[Funland] Kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,862
Động cơ
821,582 Mã lực
Cụ có vẻ đi hơi xa....

Dĩ nhiên, chả ai và không 1 thế lực nào có thể "nặn ra" , "tạo ra" các tập đoàn ( gọi theo kiểu Hàn là Chaebol, gọi theo kiểu Nhật là Zaibatsu )
Phải là tự thân các DN tư nhân, làm ăn, tồn tại và phát triển tự thân ....lên thành các tập đoàn lớn mạnh.
Giống như 1 đứa trẻ, khi sinh ra, nó biết bò, rồi mới biết đi chập chững....rồi mới chạy được.
Không ông tư nhân nào lại đùng 1 phát thành lập ra 1 cái gọi là "chaebol"/ "zaibatsu" cả....never...:))


Theo góc nhìn của em thì:
Các DN có quy mô lớn, hoạt động toàn cầu, đa lĩnh vực (Group/Cheabol) là kết quả phát triển khách quan về quy mô của DN trong một môi trường kinh doanh đủ tốt.
Cá nhân, nhóm người hay một tổ chức có thể lập ra cái gọi là group/cheabol, nhưng không đảm bảo nó sẽ tồn tại và phát triển được.
VN đã có thời kỳ tập đoàn hóa các TCT NN bằng các quyết định hành chính, có tập đoàn tồn tại chỉ 4 tháng, các DN, cá nhân cũng "mơ mộng" tạo ra các tập đoàn bằng cách gắn chữ tập đoàn/group vào tên DN của mình.
Thuật ngữ tập đoàn chỉ là cách NÓI ngắn gọn về một tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, nhiều lĩnh vực, hoạt động trên phạm vi rộng, chứ nó không phải là một loại hình DN.
Gắn tên, gắn mác vào khác gì gọi một ông đang cầy ruộng lên khoác cho bộ com lê, đội cho cái mũ phớt và bắt cầm cây gậy ba toong đâu.
Vì vậy, đừng tìm cách tạo ra group/cheabol, mà NN nghĩ cách tạo ra và liên tục cải tiến để có môi trường KD đủ tốt, và DN nỗ lực phát triển DN.
 

Ao Đình

Xe đạp
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
15
Động cơ
457 Mã lực
Tuổi
50
Vâng, em dài dòng tý để muốn nói rằng, kinh tế Hộ gia đình ĐANG PHÁT TRIỂN TỐT, 5,2 triệu hộ, tạo ra 9 triệu việc làm và đóng góp đến 33% GDP tương đương với số đóng góp của khối công ty.
Vậy tại sao phải cố thúc đẩy HKD thành công ty? Có chăng thì đơn giản hóa cơ chế QLNN đối với công ty như đến mức như quản lý HKD đang phát huy hiệu quả.

1000004420.jpg

Nói dại mồm, thúc nâng cấp HKD thành công ty mà không thành công, thì HKD sẽ nát mà công ty thì không thành.
Các nước phát triển khác đâu có chỉ dựa vào các Zaibatsu hay Cheabol đâu, 99,7% doanh nghiệp Nhật có quy mô VVN.

1000004417.jpg



Theo góc nhìn của em thì:
Các DN có quy mô lớn, hoạt động toàn cầu, đa lĩnh vực (Group/Cheabol) là kết quả phát triển khách quan về quy mô của DN trong một môi trường kinh doanh đủ tốt.
Cá nhân, nhóm người hay một tổ chức có thể lập ra cái gọi là group/cheabol, nhưng không đảm bảo nó sẽ tồn tại và phát triển được.
VN đã có thời kỳ tập đoàn hóa các TCT NN bằng các quyết định hành chính, có tập đoàn tồn tại chỉ 4 tháng, các DN, cá nhân cũng "mơ mộng" tạo ra các tập đoàn bằng cách gắn chữ tập đoàn/group vào tên DN của mình.
Thuật ngữ tập đoàn chỉ là cách NÓI ngắn gọn về một tổ chức kinh doanh có quy mô lớn, nhiều lĩnh vực, hoạt động trên phạm vi rộng, chứ nó không phải là một loại hình DN.
Gắn tên, gắn mác vào khác gì gọi một ông đang cầy ruộng lên khoác cho bộ com lê, đội cho cái mũ phớt và bắt cầm cây gậy ba toong đâu.
Vì vậy, đừng tìm cách tạo ra group/cheabol, mà NN nghĩ cách tạo ra và liên tục cải tiến để có môi trường KD đủ tốt, và DN nỗ lực phát triển DN.
Cụ có vẻ đi hơi xa....

Dĩ nhiên, chả ai và không 1 thế lực nào có thể "nặn ra" , "tạo ra" các tập đoàn ( gọi theo kiểu Hàn là Chaebol, gọi theo kiểu Nhật là Zaibatsu )
Phải là tự thân các DN tư nhân, làm ăn, tồn tại và phát triển tự thân ....lên thành các tập đoàn lớn mạnh.
Giống như 1 đứa trẻ, khi sinh ra, nó biết bò, rồi mới biết đi chập chững....rồi mới chạy được.
Không ông tư nhân nào lại đùng 1 phát thành lập ra 1 cái gọi là "chaebol"/ "zaibatsu" cả....never...:))
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,743
Động cơ
479,527 Mã lực
Em thấy nhà máy sản xuất của doanh nghiệp nội thời gian tới sẽ rất khó khăn. Lý do các chi phí đầu vào tăng, nhân công tăng trong khi giá bán thì không tăng được. Tuyển lao động phổ thông còn khó hơn tuyển cử nhân, kỹ sư.
Khi giá nhà đất tăng thì mặt bằng sx kd tăng theo

giá nhà đất tăng thì ng lao động cũng giảm động lực làm việc nếu:

- họ không nhìn thấy thu nhập họ có cửa mua đuọc nhà
- thu nhập chả là gì so với căn nhà manhđất mà gia đình họ đang sở hữu
 

Ao Đình

Xe đạp
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
15
Động cơ
457 Mã lực
Tuổi
50
Khi giá nhà đất tăng thì mặt bằng sx kd tăng theo

giá nhà đất tăng thì ng lao động cũng giảm động lực làm việc nếu:

- họ không nhìn thấy thu nhập họ có cửa mua đuọc nhà
- thu nhập chả là gì so với căn nhà manhđất mà gia đình họ đang sở hữu
Giá nhà đất tăng là do lượng tiền đổ vào quá lớn. Các biện pháp hành chính để can thiệp không phát huy hiệu quả đâu.
Lái nguồn tiền vào kênh SXKD thì nó sẽ hết tăng.
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,862
Động cơ
821,582 Mã lực
Cụ lại so sánh với Nhật, 99,7% DN tư nhân Nhật là DN vừa và nhỏ, nhưng ở Nhật Hộ kinh doanh không chiếm tỷ lệ chủ đạo trong các thực thể kinh doanh ( chiếm khoảng 15%-20%).

Sở dĩ, chính phủ VN muốn thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hoặc công ty vì nhiều lý do liên quan đến quản lý nhà nước, tăng trưởng kinh tế, minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dưới đây là các lý do chính:

1. Tăng cường minh bạch và quản lý hiệu quả hơn
Hộ kinh doanh cá thể thường hoạt động không có tư cách pháp nhân, quản lý theo kiểu gia đình, sổ sách kế toán đơn giản, đôi khi không rõ ràng.
Việc chuyển thành công ty buộc họ tuân thủ các quy định về kế toán, thuế, lao động, an toàn,… từ đó giúp Nhà nước dễ dàng giám sát và kiểm soát hơn.

2. Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hộ kinh doanh bị hạn chế về quy mô, ví dụ: chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động (theo quy định cũ, hiện đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn có giới hạn).
Khi chuyển sang công ty, họ có thể:
Huy động vốn tốt hơn.
Mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất/kinh doanh.
Có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn trong và ngoài nước.

3. Tăng thu ngân sách
Hộ kinh doanh thường nộp thuế theo hình thức khoán thuế — dễ xảy ra thất thu, gian lận hoặc dưới chuẩn.
Khi chuyển sang doanh nghiệp, họ kê khai thuế đầy đủ hơn, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

4. Thúc đẩy quá trình chính thức hóa nền kinh tế
Hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế phi chính thức.
Chính phủ muốn chuyển hóa khu vực này thành kinh tế chính thức, giúp thống kê đầy đủ và định hướng chính sách tốt hơn.

5. Tạo điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ và phát triển: Doanh nghiệp (DN) được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: vay vốn ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ,...
Hộ kinh doanh thường không tiếp cận được các chính sách này.

6. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Việc chuẩn hóa, hiện đại hóa khu vực kinh doanh sẽ tạo ra một đội ngũ DN nhỏ và vừa (SMEs) năng động hơn, có khả năng đổi mới, xuất khẩu và tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

7. Phù hợp với xu thế và cam kết hội nhập quốc tế
Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại (FTA) đòi hỏi minh bạch, chuẩn hóa hệ thống doanh nghiệp.
Hệ thống hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu minh bạch khó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Vâng, em dài dòng tý để muốn nói rằng, kinh tế Hộ gia đình ĐANG PHÁT TRIỂN TỐT, 5,2 triệu hộ, tạo ra 9 triệu việc làm và đóng góp đến 33% GDP tương đương với số đóng góp của khối công ty.
Vậy tại sao phải cố thúc đẩy HKD thành công ty? Có chăng thì đơn giản hóa cơ chế QLNN đối với công ty như đến mức như quản lý HKD đang phát huy hiệu quả.

1000004420.jpg

Nói dại mồm, thúc nâng cấp HKD thành công ty mà không thành công, thì HKD sẽ nát mà công ty thì không thành.
Các nước phát triển khác đâu có chỉ dựa vào các Zaibatsu hay Cheabol đâu, 99,7% doanh nghiệp Nhật có quy mô VVN.

1000004417.jpg
 

Ranfer

Xe buýt
Biển số
OF-26068
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
888
Động cơ
487,392 Mã lực
Nơi ở
Hà lội
bài viết này khá hay về đề tài IFC


một trung tâm tài chính không phải được xây dựng nên chỉ bằng những cao ốc hay đại lộ hào nhoáng. Trung tâm tài chính được quyết định bằng sự hoàn thiện bên trong và uy tín của hệ thống pháp luật, ngân hàng, thanh toán quốc tế, chứng khoán, hệ thống trọng tài thương mại...

Việt Nam đang từng bước nỗ lực để xây dựng TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế và Đà Nẵng thành trung tâm tài chính khu vực. Có nhiều cơ sở làm điểm tựa cho tham vọng này. Tuy nhiên, muốn trở thành một trung tâm tài chính đích thực, Việt Nam không chỉ cần hạ tầng hiện đại mà còn phải xây dựng hệ thống pháp lý và tài chính đủ minh bạch, công bằng, và đáng tin cậy - để thương nhân toàn cầu sẵn sàng đặt niềm tin, giao phó tài sản và dòng vốn của họ.
Trung tâm tài chính thì 90% là luật và qui định, 10% nhà đất, cơ sở hạ tầng! Muốn thu hút các định chế tài chính thì cần Bộ luật tài chính riêng áp dụng cho các TTTC. Không thì forget mother 👩!!
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,743
Động cơ
479,527 Mã lực
Giá nhà đất tăng là do lượng tiền đổ vào quá lớn. Các biện pháp hành chính để can thiệp không phát huy hiệu quả đâu.
Lái nguồn tiền vào kênh SXKD thì nó sẽ hết tăng.
Muốn lái tiền vào sxkd thì phải nắn và giảm tiền vào bđs

Áp thuế là một cách nắn

Ngay cả cùng một chủ dn mà thấy tài sản mình trong nhà đất tự nở ra mà ko làm gì thì động cơ nào để ông ta bỏ tiền vào mảng sxkd ạ

Các nhà đầu tư cá nhân cũng vậy

Mở quán
Mở shop

Nhập hàng, thuê người, tiếp thị, nộp thuế

Tốn tiền tỷ rồi khi nhìn lại thấy hệ số lời không bằng một góc nhà đất thì ng ta đâu còn muốn làm business nữa

Tiền thịt còn thấy như thế

Nếu phải đi vay thì càng ko ai muốn dùng tiền vay ấy đi kinh doanh vừa rủi ro vừa đau đầu

Lại vay mua bđs
 
Chỉnh sửa cuối:

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,743
Động cơ
479,527 Mã lực
Cụ lại so sánh với Nhật, 99,7% DN tư nhân Nhật là DN vừa và nhỏ, nhưng ở Nhật Hộ kinh doanh không chiếm tỷ lệ chủ đạo trong các thực thể kinh doanh ( chiếm khoảng 15%-20%).

Sở dĩ, chính phủ VN muốn thúc đẩy các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hoặc công ty vì nhiều lý do liên quan đến quản lý nhà nước, tăng trưởng kinh tế, minh bạch hóa và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dưới đây là các lý do chính:

1. Tăng cường minh bạch và quản lý hiệu quả hơn
Hộ kinh doanh cá thể thường hoạt động không có tư cách pháp nhân, quản lý theo kiểu gia đình, sổ sách kế toán đơn giản, đôi khi không rõ ràng.
Việc chuyển thành công ty buộc họ tuân thủ các quy định về kế toán, thuế, lao động, an toàn,… từ đó giúp Nhà nước dễ dàng giám sát và kiểm soát hơn.

2. Mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hộ kinh doanh bị hạn chế về quy mô, ví dụ: chỉ được sử dụng tối đa 10 lao động (theo quy định cũ, hiện đã có nhiều điều chỉnh nhưng vẫn có giới hạn).
Khi chuyển sang công ty, họ có thể:
Huy động vốn tốt hơn.
Mở rộng thị trường, tăng quy mô sản xuất/kinh doanh.
Có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng lớn trong và ngoài nước.

3. Tăng thu ngân sách
Hộ kinh doanh thường nộp thuế theo hình thức khoán thuế — dễ xảy ra thất thu, gian lận hoặc dưới chuẩn.
Khi chuyển sang doanh nghiệp, họ kê khai thuế đầy đủ hơn, góp phần tăng thu ngân sách Nhà nước.

4. Thúc đẩy quá trình chính thức hóa nền kinh tế
Hộ kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế phi chính thức.
Chính phủ muốn chuyển hóa khu vực này thành kinh tế chính thức, giúp thống kê đầy đủ và định hướng chính sách tốt hơn.

5. Tạo điều kiện tiếp cận chính sách hỗ trợ và phát triển: Doanh nghiệp (DN) được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước như: vay vốn ưu đãi, hỗ trợ khởi nghiệp, chuyển đổi số, xúc tiến thương mại, bảo hộ sở hữu trí tuệ,...
Hộ kinh doanh thường không tiếp cận được các chính sách này.

6. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia: Việc chuẩn hóa, hiện đại hóa khu vực kinh doanh sẽ tạo ra một đội ngũ DN nhỏ và vừa (SMEs) năng động hơn, có khả năng đổi mới, xuất khẩu và tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.

7. Phù hợp với xu thế và cam kết hội nhập quốc tế
Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại (FTA) đòi hỏi minh bạch, chuẩn hóa hệ thống doanh nghiệp.
Hệ thống hộ kinh doanh nhỏ lẻ, thiếu minh bạch khó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Tất cả các điểm trên đều là vì nhà nước

Điểm gì khiến hộ KD thấy được khích lệ để lên đời doanh nghiệp và bị ... quản chặt hơn ạ?
 

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,436
Động cơ
839,254 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Hì, có một câu chuyện vừa mới xảy ra trước mắt em hôm qua. Đúng là cười ra nước mắt.
Có 1 đơn vị làm phần mềm, thuộc 1 tổng công ty nhà nước. Họ có 1 cái phần mềm khá tốt, và có 1 khách hàng muốn mua cái phần mềm đó, với điều kiện là cần nâng cấp 1 chút cái model AI trong phần mềm.
Về mặt kỹ thuật thì không có vấn đề gì, khối lượng cần nâng cấp cũng không lớn và hoàn toàn nằm trong khả năng của anh em kỹ thuật. Nhưng họ không thể làm được vì vướng thủ tục.
Cụ thể là theo quy định của nhà nước thì có 2 loại phần mềm: phần mềm thương mại và phần mềm nội bộ.
Phần mềm thương mại là loại phần mềm đóng gói, làm 1 lần rồi bán cho nhiều khách hàng như kiểu Windows, Office...
Phần mềm nội bộ thì làm theo kiểu đặt hàng, may đo theo đúng nhu cầu của KH.
Và cái phần mềm càn bán kia nó là kiểu phần mềm thương mại và đã bán cho nhiều KH rồi. Tuy nhiên theo quy định thì trong chi phí dự án chỉ có chi phí triển khai, bán hàng v.v... không được phép có chi phí nâng cấp phần mềm. Loại chi phí này chỉ được có trong phần mềm loại may đo.
Thế là chịu, không biết làm thế nào để bán được cái phần mềm đó 😢
 

anhtrangvn

Xe tăng
Biển số
OF-117009
Ngày cấp bằng
16/10/11
Số km
1,137
Động cơ
409,539 Mã lực
Tất cả các điểm trên đều là vì nhà nước

Điểm gì khiến hộ KD thấy được khích lệ để lên đời doanh nghiệp và bị ... quản chặt hơn ạ?
Em thấy câu hỏi của cụ hay. Rõ ràng rợi ích trong các chính sách mới thì thường tác động rõ đến khối doanh nghiệp tư doanh lớn trước. Còn về phía hộ kinh doanh, thực tế chưa thấy lợi gì thì rõ là phải đối diện với các quy chế, quy định mới chặt chẽ hơn. Ngoài việc phải giảm thiểu các thủ tục, giấy phép con, thì em nghĩ phải có cơ chế để cụ thể, hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh làm ăn đàng hoàng thì khi đó mới yên tâm mà chiến đấu xây dựng đất nước. Chứ nếu không, dễ tạo cảm giác mệt mỏi ở nhóm này, thiếu động lực và teo tóp dần. Làm mà nơm nớp nỗi lo không biết khi nào bị các ban ngành vào hạch sách nọ kia, mà tự thân là khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ vốn đã khó thực hiện đầy đủ và tuân thủ các điều kiện cứng của luật, khiến phát sinh nhiều loại chi phí không thể hạch toán chi phí hợp lệ.
Cho nên trong 4 Nghị quyết, được các bác lãnh đạo ở trên ví như 4 "trụ cột" mới nhất của Nhà nước, em thấy vẫn thiếu Nghị quyết về đạo đức hay văn hóa hay gì đó tương tự có chức năng "Bảo vệ" cá nhân, doanh nghiệp đàng hoàng thay vì mới tiếp cận vấn đề ở mức "phòng và chống" các vấn đề tham nhũng và tiêu cực. Tất nhiên bảo vệ theo hướng làm ăn đàng hoàng chân chính, có thiếu sót, nhưng không hậu quả hay ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Được bảo vệ thì mới an tâm cố gắng nỗ lực làm ăn kinh doanh, phát triển kinh tế.
 

Conduongxedi

Xe buýt
Biển số
OF-869992
Ngày cấp bằng
19/10/24
Số km
573
Động cơ
2,872 Mã lực
Tất cả các điểm trên đều là vì nhà nước

Điểm gì khiến hộ KD thấy được khích lệ để lên đời doanh nghiệp và bị ... quản chặt hơn ạ?
Để công bằng hơn, nhất là thời đại AI tràn lan giờ
 

Ao Đình

Xe đạp
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
15
Động cơ
457 Mã lực
Tuổi
50
Em không biết bộ chỉ số này có phải cùng với tiêu chí về môi trường kinh doanh mà VN đang đặt mục tiêu hướng đến không.
Nếu đúng, thì MTKD của VN phải đạt đến ít nhất là trên Thái Lan.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,743
Động cơ
479,527 Mã lực
Tất cả các điểm trên đều là vì nhà nước

Điểm gì khiến hộ KD thấy được khích lệ để lên đời doanh nghiệp và bị ... quản chặt hơn ạ?
Em thấy câu hỏi của cụ hay. Rõ ràng rợi ích trong các chính sách mới thì thường tác động rõ đến khối doanh nghiệp tư doanh lớn trước. Còn về phía hộ kinh doanh, thực tế chưa thấy lợi gì thì rõ là phải đối diện với các quy chế, quy định mới chặt chẽ hơn. Ngoài việc phải giảm thiểu các thủ tục, giấy phép con, thì em nghĩ phải có cơ chế để cụ thể, hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh làm ăn đàng hoàng thì khi đó mới yên tâm mà chiến đấu xây dựng đất nước. Chứ nếu không, dễ tạo cảm giác mệt mỏi ở nhóm này, thiếu động lực và teo tóp dần. Làm mà nơm nớp nỗi lo không biết khi nào bị các ban ngành vào hạch sách nọ kia, mà tự thân là khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ vốn đã khó thực hiện đầy đủ và tuân thủ các điều kiện cứng của luật, khiến phát sinh nhiều loại chi phí không thể hạch toán chi phí hợp lệ.
Cho nên trong 4 Nghị quyết, được các bác lãnh đạo ở trên ví như 4 "trụ cột" mới nhất của Nhà nước, em thấy vẫn thiếu Nghị quyết về đạo đức hay văn hóa hay gì đó tương tự có chức năng "Bảo vệ" cá nhân, doanh nghiệp đàng hoàng thay vì mới tiếp cận vấn đề ở mức "phòng và chống" các vấn đề tham nhũng và tiêu cực. Tất nhiên bảo vệ theo hướng làm ăn đàng hoàng chân chính, có thiếu sót, nhưng không hậu quả hay ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Được bảo vệ thì mới an tâm cố gắng nỗ lực làm ăn kinh doanh, phát triển kinh tế.
Để công bằng hơn, nhất là thời đại AI tràn lan giờ
Số hộ đang nộp thuế ít kia thấy ích lợi gì khi đang nộp thuế ít giờ phải nộp nhiều?

"Bà Cúc cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 5 triệu hộ và cá nhân kinh doanh, trong đó có 3,6 triệu hộ đang đăng ký thuộc diện nộp thuế. Trong số này, có gần 2 triệu hộ đang áp dụng phương pháp thuế khoán. Tuy nhiên, mức thuế bình quân hàng tháng của gần 2 triệu hộ kinh doanh theo hình thức khoán trong quý I/2025 chỉ vào khoảng gần 700.000 đồng/tháng.
Bà Cúc chỉ ra rằng, hiện vẫn tồn tại tình trạng nhiều cửa hàng bán thuốc, phòng khám tư nhân, spa, hộ kinh doanh thương mại điện tử..., có doanh thu khá lớn, thậm chí một cá nhân kinh doanh dịch vụ có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi ngày nhưng chỉ đóng thuế vài triệu đồng. Điều này cho thấy việc xác định doanh thu tính thuế vẫn chưa phản ánh đúng thực tế, dẫn đến sự thiếu công bằng và thất thu ngân sách nhà nước."


 

Ao Đình

Xe đạp
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
15
Động cơ
457 Mã lực
Tuổi
50
5,2 triệu HKD mới lớn, đang đóng góp 33% GDP, tạo ra 9 tr việc làm giờ bị xiết lại, nếu kịch bản không theo kỳ vọng là mất mấy chục % GDP mà lấy lại được không đơn giản.

Tất cả các điểm trên đều là vì nhà nước

Điểm gì khiến hộ KD thấy được khích lệ để lên đời doanh nghiệp và bị ... quản chặt hơn ạ?
Em thấy câu hỏi của cụ hay. Rõ ràng rợi ích trong các chính sách mới thì thường tác động rõ đến khối doanh nghiệp tư doanh lớn trước. Còn về phía hộ kinh doanh, thực tế chưa thấy lợi gì thì rõ là phải đối diện với các quy chế, quy định mới chặt chẽ hơn. Ngoài việc phải giảm thiểu các thủ tục, giấy phép con, thì em nghĩ phải có cơ chế để cụ thể, hiệu quả bảo vệ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh làm ăn đàng hoàng thì khi đó mới yên tâm mà chiến đấu xây dựng đất nước. Chứ nếu không, dễ tạo cảm giác mệt mỏi ở nhóm này, thiếu động lực và teo tóp dần. Làm mà nơm nớp nỗi lo không biết khi nào bị các ban ngành vào hạch sách nọ kia, mà tự thân là khối doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ vốn đã khó thực hiện đầy đủ và tuân thủ các điều kiện cứng của luật, khiến phát sinh nhiều loại chi phí không thể hạch toán chi phí hợp lệ.
Cho nên trong 4 Nghị quyết, được các bác lãnh đạo ở trên ví như 4 "trụ cột" mới nhất của Nhà nước, em thấy vẫn thiếu Nghị quyết về đạo đức hay văn hóa hay gì đó tương tự có chức năng "Bảo vệ" cá nhân, doanh nghiệp đàng hoàng thay vì mới tiếp cận vấn đề ở mức "phòng và chống" các vấn đề tham nhũng và tiêu cực. Tất nhiên bảo vệ theo hướng làm ăn đàng hoàng chân chính, có thiếu sót, nhưng không hậu quả hay ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Được bảo vệ thì mới an tâm cố gắng nỗ lực làm ăn kinh doanh, phát triển kinh tế.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,743
Động cơ
479,527 Mã lực
5,2 triệu HKD mới lớn, đang đóng góp 33% GDP, tạo ra 9 tr việc làm giờ bị xiết lại, nếu kịch bản không theo kỳ vọng là mất mấy chục % GDP mà lấy lại được không đơn giản.
Thấy lợi thì người ta làm

Với hộ kd cá thể lấy công làm lãi là chính

Không tiếp cận được vốn
Không dựa vào quan hệ

Họ càng căn ke vào chuyện được gì
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,535
Động cơ
258,828 Mã lực
Tên gọi gì ko quan trọng, quan trọng là tính tập trung và liên kết kinh tế. Tính kinh tế của quy mô.

Ví dụ, nếu phân tán khu công nghiệp ra nhiều nơi thì kém hiệu quả hơn tập trung dồn hết vào một khu vực địa lý nhất định. Đầy đủ các chức năng hỗ trợ, tập trung nhân lực, các ngành nghề tương hỗ, đủ khối lượng để đạt tính kinh tế quy mô. Làm kinh tế ko phải làm từ thiện mà phân tán ra

Ví dụ nhiều doanh nghiệp vừa vừa làm thép không thể chọi với Hoà Phát đủ quy mô làm thép. Từ làm thép HP có ưu thế nguyên vật liệu, nhân lực lại làm thêm các ngành liên quan như container, điện lạnh

Việc tập trung mà ko đạt tính đồng điệu hay tính kinh tế quy mô thì chỉ có tăng thêm chi phí, kém hiệu quả. Như đóng tàu Nam Triệu: ko có Vinashin thì sống khoẻ, sinh ra Vinashin ko được tương hỗ gì thêm mà còn đẻ thêm chi phí. Tưởng Vinashin nhập lại là tập trung, nào ngờ quản trị quá kém lại phân tán ra, có 600 triệu $ lại đầu tư dàn trải mỗi thứ 1 tí ko có cái gì thành hình thành dạng

Hoặc tập trung mà độc quyền cũng dở, phản tác dụng, nên luôn duy trì cạnh tranh thì kinh tế mới năng động.

Tất nhiên tốt nhất là như cụ nói: phát triển tự nhiên trong một môi trường khoẻ mạnh (cụ cứ đọc kỹ NQ68 nếu làm được như nq là thuận lợi lành mạnh cho mọi doanh nghiệp nói chung chứ ko chỉ dn lớn, nhiều chính sách cho dn vừa nhỏ).

Nhưng dở cái là do dn VN còn bé lại mới 30 năm tích luỹ, nên nếu phát triển tự nhiên rất chậm. Mà chậm thì tụt hậu, mất sức cạnh tranh quốc tế.

Nên vẫn phải tăng hỗ trợ cho một số chaebol công nghiệp. Nq68 phấn đấu 20 tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.


IMG_5605.jpeg
Ý là tập đoàn/tổng công ty phải hình thành trên cơ sở thị trường, các thành viên trong tập đoàn phải tự lớn lên, thì nguồn lực sử dụng mới có hiệu quả. Còn gom lại một chỗ bằng mệnh lệnh đơn thuần thì không hiệu quả. Đại loại là kế hoạch hóa tập trung vs thị trường.
 

Ao Đình

Xe đạp
Biển số
OF-881537
Ngày cấp bằng
21/5/25
Số km
15
Động cơ
457 Mã lực
Tuổi
50
Nếu vậy, cần phân loại các ngành nghề, hoặc tiêu chí nào đó, để là HKD cá thể hay buộc phải là công ty.
Vì bị thất thu thuế từ mấy cửa hàng thuốc tây, hiệu spa, bán hàng online...mà bắt tất cả các hộ gia đình hơn chục lao động đang làm bánh kẹo, thủ công mỹ nghệ, nuôi tôm, cá.... thành công ty.

Số hộ đang nộp thuế ít kia thấy ích lợi gì khi đang nộp thuế ít giờ phải nộp nhiều?

"Bà Cúc cho biết, hiện nay chúng ta có khoảng 5 triệu hộ và cá nhân kinh doanh, trong đó có 3,6 triệu hộ đang đăng ký thuộc diện nộp thuế. Trong số này, có gần 2 triệu hộ đang áp dụng phương pháp thuế khoán. Tuy nhiên, mức thuế bình quân hàng tháng của gần 2 triệu hộ kinh doanh theo hình thức khoán trong quý I/2025 chỉ vào khoảng gần 700.000 đồng/tháng.
Bà Cúc chỉ ra rằng, hiện vẫn tồn tại tình trạng nhiều cửa hàng bán thuốc, phòng khám tư nhân, spa, hộ kinh doanh thương mại điện tử..., có doanh thu khá lớn, thậm chí một cá nhân kinh doanh dịch vụ có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi ngày nhưng chỉ đóng thuế vài triệu đồng. Điều này cho thấy việc xác định doanh thu tính thuế vẫn chưa phản ánh đúng thực tế, dẫn đến sự thiếu công bằng và thất thu ngân sách nhà nước."


Thấy lợi thì người ta làm

Với hộ kd cá thể lấy công làm lãi là chính

Không tiếp cận được vốn
Không dựa vào quan hệ

Họ càng căn ke vào chuyện được gì
 
Chỉnh sửa cuối:

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
6,862
Động cơ
821,582 Mã lực
Xếp hạng này có vẻ sao sao nhỉ....Em chả tin.
Không biết xếp theo tiêu chí gì.
Em nghĩ Mỹ mới là Quốc gia có nền kinh tế tự do số 1 TG. Ở Mỹ, phần lớn là các DN tư nhân, hầu như không có DN Nhà nước, Nhà nước Mỹ không tham gia vào hoạt động SX-KD, có chăng chỉ là các DN phục vụ lợi ích cộng đồng, mang tính phúc lợi XH, an sinh XH ...Chính Phủ Mỹ chỉ hoạch định chính sách thôi, và để các DN tự bơi trong môi trường tự do...

Singapore đầy DN Nhà nước....thế mà đưỡ xếp số 1 về tự do kinh tế thì hơi lạ.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,535
Động cơ
258,828 Mã lực
Xếp hạng này có vẻ sao sao nhỉ....Em chả tin.
Không biết xếp theo tiêu chí gì.
Em nghĩ Mỹ mới là Quốc gia có nền kinh tế tự do số 1 TG. Ở Mỹ, phần lớn là các DN tư nhân, hầu như không có DN Nhà nước, Nhà nước Mỹ không tham gia vào hoạt động SX-KD, có chăng chỉ là các DN phục vụ lợi ích cộng đồng, mang tính phúc lợi XH, an sinh XH ...Chính Phủ Mỹ chỉ hoạch định chính sách thôi, và để các DN tự bơi trong môi trường tự do...

Singapore đầy DN Nhà nước....thế mà đưỡ xếp số 1 về tự do kinh tế thì hơi lạ.
Họ đều có phương pháp cả. Đây là cái index của tổ chức này, tổ chức khác lại có thể lập ra một cái index khác, dựa trên phương pháp khác.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top