Như cụ hoviba nói, người lao động VN khi làm ở Âu hay Nhật Hàn Đài, sức lao động cũng không thua kém dân các nước đó. Điều ấy có thể đúng, nhưng các cụ quên rằng đó là người VN làm việc trong những môi trường sẵn có. Người VN có thể làm việc tốt, nhưng chỉ ở các vị trí thừa hành đơn giản. Còn cái phức tạp nhất và khó nhất là tạo ra, quản lý và duy trì những môi trường đó lại không phải là người VN.
Theo đó, tôi muốn nói đến cái yếu nhất của người VN so với người Nhật Trung Hàn là năng lực tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống. Ví dụ người Việt có thể làm ra các chi tiết máy theo mẫu, nhưng bảo tự thiết kế và làm ra 1 cỗ máy hoàn chỉnh thì không thể. Hay người Việt có thể lập trình giỏi nhưng chỉ là gia công theo bài cụ thể cho sẵn, còn nếu đưa ra một vấn đề chung chung để tự làm phần mềm hoàn chỉnh giải quyết vấn đề đó, thì hầu như không làm được.
VN đến giờ vẫn rất yếu về sản xuất. Cứ nói do thể chế, về quản lý hành chính vv nhưng sâu xa thì không phải, mà là người VN kém về sản xuất thật. Tại sao? Tại vì sản xuất đòi hỏi tư duy hệ thống và tư duy tổng hợp rất cao, người chủ và quản lý sản xuất cần phải giỏi nhiều mặt một lúc (cơ, điện, hóa, vật liệu, quy trình vv) mà người VN thường chỉ khá giỏi 1 mặt, người đồng thời giỏi nhiều mặt vô cùng hiếm, không đủ để đưa cả nền sản xuất vượt lên.
Người Việt có thể khá/giỏi ở một mặt hoặc 1 khâu riêng lẻ nhưng lại yếu về tổng hợp và hệ thống. Mà sản xuất và kinh doanh lại tuyệt đối cần tư duy tổng hợp và tư duy hệ thống. Đó là lý do sản xuất kinh doanh VN khó có khả năng bật lên, chứ không hẳn là thể chế hoặc hành chính.
Còm này của cụ đặt ra quá nhiều vấn đề.
Em chia sẻ 1 phần trong đây - phần em có trải nghiệm thực tế:
Hay người Việt có thể lập trình giỏi nhưng chỉ là gia công theo bài cụ thể cho sẵn, còn nếu đưa ra một vấn đề chung chung để tự làm phần mềm hoàn chỉnh giải quyết vấn đề đó, thì hầu như không làm được
Nhu cầu về lập trình để tăng năng suất cực kỳ lớn, nhưng thực tế ở VN các phần mềm kiểu này ra đời với số lượng rất ít.
Em đã thuê một công ty viết một phần mềm phục vụ cho nghiệp vụ chính của công ty mình và tìm được các điểm bất cập như sau:
1/ Để tìm được người nắm được toàn bộ nghiệp vụ và các ngóc ngách chi tiết để phục vụ cho việc xây dựng phần mềm là rất khó (không có cá nhân nắm đủ thông tin hệ thống)
2/ Nếu để tổng hợp thông tin hệ thống cần quá 2 người thì thông thường không lường được hết các rủi ro ngách
3/ Giả sử tổng hợp được thông tin hệ thống tốt, nhưng người / nhóm truyền đạt lại các quy trình này đến nhóm tạo phần mềm đòi hỏi phải có kỹ năng truyền đạt phù hợp và hiệu quả, đồng thời phải có tư duy hệ thống, tư duy logic. Nếu thiếu các kỹ năng này thì rất khó để nhóm viết phần mềm hình dung được hoạt động của hệ thống, từ đó xây dựng phần mềm hiệu quả.
Như vậy chưa cần nói đến tạo sản phẩm mới, để tối ưu hoá hoạt động có sẵn của doanh nghiệp luôn cần ít nhất một bộ óc hiểu tường tận về hệ thống, từ đó phát hiện được sự bất hợp lý trong phối hợp, hoặc sáng tạo được cách thức phối hợp mới để tối ưu hoạt động.
Hầu hết các cty nhỏ của VN đều mắc ở khâu phiên dịch để sao cho các kỹ sư phần mềm nắm được hoạt động của hệ thống, do đó phần mềm có viết cũng không hiệu quả hoặc bỏ lửng.
Vấn đề đặt ra ở đây là: làm cách nào để có bộ óc đó, và ai sẽ có? Thông thường và an toàn, tối ưu nhất vẫn là chủ doanh nghiệp, còn trường hợp là người làm thuê thì cách duy nhất để tạo ra bộ óc đó là tạo cơ hội xoay vòng công việc làm qua nhiều bộ phận chuyên môn - Cách này đang được các nhà máy Nhật áp dụng và khá hiệu quả: những cá nhân làm tốt sau khi qua nhiều công việc chuyên môn sẽ được lên cấp quản lý tuỳ năng lực.