[Funland] Học toán để làm gì?

Lính Cụ Hồ

Xe hơi
Biển số
OF-705928
Ngày cấp bằng
29/10/19
Số km
113
Động cơ
93,030 Mã lực
Tuổi
47

Lính Cụ Hồ

Xe hơi
Biển số
OF-705928
Ngày cấp bằng
29/10/19
Số km
113
Động cơ
93,030 Mã lực
Tuổi
47
sau này có nhiều tỷ thì mới thấy học toán có hữu ích
 

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
530
Động cơ
97,520 Mã lực
Suy cho cùng, cứ học là oải, là khổ rồi, có ai thích học đâu, chơi là sướng, nghe tin cô giáo bữa nay nghỉ ốm là cả lớp reo hò từ học sinh giỏi đến học sinh dốt :)) không trừ đứa nào.

Học sử đâu có sướng, ghi nhớ mệt chết mẹ. Lại còn định hướng chánh trị.

Học văn đâu có sướng, học thuộc lòng mệt vãi.

Học thể dục đâu có sướng, thích cầu lông mà cứ bắt học đẩy tạ :))

.......

Không riêng gì toán, môn gì học cũng chán hết. Cho nên, học là buộc phải nỗ lực, đổ mồ hôi, mới có chút thành quả. Cái gì cũng kêu thì cứ việc đi chơi, ai cấm đâu.
Có những nguyên lí rất đơn giản “thao trường không đổ mồ hôi thì ra chiến trường làm thằng bán máu”.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Toán cho học sinh nên bắt nguồn từ cuộc sống thực tế, ví dụ một bài toán trong sách tham khảo cho học sinh Mỹ.




Nguồn: https://drive.google.com/file/d/1Tpa0t5NQAul3jI-zTYVhCQw6T3H5_Lzw/view?usp=sharing

Đây là bài toán tính thể tích ruột bút chì của một cây bút chì có kích thước phổ biến ở Mỹ, kể cả học sinh giải sai thì vẫn có được những kiến thức thực tế.
- Chiều dài một cây bút chì ~ 5 inch.
- Đường kính ruột bút chì ~ 0.125 inch.
 

dohadlxh

Xe đạp
Biển số
OF-580879
Ngày cấp bằng
23/7/18
Số km
13
Động cơ
138,094 Mã lực
Tuổi
53
Tuỳ nhu cầu của mỗi người nhưng em nghĩ nếu chỉ để cộng trừ nhân chia và đếm xiền thì chỉ cần học toán đến hết cấp 2 là đủ. Cụ nào muốn nghiên cứu sâu về toán học mới cần học chương trình cao hơn, em học đến hết chương trình toán cao cấp mà giờ chẳng biết dùng nó để làm gì và cũng chảng nhớ mình đã học gì nữa các cụ ạ
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,655
Động cơ
398,776 Mã lực
Vâng, em cám ơn chia sẻ của cụ. Vì em chưa đạt tới ngưỡng cao kia nên chưa nhìn ra được vấn đề.

P/S trình tiếng Anh của cụ đáng ngưỡng mộ quá!
ý của cháu kia là: giờ luyện cái tiếng Anh kiểu đội tuyển kia thì chưa thấy sự hữu dụng của nó, sau này nếu đi cao hơn thì mới thấy được ....
Còn nick kia là của một cô gái đấy mợ ah.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Nếu đề toán cho học sinh Việt Nam cũng bắt nguồn từ thực tế, có thể sẽ có đề toán như sau:





Quảng trường Ba Đình là quảng trường rộng nhất ở Hà Nội, được chia thành những ô cỏ. Chiều rộng được chia thành 07 hàng ô cỏ, chiều dài được chia thành 30 hàng ô cỏ. Hỏi tổng số ô cỏ trên Quảng trường Ba Đình là bao nhiêu ô cỏ ?

a. 168 ô cỏ (http://nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/16735/language/vi-VN/Default.aspx).
b. 210 ô cỏ
c. 240 ô cỏ (https://www.bqllang.gov.vn/tin-tuc/tin-tu-ban-quan-ly-lang/565-quang-truong-ba-dinh-va-lang-chu-tich-ho-chi-minh-khong-gian-thieng-lieng-cua-thu-do-ha-noi-va-cua-ca-nuoc.html)

-----------

Dù học sinh có thể trả lời sai về tổng số ô cỏ, nhưng vẫn thu được một số kiến thức thực tế:

+ Số liệu về các ô cỏ trên Quảng trường Ba Đình rất sai lệch giữa các bài viết được đăng.
+ Chưa thấy có nguồn đáng tin cậy về tổng số ô cỏ trên Quảng trường Ba Đình.
+ Khi nào nhà trường tổ chức tham quan Lăng Bác, nên có thêm hoạt động ngoại khóa là đếm số ô cỏ thực tế trên Quảng trường Ba Đình.
 

phuongan

Xe điện
Biển số
OF-74221
Ngày cấp bằng
30/9/10
Số km
3,801
Động cơ
914,402 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
ý của cháu kia là: giờ luyện cái tiếng Anh kiểu đội tuyển kia thì chưa thấy sự hữu dụng của nó, sau này nếu đi cao hơn thì mới thấy được ....
Còn nick kia là của một cô gái đấy mợ ah.
Vâng thì em hiểu ý đấy nên cám ơn vì sự chia sẻ mà? Em tự tin vào khả năng đọc hiểu của mình phết đấy :D
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,655
Động cơ
398,776 Mã lực
Em đoán thôi nhé, chương trình học nặng như nhau, nhưng Mỹ sẽ chú trọng mặt phương pháp, nói nôm na là giải một bài toán sẽ cần chiến lược, chiến thuật, kế hoạch đi từng bước. VN ta thì đa phần là cố nhớ cách giải để đi thi được điểm cao. Bác xem thử em đoán có đúng ko ?
đúng đấy cụ.
ngày xưa em học cấp 2 chuyên toán. đôi khi thầy ra đề có ghi là "đề thi Olympic quốc tế năm xxx". Như vậy thực ra không phải cả lớp em đều có thể giải được toán O mà chủ yếu là hôm đấy thầy giảng một phương pháp toán (ví dụ Nguyên tắc đi-rích-lê gì đó, nói là có n cái lồng và n+1 con thỏ thì ít nhất có 1 cái lồng có 2 con thỏ-đơn giản vậy nhưng nó là một nguyên tắc toán học được một nhà bác học tổng hợp thành), ngay sau khi học nguyên tắc đấy thì 50% lớp em giải được bài toán thì O kia. Nhưng nếu nhớ dạng toán thì có khi người đi thi O cũng bó tay.
Còn nữa: hiện nay khá nhiều ông bố bà mẹ phải giải toán lớp 2-3-4 cho trẻ con, nếu áp dụng kiến thức của người lớn thì làm được ngay nhưng chắc chắn không thể giảng cho trẻ con kiểu đó được. Việc đầu tiên là phải lấy sgk của trẻ con ra đọc, đọc để hiểu phương pháp của chúng nó rồi mới giải bài cho chúng theo góc nhìn (phương pháp) chúng đang học.
 

Mợ Yến

Xe lăn
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,135
Động cơ
1,327,901 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Ngày xưa em học dốt Toán Lý Hoá. Giờ học đó với em là nỗi kinh hoàng.
Em thích đi chơi, đi chợ, đọc sách xem phim. Giờ với e đúng là học Toán chả để làm gì. Thay vào đó học ngoại ngữ và kd thì ngon.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
đúng đấy cụ.
ngày xưa em học cấp 2 chuyên toán. đôi khi thầy ra đề có ghi là "đề thi Olympic quốc tế năm xxx". Như vậy thực ra không phải cả lớp em đều có thể giải được toán O mà chủ yếu là hôm đấy thầy giảng một phương pháp toán (ví dụ Nguyên tắc đi-rích-lê gì đó, nói là có n cái lồng và n+1 con thỏ thì ít nhất có 1 cái lồng có 2 con thỏ-đơn giản vậy nhưng nó là một nguyên tắc toán học được một nhà bác học tổng hợp thành), ngay sau khi học nguyên tắc đấy thì 50% lớp em giải được bài toán thì O kia. Nhưng nếu nhớ dạng toán thì có khi người đi thi O cũng bó tay.
Còn nữa: hiện nay khá nhiều ông bố bà mẹ phải giải toán lớp 2-3-4 cho trẻ con, nếu áp dụng kiến thức của người lớn thì làm được ngay nhưng chắc chắn không thể giảng cho trẻ con kiểu đó được. Việc đầu tiên là phải lấy sgk của trẻ con ra đọc, đọc để hiểu phương pháp của chúng nó rồi mới giải bài cho chúng theo góc nhìn (phương pháp) chúng đang học.
1. Nguyên lý "chuồng bồ câu" Dirichlet: nếu như một số lượng n vật thể được đặt vào m chuồng bồ câu, với điều kiện n > m, thì ít nhất một chuồng bồ câu sẽ có nhiều hơn 1 vật thể.

2. Bài toán nổi tiếng liên quan đến nguyên lý Dirichlet là bài toán nhỏ trong đề thi Toán Olympic Quốc tế năm 1964: Có 17 nhà bác học viết thư cho nhau trao đổi về 03 vấn đề. Chứng minh rằng luôn tìm được 03 người cùng trao đổi về một vấn đề.
 

accord1992

Xe tăng
Biển số
OF-119204
Ngày cấp bằng
3/11/11
Số km
1,655
Động cơ
398,776 Mã lực
1. Nguyên lý "chuồng bồ câu" Dirichlet: nếu như một số lượng n vật thể được đặt vào m chuồng bồ câu, với điều kiện n > m, thì ít nhất một chuồng bồ câu sẽ có nhiều hơn 1 vật thể.

2. Bài toán nổi tiếng liên quan đến nguyên lý Dirichlet là bài toán nhỏ trong đề thi Toán Olympic Quốc tế năm 1964: Có 17 nhà bác học viết thư cho nhau trao đổi về 03 vấn đề. Chứng minh rằng luôn tìm được 03 người cùng trao đổi về một vấn đề.
cô bé này ăn cái gì mà nhớ lâu thế
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Ngày xưa em học dốt Toán Lý Hoá. Giờ học đó với em là nỗi kinh hoàng.
Em thích đi chơi, đi chợ, đọc sách xem phim. Giờ với e đúng là học Toán chả để làm gì. Thay vào đó học ngoại ngữ và kd thì ngon.
Mợ hoàn toàn có thể áp dụng cho con mình như vậy, mai này biết đâu nó biết ơn mợ nhiều lắm :)) Sau khi biết cộng trừ nhân chia, mợ có thể đầu tư cho con học tiếng Anh + cách tiêu tiền, kinh doanh là được.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
577,998 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
cô bé này ăn cái gì mà nhớ lâu thế
Bố cháu kèm toán cho cháu khi còn học ở Việt Nam, lúc nào bố cháu cũng nhấn mạnh: phương pháp quan trọng hơn kết quả, điểm số chỉ mang tính tương đối. Điểm số khi học phổ thông của cháu lẹt đẹt lắm, bù lại những kiến thức mà cháu hiểu rõ phương pháp lại nhớ được lâu ạ.
 

Hiendai

Xe tăng
Biển số
OF-613847
Ngày cấp bằng
5/2/19
Số km
1,160
Động cơ
130,026 Mã lực
Tuổi
47
Ai cũng biết toán học là nền tảng, bản thân việc học toán ko có lỗi. Lỗi ở chỗ toàn đi quá đà, hướng đến dạng toán mẹo, đánh đố tạo thành tích thi cử. Việc này mới làm khổ học sinh.

Môn văn cũng thế, học văn để nhắm tới thi cử, nên mới sinh ra văn mẫu cho dễ chấm.
Hoàn toàn đồng ý với cụ.
Các thầy dậy toán toàn nói học toán để rèn luyện tư duy này nọ nhưng các thầy được cho là giỏi (luyện thi quốc tế) thì phải biết cách ra đề thật khó, khó đến mức không ai giải nổi trừ phi đã được học qua cách giải (thời đó có câu "chỉ giải được khi và chỉ khi đã giải rồi"). Lúc đó học toán là học thuộc lòng chứ tư duy mẹ gì nữa?
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,318 Mã lực
Ai cũng biết toán học là nền tảng, bản thân việc học toán ko có lỗi. Lỗi ở chỗ toàn đi quá đà, hướng đến dạng toán mẹo, đánh đố tạo thành tích thi cử. Việc này mới làm khổ học sinh.

Môn văn cũng thế, học văn để nhắm tới thi cử, nên mới sinh ra văn mẫu cho dễ chấm.
Chém ở thớt mấy hôm, mà chỉ thỉnh thoảng gặp một cụ có chung góc nhìn về câu hỏi như thế này. Các cụ khác thì vẫn đang cố chứng minh "toán học là tất cả"
 

Mợ Yến

Xe lăn
Biển số
OF-188888
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
12,135
Động cơ
1,327,901 Mã lực
Nơi ở
132 Hàng Bạc
Mợ hoàn toàn có thể áp dụng cho con mình như vậy, mai này biết đâu nó biết ơn mợ nhiều lắm :)) Sau khi biết cộng trừ nhân chia, mợ có thể đầu tư cho con học tiếng Anh + cách tiêu tiền, kinh doanh là được.
Vâng em sẽ ưu tiên cho những môn đó + chơi nữa. Nhưng cũng phải xem nó thích học không đã chứ.

Hôm trc em đi dự một cái hội thảo về hướng nghiệp cho con, được phát một bài có 5 nhóm câu hỏi, mỗi nhóm có 13 câu. Phải đọc và tích vào đó những cái mình cảm nhận ở con.

Lát sau, con sẽ có một buổi hội thảo riêng cùng lứa tuổi, cũng tích vào 5 nhóm câu hỏi đó.

Giáo viên hướng dẫn bố mẹ về bí mật so hai bảng xem mình có hiểu con mình không. Nói chung là rất bất ngờ, có nhóm trùng khớp, có nhóm con tích 10 câu mà mẹ ko tích câu nào. Chính tỏ mẹ không hiểu con. Suy nghĩ của nó khác cảm nhận của mẹ!
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Cứ học là chán các cụ nhé, không riêng gì toán :))

Học sinh bây giờ sợ và chán những môn học nào nhất?

21/04/2017 06:41 Đỗ Tấn Ngọc
5 bình luận
(GDVN) - Trong thời gian tới khi thiết kế sách giáo khoa cụ thể ở ba môn học tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử, các nhà biên soạn cần lưu ý để học sinh không còn chán học.
TIN LIÊN QUAN
LTS: Qua khảo sát thực tế, thầy giáo Đỗ Tấn Ngọc chỉ ra những môn học mà học sinh trung học phổ thông chán ghét nhất hiện nay và những nguyên nhân cụ thể.

Theo thầy, 3 môn học sinh không có hứng thú nhất là Tiếng Anh, Ngữ văn và Lịch sử.

Qua đó, thầy nhấn mạnh đến việc cần chú trọng khắc phục những hạn chế của các môn học trên để việc đổi mới giáo dục được hiệu quả.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Đến nay, chương trình, sách giáo khoa cải cách và phân ban ở bậc phổ thông đã có trên chục năm được triển khai, thực hiện đại trà trên phạm vi toàn quốc.

So với chương trình, sách giáo khoa trước đó thì chương trình, sách giáo khoa hiện hành có nhiều ưu điểm vượt trội về mọi phương diện.

Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, chương trình, một số nội dung, môn học bộc lộ không ít nhược điểm, bất cập, xa lạ với tâm lý lứa tuổi học trò, thậm chí thiếu chuẩn xác khiến học sinh phổ thông chán nản, sợ hãi thật sự.


Học sinh đang chán học môn gì nhất? (Ảnh minh họa: Tuoitre.vn)
Qua khảo sát thực tế, chúng tôi xin điểm tên những nội dung, môn học và nêu rõ nguyên nhân mà học sinh phổ thông có tâm lý trên.

1. Ngoại ngữ Tiếng Anh, một môn học quan trọng của chương trình giáo dục phổ thông, được học từ lớp 3 đến lớp 12, trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Nhà nước, ngành giáo dục, các bậc phụ huynh và học sinh đã dành nhiều quan tâm, đầu tư về kinh phí, công sức, thời gian cho môn học này.

Thế nhưng, nhiều em ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông học không được môn này, rất chán nản, sợ hãi khi đến tiết dạy của thầy, cô giáo tiếng Anh (có em tìm cách cúp cua, trốn học).

Do đó, điểm kiểm tra, điểm thi học kỳ nhiều em toàn điểm yếu, điểm kém; số học sinh phải thi lại, ở lại lớp môn Tiếng Anh tại nhiều trường luôn cao nhất.

Kết quả điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây và thi trung học phổ thông quốc gia 3 năm nay của môn tiếng Anh bao giờ cũng ở vị trí thấp nhất so với các môn thi khác, đa số là điểm 2, điểm 3, điểm 4.

Ngoài việc bản thân nhiều học sinh Việt Nam học yếu, học dốt môn Ngoại ngữ, còn có các lý do căn bản khác.

Đó là trình độ, chất lượng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học.

Đó là cách dạy và kiểm tra thi cử môn Ngoại ngữ tiếng Anh còn lạc hậu, phiến diện, nghiêng nặng về phần viết, về ngữ pháp nên thường bất lực, gặp khó khi áp dụng trong thực tiễn, giao tiếp, nghe, nói với người nước ngoài, người thạo ngoại ngữ.

2. Tiếng Việt, Ngữ văn vừa là môn học công cụ vừa môn khoa học nhân văn, học sinh được học tập, rèn luyện từ lớp 1 đến lớp 12.

Trong các kỳ thi quan trọng ở phổ thông như: tuyển sinh vào lớp 10, thi trung học phổ thông quốc gia hiện nay, nó là môn thi bắt buộc.

Có thể nói, kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các khối thi, cơ hội ngành nghề, việc làm, thăng tiến của các môn khoa học tự nhiên đang chiếm thế thượng phong thì sự quan tâm của phụ huynh, ý thức học tập của nhiều học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông dành cho môn Ngữ văn đang có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng.

Học sinh thờ ơ, lười biếng, chán nản với môn Ngữ văn không còn là hiện tượng hiếm gặp.

Có người có lý khi cho rằng tình trạng học sinh thời nay “quay lưng” lại với môn học này là do một bộ phận thầy, cô giáo dạy Văn nguội lạnh cảm xúc, toàn thợ dạy, chậm đổi mới, cải tiến về phương pháp để lôi cuốn, thu hút các em.

Song nhìn nhận cho khách quan thì một số phần, nội dung trong chương trình, sách giáo khoa môn Ngữ văn bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng là “thủ phạm” khiến học sinh mệt mỏi, càng chán học văn.

Phần văn học trung đại Việt Nam ở lớp 8, 9 và nhất là lớp 10, cùng Thơ Đường thuộc văn học nước ngoài, với cách nghĩ, cách cảm của người xưa và dùng nhiều ngữ liệu cổ.

Mặc dù sách giáo khoa có phần chú thích, giáo viên giảng kỹ nhưng thật sự xa lạ, khó hiểu, khó cảm nhận đối với các em đang sống trong môi trường, ngôn ngữ hiện đại ngày nay.

3. Địa lý và Lịch sử, hai môn xã hội có cơ cấu số tiết giống nhau, nhưng lâu nay, hầu hết học sinh phổ thông hãi nhất, chán nhất là môn Lịch sử.

Có em nói thật: “Em không thể nào “nuốt” nổi nhiều bài học ở bộ môn này, vì có quá nhiều sự kiện, số liệu, ngày tháng năm cần phải nhớ".

Cô giáo Đặng Thị Thanh Nguyệt, giáo viên môn Lịch sử, trường trung học phổ thông Huỳnh Thúc Kháng (Thành phố Quảng Ngãi) cho biết:

Các nhà soạn chương trình, sách giáo khoa môn Lịch sử đã quá tham lam, ôm đồm về việc cung cấp nội dung, kiến thức nên trong dạy - học cả thầy và trò cùng bị “bội thực”.

Trước phản ánh xác đáng của cơ sở, cách đây 6 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo có giảm tải một số bài, nội dung, việc làm chỉ có tính chất “chữa cháy” tạm thời, về căn nguyên, gốc rễ thì chưa xử lý được.

Thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, môn Lịch sử chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, tình hình học sinh đăng ký bài thi tổ hợp môn Khoa học xã hội, trong đó có môn Lịch sử, có cải thiện, khả quan hơn.

Nếu thi tự luận như cũ, bắt học sinh “cày chết bỏ” thì không có thí sinh hoặc rất hiếm chọn là đúng rồi. Đừng trách các em".

Chúng tôi cho rằng, trong thời gian tới khi thiết kế nội dung sách giáo khoa cụ thể, chi tiết ở ba môn học tiếng Anh, Ngữ văn, Lịch sử để phục vụ cho đổi mới chương trình giáo dục phổ thông từ năm 2018-2019, các nhà biên soạn cần lưu ý và làm sao để học sinh không còn sợ hãi, chán nản nhiều nội dung, bài học ở các môn học đó.

Soạn sách ngoại ngữ tiếng Anh sao cho dễ học, dễ vận dụng, sớm thành thạo được 4 kỹ năng: đọc, viết, nghe, nói.

Thiết kế sách giáo khoa Ngữ văn, lọc bỏ bớt tác phẩm văn học trung đại, thơ Đường hàn lâm, khó tiếp cận, thay thế, bổ sung bằng nhiều bài học, tác phẩm đương đại gần gũi với cuộc sống, văn hóa hôm nay.

Sách giáo khoa môn Lịch sử bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, nội dung từng bài học ngắn gọn, bớt nêu sự kiện, số liệu, tăng những câu chuyện lịch sử chân thực, hấp dẫn.

https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/hoc-sinh-bay-gio-so-va-chan-nhung-mon-hoc-nao-nhat-post176001.gd
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,377
Động cơ
255,679 Mã lực
Vâng em sẽ ưu tiên cho những môn đó + chơi nữa. Nhưng cũng phải xem nó thích học không đã chứ.

Hôm trc em đi dự một cái hội thảo về hướng nghiệp cho con, được phát một bài có 5 nhóm câu hỏi, mỗi nhóm có 13 câu. Phải đọc và tích vào đó những cái mình cảm nhận ở con.

Lát sau, con sẽ có một buổi hội thảo riêng cùng lứa tuổi, cũng tích vào 5 nhóm câu hỏi đó.

Giáo viên hướng dẫn bố mẹ về bí mật so hai bảng xem mình có hiểu con mình không. Nói chung là rất bất ngờ, có nhóm trùng khớp, có nhóm con tích 10 câu mà mẹ ko tích câu nào. Chính tỏ mẹ không hiểu con. Suy nghĩ của nó khác cảm nhận của mẹ!
Nếu con cái nó đam mê một môn nào đó thực sự (anh văn, âm nhạc, toán lý,...) thì không tiếc để đầu tư cho nó, ít ra thỏa lòng đam mê cũng tốt, chưa cần biết mai sau có nên cơm cháo gì hay xuất sắc gì không.
Tuy nhiên, việc đam mê "chơi" thì đứa trẻ nào cũng thích, nói chung trẻ con cũng còn tùy. Đứa nào có đam mê thực sự, nó biết vượt qua khó khăn để tìm đến đam mê (nhịn ăn sáng lấy tiền mua sách tiếng anh, mua đàn,...) thì rất đáng đầu tư. Chứ còn chung chung thì trẻ con thích xem youtube clip nhảm, thích chơi game, thích ngủ, thích chơi lêu ngêu chứ đứa nào chả chán học.
 

born2go

Xe điện
Biển số
OF-359322
Ngày cấp bằng
21/3/15
Số km
3,044
Động cơ
283,318 Mã lực
Cứ học là chán các cụ nhé, không riêng gì toán :))
Học sinh bây giờ sợ và chán những môn học nào nhất?
Vậy là tội thằng dân 100%, cứ bắt con em đi học, nhà nước thì tốn tiền chi cho giáo dục :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top