- Biển số
- OF-24606
- Ngày cấp bằng
- 22/11/08
- Số km
- 888
- Động cơ
- 494,096 Mã lực
Các cụ chớ buồn, như truyện Cây tre 100 đốt - khắc nhập khắc xuất, mấy năm nữa có khi lại tách ra 

Quê bà thân sinh ra em giờ không còn tên từ xã đến tỉnh luônTHÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!
Thưa các cụ mợ,
Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.
Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.
Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.
Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.
Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Em quê đây, giờ nghe là lạ nhưng mà dần cũng quen thôi.THÁI BÌNH ơi THÁI BÌNH
Sao mà yêu đến thế!
Thưa các cụ mợ,
Em không sinh ra và lớn lên ở Thái Bình. Nhưng Thái Bình là một phần ký ức tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ và quí báu của em. Trước thời khắc giao thời sắp tới, em lại mênh mang nhớ thương về một miền đất mà chỉ còn vài tiếng nữa thôi là vĩnh viễn chỉ còn trong hoài niệm.
Cụ mợ nào người Thái Bình hoặc có liên quan đến Thái Bình thì vào đây cùng chia sẻ những kỷ niệm. Để nhớ về một vùng đất trù phú, tươi đẹp, hào hùng với một bề dày lịch sử, với những con người hào sảng, cần cù chịu khó chịu thương. Vùng đất lưu giữ một nền văn hoá lâu đời của nền văn minh lúa nước Đồng bằng Bắc Bộ.
Kỷ niệm của em là những hành trình tuổi thơ gian nan từ Hạ Long về quê Thái Bình. Em kể để cụ mợ nào từng có những chuyến đi về quê giống em thì cùng nhớ lại nhé.
Em sinh ra ở đất mỏ Quảng Ninh, nhưng lớn lên ở một vùng rừng núi Thái Nguyên quê ngoại. Thỉnh thoảng mỗi kỳ nghỉ hè, 3 anh em em được về Hạ Long rồi từ đó, bố hoặc mẹ em sẽ đưa chúng em về quê nội ở Tiền Hải - Thái Bình. Thường là bố sẽ đưa vì chặng đường về quê vô cùng gian khổ. Từ tối trước mẹ em sẽ nắm cơm và muối vừng gói lá chuối cho bố con em mang đi. Bọn em ngồi túm tụm xung quanh mẹ nhìn mẹ nắm cơm với một cảm giác rất nôn nao khó tả. Bố em giục mấy anh em đi ngủ sớm vì sáng mai 3h30 là phải dậy ra bến tàu. Từ nhà ra bến không xa nhưng ngày ấy phương tiện đi lại nghèo nàn, hành khách đông nên phải đi từ sớm để chen lên tàu. Chúng em dậy khi trời còn tối đen, lục tục vệ sinh sáng thật nhanh rồi khuân đồ xuống chân đồi để bố đèo xe đạp ra bến. Những cụ mợ nào người gốc Hòn Gai chắc còn nhớ bến tàu thuỷ đi Hải Phòng, bây giờ vẫn gọi là phố Bến Tàu dưới chân núi Bài Thơ. Con phố với em ngày nhỏ đầy nguy hiểm và sợ hãi bởi tệ nạn móc túi và cướp giật. Em đi qua những ngôi nhà lụp xụp tối tăm, những bóng người vạ vật rồi tới bến tàu. Bố em đi trước mở đường, em đi sau bố. Anh cả và anh hai đi sau em, mẹ đi sau cùng. Cả một gia đình 5 con người dặn nhau phải áp sát không được tách rời bởi đám đông chen chúc có thể đánh bật chúng em bất cứ lúc nào. Có thể ngã xuống và bị đám đông dẫm đạp lên. Đó là một trải nghiệm kinh hoàng nhưng mà sau trải nghiệm ấy, lên được đến tàu rồi thì vui sướng biết bao. Chúng em sẽ nhanh chóng tìm cho mình một chỗ trên khoang tàu và ngồi bệt trên nền tàu cùng đám đông vui sướng. Đôi khi hành khách người lớn nhìn đám trẻ chúng em mà nhường cho vài chỗ. Thế rồi mẹ em tất tả quay lên bến. Chúng em đứng ra lan can tàu vẫy theo mẹ cho đến khi bóng mẹ nhỏ xíu xa dần.
Em thường xin phép bố cho lên boong tàu. Tàu Hòn Gai - Hải Phòng chạy ngang qua vịnh và ngang qua nhà em. Từ dưới tàu em có thể nhìn thấy xa xa quả đồi nhà em sống. Em thường nghĩ chắc giờ này mẹ về đến nhà rồi và cũng đứng từ nhà nhìn con tàu chở chúng em chạy qua. Rồi tàu đi vào vùng đảo. Em ngây ngất nhìn những hòn núi đá vôi sừng sững muôn hình vạn trạng, ngạc nhiên và choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vỹ của vịnh. Tàu chạy qua hòn ấm chén, hòn gà chọi. Nắng lên, chúng em chui vào khoang. Lúc này bố em và các hành khách xung quanh đã bắt thân được với nhau. Mà ngày ấy, con người chân chất thật thà. Rất nghèo, rất khổ nhưng tình cảm vô cùng. Em rất thích lắng nghe những câu chuyện của họ. Về vụ mùa năm nay cấy hái ra sao? " Tôm bay - châu chấu" đầy đồng cứ chiều đem lưới ra quây, bắt được cứ hàng đấu ( Có cụ mợ nào biết đấu là cái gì không?). Cấy giống gì thì năng suất cao? Loại gạo nào thì thơm dẻo? Rồi chuyện chiến tranh, chuyện đủ thứ trên giời. Tới giờ đói, cả khoang giở cơm nắm ra ăn và í ới mời nhau. Anh em em sẽ khoanh tay mời các ông các bà, các cô bác xơi cơm rồi nhón cơm nắm chấm muối vừng ăn với nhau. Các ông bà ngồi quanh vừa ăn vừa hỏi chuyện học lớp mấy, tên gì, năm nay được học sinh giỏi không? Ngày ấy tuy bé nhưng anh em em đều đã biết xem mặt bắt bệnh. Vì đói vì nghèo nên hầu hết xung quanh chúng em ngoài suy dinh dưỡng, ai cũng bị đau dạ dầy.
Em tiền thân Hà Bắc- Bắc Giang- Bắc Ninh... Sau này có khi lại HBCác cụ chớ buồn, như truyện Cây tre 100 đốt - khắc nhập khắc xuất, mấy năm nữa có khi lại tách ra![]()
Nếu thế chắc rắc rối về cơ sở dl, e nghĩ thế.Nhưng e thắc mắc quê quán (khai sinh) vẫn nên để tên địa chỉ cũ chứ, còn nơi thường trú thì đổi theo tên mới thôi
Mợ này ,khả năng là nhà văn ... Viết sinh động và chân thực, tả lại mà đọc rất cuốn....Cuối cùng thì chúng em cũng lử lả đáp xuống bến xe Thái Bình. Tóc tai em rối bời như quạ đánh. Người hôi rình mùi nôn. Quần áo tả tơi, tay chân cáu ghét. Nhưng mà chỉ cần bước xuống xe thôi là em tỉnh táo ngay vì một cái mùi quen thuộc ùa đến: Mùi bùn. Cái mùi không thể trộn lẫn vào đâu. Cái mùi ấy thân thương và gây nghiện. Em ngất ngây hít căng đầy lồng ngực cái mùi ấy trong khi các chú vây quanh: My đấy à? Nhớn bằng này rồi. Cháu tôi xinh quá. Đi đường có mệt không? Các chú cho em lên xe ngồi xạng hai bên. Các chú cẩn thận lấy rơm bện vào cái gác ba ga cho mềm không có tí đi đường nó xóc. Em bám vào hai cái giảm xóc rồi cứ thế các chú đưa về nhà. Dọc đường cả nhà nói chuyện như pháo rang. Từ thị xã Thái Bình về đến Tiền Hải cũng mấy chục cây. Chúng em đi cả trong. bóng tối. Lúc ấy Thái Bình vẫn chỉ có đèn dầu. Người đi cày về thấp thoáng trong ánh trăng nhàn nhạt, Em đi qua những cánh đồng thơm ngát, những luỹ tre rặng duối rậm rì, qua những gồ mả âm u đom đóm lập loè. Trên con đường toàn đá gộc ấy toàn mứt trâu. Ngày ấy dù không quen nhau nhưng gặp nhau ngoài đường là chào hỏi. Ôi nét văn hoá Thái Bình sao mà yêu đến thế. Chào bác, chào anh, bác đi làm đồng về ạ. Em rất thích đi về vào những đêm có trăng. Gió mát rượi, đường vắng vẻ, câu chuyện như rang, lòng em khấp khởi sắp về đến nhà ông bà nội rồi. Ông bà ơi cháu đang về đây rồi.
ơ mợ này An Ninh hay An Bồi đâyMợ chắc cũng same same tuổi em, em cũng quê TB, giống mợ là không sinh ra và lớn lên ở TB, và cũng có những kỷ niệm tương đối giống mợ mỗi mùa hè được về quê, quê em gần quê mợ, từ Thị xã đi qua quê em là đến quên mợ (em cuối Kiến Xương, giáp Tiền Hải). Thực sự là em có những kỷ niệm rất đẹp mỗi lần về quê (hồi nhỏ, cách đây cũng khoảng 40 năm), tình cảm họ hàng ấm áp, mùi rơm đốt để nấu nướng rất đặc biệt, mùi hương nén thơm vô cùng, những bữa cơm rất ngon (toàn các món ăn dân giã) ăn cùng với ánh đèn dầu, tắm sông, thả diều ... Nói chung là những kỷ niệm rất tuyệt vời.
Bài đấy nhạc hay phết, mà btw là giờ lại có Sài Gòn đấy cụ ạThái Bình ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không
Thái Bình ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
nay còn gì đâu...
Ai đã xa nhớ hàng me già,
thu công viên hoa vàng tượng đá
thôi hết rồi mộng ước xa xôi,
theo giòng đời trôi...
Thái Bình ơi!
Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Những quầy hoa quán nhạc đêm về
Còn rộn ràng giọng hát Sơn Tùng MTP
Thái Bình ơi!
Thôi hết rồi những ngày hát nhớ nhau
Nhớ Đồng Châu với tình ca sầu
mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu
Thái Bình ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
mất từng con phố đổi tên đường
khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
ôi tình buồn như đã sống thêm
Thái Bình ơi!
Tôi mất người như người đã mất tôi
như trường xưa mất tuổi thiên thần
hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan
Trăng ơi trăng có còn chăng là
Sao ơi sao, sao mờ lệ nhớ
Thái Bình ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mắt trời trong cánh nhỏ chim hiền
Đã ngậm sầu ngang môi lắng im
Thái Bình ơi!
Ta mất người như người đã mất tên
như mộ bia đá lạnh hương nguyền
Như trời sâu đã bỏ đất sầu.
Còn gì đâu...
Em quê An Bồi, Kiến Xương, Thái Bình cụ ạ.ơ mợ này An Ninh hay An Bồi đây
thế ra cũng cùng quê cả.... giờ mà hát bài nắng âm quê hương thì phải thay từ TB bằng từ gì cho nó thuận mồm chứ không ngang lắmEm quê An Bồi, Kiến Xương, Thái Bình cụ ạ.