[Funland] Hồ Nguyên Trừng, vài dòng biên-khảo

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Càng lớn, Trần Hiện ( tức là vua Trần Phế Đế) thấy Nghệ Tông quá tin dùng Quý Ly, mới bàn với Thái úy Trang Định vương Trần Ngạc (là con trưởng của Nghệ Tông) rằng nếu không trừ đi ắt thành vạ to. Không ngờ rằng, người hầu vua học là Vũ Như Mai biết được chuyện này, liền báo cho Quý Ly biết trước. Nguyễn Đa Phương khuyên Quý Ly nên tránh ra núi Đại Lại ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để yên ổn.
Quý Ly hoảng sợ, giả cách đòi tự tử, thực ra là ngầm xe phản ứng của Cự Luận.
Luận nói:
"Thượng ( Nghệ Tông) trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan phục Đại vương [Trần Húc], vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con, ngài cứ tâu rằng thần nghe nói "Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con" may ra Thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định vương (tức là Trần Thuận Tông sau này). Nếu Thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
Qua vụ này em thấy thế lực của Quý Ly vẫn chưa đủ để khống chế Nghệ Tông.
Quyền của Nghệ tông vẫn rất lớn
Chẳng qua ông Nghệ Tông không tin tưởng vua Trần vì vua Trần chỉ là cháu
Ông ta tin Quý Ly hơn.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cuối tháng 12 năm 1388

Quý Ly bí mật vào yết kiến Nghệ Tông rồi cứ y tâu như lời Cự Luận.

Nghệ Tông ngu tối, nghe vậy bèn nổi giận, giả vờ vi hành về Yên Sinh, rồi sai người gọi (vua) Trần Vĩ ( tức vua Trần Phế Đế) đến bàn việc nước, (vua) đến, lập tức bị bắt rồi bị giam vào chùa Tư Phúc.

Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Nghệ Tông viết hai chữ "Giải giáp" đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý, các tướng mới thôi.

Lát sau, Nghệ Tông đưa (vua) xuống phủ Thái Dương, Quý Ly cho người thắt cổ giết vua rồi chôn ở phường Đại Dương ngoại thành Thăng Long. Lê Nhất Nguyên ( tức Nghệ Tông) sau đó lập Trần Nhật Hỗn (tức Trần Thuận Tông), con Trần Thúc Minh (tức Trần Nghệ Tông) lên thay ( Đoạn này sử Minh viết tên nhiều khi không thống nhất tên gọi)

Bấy giờ Lê Á Phu cùng các tướng Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, Nguyễn Kha, Lê Lặc, Nguyễn Bát Sách và người học trò Lưu Thường vì cùng mưu với Đế Hiễn nên đều bị giết cả; chỉ có Nhập nội Hành khiển tả ty Lê Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu, sau Quý Ly cho người đuổi theo đánh thuốc độc giết nốt.

Quý Ly dùng việc đại nghịch bất đạo giết vua, thật là tày trời.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cuối tháng 12 năm 1388

Giết vua xong, Nghệ Tông lập người con út là Chiêu Định vương Ngung làm vua, (tức vua Trần Thuận Tông) đổi niên hiệu là Quang Thái, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng. Một năm sau, lập con gái lớn của Quý Ly làm Hoàng hậu. Quý Ly là bố vợ vua, quyền uy lớn, ngày đêm bàn mưu xấu ( không rõ mưu gì, đoạn này Minh Thực Lục bỏ)

Quý Ly lấy người tâm phúc của mình là Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật viện sự, Cự Luận tiến cử cho Quý Ly người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Thân và Đỗ Tử Mãn.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 10 năm 1389.

Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hóa, tiến vào hương Cổ Vô. Vua quan nhà Trần nghe tin rụng rời chân tay, Nghệ Tông khóc váng giữa triều, thật là vua vô dụng và nhát chết.

Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly dẫn quân chống cự.

Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân Đại Việt đóng cọc dày đặc đối địch, giữ nhau 20 ngày.

Quân Chiêm đặt sẵn quân và voi, giả vờ bỏ doanh trại rút về.

Quý Ly chọn những quân tinh nhuệ xông lên truy kích quân Chiêm. Lại lệnh cho Thủy quân nhổ cọc ra đánh, quân Chiêm phá đập nước, tung voi trận xông ra. Quân tinh nhuệ đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được, làm mồi cho tên độc của quân Chăm, quân ta 10 phần chết 9.

Kết quả quân Việt bị thua to,cả trăm tướng tử trận.

Quý Ly hoảng sợ kinh hãi, bỏ cả doanh trại để trốn,Đa Phương thấy Quý Ly chạy, cũng chạy theo, cách nhau có 50 thước, may còn tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, Quý Ly về đến Thăng Long xin thêm chiến thuyền để chống cự. Nghệ Tông không cho, vì thế dọa giao trả binh quyền, không đi đánh nữa. Đa Phương thấy xấu hổ, lại ra cùng Phạm Khả Vĩnh chống giữ ở Ngu Giang, biết mình thế yếu, bèn dùng kế giương nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, đang đêm dong thuyền nhẹ bỏ quân chạy trốn.

Quân Chiêm không dám đuổi theo. Quân Việt cũng may rút lui trọn vẹn không bị tổn thất. Trở về kinh thành, Nguyễn Đa Phương bỗng công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông nghe vậy bèn cách chức Đa Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng Chiêm, do đó Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn.

Bấy giờ, quân nổi loạn khắp nơi, Nguyễn Thanh, Thanh Hóa làm loạn ở Lương Giang; tên Nguyễn Kị tự xưng là Lỗ vương làm loạn ở Nông Cống. Ở Quốc Oai thì có người sư tên là Phạm Sư Ôn nổi lên đem quân về đánh Kinh Thành. Thuận Tông và triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn lấy được Kinh sư, ở ba ngày rồi rút về Quốc Oai. Bấy giờ có tướng quân là Hoàng Phụng Thế đóng ở Hoàng Giang để phòng giữ quân Chiêm Thành, nghe tin Sư Ôn phạm đất Kinh sư mới đem quân về đánh lẻn bắt được Sư Ôn và phá tan được.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 11 năm 1389.

Bồng Nga quyết đánh, bèn cho đại quân theo đường biển thẳng tiến, quân Chăm đến sông Hoàng Giang ( có lẽ đoạn sông ở Hà Nam), quân Chăm đổ bộ lên bờ, chưa thấy giặc quân Trần đã bỏ chạy, sao mà giống Quý Ly.
Nghệ Tông nghe tin, định bỏ trốn, giục chuyển hết các kho tàng và làm nhà tạm trên mạn Kinh Bắc ( Bắc Ninh hoặc Bắc Giang ) để trốn. Dân trong kinh thành nhốn nháo, khóc lóc tìm cách thoát thân.

Tháng 1 năm 1390.

Tướng Trần Khát Chân, dòng dõi của tướng Trần Bình Trọng, được gọi đến đi dẹp quân Chăm, Khát Chân vâng mệnh, và Thượng ( Nghệ Tông) ôm lấy khóc, xem ra vua Trần sợ quân Chăm quá thể.
Xem xét địa thế không có lợi cho việc bày trận chiến đấu, Khát Chân liền lui quân về giữ sông Hải Triều (có lẽ là sông Luộc, khúc chảy qua huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Lúc ấy, lại có Trần (Nguyên) Diệu, em của Phế đế Trần Hiển đem bè lũ theo quân Chiêm do muốn báo thù Nghệ Tông và Hồ Quý Ly đã giết anh mình.

Bồng Nga đem 100 chiến thuyền xông lên tấn công.

Ngày 23 tháng 1 năm 1390.

Khát Chân cho phục binh ở ngã ba sông Hải Triều và sông Nhị Hà. Vô tình gặp may

Nguyên do, trong đám hầu của Bồng Nga có Ba Lậu Kê, một tiểu đồng bị Bồng Nga trách phạt, sợ phải chết, đã chạy trốn sang quân Việt và cho biết thuyền sơn lục (màu xanh) bảo rằng đó là thuyền của Quốc vương.

Khát Chân biết được liền tập trung cho các súng bắn vào và giết chết Bồng Nga, quân Chăm chạy tan tác.

Nguyên Diệu liền cắt lấy đầu của Bồng Nga chạy về với quân nhà Trần, ngỏ ý chuộc tội, nhưng bị hai tướng là Phạm Nhữ Lặc và Dương Ngang giết. Khát Chân sai quan giám là Lê Khắc Khiêm bỏ thủ cấp của Bồng Nga vào hòm chở về báo tin thắng trận tại bến Bình Than, nơi Nghệ Tông đang trốn. Bấy giờ đồng hồ đã điểm canh ba, Nghệ Tông đang ngủ, bị kinh động thức dậy tưởng là giặc đánh đến nơi, hoảng quá lại định chạy. Đến khi nghe tin báo thắng trận nói rằng đã lấy được thủ cấp của Bồng Nga thì mừng rỡ, liền cho triệu các quần thần đến xem. Các quan mặc triều phục hô "vạn tuế”.

Lúc đó (mới) vui mừng nói: “Ta với Bồng Nga cầm cự với nhau đã lâu ngày nay mới được thấy mặt, khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ. Thiên hạ yên rồi”.
 

HuyArt

Xe lăn
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
12,716
Động cơ
565,782 Mã lực
Quý Ly là 1 viên tướng văn dốt, võ dát, nhưng tài năng có hạn, thủ- đoạn vô biên, cũng vì nhà Trần đến hồi mạt, từ Trần Dụ Tông trở đi.
Năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, do không có con vì lúc bị chết đuối, có pháp sư cao tay cứu, nhưng tuyên bố là nếu cứu được mạng thì không có con, Dụ Tông càng ngày càng phóng đãng, không hiểu sao lại ra chiếu cho người con của cố Cung Túc Đại vương Trần Dục tên Nhật Lễ lên ngôi.

Nhật Lễ vốn là con của người làm trò trong hoàng cung tên Dương Khương. Vợ Dương Khương làm con hát trong cung, khi mang thai Nhật Lễ thì Trần Dục lấy làm thích, cưới về làm vợ, nhận Nhật Lễ làm con. Nhật Lễ lên ngôi, chỉ lo rượu chè dâm ô, hát xướng, tôn thất nhà Trần và các quan đều thất vọng.

Năm 1370, người con thứ ba của vua Trần Minh Tông liên kết với các tôn thất và các quan làm đảo chính, bắt được Nhật Lễ đem giết.
Trần Nghệ Tông lên ngôi, cũng là ông vua vô cùng kém cỏi.
Em nghĩ "Quý Ly thủ đoạn, văn dốt vũ dát" nhưng cướp được ngôi cũng loại tài giỏi đặc biệt đấy ạ
Hóng các thông tin của cụ
 

custardapple

Xe buýt
Biển số
OF-205653
Ngày cấp bằng
11/8/13
Số km
584
Động cơ
125,391 Mã lực
Em nghĩ "Quý Ly thủ đoạn, văn dốt vũ dát" nhưng cướp được ngôi cũng loại tài giỏi đặc biệt đấy ạ
Hóng các thông tin của cụ
Đọc post này của cụ em mới chợt nghĩ sách ta thì không có rồi, mà sao bọn Tàu lại biết được mà ghi chép kỹ thế, lại còn biết cả Vua ta nghĩ thế nào, Quý Ly Ly suy tính làm sao :D
Vậy những chuyện này là xảy ra bên ta hay bên Tàu??? :P:P:P
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 1 năm 1391.

Quý Ly vốn dốt nát, không có kế sách gì bình được thiên hạ, nước Việt đói to, dân chúng ăn xin đầy đường, lại nữa, đa số bọn vô lại lười làm bèn cạo đầu làm sư.

Thiếu tiền chi dùng, Ly bèn dùng kế ăn cướp, thấy Bồng Nga đã chết, Quý Ly quyết đánh Chăm.
Quý Ly đi tuần Hóa châu, xét duyệt quân ngũ, sai tướng coi quân Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đánh quân Chiêm. Quân Chăm mai phục, quân Thánh Dực tan vỡ, Phụng Thế đầu hàng, khi quân chạy về, Quý Ly sai chém 30 tướng luôn.

Khi Nghệ Tông giết vua Trần Phế Đế, định lập Trần Ngạc làm vua, nhưng Quý Ly lại lừa Nghệ Tông khiến cho Nghệ Tông lập vua Thuận Tông. Ngạc có hiềm khích với Quý Ly, sợ bị giết, liền bỏ chạy ra Nam Định. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Nguyễn Nhân Liệt bắt về.

Quý Ly ra lệnh cho Liệt giết Trần Ngạc, về sau Nghệ Tông hối , hỏi ai ra lệnh giết Trần Ngạc, Quý Ly sợ lộ bèn thắt cổ chết Nguyễn Nhân Liệt .

Năm 1392.

(Tôn thất) Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly, trước cho người báo tin cho Nghệ Tông, dò ý tứ, Nghệ Tông giả cách đồng ý, cho gọi Chương và 30 người dự mưu đến gặp, khi vào hết, Nghệ Tông trở mặt sai người giết Nhật Chương, số tôn thất còn lại đem ra chợ Đông chém hết.

Bùi Mộng Hoa ( là giám sinh) dâng sớ có ý khuyên ( Nghệ Tông) trừ Quý Ly, (Tông) bèn đem tờ tâu ấy cho Quý Ly xem, Mộng Hoa sợ bỏ trốn.

Quý Ly dâng sách mình soạn, tên Minh đạo, gồm 14 thiên dâng lên, sách này bôi bác Khổng Tử, đòi xét lại mọi thứ của Nho Học, bôi bác Nho học, Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi cho là không đúng, Quý Ly định giết, song e Lôi là người có học, nhiều người biết tiếng, bèn đày đi xa.
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Đọc post này của cụ em mới chợt nghĩ sách ta thì không có rồi, mà sao bọn Tàu lại biết được mà ghi chép kỹ thế, lại còn biết cả Vua ta nghĩ thế nào, Quý Ly Ly suy tính làm sao :D
Vậy những chuyện này là xảy ra bên ta hay bên Tàu??? :P:P:P
Đoạn này có trong Sử toàn thư mà
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc post này của cụ em mới chợt nghĩ sách ta thì không có rồi, mà sao bọn Tàu lại biết được mà ghi chép kỹ thế, lại còn biết cả Vua ta nghĩ thế nào, Quý Ly Ly suy tính làm sao :D
Vậy những chuyện này là xảy ra bên ta hay bên Tàu??? :P:P:P
Đoạn sau nó còn tả bắt sống cha con Quý Ly ra sao cụ ạ, chi tiết lắm đấy. Vì, lúc này có rất nhiều người Việt đã bỏ sang với quân Minh, làm quan cho quân Minh.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Tháng 1 năm 1391.

Quý Ly vốn dốt nát, không có kế sách gì bình được thiên hạ, nước Việt đói to, dân chúng ăn xin đầy đường, lại nữa, đa số bọn vô lại lười làm bèn cạo đầu làm sư.

Thiếu tiền chi dùng, Ly bèn dùng kế ăn cướp, thấy Bồng Nga đã chết, Quý Ly quyết đánh Chăm.
Quý Ly đi tuần Hóa châu, xét duyệt quân ngũ, sai tướng coi quân Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đánh quân Chiêm. Quân Chăm mai phục, quân Thánh Dực tan vỡ, Phụng Thế đầu hàng, khi quân chạy về, Quý Ly sai chém 30 tướng luôn.

Khi Nghệ Tông giết vua Trần Phế Đế, định lập Trần Ngạc làm vua, nhưng Quý Ly lại lừa Nghệ Tông khiến cho Nghệ Tông lập vua Thuận Tông. Ngạc có hiềm khích với Quý Ly, sợ bị giết, liền bỏ chạy ra Nam Định. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Nguyễn Nhân Liệt bắt về.

Quý Ly ra lệnh cho Liệt giết Trần Ngạc, về sau Nghệ Tông hối , hỏi ai ra lệnh giết Trần Ngạc, Quý Ly sợ lộ bèn thắt cổ chết Nguyễn Nhân Liệt .

Năm 1392.

(Tôn thất) Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly, trước cho người báo tin cho Nghệ Tông, dò ý tứ, Nghệ Tông giả cách đồng ý, cho gọi Chương và 30 người dự mưu đến gặp, khi vào hết, Nghệ Tông trở mặt sai người giết Nhật Chương, số tôn thất còn lại đem ra chợ Đông chém hết.

Bùi Mộng Hoa ( là giám sinh) dâng sớ có ý khuyên ( Nghệ Tông) trừ Quý Ly, (Tông) bèn đem tờ tâu ấy cho Quý Ly xem, Mộng Hoa sợ bỏ trốn.

Quý Ly dâng sách mình soạn, tên Minh đạo, gồm 14 thiên dâng lên, sách này bôi bác Khổng Tử, đòi xét lại mọi thứ của Nho Học, bôi bác Nho học, Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi cho là không đúng, Quý Ly định giết, song e Lôi là người có học, nhiều người biết tiếng, bèn đày đi xa.
Nghệ Tông luôn ám ảnh chuyện tôn thất nhà Trần hợp mưu làm đảo chính nên bọn này vừa dò ý Nghệ Tông phát là ổng giết sạch.
Đúng là lên ngôi nhờ đảo chính nên lúc nào cũng bị đảo chính ám ảnh
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 2 năm 1394.

Nghệ Tông cũng đôi phần tỉnh ngộ, gọi Quý Ly đến và giả cách nói nếu mình có mệnh nào, thì Ly cứ thế mà ( làm vua) thay. Quý Ly sợ hãi kêu khóc thề sẽ trung thành và không bao giờ có tư tưởng cướp ngôi, nếu không thì trời đánh chết.
Nghệ Tông u mê lại tin, ban bức tranh Tứ phụ cho Quý Ly.

( tranh vẽ 4 người phụ giúp Vua ngày xưa ở Trung QUốc và Việt Nam là: Chu công giúp vua Chu Thành vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hậu chủ, Tô Hiến Thành giúp vua Lý Cao Tông, gọi là tranh Tứ phụ, ý nói nên giúp vua Thuận Tông)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Nghệ Tông luôn ám ảnh chuyện tôn thất nhà Trần hợp mưu làm đảo chính nên bọn này vừa dò ý Nghệ Tông phát là ổng giết sạch.
Đúng là lên ngôi nhờ đảo chính nên lúc nào cũng bị đảo chính ám ảnh
Cụ nói quá đúng luôn.
 

pos

Xe hơi
Biển số
OF-450656
Ngày cấp bằng
5/9/16
Số km
124
Động cơ
208,140 Mã lực
Tuổi
44
vậy theo cụ lên theo sử nào nữa ạ. sử ta thì kg rõ ràng . thậm chí là kg có nữa..còn giai đoạn sau này thì viết theo chủ kiến của nhà cầm quyền lên khó sác thực . em ví dụ
bà thái hậu dương văn nga ( sử cũ luôn coi bà ta lăng loàn cặp bồ cặp bịch kg ra gì ) giờ sử ta ( do ẳng chỉ đạo viết ) lại coi bà ta là công lao lớn dám nghĩ dám làm.. sẵn sàng nhường ngôi cho kẻ khác . vất mẹ thằng con vua ra 1 bên ..
Một sự kiện lịch sử có rất nhiều nhận định và quan điểm cụ ạ, thế cho nên đối với lịch sử cụ không nên đọc và học theo một quan điểm duy nhất đúng, cụ nên tham khảo nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau và cụ cũng nên có nhận định riêng của cụ nữa
Tại sao bây giờ học sinh nó ghét sử cũng bởi vì nó bị bó buộc vào 1 quan điểm duy nhất của ảng
 

Atlas01

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-674806
Ngày cấp bằng
19/6/19
Số km
259
Động cơ
107,690 Mã lực
Tuổi
44
Cụ nói quá đúng luôn.
Ông Nghệ Tông rất nghiện quyền lực.
Ổng không đưa Trần Ngạc đứa con lớn thông minh làm vua vì sợ bi kịch làm thượng hoàng bù nhìn tái diễn.
Ổng theo kế của Ly đưa đứa bé 12 tuổi làm vua để làm bù nhìn. Lúc này quyền của ổng sẽ vẫn được duy trì.
Ổng tin Quý Ly chẳng qua vì những việc Ly làm đều theo ý ông ta.
Trần Ngạc chính là cha Trần Quý Khoáng vua Hậu Trần.
Đám này sau thù những kẻ theo Quý Ly làm quan như gia đình ông Trãi
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tháng 12 năm 1394.

Nghệ Tông qua đời.

Lê Quý Ly lên làm Nhập nội Phụ chính Thái sư Bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung Vệ quốc Đại vương, đeo lân phù vàng tỏ ý tiếm ngôi, cho người dịch thiên Vô Dật ( Một thiên trong sách Thượng thư được coi do Chu Công Đán soạn ra để răn dạy Thành Vương nhà Chu. "Vô dật" có nghĩa là chớ có lười biếng, an nhàn. Nội dung của thiên này là làm vua nên chăm lo chính sự, hiểu nỗi khó nhọc của dân, không nên đánh thuế nặng...) ra chữ Nôm để dạy Thuận Tông và tự xưng là Phụ chính Cai giáo Hoàng đế.

Vua mới cho Quý Ly ở bên hữu sảnh, đài gọi là Họa lư ( không rõ Họa Lư là gì)
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,819
Động cơ
690,046 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Một sự kiện lịch sử có rất nhiều nhận định và quan điểm cụ ạ, thế cho nên đối với lịch sử cụ không nên đọc và học theo một quan điểm duy nhất đúng, cụ nên tham khảo nhiều quan điểm và góc nhìn khác nhau và cụ cũng nên có nhận định riêng của cụ nữa
Tại sao bây giờ học sinh nó ghét sử cũng bởi vì nó bị bó buộc vào 1 quan điểm duy nhất của ảng
Vâng, đây là cách nhìn nhận Việt Nam dưới con mắt của Sử quan Trung QUốc cụ ạ, trong biên soạn, có nhiều người Việt đã bỏ nhà Hồ sang làm quan nhà Minh đó cụ, họ vốn thù nhà Hồ nên có cái nhìn không thiện cảm.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top