[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Vì sao Hàn Quốc và Singapore muốn mua tên lửa “Vòm sắt” của Israel?
Sự thành công của hệ thống tên lửa Iron Dome ở dải Gaza đã khiến nó trở thành “hàng hot” trên thị trường vũ khí.
Hiện tại, Hàn Quốc và Singapore đang bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các hệ thống tên lửa “Vòm sắt”. Trước đó, lục quân Mỹ đã cân nhắc mua hàng loạt tổ hợp tên lửa đánh chặn này để trang bị cho các đơn vị quân sự Mỹ đóng tại Iraq và Afghanistan.
The New York Times, số ra ngày 30/11/2012 đăng tải một bài phân tích khẳng định tính hiệu quả của hệ thống tên lửa “Vòm sắt”.
Tờ báo nhấn mạnh, tên lửa của Mỹ cần phải “cố gắng” nhiều hơn nữa mới có thể đạt được thành công như các tổ hợp tên lửa Iron Dome của Israel.



Trong quá trình hoạt động chống lại lực lượng Hamas và các chiến binh Palestine ở dải Gaza, tên lửa Iron Dome đã bắn hạ khoảng 400 tên lửa bay theo hướng các khu vực đông dân cư. Số tên lửa này chiếm khoảng 85% tổng số tên lửa có khả năng gây nguy hiểm.
Tổng cộng, trong quá trình hoạt động, Israel đã bắn hơn 1.400 quả đạn rocket để đánh chặn các tên lửa của đối phương, tuy nhiên hệ thống này "không chú ý" tới tên lửa bay theo hướng không phải là một mối đe dọa đối với cuộc sống của người dân.

Iron Dome là tổ hợp phòng thủ tên lửa đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung, rocket và các loại đạn pháo cỡ lớn do tổ chức Hamas ở dải Gaza và Hezbollah ở vùng Đông Nam Lebanon bắn vào lãnh thổ Israel. Mỗi tiểu đoàn Iron Dome có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 150 km và ngăn chặn các loại tên lửa có tầm bắn từ 4 đến 70 km.
Tháng 3/2011, Lục quân Israel đã triển khai tổ hợp Iron Dome đầu tiên ở ngoại vi thành phố Beer Sheba phía Đông Nam Israel. Chỉ vài ngày sau khi triển khai, tổ hợp này đã đánh chặn thành công đạn rocket Grad phóng tới từ dải Gaza.
Tính tới thời điểm hiện tại, quân đội Israel đã triển khai ít nhất 3 tiểu đoàn Iron Dome dự kiến sẽ cần từ 15-20 tiểu đoàn tên lửa đánh chặn loại này để có thể bao quát toàn bộ lãnh thổ Israel.



Iron Dome đang trở thành hang hot trên thị trường vũ khí.

Hệ thống tên lửa Iron Dome là một trong những thành phần của hệ hống phòng thủ 4 cấp Israel, thuộc “Kế hoạch phản ứng trước tình trạng khẩn cấp quốc gia” là hệ thống phòng thủ hiện đại nhất, có khả năng bảo vệ quốc gia trước các đòn tấn công bằng bất kỳ loại tên lửa nào.
Bộ Quốc phòng Israel tiết lộ, hệ thống phòng thủ tên lửa cấp 1 sẽ dựa trên hệ thống Arrow-3 hoặc Strela-3, có khả năng tiêu diệt các loại tên lửa tương tự tên lửa đạn đạo Shahab-3 của Iran ngoài bầu khí quyển Trái đất.
Vũ khí chính của hệ thống phòng thủ cấp 2 là hệ thống Arrow-2, có khả năng tiêu diệt tên lửa bên trong bầu khí quyển. Hệ thống phòng thủ thứ 3 chủ yếu là các loại tên lửa có thể vô hiệu hóa các loại đạn pháo tác chiến tầm xa cũng như tên lửa có cánh được phóng từ mặt đất hoặc trên biển.



"Vòm sắt" là một trong những thành phần của hệ hống phòng thủ đa cấp của Israel.


Hệ thống radar hiện đại cảu Iron Dome

Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu. Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.

http://soha.vn/quan-su/vi-sao-han-quoc-va-singapore-muon-mua-ten-lua-vom-sat-cua-israel-20121226541542.htm

PS: Nói thêm Rocket của Hamas là loại GRAD đã tháo rời, gá lên mấy cái bệ thô sơ và bắn từng quả hoặc 3 - 4 quả 1 lúc. Chứ gặp BM-21 nó rải cho một loạt thì chặn bằng mắt :D

 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Em tưởng BM21 với Grad là 1 chứ nhỉ! Với lại sao Vòm sắt lại không chặn được BM21?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Em tưởng BM21 với Grad là 1 chứ nhỉ! Với lại sao Vòm sắt lại không chặn được BM21?
Thì định danh GRAD là tên gọi # của BM21 đấy mà bác :) biệt danh tiếng Nga dịch ra tiếng Anh/ Việt có nghĩa là "mưa đá". Còn Tây nó gọi là M1964
 

Vớ vẩn thôi

Xe điện
Biển số
OF-146284
Ngày cấp bằng
19/6/12
Số km
3,832
Động cơ
396,304 Mã lực
Nơi ở
Bãi giữa Sông Hồng
Nói thật với các Cụ , Mợ ngày xưa khi còn be bé nhà cháu ghét Israel lắm ạ ( Vì cứ xem tranh hài hước thấy một thằng cha mặt mũi gớm giếc minh họa ở dưới là Xionits cướp đất của dân Palestin ..bla bla bla.. ) ghê ghê là ! Về sau thấy nền nông nghiệp với cả quân sự nó tiến bộ đến thế giới phải ngả mũ , lại đọc cái này : http://vnthuquan.net/(X(1)S(jmtdi2ubehc0y1550qwpzk45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn4nmn2n31n343tq83a3q3m3237nvntn Mới hay , đất Palestin là đất ông cha mả tổ nhà nó nhưng do chiến tranh tôn giáo sắc tộc đã đuổi dân Do Thái đi tha phương cầu thực " ăn cơm cóp thiên hạ " nên nó có ý chí và tinh thần dân tộc tự cường nên sau nhiều thế kỉ đã lấy lại được đất của tổ tiên từ ngàn xưa và phát triển thành cường quốc như bây giờ . Dân Do Thái là dân tộc chúng ta phải học theo tấm gương của họ chứ không phải là Nhật hay Hàn . Tài liệu này của GS Nguyễn Hiến Lê viết năm 1973 các Cụ Mợ nhé !
 
Chỉnh sửa cuối:

Đại Ca

Xe tải
Biển số
OF-146589
Ngày cấp bằng
21/6/12
Số km
227
Động cơ
363,400 Mã lực
PS: Nói thêm Rocket của Hamas là loại GRAD đã tháo rời, gá lên mấy cái bệ thô sơ và bắn từng quả hoặc 3 - 4 quả 1 lúc. Chứ gặp BM-21 nó rải cho một loạt thì chặn bằng mắt :D
Grad BM 21 là pháo phóng loạt, tầm bắn gần, không thể xa như tên lửa nên khó bắn vào những khu quan trọng. Hơn nữa bọn Hamas chắc khó dùng ở quy mô lớn vì dễ bị phát hiện nên mới dùng loại xách tay. Nếu có để dùng ở quy mô lớn thì chắc lôi ra chưa kịp dùng, Israel nó nện cho tan xác.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Nói thật với các Cụ , Mợ ngày xưa khi còn be bé nhà cháu ghét Israel lắm ạ ( Vì cứ xem tranh hài hước thấy một thằng cha mặt mũi gớm giếc minh họa ở dưới là Xionits cướp đất của dân Palestin ..bla bla bla.. ) ghê ghê là ! Về sau thấy nền nông nghiệp với cả quân sự nó tiến bộ đến thế giới phải ngả mũ , lại đọc cái này : http://vnthuquan.net/(X(1)S(jmtdi2ubehc0y1550qwpzk45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn4nmn2n31n343tq83a3q3m3237nvntn Mới hay , đất Palestin là đất ông cha mả tổ nhà nó nhưng do chiến tranh tôn giáo sắc tộc đã đuổi dân Do Thái đi tha phương cầu thực " ăn cơm cóp thiên hạ " nên nó có ý chí và tinh thần dân tộc tự cường nên sau nhiều thế kỉ đã lấy lại được đất của tổ tiên từ ngàn xưa và phát triển thành cường quốc như bây giờ . Dân Do Thái là dân tộc chúng ta phải học theo tấm gương của họ chứ không phải là Nhật hay Hàn . Tài liệu này của GS Nguyễn Hiến Lê viết năm 1973 các Cụ Mợ nhé !
Đành rằng trong lịch sử đúng là vùng Jerusalem là đất Do Thái cũ, nhưng họ đã bị đuổi đi... 2000 năm nay rồi. Có nghĩa là đã hàng ngàn năm, hàng trăm đời người Palestin đã định cư, sinh sống ở vùng đất đó. Anh Do Thái không thể bảo đây là đất của tao từ thời... La Mã cổ đại để đòi lại đất của anh Palestin được, nó chẳng có lý gì cả. Giờ em hỏi bác, người Kinh chiếm các vùng đất từ Quảng Bình trở vào cũng mới đây thôi, các chúa Nguyễn thời Hậu Lê, khoảng 400 năm. Thế giờ nếu người Chăm Pa đòi lại đất thì lấy cái lí gì mà đòi?

Còn học tập theo thì bất kỳ dân tộc tiến bộ nào, văn minh hơn chúng ta, thành công hơn chúng ta, phát triển hơn chúng ta thì đều cần phải học. Học Do thái, học Anh, học Mỹ, học Đức, học Pháp, học Nhật, học Hàn, học Trung Quốc, học Singapore, học Thái Lan, học Malaysia v.v. Ông Nguyễn Hiến Lê này viết mình không cần học theo Nhật, Hàn thì đúng là... dớ dẩn!
 

Đại Ca

Xe tải
Biển số
OF-146589
Ngày cấp bằng
21/6/12
Số km
227
Động cơ
363,400 Mã lực
Đành rằng trong lịch sử đúng là vùng Jerusalem là đất Do Thái cũ, nhưng họ đã bị đuổi đi... 2000 năm nay rồi. Có nghĩa là đã hàng ngàn năm, hàng trăm đời người Palestin đã định cư, sinh sống ở vùng đất đó. Anh Do Thái không thể bảo đây là đất của tao từ thời... La Mã cổ đại để đòi lại đất của anh Palestin được, nó chẳng có lý gì cả. Giờ em hỏi bác, người Kinh chiếm các vùng đất từ Quảng Bình trở vào cũng mới đây thôi, các chúa Nguyễn thời Hậu Lê, khoảng 400 năm. Thế giờ nếu người Chăm Pa đòi lại đất thì lấy cái lí gì mà đòi?
Người Palestine là ai? Nếu muốn nói là đất của người Palestine thì cần định nghĩa một nước Palestine. Trước khi dân Do Thái di cư về lập quốc gia, vùng Palestine chịu sự quản lý của Anh, xa hơn nữa là thuộc đế quốc Ottoman. Dân ở đó là dân tứ xứ ô hợp, chủ yếu là hậu duệ dân Do Thái cũ, Arab du mục, Beduin ... Chưa bao giờ có một quốc gia tên là Palestine, mãi cho đến 1988 thì cụ Arafat mới tuyên bố lập quốc (nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận chính thức). Về lý rõ ràng là yếu hơn rồi. Trong thời điểm hiện tại, khi mà một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhận thì chuyện một thằng đến đòi đất ngày xưa hàng trăm năm trước là điều hoang tưởng. Mà ra tòa án quốc tế cãi thế nào? Không lẽ nói là đất của cụ tao ngày xưa nhưng mà tao đ'o biết và định nghĩa được cụ tao là ai. Bây giờ các bạn Palestine chỉ cố mà phát triển mạnh hơn Israel để đòi lại bằng vũ lực hoặc nài nỉ nó trả được phần nào hay phần đó. Nói chung tiền đồ tối như nhà chị Dậu.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Người Palestine là ai? Nếu muốn nói là đất của người Palestine thì cần định nghĩa một nước Palestine. Trước khi dân Do Thái di cư về lập quốc gia, vùng Palestine chịu sự quản lý của Anh, xa hơn nữa là thuộc đế quốc Ottoman. Dân ở đó là dân tứ xứ ô hợp, chủ yếu là hậu duệ dân Do Thái cũ, Arab du mục, Beduin ... Chưa bao giờ có một quốc gia tên là Palestine, mãi cho đến 1988 thì cụ Arafat mới tuyên bố lập quốc (nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận chính thức). Về lý rõ ràng là yếu hơn rồi. Trong thời điểm hiện tại, khi mà một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhận thì chuyện một thằng đến đòi đất ngày xưa hàng trăm năm trước là điều hoang tưởng. Mà ra tòa án quốc tế cãi thế nào? Không lẽ nói là đất của cụ tao ngày xưa nhưng mà tao đ'o biết và định nghĩa được cụ tao là ai. Bây giờ các bạn Palestine chỉ cố mà phát triển mạnh hơn Israel để đòi lại bằng vũ lực hoặc nài nỉ nó trả được phần nào hay phần đó. Nói chung tiền đồ tối như nhà chị Dậu.
Khu vực thuộc quản lý của Anh, không có nước nào, nhưng không có nước nào thì vẫn có dân sinh sống ở đó, người Arab đã sống ở đó ổn định hàng trăm đời rồi. Tự dưng thằng Do Thái ở đâu tràn về chiếm sạch đất đai của những người đang sinh sống ở đó chứ, lý ở đâu ra? Lý thuộc về kẻ mạnh! Còn tiền đồ thì khó nói, Do Thái sau 2000 năm mới lại phục quốc được, Palestin mới có gần 70 năm, không khéo Do Thái còn tối hơn Palestin nhiều.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Người Palestine là ai? Nếu muốn nói là đất của người Palestine thì cần định nghĩa một nước Palestine. Trước khi dân Do Thái di cư về lập quốc gia, vùng Palestine chịu sự quản lý của Anh, xa hơn nữa là thuộc đế quốc Ottoman. Dân ở đó là dân tứ xứ ô hợp, chủ yếu là hậu duệ dân Do Thái cũ, Arab du mục, Beduin ... Chưa bao giờ có một quốc gia tên là Palestine, mãi cho đến 1988 thì cụ Arafat mới tuyên bố lập quốc (nhưng vẫn chưa được quốc tế công nhận chính thức). Về lý rõ ràng là yếu hơn rồi. Trong thời điểm hiện tại, khi mà một quốc gia có chủ quyền được quốc tế công nhận thì chuyện một thằng đến đòi đất ngày xưa hàng trăm năm trước là điều hoang tưởng. Mà ra tòa án quốc tế cãi thế nào? Không lẽ nói là đất của cụ tao ngày xưa nhưng mà tao đ'o biết và định nghĩa được cụ tao là ai. Bây giờ các bạn Palestine chỉ cố mà phát triển mạnh hơn Israel để đòi lại bằng vũ lực hoặc nài nỉ nó trả được phần nào hay phần đó. Nói chung tiền đồ tối như nhà chị Dậu.
có nhà nước rồi này
Với 138 phiếu thuận trên 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng, tương đương hơn 2/3 số phiếu cần thiết theo quy định, Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức nâng quy chế của Palestine lên "nhà nước quan sát phi thành viên".

Đây được coi là "thời khắc lịch sử" của người dân Palestine. Quốc kỳ của Palestine nhanh chóng được treo lên tường tòa nhà Đại hội đồng, phía sau chỗ ngồi của đoàn Palestine. Ngay lập tức, Mỹ đã lên tiếng chỉ trích kết quả cuộc bỏ phiếu có ý nghĩa lịch sử này, trong khi Israel tuyên bố đây là "sự vi phạm các thỏa thuận" giữa nước này với Palestine.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nói thật với các Cụ , Mợ ngày xưa khi còn be bé nhà cháu ghét Israel lắm ạ ( Vì cứ xem tranh hài hước thấy một thằng cha mặt mũi gớm giếc minh họa ở dưới là Xionits cướp đất của dân Palestin ..bla bla bla.. ) ghê ghê là ! Về sau thấy nền nông nghiệp với cả quân sự nó tiến bộ đến thế giới phải ngả mũ , lại đọc cái này : http://vnthuquan.net/(X(1)S(jmtdi2ubehc0y1550qwpzk45))/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvnnn4nmn2n31n343tq83a3q3m3237nvntn Mới hay , đất Palestin là đất ông cha mả tổ nhà nó nhưng do chiến tranh tôn giáo sắc tộc đã đuổi dân Do Thái đi tha phương cầu thực " ăn cơm cóp thiên hạ " nên nó có ý chí và tinh thần dân tộc tự cường nên sau nhiều thế kỉ đã lấy lại được đất của tổ tiên từ ngàn xưa và phát triển thành cường quốc như bây giờ . Dân Do Thái là dân tộc chúng ta phải học theo tấm gương của họ chứ không phải là Nhật hay Hàn . Tài liệu này của GS Nguyễn Hiến Lê viết năm 1973 các Cụ Mợ nhé !
cái khoai là ngay chính cái đất tổ do thái ấy cũng là cái đất tổ của đạo Hồi
mà đạo Hồi có từ trc đạo do thái khá xa
tranh nhau là vì thế chứ ai bảo dân Palestine không có quyền trên đất Jerrusalem
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Liệu Iron Dome có xứng danh “Vòm sắt”?
Radar đa nhiệm Iron Dome (Vòm sắt) là sản phẩm của công ty hệ thống ELTA – công ty con của Tập đoàn công nghiệp hàng không vũ trụ Israel (Israel Aerospace Industries), được Tel Avip mệnh danh là “kẻ bảo hộ” tin cậy của Israel. Nó có khả năng sục sạo suốt ngày đêm, có thể phát hiện và đo đạc bất kỳ mối đe dọa đến an ninh Israel trong mọi điều kiện thời tiết, ở mọi cự ly.



Niềm tự hào của công nghiệp tên lửa và radar Israel.
Phó giám đốc bộ phận phát hiện và đánh chặn của IAI/ELTA, ông Avi Leshem cho biết, tỷ lệ phát hiện và đánh chặn tên lửa thành công của radar Iron Dome vượt trội tất cả các loại radar cùng loại trên thế giới.
Trong giai đoạn đánh giá sơ bộ, đầu tiên radar đánh giá khu vực ảnh hưởng của tên lửa, hỏa tiễn và pháo cối bắn sang và phát tín hiệu cảnh báo tới khu vực đó, sau đó nó gửi số liệu cần thiết đến thiết bị đánh chặn và xem xét liệu có cần phải đánh chặn hay không, nếu nó chỉ ảnh hưởng đến những khu vực không dân cư như: đồng ruộng. rừng núi thì hệ thống đánh chặn sẽ không khởi động.
Lí luận phát triển Radar Iron Dome của người Israel xuất phát từ khái niệm về radar đa nhiệm, bao gồm: định vị và khóa chết mục tiêu, phòng không và thực hiện đánh chặn, tất cả các nhiệm vụ đó đều được thực hiện bởi Iron Dome chứ không cần các radar chuyên trách từng nhiệm vụ như trước. Có thể nói, Iron Dome cung cấp số liệu vô cùng chính xác về vị trí và quỹ đạo bay của tên lửa địch, đảm bảo độ tin cậy cao cho hệ thống tên lửa đánh chặn, hơn nữa nó lại rất dễ thao tác.
Mỗi đại đội “Iron Dome’ bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ. Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử - quang học, tầm bắn 4- 70 km, có thể đánh chặn các loại đạn cối, pháo, hỏa tiễn và tên lửa tầm trung, tầm ngắn.

Tên lửa Tamir có đầu dò cảm biến điện tử - quang học, tầm bắn 4- 70 km
Hiện Israel đã triển khai 5 đại đội tên lửa Iron Dome, đại đội đầu tiên được triển khai tại khu vực phụ cận Be'er Sheva - thành phố lớn nhất thuộc sa mạc Negev, cách dải Gaza khoảng 40km. Đại đội thứ hai được triển khai ở thành phố Ashkelon, cách dải Gaza hơn 10km về phía bắc, đại đội thứ 3 được bố trí tại khu vực phụ cận Ashdod, nằm xa hơn về phía bắc của bờ biển Ashkelon. Đầu tháng tháng 7, Tel Avip đã triển khai đại đội “Iron Dome” thứ 4 tại khu vực phụ cận thành phố cảng Eliat bên bờ Hồng hải (biển Đỏ), đại đội thứ 5 được triển khai vào ngày 17/11 vừa qua nhưng không rõ ở địa điểm nào.
Người Israel khẳng định hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của “Iron Dome” lên tới 90%, nhất là sau khi chỉ có một số ít tạp chí quân sự cho rằng con số đó chỉ đạt tối đa là 75%. Sau khi triển khai đại đội thứ 5, Israel đã tiến hành thử nghiệm hệ thống Iron Dome vừa được cải tiến. Các hạng mục mới được nâng cấp gồm: sửa lỗi phần mềm điều khiển, cải tiến radar và sửa đổi hệ thống chiến đấu và ngay sau đó nó đã được kiểm chứng thực tế.
Theo thông tin từ Lực lượng phòng vệ Israel, trong 3 ngày diễn ra chiến dịch quân sự Pillar of Defence đầu tháng 11 vừa qua. Lực lượng Hamas đã bắn 737 tên lửa vào Israel, 492 quả đã rơi xuống, 245 quả đã bị hệ thống đánh chặn Iron Dome bắn hạ. Trong 492 quả đó, chỉ có một quả rơi xuống một tòa nhà 4 tầng ở thị trấn Kiryat Malachi cách 25km về phía Nam dải Gaza làm 3 người Israel thiệt mạng, số còn lại đều rơi xuống các khu vực không có dân cư. Như vậy có đến hơn 99% các tên lửa có khả năng đe dọa cho tính mạng người dân đều đã bị đánh chặn.

Hiệu suất cao của Iron Dome một phần do cách tính ảo
Liên quan đến hệ thống này, tạp chí Mỹ “Tiêu điểm phòng thủ tên lửa” đã có bài phỏng vấn ông George Lewis - chuyên viên cao cấp của viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Judith Joppe - Đại học Cornell của Hoa Kỳ. Qua các số liệu đang nghiên cứu về “Iron Dome” và tham khảo các nguồn tin đáng tin cậy của mình, ông George Lewis khẳng định hiệu suất cao của Iron Dome một phần là số liệu ảo.


Mô hình đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa “Iron Dome”
Lần thử lửa thực tế đầu tiên của “Iron Dome” diễn ra vào ngày 07/04/2011, lần đầu tiên nó đã bắn hạ được một quả rocket 122mm “Grad”. Trong mấy ngày tiếp theo, hệ thống này đã đánh chặn thành công 8 lần, trong 8 hoặc 9 vụ tấn công kế tiếp. Vào hạ tuần tháng 8/2011, ước chừng 130 quả rocket (chủ yếu là loại 122mm “Grad” và “Quassams”) được phóng sang từ dải Gaza, trong đó chỉ có 28 quả là có khả năng uy hiếp cao.

Theo tin của tờ “Bưu điện Jerusalem” - Israel, tỷ lệ đánh chặn thành công là 22/28 quả, đạt tỷ lệ 78%, số lượng bắn hạ không thành công được quy kết do lỗi thao tác của nhân viên kỹ thuật nhưng trên thực tế là do trục trặc của chính tên lửa đánh chặn. Hệ thống “Iron Dome” tiến hành lần đánh chặn cuối cùng trong năm 2011 vào hạ tuần tháng 10. Israel đã hứng chịu 9 đợt tấn công bằng Rocket, mặc dù cả 3 tiểu đoàn đều khai hỏa nhưng tỷ lệ thành công chỉ có 3 lần.
Như vậy, trong năm 2011, các hệ thống “Iron Dome” đã triển khai hoạt động tất cả 3 lần. Đợt đầu tiên là tháng 4, Israel thành công 8 trong tổng số 10 lần đánh chặn, đạt hiệu suất 80%. Lần thứ 2 vào tháng 8, tỷ lệ thành công là 22/28, đạt 78%. Còn lần thứ 3 chỉ thành công vỏn vẹn 3 lần khi đối phó với 9 đợt công kích, tỷ lệ giảm xuống còn 33%. Hiệu suất bình quân chỉ đạt 70% với tỷ lệ thành công 33/47.
Hệ thống “Iron Dome” được sử dụng nhiều nhất từ ngày 9 - 15/03/2012. Hamas đã phóng sang miền nam Israel khoảng gần 300 quả rocket và pháo cối, các hệ thống “Iron Dome” đã ngăn chặn thành công 80% các mục tiêu cần thiết, còn các quan chức quân đội Israel hùng hồn tuyên bố con số ấn tượng hơn là 90%.


Binh sĩ đang thao tác điều khiển hệ thống Iron Dome
Về sự kiện này, ông George Lewis khẳng định mình nắm trong tay báo cáo chi tiết về vấn đề sai sự thật này. Các quan chức quân đội Israel báo cáo, đã có 250 quả rocket và pháo cối từ dải Gaza bắn sang Israel, trong đó có 166 quả xâm nhập vào không phận Israel. Trong số này có 74 quả có khả năng bắn trúng khu vực dân cư hoặc các công trình dân sự. Trước khi chúng bắn trúng mục tiêu, hệ thống “Iron Dome” đã bắn hạ 56 quả, đạt hiệu suất 75%. Trong số 166 quả rocket và pháo cối bắn sang Israel, chỉ có 18 quả bắn trúng mục tiêu thì đương nhiên hiệu suất phải là 90%. Điều này chứng tỏ các kết quả báo cáo toàn là số liệu ảo, thực chất 90% không phải là hiệu suất bắn hạ tên lửa mục tiêu của “Iron Dome” mà là tổng số tên lửa không trúng mục tiêu, trong đó số đánh chặn được thấp hơn rất nhiều số rơi nằm ngoài khu vực phòng thủ của nó.
Lần đánh chặn thứ 5 của hệ thống “Iron Dome” diễn ra vào trung tuần tháng 6/2012, Bộ quốc phòng Israel tuyên bố họ đã đánh chặn thành công 7 lần. ông George Lewis cho biết mình không được xem bất cứ một báo cáo cụ thể về số lần bị tiến công trên thực tế, nhưng ít nhất đã có hơn 150 quả rocket được phóng sang Israel mà họ mới đánh chặn được 7 quả.
Iron Dome đạt hiệu suất cao của do chưa gặp đối thủ xứng tầm
Không thể phủ nhận là Iron Dome đã làm giảm đáng kể thiệt hại của Israel trong các vụ pháo kích của Hamas. Thế nhưng, các chuyên gia quân sự cho rằng, người Israel chớ vội mừng, Iron Dome đạt hiệu suất cao như vậy vì sự thực là nó chưa gặp phải một đối thủ xứng tầm.

Hệ thống Iron Dome của Israel chưa gặp phải đối thủ xứng tầm
Thứ nhất: hỏa lực của Hamas không tập trung với cường độ cao nên dễ dàng bị đánh chặn. Giả sử Iron Dome phải đối đầu lực lượng pháo binh chính quy sử dụng giàn pháo phản lực 40 nòng BM-21 Grad do Nga sản xuất thì hậu quả sẽ như thế nào? Một tiểu đoàn tên lửa loại này thường được bố trí 18 dàn phóng với tổng cộng 720 quả tên lửa, thời gian xác định mục tiêu và khai hỏa chỉ trong vòng 3 phút. Trong điều kiện tác chiến, chỉ cần vài chục giây một tiểu đoàn có thể đồng loạt phóng tất cả 720 quả rocket về phía trận địa đối phương. Hamas cũng có loại hỏa tiễn này nhưng chỉ là vài ống phóng dạng rời, không thể bắn từng loạt lớn sang Israel nên Iron Dome có đủ khả năng đối phó.
Thứ 2: Lực lượng Hamas không có lực lượng trinh sát mục tiêu đủ mạnh. Thường họ pháo kích sang Israel theo kiểu bắn tọa độ, cứ ngắm sang Israel là được, không trinh sát cụ thể các mục tiêu trọng điểm nên thường là bắn hú họa, có khi một nửa số vũ khí bắn không trúng lãnh thổ Israel, số còn lại ít nhất một nửa, thậm chí 2/3 bắn chẳng trúng vào mục tiêu trọng điểm nào. Vì vậy các hệ thống “Vòm sắt” dễ dàng phân loại và tiến hành đánh chặn có hiệu quả một số lượng nhỏ tên lửa có khả năng uy hiếp cao. Chỉ cần một nửa số hỏa tiễn phóng đi có khả năng uy hiếp lớn là Iron Dome sẽ bị quá tải, không thể đánh chặn xuể được.


Nếu Iron Dome phải đối đầu với hệ thống hỏa tiễn 40 nòng BM-21 Grad
của Nga thì chưa biết hậu quả thế nào.
Thứ 3: Trang bị của Hamas quá cũ, không có vũ khí nào điều khiển chính xác.
Trên thực tế, các loại súng cối, pháo, hỏa tiễn của Hamas là loại không điều khiển lại các tham số đường đạn, đã phóng đi thì 1 là trúng, hai là trượt không thể thay đổi được. Giả sử Iron Dome gặp phải các loại pháo điều khiển chính xác, trước hết tập trung đánh phá đúng vào các trận địa Iron Dome, sau đó mới tiến hành công kích các mục tiêu khác thì hậu quả sẽ không lường hết được. Hơn nữa, các loại hỏa tiễn và tên lửa phóng sang Israel chủ yếu là có vận tốc, độ cao và quỹ đạo bay cố định, chỉ qua vài lần điều chỉnh là Israel dễ dàng nắm được quy luật này và có biện pháp đối phó tối ưu. Nếu trong tay Hamas có các loại tên lửa có khả năng thay đổi quỹ đạo, có thể biến tốc và biến đổi độ cao thì “Vòm sắt” sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Một điểm nữa đáng lưu ý là giá thành mỗi quả tên lửa đánh chặn vào khoảng 50.000 USD, trình tự tác chiến chuẩn của “Iron Dome” là mỗi lần phải phóng 2 quả tên lửa đánh chặn để tiêu diệt 1 quả tên lửa của kẻ địch. Nếu như Hamas bắn chính xác hơn, chi phí cho hệ thống đánh chặn tên lửa sẽ rất cao.
Với hiệu quả đánh chặn thực tế không cao như tuyên bố và chưa gặp phải một địch thủ xứng đáng, có thể khẳng định để Iron Dome xứng danh là "Vòm sắt" và xây dựng được một hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả, đối phó được những đối thủ có vũ khí trang bị hiện đại hơn trong tương lai, Israel sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Lieu-Iron-Dome-co-xung-danh-Vom-sat/477778.antd

Tầm 2 xe BM-21 Grad (Đạn Grad rẻ đến nỗi VN còn tự sản xuất được) căn toạ độ vào khu dân cư hoặc căn cứ quân sự Israel rồi đồng loạt nã 80 quả đạn liên tiếp (40 quả 1 xe) thì Iron Dome đỡ vào mắt, thiệt hại cũng kha khá

chẳng qua trình ngắm của Hamas hơi còi bắn số lượng ít, khoảng dưới chục quả phóng với thời gian cách quãng

chứ 80 quả phóng đồng loạt trong 1-2 phút từ 2 xe BM-21 (1 xe Grad mang 40 đạn phóng hết toàn bộ 40 quả chỉ trong 23 giây) Grad thì đỡ kiểu gì ?

Mỗi hệ thống Iron Dome chỉ có 20 tên lửa đánh chặn, cần ít nhất 5 hệ thống bao quanh 1 khu vực như vậy để đánh chặn tất cả đám kia, nếu hiệu quả tiêu diệt đạt trên 95%

Bắn trong 1 phút hết 40-80 quả xong rồi rút radar có xác định tọa độ cũng chịu, đếch trả đòn được

1 quả grad giá trung bình khoảng 2000$ còn khung gầm xe tải Ural giá 1.700.000 rúp, tính ra là 600.000$, cả xe cả đạn chỉ bằng 12 quả tên lửa đánh chặn, ai chịu thiệt hơn quá rõ :D

http://khmerization.blogspot.com/2010/02/cambodia-to-test-fire-multiple-bm-21.html





ID làm nhiệm vụ rõ ràng trong hệ thống SAM của Israel được đặt ra , tầm gần và cực gần là Iron Dome bắn hạ các rocket ngu , mortal bắn linh tinh từ Palestine ( bản thân nhu cầu của IDF đặt ra cũng đòi hỏi nhiệm vụ này ) , David Sling , Arrow-2 , PAC-3 là tầm trung còn Arrow-3 tầm cao đối phó máy bay , tên lửa đạn đạo chiến thuật

 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,526
Động cơ
365,525 Mã lực
Lại lôi bm21 vào dìm hàng , đúng là buồn cười thật
. Sao không bảo palestine nó vác scud ra mà bắn , hay vác su sang ma ném bom . Nó đã cứu sống người dân do thái thì chi phí có cao cũng chả làm sao
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,828 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
@ All

Nếu kg còn thông tin mới về chủ điểm này thì em xin đóng topic tại đây.

Cũng xin nhắc các cụ tham gia box TLKQ, khi tranh luận với nhau về vấn đề kỹ thuật quân sự, nếu vô tình hoặc cố ý lồng sự yêu thích hay ghét bỏ theo cảm tính của mình đối với một trường phái vũ khí hay với một cá nhân nào đó thì người post bài cũng nên tôn trọng các thành viên khác qua việc sử dụng câu chữ trong comment của mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng diễn đàn OF. Trong thời gian qua, em đã mất công xóa nhiều comment có câu chữ không được lịch sự lắm và có lẽ đã đến lúc phải rút thẻ nếu sự việc vẫn tiếp diễn.

Vì vậy, một lần nữa rất mong nhận được lưu tâm và sự đồng thuận của mọi người để box TLKQ thực sự là một box chất lượng trong diễn đàn OF.

Polar Bear+
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Đừng đóng vội bác :), nhân topic này em xin tổng hợp lại 1 số hệ thống phòng không tầm thấp-trung và cao phổ biến trên thế giới.

Tổ hợp tên lửa pháo phòng không Pantsir-S của Nga



Các tổ hợp tên lửa pháo phòng không mới nhất “Pantsir-S” của Nga có khả năng tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công đường không ở cơ chế tự động.

Ngày 18/3, Nga đã chính thức đưa vào biên chế cho lực lượng không quân 10 tổ hợp tên lửa pháo phòng không đầu tiên thế hệ mới mang tên “Pantsir-S” có khả năng tiêu diệt và đánh chặn bất cứ phương tiện tấn công đường không nào của đối phương ở cơ chế tự động.

Bên cạnh đó, tổ hợp tên lửa “Pantsir-S” còn có khả năng bảo vệ các mục tiêu quân sự quan trọng mà trước tiên là các phương tiện phòng không hiện đại tầm xa như tổ hợp tên lửa phòng không S-400.

Theo tuyên bố của các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên trong lịch sử lực lượng vũ trang Nga, hệ thống phóng tên lửa và pháo phòng không cùng được thiết kế, chế tạo trên một chiếc xe chiến đấu chuyên dụng.

“Pantsir-S” có khả năng phát hiện và theo dõi đồng thời 20 mục tiêu cùng một lúc, trong đó có khả năng tấn công tiêu diệt 4 mục tiêu nguy hại nhất trong số đó.

Trong điều kiện tác chiến hiện đại như hiện nay, do số lượng phương tiện tấn công của đối phương nhiều lại ứng dụng loại vũ khí chính xác cao nên nếu điều khiển bằng cơ học thì sẽ không đủ thời gian để có thể đưa ra quyết định tiêu diệt mục tiêu này hay mục tiêu khác nên tiêu diệt mục tiêu ở cơ chế tự động sẽ giải quyết được vấn đề này.

Loại tổ hợp pháo phòng không hiện đại này có khả năng làm việc trong đội hình tổ từ 3-5 xe tác chiến chuyên dụng, một trong số đó đóng vai trò chủ đạo, điều phối các xe còn lại.

Nếu xét về nhiều tiêu chí thì “Pantsir-S” còn vượt trội hơn nhiều so với các tổ hợp tên lửa pháo phòng không hiện đại khác của các nước trên thế giới. Tầm hoạt động của tổ hợp “Pantsir-S” có thể xa gấp 2 lần, tốc độ phóng có thể nhanh gấp 5 lần so với các tổ hợp khác cùng loại.



Tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" của Anh

Tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" do Công ty "British aerospace" chế tạo trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không “Trường kiếm” (Rapier) trang bị cho quân đội Anh từ năm 1971.


Trong thành phần Trung đoàn phòng không số 12 của Anh, “Trường kiếm” đã tham gia các hoạt động tác chiến trong thời gian diễn ra xung đột tranh giành quần đảo Malvinas giữa Anh và Argentinanăm 1982.

Theo nguồn tin từ Chính phủ Anh cho biết, trong cuộc xung đột này, Anh đã triển khai 12 ống phóng và đã tiêu diệt được 14 máy bay của Argentina. Ngoài ra, “Trường kiếm” còn được quân đội Iran sử dụng trong cuộc chiến giữa Iran và Iraq trong những năm 1970. Trong cuộc chiến này nó đã tiêu diệt máy bay ném bom loại Tu-22 của Iraq.

"Trường kiếm-2000" dùng để chống lại các mục tiêu bay thấp (tên lửa có cánh, máy bay không người lái, trực thăng yểm trợ hoả lực) trong điều kiện địch sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử chế áp tích cực.

Vào năm 1955, tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho các đơn vị, phân đội Lục quân và không quân Anh. Nhà sản xuất dự kiến sẽ tiến hành sản xuất tất cả 205 tổ hợp, nhưng cho đến năm 1997 mới đưa vào trang bị tất cả 57 tổ hợp.

Tổ hợp có các đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội, khả năng chống nhiễu cao, hoả lực mạnh, mức độ tự động hoá quá trình hoạt động tác chiến cao, có hai kênh dẫn hướng tên lửa. Ngoài ra, theo đánh giá của các chuyên gia, tổ hợp này có độ bền cao trước tác động từ những vụ nổ hạt nhân.

Tất cả thiết bị của tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" được bố trí trên 3 rơmoóc đồng trục đa năng với các nguồn điện cung cấp độc lập.

Rơmoóc đầu tiên lắp đặt bệ phóng với 8 tên lửa phòng không có điều khiển, trạm quang điện tử (truyền hình) dùng để theo dõi mục tiêu và tên lửa và máy phát tần vô tuyến dùng để truyền mệnh lệnh dẫn hướng tên lửa.

Rơmoóc thứ hai lắp đặt trạm radar phát hiện mục tiêu "Dagger". Rơmoóc thứ ba - trạm radar dẫn hướng tên lửa "Blindfire-2000". Các rơmoóc được kéo bởi 3 ô tô 4 tấn có khả năng vượt địa hình cao. Trên thân xe bố trí 15 tên lửa phòng không có điều khiển.

Ngoài ra, trong thành phần của tổ hợp còn có 2 đài điều khiển bắn từ xa cho người chỉ huy và trắc thủ, được bố trí trên giá ba chân. Mỗi bán rơmoóc có máy phát điện điêzen riêng, máy điều hoà và thiết bị làm lạnh bằng chất lỏng.

Các bán rơmoóc được liên kết với nhau bằng cáp sợi quang. Điều này làm tăng độ bền hoạt động khi bị tác động xung điện từ. Tất cả các thiết bị được chuẩn hoá một cách rộng rãi (bao gồm cả các nguồn cung cấp điện), dễ thử nghiệm và thay thế.

Trạm radar phát hiện mục tiêu "Dagger"

Trạm radar 3 toạ độ kết hợp - xung với việc xử lý tín hiệu dople "Dagger" của công ty Plessi cho phép phát hiện và bám đến 75 mục tiêu đồng thời theo 3 toạ độ, cũng như đánh giá mức độ nguy cơ của các mục tiêu trong tình hình nhiễu phức tạp. Khi phát hiện bị tên lửa chống radar tấn công, trạm radar tự động ngừng hoạt động.

Thành phần chính của thiết bị anten radar là lưới phẳng gồm 1024 nguồn bức xạ, có giản đồ hướng nhiều tia (theo góc tà) với tầng búp sóng bên thấp. Để thiết lập giản đồ hướng của anten sử dụng sơ đồ song song. Máy phát được trang bị hệ thống làm lạnh bằng chất lỏng.

Các tham số tín hiệu mô phỏng - tần dò được xác định tự động. Máy thu của radar được chế tạo theo sơ đồ của máy thu đổi tần. Khi xử lý tín hiệu, trong máy thu sử dụng biến đổi tần kép. Các đường hãm trong sóng âm học bề mặt được sử dụng như là các bộ lọc phối hợp.

Các đặc tính đặc trưng của trạm “Dagger” là công suất phát xạ tương đối lớn khi mà các đặc tính trọng lượng, kích cỡ nhỏ (trọng lượng 860kg), dải động lực học của máy thu rộng, tốc độ xử lý dữ liệu cao và sử dụng sơ đồ liên kết siêu lớn bao gồm đến 70.000 các thành phần lozíc.

Ngoài ra, trạm radar có độ tin cậy cao (thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng hóc 600h), cũng như các đặc tính khai thác sử dụng tốt (tự động kiểm soát hoạt động của tất cả các thiết bị, thời gian khôi phục trung bình 30 phút).

"Dagger" được trang bị hệ thống nhận biết “địch - ta” do công ty Kossor Elektroniks chế tạo. Ngoài việc thực hiện các chức năng cơ bản, hệ thống này có thể được sử dụng để xác định toạ độ các mục tiêu theo dõi.

Trạm radar dẫn hướng "Blindfire-2000"

Trạm radar đơn xung "Blindfire-2000" bảo đảm tự động theo dõi mục tiêu trên không và dẫn hướng cho các tên lửa phòng không có điều khiển trong bất kỳ thời gian nào ngày cũng như đêm không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Phương án radar DN-181 của tổ hợp "Trường kiếm" là phương án cải tiến, có độ bí mật hoạt động và khả năng chống nhiễu cao nhờ việc sử dụng tín hiệu với biến điệu tần số tuyến tính. Ngoài ra, trong trạm radar mới, cạnh thiết bị phản xạ chính của anten (ở vị trí camera) lắp đặt máy thu phát xạ liên tục dùng để đưa tên lửa đến đường quan sát mục tiêu một cách nhanh chóng.

Phương pháp dẫn hướng tên lửa phòng không có điều khiển trong tổ hợp này được thực hiện tương tự như tổ hợp "Trường kiếm". Trạm "Blindfire-2000" khai thác tín hiệu tỉ lệ với độ lệch góc tên lửa so với đường quan sát mục tiêu, sau đó tín hiệu được biến đổi thành mệnh lệnh điều khiển.

Ống phóng

Ống phóng tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển "Trường kiếm-2000" được tính toán để bố trí 8 tên lửa và được trang bị hệ thống thuỷ lực học.
Dẫn động của nó bảo đảm bắn vòng trong bề mặt thẳng đứng và xoay ống phóng đã nạp tên lửa theo góc tà từ -5 đến +60° trong mặt phẳng thẳng đứng. Việc nạp đạn cho ống phóng được thực hiện bằng tay bởi kíp gồm 2 người.

Để nâng cao hiệu quả bắn trong các điều kiện sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử, trong ống phóng lắp đặt trạm quang - điện tử theo dõi mục tiêu và tên lửa. Trạm này gồm các thiết bị quan sát nhiệt và truyền hình, bảo đảm tự động theo dõi các mục tiêu đã chọn để bắn và dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu đó.

Trong trạm sử dụng các bộ vi xử lý “Argus” М700/40 bằng sơ đồ liên kết lớn có khả năng hoạt động nhanh đến 1,6 triệu thao tác/s.

Tên lửa phòng không có điều khiển

Trong tổ hợp tên lửa phòng không "Trường kiếm-2000" sử dụng tên lửa phòng không có điều khiển một tầng “Trường kiếm” Mk2.

Tên lửa này được chế tạo theo sơ đồ khí động lực học thông thường. Ở phần giữa tên lửa lắp đặt mặt của thiết bị ổn định với anten thu mệnh lệnh dẫn hướng, còn đuôi bố trí cần điều khiển khí động lực học… bảo đảm khả năng theo dõi trong quá trình bay với sự hỗ trợ của trạm quang - điện tử.

Tên lửa phòng không có điều khiển có động cơ nhiên liệu rắn hai chế độ do công ty Roiyal Ordnans chế tạo. Tên lửa có thể được trang bị các đầu đạn tác chiến nổ - mảnh với đầu nổ điều khiển từ xa (laze) dùng để tiêu diệt các mục tiêu có kích thước nhỏ (tên lửa có cánh và tên lửa chống radar) và đầu đạn bán xuyên thép với đầu nổ tiếp xúc hoạt động chậm dùng để chống lại máy bay và trực thăng của địch. Việc kích nổ đầu đạn tác chiến có thể được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị tự thủ tiêu.

Tên lửa phòng không có điều khiển có độ tin cậy cao, không phải điều chỉnh và kiểm tra trong thời gian hàng chục năm. Nó được cất giữ và vận chuyển bằng các côngtenơ chuyên dụng.

Việc sử dụng trong tổ hợp hai máy phát mệnh lệnh độc lập (trên trạm "Blindfire-2000" và ống phóng), cũng như hai thiết bị theo dõi (thiết bị radar quang - điện tử) cho phép tiến hành bắn hai mục tiêu đồng thời. Việc xử lý thông tin nhận được từ trạm radar "Dagger" hoặc thông qua mạng phòng không thống nhất, phóng và dẫn hướng tên lửa được thực hiện một cách tự động với sự hỗ trợ của máy tính điện tử chuyên dụng.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, trắc thủ có thể độc lập xác định các mục tiêu nguy hiểm nhất và tiến hành bắn mục tiêu đó trong chế độ bằng tay. Ngoài ra, việc trang bị thiết bị ngắm bắn chuyên dụng cho phép kíp tổ hợp tên lửa phòng không xác định các toạ độ góc (phương vị và góc tà) của mục tiêu phát hiện bằng mắt thường (khi không có các nguồn thông tin khác) và chuyển các toạ độ này đến một trong các phương tiện theo dõi.

Hoạt động tác chiến của tổ hợp được tiến hành theo các bước sau: Trạm radar quan sát "Dagger" tiến hành phát hiện mục tiêu, nhận biết mục tiêu quốc gia và theo dõi.

Thông tin về tuyến đường của mục tiêu được xử lý với sự hỗ trợ của thuật toán quy định mục tiêu tiêu diệt phù hợp ưu tiên đã chọn trước (ví dụ, bắn mục tiêu đang bay từ hướng ưu tiên đã chọn trước). Trắc thủ lựa chọn chế độ theo dõi mục tiêu – vô tuyến điện hoặc quang điện tử.

Khi ở chế độ vô tuyến điện, trạm radar tự động theo dõi mục tiêu, trắc thủ bấm nút phóng tên lửa khi mà điểm gặp nhau giữa tên lửa và mục tiêu trong khu vực tiêu diệt. Tiếp theo, chặn bắt tên lửa đã phóng và dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu.

Mệnh lệnh dẫn hướng tên lửa được chuyển đến khoang của tên lửa với sự hỗ trợ của máy phát mệnh lệnh. Khi tên lửa đang tiến hành tìm kiếm trong quá trình bay, tổ hợp có thể tiến hành bao quát theo dõi các mục tiêu tiếp theo và phóng quả tên lửa thứ hai.

Các biến thể

Có tính đến thị trường vũ khí truyền thống chuyên sử dụng trong các khu vực sa mạc và các nước có khí hậu nóng nên Anh đã tiến hành chế tạo phương án xuất khẩu của tổ hợp "Trường kiếm-2000" - "Jernas".

Trong thành phần của Jernas gồm cabin điều khiển được lắp đặt trên khung gầm xe ô tô hạng nhẹ (loại 4x4). Trên cabin này bố trí bàn điều khiển của người chỉ huy và trắc thủ tổ hợp tên lửa phòng không, cũng như máy điều hoà.
Một số hình ảnh về “Trường kiếm -2000”:

Các đặc tính kỹ - chiến thuật
Cự ly bắn tối thiểu: 0,5km
Cự ly bắn tối đa: 8km
Độ cao tối đa tiêu diệt mục tiêu: 3,5km
Độ cao tối thiểu tiêu diệt mục tiêu: 0,15km
Tham số hướng giới hạn: 5,5km
Vận tốc tối đa tiêu diệt mục tiêu: 500 m/s
Xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa: 0,6
Thời gian triển khai: 10 phút
Thời gian phản ứng: 5s


Tên lửa “Trường kiếm” Mk2

Trọng lượng phóng: 43kg
Chiều dài: 2,24m
Đường kính tối đa của thân: 130mm
Vận tốc bay tối đa: 700m/s
Trọng lượng đầu đạn tác chiến: 1,5kg


Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp
Khi tác chiến độc lập, xạ thủ bắn sử dụng hệ thống phát hiện quang học, vào ban đêm sử dụng camera hồng ngoại.

- Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp dùng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp quan trọng, các căn cứ không quân, sở chỉ huy, đội hình phòng không khi đang cơ động.

Trong hệ thống phòng không của pháp, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic được coi là thành phần “chủ lực” dùng để chống lại máy bay, trực thăng (kể cả bay ở chế độ treo), các tên lửa có cánh bay ở tần thấp và cực thấp. Tổ hợp Aspic có thể sử dụng các tên lửa loại Mistral, Stinger và tất cả các loại nào có thể thích ứng với nó.

Tổ hợp Aspic là một hệ thống hoả lực độc lập được tự động hoá hoàn toàn, có thể sử dụng theo phương án cố định hoặc lắp đặt trên khung gầm các loại xe khác nhau có sức chở 1.500kg, trong đó có xe hạng nhẹ loại Hammer và Peugeot P4.

Cự ly hoạt động của Aspic từ 0,3 – 7,0km, tầm cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,5 – 3,0 km
Trong trường hợp bố trí trên khung gầm xe ô tô, 4 tên lửa tác chiến nằm trong container vận chuyển – phóng đặt trên thiết bị phóng, còn 4 tên lửa dự bị đặt trên ô tô. Tuỳ thuộc vào loại tên lửa tác chiến sử dụng trên thiết bị phóng, số lượng tên lửa có thể tăng đến 8 quả.

Xe chiến đấu của tổ hợp được trang bị hệ thống kết nối và định hướng. Kíp gồm 2 người (lái xe và xạ thủ bắn).

Thành phần chính của tổ hợp là hệ thống điều khiển hoả lực, bao gồm hệ thống phát hiện quang học ARES, camera hồng ngoại, máy tính và hệ thống tự động bám mục tiêu. Khi tác chiến độc lập, xạ thủ bắn sử dụng hệ thống phát hiện quang học, vào ban đêm sử dụng camera hồng ngoại. Nhờ việc trang bị các phương tiện phát hiện mục tiêu quang - điện tử nên radar địch khó phát hiện được tổ hợp và tăng khả năng sống còn cho tổ hợp.

Trạm điều khiển lắp đặt bên ngoài cho phép kíp chiến đấu ẩn nấp ở trong hầm trú ẩn cách xe chiến đấu đến 50m khi tiến hánh các hoạt động tác chiến.

Tổ hợp tên lửa phòng không Aspic có thể trang bị hệ thống nhận biết “địch – ta” SB14 với cự ly hoạt động đến 20km. Hệ thống Samantha hoặc phương án cải tiến Clara của nó được sử dụng như là trạm điều khiển. Trạm điều khiển Samantha do công ty Thomson-CSF sản xuất, bảo đảm quan sát tình hình trên không, truyền chỉ thị mục tiêu, điều khiển các phương tiện tác chiến phối thuộc, tự động xác định các mục tiêu sở hữu quốc gia, liên lạc với các đầu mối cấp trên của hệ thống phòng không. Tất cả các quá trình hoạt động tác chiến đều được tự động hoá.

Samantha được trang bị trạm radar xung – dople loại 1630P với anten mạng pha phẳng. Điều này bảo đảm chống nhiễu trong các điều kiện của tác chiến điện tử. Việc điều khiển bệ pháo phòng không, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp loại Aspic được thực hiện ở cự ly đến 5km.

Vận tốc tối đa của tên lửa – 800m/s, vận tốc tối đa của mục tiêu – 440m/s
Khi tổ hợp tên lửa phòng không Aspic hoạt động, việc chỉ thị mục tiêu được thực hiện trong chế độ tự động, việc truyền các dữ liệu được thực hiện theo kênh vô tuyến. Khi bệ pháo phòng không và tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hoạt động, thông tin về tình hình trên không được hiển thị trên màn hình của thiết bị đầu cuối đặt cách xa.

Cự ly phát hiện máy bay – 20km, trực thăng – 10km, tần số khôi phục thông tin 1,5s, thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng hóc – 1.200 giờ. Để tăng cự ly phát hiện, anten trạm radar được lắp đặt trên thiết bị nâng thuỷ lực học nâng cao đến tầm 8m. Kíp chiến đấu của trạm điều khiển gồm 2 người (chỉ huy và trắc thủ radar).

Trạm điều khiển Samantha được bố trí trên container chuẩn có thể lắp đặt trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao với sức nâng tải 5 tấn và vận chuyển bằng máy bay C-130, C-160. Tất cả các hệ thống có khả năng bảo vệ phát xạ điện từ.

Cự ly phát hiện mục tiêu 20km, thời gian phản ứng 7,0s
Hiện nay, tổ hợp này đã được sản xuất hàng loạt và được không quân Pháp trang bị từ năm 1994 (30 hệ thống với tên lửa Mistral). Đồng thời, nó cũng được xuất khẩu cho Chile và Australia.

Vào năm 1993, Tập đoàn các công ty “Thomson-CSF" và "Shorts" đã tuyên bố thành lập để nghiên cứu và sản xuất tổ hợp tầm thấp cơ động trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không Aspic với việc sử dụng các loại tên lửa Starburst và Starstreak với mục đích trang bị cho các lực lượng vũ trang Anh và đưa ra thị trường vũ khí thế giới. Tổ hợp cải tiến này đã được lực lượng vũ trang Phần Lan mua để sử dụng.

Tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE của Thuỵ Điển


Tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly đến 15km, tầm cao từ một vài chục đến 12000m


Thử nghiệm tổ hợp tên lửa phòng không RBS-23 BAMSE Tổ hợp RBS-23 BAMSE được bố trí ở vị trí trung gian giữa các tổ hợp phòng không tầm gần và tầm xa, có thể sử dụng để bảo vệ các căn cứ không quân, cảng biển và tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Tổ hợp có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu có mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ. Ngoài ra, RBS-23 BAMSE có khả năng cơ động cao, thời gian triển khai nhanh, có thể được sử dụng để yểm trợ phòng không cho các đơn vị bộ đội cơ động.
Việc nghiên cứu chế tạo tổ hợp RBS-23 BAMSE cho các lực lượng vũ trang Thuỵ Điển được bắt đầu vào năm 1993 theo chương trình MSAM (Medium Surface-to-Air Missile System) bởi sự phối hợp của công ty "Bofors Missiles" và "Ericsson Microwave System AB”.
Mục đích của chương trình là chế tạo tổ hợp có phạm vi đánh chặn giống như tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung với giá cả giảm đáng kể. Tên lửa và cabin dẫn hướng bệ phóng do công ty "Bofors Missiles" chế tạo, còn trạm radar quan sát thế hệ mới "Giraffe AMB - 3D", trạm radar dẫn hướng và cabin điều khiển tác chiến do công ty "Ericsson Microwave System AB" chế tạo.
Mô hình thử nghiệm đầu tiên của tổ hợp RBS-23 BAMSE được chế tạo năm 1998. Sau khi thử nghiệm thành công năm 2003, nhà sản xuất bắt đầu sản xuất hàng loạt cho Lục quân Thuỵ Điển.
Các chuyên gia cho rằng, Thuỵ Điển chỉ cần 2-3 tiểu đoàn trang bị tổ hợp RBS-23 BAMSE là đủ. Đại đội RBS-23 BAMSE bao gồm sở chỉ huy đại đội, từ 2 đến 4 bệ phóng kéo MCLV (Missile Control and Launch Vehicles).
Sở chỉ huy đại đội của tổ hợp được lắp đặt trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao và được trang bị trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không thế hệ mới - "Giraffe AMB - 3D".
Cabin chỉ huy chiến đấu dạng module được bố trí trên container theo tiêu chuẩn ISO, có khả năng bảo vệ trước phát xạ điện từ, bọc thép chống mảnh đạn, có quạt thông gió. Sở chỉ huy được trang bị hệ thống dẫn đường và có thể trang bị hệ thống GPS. Thời gian triển khai gần 10 phút. Kíp gồm 1 đến 2 người.
Sở chỉ huy đại đội Trạm radar quan sát đơn xung ba toạ độ loại "Giraffe AMB - 3D" với anten mạng pha làm việc trong dải tần 5.4-5.9 GHz. Sơ đồ quét đặc biệt trên mặt thẳng đứng với việc sử dụng tia rộng bảo đảm tốc độ khôi phục thông tin rất cao.
Khả năng chống nhiễu của trạm radar được bảo đảm bởi việc sử dụng anten có tầm búp sóng bên giản đồ hướng cực thấp, hạn chế và lọc các tín hiệu âm thanh một cách tối ưu, tự động tính toán các điều kiện thời tiết.
Trạm radar gồm hệ thống kiểm soát chức năng và xác định những sai sót. Cự ly hoạt động của radar là 100km, độ cao tối đa phát hiện mục tiêu 20km. Radar có khả năng theo dõi đồng đến hơn 100 mục tiêu.
Các quá trình hoạt động tác chiến được tự động hoá một cách tối đa nhờ vào việc sử dụng tổ hợp tính toán kỹ thuật số tốc độ nhanh (phần mềm được viết bằng ngôn ngữ cấp độ cao ADA-95), thông tin về tình hình trên không được hiển thị trên hai màn hình màu với độ phân giải cao. Anten của trạm radar được nâng lên độ cao đến 12m với sự hỗ trợ của cột. Điều này cho phép bố trí sở chỉ huy đại đội tại những nơi bí mật, địa hình khúc khuỷu che khuất…
Nguồn điện được bảo đảm một cách tự động bởi máy phát điện diezel công suất 35kW sử dụng dòng điện hai chiều tần số 50Hz (điện áp 240/400V). Sở chỉ huy tổ hợp RBS-23 BAMSE có thể được sử dụng để chỉ huy các phương tiện hoả lực của các hệ thống phòng không khác.
Bệ phóng MCLV có thể liên lạc với sở chỉ huy đại đội theo đường cáp, đường liên lạc sợi quang hoặc đường vô tuyến. Để trao đổi thông tin, quân đội Thuỵ Điển sử dụng thiết bị liên lạc đáp ứng tiêu chuẩn TS9000, khả năng bảo vệ và vận tốc trao đổi cao.
Cự ly bố trí sở chỉ huy đại đội cách bệ phóng có thể là 10km. Bệ phóng MCLV có tất cả các phương tiện cần thiết để độc lập tiêu diệt các mục tiêu trên không. Trên cột khung gầm xe lắp đặt anten radar dẫn hướng, thiết bị quan sát nhiệt, thiết bị nhận biết “địch - ta”.
Mỗi bệ phóng được trang bị bệ xoay với bốn container nạp vận chuyển – phóng tên lửa. Thời gian triển khai MCLV gần 10 phút, thời gian nạp lại ít hơn 3 phút. Phóng tên lửa theo mặt phẳng nghiêng. Việc dẫn hướng tên lửa trong quá trình bay được thực hiện với sự hỗ trợ của trạm radar dẫn hướng – phương án cải tiến của trạm radar loại "Ericsson Eagle Low Probability of Intercept" (LPI).
Bệ phóng MCLV Trạm radar dẫn hướng làm việc trong dải 34-35GHz và có thể tiến hành dẫn hướng cho hai tên lửa vào một mục tiêu. Cự ly hoạt động hiệu quả là 30km. Trạm radar có khả năng phát hiện và bám các mục tiêu trên nền mặt phẳng dưới (trái đất).
Điều này cho phép tổ hợp tiến hành bắn các mục tiêu bay thấp. Kíp MCLV gồm 2 người, bố trí trên cabin bọc thép có khả năng chống mảnh đạn văng. Tên lửa hai tầng, có hệ thống dẫn hướng chỉ huy. Đầu đạn mảnh, được trang bị đầu nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc. Tên lửa có khả năng tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu trên không - từ mục tiêu có vận tốc nhỏ với mặt phản xạ hiệu dụng nhỏ (máy bay vận tải) đến các loại bom, tên lửa có cánh siêu tốc, tên lửa chống radar.
Tổ hợp RBS-23 BAMSE có thiết bị kiểm soát bên trong, thiết bị luyện tập và ghi. Điều này cho phép kíp tiến hành luyện tập, mô phỏng tiến hành các hoạt động tác chiến, ngoại trừ phóng tên lửa thật. Tổ hợp có thể vận chuyển bằng đường không với sự hỗ trợ của máy bay vận tải C-130 Gerlules.


Tổ hợp tên lửa phòng không của Bắc Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên vẫn tiếp tục “nóng” sau khi Bình Nhưỡng quyết định cho triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 ngay sát biên giới với Hàn Quốc.



Ngoài ra, Bắc Triều Tiên còn cho triển khai tại khu vực biên giới phi quân sự này cả tên lửa tầm trung và tầm thấp S-75 mà theo phân loại của NATO vẫn gọi là A-2 “Guideline”, S-125 (SA-3 Goa) và tổ hợp tên lửa phòng không “Strela-2” (SA-7 Grail) cùng “Igla” (SA-16).


Với tầm bắn 250 km, SA-5 có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu của Hàn Quốc ngay từ khi nó chưa bay ra khỏi lãnh thổ của mình.
Động thái này của Bình Nhưỡng dường như là để “đáp trả” cho những “khiêu khích quân sự” mà Mỹ - Hàn đã và đang tiến hành trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong đợt tập trận chung trên biển quy mô lớn giữa hai quốc gia vào cuối tháng 7 vừa qua.

Cận cảnh tên lửa SA-5 của Bắc Triều Tiên.
Đồng thời, đây cũng có thể được coi như “tuyên bố không lời” thể hiện quan điểm cứng rắn, kiên quyết và sẵn sàng đáp trả tương xứng nếu cần thiết của Bình Nhưỡng hướng vào quốc gia láng giềng Hàn Quốc và đồng minh thân cận Mỹ.

Loa che lửa của SA-5.
Liên quan đến động thái Bắc Triều Tiên cho triển khai tên lửa phòng không tầm xa SA-5 tại biên giới hai miền, một vấn đề mà nhiều chuyên gia phân tích đã đặt ra là tên lửa này có những khả năng đặc biệt gì, hiệu quả tới đâu và liệu nó có thể giải quyết được vấn đề khi cho Triều Tiên khi có tình huống chiến tranh xảy ra hay không?

Tổ hợp tên lửa phòng không S-75.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa SA-5 của Bắc Triều Tiên với tầm bắn xa 250 km có thể tiêu diệt máy bay chiến đấu của Hàn Quốc khi nó còn chưa ra khỏi lãnh thổ của mình.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125.
Hệ thống radar của nó nó có thể phát hiện mục tiêu hoạt động ở độ cao trên 3.000 m. Như vậy, nếu muốn thoát khỏi tầm kiểm soát của SA-5 thì các phương tiện bay của Hàn Quốc phải hoạt động dưới độ cao này.

Hệ thống radar đi kèm của S-125.
Bắc Triều Tiên đã sở hữu 350 tên lửa SA-5 cùng 20 thiết bị phóng của Liên Xô vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước để sử dụng vào mục đích tiêu diệt máy bay ném bom chiến lược của Mỹ triển khai quanh Bình Nhưỡng, Wonsan và một số khu vực thuộc tỉnh Hwanghae.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-7.
Tên lửa SA-5 có thể tiêu diệt mục tiêu hoạt động ở tốc độ 4 M nhưng tính chính xác khi tiêu diệt mục tiêu thì vẫn chưa được kiểm định, thậm chí còn thiếu tính chính xác – nhận định của tờ “Chosun Ilbo”.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-16.
Ngoài SA-5 tầm xa, hiện trong biên chế của quân đội Bắc Triều Tiên còn có một số tên lửa phòng không tầm trung SA-2 với tầm bắn 45 km và tầm thấp SA-3 với tầm bắn xa 35 km cùng tổ hợp tên lửa phòng không SA-7 và SA-16.


Tổ hợp phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500 của Nga


S-300VM Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km.


Tổ hợp phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500.
Hệ thống phòng thủ tên lửa di động và chống máy bay S-300VM Antey-2500 là phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa S-300V. Nó được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp, quân sự và các mục tiêu quan trọng khách mang tầm cỡ quốc gia cũng như các cụm quân chiến đấu trước các đợt tấn công của các phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Thiết bị phóng 9A82 của S-300VM.
Antey-2500 là phương tiện phòng không và phòng thủ tên lửa duy nhất trên thế giới có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo trong phạm vi 2.500 km, đồng thời tiêu diệt hiệu quả tất cả các mục tiêu khí động lực và khí đạn đạo.

Thiết bị nạp phóng 9A84ME của S-300VM.
Tổ hợp tên lửa loại này có khả năng bắn đồng thời vào 24 mục tiêu khí động lực khác nhau, bao gồm cả mục tiêu tàng hình hoặc 16 tên lửa đạn đạo với xác suất tiêu diệt mục tiêu chỉ khoảng 0,02 m2 hoạt động ở tốc độ 4.500 m/s.

Thiết bị phóng 9A83 của S-300VM.
Antey-2500 sử dụng tên lửa 9M82M và 9M83M mới có tầm bắn xa, khả năng cơ động linh hoạt, luôn bám sát mục tiêu nên hiệu quả tiêu diệt mục tiêu với tất cả các loại tên lửa khí đạn đạo, đạn đạo, tên lửa chiến thuật và tên lửa chiến thuật-chiến dịch là rất cao.

Trạm radar quan sát toàn diện của S-300VM.
Sở dĩ Antey-2500 có khả năng tiêu diệt hiệu quả tên lửa đạn đạo tốc độ cao, tiết diệt nhỏ là nhờ nâng cao đặc tính tác chiến các phương tiện thông tin radar cũng như tối ưu hóa khả năng xử lý và phân tích tín hiệu radar.

Trạm radar quan sát theo lập trình - bộ phận cấu thành của S-300VM.
Nó có khả năng làm việc hoàn toàn tự động, độ tin cậy cao trong quá trình khai thác sử dụng lại được ứng dụng các phương tiện tìm kiếm hiện đại, công nghệ cao góp phần giảm bớt những sai sót trong quá trình làm việc, đồng thời lại không mất nhiều thời gian để chuẩn bị tác chiến.

Sở chỉ huy 9S457M - một thành tố của S-300VM.
Tên lửa 9M82M được sử dụng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và các mục tiêu khí động lực.


Tên lửa loại này có khả năng điều chỉnh quỹ đạo bay trong suốt quá trình bay, còn tên lửa 9M83M chỉ có thể tiêu diệt tên lửa chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật tầm trung và tầm thấp cũng như các mục tiêu khí động lực.


Cả hai loại tên lửa này đều có thể sử dụng tốt trong các hoạt động tác chiến trong thời gian 10 năm mà không cần kiểm tra, bảo dưỡng.



Tên lửa phòng không có điều khiển 9M82 giành cho S-300VM.
Biên chế tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 bao gồm: sở chỉ huy 9S457M; trạm radar quan sát rộng 9S15M2; trạm radar quan sát theo lập trình Ginger 9S19M2 để phát hiện tên lửa đạn đạo; tên lửa khí đạn đạo lớp SRAM và máy bay tuần tra gây nhiễu trong phạm vi 100 km; trạm dẫn đường tên lửa đa tần 9S32M; hai thiết bị phóng 9A83M mang 4 tên lửa phòng không có điều khiển 9M83M và 9A83M mang 2 tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; hai thiết bị nạp phóng 9A85M giành cho thiết bị phóng 9A83M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9A83M và 9A84M giành cho thiết bị phóng 9A82M mang tên lửa phòng không có điều khiển 9M82M; phương tiện bảo đảm kỹ thuật và bảo dưỡng.

Thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không, phòng thủ tên lửa S-300VM Antey-2500.
Tất cả các phương tiện tác chiến của tổ hợp tên lửa S-300VM Antey-2500 đều được triển khai trên các phương tiện có tính cơ động và vượt cản cao, trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tổ hợp tên lửa đối không HQ-9 của Trung Quốc

HQ-9 là tổ hợp tên lửa đối không tầm cao có định hướng, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết được Học Viện Công nghệ Quốc Phòng Trung Quốc phát triển.

Tên lửa được thiết kế để tham chiến với nhiều mục tiêu như, máy bay có cánh cố định, trực thăng ở cả tầm thấp lẫn tầm cao, nó có khả năng hạn chế trong việc chống lại tên lửa đạn đạo. HQ-9 đang phục vụ cả trong lực lượng phòng không mặt đất củng như trong lực lượng hải quân của PLA.

Lịch sử phát triển

Tổ hợp tên lửa đối không HQ-9 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo vào những năm 1980. Ban đầu nó phát triển dựa theo hệ thống tên lửa đối không Patriot của Mỹ thông qua một bên thứ ba, có thể là Israel.

Ban đầu tên lửa được thiết kế để phóng trong các ống phóng hình hộp như Paitriot của Mỹ, sử dụng động cơ nhiên liệu rắn hai tầng. Tuy nhiên tại thời điểm đó công nghệ động cơ tên lửa của Trung Quốc còn nhiều hạn chế nên đường kính tên lửa ban đầu lên đến 700mm, lần cải tiến tiếp theo giảm xuống còn 560mm. Do đó, mỗi xe phóng chỉ mang được tối đa hai tên lửa, khả năng cơ động trên chiến trường bị hạn chế.

Năm 1990, vận may đến với Trung Quốc khi Liên Xô đồng ý bán tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU. Ngay lập tức các kỹ sư Trung Quốc tiến hành mổ xẻ S-300 để nghiên cứu.



Tổ hợp HQ-9 của Trung Quốc.

Không lâu sau đó, biến thể mới của HQ-9 ra đời, sao chép gần như toàn bộ công nghệ của S-300 với xe và ống phóng giống hệt. Điều đáng nói, Trung Quốc đã không đếm xỉa đến giấy phép để sản xuất biến thể mới này.

Tổ hợp HQ-9 đang được phát triển để thay thế dần các hệ thống HQ-2 phiên bản SA-2 do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên tiến độ sản xuất HQ-9 diễn ra chậm do đó Trung Quốc quyết định mua thêm một số tiểu đoàn S-300PMU2 của Nga để tằng cường khả năng phòng không. Đi kèm với hoạt động nhập khẩu vũ khí là ý đồ "moi" thêm công nghệ để hoàn thiện các biến thể HQ-9.

HQ-9 đã sẵn sàng triển khai vào cuối những năm 1990, tuy nhiên chỉ có một số lượng nhỏ HQ-9 được chuyển cho PLA để thử nghiệm và đánh giá khả năng hoạt động trên chiến trường. Trong đó, phiên bản hải quân của HQ-9 được gọi là HHQ-9 được triển khai lắp đặt trên các tàu khu trục lớp Type-052C, hạ thủy vào năm 2004. Nó được bố trí trên boong tàu trong các ống phóng thẳng đứng kiểu S-300F trên các tàu chiến của Nga.

Với biến thể trên đất liền, Tên lửa được đặt trên xe tải hạng nặng 8 bánh hiệu Taian TAS5380 8X8, với cách bố trí các ống phóng như kiểu S-300PMU1 của Nga. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc đánh giá khả năng của HQ-9 chỉ đứng sau S-300PMU2 của Nga và Patriot PAC3 của Mỹ về hiệu năng chiến đấu.

Hệ thống dẫn đường và kiểm soát bắn

Hệ thống điều khiển đạn tên lửa của HQ-9 là loại hỗn hợp: ban đầu sử dụng hệ thống lái tự động quán tính trên đạn; pha giữa kết hợp hệ thống lái tự động quán tính trên đạn để chỉnh tầm với lệnh điều khiển vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất để chỉnh hướng; giai đoạn cuối sử dụng lệnh điều khiển vô tuyến từ đài điều khiển mặt đất với phần tử mục tiêu được đạn cung cấp qua cơ chế điều khiển bám sát qua đạn/track-via-missile (TVM: radar của đạn tên lửa bắt bám mục tiêu ở pha cuối bằng cách thu sóng dội từ mục tiêu bị đài mặt đất chiếu xạ, rồi truyền phần tử mục tiêu về đài điều khiển mặt đất, xe đài kiểm soát bắn mặt đất sẽ tính toán và hiệu chỉnh các tham số về mục tiêu và sau truyền lệnh điều khiển vô tuyến đến tên lửa). Bán kính diệt mục tiêu của HQ-9 là 35 m, ngòi nổ vô tuyến cận đích được kích hoạt khi đạn cách mục tiêu 5 km.

Nói thêm Hq-9 có hệ thống dẫn đường tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ bao gồm dẫn đường quán tính cho giai đoạn đầu, giai đoạn cuối được dẫn đường thông qua một kênh (TVM). Lệnh sửa chửa đường đi được truyền đến tên lửa thông qua một (Midcourse) trung gian với sự tham gia của các trạm điều khiển từ mặt đất.
Hệ thống nhận dạng mục tiêu của tên lửa nhận dạng các mục tiêu của nó trong giai đoạn cuối của hành trình. Dữ liệu của mục tiêu được truyền thông qua một kênh TVM với sự tham gia của các trạm radar mặt đất đến hệ thống kiểm soát bắn tham gia tính toán, sửa chữa cuối cùng cho việc khóa mục tiêu. Dữ liệu sau đó được truyền ngược lại cho tên lửa thông qua kênh TVM.
Việc sử dụng hệ khóa mục tiêu kiểu này có ưu điểm là độ chính xác cao, tuy nhiên nó có nhược điểm là trong điều kiện tác chiến điện tử mạnh thì việc truyền dữ liệu về tọa độ của mục tiêu theo kiểu này rất dễ bị gây nhiễu, khiến tên lửa có thể bị mờ mục tiêu. Điều này đòi hỏi hệ thống của nó phải có khả năng kháng nhiễu rất cao. Điều này thì hiện tại chỉ có các hệ thống của Mỹ, Nga mới làm được.



Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn một tầng đẩy, bộ phận đẩy của động cơ có khả năng chỉnh hướng phụt tương tự như tên lửa 5В55К - 5В55Р - 48Н6Е - 48Н6Е2 của tổ hợp S-300.



Hệ thống dẫn đường với radar bán chủ động của HQ-9 tồn tại nhiều nhược điểm, khó điều khiển. Điều này đòi hỏi kíp chiến đấu phải được huấn luyện rất kỹ. Trung Quốc dự định trang bị hệ dẫn đường với radar chủ động tương tự như S-400 của Nga và Patriot PAC-3 của Mỹ cho các phiên bản tiếp theo.


Radar HT-233 của tổ hợp HQ-9
Trong đó, HT-233 luôn được xem là bản sao của radar 30N6E Tomb Stones của tổ hợp S-300. Kích thước lớn của radar phản ánh công nghệ sao chép của Trung Quốc chưa hoàn toàn đạt được mong muốn. Nó phản ánh sự khó khăn trong thiết kế và tuổi thọ hạn chế trong phục vụ, hệ thống tiêu thụ điện năng rất lớn.

Tuy vậy, HT-233 không nên đánh giá thấp, vì nó giữ nguyên kiểu thiết kế angten của radar 30N6E, ngoài ra còn có khả năng tiến hóa dạng sóng độc đáo trong bám bắt và xử lý tín hiệu. PLA liên tục trau chuốt và cải tiến tính năng này, như việc sao chép SU-27SK và cải biến thành J-11B.


Phía sau radar HT-233 hiển thị hình bát giác và nguồn cấp dữ liệu xung, tương tự như 30N6E của Nga.
Bên trong phòng điều khiển rất hiện đại, hệ thống ứng dụng kiểu thiết kế màn hình AMCLD COTS và phần mềm kiểm soát bắn hiện đại dựa trên việc tổng hợp và lựa chọn chế độ hiển thị mục tiêu, điều này cho phép hệ thống tham chiến cùng lúc với nhiều mục tiêu. Đây là cải tiến quan trọng so với việc sử dụng công nghệ CTR của tổ hợp S-300PMU của Nga.


Buồng điều khiển của radar HT-233.
Tính năng chiến đấu của HQ-9

Khẩu đội của HQ-9 được biên chế bốn xe phóng liên kết với một radar kiểm soát bắn HT-233 qua xe chỉ huy TWS-312. Thông thường, khẩu đội được dẫn bắn bởi một radar kiểm soát bắn.

Hệ thống có tầm tác chiến chống máy bay 150km, phiên bản cải tiến gần đây nâng tầm bắn tối đa lên 200km với độ cao tối đa là 30km. Các báo cáo của Trung Quốc cho rằng hệ thống có khả năng chống tên lửa đạn đạo tương tự như S-300PMU của Nga, tuy nhiên tính năng này chưa được kiểm chứng.

Tổ hợp HQ-9 có khả năng sử dụng tương thích cả với các radar theo dõi của Nga, cũng như việc dùng chung các loại đạn tên lửa do Nga sản xuất. Điều này khiến nó có thể triển khai xen kẽ với hệ thống S-300 tạo nên hệ thống phòng không hoàn hảo.

HQ-9 được thiết kế ngay từ đầu cho nhiệm vụ kiểu “ẩn nấp, bắn, rút lui”. Đây là yêu cầu quan trọng trong tác chiến hiện đại, vấn đề mà trong một thời gian dài Trung Quốc không giải quyết được ở tổ hợp HQ-2 phiên bản SA-2.

Một nguồn tin từ Châu Á tiết lộ: Các hệ thống HQ-9 có khả năng nối mạng với nhau thông qua cáp quang cố định, hướng dòng vi sóng các liên kết thị giác, hoặc sử dụng kênh dữ liệu datalink. Tuy nhiên radar HT-233 chỉ có tầm phát hiện mục tiêu 150km, nên hệ thống buộc phải dựa vào radar theo dõi của Nga để phát huy tầm bắn tối đa 200km. Việc sử dụng xen kẽ các hệ thống dựa trên cơ sở phần cứng của Nga khiến cho khả năng này chắc chắn chưa thể triển khai. Việc đảo ngược kỷ thuật trong việc phát triển radar là một vấn đề cực kỳ phức tạp, trong khi công nghệ radar của Trung Quốc còn nhiều hạn chế.

Xúc tiến xuất khẩu

Hiện chưa có hợp đồng nào được ký kết nhưng Trung Quốc đang chào hàng biến thể xuất khẩu của HQ-9 có tên gọi FD-2000 cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như nhiều quốc gia châu Á khác.

Đây là một thách thức với hệ thống S-300 của Nga trên thị trường vũ khí, bởi suy cho cùng đây là đứa con lai của S-300 và Patriot. Trong khi giá cả của nó rất phải chăng theo "kiểu Trung Quốc". Tuy nhiên các chuyên gia Nga khẳng định còn lâu hệ thống này mới có thể so sánh được với S-300 đời đầu. chứ đừng nói đến S-300PMU1,2.

Thông số kỹ thuật:

-Trọng lượng tên lửa: 1300kg; Dài 6.8m; Trọng lượng đầu đạn: 180kg

-Tầm tác chiến: tối thiểu 500m, tối đa 200km, 30km chống tên lửa đạn đạo.

- Động cơ: nhiên liệu rắn một tầng, chỉnh hướng phụt.

- Dẫn đường: Dẫn đường quán tính trong giai đoạn đầu kết hợp TVM với radar bán chủ động giai đoạn cuối.

Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại tầm thấp Mersad của Iran

Bộ Quốc phòng Iran đã chính thức ra tuyên bố nước này đã nâng cấp thành công tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại tầm thấp Mersad (phục kích), có khả năng tiêu diệt cả máy bay hiện đại của đối phương hoạt động ở tầm thấp và tầm trung.

Loại tên lửa này cũng có thể tiêu diệt đồng thời một vài mục tiêu khác trong tầm bắn hiệu quả.


Iran nâng cấp thành công tổ hợp tên lửa tầm thấp Mersad.

Như đã từng tuyên bố từ chế tạo thành công vào tháng 4 vừa qua, tổ hợp tên lửa Mersad của Iran có tính năng tương tự như loại vũ khí phòng không tầm thấp hiện đang biên chế trong quân đội các nước phương Tây.

Đánh giá về tính năng của Mersad, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cho biết, đặc tính kỹ-chiến thuật của Mersad cho phép phóng tên lửa nhờ sự trợ giúp của các thiết bị điện tử hiện đại.

Nó có khả năng hoạt động ngay cả trong môi trường tác chiến điện tử, đồng thời có thể tích hợp được cả với các hệ thống radar khác trong hệ thống phòng không chung cấp quốc gia.


Tổ hợp tên lửa mới Mersad có khả năng tiêu diệt cả máy bay hiện đại của đối phương ở tầm thấp và tầm trung.

Mersad sử dụng tên lửa Shahin do Iran tự chế được nâng cấp từ tên lửa Hawk của Mỹ đã từng cung cấp cho quốc gia này vào những năm 70 của thế kỷ trước.

Mặc dù không tiết lộ tầm bắn hiệu quả của tổ hợp tên lửa phòng không Mersad, chỉ biết tên lửa Hawk có tầm bắn hiệu quả là 25 km.

Trước đây, Iran chủ yếu dựa vào các hệ thống phòng không do Nga cung cấp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây việc trì hoãn hợp đồng chuyển giao tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 mà Moscow và Tehran đã từng ký kết năm 2005 đã buộc Iran phải tự mình nghiên cứu và phát triển các loại tên lửa phòng không riêng.

Đúng như nhận định này, Bộ Quốc phòng Iran tiết lộ, nghiên cứu và phát triển tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Mersad ít nhiều có liên quan đến việc Nga từ chối cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 cho nước này.


Tên lửa Hawk của Mỹ có tầm bắn xa 25 km.​

Đồng thời, phát triển hệ thống tên lửa phòng không hiện đại như Mersad sẽ giúp cho Tehran nâng cao đáng kể khả năng tự bảo vệ các cơ sở hạt nhân của mình trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài.

Hiện Mỹ và Israel vẫn để ngỏ khả năng sử dụng biện pháp quân sự đối với cơ sở hạt nhân của Iran nếu các nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân của nước này bị thất bại.

Vào tháng 8/2010 Iran cũng đã thử nghiệm thành công tên lửa Qiam-1 mang hệ thống điều khiển tiên tiến có thể tiêu diệt chính xác mục tiêu mặt đất của đối phương ở cự ly xa.


Tên lửa Shahin do Iran tự nghiên cứu, chế tạo dựa trên phiên bản tên lửa Hawk do Mỹ cung cấp từ những năm 70 của thế kỷ trước.​

Theo tính toán sơ bộ, hiện trong kho vũ khí của Iran có khoảng vài trăm tên lửa mang nhiên liệu lỏng có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong phạm vi 2.000 km.

Vào cuối tháng 9/2009 Iran cũng đã từng thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo mới có khả năng bắn tới các mục tiêu trên lãnh thổ của Israel cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ trên vịnh Péc-xích.

Tổ hợp tên lửa phòng không MEADS của Mỹ, Đức và Ý

Là hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa tầm trung thế hệ mới, MEADS sẽ được sử dụng để thay thế tên lửa Patriot, Hawk của Mỹ - Đức và Nike Hercules của Ý.


Mô phỏng khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS của Mỹ, Đức và Ý.

Do đáp ứng được các yêu cầu cần thiết nên dự án nghiên cứu tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS (Medium Extended Air Defense Systems) giữa Mỹ, Đức và Ý đã được thông qua và chuẩn bị tiến hành triển khai các bước tiếp theo.

Theo tuyên bố của Giám đốc nhà máy MEADS International Steve Barnoske, quá trình bảo vệ dự án đã kéo dài trong suốt hai năm qua và mãi đến tận tháng 8 vừa qua mới đến hồi quyết định – giai đoạn đánh giá chung dự án.

Dự án nghiên cứu, chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS giữa các Hãng: Lockheed Martin của Mỹ, LFK của Đức và một chi nhánh của Hãng MBDA của Ý đã được triển khai tại nhà máy MEADS International ở thành phố Orlando (Mỹ).


Mô hình sơ đồ bố trí các thành tố của tổ hợp tên lửa phòng không MEADS.

Tuy nhiên, quá trình điều hành chung dự án, sản xuất và bảo dưỡng tổ hợp tên lửa phòng không MEADS sẽ do tổ chức NAMEADSMA (NATO Medium Extended Air Defence System Design and Development, Production and Logistics Management Agency) của NATO chỉ đạo chung.

Đánh giá về tổng kinh phí chi cho toàn bộ kế hoạch nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm và sản xuất, các nhà nghiên cứu của NAMEADSMA cho rằng, dự án này rơi vào khoảng 19 tỷ USD.

So với dự toán ngân sách quốc phòng năm 2011 của Mỹ, con số này đã vượt quá tới 1 tỷ USD mà lại bị trì hoãn tới 18 tháng – khẳng định của Ủy ban Thượng viện phụ trách về quốc phòng (SASC) trong cuộc họp bàn về dự thảo ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2011 diễn ra vào tháng 6 vừa qua.


Mô hình hóa vị trí bố trí, triển khai của các thành tố tổ hợp tên lửa MEADS trên thực địa khi tham gia tác chiến.​

Xuất phát từ nhận định này, Ủy ban SASC đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Mỹ phải tiến hành bảo vệ dự án, nếu không sẽ đình chỉ. Hiện nay, Mỹ đã đầu tư cho dự án này khoảng 58,3 % tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình, trong khi Đức và Ý mới chỉ đóng góp tương ứng là 25% và 16,7%.

Được biết, dự án nghiên cứu chung tổ hợp tên lửa phòng không MEADS đã được lên kế hoạch từ năm 1996, đến năm 1999 một vài Hãng do Lockheed Martin dẫn đầu đã ký hợp đồng trị giá 300 triệu USD để nghiên cứu, chế tạo biến thể của tổ hợp tên lửa phòng không MEADS.


Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot của Mỹ.​

Tiếp đó, vào tháng 9/2004 NAMEADSMA đã ký hợp đồng với MEADS International trị giá 2 tỷ USD và 1,4 tỷ euro (1,8 tỷ USD) để tiến hành nghiên cứu và thiết kế thử nghiệm trong khuôn khổ chương trình chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không MEADS.

Theo điều kiện hợp đồng, để tiến hành thử nghiệm MEADS International cần phải cung cấp 6 sở chỉ huy dã chiến, kiểm soát, thông tin liên lạc, điện toán hóa và trinh sát BMC4I (Battle Management Command, Control, Communications, Computers and Intelligence), 4 thiết bị phóng, 3 trạm radar quan sát rộng, 3 trạm radar đa năng điều khiển hỏa lực và 20 tên lửa phòng không có điều khiển PAC-3 MSE (Missile Segment Enhancement).



Tổ hợp tên lửa phòng không Nike Hercules của Ý.

Theo kế hoạch, mẫu thử nghiệm đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không chung MEADS sẽ được cung cấp vào cuối năm nay khi BMC4I đã được chuyển giao cho căn cứ không quân Pratica di Mare (gần thủ đô Rome của Ý) để chuẩn bị tiến hành thử nghiệm, còn các thiết bị phóng và trạm radar đa năng điều khiển hỏa lực sẽ được chuyển giao vào năm 2011, riêng trạm radar quan sát rộng sẽ được thử nghiệm trên lãnh thổ của Mỹ.

Tổ hợp tên lửa phòng không MEADS sẽ bắt đầu thử khai hỏa vào năm 2012 tại bãi thử White Sands bang New Mexico.

Kết thúc giai đoạn thử nghiệm sẽ là đợt kiểm tra khả năng đánh chặn của tên lửa trước các mối nguy cơ tiềm năng được mô hình hóa ở nhiều dạng khác nhau trên Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2015.


Tổ hợp tên lửa phòng không Hawk.

Các thông tin khác có liên quan đến tổ hợp tên lửa phòng không chung này đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo kế hoạch ban đầu, Mỹ sẽ sở hữu khoảng 48 tổ hợp tên lửa loại này, Đức 24 đơn vị và Ý 9 đơn vị.

( tổng hợp )​




 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Mỹ hướng tới hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu

VietnamDefence - Nga có khả năng gây tổn thất không thể chấp nhận đối với bất kỳ kẻ xâm lược nào
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ không phải là vật cản đối với tên lửa Topol-M của Nga
Ngày 8.4.2010, tại Praha, các tổng thống Nga Dmitri Medvedev và Mỹ Barack Obama đã ký Hiệp ước mới về các biện pháp tiếp tục cắt giảm và hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (START-3). Nhiều chuyên gia Nga chỉ trích START-3 viện cớ sự thiếu vắng trong Hiệp ước những điều khoản hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa (MDA) khẳng định rằng, các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga sẽ mất tiềm năng kiềm chế hạt nhân tin cậy. Thực tế có phải vậy không?

Các dự án và ý đồ của Lầu Năm góc

Tên lửa chống tên lửa GBI
Tháng 2.2010, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố báo cáo tổng quan về chương trình phòng thủ tên lửa. Trong đó khẳng định rằng, căn *** vào tính bất định của mối đe dọa tên lửa tương lai, trong đó có các phương án có thể leo thang mối đe dọa tên lửa, Mỹ dự định:- duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và tiếp tục nghiên cứu nhằm hoàn thiện thành phần mặt đất GMD với các tên lửa chống tên lửa GBI ở Fort Greely (bang Alaska) và Vandenberg (bang California);
- hoàn tất công tác chuẩn bị trận địa phóng thứ hai ở Fort Greely để dự phòng trường hợp cần triển khai thêm tên lửa chống tên lửa GBI;
- triển khai các phương tiện thông tin mới ở châu Âu để truyền thông tin chỉ thị mục tiêu về các tên lửa được phóng vào lãnh thổ Mỹ bởi Iran hay kẻ địch tiềm tàng khác ở Cận Đông;
- đầu tư phát triển các thế hệ tên lửa chống tên lửa mới họ Standard Missile-3 (SM-3), kể cả để có thể triển khai chúng trên mặt đất;
- tiếp tục hoàn thiện thành phần mặt đất GMD, phát triển các công nghệ phòng thủ tên lửa thế hệ mới, nghiên cứu các phương án thay thế, trong đó có phát triển và đánh giá khả năng của tên lửa chống tên lửa 2 tầng GBI.
Các kế hoạch hiện có của Lầu Năm góc dự trù việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa 2 thành phần trong tương lai ngắn hạn (đến năm 2015) và dài hạn.
Thành phần thứ nhất bảo vệ lãnh thổ Mỹ chống mối đe dọa tên lửa, thành phần thứ hai bảo vệ quân Mỹ, đồng minh và đối tác chống các mối đe dọa tên lửa khu vực.
Trong tương lai dài hạn, Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ BMDO dự kiến phát triển các công nghệ phòng thủ tên lửa thế hệ mới, bao gồm khả năng đánh chặn tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) và tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm (SLBM) ở giai đoạn bay lên của quỹ đạo, phóng tên lửa chống tên lửa GBI theo thông tin chỉ thị mục tiêu sơ bộ của các hệ thống quang-điện tử trong vũ trụ.

Phóng thử GBI
Trong thập niên gần đây, người Mỹ đã đạt tiến bộ lớn trong phát triển và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa để đánh chặn tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung. Trong đó có, hệ thống tên lửa phòng không Patriot nâng cấp lên tiêu chuẩn PAC-3, hệ thống tên lửa chống tên lửa THAAD và hệ thống trên hạm Aegis với tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 1A, cũng như radar cơ động công suất mạnh AN/TPY-2 dải sóng 3 cm để phát hiện và bám các mục tiêu đường đạn.
Phóng thử GBI
Hiện tại, các phương tiện này chưa đủ về số lượng. Bởi vậy, chính quyền Mỹ đã có những bước đi nhằm chi thêm kinh phí mua tên lửa chống tên lửa THAAD và SM-3 Block 1A, phát triển tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 1B và trang bị hệ thống Aegis được thích ứng cho nhiệm vụ phòng thủ tên lửa cho nhiều tàu chiến hải quân hơn.Trong dự án ngân sách tài khóa 2011, những khả năng này còn được mở rộng hơn nữa. Dự kiến vào năm 2015 sẽ xuất hiện biến thể tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 1A triển khai trên mặt đất. Điều đó sẽ nâng cao khả năng của các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tương lai chống lại các tên lửa tầm trung và trung gian (đến 5.000 km).
Trong tương lai dài hạn, đến năm 2020, Mỹ có kế hoạch phát triển các phương tiện hỏa lực và thông tin phòng thủ tên lửa khu vực hoàn thiện hơn.
Tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 2A mà Mỹ đang hợp tác với Nhật chế tạo sẽ có tốc độ khởi tốc cao hơn và đầu tự dẫn hiệu quả hơn, cho phép vượt trội khả năng của tên lửa chống tên lửa SM 3 Block 1A và Block 1B và mở rộng khu vực phòng thủ.
Tên lửa chống tên lửa tiếp theo SM-3 Block 2B hiện đang ở đầu giai đoạn phát triển sẽ còn hiện đại hơn nữa.
Đối với Nga, các kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực ở châu Âu có ý nghĩa đặc biệt. Theo cách tiếp cận mới mà TT Obama công bố vào tháng 9.2009, Mỹ dự định triển khai từng bước (4 giai đoạn) hệ thống phòng thủ tên lửa này.
Ở giai đoạn 1 (đến cuối năm 2011), phải bảo vệ được một số vùng ở Nam Âu bằng các tàu chiến trang bị hệ thống Aegis với tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 1A.
Ở giai đoạn 2 (đến năm 2015), khả năng phòng thủ tên lửa sẽ tăng lên nhờ tên lửa hiện đại hơn SM-3 Block 1B trang bị không chỉ cho tàu chiến mà cả cho các hệ thống mặt đất được chế tạo vào thời gian đó triển khai ở Nam Âu.
Cụ thể, Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Rumani về việc triển khai ở nước này một căn cứ phòng thủ tên lửa với 24 tên lửa đánh chặn. Nằm trong khu vực bảo vệ sẽ là lãnh thổ các đồng minh Đông-Nam Âu của Mỹ trong NATO.

Tên lửa chống tên lửa SM-3 triển khai trên mặt đất
Ở giai đoạn 3 (đến năm 2018), khu vực bảo vệ châu Âu chống tên lửa tầm trung và trung gian sẽ mở rộng nhờ triển khai ở Ba Lan một căn cứ phòng thủ tên lửa tương tự và trang bị SM-3 Block 2A cho cả tàu chiến lẫn các hệ thống mặt đất. Điều đó sẽ cho phép bảo vệ tất cả các đồng minh châu Âu trong NATO của Mỹ.Ở giai đoạn 4 (đến năm 2020), dự định tìm kiếm thêm các khả năng bảo vệ lãnh thổ Mỹ chống ICBM phóng từ khu vực Cận Đông. Trong giai đoạn này sẽ ra đời tên lửa chống tên lửa SM-3 Block 2B.
Tất cả những điều này cho thấy, chính quyền Mỹ nhất quán theo đuổi chính sách xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu và không định ký kết hiệp ước quốc tế nào có đặt ra hạn chế về phương tiện phòng thủ tên lửa. Hơn nữa, hiện cũng chưa có cấu hình cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.
Bởi vậy, không thể loại trừ khả năng nó leo thang đến việc triển khai thê đội tiến công trong vũ trụ, điều sẽ nâng cao nhiều lần tiềm năng chiến đấu của hệ thống này.
Một dấu hiệu có sức nặng cho thấy khả năng xuất hiện trong hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ thê đội tiến công trong vũ trụ là việc Mỹ kiên quyết phản đối sáng kiến Nga-Trung về việc soạn thảo trong khuôn khổ Hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva một hiệp ước cấm triển khai bất kỳ hệ thống tiến công nào trong vũ trụ.

Phóng thử tên lửa chống tên lửa THAAD
Khả năng của Moskva và các biện pháp đang thực hiện


Hệ thống ICBM Topol-M
Trong tình thế đó, ban lãnh đạo chính trị-quân sự Liên bang Nga đang áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao tiềm năng phòng thủ tên lửa cho các hệ thống ICBM và SLBM của mình để không ai nảy sinh nghi ngờ khả năng hoàn thành nhiệm vụ kiềm chế hạt nhân chắc chắn của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.Trong khuôn khổ chiến lược đối phó phi đối xứng với việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa vốn đã được kiểm nghiệm trong thập kỷ 1980, các hệ thống tên lửa Nga đang được chế tạo sẽ có thêm các phẩm chất chiến đấu có tác dụng xóa tan mọi ảo tưởng tránh được đòn báo thù ở bất kỳ kẻ xâm lược nào.
Hiện tại, trong trang bị của RVSN (Bộ đội Tên lửa chiến lược Nga) có hệ thống tên lửa Topol-М phóng từ giếng phóng hoặc xe bệ phóng cơ động, tên lửa RS-12М2 của hệ thống này có khả năng vượt qua chắc chắn không chỉ các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có mà tất cả các hệ thống có thể xuất hiện trên thế giới trong thập kỷ tới.
Có tiềm năng phòng thủ tên lửa không nhỏ là các hệ thống tên lửa triển khai trên mặt đất và trên biển được chế tạo từ thời Liên Xô. Đó là các hệ thống trang bị các loại ICBM RS-12М, RS-18 và RS-20 và hệ thống tên lửa đường đạn trên tàu ngầm với SLBM RSM-54. Chỉ mới đây, SLBM RSM-54 đã được hiện đại hóa sâu, không chỉ có tầm bắn xa hơn mà còn có khả năng vượt qua chắc chắn các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.
Trong thời gian tới, khả năng của các cụm lực lượng ICBM và SLBM Nga vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ tăng lên nhiều lần nhờ triển khai loại ICBM mới mang nhiều đầu đạn RS-24 và nhận vào trang bị SLBM tối tân mang nhiều đầu đạn RSM-56 (Bulava 30).
Tại binh đoàn ở Teikovo của RVSN, trung đoàn đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Yars với ICBM RS-24 đã bước vào trực chiến thử nghiệm, còn những khó khăn trong thử nghiệm bay tên lửa Bulava sẽ mau chóng được khắc phục.
Sử dụng kết hợp với các đầu đạn cơ động siêu vượt âm, một kho các phương tiện gây nhiễu trên khoang phong phú và sử dụng một số lượng lớn đầu đạn giả, các ICBM và SLBM của Nga đang khiến bất kỳ hệ thống bảo vệ chống đòn đánh tên lửa hạt nhân trở nên vô dụng.
Vì thế, những lo ngại của các nhân vật phản đối START-3 về việc lực lượng tên lửa hạt nhân chiến lược Nga mất tiềm năng kiềm chế hạt nhân tin cậy là không có cơ sở.


  • Nguồn: Viktor Yosin, Thượng tướng (về hưu), PTS KHQS, Giáo sư Học viện KHQS Liên bang Nga // AN, 22.9.2010.

1 trong những thành phâng quan trọng của Aegis BMD

PAC-2 Hàn Quốc chỉ bắn trúng không quá 40% mục tiêu

Thứ ba 30/10/2012 11:03
Tổ hợp phòng không PAC-2 của Hàn Quốc chỉ có thể đánh chặn với tỷ lệ các tên lửa đạn đạo bắn từ Triều Tiên.

Một quan chức cấp cao của chính phủ Hàn Quốc tiết lộ: “Viên Phân tích quốc phòng Hàn Quốc và cơ quan Phòng thủ tên lửa của Mỹ vừa kết thúc một nghiên cứu chung về KAMD cho thấy hệ thống PAC-2 có tỷ lệ đánh chặn dưới 40%”.

Mục tiêu của CHAMP ước trị giá 38 triệu USD là chế tạo một vũ khí lý tưởng khi cần triệt bỏ tai mắt, khả năng ngắm và bắn của kẻ địch vì nó loại khỏi vòng chiến toàn bộ các thiết bị điện tử trong bán kính hoạt động của nó mà không gây hại cho con người.

Các tên lửa này làm nhiệm vụ dọn đường, tiêu diệt các thiết bị điện tử đối phương trước khi máy bay hay các đơn vị quân nhà bay đến và tiến vào một thành phố đối phương.

Gần một năm trước, tên lửa đã được thử nghiệm lần đầu, nhưng kết quả chưa được thông báo.

Lần thử nghiệm tiếp theo diễn ra ngày 16/10/2012 tại một trường thử ở bang Utah đã được Boeing chính thức thông báo.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Trong cuộc thử nghiệm, mục tiêu của pháo xung điện từ CHAMP là một số tòa nhà hai tầng tại trường thử, trong đó bố trí một số lượng lớn máy tính cá nhân để bàn và các thiết bị điện tử khác.

Sau khi bị pháo điện từ tấn công bằng bức xạ vi ba định hướng trong vài giây, tất cả các máy tính, các hệ thống chỉ huy và liên lạc trong các ngôi nhà hai tầng mục tiêu đã bị thiêu cháy.

Vài giây sau, hệ thống điện bị hỏng, thậm chí hệ thống camera dùng để ghi kết quả thử nghiệm cũng bị hỏng. Tất cả những gì còn lại như người, động vật, hạ tầng hầu như không bị tổn hại.

Trong vòng một giờ, tên lửa CHAMP đã tiêu diệt thành công 7 tòa nhà mục tiêu mà chỉ gây ra tổn thất phụ rất nhỏ hoặc không gây tổn hại gì.

Hiện chưa rõ sắp tới Quân đội Mỹ có nhận vào trang bị và triển khai tên lửa CHAMP hay không. Theo các chuyên gia Boeing, cho rằng, vũ khí này có thể làm biến đổi hoàn toàn chiến thuật tiến hành chiến tranh hiện đại trong không gian thông thường và không gian điều khiển học.

Các chuyên gia Mỹ dự kiến, sắp tới, công nghệ này sẽ mang lại khả năng làm tê liệt hoàn toàn toàn bộ các thiết bị điện tử của kẻ địch tiềm tàng, kể cả các hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu.

Keith Coleman, một lãnh đạo của dự án CHAMP, cho biết: “Công nghệ này đánh dấu sự mở đầu cảu một kỷ nguyên mới trong chiến tranh hiện đại và chiến tranh điều khiển học.

Chúng tôi hy vọng rằng, trong tương lai gần, các hệ thống này sẽ là phương tiện sẽ biến các thiết bị điện tử và máy tính của kẻ địch thành đống đồ vô dụng, khiến cho kẻ địch trở nên bất lực từ góc độ thông tin. Chế tạo tên lửa mới, chúng tôi đã làm cho một cái gì đó trong lĩnh vực viễn tưởng khoa học trở thành một vật tồn tại thực tế”.

“Hàng loạt các mô phỏng được thực hiện và đưa ra kết luận: để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công lên 70%, Hàn Quốc phải nâng cấp lên hệ thống phòng không PAC-3”, quan chức này cho biết thêm.

Hàn Quốc đã mua 48 hệ thống PAC-2 bao gồm cả bệ phóng từ Đức với giá khoảng 909 triệu USD. Tuy nhiên, các bệ phóng của PAC-2 không thể sử dụng cho hệ thống PAC-3.

Một nguồn tin khác trong chính phủ Hàn Quốc cho hay: “Các máy tính của hệ thống PAC-2 đã quá lỗi thời, tuy nhiên, hệ thống này vẫn có thể được chuyển sang để đánh chặn các máy bay chiến đấu”.

Tại Hội nghị tư vấn an ninh (SCM) ở Washington tổ chức ngày 24/10, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin cho hay Seoul sẽ thúc đẩy để xây dựng hệ thống PAC-3.

Trong nỗ lực tăng cường sức mạnh cho toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa, ông Kim nhấn mạnh, Hàn Quốc có thể sẽ thành lập "Chuỗi tấn công" có nhiệm vụ tìm, diệt các tên lửa hành trình của Triều Tiên có khả năng tấn công Hàn Quốc, Nhật Bản và Guam.

Các quan chức quân sự Hàn Quốc cho hay, hệ thống PAC-3 sẽ được giới thiệu vào năm 2014 và hệ thống "Chuỗi tấn công" sẽ được phối hợp chặt chẽ với nhau.

Trong một nghiên cứu liên quan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc mạnh mẽ từ chối khả năng Hàn Quốc gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Ông này cho hay việc Hàn Quốc xây dựng KAMD không có nghĩa là sẽ gia nhập vào nỗ lực của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống phòng ngự nhiều tầng.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết, Washington sẽ tiếp tục tư vấn cho Seoul về tương lai của nước này trong hệ thống phòng thủ tên lửa trong khu vực. Điều này làm tăng thêm các suy đoán về việc Seoul có thể gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-Quoc-phong/PAC2-Han-Quoc-chi-ban-trung-khong-qua-40-muc-tieu/244008.gd

'Ba ngón tay Thần chết' và những trận chiến
Cập nhật lúc :1:31 PM, 25/06/2012
Được mệnh danh là 'Ba ngón tay của Thần chết', SA-6 là một hệ thống tên lửa đối không tầm trung lợi hại cho đến tận hôm nay.

(ĐVO) 2K12 Kub, NATO định danh là SA-6 Grainful là hệ thống phòng không cơ động tầm trung, tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, được sản xuất tại Liên Xô vào năm 1958. Hệ thống có khả năng tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly từ 4-24km với tầm cao từ 50-14000m.
Sự phát triển của 2K12 Kub được bắt đầu vào ngày 18/7/1958 theo yêu cầu của Ban chấp hành Đãng Cộng sản Liên Xô. Hệ thống tên lửa được yêu cầu phải có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không với tốc độ bay từ 420-600 m/s, độ cao hiệu quả từ 100-7.000m, phạm vi hiệu quả khoảng 20km. Hệ thống được nghiên cứu và phát triển bởi Viện nghiên cứu khoa học NIIP.
Hệ thống tên lửa 2K12 trải qua thời gian thử nghiệm khá dài từ năm 1959-1966, sau khi vượt qua các khó khăn về kỹ thuật, hệ thống được chấp nhận đưa vào sử dụng trong tháng 1/1967, công tác sản xuất loạt được thực hiện ngay vào năm đó.
SA-6 được xuất khẩu cho các nước Ai Cập và Syria và đã tham gia vào nhiều cuộc chiến khác nhau giữa các nước khối Arab và Israel. Hệ thống SA-6 đã khẳng định được tên tuổi của mình và được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay của Thần chết”.

Chiến tranh Yom Kippur 1973
Là cuộc chiến giữa khối Arab và Israel diễn ra vào ngày Yom Kippur, ngày lễ linh thiêng nhất của của người Do Thái, dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria nhằm giành lại những vùng đất đã bị Israel chiếm đóng trước đó.

Trong cuộc chiến này, lực lượng không quân hùng hậu của Israel đã bị bất ngờ và đo ván bởi sự xuất hiện của hệ thống SA-6.

Các máy thu cảnh báo radar trên các máy bay chiến đấu Israel thời đó như A-4 Skyhawk, F-4 Phantom đều không hề nhận biết việc bị chiếu xạ bởi radar dẫn đường cho tên lửa đối không.

SA-6 đã chứng minh là một hệ thống tên lửa đối không cực kỳ hiệu quả, trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh Yom Kippur với chiến tích bắn hạ 64 máy bay Israel bằng 95 tên lửa SA-6. Tỷ lệ tiêu diệt là 1,4 tên lửa/1 máy bay - một con số ấn tượng với bất kỳ hệ thống tên lửa đối không nào.
Kể từ cuộc chiến này, SA-6 đã được đặt cho biệt danh là “Ba ngón tay Thần chết” với "ba ngón tay" là ba quả đạn tên lửa trực chiến của hệ thống.

Tuy nhiên, sau khi Israel thay đổi lập trình hệ thống máy thu cảnh báo radar trên tất cả các máy bay, SA-6 mất dần lợi thế và không còn là mối đe dọa quá nghiêm trọng đối với các máy bay Israel.
Một phần của sự hạn chế này là do các hệ thống tên lửa SA-6 xuất khẩu cho các nước Arab không kịp nhận các gói nâng cấp hệ thống như các hệ thống của Nga.



Hệ thống tên lửa đối không tầm trung SA-6

Chiến tranh Lebanon năm 1982
Một số hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được chuyển đến Lebanon vào năm 1981 sau khi Israel bắn hạ 2 máy bay trực thăng của Syria gần Zahle. Syria phản ứng lại bằng cách triển khai lữ đoàn tên lửa đối không đến thung lũng Beqaa.

Để đối phó với các hệ thống tên lửa đối không của Syria tại khu vực này, Không quân Israel đã triển khai chiến dịch áp chế phòng không Syria (SEAD >> chi tiết). Chiến dịch Mole Cricket 19 đã trở thành một trong những trận chiến trên không lớn nhất kể từ chiến tranh Triều Tiên.

Trong chiến dịch này, Không quân Israel đã áp dụng một số chiến thuật mới cùng với những tiến bộ về công nghệ điện tử được chuyển giao từ phía Mỹ. Kết cục, “ba ngón tay Thần chết” cùng với các hệ thống SA-2/3 chịu tổn thất nặng nề.
Chiến dịch Mole Cricket 19 chỉ kéo dài trong khoảng 2 tiếng đồng hồ nhưng có đến 17/19 khẩu đội tên lửa đối không Syria triển khai tại khu vực này bị phá hủy, 29 máy bay MiG các loại bị bắn rơi, không quân Israel không chịu bất kỳ thiệt hại nào.
Thiệt hại của lực lượng phòng không Syria cho thấy tính dễ bị tổn thương của các hệ thống điện tử của Nga trước các thủ đoạn tác chiến điện tử của phương Tây.

Tranh chấp biên giới giữa Libya và Chad
Hệ thống tên lửa đối không SA-6 đã được triển khai tại Lybia vào tháng 1/1987, tháng 3/1987 phiến quân Chad đã tấn công chiếm đóng căn cứ không quân Ouadi Doum, toàn bộ trang thiết bị của căn cứ không quân này đã bị phiến quân Chad chiếm giữ trong đó có một số hệ thống tên lửa đối không SA-6.
Tháng 8/1987, Không quân Lybia đã điều động 2 máy bay Tu-22B tấn công vào căn cứ Aouzou, tuy nhiên, phiến quân Chad đã sử dụng chính hệ thống tên lửa SA-6 để phục kích các máy bay này, kết quả 1 chiếc Tu-22B của Libya đã bị bắn hạ bởi SA-6.

Chiến tranh Iraq năm 1991

Trong thời gian diễn ra chiến tranh Iraq lần thứ nhất, lực lượng phòng không Iraq đã sử dụng hệ thống tên lửa đối không SA-6 bắn rơi một chiếc F-16 mang số hiệu 87-228. Đây là lần đầu tiên một chiếc tiêm kích của Mỹ bị bắn rơi trong chiến đấu kể từ sau chiến tranh Việt Nam.

Trước đó vài ngày một chiếc B-52G của Không quân Mỹ được cho là đã bị hư hỏng nặng bởi một tên lửa SA-6.

Chiến tranh Bosnia và Kosovo


Trong chiến tranh Bosnia, lực lượng quân đội Serbia đã sử dụng một biến thể nâng cấp của SA-6 và đã thành công trong việc bắn rơi một chiếc F-16C của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1995.

Ngày 28/5/1995, một tên lửa SA-6 đã bắn hạ một chiếc Mi-17 của Bosnia, làm Bộ trưởng Ngoại giao Irfan Ljubijankić và một số chính trị gia khác thiệt mạng.

Gần đây Nga đã giới thiệu các gói nâng cấp dành cho hệ thống này. Các gói nâng cấp giúp SA-6 đạt sức mạnh ngang ngửa với hệ thống tên lửa đối không SA-11. Dù đã bị các nước phương Tây cho là lạc hậu, nhưng với một chiến thuật khéo léo, hệ thống tên lửa đối không vẫn không hề mất đi biệt danh “Ba ngón tay Thần chết”.

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Ba-ngon-tay-Than-chet-va-nhung-tran-chien/20126/218883.datviet

Trung Quốc “thua” Mỹ về công nghệ tên lửa đánh chặn


(Kienthuc.net.vn) - Dù Trung Quốc thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn thành công nhưng công nghệ của hệ thống này vẫn “kém” xa Mỹ.

Southern Metropolis dẫn lời sĩ quan cao cấp Quân đoàn pháo binh số 2 (tức lực lượng tên lửa chiến lược) rằng, Trung Quốc đạt được mục tiêu dự kiến trong lần thử nghiệm tên lửa đánh chặn vào ngày 27/1.


"Nó rất đơn giản. Nó đã đánh chặn và hạ được mục tiêu một cách chính xác", chuyên gia Quân đoàn pháo binh thứ hai cho biết.


Trước đó, Mỹ cũng thử nghiệm tên lửa đánh chặn thành công và tên lửa đánh chặn được phóng từ California vào ngày 26/1.


Theo các chuyên gia, vụ thử nghiệm tên lửa đánh chặn của Trung Quốc và Mỹ diễn ra liên tiếp trong hai ngày 26 và 27 chỉ là ngẫu nhiên. Thêm vào đó, Mỹ và Trung Quốc là những quốc gia duy nhất trên thế giới thử nghiệm tên lửa đánh chặn thành công.


Trung Quốc kém xa Mỹ về công nghệ sử dụng trong hệ thống
tên lửa​
đánh chặn.​
Trả lời câu hỏi của Southern Metropolis về lý do tại sao Trung Quốc thua kém Mỹ trong công nghệ đánh chặn tên lửa, sĩ quan cao cấp trong Quân đoàn pháo binh số 2 đưa ra 3 lý do.


Trước hết, Mỹ có 24 vệ tinh định vị toàn cầu để tìm kiếm và theo dõi các mục tiêu trên thế giới; trong khi Trung Quốc vẫn “yếu thế” hơn trong vấn đề này.


Thứ hai, khả năng phản ứng nhanh của Trung Quốc chậm hơn so với Mỹ. Cụ thể, Mỹ có một hệ thống phản ứng nhanh liên kết chặt chẽ từ Tổng thống đến Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tại Lầu Năm Góc tới quân đội chiến đấu đang thi hành công vụ. Trong khi đó, một hệ thống tương tự như vậy vẫn chưa được định hình ở Trung Quốc.


Thứ ba, Trung Quốc không đánh chặn tên lửa trong các trường hợp bất lợi trong cuộc chiến thực sự. Trung Quốc chỉ đánh chặn tên lửa sau khi nhận được thông báo trước.


Trong khi đó, Mỹ chỉ mất 32 giây từ lúc phát hiện mục tiêu cho đến khi đặt mức báo động lên cao, còn Nga phải mất từ 1 - 3 phút. Đối với Trung Quốc thì thời gian hệ thống tên lửa đánh chặn của nước này khởi động chắc chắn chậm hơn so với Nga.

http://kienthuc.net.vn/vu-khi/201302/Trung-Quoc-thua-My-ve-cong-nghe-ten-lua-danh-chan-893929/
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,106
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
bác quên cái này nữa nài
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top