Giông lốc, thậm chí lốc xoáy, ai mà nhảy nhót đổi chỗ kịp theo cách của cụ.Trong tình huống như thế này có nên để những người có cân nặng hơn ở bên phía đón gió thì có thể đỡ bị đỡ bị lật thuyền hơn không các cụ.
Giông lốc, thậm chí lốc xoáy, ai mà nhảy nhót đổi chỗ kịp theo cách của cụ.Trong tình huống như thế này có nên để những người có cân nặng hơn ở bên phía đón gió thì có thể đỡ bị đỡ bị lật thuyền hơn không các cụ.
13h30’ thì thời gian này thường mọi người sau khi dùng bữa trưa sẽ về phòng nằm nghỉ ngơi. Giông bão bất ngờ ập tới thì khi tầu lật vẫn còn đang ngủ ấy chứ. Khi ăn, khi ngủ có ai mặc áo phao đâu cụ ?Dù thế nào thì nếu mặc áo phao rủi ro chết người chắc giảm gần 100%
Dẫy lốp này chỉ có tác dụng tránh va đập giữa các thuyền với nhau khi đỗ trong bến thôi cụ. Không có tác dụng giữ thăng bằng. Tầu này đang đi ngoài khơi gặp giông gió mạnh táp 1 bên, trong khi các khoang mà đóng kín hết cửa thông gió dễ mất cân bằng lật ngay. Đáng ra thấy hiện tượng sắp giông, tầu phải táp sát vào 1 đảo ngay sẽ an toàn hơn. Thương tâm thật, nhiều trẻ con được đi nghỉ hèThường tàu nào cũng có dãy lốp cũ, em nghĩ kết nối tốt nó sẽ tương đối ổn định và giằng lẫn nhau
Ngày nào em cũng ktra dự báo thời tiết qua phần mềm và hoạnh hoẹncon ChatGPT bản trả phí.Đt em báo giông từ hôm qua. Mà sao ko vào bờ hay ít nhất kết bè vs các thuyền khác
Nên các khoản dự báo này,đặc biệt chỉ dự báo có mưa trong khi giông lốc nó xuất hiện quá nhanh. Chỉ tầm 6-10 phút đồng hồ gió lớn là hết. Sau đó mới kèm mưa. (Khu vực Hà Nội).Sáng em xem dự báo thời tiết có ghi rõ là miền bắc chiều tối và đêm có mưa to đến rất to mà. Nên nay em định đi về quê mà thấy thế nên đành hoãn lại.
Chắc k cụ ạ. Diễn biến nhanh quá.Trong tình huống như thế này có nên để những người có cân nặng hơn ở bên phía đón gió thì có thể đỡ bị đỡ bị lật thuyền hơn không các cụ.
Thuyền hở mặc áo phao. Thuyền kín mặc áo phao thì mợ đi 1000% luônDù thế nào thì nếu mặc áo phao rủi ro chết người chắc giảm gần 100%
Tàu chìm úp mà mặc áo khao ko lặn xuống để thoát ra ngoài được thì chết đét.Dù thế nào thì nếu mặc áo phao rủi ro chết người chắc giảm gần 100%
Áo phao sẽ phát huy tác dụng khi tàu đắm thôi cụ, lật up như này áo phao ko những ko phát huy đc tác dụng mà còn gây cản trở vì muốn thoát ra thì phải lặn tìm cửa, mà lặn với áo phao thì rất khó.Dù thế nào thì nếu mặc áo phao rủi ro chết người chắc giảm gần 100%
Tỉ lệ khó cụ ạ, Em nghĩ trong trường hợp tàu lật úp thì tỷ lệ sống sót cao chỉ có thể là đứng ở trên boong tàu ở mũi hoặc đuôi tàu. Mà khi giông bão thì xu hướng chui vào khoang để tránh mưa gió thì tỉ lệ tử vong lại caoCó cách nào để thoát chết trong những tình huống như thế này không các cụ nhỉ
Em ở Phường CG, vừa thấy đồng chí Cskv hỏi trên gr zalo toà nhà là có biết hàng xóm cùng tầng có ai đi HL thì báo.Thấy bảo toàn là người hộ khẩu ở Cầu Giấy Hà Nội hay sao ấy và chắc là cũng nhiều gia đình đi cùng nhau
Và còn không được neo/ buộc vào bờ nữa cơ. Phải neo đủ xa bờ để khi đổi gió tàu có quay 1 vòng cũng không va được vào bờ.Cụ không để ý sau các vụ bão lớn, những tàu bè kết vào nhau là nát bét hết, người có kinh nghiệm họ toàn phải neo xa nhau ra, mấy cái lốp không ăn thua đâu.
Chuẩn ạ, em lơ mơ nhưng cụ nhắc đến vụ cây đổ ở LĐ thì nhớ ra. Hồi đó trên này còn bảo bão chưa vào mà đã 2 người ra đi.Đúng rồi đó mợ, em nhớ cơn mưa giông đó có 1 bạn đi xe máy ở khu Linh Đàm bị cây đổ đè chết đó ạ!
Vụ lật Cù Lao Chàm đợt ấy hình như cũng nhiều người thiệt mạng cụ nhỉ, hình như còn gần về đến bờ ạEm có kinh nghiệm (nhưng không ai dám nói là chắc 100%): Nếu được ra ngoài thì cứ boong đuôi tàu mà ngồi, hơi nóng tý. Tàu gỗ thì còn lên được trên mái. Trường hợp không thể ra ngoài thì sẽ xin ngồi gần cửa hoặc book vé có số gần cửa. Em có thể lặn 2 lượt chiều dài bể bơi nhưng còn bọn trẻ con đi cùng.
Đây là thực tế em đã áp dụng khi đi tàu gỗ ra Quan Lạn, tàu cao tốc đi Cô Tô, Lý Sơn, Côn Đảo, Nam Du… chứ không phải em tưởng tượng đâu. Vụ lật ở Cù Lao Chàm là hàng xóm nhà vợ em, nên em rất ám ảnh.