ chất phác, luôn cố gắng sửa bớt cái giọng Tứ Xuyên nặng chịch để cán bộ nghe được dễ hơn.

Anh ta đã có kinh nghiệm khi gặp cán bộ khai thác mà cứ nói nặng tiếng địa phương là phiền lắm. Quả cái tiếng Tứ Xuyên rất khó nghe, cán bộ ta hỏi cung- nghe nhiều thành quen mới hiểu nổi, chứ vị khách nào mới đến phỏng vấn thì nghe gà hóa cuốc là việc thường tình.

Có lần cán bộ hỏi cung lên trại, anh ta mới gặp đã khóc nức nở kể chuyện bị oan ức vì một cán bộ mới đến nghe không rõ, cứ khăng khăng bảo anh ta ‘ngoan cố, không thành khẩn khai báo’. Anh ta sợ bị cho là không thành khẩn thì sau này hết chiến tranh có thể sẽ không được trao trả về nước với gia đình, hoặc sẽ bị đối xử kinh khủng thế nào đó chưa biết được.


3/ Tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức, khá thạo tin về quân sự, nói giọng dễ nghe, nhiều người xác nhận thuộc loại ‘thật thà khai báo’, anh này thường nói mình vốn đang mang bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, chứ thực lòng không muốn đi tí nào.

Anh ta còn nói, nghe trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích TQ, nhiều lần quấy rối, đánh sang biên giới TQ thì cũng biết vậy thôi, quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà nói là thật hay không.

Khi đơn vị đánh sang đất Cao Bằng của VN thì trên lại bảo đấy là ‘phản kích, dạy VN bài học xong rồi sẽ rút quân’. Trên bảo đơn vị trung đoàn 448 này vào đất VN để yểm hộ bộ đội rút quân…

Vì vậy, Phó Bồi Đức cứ tiếc hùi hụi, giá không mắc kẹt với bộ đội Cao Bằng thì chẳng bao lâu nữa sẽ được lệnh rút về.

Chỉ mong nhanh chóng ra quân để nghỉ ngơi và chữa cái bệnh tim thôi. (Cán bộ trại cũng đã cho thày thuốc khám bệnh, xác minh đúng anh ta có bệnh tim và đã cấp cho ít thuốc).


4/ Phó chính ủy trung đoàn Long Đức Xương, ngoài những tin tức quân báo đã cung cấp, khi nói chuyện có tính tâm sự với cán bộ trại, anh ta thường than thở: mình nay đã quá tuổi phát triển, sức khỏe lại kém, đã thuộc vào loại cán bộ quá độ, không còn tiền đồ gì (trông anh ta quả cũng hơi hom hem, tuổi áng chừng trên 40 thật); lần này đơn vị bị điều đi đánh trận là bản thân rất bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối…

Anh ta lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân vì ở nhà còn gánh gia đình rất nặng.

Còn việc có tin hay không những tuyên truyền của chính phủ và quân đội về lý do phải ‘dạy bài học cho VN’, thì anh ta nói: đời mình đã trải qua quá nhiều phong trào, quá nhiều vận động rồi, bây giờ chẳng thiết tin hay không tin cái gì cả.

++++ Hình minh hoạ:

Đại đội sơn cước tù binh tại sân vận động thị xã Thái Nguyên

View attachment 8696438
Cũng là những con người bình thường..., bị tuyên truyền, kích động, nhồi sọ... rồi ấn khẩu súng vào tay thôi...
 

VladimirP

Xe tải
Biển số
OF-742113
Ngày cấp bằng
7/9/20
Số km
472
Động cơ
64,305 Mã lực
Tôi đồng ý với nhận định này của angkorwat :
-Ở chiến trường K, không có khái niệm tù binh chiến tranh. Bên ta thì có nhưng ít, còn bên địch thì không.
"Có nhưng ít" nghĩa là thường "xử lý tại chỗ" cho nhanh gọn luôn hả cụ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,921
Động cơ
381,161 Mã lực
"Có nhưng ít" nghĩa là thường "xử lý tại chỗ" cho nhanh gọn luôn hả cụ?

Quân đội VN ta, không có thói quen giết tù binh.
Ở chiến trường K, tù binh Khơ me Đỏ ít, nguyên nhân chính là tụi giặc cỏ, thường chạy trốn rất nhanh ;) ;) ;)
 

Fansipan99

Xe đạp
Biển số
OF-880877
Ngày cấp bằng
9/5/25
Số km
42
Động cơ
-61 Mã lực
Quân đội VN ta, không có thói quen giết tù binh.
Ở chiến trường K, tù binh Khơ me Đỏ ít, nguyên nhân chính là tụi giặc cỏ, thường chạy trốn rất nhanh ;) ;) ;)
Vụ này làm em nhớ tới một đoạn trong bộ phim Mỹ "We were soldiers" trong đó diễn viên Đơn Dương đóng vai một chỉ huy bộ đội (lấy gốc từ đại tá Ng H An), sau khi bắt đc một đám tù binh Mỹ, lúc cấp dưới hỏi sẽ xử lý ra sao, người chỉ huy đã trả lời "Giết sạch chúng đi...", vì đoạn này mà Đơn Dương đã bị chỉ trích kịch liệt..., bộ phim thì bị cho là xuyên tạc lịch sử, bị cấm...
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,921
Động cơ
381,161 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 59: BÀI THƠ “ĐI HỌC”



Ngay lúc này - 06h20 ngày 10 tháng 06 năm 2025, trên tần số 102.70 của đài FM, vang lên ca khúc:

“Hôm qua em đến trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em đến lớp"...

Từ lâu những vần thơ đã trở nên quen thuộc với bao thế hệ học sinh. Đó là những câu thơ trong bài "Đi học" của nhà thơ Hoàng Minh Chính. Nó được tuyển chọn vào chương trình tiếng Việt lớp 2. Và sau đó được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc. Thế nhưng không mấy ai biết đằng sau những vần thơ "trẻ mãi không già" đó là câu chuyện về số phận và cuộc đời của nhà thơ Hoàng Minh Chính.

Sinh ra ở quê nhà Ý Yên (Nam Định) năm 1944, nhưng suốt tuổi thơ và thời cắp sách, Minh Chính lại gắn bó với miền cọ Trung du (thôn Tiên Phú, xã Phú Hộ, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Đây là nơi gia đình anh đã dừng chân trên con đường kháng chiến.

Bài thơ nổi tiếng “Đi học” được Minh Chính viết từ năm 1959, bằng mực Cửu Long xanh đen trên giấy thếp, khi anh mới mười lăm tuổi.

Bản thảo lần đầu ấy, bài thơ có 4 khổ như sau:

"Cọ xòe ô che nắng

Râm mát đường em đi

Hương rừng thơm đồi vắng

Nước suối trong thầm thì

Hôm qua em tới trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em tới lớp

Đường xa em đi về

Có chim reo trong lá

Có nước chảy dưới khe

Thì thào như tiếng mẹ

Dù bom rơi đạn nổ

Em vẫn học vẫn hành

Vẫn ngắm màu cờ đỏ

Rạo rực giữa rừng xanh”.

Ngày anh Chính học cấp 1, do trường xa mẹ thường xuyên phải đưa anh đi học. Nhưng nhiều hôm mẹ bận, chị bận anh phải đi học một mình. Anh phải băng qua con suối, đồi cọ, rừng chè tới trường. Có lẽ vẻ đẹp đó đã khiến một học sinh có năng khiếu thơ tái hiện trong bài đi học khi anh mới 15 tuổi: "Cọ xòe ô che nắng/ râm mát đường em đi…"

Bài thơ được sửa chữa lại sau đó, vào năm nào không rõ, nhưng chắc chắn phải sau năm 1964, khi chiến tranh phá hoại của Mỹ đã lan ra miền Bắc vì bên lề bản thảo có nhiều gạch xóa và những câu thơ gợi không khí của chiến tranh.

Đây là một số câu thơ rời được viết thêm bên lề:

“Trường của em be bé

Nằm lặng dưới dặng cây

Chiến hào chạy giữa lớp

Chẳng sợ gì máy bay”

“Cô giáo em tre trẻ

Dạy em hát rất hay”

“Mũ rơm thơm em đội

Hương cốm chen hương rừng”

“Mỗi lần em tới lớp

Là một lần lớn thêm”...

Cũng trong lần sửa chữa này, Minh Chính đã dùng gạch chéo xóa bỏ đoạn thơ cuối trong lần viết đầu và ta có thể dễ dàng nhận thấy anh đã sắp xếp lại các câu thơ, đảo lại trật tự các khổ thơ để có một bản chính thức đã quen thuộc với bạn đọc bây giờ.

Đêm 7/3/1971, để chuẩn bị cho trận đánh anh Minh Chính đã dẫn 11 đồng chí đi trinh sát địch ở Sở 5, sau khi đã chọn được cửa mở, nắm được toàn bộ cách bố trí các lô cốt và hỏa lực của địch thì tổ rút ra. Không may mắn, khi ra đến khu vực bìa rừng cao su thì bị địch phản pháo. Hai đồng chí đã hi sinh, Hoàng Minh Chính bị thương rất nặng ở mặt. Sau đó được đưa về căn cứ bên bờ sông Măng thì Minh Chính đã hi sinh.

đi học.jpg


Sáng hôm nay, có một người lính già, lại lẩm nhẩm câu hát, theo tần số 102.70 của đài FM:

“Hôm qua em đến trường

Mẹ dắt tay từng bước

Hôm nay mẹ lên nương

Một mình em đến lớp"...


Xin đứng nghiêm theo quân lệnh, chào người đồng đội bậc đàn anh – liệt sỹ Hoàng Minh Chính.
 

Tuankhoi001

Xe buýt
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
590
Động cơ
28,616 Mã lực
Vụ này làm em nhớ tới một đoạn trong bộ phim Mỹ "We were soldiers" trong đó diễn viên Đơn Dương đóng vai một chỉ huy bộ đội (lấy gốc từ đại tá Ng H An), sau khi bắt đc một đám tù binh Mỹ, lúc cấp dưới hỏi sẽ xử lý ra sao, người chỉ huy đã trả lời "Giết sạch chúng đi...", vì đoạn này mà Đơn Dương đã bị chỉ trích kịch liệt..., bộ phim thì bị cho là xuyên tạc lịch sử, bị cấm...
Xem phim chiến tranh mà chưa phân biệt được những việc lù lù phía trước như tù binh Pháp hay là tù binh Mỹ thì có vẻ phải mất thêm thời gian mới hiểu về "góc khuất" đấy cụ ạ. =))
 

hoaoaihuong

Xe tăng
Biển số
OF-313492
Ngày cấp bằng
27/3/14
Số km
1,727
Động cơ
358,710 Mã lực
Vụ này làm em nhớ tới một đoạn trong bộ phim Mỹ "We were soldiers" trong đó diễn viên Đơn Dương đóng vai một chỉ huy bộ đội (lấy gốc từ đại tá Ng H An), sau khi bắt đc một đám tù binh Mỹ, lúc cấp dưới hỏi sẽ xử lý ra sao, người chỉ huy đã trả lời "Giết sạch chúng đi...", vì đoạn này mà Đơn Dương đã bị chỉ trích kịch liệt..., bộ phim thì bị cho là xuyên tạc lịch sử, bị cấm...
Đó là một bộ phim không đáng xem, hùng hục cơ bắp, mịt mù bom đạn phi pháo … Mel Gibson cũng chẳng có gì nổi bật. Nhạt toẹt.
Xem tư liệu trận này, mới thấy cách điều binh, chuẩn bị trận địa, nguỵ trang, hầm hào tránh hoả lực, quyết áp sát cận chiến để hạn chế hoả lực không quân và pháo binh, mới hiểu rõ hơn thế trận nắm thắt lưng địch mà đánh. Khi bị tổn thất quá lớn, đối thủ mới nhận ra được độ chiến của Việt Nam, họ đang gặp một quân đội khác hẳn so với cách họ nghĩ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe container
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
5,137
Động cơ
777,304 Mã lực
Đó là một bộ phim không đáng xem, hùng hục cơ bắp, mịt mù bom đạn phi pháo … Mel Gibson cũng chẳng có gì nổi bật. Nhạt toẹt.
Xem tư liệu trận này, mới thấy cách điều binh, chuẩn bị trận địa, nguỵ trang, hầm hào tránh hoả lực, quyết áp sát cận chiến để hạn chế hoả lực không quân và pháo binh, mới hiểu rõ hơn thế trận nắm thắt lưng địch mà đánh.
Chẳng lẽ vì đọc về bộ phim này mà tôi bị leo cây thớt của cụ Baoleo .
Nhưng những bộ phim như vậy là lý do không bao giờ tôi tin nổi người Mỹ.
Mả cha tụi nó, thua thì nhận thua cho ra thằng người.
Thua hơn 50 năm vẫn nhất định xuyên tạc sự thật lịch sử.
Tính ra người Mỹ hèn hơn Pháp.
Pháp thua Pháp nhận thua, chẳng thèm làm truyền thông bẩn ra rả như Mỹ.
Móa chúng nó.
Làm ăn trao đổi sòng phẳng còn được chứ nói đến tình người, tính người, Mỹ đ.éo bao giờ có.
Một xu cũng không.
Tôi không ghét mà là ghê tởm tính cách Mỹ. Nó không chỉ thờ tiền. Nó còn là loại hèn nhát chạy trốn sự thật.
Thua loài vật.
 

Fansipan99

Xe đạp
Biển số
OF-880877
Ngày cấp bằng
9/5/25
Số km
42
Động cơ
-61 Mã lực
Xem phim chiến tranh mà chưa phân biệt được những việc lù lù phía trước như tù binh Pháp hay là tù binh Mỹ thì có vẻ phải mất thêm thời gian mới hiểu về "góc khuất" đấy cụ ạ. =))
Một bộ phim truyện, có thể ít nhiều hư cấu..., xem đã hơn 20 năm, có thể có một số chi tiết ko nhớ chính xác..., ko liên quan gì đến việc hiểu hay ko hiểu về "góc khuất" cả... Xem phim truyện mà nghĩ là xem phim tài liệu mới là có vấn đề đó, cụ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,921
Động cơ
381,161 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 60: MÁY BAY ĐI LẠC


Thời chưa có dịch vụ dẫn đường bằng vệ tinh, thì trên không trung, các máy bay có 3 cách cơ bản, để đi được đúng hướng, từ điểm A đến điểm B.

Cụ thể là:
-Dẫn đường bằng ra-đa:
Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được, khi mà máy bay còn bay trong không vực kiểm soát của ra- đa.

-Dẫn đường bằng mắt:
Phi công, hoặc hoa tiêu dẫn đường trên máy bay, nhìn xuống mặt đất, để so sánh địa tiêu thực tế, với đường bay được kẻ sẵn trên bản đồ bay, để hướng dẫn phi công lái chính, điều khiển máy bay đi đúng đường.

-Dẫn đường kết hợp:
Là kết hợp cả với dẫn đường bằng ra-đa và bằng mắt, khi có điều kiện.

Do được dẫn đường như trên, nên vụ việc các máy bay bị bay lạc đường là điều không hiếm gập.

Thớt này, xin kể hai trường hợp điển hình, xẩy ra trong chiến tranh, nhưng không được thông tin rộng rãi, do đó, câu chuyện luôn bị khuất lấp dưới lớp sương mù ‘xâm phạm do thám bầu trời’.

1/ Máy bay Thái Lan bay lạc sang Việt Nam:

Ngày 26 tháng 03 năm 1966, máy bay vận tải C-47 Skytrain s/n 43-15587, số hiệu L2-18/00 của KQ Hoàng gia Thái dường như là hạ cánh khẩn cấp ở Quảng Bình.

Thông tin nội bộ thì cho rằng:
-Chiếc máy bay này, bị tự vệ lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh bắn rơi bằng súng bộ binh.

Trước đó chiếc C-47 này từng được Mỹ cung cấp cho Pháp và được Phi đoàn 2, Không đoàn vận tải số 64 (GT 2/64) của KQ Pháp sử dụng trên chiến trường VN từ 1951 đến 1954.
Năm 1957 được trả về Mỹ và sau đó chuyển giao cho KQ Hoàng gia Thái.

Theo phía Thái, chiếc C-47 này bị mất tích chiều 26-3-1966 khi đang trên hành trình từ Chiang Mai đến Udon Thani.

Trong tổ lái 7 người, chỉ duy nhất thợ máy Prapan Sirion bị bắt giữ và được VN trao trả vào tháng 3-1973, người này xác nhận việc máy bay bị rơi gần khu vực "Quang Biu". Số còn lại không rõ tung tích.

Cho đến nay, thông tin ‘nội bộ’ vẫn cho rằng:
Đây là chuyến bay gián điệp, biệt kích.
Tuy nhiên, không có chiến công nào được trao cho tự vệ lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh.

(Bình tâm suy xét, trường hợp này, na ná như trường hợp 2 dưới đây.)

ẢNH HIỆN TRƯỜNG

1749692679436.png


1749692697511.png


2/ Máy bay Việt Nam bay lạc sang Thái Lan:

Ngày 11/2/1982, có 1 chiếc máy bay vận tải An-26 của Không quân Việt Nam hạ cánh khẩn cấp ở nội địa Thái Lan .

Thái Lan cho biết máy bay đã vi phạm không phận của Thái Lan và họ không thể liên lạc với phi công.
Điều này dẫn đến việc Thái Lan đã điều 2 máy bay chiến đấu F-5E truy đuổi và ép máy bay hạ cánh khẩn cấp.

Có tất cả 13 người trên máy bay đều là quân nhân Việt Nam, 1 trong 13 người thiệt mạng .
Sĩ quan Việt Nam hy sinh trong tổ bay là Chuẩn úy Quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Văn Khải, cơ giới trên không của chuyến bay này.

Sau đó phía Thái Lan báo cáo sự việc lên đại sứ quán.Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cho biết nguyên nhân là do tầm nhìn kém do điều kiện thời tiết bất lợi khiến phi công bị lạc đường và bay vào lãnh thổ Thái Lan chứ không phải cố tình xâm phạm.

ẢNH HIỆN TRƯỜNG

1749692823309.png


1749692841155.png


1749692855882.png



1749692874946.png



Ngày nay, thông tin phía ta đã được làm sáng tỏ, như trong 02 hình ảnh dưới đây.

Và thực chất là không có F.5 nào truy đuổi cả. Bởi nếu có F 5 truy bắt, thì may quá, máy bay ta sẽ được bay và hạ cánh xuống 1 sân bay nào đó của Thái Lan, và máy bay không bị hỏng, cũng như không có ai hy sinh.

1749692909802.png


1749692924649.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top