[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
632
Động cơ
174,735 Mã lực
xưa các cụ có câu “chửi … còn hơn pha tiếng”, không biết kiểu chêm tiếng Anh như vậy có phải là đang “pha” tiếng không, các cụ nhỉ 😭
Trước có thời gian em làm công ty kiểm toán nước ngoài, giao tiếp với đồng nghiệp người Việt cũng chêm 30% từ tiếng Anh vào là bình thường, kiểu “chị ấy nice lắm” hay “em phải hurry up” lên. Nó cũng là một cái bệnh. Nhưng tuyệt đối không bao giờ nói với người ngoài cái giọng đó, đặc biệt là trong văn viết thì càng không.

Sau em đọc nhiều bài viết, tài liệu của chuyên gia Việt kiều, khi họ viết bao giờ cũng cố gắng viết hoàn toàn bằng tiếng việt, dù đôi lúc khá khó khăn khi truyền tải vì kiến thức của họ tiếp nhận chủ yếu bằng Tiếng anh. Từ nào khó lắm phải dùng tiếng anh vì tiếng việt không có từ tương ứng thì họ thường mở ngoặc giải thích bằng tiếng việt. Cảm nhận càng người có học, càng trình độ, càng hiểu biết sâu sắc về ngoại ngữ thì họ lại càng yêu tiếng việt.

Thi thoảng đọc mấy cái còm trên mấy diễn đàn thấy có mấy câu mà nhiều người cũng cố cho vào mấy từ tiếng Anh cho nó sang miệng :D dù tiếng Việt hoàn toàn có từ tương ứng về nghĩa. Em thường đánh giá không cao những người ấy. Kiểu cứ phải thể hiện ra ngoài là mình cũng kiến thức quốc tế kinh lắm, không phải chỉ học từ kiến thức trong nước đâu.
 

VuNgoanMuc

Xe điện
Biển số
OF-709574
Ngày cấp bằng
5/12/19
Số km
4,119
Động cơ
266,313 Mã lực
Tuổi
49
Cụ thích gọi gì mà chả được, Ngân hàng mũ cối cũng oke, chả ai nói gì cụ vì họ hiểu cụ đang nhắc đến ngân hàng nào :D.

Còn nếu nói về tên gọi chính xác thì nó lại là chuyện khác. BIDV thì cụ gọi là ngân hàng Bờ i đờ vờ cũng oke, chả ai nói gì, chỉ là có mấy đứa trẻ ranh nó quay đi cười đều bảo ông này không biết đọc tiếng anh thôi.
Thực ra thì gọi theo thói quen là chính thôi cụ, lâu thành thói quen.. ví dụ BIDV thì nhiều người gọi là bi ai đi vi, nhưng VCB thì vẫn cứ gọi là vê xê bê, SCB vẫn là ét xê bê trong khi VIB là gọi là vi ai bi, VPB là vi pi nhưng HDB lại là hát đê ...
 

Twoku

Xe tải
Biển số
OF-204738
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
295
Động cơ
318,779 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Ko biết cụ nói về ngành nào. Thấy ngành điện kỹ sư VN mày mò kinh, cái gì cũng biết. Bảo trì turbine lớn VN cũng làm được rồi. Các cty thiết kế điện cũng khá Ok. Chế tạo cũng khá như biến áp Đông Anh.

Có thể nhờ trước đây lương Điện lực khá cao và ổn định nên người giỏi, mày mò vào nhiều. Và có nhiều cơ hội thể hiện.
Mấy việc Cụ nêu thế giới làm cả 100 năm rồi cụ. Đến giờ mình vẫn chưa chế tạo được gì nổi trội. Chắc thời bác Kiệt làm thủ tướng, thiết kế hệ thống 500kV là nhiều chất xám nhất.
 

Twoku

Xe tải
Biển số
OF-204738
Ngày cấp bằng
3/8/13
Số km
295
Động cơ
318,779 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Nước nào cũng vậy thôi "người đồng thời giỏi nhiều mặt vô cùng hiếm". Người giỏi đông thời thường là:

- chủ tự thân vì thực tế họ phải mày mò hết mọi thứ từ khi khởi nghiệp

- quản lý kỹ thuật cấp cao từng trải (từ thiết kế chế tạo đến sản xuất). Tối thiểu cấp trưởng phòng kỹ thuật, quản đốc.

Đầu tiên là am hiểu về công nghệ quy trình ---> học và thực tiễn bổ trợ thêm các chuyên ngành. Tự học và thực tế là chính.

Cái này do giai đoạn & trình độ & quy mô phát triển của mình thấp nên ít có cơ hội phát huy thôi. Chứ thực tiễn nhiều ngành người Việt đã tổ chức quản lý sản xuất rất tốt. 100% người Việt. Tốt hơn người nước ngoài vì người Việt thích mày mò, nhiều giải pháp (dù đôi khi hơi tuỳ tiện :) nhưng không cứng nhắc như các nước phát triển).

VN hiện nay yếu nhất vẫn là khâu thiết kế chế tạo, vì ko đủ thị trường & vốn để làm lớn. Nên em mới nói ngành điện than là một cơ hội tuyệt vời cho thiết kế chế tạo công nghiệp VN. Cái đó mình hoàn toàn làm được (trừ turbine) nếu đầu tư đúng mức.

Cái dở của mình là như Lilama thui chột về mảng thiết kế. Không đủ đơn hàng để nuôi thiết kế, chế tạo. Đầu tư thiết kế chế tạo là đầu tư dài hơi, chứ ăn xổi thì khó.

Cái này cần cả chiều sâu của nền kinh tế công nghiệp. Ví dụ nhà nước dám mạnh dạn giao cho các đơn vị VN, nhiều "buyer" người Việt đủ lớn, yêu cầu tăng tỷ lệ nội địa hoá ... thì dần dần đủ đơn hàng quy mô thị trường sẽ đầu tư chiều sâu, tăng năng lực thiết kế "tổng hợp, hệ thống", chế tạo.

"Mạnh dạn" là cái khó nhất vì cả đống tài sản giao cho một anh tay mơ, thiết kế chế tạo lần đầu thì ai cũng run. Và thiết kế khó tối ưu. Vạn sự khởi đầu nan. Nên theo em chỉ có những chủ đầu tư đủ mạnh, tự dùng đội ngũ từng trải của mình thiết kế mới tự tin được, ví dụ Hoà Phát, EVN tự thiết kế nhà máy?

Các chaebol công nghiệp Hàn Quốc đều có công ty thiết kế mua sắm (EPC) riêng và rất mạnh trong top thế giới. Chủ yếu là nhờ hai chữ "mạnh dạn" chứ nhân lực họ cũng ko hơn gì rõ rệt so với nhân lực VN.

Tq cũng vậy, các tập đoàn công nghiệp lớn đều có cty thiết kế chế tạo riêng. Ví dụ Hoa Năng có cả viện nghiên cứu và tổng thầu Huaneng Engineering & Technology, đồng thời góp vốn hoặc kết hợp với một số cty thiết kế, EPC lớn khác như PowerChina, CEEC.
Do cả đào tạo nữa nhé. Trước đây đào tạo cơ điện tách bạch. Hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa, nhiệt, cơ khí, chế tạo máy... Do vậy khó có khả năng thiết kế hệ thống máy móc cơ điện hoàn chỉnh.
 

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
632
Động cơ
174,735 Mã lực
Thực ra thì gọi theo thói quen là chính thôi cụ, lâu thành thói quen.. ví dụ BIDV thì nhiều người gọi là bi ai đi vi, nhưng VCB thì vẫn cứ gọi là vê xê bê, SCB vẫn là ét xê bê trong khi VIB là gọi là vi ai bi, VPB là vi pi nhưng HDB lại là hát đê ...
Thì ý e là gọi thế nào cũng được, chả quan trọng lắm.

Câu chuyện trên là chủ tịch MB nhắc cổ đông đi họp là đọc cho đúng Em bi banh, vì đúng là đến cổ đông bỏ tiền ra đầu tư thì cũng nên đọc cho chuẩn :D, dân đen thì không nói làm gì.

Còn thói quen đọc tên ngân hàng của ta nó nằm ở … quảng cáo trên TV. Mỗi ngân hàng có một chiến lược PR riêng sao cho dễ nhớ, dễ gọi. Ví dụ HDB mà phát âm từ H trong tiếng anh rất khó nên chơi hát đê bê cho nó dễ gọi.
 

.Bo My

Xì hơi lốp
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
12,742
Động cơ
333,900 Mã lực
Mấy việc Cụ nêu thế giới làm cả 100 năm rồi cụ. Đến giờ mình vẫn chưa chế tạo được gì nổi trội. Chắc thời bác Kiệt làm thủ tướng, thiết kế hệ thống 500kV là nhiều chất xám nhất.
có nhiều cái thế giới cũng ít làm đấy, ví dụ như đường dây 500kV xưa mấy ông trí thức VK viết tâm thư bảo sóng sánh điện không làm được này nọ. Hay bây giờ đường sắt 350 km/h dài 1.500 km nhiều ông trí thức bảo dài quá vô địch thiên hạ rồi, ở bển chưa làm bao giờ.
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,531
Động cơ
499,145 Mã lực
Tuổi
54
Bảng năng suất lao động bình quân này tính theo số dân hay là số người độ tuổi lao động bác nhỉ?
Bảng đó tính NSLD theo GDP (PPP). Tức là đơn giản là lấy GDP (PPP)/ số NLD.

Cái đó xem chơi thôi chứ khó mà đúng lắm. Con số GDP cả cái Asean này đều ảo vì luôn thống kê ko đầy đủ. Nền kinh tế ngầm, nằm ngoài thông kê là quá lớn. Mà ko chỉ Asean đâu, Nhật - Hàn - Trung cũng có nhiều số liệu ko được thống kê công khai.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,830
Động cơ
1,055,532 Mã lực
có nhiều cái thế giới cũng ít làm đấy, ví dụ như đường dây 500kV xưa mấy ông trí thức VK viết tâm thư bảo sóng sánh điện không làm được này nọ. Hay bây giờ đường sắt 350 km/h dài 1.500 km nhiều ông trí thức bảo dài quá vô địch thiên hạ rồi, ở bển chưa làm bao giờ.
Cái vụ 1/4 bước sóng là chuẩn mà cụ. Các trí thức đưa ra khuyến cáo vì nó là khó nhất nên sẽ có thể có vấn đề xảy ra khi vận hành, còn khi chấp nhận xử lý nó thì cũng êm mà. Như điều độ hệ thống điện em đánh giá trình độ Việt Nam ta ở mức rất cao chứ ko đơn giản vì ở ta chưa bố trí được tối ưu nguồn dọc trục nên việc truyền tải liên miền là quá bình thường, ngoài ra các nút được đấu mạch vòng nhiều để cấp cứu khi cần nên việc tính toán, lên phương án (dù hiện nay đã tự động hoá được cực nhiều) là rất khó khăn. Vậy nên các sự cố rã lưới của ta nặng nhất cũng chỉ xử lý trong nửa ngày còn ở nước ngoài mất điện vài ngày đến cả tuần cũng là bình thường. Việc nước ngoài mất điện lâu hơn VN ko có nghĩa em bảo mình giỏi hơn hay họ kém hơn nhưng đội nhà mình giỏi là việc em nhìn nhận ở họ.
 

xherox

Xì hơi lốp
Biển số
OF-45438
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
4,739
Động cơ
986,511 Mã lực
Nơi ở
around the world
Cụ thích gọi gì mà chả được, Ngân hàng mũ cối cũng oke, chả ai nói gì cụ vì họ hiểu cụ đang nhắc đến ngân hàng nào :D.

Còn nếu nói về tên gọi chính xác thì nó lại là chuyện khác. BIDV thì cụ gọi là ngân hàng Bờ i đờ vờ cũng oke, chả ai nói gì, chỉ là có mấy đứa trẻ ranh nó quay đi cười đều bảo ông này không biết đọc tiếng anh thôi.
Thôi đi cụ, cụ nói MB là tên riêng là phải đọc đúng là EM BI. đọc Mờ Bê là ko đúng, thế MB đọc tiếng Việt ko phải Mờ Bê ahV
Thế IMF là gì? sao VTV ko gọi đúng như ý cụ là Ai Em Ép mà phải đọc là I Mờ Ép, ko đọc WTO là Đáp lưu Ti Ô mà phải đọc là Vê Kép Tê Ô?
vì sao?
vì là đọc trong bản tin tiếng Việt, thì tiếng Việt nó đọc như vậy. Khi đọc tiếng Anh thì viết tắt là gì thì cũng đọc tiếng Anh: EM BI, Ai em ép,.
Ok chưa?
 

X_axe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,738
Động cơ
35,938 Mã lực
Mấy việc Cụ nêu thế giới làm cả 100 năm rồi cụ. Đến giờ mình vẫn chưa chế tạo được gì nổi trội. Chắc thời bác Kiệt làm thủ tướng, thiết kế hệ thống 500kV là nhiều chất xám nhất.
Em nhớ thời cụ Kiệt mình có chế tạo gì đâu nhỉ? có làm mấy cái cơ khí đường dây 500kv thì cụ Vũ Ngọc Hải vô tù.

Bây giờ mình chế tạo được biến áp, gần như làm trọn bộ truyền tải .... thế giới làm 100 năm nhưng mình làm được gì, cạnh tranh được cũng mừng mà? Trong nhà máy điện boiler mình cũng sx tương đối, một số cụm Alpha sx, xuất khẩu được [ko kể cty liên doanh, FDI]

Thiết kế thì mình cũng đã thiết kế được hệ thống, truyền tải, điện than, vvv Vận hành đã tích hợp hệ thống, từ xa, cải hoán được điều khiển; Bảo trì đã hệ thống hoá CBM, RBM. Nghiệp vụ quản lý & thực hiện vận hành bảo trì thì tương đối rồi trừ sửa chữa lớn turbine.

Em thấy ngành điện có vẻ như là tiên tiến nhất về khcn cơ bản Việt Nam đấy? Dù thời gian gần đây kỹ thuật ngành điện có hơi trục trặc tụt hậu chút.
 
Chỉnh sửa cuối:

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
632
Động cơ
174,735 Mã lực
Thôi đi cụ, cụ nói MB là tên riêng là phải đọc đúng là EM BI. đọc Mờ Bê là ko đúng, thế MB đọc tiếng Việt ko phải Mờ Bê ahV
Thế IMF là gì? sao VTV ko gọi đúng như ý cụ là Ai Em Ép mà phải đọc là I Mờ Ép, ko đọc WTO là Đáp lưu Ti Ô mà phải đọc là Vê Kép Tê Ô?
vì sao?
vì là đọc trong bản tin tiếng Việt, thì tiếng Việt nó đọc như vậy. Khi đọc tiếng Anh thì viết tắt là gì thì cũng đọc tiếng Anh: EM BI, Ai em ép,.
Ok chưa?
Ơ hay cụ này :)). Chủ tịch MBBank người ta yêu cầu các cổ đông đọc đúng tên MB , chứ có phải em yêu cầu đâu.

Sao cụ đi ăn vạ em, có chửi thì chửi ai đầu têu đi chứ.
 

X_axe

Xì hơi lốp
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
3,738
Động cơ
35,938 Mã lực
Do cả đào tạo nữa nhé. Trước đây đào tạo cơ điện tách bạch. Hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa, nhiệt, cơ khí, chế tạo máy... Do vậy khó có khả năng thiết kế hệ thống máy móc cơ điện hoàn chỉnh.
Em tìm hiểu một số nước thấy khi đi vào chuyên ngành sâu (tự chọn) họ cũng chia hệ thống riêng ra. điều khiển riêng ra. còn tất nhiên cơ khí thì riêng rồi.

Một nhà máy điện như điện than thì đòi hỏi rất nhiều chuyên ngành tổ hợp lại trong team dự án (làm việc nhóm teamwork) thì e thấy nước nào cũng thế.

Rất hiếm ai am hiểu hết mọi ngóc ngách chuyên môn kỹ thuật trong nhà máy điện than, cực hiếm.

Em vẫn hy vọng Việt Nam có tầm nhìn và quyết tâm và đầu tư chiến nhà máy điện than đi, Bi ơi, đừng sợ!
 
Chỉnh sửa cuối:

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,285
Động cơ
126,859 Mã lực
Tuổi
32
Bảng đó tính NSLD theo GDP (PPP). Tức là đơn giản là lấy GDP (PPP)/ số NLD.

Cái đó xem chơi thôi chứ khó mà đúng lắm. Con số GDP cả cái Asean này đều ảo vì luôn thống kê ko đầy đủ. Nền kinh tế ngầm, nằm ngoài thông kê là quá lớn. Mà ko chỉ Asean đâu, Nhật - Hàn - Trung cũng có nhiều số liệu ko được thống kê công khai.
Công nhận tính năng suất lao động như vậy không khá ảo. Nền kinh tế dịch vụ 70% khác với sản xuất 70%. Như ở mĩ đội thu ngân với bartender hơi nhiều, công nhân đứng máy hơi ít
 

Binhan.4ever

Xe buýt
Biển số
OF-576942
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
722
Động cơ
154,283 Mã lực
Tuổi
45
Ơ hay cụ này :)). Chủ tịch MBBank người ta yêu cầu các cổ đông đọc đúng tên MB , chứ có phải em yêu cầu đâu.

Sao cụ đi ăn vạ em, có chửi thì chửi ai đầu têu đi chứ.
Cụ nói thế cũng là chưa đúng. Khổng tử my friend của em teach rồi. name có chính thì ngôn mới thuận. "em bi banh" nó very different so với "mờ bê bank". đọc lên sợ người nghe không understand được cụ ạ.
 

Linh 22 tỷ

Xe buýt
Biển số
OF-780357
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
735
Động cơ
40,760 Mã lực
Tuổi
25
Bảng năng suất lao động bình quân này tính theo số dân hay là số người độ tuổi lao động bác nhỉ?
Em gửi cụ cách xác định của nó nhé, kèm theo cả việc giải thích hoài nghi về độ chính xác.

Nói chung nó trả lời rất rõ ràng, sòng phẳng chứ không võ đoán là năng suất lao động của công nhân TQ cao nhất thế giới đâu ạ. :D

Cá nhân em nhận xét nếu phương pháp này không đáng tin cậy thì chắc chỉ có võ đoán như các cụ trên kia là đáng tin cậy thôi :D:D:D

"Đây là một câu hỏi rất xác đáng và thể hiện sự thận trọng khi phân tích các chỉ số kinh tế như năng suất lao động — một chỉ tiêu vừa kỹ thuật, vừa nhạy cảm. Dưới đây là giải thích rõ ràng về phương pháp tính, nguồn số liệu, và đánh giá về độ chính xác và giới hạn của chỉ số này:
1. Phương pháp tính năng suất lao động phổ biến nhất hiện nay.
Công thức phổ biến: Năng suất lao động = GDP thực tế / Tổng số lao động đang làm việc
- GDP thực tế
: Thường đo theo ngang giá sức mua (PPP) hoặc theo giá hiện hành (nominal).
- Tổng số lao động: Thường là số lao động đang có việc làm, không phải toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động.
2. Tại sao dùng PPP (Purchasing Power Parity)?
PPP điều chỉnh chênh lệch giá cả giữa các quốc gia để đảm bảo so sánh năng suất mang tính thực chất, thay vì chỉ phản ánh tỷ giá hối đoái.
Ví dụ:
- Một lao động Việt Nam làm ra 10 triệu đồng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn so với một lao động Mỹ làm ra 400 USD.
- Dùng PPP sẽ giúp so sánh “sức tạo ra của cải thực tế” thay vì “giá trị thị trường quy đổi theo USD”.
3. Nguồn số liệu phổ biến và độ tin cậy
NguồnĐộ tin cậyGhi chú
World Bank★★★★☆Được chuẩn hóa quốc tế, nhưng phụ thuộc báo cáo quốc gia
OECD★★★★★Tin cậy cao, nhưng chủ yếu cho các nước phát triển
ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế)★★★★☆Dữ liệu thống nhất về lao động và năng suất
Tổng cục Thống kê quốc gia (như GSO Việt Nam)★★★☆☆Có thể chưa đầy đủ hoặc chậm cập nhật
IMF, ADB, APO★★★★☆Dùng phương pháp ước tính kết hợp kiểm định chéo
→ Nói cách khác: không có phương pháp nào hoàn hảo 100%, nhưng PPP được đánh giá là tiêu chuẩn quốc tế đáng tin cậy nhất hiện nay để so sánh năng suất.

4. Những giới hạn của phương pháp hiện tại
- GDP bị “thổi phồng”
ở một số nước có thể làm sai lệch kết quả (ví dụ, qua báo cáo doanh nghiệp FDI).
- Không phân biệt ngành nghề: Một công nhân sản xuất iPhone và một nông dân đều được tính chung.
- Chênh lệch chất lượng dữ liệu thống kê giữa các nước: Có nước kiểm kê kỹ (Mỹ, Hàn), có nước vẫn dựa vào báo cáo giấy tờ (Campuchia, Myanmar…).
- Lao động phi chính thức (không khai báo) không được tính chính xác — ảnh hưởng rõ ở các nước đang phát triển.
5. Giải pháp cải thiện độ chính xác
- Kết hợp nhiều chỉ số bổ sung: năng suất lao động theo giờ, theo ngành nghề, hệ số TFP (total factor productivity).
- Sử dụng mô hình thống kê kiểm định chéo (cross-validation) giữa các tổ chức độc lập.
- Theo dõi tăng trưởng năng suất qua thời gian thay vì chỉ số tuyệt đối để thấy xu hướng phát triển bền vững.
Kết luận
Chỉ số năng suất lao động tính theo GDP/người lao động/năm (PPP)phương pháp được quốc tế sử dụng phổ biến và có độ tin cậy khá cao. Tuy nhiên, nó có những giới hạn rõ ràng và cần được hiểu trong ngữ cảnh tổng thể, không nên dùng làm chỉ báo duy nhất về năng lực sản xuất của một quốc gia.
Nếu bạn muốn đánh giá sâu hơn, tôi có thể giúp xây dựng một mô hình đa chỉ tiêu, ví dụ kết hợp thêm:
  • Năng suất theo giờ
  • Năng suất theo ngành công nghiệp
  • Hệ số đổi mới công nghệ (TFP)
  • Tỷ lệ lao động kỹ năng cao"
 

losedow

Xe buýt
Biển số
OF-822088
Ngày cấp bằng
6/11/22
Số km
740
Động cơ
793,847 Mã lực
Em gửi cụ cách xác định của nó nhé, kèm theo cả việc giải thích hoài nghi về độ chính xác.

Nói chung nó trả lời rất rõ ràng, sòng phẳng chứ không võ đoán là năng suất lao động của công nhân TQ cao nhất thế giới đâu ạ. :D

Cá nhân em nhận xét nếu phương pháp này không đáng tin cậy thì chắc chỉ có võ đoán như các cụ trên kia là đáng tin cậy thôi :D:D:D

"Đây là một câu hỏi rất xác đáng và thể hiện sự thận trọng khi phân tích các chỉ số kinh tế như năng suất lao động — một chỉ tiêu vừa kỹ thuật, vừa nhạy cảm. Dưới đây là giải thích rõ ràng về phương pháp tính, nguồn số liệu, và đánh giá về độ chính xác và giới hạn của chỉ số này:
1. Phương pháp tính năng suất lao động phổ biến nhất hiện nay.
Công thức phổ biến: Năng suất lao động = GDP thực tế / Tổng số lao động đang làm việc
- GDP thực tế
: Thường đo theo ngang giá sức mua (PPP) hoặc theo giá hiện hành (nominal).
- Tổng số lao động: Thường là số lao động đang có việc làm, không phải toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động.
2. Tại sao dùng PPP (Purchasing Power Parity)?
PPP điều chỉnh chênh lệch giá cả giữa các quốc gia để đảm bảo so sánh năng suất mang tính thực chất, thay vì chỉ phản ánh tỷ giá hối đoái.
Ví dụ:
- Một lao động Việt Nam làm ra 10 triệu đồng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn so với một lao động Mỹ làm ra 400 USD.
- Dùng PPP sẽ giúp so sánh “sức tạo ra của cải thực tế” thay vì “giá trị thị trường quy đổi theo USD”.
3. Nguồn số liệu phổ biến và độ tin cậy
NguồnĐộ tin cậyGhi chú
World Bank★★★★☆Được chuẩn hóa quốc tế, nhưng phụ thuộc báo cáo quốc gia
OECD★★★★★Tin cậy cao, nhưng chủ yếu cho các nước phát triển
ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế)★★★★☆Dữ liệu thống nhất về lao động và năng suất
Tổng cục Thống kê quốc gia (như GSO Việt Nam)★★★☆☆Có thể chưa đầy đủ hoặc chậm cập nhật
IMF, ADB, APO★★★★☆Dùng phương pháp ước tính kết hợp kiểm định chéo
→ Nói cách khác: không có phương pháp nào hoàn hảo 100%, nhưng PPP được đánh giá là tiêu chuẩn quốc tế đáng tin cậy nhất hiện nay để so sánh năng suất.

4. Những giới hạn của phương pháp hiện tại
- GDP bị “thổi phồng”
ở một số nước có thể làm sai lệch kết quả (ví dụ, qua báo cáo doanh nghiệp FDI).
- Không phân biệt ngành nghề: Một công nhân sản xuất iPhone và một nông dân đều được tính chung.
- Chênh lệch chất lượng dữ liệu thống kê giữa các nước: Có nước kiểm kê kỹ (Mỹ, Hàn), có nước vẫn dựa vào báo cáo giấy tờ (Campuchia, Myanmar…).
- Lao động phi chính thức (không khai báo) không được tính chính xác — ảnh hưởng rõ ở các nước đang phát triển.
5. Giải pháp cải thiện độ chính xác
- Kết hợp nhiều chỉ số bổ sung: năng suất lao động theo giờ, theo ngành nghề, hệ số TFP (total factor productivity).
- Sử dụng mô hình thống kê kiểm định chéo (cross-validation) giữa các tổ chức độc lập.
- Theo dõi tăng trưởng năng suất qua thời gian thay vì chỉ số tuyệt đối để thấy xu hướng phát triển bền vững.
Kết luận
Chỉ số năng suất lao động tính theo GDP/người lao động/năm (PPP)phương pháp được quốc tế sử dụng phổ biến và có độ tin cậy khá cao. Tuy nhiên, nó có những giới hạn rõ ràng và cần được hiểu trong ngữ cảnh tổng thể, không nên dùng làm chỉ báo duy nhất về năng lực sản xuất của một quốc gia.
Nếu bạn muốn đánh giá sâu hơn, tôi có thể giúp xây dựng một mô hình đa chỉ tiêu, ví dụ kết hợp thêm:
  • Năng suất theo giờ
  • Năng suất theo ngành công nghiệp
  • Hệ số đổi mới công nghệ (TFP)
  • Tỷ lệ lao động kỹ năng cao"
Có mod nào tạt té qua đây cho em hỏi phát.
Kiểu dùng ChatGPT spam bài cày còm thế này có bị cấm không, nếu không thì từ mai em cũng cày ạ.
Trân trọng!
 

Linh 22 tỷ

Xe buýt
Biển số
OF-780357
Ngày cấp bằng
12/6/21
Số km
735
Động cơ
40,760 Mã lực
Tuổi
25
Có mod nào tạt té qua đây cho em hỏi phát.
Kiểu dùng ChatGPT spam bài cày còm thế này có bị cấm không, nếu không thì từ mai em cũng cày ạ.
Trân trọng!
Spam sao cụ? Nó không có giá trị gì sao? Phương pháp tính, nguồn dữ liệu, đánh giá độ chính xác đều rất rõ ràng chứ không võ đoán để cãi nhau om tỏi như một số cụ đâu nhé.

Em cũng chả hiểu sao cụ dị ứng với sự thống kê và phân tích một cách khoa học như thế này nhỉ? Hay là các cụ chỉ muốn thấy những bài ca ngợi Tàu trong thớt này còn những bài phản ảnh thông tin trung thực thì các cụ lại muốn min mode khóa nick người ta?
 
Chỉnh sửa cuối:

Anh_he

Xe buýt
Biển số
OF-803143
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
632
Động cơ
174,735 Mã lực
Cụ nói thế cũng là chưa đúng. Khổng tử my friend của em teach rồi. name có chính thì ngôn mới thuận. "em bi banh" nó very different so với "mờ bê bank". đọc lên sợ người nghe không understand được cụ ạ.
Em thì em vẫn gọi là Mờ bê banh thôi cụ :D, nhưng em biết có một chiến dịch do Hội sở MB khởi xướng, lan toả dần cái tên Em bi thay cho Mờ bê. Không phải ông chủ tịch nói chơi chơi đâu.

Gần đây đội bóng chuyền nam Biên phòng gắn tên nhà tài trợ là MB gọi là Em bi Biên phòng mà em nghe nửa tháng cũng k thấy quen. Tưởng doanh nghiệp Tây Tàu nào nó vào tài trợ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top