[Funland] Hồi Ký: Quảng Bình khói lửa, những số phận thăng trầm

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,229
Động cơ
563,119 Mã lực
Kính các cụ mợ,

Em tham gia otofun đã lâu. Được học hỏi nhiều từ các cụ mợ. Và cũng được đọc nhiều hồi ký các cụ mợ đăng rất hay. Hôm nay, em xin mạo muội trích đăng hồi ký của Ba em (em gọi bố là ba), như một lời cảm ơn tới các cụ mợ. Em xin phép được đăng dần, vì thực sự là em cũng chỉ đang bắt đầu đánh máy lại hồi ký của cụ. Đăng lên đây cũng là xin có chút động lực để đánh máy tiếp, vì em cũng chỉ tranh thủ lúc rỗi được thôi ạ. Mong các cụ mợ ủng hộ, để em có đủ động lực số hóa lại được bản hồi ký của Ba em. Nếu câu cú có không bay bổng, truyện có không hay, xin các cụ mợ bỏ quá cho.

Hồi ký này kể về quá trình lớn lên của một đứa trẻ trong thời kỳ trọng đại của đất nước, từ cách mạng tháng Tám, cho đến thời kỳ đổi mới. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong gia đình, trong xã hội. Câu truyện của Ba em với các diễn biến lúc tuổi thơ tại Quảng Bình, mảnh đất mang đầy đau thương trong chiến tranh, đến khi trưởng thành tại Hanoi, đối mặt với nhiều bất công, oan trái, cũng như gặp không ít may mắn và được giúp đỡ, để cụ vẫn lạc quan sống vươn lên, và đóng góp cho xã hội.

Bây giờ đầu em cũng hai thứ tóc, đọc lại em mới hiểu rõ thêm những nỗi gian truân các thế hệ trước đã trải qua, và thêm trân trọng những gì đang có.

Em sẽ để các bài post mới bên dưới cho cac cụ mợ dễ theo dõi ạ.

Chương 1: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59979846
Chương 2: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59981227
Chương 3: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59984835
Chương 4: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59993533
Chương 5: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59993611
Chương 6: https://www.otofun.net/threads/hoi-ky-quang-binh-khoi-lua-nhung-so-phan-thang-tram.1765526/post-59997134

Hết chương này là hết giai đoạn ở Quảng Bình, và chuyển sang giai đoạn ở Hanoi với nhiều thay đổi bất ngờ, cùng quá trình học tập tại một số nước bạn XHCN. Em tạm dừng post tại đây. Nếu cccm vẫn có hứng thú đọc tiếp, em sẽ xin post lên tiếp. Nếu không thì em xin dừng ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

mig_vn

Xe tải
Biển số
OF-167835
Ngày cấp bằng
21/11/12
Số km
381
Động cơ
349,121 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính các cụ mợ,

Em tham gia otofun đã lâu. Được học hỏi nhiều từ các cụ mợ. Và cũng được đọc nhiều hồi ký các cụ mợ đăng rất hay. Hôm nay, em xin mạo muội trích đăng hồi ký của Ba em (em gọi bố là ba), như một lời cảm ơn tới các cụ mợ. Em xin phép được đăng dần, vì thực sự là em cũng chỉ đang bắt đầu đánh máy lại hồi ký của cụ. Đăng lên đây cũng là xin có chút động lực để đánh máy tiếp, vì em cũng chỉ tranh thủ lúc rỗi được thôi ạ. Mong các cụ mợ ủng hộ, để em có đủ động lực số hóa lại được bản hồi ký của Ba em. Nếu câu cú có không bay bổng, truyện có không hay, xin các cụ mợ bỏ quá cho.

Hồi ký này kể về quá trình lớn lên của một đứa trẻ trong thời kỳ trọng đại của đất nước, từ cách mạng tháng Tám, cho đến thời kỳ đổi mới. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong gia đình, trong xã hội. Câu truyện của Ba em với các diễn biến lúc tuổi thơ tại Quảng Bình, mảnh đất mang đầy đau thương trong chiến tranh, đến khi trưởng thành tại Hanoi, đối mặt với nhiều bất công, nhưng cụ vẫn lạc quan sống và vươn lên.

Bây giờ đầu em cũng hai thứ tóc, đọc lại em mới hiểu rõ thêm những nỗi gian truân các thế hệ trước đã trải qua, và thêm trân trọng những gì đang có.
Cụ biên đều tay nhé, đừng bỏ giữa chừng cơ.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,229
Động cơ
563,119 Mã lực
Lời mở đầu: Mọi người đều lao động, tuy nhiên lao động khác nhau và kết quả cũng khác nhau/ Tôi viết lại hồi ký này không phải với tư cách nhà văn mà với tư cách người lao động.

Thành phố quê hương:

Sáng nào cũng vậy, mùa đông cho chí mùa hè, trên bờ song Nhật Lệ có một cậu bé trạc tuổi lên bảy, người mập, khỏe ngồi nhìn ra cửa biển đón ánh nắng mặt trời. Bình thường, sau giờ học hoặc đã làm xong công việc của mình, cậu chơi bóng đá, đánh bi với bạn bè cùng trang lứa trên các vỉa hè của thị xã Đồng Hới rất thanh bình và thơ mộng. Các buổi bình minh, lúc mà các bé khác còn chưa thức dậy, cậu dành trọn thời gian này ngồi bên bờ sông đẹp như tranh để trầm ngâm suy nghĩ theo các bé thơ của mình. Thi thoảng, cậu được bà ngoại dẫn về quê nội ở Minh Lễ các thị xã chừng nửa buổi đi tầu chợ. Cậu bé đó chính là tác giả của tự truyện này.

….Thời gian cứ trôi đi đều đặn và êm đềm tưởng chừng như không bao giờ thay đổi. Những món ăn quen thuộc như bánh bèo, cháo cá, cháo bánh canh dặm thêm đôi ba lát chả tôm là đặc sản của thị xã này. Những trưa hè oi ả thị xã đắm chìm trong không gian tĩnh lặng, những buổi chiều nóng bức, người dân thị xã phải kéo nhau ra ngồi kín bên bờ sông Nhật Lệ là điệp khúc trong cảnh sống của thị xã này, làm cho người ta có cảm giác thanh bình vô tận. Tôi hòa vào dòng đời trôi chầm chậm đó cho tới năm đã vào lớp nhì đệ nhị trong bộ đồng phục quần sooc xanh, áo sơ mi cộc tay màu trắng có thêu hai chữ “Dục Anh”. Do hoàn cảnh gia đình nên việc học của tôi cũng có những biến đổi thất thường, phần lớn tuổi niên thiếu, tôi học ở trường tiểu học thị xã, nhưng cũng có thời gian về quê nội học ở trường tiểu học Thọ Linh…

Một sớm mùa thu năm 1945, bà ngoại đánh thức tôi dậy, đưa lên tầu hỏa về quê nội. Tôi có cảm giác lần này bà rất vội vàng và lo lắng. Tôi chỉ được không báo ngắn “Phải về ngoài làng học”. Chừng chin giờ sáng về đến quê đã thấy ngay không khí ồn ào, vội vã của từng tốp người đi lại, bàn bạc, trao đổi việc gì đó. Người ta tụ tập ở sân ga xe lửa và sân đình, luyện tập võ nghệ. Tôi như bị cuốn vào không khí nhộn nhịp khác thường này, lúc chạy tới xem nhóm này, lúc nhóm kia. Rồi cũng đến lượt tôi tham gia đội thiếu nhi. Những hiểu biết ấu trĩ của mình về bóng đá vỉa hè cộng với quả bóng cao su đã bị thủng, nhưng chỉ duy nhất tôi có, tôi đã trở thành người thu hút các trận đấu bóng của bọn trẻ con trong làng mà tôi luôn đóng vai thủ môn quan trọng. Thỉnh thoảng các anh lớn cũng phải hạ cố thương lượng với tôi để mượn bóng, không quên kèm theo lời hứa cho làm gác-điêng (thủ môn)…

Các cuộc họp ban đêm tăng dần lên cùng với việc luyện tập võ nghệ, các động tác quân sự cơ bản, đội ngũ hành quân. Huấn luyện liên lạc bằng tín hiệu xeemapho cho lớp thanh niên cũng ngày càng hối hả và cấp tập hơn.
Rồi một hôm, thanh niên tự vệ được thông báo diễn tập phục kích một toán địch hành quân dọc theo đường xe lửa chạy qua làng. Với sự nhạy cảm và tò mò con trẻ, tôi đã rủ chừng năm sáu bạn cùng trang lứa bám theo sự cuộc này, muốn xem kẻ địch ra sao, nên suốt ngày vùi trong cỏ khô lăn lóc dọc chân đê của đường xe lửa, chịu cái nóng oi nồng của những ngày cuối tháng tám.
Mãi rồi “kẻ địch” cũng phải xuất hiện, một đoàn người ăn mặc theo lối hướng đạo sinh, cầm đầu là một người cưỡi ngựa. Cách ga xe lửa Minh Lễ chừng 150 mét bỗng anh thốt lên “ó ây ờ ỏ eo ên ầu” (có cây cờ đỏ treo trên cầu), vừa lúc đó một tiếng nổ đanh bép, anh ta lại kêu lên: “ôi au áá” (ôi đau quá), mọi người phá lên cười và cũng nhảy ra khỏi nơi trú ẩn, tran lên đường sắt để bắt “tù binh”. Tôi cũng nhảy lên theo và chạy tới chỗ người cưỡi ngựa. Bỗng tôi sững lại, rồi la lên: “Ôi anh Thương”… Thật là cuộc gặp gỡ bất ngờ. Anh hỏi tôi: “Em ra làm gì đây?”. Anh là thanh niên thị xã, thích tham gia công việc xã hội. Có lẽ trước đây anh là hướng đạo sinh. Anh bị méo mồm bẩm sinh hay bị do bệnh tật tôi không biết! Câu chuyện phục kích kẻ địch qua đi, chủ khách cùng kết thục cuộc uống trà do các chị, các mẹ mang tới, rồi họ kéo cả tôi cùng lên toa xe lửa để đi vào thị xã Đồng Hới.

Vào toa xe, thấy các anh thanh niên làng tôi đã có chuẩn bị từ trước. Ai cũng có một súng gỗ, một chăn cuốn dài như cuộn chiếu, gập lại, đeo chéo qua vai, đầu đội ca lô tự tạo nhuộm màu bằng lá mướp hòa với lá vằng lồ, ông sao vàng được gắn nghiêm trang vào nơi quy định. Mọi người hân hoan, mặt mày rạng rỡ, cùng cất tiếng hát “Bao chiến sỹ anh hùng, lạnh lùng vung gươm ra sa trường…” Lình xình mãi rồi đoàn tàu cũng chuyển bánh và tới sáng mới tới ga Thuận Lý.

Quang cảnh sân ga thật là ồn ào, náo nhiệt, tiếng gọi nhau, tiếng hô tập hợp vang vọng khắp nơi. Để cho thật oai phong lẫm liệt, các anh chỉ khoác súng và chăn chéo qua vai, bỏ lại cơm nắm. Sẵn tôi là dân thị xã, các anh dỗ dành tôi mang hộ. Tôi chưa kịp phản ứng vì trong lòng cũng muốn nhập hàng ngũ, đi cạnh anh chỉ huy như thể mình là liên lạc để làm phách với lũ trẻ con và dân hàng phố mình đã từng quen. Các anh không quan tâm tới sự phản ứng của tôi, cứ bỏ lại hết. Tôi buộc phải gom cơm vào một cái chăn, buộc thành tay nải, khoác lên vai, tha đi như thể kiến tha mồi. Từ ga Thuận Lý tới sân đã bóng của thị xã cũng mất đứt bốn ki lô mét, đi được vài trăm mét phải nghỉ một lần, mồ hôi vã ra như tắm, thỉnh thoảng đánh rới các gói cơm nắm ra đường, tôi nhặt lên, phủi đát cát, cấu bỏ phần dinh đất đỏ vứt đi rồi lại vội vã đuổi theo đoàn quân. Cứ từng đoạn như vậy, cuối cùng tôi cũng về được sân bóng đá, vừa đi vừa khóc, len lỏi giữa các hàng người đã đứng chỉnh tề theo từng khối. Có lẽ cuộc hành lễ đã bắt đầu được chừng ba mươi phút hoặc một giờ trước đó, bởi lẽ trên lễ đài đang có người đọc diễn văn. Khi người trẻ tuổi vừa kết thúc bài diễn văn thì tôi cũng vừa tìm được chỗ đội tự vệ làng tôi đang đứng. Gặp các anh, tôi bật khóc và trả lại các anh cái tay nải đựng các nắm cơm đã bị lấm bụi. Tôi không kịp ngó nhìn gì, thấy tủi thân như bị bỏ rơi, chạy một mạch về nhà bà ngoại cách không xa sân bóng là mấy, bà rất đỗi ngạc nhiên về sự xuất hiện của tôi, rốt cục bà tôi cũng hiểu ra mọi việc. Tan mít tinh, chiều các anh ghé vào nhà ngoại thăm, lúc đó tôi mới biết đó là ngày lễ mồng hai tháng chin, lễ độc lập đầu tiên của nước ta sau những năm dài nô lệ. Sau ngày trưởng thành, nghĩ lại tôi vẫn cứ tiếc là mình đã không tham dự được trọn vẹn một sự kiện trọng đại như vậy của dân tộc. Nhưng với một đứa trẻ bảy tuổi, được góp phần tham gia “hậu cần” cho sự kiện trọng đại nhất của dân tộc, cũng đáng để kể lắm chứ !?. 😊

Tôi ở lại với bà ngoại một thời gian rồi ra làng tiếp tục học lớp nhất… Thấm thoắt đã tới mùa gặt tháng mười. Mùi thơm ngan ngát và cảnh làng quê náo nhiệt ngày mùa lôi kép tôi ra khỏi thị xã để về miền đất nơi mà mỗi ngày nếp sinh hoạt tôi hình dung luôn luôn mới lạ. Môi trường mới làm cho tôi thay đổi tập quán sống bình thường của một đứa trẻ thành phố.
 

nvh_hn

Xe container
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
8,597
Động cơ
601,839 Mã lực
Ủng hộ cụ trước đã, nhưng thật sự cụ đăng lên đây khó theo lắm:)
 

Xế Độp

Xe điện
Biển số
OF-77774
Ngày cấp bằng
13/11/10
Số km
3,401
Động cơ
441,115 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kính các cụ mợ,

Em tham gia otofun đã lâu. Được học hỏi nhiều từ các cụ mợ. Và cũng được đọc nhiều hồi ký các cụ mợ đăng rất hay. Hôm nay, em xin mạo muội trích đăng hồi ký của Ba em (em gọi bố là ba), như một lời cảm ơn tới các cụ mợ. Em xin phép được đăng dần, vì thực sự là em cũng chỉ đang bắt đầu đánh máy lại hồi ký của cụ. Đăng lên đây cũng là xin có chút động lực để đánh máy tiếp, vì em cũng chỉ tranh thủ lúc rỗi được thôi ạ. Mong các cụ mợ ủng hộ, để em có đủ động lực số hóa lại được bản hồi ký của Ba em. Nếu câu cú có không bay bổng, truyện có không hay, xin các cụ mợ bỏ quá cho.

Hồi ký này kể về quá trình lớn lên của một đứa trẻ trong thời kỳ trọng đại của đất nước, từ cách mạng tháng Tám, cho đến thời kỳ đổi mới. Trải qua nhiều thăng trầm, biến cố trong gia đình, trong xã hội. Câu truyện của Ba em với các diễn biến lúc tuổi thơ tại Quảng Bình, mảnh đất mang đầy đau thương trong chiến tranh, đến khi trưởng thành tại Hanoi, đối mặt với nhiều bất công, nhưng cụ vẫn lạc quan sống và vươn lên.

Bây giờ đầu em cũng hai thứ tóc, đọc lại em mới hiểu rõ thêm những nỗi gian truân các thế hệ trước đã trải qua, và thêm trân trọng những gì đang có.
Vod cụ, một nghĩa cử trân trọng những gì thế hệ cha anh đã cống hiến cho đất nước này;
 

nghiadat2anhem

Xe tải
Biển số
OF-365544
Ngày cấp bằng
5/5/15
Số km
488
Động cơ
260,519 Mã lực
Em cũng rất thích đọc Hồi ký Chiến tranh. Đọc để cảm nhận và trân trọng những cống hiến của các thế hệ Ông Cha cho Tổ Quốc và Nhân Dân . Chờ những trang viết của Cụ.
 

binhduongdriver

Xe tải
Biển số
OF-405180
Ngày cấp bằng
17/2/16
Số km
396
Động cơ
245,436 Mã lực
Đã vodka bác, em chờ xem hồi kí thế nào. Em cũng yêu mảnh đất Quảng bình, khi nào rảnh em sẽ lang thang khám phá hết vùng đất này từ biển tới rừng núi.
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,489
Động cơ
237,845 Mã lực
Tuổi
47
Cụ nên soạn 1 đoạn thật dài rồi post 1 lúc 2 - 3 trang liền mạch cho dễ đọc, vì nếu post ngắn kiểu gì cũng có các cụ mợ khác vào tranh luận là tìm không ra chỗ cụ post ở đâu nữa.. cãi nhau kéo dài vài trang là chuyện thường ở mấy topic hồi ký rồi :D
 

TheDawnCa

Xe buýt
Biển số
OF-520398
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
692
Động cơ
183,993 Mã lực
Nơi ở
Canada
Mời cụ ly vodka ấm bụng. Em chờ đọc hồi ký của cụ.
Hôm trước em vừa xem Mùi cỏ cháy trên Netflix. Thấy thương cho tuổi thanh xuân của các tiền bối đã trải qua hai cuộc chiến bảo về đất nước quá.
 

chungdungvn

Xe điện
Biển số
OF-447698
Ngày cấp bằng
23/8/16
Số km
2,359
Động cơ
232,018 Mã lực
Nơi ở
BAS
Chúc bác đều tay, bọn em hàng ngày vào hóng và vodka đều ạ :)
 

hoantoanmayman

Xe tăng
Người OF
Biển số
OF-18888
Ngày cấp bằng
11/11/18
Số km
1,062
Động cơ
119,262 Mã lực
Ủng hộ cụ thớt, em đặt chỗ hóng hồi ký
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,229
Động cơ
563,119 Mã lực
Em cũng rất thích đọc Hồi ký Chiến tranh. Đọc để cảm nhận và trân trọng những cống hiến của các thế hệ Ông Cha cho Tổ Quốc và Nhân Dân . Chờ những trang viết của Cụ.
Chúc bác đều tay, bọn em hàng ngày vào hóng và vodka đều ạ :)
Mời cụ ly vodka ấm bụng. Em chờ đọc hồi ký của cụ.
Hôm trước em vừa xem Mùi cỏ cháy trên Netflix. Thấy thương cho tuổi thanh xuân của các tiền bối đã trải qua hai cuộc chiến bảo về đất nước quá.
Dạ em không biết tại sao post lên, nhưng chưa được duyệt. Nên em xin phép min/mod tạm xóa thread này đi ạ. Khi nào em đánh xong hồi ký, em xin post lại một lần bài dài luôn, để min/mod duyệt một lần và lần cho nó gọn, và các cụ mợ đỡ phải hóng ạ,
 

@xichlo@

Xe điện
Biển số
OF-77263
Ngày cấp bằng
7/11/10
Số km
2,532
Động cơ
1,564,159 Mã lực
Em như cụ bên chên!
 

TheDawnCa

Xe buýt
Biển số
OF-520398
Ngày cấp bằng
7/7/17
Số km
692
Động cơ
183,993 Mã lực
Nơi ở
Canada
Dạ em không biết tại sao post lên, nhưng chưa được duyệt. Nên em xin phép min/mod tạm xóa thread này đi ạ. Khi nào em đánh xong hồi ký, em xin post lại một lần bài dài luôn, để min/mod duyệt một lần và lần cho nó gọn, và các cụ mợ đỡ phải hóng ạ,
Việc này em thấy có gì khó đâu mà min mod không duyệt nhỉ?
 

thanhvinhckgtcc

Xe điện
Biển số
OF-143620
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
4,872
Động cơ
292,308 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh phúc
Ủng hộ cụ chủ.chắc bố cụ chủ cùng thời với ông ngoại cháu cũng quảng bình.cũng nhiều kỷ niệm với quảng bình trong thời chiến.chúc cụ chủ và gia đình nhiều sức khoẻ
 
Biển số
OF-4742
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
5,562
Động cơ
645,946 Mã lực
Dạ em không biết tại sao post lên, nhưng chưa được duyệt. Nên em xin phép min/mod tạm xóa thread này đi ạ. Khi nào em đánh xong hồi ký, em xin post lại một lần bài dài luôn, để min/mod duyệt một lần và lần cho nó gọn, và các cụ mợ đỡ phải hóng ạ,
Bác cứ đều tay ạ, phải hóng theo từng chap đọc nó mới hồi hộp chứ. Em sẽ theo thớt hỗ trợ bác hết mình, vì vài lý do khó nói nên thời gian này phải kiểm duyệt từ khóa hơi nhiều. Các bác thông cảm giúp ạ :)
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,552
Động cơ
314,972 Mã lực
Chào anh!
Em cũng là đồng hương Vùng Nam Quảng Trạch (Nay đã thành thị xã Ba Đồn). Quê em Quảng Tân cách quê nhà anh một đoạn. Nay đang ở Hà Nội.
Hôm trước ngồi nói chuyện với bác hàng xóm năm nay bảy mấy tuổi, sinh trưởng, học và sống ở Hà Nội, bác ấy ngạc nhiên khi biết em ở gần thị trấn (nay thành thị xã) mà đến tầm 92-93 gì đó mới có điện.
Chuyện của bác sẽ giúp cho mọi người biết và hiểu thêm về quá khứ và vùng đất khó khăn Quảng Bình.
Chúc anh và bác sức khỏe.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,229
Động cơ
563,119 Mã lực
Làng quê thân thương

Thắm thoát bốn tháng đã trôi qua, những ngày sôi động của Cách mạng tháng Tám cũng lắng dần để trở lại một nhịp sống bình thường, nhưng có lẽ có quy mô tập thể hơn. Lần đầu tôi nghe tới hai chữ “đoàn thể”, bởi lẽ dăm bữa nửa tháng người ta gọi nhau đi họp đoàn thể. Phụ lão, phụ nữ, thanh niên, thiếu niên đều đi họp đoàn thể, chỉ có điều là họ họp riêng từng giới và theo độ tuổi. Các cuộc họp khá trật tự, thỉnh thoảng họ lại giơ tay và đếm… Sau này tôi mới biết là họ chuẩn bị để bầu chính quyền thôn xã mới, lúc đó gọi là Ủy Ban hành chính xã.

Trước đây, khi không khí Cách mạng đang sục sôi, một số anh em bà con với gian đình tôi đã tới nhà tôi lục soát để tìm vũ khí, cái giường vải bố với hai thanh dọc được bó gọn lại gác trên tra (gác xép) họ tưởng là súng. Tôi biết chắc cha tôi lúc đó làm quan (sau này tôi mới biết là giám binh lính Nam Triều), nên vì vậy thì chắc là đối tượng của Cách Mạng. Bây giờ ông lại quay về làng. Với đối tượng như Ông khó mà tránh khỏi sự bắt bớ, giam cầm, thậm chí ở những vùng quá khích như Quảng Nam, Quảng Ngãi lúc bấy giờ thì dễ dàng bị khép tội phản quốc để rồi bị xử bắn không cần xử án!. Thế mà bây giờ ông lại về làng, chắc là trốn thoát chăng (?). Ông vừa về đến nhà, hôm sau tôi thấy vài ba người tuổi trung niên, mà toàn là người bà con đến, lúc đầu tôi cứ tưởng là họ đến thăm. Vừa bước vào nhà họ gọi tên cha tôi và hỏi giấy tờ. Cha tôi trình giấy tờ cho họ, liếc qua tờ giấy, từ vẻ mặt hầm hầm họ chuyển sang vui vẻ, hồ hởi và họ nói: “Bác được Chủ tịch Ủy Ban khởi nghĩa tỉnh Quảng Nam cho về nghỉ chữa bệnh à?”
….”Các chú tưởng tôi chạy trốn Cách mạng sao? Tôi được Ủy ban giao cho đưa lực lượng lính khố xanh tham gia Cách mạng, chuẩn bị trợ lực quân sự cho việc cướp chính quyền ở Toran (Đà Nẵng bây giờ) với chức Chủ tịch giải phóng quân. Làm việc được một thời gian tôi bị đau bại liệt tay phải, đã chữa trị nhiều thuốc mà chưa khỏi. Đồng chí Chủ tịch lâm thời Ủy ban hành chính cho phép về an dưỡng và chữa bệnh tại quê nhà, khi nào khỏe trở lại công tác hoặc có thể tham gia công việc tại địa phương theo nguyện vọng”.

Ông nội tôi là thầy thuốc đông y nên ông đã truyền lại cho mỗi cô một bài thuốc chữa trị một bệnh rất hữu hiệu, chính lẽ đó mà cha tôi đã xin về quê chữa bệnh. Nghe xong tường trình, mấy chú reo lên:
…“Thế thì hay quá, bác ở lại quê tham gia vào chính quyền xã ta, hiện đang vận động ứng cử và đề cử đó. Xã mới thành lập gồm các thôn Minh Lễ, Nội Hà, Giáp Tam, Đồng Đưng, Thong Thông, xóm Rú và Phú Mỵ, dù sao thì bác cũng từng làm quan nên quen với tổ chức chính quyền hơn, bọn em phần lớn chỉ quen với ruộng vườn”.
…”Tôi cảm ơn, nhưng tôi chưa khỏi hẳn bệnh, khi nào sức khỏe trở lại bình thường tôi xin sẵn sàng phục vụ Cách mạng”.


Vâng, cuộc kiểm tra giấy tờ đã chuyển sang cuộc trò chuyện hàn huyên giữa các người anh em đồng tộc. Vài ba cút rượu quê, dăm ba đĩa thịt lợn luộc kèm theo mấy chiếc bánh tráng nướng đã là bạn đồng hành với các câu chuyện kéo dài cho tới tận chiều tà. Khi các bạn đồng hành đã gần vãn, câu chuyện cũng tới hồi kết, những cái bắt tay nồng hậu để rồi ra về, mỗi người tưng bừng như sau mỗi cuộc nhậu thường lệ. Từ hôm đó, hàng ngày có nhiều người tới lui nhà tôi để bàn công việc với Ông cụ.

Ông cụ phân công sắp xếp từng việc cho từng người trong gia đình, ông quan tâm tới việc học hành của chúng tôi. Anh cả vừa thi Pri-me, tôi đang học lớp nhất. Có lẽ việc học hành của tôi là nhàn hạ hơn cả, kiến thức học ở thành phố có tốt hơn, đặc biệt là môn toán và tiêng Pháp tôi học khá nhất lớp, vì thế có khá nhiều bạn bè. Ngay cạnh nhà tôi có hai người bạn cùng trang lứa nhưng khác lớp. Tôi nhớ nhất là cậu Cát. Cậu học kém tôi một lớp và hầu như cậu không đi học, với tính tò mò muốn hiểu biết thế giới động vật ở nông thôn của tôi thì cậu là người hướng dẫn du lịch bậc thầy. Cậu thường dẫn tôi tới các lùm cây móc, cây vằng lồ có gai, cậu chỉ cho tôi những tổ chim cú và bảo tôi chiều nào cũng vắt vài nắm cơm thật to cho vừng vào và đem sang để vào các tổ cú. Sáng nào tôi cũng chạy sang xem chim cú, nhưng chẳng bao giờ thấy mà các vắt cơm thì biến mất. Tôi được giải thích là chúng ăn hết về đêm, sáng ra chúng đi ẩn kín. Cậu bổ sung thêm: “Cứ kiên trì tiếp tục làm như vậy thì thể nào cũng gặp”. Tôi làm mãi, làm mãi… Một hôm, người anh cả bắt gặp tôi vắt cơm đem giấu, anh ấy hỏi:
Mày làm vắt cơm làm gì, cho ai?”.
Tôi trình lại câu chuyện đó, anh tôi cười nắc nẻ và bớp tôi mấy cái, lúc đó tôi mới tỉnh lại câu chuyện mộng du của mình. Mà không thơ mộng yên bình sao được, những sáng hè tinh mơ người ta đi bừa vỡ váng đất cho các ruộng lúa reo thẳng trên đất khô sau cơn mưa mùa hạ, lúa thì con gái non xanh đưa tay vẫy gọi, phả gió mơn man vào da thịt các nông phu từ nhi đồng cho tới lão thành. Ôi! Tôi thưởng thức sự ngấm nắng gió vào da thịt đó mà lòng tran trề khoái cảm. Tôi thường lẻ đi học thật sớm để dọc đường còn thì thầm, vuốt ve những hàng lúa xanh tốt đứng cạnh đường đi. Chẳng mấy chốc cách đồng từ mầu xanh đã biến thành mầu vàng óng ả, mà mấy ai tính đếm được thời gian, bởi lẽ nó cứ lặp lại hoài hoài cái chu trình bất tận như vậy. Không gì vui bằng thu hoạch mùa màng. Tôi thích nhất vụ thu hoạch lúa vào tháng mười, lúc này trời hơi se lạnh, không bụi bặm, lúa gặt xong đạp lấy hạt, rơm phơi được nắng hanh khô mùi thơm ngòn ngọt dễ chịu. Vùi mình vào các đóng rơm mà nhau cốm dẹt, vừa ấm vừa nhâm nhi vị ngọt của hạt gạo nếp non đầu mùa thì thật khó có sự thích thú nào hơn đối với lũ trẻ con chúng tôi lúc đó. Cốm dẹt ở quê tôi khác với cốm dẻo có mầu xanh ở ngoài Bắc, nó được giã cho tới bẹt dí, màu trắng mốc và khô, mỏng như mẩu giấy. Nhà tôi ở ngã ba đường cái quan rẽ đi các chợ Mới, Thọ Linh, Hòa Ninh, Diên Trường nên sáng sáng, chiều chiều nghe các câu hội thoại của các bà, các chị đi chợ ngang qua, đại loai như:
  • Nhà ả ăn cơm mới chưa?
  • Dzà! Lúc ấy mần lợn!
Toạt đầu tôi cứ ngỡ là họ giết lợn, nhưng sau mới vỡ lẽ ra là họ ăn một loại cốm dẹt mịn dưới dần-sàng, tức là đầu mộng lúa giống như cám lợn. Ồ! Đừng hiểu lầm, nó ngọt lắm đấy!. Hoặc nhứ:
  • Khoai ả năm ni có bột không?
  • Ồi! ăn mà chó đui mắt đi!
À, thì ra khoai nhiều bột, chó ngồi ngóng người ăn bị bột khoai lang bắn vào làm đui mắt. Ví von như vậy thật là đầy chất hài, tâm hồn nông dân cũng văn nghệ lắm chứ!

Nhà tôi không nhiểu ruộng vườn nên còn làm thêm việc mua bán, mùa lúa mua lúa giã thành gạo, mùa lạc gom lạc phơi khô, bóc vỏ lấy hạt để đem ra chợ Vinh, vào Huế bán, nên cũng có cài anh chị bà con ở trong nhà giúp việc. Tôi không bận bịu gì lắm với công việc nhà nông, chủ yếu là chăn bò và đưa nước uống ra đồng, hoặc thỉnh thoảng đứng lên bừa để bò kéo cho nhẹ. Cha tôi bao giờ tha thứ cho sự học kém và thiếu tự giác học tập, nên không lúc nào tôi quá lạm dụng vào công việc để rong chơi. Tuy nhiên, các cuộc đấu bóng đá trên các ruộng vừa gặt rạ vào các buổi chiều là điều không thể thiếu. Duy nhất tôi có quả bóng cao su ở làng quê, sợ cha mẹ mắng ham chơi, thỉnh thoảng tôi không ra bãi đá bóng, bọn trẻ con ngứa ngáy chân tay, không chịu nổi kéo nhau đến nhà tôi đòi mượn bóng làm ầm ĩ, buộc lòng người lớn trong nhà phải xua tôi đi theo bọn nó cho đỡ ồn ào. Và thế là trúng kế vặt của con trẻ mà chắc người lớn cũng chẳng lạ gì!.

Vài ba mùa lúa đã trôi qua, không khí thanh bình đã bị xáo trộn. Cha tôi từ Ủy ban hành chính xã ít về nhà ăn cơm trưa như mọi lúc. Ông đã được bầu làm Chủ tịch Ủy ban hành chính xã Quảng Minh. Tôi thường xuyên phải mang cơm trưa lên cho ông. Văn phòng Ủy ban luôn chật ních người, người xin giấy nhập ngũ, người theo các cơ quan kháng chiến. Thanh niên trai tráng trong làng, xã đi thoát ly gần hết, đặc biệt là các anh có học vấn cao. Những cuộc hội hè vui vẻ, đấu vật, đấu võ của trai tráng trong làng, trong xã trong những ngày tháng thanh bình sau khởi nghĩa tháng Tám không còn là nội dung sinh hoạt chính ở nông thôn nữa. Hội các cụ, các mẹ lo tiếp tế, úy lạo cho những đoàn quân Nam tiến đi qua làng. Ủy ban hành chính vận động bà con quyên góp tuần lễ vàng, mua công trái kiến thiết quốc gia, đón tiếp và giúp đỡ đồng bào từ Thừa Thiên – Huế tản cư ra các tỉnh Thanh – Nghệ - Tĩnh. Làng tôi là nơi gặp gỡ của hai dòng người đi ngược nhau, kẻ ra trận, người lui về hậu phương bởi lẽ họ phải chuyển tàu vì cầu sắt đã bị phá để thực hiện khẩu hiệu “tiêu thổi kháng chiến”. Có khi phải chờ tàu tới vài ngày, nên khách của làng lên tới vài nghìn người. Đúng là hạt gạo bẻ đôi, nghèo giầu bất kể, nhà nào cũng phải nhận đón tiếp một vài gia đình, cho ăn, cho ngủ, có nhà nhận hàng chục gia đình. Các đoàn thể, Ủy ban lo việc này hàng tháng trời nên ai nấy đều phờ phạc. Nhà tôi có tới vài tram cái nong phơi thóc cũng được dùng vào việc làm bàn ăn và giường ngủ cho các gia đình tản cư. Ngoài ngõ, trong vườn, sân trường học bày la liệt các loại nong. Ai cũng cố gắng thực hiện cho được sự vận động “nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Mọi người lăn xả vào mà nhường cơm, sẻ áo rất vô tư, mặc dù không ít trường hợp bà con tản cư trút lên đầu họ những nỗi bực bội do mệt mỏi, mất mát và tính kiêu kỳ của người thành thị… Đồng bào tản cư, bộ đội rút đi vãn, dân làng lại âm thầm thu dọn cái riêng tư của mình, chuẩn bị cho tiêu thổ kháng chiến. Họ biết đi đâu!?. Lấy rừng núi ruộng vườn làm lá chắn, lấy ý chí dân tộc, nhiệt tình cách mạng làm thanh gươm, dân làng tôi vào trận chỉ có thế thôi. Sau những ngày như thế đến đứa trẻ con như tôi cũng mệt mỏi, rã rời không giúp rập với người lớn sao được!.

Bây giờ ngồi viết lại những dòng này tôi mới thấu hiểu và trân trọng cái đức tính cao thượng của hết thảy những người thời đó không kể sang hèn. Vật chất thời đó sao nhiều bằng bây giờ nhưng sao tấm lòng con người rộng mở, vô tư làm vậy!?. Lúc đó chưa ai nói tới chủ nghĩa xã hội, lại càng không biết tới khái niệm kinh tế thị trường. Có lẽ con người chỉ nghĩ rằng một nước không chỉ có vài người, muốn giữ nước trước hết phải giữ người. Vậy là họ đùm bọc nhau.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,229
Động cơ
563,119 Mã lực
Bác cứ đều tay ạ, phải hóng theo từng chap đọc nó mới hồi hộp chứ. Em sẽ theo thớt hỗ trợ bác hết mình, vì vài lý do khó nói nên thời gian này phải kiểm duyệt từ khóa hơi nhiều. Các bác thông cảm giúp ạ :)
Dạ vâng, vậy mong min/mod kiểm duyệt nhanh để cccm còn được đọc bài mới ạ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top