[Funland] Hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động thế nào ?

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tên lửa Ấn Độ - Israel chế tạo thất bại thảm hại

Thứ ba 05/02/2013 10:10
ANTĐ - Chính phủ Ấn Độ vừa yêu cầu Israel đẩy nhanh tốc độ phát triển tên lửa đất đối không tầm trung liên hợp (MRSAM).

Kế hoạch nghiên cứu chế tạo loại tên lửa này đã bị đình trệ từ năm 2009 do vấp phải những trở ngại quá lớn về mặt công nghệ. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, trong chuyến thăm chính thức Israel cuối tháng 1 vừa qua, thượng tướng Brown - tư lệnh không quân Ấn Độ đã đề xuất với Bộ Quốc phòng Israel về chương trình nghị sự của MRSAM.
Chương trình nghiên cứu, phát triển hệ thống vũ khí liên hợp MRSAM do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và công ty công nghiệp hàng không Israel (IAI) đầu tư hơn 2 tỷ USD hợp tác phát triển, sản xuất ít nhất là 18 đơn nguyên phóng và các hệ thống có liên quan, mỗi đơn nguyên phóng sẽ được trang bị 16 quả tên lửa đất đối không tầm trung.

Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên của hệ thống MRSAM đã ra mắt cuối năm 2012 vừa qua nhưng nó đã thất bại thảm hại trong đợt khảo nghiệm tính năng thực tế và rơi xuống đất khi mới bay được vài km. Tên lửa MRSAM có tầm bắn 70km, sử dụng đầu dẫn radar chủ động, đường truyền datalink 2 chiều và hệ thống đánh giá kết quả sát thương. Ngoài ra, nó còn được trang bị các radar mảng pha tự quét, giúp nâng cao chất lượng thông tin tình báo của không ảnh.
Trong chuyến thăm, ngoài bàn bạc về chương trình phát triển chung MRSAM, tư lệnh Brown đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng quốc phòng Israel là ông Ehud Barak để thảo luận về kế hoạch hợp tác phát triển tên lửa không đối không và bom điều khiển chính xác.


http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Ten-lua-An-Do-Israel-che-tao-that-bai-tham-hai/485576.antd
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Nga thử nghiệm hệ thống phức hợp chống vệ tinh

Theo Lenta , Bộ quốc phòng Nga sẽ thử nghiệm hệ thống phức hợp chống vệ tinh Crown vào cuối 2013
Hệ thống Crown đã được nâng cấp và hiện đại hóa từ 2010 , được trang bị một radar kênh "H" để xác định vị trí chính xác của mục tiêu trong quỹ đạo không gian
Crown là thành phần của dự án phát triển hệ thống phương tiện vũ khí không gian ROKR KOs được phát triển từ thời Soviet , nhưng vì lý do kinh phí nên đã hủy bỏ . Đến năm 2000 thì hệ thống đã khôi phục lại và trực chiến
Crown được trang bị 2 thành phần chính là 1 trạm radar không gian và hệ thống định vị laser quang học
Ngoài ra Crown còn được trang bị 3 máy bay tiêm kích chống vệ tinh Mig-31D có thể mang tên lửa đánh chặn động năng 79M6 . Nó được giả định có thể bắn hạ các vệ tinh ở quỹ đạo thấp , sau khi Soviet sụp đổ thì Mig-31D được chuyển giao cho Kazakhstan
Theo Izvestia thì các cuộc thử nghiệm mới của Cơ quan phòng thủ không gian ((ASD ) sẽ được trang bị Mig-31 của không quân Nga , có thể 1 máy bay chiến đấu mới chống vệ tinh sẽ được thiết kế để thay thế Mig-31 . Cùng với đó là văn phòng nghiên cứu Torch cũng đang thiết kế tên lửa mới thay thế dự án 79M6.

Mig-31D ASAT



http://lenta.ru/news/2013/01/24/krona/
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/226174/Default.aspx
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Ấn Độ từ chối mua "Mái vòm sắt” của Israel


EPA
Bộ Quốc phòng Ấn Độ từ chối mua hệ thống phòng thủ tên lửa Israel "Mái vòm sắt,” Defense News cho biết, dẫn nguồn từ chỉ huy Lực lượng Không quân Ấn Độ Norman Anil Kumar Browne. Theo ông, hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel không phù hợp với các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Đồng thời, ông Brown không nói rõ là hệ thống không đáp ứng được những yêu cầu nào của quân đội.
Israel đã đề nghị Ấn Độ mua "Mái vòm sắt” trong năm 2010. Ngoài ra, công ty Rafael của Israel đã đàm phán với cơ quan quân sự Ấn Độ về việc cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa " David's Sling.” Trước đây, thực tế đàm phán về việc cung cấp các thành phần tên lửa đã được xác nhận bởi đại diện của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, nhưng không chỉ rõ đang thảo luận ở giai đoạn nào.


http://vietnamese.ruvr.ru/2013_02_08/104076879/
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Pakistan tính mua tên lửa phòng không HQ-16 và HQ-9 của Trung Quốc?

Thứ hai 11/02/2013 07:02
(GDVN) - Pakistan hy vọng xây dựng hệ thống phòng không hiện đại dựa trên tên lửa phòng không HQ-16 và HQ-9 của Trung Quốc.

Tên lửa phòng không tầm trung HQ-16 do Trung Quốc chế tạo. Tạp chí “Kanwa Defense Review” số mới nhất (2/2013) vừa có bài viết cho rằng, năm 2012, Tập đoàn khoa học công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã thử nghiệm tên lửa đất đối không HQ-16B, phiên bản cải tiến.

Tên lửa HQ-16B dự kiến sẽ trang bị cho tàu hộ vệ Type 054B lô tiếp theo. Trong khi đó, Pakistan cân nhắc mua tên lửa HQ-16 và HQ-9, nhưng cho rằng giá cả hơi đắt.
Tờ Kanwa cho rằng, lữ đoàn phòng không thuộc các tập đoàn quân 38, 39 của Lục quân Trung Quốc đã trang bị một tiểu đoàn tên lửa HQ-16A, mỗi tiểu đoàn sở hữu 6 xe phóng. Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A Hải quân Trung Quốc đã trang bị tên lửa HQ-16A.
Hành trình đối phó với máy bay của tên lửa HQ-16A là 3.500-40.000 m, tầm bắn đối phó tên lửa hành trình là 3.500-12.000 m, phóng lên độ cao 15-15.000 m, áp dụng phương thức phóng thẳng và dẫn đường INS+radar bán chủ động, thời gian phản ứng là 12 giây, có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu.
Tầm bắn tối đa đối phó máy bay của phiên bản cải tiến HQ-16B tăng tới 75 km, chủ yếu được tiến hành thông qua cải tiến công nghệ tra thuốc, khoang tra thuốc dài hơn 0,17 m, nên tra được nhiều thuốc hơn, phần mềm kiểm soát đường đạn bay cũng đã được cải tiến.

Tên lửa phòng không HQ-16A trang bị cho lữ đoàn phòng không của Đại quân khu Bắc Kinh. Theo tạp chí Kanwa, cuộc thử nghiệm tại trường bắn tây bắc vào tháng 9 đã thực hiện nội dung đánh chặn tên lửa hành trình, mục tiêu bay S200/300 do Viện 60 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Trung Quốc nghiên cứu chế tạo đã bị bắn rơi. Có tin cho biết, tên lửa HQ-16B dự kiến sẽ trang bị cho tàu hộ vệ Type 054B lô tiếp theo.
Tờ Kanwa còn cho biết, tên lửa HQ-16A đã giành được quyền xuất khẩu; HQ-16A phiên bản xuất khẩu được gọi là LY-80. Nguồn tin từ Lục quân Pakistan tiết lộ, Lục quân Pakistan đã đàm phán vài lần với Trung Quốc, họ muốn mua trước 1 tiểu đoàn HQ-16A để thử nghiệm, khi cần thiết chuyển sang sản xuất theo giấy phép.
Phía Pakistan yêu cầu sở hữu tên lửa HQ-16A, còn tên lửa HQ-16B vừa hoàn thành thử nghiệm, kết quả cũng đã thông báo cho đối phương. Điều này có nghĩa là, tên lửa HQ-16B giành được quyền xuất khẩu cho “nước hữu nghị” cũng sẽ nhanh chóng được phê chuẩn. Nguồn tin từ Pakistan tiết lộ, loại tên lửa này giá hơi đắt.
Tờ Kanwa cho biết, Pakistan muốn sở hữu tên lửa FD-2000 (phiên bản xuất khẩu của HQ-9), tên lửa phòng không này có tầm phóng 125 km, hiện đã bước vào giai đoạn đánh giá công nghệ, FD-2000 là sản phẩm của Tập đoàn khoa học và công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (China Aerospace Science & Industry Corporation, CASIC), Pakistan cũng cho rằng loại tên lửa này quá đắt. Pakistan hy vọng xây dựng hệ thống phòng không hiện đại bằng tên lửa FD-2000 và SY-80.

Tên lửa phòng không tầm xa HQ-9 Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa Type 054A của Hải quân Trung Quốc trang bị tên lửa HQ-16A phóng thẳng.
 

coty

Xe tăng
Biển số
OF-61606
Ngày cấp bằng
12/4/10
Số km
1,306
Động cơ
453,552 Mã lực
phòng thủ kiểu này em nghĩ chỉ phù hợp chống kiểu xuyên lục địa, loại có đầu đạn hạt nhân... thì chuẩn, chứ ba cái rocket lẻ tẻ bắn chặn như số liệu thống kê thì phí quá
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,389
Động cơ
659,922 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
phòng thủ kiểu này em nghĩ chỉ phù hợp chống kiểu xuyên lục địa, loại có đầu đạn hạt nhân... thì chuẩn, chứ ba cái rocket lẻ tẻ bắn chặn như số liệu thống kê thì phí quá
Nhà có điều kiện, ăn chơi sợ gì mưa rơi, mạng người là quý nhất, tiền là chuyện nhỏ.

Còn như ở Việt mình, một ngày thăng mấy chục mạng vì tai nạn giao thông thì cần gì "Vòm sắt" với "vòm bê tông". Có trúng vài quả rocket, chết thêm vài mạng cũng chẳng ảnh hưởng đến hòa bình xã hội. Ặc ặc! :((:((
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
So sánh uy lực hệ thống Palma với các hệ thống tương

Chúng ta hãy so sánh hệ thống phòng thủ tầm ngắn Palma được tranh bị trên Gerpad có ưu điểm gì so với các hệ thống tương tự của các nước trên thế giới nhé.Chúng được xem là lá chắc cuối cùng trên chiến hạm.
Hệ thống tên lửa đối không HQ-7 (Trung Quốc)


HQ-7 là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do Trung Quốc sản xuất dựa trên công nghệ tên lửa hải đối không Sea Crotale của Pháp. Từ đầu những năm 1990, HQ-7 trở thành tiêu chuẩn hệ thống tên lửa phòng không trên các chiến hạm của Trung Quốc.

Trên các tàu chiến, HQ-7 được bố trí với hệ thống tám ống phóng đặt trên boong tàu phía trước, nằm sau tháp pháo chính. Các tên lửa trong ống phóng luôn trong tình trạng sẵn sàng rời bệ phóng. Hệ thống có tất cả 24 tên lửa dữ trữ và được nạp tự động




HQ-7 được Trung Quốc sao chép công nghệ từ hệ thống Sea Crotale của Pháp.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 đặt phía sau tháp pháo chính. Tốc độ tên lửa là Mach 2.3 (750m/s). Xác suất đánh trúng mục tiêu khoảng 70-80%.
Hệ thống HQ-7 phóng tên lửa đối không. Hiện nay, Trung Quốc đang cố gắng chế tạo tên lửa phòng không tầm trung đặt trong các ống phóng thẳng đứng để thay thế HQ-7. HQ-7 sử dụng tên lửa Type-360S dẫn đường bằng radar tìm kiếm trên không/biển, hoạt động trên dải tần số E/F có tầm hoạt động 18,4km. Hệ thống tên lửa và radar kết nối với nhau qua hệ thống kiểm soát dữ liệu ZJK-4, cho phép xử lý 30 mục tiêu và kết hợp với radar Type-360S theo dõi đồng thời 12 mục tiêu khác.

Tên lửa HQ-7 có khả năng tiêu diệt máy bay ở mọi điều kiện thời tiết, kể cả ban ngày và ban đêm với tầm bắn tối đa từ 8 đến 12km. Tuy nhiên, khi dùng để chống lại các tên lửa hành trình đối hạm thì HQ-7 chỉ đánh chặn được ở tầm 4-6km, đây cũng là một yếu điểm lớn nhất của HQ-7 so với các hệ thống tên lửa của Nga, Mỹ.


Hệ thống phòng không Palma (Nga)


Palma là hệ thống phòng không đặt trên tàu chiến được thiết kế để tiêu diệt các loại máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình đối hạm, các tàu có lượng giãn nước nhỏ và các mục tiêu ven biển. Hệ thống Palma là người "anh em" với hệ thống phòng không Kashtan.


Hệ thống phòng không Palma. GSh-30K có tầm bắn từ 200m tới 3.000m, tốc độ bắn 4500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 890m/s.
Palma bao gồm hai pháo 30mm sáu nòng và tám tên lửa đối không Sosna-R. Hệ thống Palma đồng thời tấn công sáu mục tiêu cùng lúc ở cự ly 2.000m tới 8.000m. Hệ thống phòng không Palma bao gồm ba bộ phận: hai pháo GSh-30K, tám tên lửa đối không Sosna-R và radar điều khiển hỏa lực.

- GSh-30K là pháo phòng không sáu nòng cỡ 30mm thiết kế để chống lại máy bay và tên lửa đối hạm. Pháo bắn các loại đạn HE, đạn nổ mảnh.

- Sosna-R là tên lửa hải đối không bay nhanh gấp năm lần vận tốc âm thanh, được thiết kế để tiêu diệt máy bay, bom có dẫn đường, tên lửa đối hạm. Tên lửa tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 1.300m đến 8.000m, ở độ cao tối đa 3.500m.

- Hệ thống radar điều khiển hỏa lực của Palma bao gồm: camera hồng ngoại, laser đo xa, radar bắt mục tiêu 3Ts-99...

Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa hệ thống vũ khí tầm cực gần (CIWS) và tên lửa tầm ngắn. Nhờ vậy, hệ thống Palma đã "vô tình" thiết lập hai phòng tuyến vững chắc cho các chiến hạm trang bị nó. Tầng thứ nhất, tên lửa siêu âm Sosna-R đánh chặn từ khoảng cách trên dưới 10km, một tầm đủ xa để không gây nguy hiểm cho tàu. Nếu vượt qua Sosna-R, tên lửa đối hạm sẽ vấp phải tầng thứ hai, 'lưới đạn" của hai pháo GSh-30K.

Hiện nay, Palma được trang bị tàu chiến lớp Gepard 3.9 (dự án 11661).


Hệ thống tên lửa đối không SeaRAM (Mĩ)


SeaRAM là hệ thống tên lửa phòng không tầm cực gần do quân đội Mĩ phát triển để thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần Phalanx Mk 15. Nếu xét về tầm bắn và độ chính xác thì tên lửa RAM (tên lửa thân qoay) bắn xa tới 7.500m, hơn rất nhiều so với 2.000m của hệ thống Phalanx.

Ngày nay, các tên lửa đối hạm do Nga sản xuất thường có tốc độ bay rất nhanh (vượt âm), sức công phá mạnh. Mặc dù, Phalanx CIWS hoàn toàn có khả năng đánh chặn nhưng như đã nói trên, nhưng ở tầm bắn quá gần những mảnh vỡ của tên lửa có thể văng vào tàu mục tiêu gây thiệt hại không nhỏ. Vì thế, các tên lửa RAM sẽ rất hữu hiệu trong trường hợp này khi tiêu diệt tên lửa ở tầm xa tránh gây hư hại cho tàu.

Đồng thời, các tên lửa RAM luôn luôn nằm trong tư thế sẵn sàng bắn, với 11 tên lửa chúng có khả năng đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc. Đây là điều mà Phalanx không bao giờ làm được.


Mặc dù phát triển để thay thế cho Phalanx, tuy nhiên SeaRAM vẫn dựa trên nền tảng cơ bản của Phalanx (sử dụng một số thiết bị điện tử của Phalanx). Chỉ có một sự thay đổi lớn nhất đó chính là hệ thống 11 ống phóng chứa tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Air Frame) thay cho pháo 20mm.

Tên lửa RIM-116 RAM là sự kết hợp "tinh tế" giữa động cơ, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 "Sidewinder" (rắn đuôi chuông) và hệ thống dẫn đường từ tên lửa vác vai Stinger.

Hiện tại, quân đội Mỹ mới chỉ trang bị SeaRAM trên các tàu chiến đấu cỡ nhỏ. Nhưng chắc chắn trong tương lai, chúng sẽ sớm thay thế hệ thống Phalanx đóng vai trò chủ yếu là "lá chắn phòng thủ" trên tàu chiến của hải quân nước này


Hệ thống tên lửa đối không Barak (Israel)

Barak là hệ thống tên lửa đối không do Israel phát triển với mong đợi là sẽ tăng cường bảo vệ các tàu chiến chống lại máy bay, tên lửa hành trình đối hạm bay ở độ cao thấp, tốc độ nhanh.





Tên lửa Barak được đặt trong các ống phóng thẳng đứng.
Tên lửa Barak được xếp trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launching System - VLS), đây là một ưu điểm của Barak so với các hệ thống khác khi nó có khả năng bao quát 360 độ, đánh chặn mục tiêu ở nhiều hướng khác nhau, hệ thống VLS cho phép rút gọn thời gian điều chỉnh hướng bắn. Nhờ đó, Barak phản ứng một cách nhanh nhất có thể trước các mối đe dọa đặc biệt là các loại tên lửa đối hạm có tốc độ cao, có đường bay phức tạp.

Ngoài ra, theo các đánh giá, hệ thống Barak có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cao. Hệ thống Barak đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách 500m tới 12km, tại độ cao tối đa 5.000m. Tên lửa đạt tốc độ siêu âm Mach 2, nhanh gấp hai lần tốc độ âm thanh.

Hệ thống dẫn đường của Barak bao gồm: radar EL/M-2221 và radar EL/M-2228S. Trong đó:

- Radar điều khiển hỏa lực EL/M-2221 là bộ phận của hệ thống tên lửa đối không Barak. Radar hoạt động trên dải tần số X và K. Thiết kế cho phép theo dõi các mối nguy hiểm trên không trong khi có thể dẫn đường cho tên lửa hoặc pháo đánh chặn mục tiêu. Radar bắt mục tiêu là máy bay ở cự ly 30km, nhưng đối với tên lửa chỉ là 15km.

- EL/M-2228S là radar cảnh báo sớm và tìm kiếm trên không, trên biển thiết kế cho các tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung. Trong vai trò tự động cảnh báo các mối đe dọa, EL/M-2228S phát hiện một cách hiệu quả các mối nguy hiểm như tên lửa đối hạm, bom dẫn đường TV, tên lửa chống radar ở tầm xa.

Hoạt động trong chế độ tìm kiếm, radar đồng thời theo dõi 100 mục tiêu cả trên không và trên biển. EL/M-2228S phát hiện máy bay ở khoảng cách 70km, trong khi đối với tên lửa là 20km.

Hiện nay, ngoài Israel là nước sử dụng chính, Ấn Độ cũng đang trang bị rộng rãi hệ thống Barak trên các chiến hạm của họ thay thế cho hệ thống vũ khí tầm cực gần AK-630 và tên lửa phòng không SA-N-4 Gecko.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Các nước xếp hàng đến 2021 để mua tên lửa S-400 của Nga

Trước đó, Trung Quốc cũng đã tỏ ý muốn đặt hàng một hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga với số lượng lớn.

Các nước xếp hàng đến năm 2021 để mua hệ thống chống tên lửa S-400 của Nga - Tổng giám đốc "Rosoboronexport" Anatoly Isaikin nói với các phóng viên tại Moscow hôm thứ Tư.

Tên lửa phòng không S-400 của Nga​


Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph - là hệ thống thế hệ mới tầm xa và tầm trung, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các phương tiện tấn công phòng không vũ trụ hiện tại và tương lai, máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa chiến thuật và tên lửa đạn đạo tầm trung, mục tiêu siêu thanh và máy bay giám sát radar và máy bay điều khiển không người lái/UAV.
Trước đó, Trung Quốc đã tỏ ý muốn đặt hàng một hợp đồng mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga với số lượng lớn.
Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Constantine từng cho biết. “Hiện tại quân đội Trung Quốc được trang bị rất nhiều hệ thống S-300. Do đó, nếu họ muốn thay thế hệ thống tên lửa này thì phải cần đến một số lượng lớn tên lửa thay thế”.

Tổng giám đốc "Rosoboronexport" Anatoly Isaikin (ảnh VOR)​

Phó cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga nhấn mạnh thêm, Trung Quốc đã gửi lời đề nghị đàm phán về bản hợp đồng mua hệ thống tên lửa S-400 đến phía Nga, nhưng Trung Quốc không đề cập đến việc muốn mua hệ thống tên lửa hiện đại này với một số lượng lớn.
Tôi chỉ có thể xác nhận rằng, phía Nga đã nhận được lời đề nghị. Nhưng tôi không phụ trách vấn đề Trung Quốc (liên quan đến việc Trung Quốc muốn mua bao nhiêu hệ thống tên lửa S-400), do vậy tôi không có những bình luận cụ thể.
Nhưng tôi có thể khẳng định phía Trung Quốc chắc chắn không muốn mua với số lượng ít”. Ông Constantine cho biết.



http://soha.vn/quan-su/cac-nuoc-xep-hang-den-2021-de-mua-ten-lua-s400-cua-nga-20130214141859179.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Hệ thống tên lửa chống đạn đạo của Nga tốt tới mức nào !

Nga bắn tên lửa đánh chặn, phá hủy thiên thạch

Một trận mưa sao băng đã gây nổ lớn ở tầng thấp khí quyển trên bầu trời vùng Ural của Nga hôm 15/2, khiến các cửa sổ bị vỡ và một vài người bị thương, theo các quan chức và hãng tin Nga.
Một người phát ngôn của Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga nói với hãng Interfax: “Một thiên thạch đã nổ trên khu vực Chelyabinsk (ở Ural), khiến cửa sổ bị vỡ tại một số nơi”.



Khói bốc lên từ hiện trường một tòa nhà bị ảnh hưởng bởi mảnh vỡ của thiên thạch Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho hay có các mảnh vỡ thiên thạch đã rơi xuống một số khu vực dân cư thưa thớt ở Chelyabinsk.Ước tính sơ bộ, có 4 người bị thương vì các mảnh kính bay, theo Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga.Các hãng tin Nga cũng dẫn lời nhiều nhân chứng tường thuật về những tiếng nổ lớn khiến dân cư địa phương hoảng loạn.

Vụ nổ làm nhiều cửa sổ trong các căn nhà bị vỡ kính, các tòa nhà công sở ở trung tâm Chelyabinsk và học sinh trong các trường học đã được sơ tán.
Các nhân chứng nói tiếng nổ lớn đến nỗi nghe như có động đất và sấm sét nổ ra cùng lúc, và có những vệt khói lớn được nhìn thấy trên bầu trời. Những người khác tường thuật về các vật thể cháy rơi xuống mặt đất.



Vệt khói của một thiên thạch để lại trên bầu trời Ural Cảnh sát tại khu vực Chelyabinsk được đặt trong tình trạng báo động cao và đã vạch ra kế hoạch bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng. (Báo Thanh niên đưa tin)Trong khi đó theo báo cáo chưa xác nhận, một đơn vị phòng không của Nga tại khu vực Urzhumka gần Chelyabinsk đã được triển khai để bắn hạ các thiên thạch. Một loạt các tên lửa đã được phóng để đánh bay các thiên thạch ra thành từng mảnh vụn ở độ cao 20km.Những tia sáng phát ra khi tên lửa đánh chặn các thiên thạch đã được nhìn thấy ở khu vực Chelyabinsk, Tyumen và Sverdlovsk, Cộng hòa Bashkiria và ở miền bắc Kazakhstan.Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, 20.000 nhân viên cứu hộ trong khu vực bị ảnh hưởng bởi trận mưa thiên thạch đã điều đến hiện trường, 3 máy bay được điều đến khảo sát và xác định các địa điểm có thể bị ảnh hưởng.Theo Bộ Nội vụ Nga, có khoảng 100 người bị thương nhẹ do kinh vỡ (Theo Báo Giáo dục Việt Nam)Trước đó, một tiểu hành tinh lớn tiếp cận Trái đất vào hôm nay 15/2 với một khoảng cách nguy hiểm, cơ quan không gian Hoa Kỳ NASA báo cáo. Đường kính của thiên thể khoảng 45 m, một tiểu hành tinh có kích thước cỡ này có thể huỷ diệt cả một thành phố. Các chuyên gia của NASA đã ghi nhận rằng "không có xác suất của vụ va chạm."

http://vtc.vn/311-367030/quoc-te/nga-ban-ten-lua-danh-chan-pha-huy-thien-thach.htm

Quá tốt =P~

Cứ tưởng tượng 20 quả tên lửa đạn đạo tầm xa mang 200-240 đầu MIRV phun tía lia khắp mọi hướng lao thẳng xuống Hoa Kầy chắc hệ thống phòng thủ "siêu đẳng" như THAAD, PAC-3, SM2/3 tắt đài ngay
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Theo nguồn tin trên net là đánh chặn bằng 53T6 thuộc tổ hợp A-135

 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,389
Động cơ
659,922 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Theo nguồn tin trên net là đánh chặn bằng 53T6 thuộc tổ hợp A-135

Em là em ứ tin. Thiên thạch bay với vận tốc 53.000km/h mà rada điều khiển tên lửa của Nga phát hiện, tính toán và đánh chặn được thì chắc công nghệ máy tính của Nga đi trước Mẽo dễ có đến vài chục năm hay nói cách khác tên lửa đánh chặn Nga là vô đối. Quả này anh Mẽo tiêu rồi! :))
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Hình ảnh đen trắng chụp từ thiết bị SEVIRI của vệ tinh địa tĩnh EUMETSAT Meteosat-10, vạch trắng ở giữa hình ảnh là luồng khí để lại trên bầu khí quyển của thiên thạch bay vào Chelyabinsk. Hình ảnh sử dụng dữ liệu từ các kênh độ phân giải cao HRV - High Resolution Visible

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Em là em ứ tin. Thiên thạch bay với vận tốc 53.000km/h mà rada điều khiển tên lửa của Nga phát hiện, tính toán và đánh chặn được thì chắc công nghệ máy tính của Nga đi trước Mẽo dễ có đến vài chục năm hay nói cách khác tên lửa đánh chặn Nga là vô đối. Quả này anh Mẽo tiêu rồi! :))
Đánh chặn kiểu đối mặt đối đầu face off thì chặn được chứ sao ko bác :) vả lại thiên thạch phát nổ ở tầng bình lưu nên năng lượng phát sinh đã hấp thụ, bị triệt tiêu đi rồi

Nga nó diện tích lớn nhất thế giới 17 triệu km2. Nó từng hứng thiên thạch khủng hơn nhiều.
Quote:
This is the most powerful meteor explosion of its kind since the Tunguska Event 1908, researchers said. The meteor that exploded that year over the Tunguska region of Russia's Siberia was probably 130 feet (40 m) in diameter and flattened 825 square miles (2,137 square km) of forest.

Bác cũng ko nên lấy chuẩn kĩ thuật vi tính dân sự ra so sánh làm gì, KT QS # hoàn toàn. Bác search Elbrus-2000 nhé
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,389
Động cơ
659,922 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Đánh chặn kiểu đối mặt đối đầu face off thì chặn được chứ sao ko bác :) vả lại thiên thạch phát nổ ở tầng bình lưu nên năng lượng phát sinh đã hấp thụ, bị triệt tiêu đi rồi

Nga nó diện tích lớn nhất thế giới 17 triệu km2. Nó từng hứng thiên thạch khủng hơn nhiều.
Quote:
This is the most powerful meteor explosion of its kind since the Tunguska Event 1908, researchers said. The meteor that exploded that year over the Tunguska region of Russia's Siberia was probably 130 feet (40 m) in diameter and flattened 825 square miles (2,137 square km) of forest.

Bác cũng ko nên lấy chuẩn kĩ thuật vi tính dân sự ra so sánh làm gì, KT QS # hoàn toàn. Bác search Elbrus-2000 nhé
1/ Vụ Tunguska là thiên thạch đâm va trực tiếp với bề mặt trái đất và vụ nổ đã tạo ra cái hố cực lớn cộng với sức tàn phá khủng khiếp đến giờ vẫn chưa có hiện tượng vật lý nào mạnh bằng nó (trừ film của Hollywood :D ). Thế nhưng, bản chất của 2 vụ là hoàn toàn khác nhau. Tunguska là vụ nổ và tàn phá trái đất trực tiếp bằng sức mạnh vật chất, sóng xung kích, nhiệt độ... còn vụ này bàn dân thiên hạ chỉ bị chấn động bởi sóng xung kích mà thôi. Vì thế kg thể so 2 vụ này với nhau.

2/ Tất cả các thiết bị điện tử hiện nay nếu có phần "lập trình, tính toán" thì thực chất "bộ não" của nó chính là những PC chuyên dụng. Dù là rada điều khiển tên lửa, tàu vũ trụ hay đơn giản như cái tổng đài điện tử dân dụng thì cũng thế thôi. Hơn nhau là độ xịn, độ nhanh... hay nói nôm na là chính là "độ mạnh" của các máy tính.
Trong comment của em bàn về công nghệ máy tính chứ kg nói cụ thể loại nào. Tất nhiên, kg phải là mấy cái PC đang dùng hàng ngày.

3/ Hình như trên OF này cũng đã có một bài về công nghệ đánh chặn các thiên thạch hay các tiểu hành tinh có nguy cơ va vào trái đất. Tuy nhiên, mấy cái công nghệ đánh chặn được đề xướng vẫn chỉ nằm trên giấy mà thôi.
Việc dùng một hoặc nhiều tên lửa đang được thiết kế, tính toán đường bay sẵn (nói nôm na là CÁCH BẮN) để hạ một vật thể bay ở tốc độ M4 - M5 (tốc độ nhanh nhất của các vật thể bay do con người tạo ra hiện nay) khác hoàn toàn với cách bắn để hạ một thiên thạch đang bay với tốc độ M40 - M50 . Không được lập trình cách lấy phần tử bắn, tính toán cách bắn đón từ trước thì có mà bắn bằng mắt (chẳng khác gì lấy SAM 2 đi bắn SR71 hay là dùng cách bắn của pháo cao xạ đem dẫn bắn tên lửa).
Còn nếu tên lửa Nga làm được vụ này thì rõ ràng kỹ thuật tên lửa và kỹ thuật đánh chặn của Nga đã đi trước Mẽo ít cũng phải 50 năm.
Tuy nhiên, giữa lời đồn và bí mật quân sự là một khoảng cách khá xa. Em nói thế phỏng có đúng kg ợ???
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,377 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cụ gấu nên hiểu có 2 điều quan tâm ở đây
1. Đg bay của thiên thạch là bất biến có quỹ đạo rõ ràng

2. Tên lử a của dòng A 135 bay nhanh và mang đầu hạt nhân
Kết hợp 2 điều thì cháu thấy chỉ cần 1 bài toán cybernetic cái này thì ng Nga xử lý tốt với cái máy tính cầm tay chứ chưa cần siê máy tính
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,389
Động cơ
659,922 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ gấu nên hiểu có 2 điều quan tâm ở đây
1. Đg bay của thiên thạch là bất biến có quỹ đạo rõ ràng

2. Tên lử a của dòng A 135 bay nhanh và mang đầu hạt nhân
Kết hợp 2 điều thì cháu thấy chỉ cần 1 bài toán cybernetic cái này thì ng Nga xử lý tốt với cái máy tính cầm tay chứ chưa cần siê máy tính
Tiểu hành tinh thì còn phát hiện từ xa và đo đạc được quỹ đạo. Còn thiên thạch thì nhỏ, quá nhiều và bay quá nhanh... khi phát hiện ra nó thì kg kịp trở tay (kiểu như trắc thủ Sam 2 thấy được SR71 nhưng bắn kg kịp).

Việc bắn chặn tiểu hành tinh phải thực hiện từ ngoài vũ trụ và phải sử dụng sức công phá của hạt nhân thì mới thành công. Đây là một bài toán khó đối với cả Nga và Mẽo.

Còn lần này nếu dùng A135 mang đầu đạn hột nhân đánh chặn ngay trong tầng khí quyển thì kg biết chuyện gì sẽ xẩy ra ở vùng Siberia nữa.

Một thực tế là kg thấy video nào quay lại được vết tích của vụ nổ trên bầu trời (chỉ riêng SAM 2 khi nổ cũng đã để lại đám khói to bằng cái đĩa rồi) và nếu dùng lên lửa thì sẽ có mảnh tên lửa, tầng phụ... rơi xuống.

Tuy nhiên, rất nhiều video lại quay được 2 vệt khói song song rất giống với vệt khói của lên lửa. Vì thế, mọi người mới đoán già đoán non vì kg hiểu chuyện gì đã xẩy ra trên đó.
 

Hại Điện

Xì hơi lốp
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,562
Động cơ
237,060 Mã lực
Em không bao giờ tin Nga đánh chặn được thiên thạch trong vụ vừa rồi. Ai tin thì cứ tin. Thế thôi !
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Cụ gấu nên hiểu có 2 điều quan tâm ở đây
1. Đg bay của thiên thạch là bất biến có quỹ đạo rõ ràng

2. Tên lử a của dòng A 135 bay nhanh và mang đầu hạt nhân
Kết hợp 2 điều thì cháu thấy chỉ cần 1 bài toán cybernetic cái này thì ng Nga xử lý tốt với cái máy tính cầm tay chứ chưa cần siê máy tính
Chứ gì nữa, nói chung ai ko tin kệ :-"Mỹ tắt đài thì ko có nghĩa là Nga ko làm được

Các máy chiến đâu Su-27 và MiG-31 sẽ kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống phòng không S-300





Photo: RIA Novosti
Các cuộc tập luyện chiến thuật hàng không với sự tham gia của quân đội thuộc binh chủng tên lửa phòng không và radar thuộc Quân khu phía Tây (Nga) đã bắt đầu vào thứ Hai trên vùng không phận từ Kaliningrad tới Nizhny Novgorod và từ Murmansk đến Belgorod, trưởng Ban báo chí Quân khu phía Tây, đại tá Andrei Bobrun thông báo cho "Interfax-AVN".
"Theo kịch bản của cuộc tập luyện chiến thuật, hợp nhất phi đội Su-27 và MiG-31 sẽ bay từ các sân bay khác nhau thuộc lãnh thổ Quân khu phía Tây và tiến vào khu vực tập trận từ các hướng khác nhau, hoạt động ở các độ cao và tốc độ khác nhau" - ông Bobrun cho biết.
Các trạm rada có nhiệm vụ tính toán sao cho trong các trường hợp bị gây nhiễu mạnh vẫn theo dõi được mục tiêu và đưa ra lệnh tiêu diệt đối thủ bằng hệ thống phòng không S-300 được hiện đại hóa.
"Vào mùa xuân năm 2013 các đơn vị phòng không thuộc Quân khu phía Tây sẽ tham gia các bài tập chiến thuật có bắn súng tại khu vực quân sự Ashuluk ", ông A.Bobrun cho biết thêm.

http://vietnamese.ruvr.ru/2013_02_18/105176466/
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Phát hiện lỗ hổng trong lá chắn tên lửa Mỹ

Một nghiên cứu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy lá chắn tên lửa hàng tỷ USD lên kế hoạch lắp tại châu Âu có "lỗ hổng" nghiêm trọng đến mức có thể sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu đã đề ra: bảo vệ Mỹ khỏi các tên lửa của Iran.

Các nghiên cứu mật này vốn dành cho các nghị sĩ Mỹ trong một phiên họp của Văn phòng Giải trình Chính phủ (GAO), nhưng lại rơi vào tay hãng tin AP .

Tên lửa phòng thủ Mỹ.​

Lá chắn bốn tầng này có thể đạt tới cực điểm khi triển khai các tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIB, và sẽ được đặt ở một số quốc gia thành viên NATO. Về mặt lý thuyết, các tên lửa đánh chặn này có thể bảo vệ Mỹ và châu Âu khỏi mối đe dọa của các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).
Nhưng tầng thứ tư và cuối cùng giờ đây lại đang phải kiểm tra lại. Các điều tra viên của GAO nói rằng báo cáo mật mà Cơ quan Tên lửa Quốc phòng kết luận rằng Romania không phải là địa điểm tốt để lắp đặt tên lửa đánh chặn bảo vệ Mỹ.
Còn tại Ba Lan, tên lửa của Mỹ phải được phát triển đến mức dù cho có hành trình bay ngắn và còn năng lượng vẫn có thể đánh trúng tên lửa Iran.
Một quan chức quốc phòng cấp cao cho hay Nhà Trắng quyết định không theo đuổi tiềm lực này vì trông nó có vẻ không khả thi.
Thay vào đó, quân đội Mỹ đã cân nhắc "lấp" lỗ hổng này bằng cách phát triển các hệ thống đánh chặn trên tàu ở Biển Bắc. Nhưng ngoài các lo ngại về an ninh mà Hải quân Mỹ dẫn ra, báo cáo còn nói rằng các hệ thống đánh chặn này có thể bị các hỏa lực của tên lửa ICBM Nga tấn công trực tiếp (Nga vẫn nói rằng hệ thống này của Mỹ vốn nhằm vào Moscow chứ không phải là để đối phó với Iran).
Một chuyên gia chống tên lửa Bruce Gagnon nhận định: “Tôi không nghĩ rằng hệ thống này là nhằm bảo vệ Mỹ khỏi các tên lửa Iran vì đó là một thứ chưa hề tồn tại. Iran không có vũ khí hạt nhân, họ cũng không có khả năng phóng một quả tên lửa tới Mỹ theo mọi cách”.
“Do đó, tôi nghĩ cái gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa trên thực tế chỉ là một phần trong chiến lược tấn công đầu tiên của Mỹ. Chính lá chắn này sẽ được sử dụng sau khi ‘thanh gươm’ được chĩa thẳng vào tâm điểm lực lượng hạt nhân của Nga và Trung Quốc.
Và rõ ràng là hệ thống tên lửa này luôn bao quanh Nga và Trung Quốc, và đó là lý do tại sao vấn đề toán học lại không có nghĩa lý gì khi tính đến việc sử dụng hệ thống này để ngăn tên lửa của Iran”.
Báo cáo trước đó của GAO và các cơ quan tư vấn khác đều cho thấy các thiếu sót khác của lá chắn tên lửa, bao gồm việc các sản phẩm chạy không đồng đều, các nhược điểm với hệ thống ra-đa không thể phân biệt giữa các đầu đạn và các vật thể khác, và chi phí gia tăng.
Một báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia của Mỹ đã đề xuất nên giỡ hẳn các tầng thứ tư trong hệ thống, thay vào đó là triển khai chúng tại Bờ đông của Mỹ.
Khi tính đến sức ép tài chính phải chi hàng tỉ USD cho một hệ thống có khả năng không vận hành như hứa hẹn, nghiên cứu này có thể buộc Quốc hội Mỹ phải đánh giá lại hiệu quả và lợi ích của hệ thống.
Các điều tra viên của GAO thì chỉ trích chính quyền Obama đã không nhìn xa trông rộng, đáng ra phải tiến hành các nghiên cứu như vậy để chỉ ra các sai lầm từ sớm.
Khi Tổng thống Barack Obama đảm nhiệm cương vị Tổng thống vào năm 2009, chính quyền của ông đã tuyên bố tái thiết với Nga, tìm cách hợp tác với Moscow trong một số lĩnh vực – từ thương mại cho tới kiểm soát vũ khí.
Nhưng cho tới nay, một trong những ‘cái gai’ trong quan hệ Nga – Mỹ vẫn là lá chắn tên lửa này, vì Washington nói rằng lá chắn này giúp bảo vệ Mỹ khỏi tên lửa Iran, nhưng Moscow chưa bao giờ bị thuyết phục.
Nga sợ rằng hệ thống này nhằm đánh chặn các tên lửa của họ và làm xói mòn khả năng phòng thủ hạt nhân của mình.
Giám đốc Quỹ Hòa bình Kỷ nguyên Hạt nhân tại New York là Alice Slater nói rằng lá chắn này không có nhiều việc để làm với Iran, và đơn giản là nó bị chi phối bởi các lợi ích thương mại của các tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.
“Chúng tôi có các nhà khoa học nói trong suốt nhiều năm rằng ‘Chiến tranh giữa các vì sao’ không khả thi, không ai có thể ngăn được một cuộc tấn công vào Mỹ, bởi vì nếu có ai đó muốn tiếp tục với một quả bom hạt nhân hay là bom thường, thì họ có thể nhử hàng trăm cái bẫy, và chúng ta không thể ngăn tất cả mọi thứ xảy đến” – Slater giải thích.
Nhưng bất kể như vậy, Slater nói rằng "cỗ máy vẫn tiếp tục lăn bánh", và nó sẵn sàng hy sinh mối quan hệ với Nga vì một "chính sách thống trị thế giới".


http://soha.vn/quan-su/phat-hien-lo-hong-trong-la-chan-ten-lua-my-20130222092911148.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Israel thiếu tiền mua Iron Dome vì... Mỹ

Hiện Israel đang thiếu nguồn tài chính để mua thêm các tổ hợp tên lửa đánh chặn Iron Dome mới do chương trình cắt giảm ngân sách quốc phòng của Mỹ.


Israel dự kiến trong năm nay sẽ sử dụng 211 triệu USD tiền viện trợ từ Mỹ để mua thêm một tiểu đoàn Iron Dome mới và 268 triệu USD để tiếp tục nâng cấp tổ hợp tên lửa đánh chặn Arrow và Davis Sling. Nếu không nhận được tiền viện trợ, các kế hoạch trên có thể bị đóng băng hoàn toàn.
Irone Dome, hệ thống phòng thủ tên lửa của Israel, trở thành chiếc lá chắn quan trọng để bảo vệ Tel Aviv và các thành phố khác ở Israel trong việc đánh chặn các tên lửa từ Dải Gaza.
Iron Dome do Tập đoàn Quốc phòng tiên tiến Rafael của Israel sản xuất. Nhiệm vụ chính của Iron Dome là tiêu diệt các loại đạn rockets, đạn pháo, cối do các tổ chức Hồi giáo vũ trang phóng vào các thành phố nằm ở phía Nam Israel.
Với khả năng bao quát vùng lãnh thổ rộng tới 150km vuông, mỗi tiểu đoàn Iron Dome bao gồm một trạm radar đa nhiệm (phát hiện, theo dõi và dẫn bắn), trung tâm chỉ huy hỏa lực và 3 bệ phóng với 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir cho mỗi bệ.
Iron Dome hoạt động theo phương thức phát hiện sớm hướng bay của tên lửa và nhanh chóng xác định quỹ đạo di chuyển của nó.
Điểm đặc biệt của Iron Dome nằm ở việc, tổ hợp vũ khí này có thể tính toán ra điểm rơi của tên lửa mục tiêu.
Nếu tên lửa mục tiêu không hướng vào các khu dân cư, Iron Dome sẽ không kích hoạt tên lửa đánh chặn.
Khi tên lửa đối phương đang bay vào các khu vực đông dân cư hoặc những mục tiêu nhạy cảm, Iron Dome sẽ phóng đi một tên lửa đánh chặn với đầu đạn đặc biệt tiêu diệt tên lửa đang bay tới chỉ trong vòng vài giây. (Tên lửa mục tiêu bị bắn hạ)
Hệ thống này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2011 và theo tuyên bố của các quan chức Israel, Iron Dome đạt tỷ lệ chính xác tới 90%.
Mỗi tên lửa đánh chặn trong hệ thống Iron Dome có giá khoảng 40.000 USD. Năm 2010, Mỹ cung cấp cho Israel 200 triệu USD để mở rộng chương trình này.
Trong năm 2013, Israel có thể sẽ mất khoảng 729 triệu USD tiền viện trợ quân sự từ Mỹ.
Cụ thể, trong năm 2013, Lầu Năm góc dự kiến cắt giảm 13,5 tỷ USD chi phí dành cho quân sự bao gồm cả việc cắt giảm 250 triệu USD viện trợ quân sự cho Israel và khả năng dừng khoản chi cho hợp tác phát triển hệ thống phòng thủ giữa hai bên trị giá 479 triệu USD.


http://www.baomoi.com/Israel-thieu-tien-mua-Iron-Dome-vi-My/119/10445813.epi
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top