[Funland] Lịch sử Dẫn đường Không quân

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 11 năm 1998, Quân chủng Không quân tham gia diễn tập phòng thủ quân khu thời kỳ đầu chiến tranh (PT-98) khu vực Đông Bắc.

Thượng tướng Nguyễn Chơn, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Tư lệnh diễn tập. Các máy bay của Trung đoàn 921 và trực thăng của Trung đoàn 916 tham gia diễn tập đã được dẫn bay thực binh đúng ý định của ban chỉ đạo. Cuộc diễn tập đã kiểm tra toàn diện kế hoạch bảo đảm dẫn đường thời kỳ đầu chiến tranh, phương pháp tổ chức chuẩn bị, thực hành và hiệp đồng dẫn bay của các lực lượng dẫn đường không quân khi tham gia tác chiến phòng thủ quân khu thời kỳ đầu chiến tranh.

Ngày 5 tháng 4 năm 1999, Thiếu tướng Nguyễn Đức Soát Tư lệnh Không quân chỉ thị cho Sư đoàn 370 và Trung đoàn 918 tham gia diễn tập hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng ba quân chủng Hải quân, Không quân và Phòng không bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa phía nam (RS-99).

Cuộc diễn tập diễn ra trong hai ngày 14 và 15 tháng 5 năm 1999 do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ huy. Giai đoạn thực binh các loại máy bay được dẫn chuẩn xác làm các nhiệm vụ: đánh mục tiêu trên không, trên biển; bay trinh sát chụp ảnh, quan sát trên biển; yểm hộ cho các đơn vị hải quân, tìm kiếm-cứu nạn trên biển và tham gia chống bạo loạn lật đổ bảo vệ địa bàn được giao.

Sau khi Quân chủng Không quân điều Trung đoàn 937 về trực thuộc Sư đoàn 370, Bộ Tham mưu đã chỉ đạo các ngành kiểm tra, rà soát các văn kiện chiến đấu đã được xây dựng, tiến hành bổ sung, hiệu chỉnh các nội dung theo đúng phạm vi vùng trời trách nhiệm của sư đoàn được giao. Cuối năm 1990, ngành Dẫn đường đã thực hiện hiệu chỉnh lại nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường, phạm vi tổ chức chỉ huy-dẫn đường và triển khai đội ngũ dẫn đường theo từng nhiệm vụ chiến đấu giữa hai sư đoàn 370.

Cuối năm 1995, căn cứ vào Quyết tâm tác chiến của Tư lệnh Quân chủng Không quân, Phòng Dẫn đường thực hiện làm các văn kiện bảo đảm cho nhiệm vụ tác chiến phòng thủ quần đảo và thềm lục địa phía Nam. Ngày 13 tháng 12 năm 1995, Bộ Tham mưu Quân chủng ra chỉ thị bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ trên. Trong chỉ thị này các biện pháp bảo đảm dẫn đường được triển khai nhất quán theo các tình huống đã được xác định trong kế hoạch tác chiến chung của Quân chủng. Các ban và tiểu ban Dẫn đường trong toàn ngành cũng đã chuẩn bị tốt các văn kiện bảo đảm theo đúng hướng dẫn của cơ quan tác chiến Chấp hành chỉ thị của Quân chủng Không quân về việc tham gia bay duyệt binh nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1945-1995), Trung đoàn 916 nhanh chóng lựa chọn các tổ bay, tổ chức bay huấn luyện và chuẩn bị đường bay duyệt binh.

Sáng ngày 2 tháng 9 năm 1995, đội hình 5 chiếc Mi-17 chỉnh tề, thông qua quảng trường Ba Đình hai lần đúng thời gian và vị trí quy định. Dẫn đầu đội hình Mi-17 là tổ bay của lái chính Đinh Phương Tâm và dẫn đường trên không Phạm Văn Thường, bay số 2 là lái chính Nghiêm Quang Khải và dẫn đường trên không Nguyễn Ngọc Hà, bay số 3: lái chính Nguyễn Văn Ngần và dẫn đường trên không Dương Văn Yên, bay số 4: lái chính Nguyễn Ngọc Vi và dẫn đường trên không Văn Đức Huyên và bay số 5: lái chính Trần Văn Tâm và dẫn đường trên không Bùi Văn Vanh.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tại đài chỉ huy bay ở Ba đình, thượng tá Trần Văn Thiếu, Phó Trưởng phòng Thanh tra-An toàn bay chịu trách nhiệm chỉ huy bay và đại tá Vũ Chính Nghị, Trưởng phòng Dẫn đường, giúp chỉ huy bay bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ bay duyệt binh.

Tháng 8 năm 1996, lũ quét xảy ra tại Mường Lay (Lai Châu). Sau khi nhận nhiệm vụ, TỔ bay Mi-17: Lái chính Trần Văn Tâm-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Tạ Văn Thi của Trung đoàn 916 tiến hành chuyển sân gấp lên Điện Biên. Tổ bay liên tiếp thực hiện các chuyến bay vận chuyển hàng cứu trợ từ Điện Biên tới các điểm bị lũ quét và chở đồng bào bị nạn từ Lai Châu về Điện Biên.

Trong quá trình bay vận chuyển hàng cứu trợ, tổ bay được lệnh chuyển sang làm nhiệm vụ bay chuyên cơ đột xuất. Công tác chuẩn bị được triển khai hết sức nghiêm túc và chu đáo. 13 giờ 20 phút, ngày 22 tháng 8 năm 1996, tổ bay cất cánh từ Điện Biên đưa Phó Thủ tướng Phan Văn Khải và đoàn công tác vào khu vực xảy ra lũ quét, kịp thời đáp ứng yêu cầu chỉ đạo khắc phục khó khăn cho đồng bào ở Mường Lay. Nhiệm vụ dẫn bay vận chuyển hàng cứu trợ và dẫn bay chuyên cơ đột xuất ở xa đơn vị đã đồng thời được hoàn thành xuất sắc.

Đầu tháng 11 năm 1997, cơn bão số 5 (Lin Đa) tàn phá nặng nề các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ, gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân, nhất là đối với ngư dân. Bão vừa đi qua, ngay sáng 3 tháng 11, 5 tổ bay trực thăng Mi-8 của Trung đoàn 917 cơ động chuyển sân xuống Cần Thơ làm nhiệm vụ bay tìm kiếm ngư dân bị nạn trên biển và cứu trợ đồng bào các vùng bị bão tàn phá. Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 11, đội ngũ dẫn đường trên không của 5 tổ bay đã thực hiện dẫn 47 chuyến, thả 200 phao cứu sinh, gần 9 tấn hàng cứu trợ và hàng chục chuyến bay chuyên cơ, bay nhiệm vụ chở các vị lãnh đạo ****, Nhà nước và Uỷ ban phòng chống lụt bão Trung ương đi kiểm tra các khu vực bị bão tàn phá, chỉ đạo khắc phục hậu quả sau cơn bão và thăm hỏi đồng bào bị nạn.

Ngày 8 tháng 5 năm 1995, tổ bay Super Puma L-2 (trực thăng số 8608): Lái chính (phi công thứ nhất) Phạm Viết Thích-dẫn đường trên không (phi công thứ hai) Nguyễn Văn Vinh-cơ giới trên không Tô Trung Nhuận của Công ty bay Nam, cất cánh từ Vũng Tàu, chở Phó Thủ tướng Trần Đức Lương ra thăm và làm việc tại đảo Trường Sa. Với cự ly bay 545km trên biển, tổ bay đã thực hiện dẫn bay chính xác và bảo đảm an toàn tuyệt đối.

Ngày 13 tháng 8 năm 1995, tổ bay Mi-8 do lái chính Hà Tiến Dũng chỉ huy, dẫn đường trên không Phạm Văn Bất và tổ bay Mi-17 do lái chính Trần Đình Long, dẫn đường trên không Bùi Văn Vanh của Trung đoàn 916 đón đoàn của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, cố vấn Ban Chấp hành Trung ương **** Nguyễn Văn Linh và các đồng chí lãnh đạo tại Bạch Mai đưa lên Tân Trào, về thăm nơi cội nguồn của cách mạng trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Tổng khởi nghĩa Tháng Tám.

Ngày 20 tháng 8 năm 1995, khi đồng chí Đặng Quân Thuỵ, Phó Chủ tịch Quốc hội đang ở thăm khu vực Bắc Quang (Tuyên Quang) thì trời đổ mưa rất to làm toàn bộ đường ô tô bị tắc nghẽn. Công ty bay Bắc được giao nhiệm vụ khẩn cấp và sau 45 phút chuẩn bi, tổ bay Mi-17: Lái chính Nguyễn Huy Cương-dẫn đường trên không Hà Xuân Hải-cơ giới trên không Nguyễn Văn Mại đã cất cánh từ Gia Lâm đi Bắc Quang, hạ cánh xuống sân vận động Sư đoàn 2 (Quân khu 1) và đón đồng chí Đặng Quân Thuỵ về Bạch Mai an toàn trong điều kiện thời tiết rất xấu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 18 tháng 7 năm 1996, tổ bay Super Puma L-2: Lái chính (phi công thứ nhất) Lê Trọng Đông-dẫn đường trên không (phi công thứ hai) Nguyễn Văn Vinh-cơ giới trên không Tô Trung Nhuận của Công ty bay Nam nhận nhiệm vụ đưa đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười ra thăm và làm việc tại Côn Đảo.

Ngày 17 tháng 1 năm 1998, tổ bay Mi-8: Lái chính Nguyễn Thanh Mua-dẫn đường trên không Nguyễn Danh Đoan-cơ giới trên không Trần Ngọc Phú của Trung đoàn 917 chở Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đi thăm và làm việc nhiều tỉnh ở Nam Bộ. Tuy điều kiện thời tiết không ổn định, nhưng tổ bay đã thực hiện bay liên tiếp nhiều chuyến, bảo đảm đưa đoàn đến đúng thời gian, đúng địa điểm làm việc Tổ bay Nguyễn Thanh Mua - Nguyễn Danh Đoan - Trần Ngọc Phú rất vinh dự được Tổng Bí thư khen ngợi.

Từ tháng 4 năm 1990, Công ty bay dịch vụ miền Bắc bắt đầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ bay phục vụ chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tích ở Việt Nam (bay MIA). Sáng 18 tháng 4 năm 1990, tổ bay Mi-8: Lái chính Hà Văn Tập-dẫn đường trên không Lại Khắc Thắng-cơ giới trên không Tô Trung Nhuận cất cánh từ Đồng Hới, thực hiện chuyến bay MIA đầu tiên tại một bãi nằm chênh vênh trên sườn núi ở độ cao 900m, thuộc tỉnh Quảng Trị. Trước đó chiều 15 tháng 4, tổ bay Mi-8, sau khi được Công ty bay dịch vụ miền Nam tạm điều bổ sung đồng chí Lại Khắc Thắng, đã nhanh chóng tiếp nhận chiếc Mi-8 vừa được đại tu xong và tiến hành bay chuyển sân từ Vũng Tàu ra Nha Trang, Đà Nẵng, rồi hạ cánh xuống Đồng Hới. Tại đây, công tác dẫn bay cho nhiệm vụ được tổ chức chuẩn bị chu đáo và tỉ mỉ. Sau hơn 10 ngày làm việc, tổ bay hoàn thành tốt nhiệm vụ trên giao và chuyển sân ra Gia Lâm. Đợt bay MIA đầu tiên giành thắng lợi đã mở ra cho Công ty bay Bắc một hướng hoạt động đầy triển vọng.

Năm 1991, công ty thực hiện gần 100 giờ bay MIA. Từ năm 1992, nhiệm vụ bay MIA tăng nhanh, địa bàn hoạt động được mở rộng, bao gồm cả các tỉnh trên vùng rừng núi phía bắc và cao nguyên Trung Bộ. Theo hợp đồng đã được ký kết, Công ty bay Bắc sẽ triển khai bay MIA trong 3 đợt liên tiếp: Đợt 1 từ ngày 1 tháng 6 đến 30 tháng 9 năm 1992, đợt 2 từ ngày 1 tháng 10 năm 1992 đến 30 tháng 9 năm 1993 và đợt 3 từ ngày 1 tháng 10 năm 1993 đến ngày 30 tháng 9 năm 1994. Trong đợt 2 và đợt 3, do khối lượng công việc rất lớn, được Quân chủng Không quân cho phép, Tổng công ty bay đã sử dụng lực lượng bay MIA của cả Công ty bay Bắc, Công ty bay Nam và Trung đoàn 916, bố trí trên 3 sân bay Gia Lâm, Đồng Hới và Đà Nẵng. Đội ngũ dẫn đường trên không đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, phát huy cao độ năng lực độc lập công tác, nhất là trong xử lý các tình huống dẫn bay khi gặp thời tiết đột biến xấu. Cuối năm 1992, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, tổ bay do lái chính Hà Văn Tập chỉ huy, đưa đoàn MIA lên bãi Trà Hy. Vào buổi sáng, thời tiết hoàn toàn bình thường. Đến buổi chiều, khi chuẩn bị về, mây đen đột ngột kéo đến, phủ kín cả thung lũng. Nếu ở lại bãi sẽ rất phức tạp. Mọi người khẩn trương thu dọn đồ đạc lên trực thăng. Lái chính quyết định cất cánh, dẫn đường trên không dẫn xuyên lên và đến độ cao 3.700m mới ra khỏi mây. Trên đường về Đà Nẵng, gặp trời mưa rất to trên diện rộng, dẫn đường phải dẫn vòng tránh nhiều lần và xuống đến tận bờ biển Quảng Ngãi mới ra khỏi vùng thời tiết nguy hiểm. Nhưng lượng dầu còn lại rất ít. Với tính toán hợp lý của dẫn đường và điều khiển chính xác của lái chính, sau khi trực thăng hạ cánh xong thì hết dầu. Đây là một trong những chuyến bay điển hình nói lên công tác bảo đảm an toàn dẫn bay không thể chủ quan.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 26 tháng 9 năm 1994, tổ bay Mi-17: Lái chính Nguyễn Huy Cương-dẫn đường trên không Nguyễn Khắc Sáng-cơ giới trên không Nguyễn Văn Mại thực hiện chuyến bay chở trợ lý ngoại trưởng Mỹ từ Đà Nẵng lên cửa khẩu Lao Bảo để kiểm tra việc thực thi chương trình MIA của phía Mỹ. Từ ngày 1 tháng 10 năm 1994 trở đi, nhiều đợt bay MIA tiếp tục được tổ chức thực hiện, công tác dẫn bay tiếp tục được phát huy góp phần nâng cao chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài nhiệm vụ bay MIA, Công ty bay Bắc còn thực hiện tốt các chuyến bay khác như chở đoàn đua mô tô của Pháp, gặp lũ lụt ở Hà Tĩnh ra Hà Nội (giữa năm 1993), chở khách du lịch đi Hạ Long, Móng Cái (tháng 9 năm 1995), chở đá đến Khâm Đức phục vụ chống sụt lở các cột điện cao thế số 515 - 514 của đường dây 500KV (cuối tháng 10 năm 1996) và tham gia bay dịch vụ dầu khí ở phía nam (1997).

2. Hội thao, hội thi dẫn đường và hội thi tiêu đồ gần không quân.

Trong kế hoạch công tác năm 1993, hội thao dẫn đường Quân chủng Không quân là một trong những nội dung rất quan trọng của toàn ngành Dẫn đường. Được sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng Bộ Tham mưu, ngay từ đầu năm, Phòng Dẫn đường đã từng bước làm rõ được 3 vấn đề chính là thành phần của một đội tuyển, nội dung thi đối với từng thành phần khác nhau trong một đội tuyển và số lượng đội tuyển tham gia hội thao. Công việc chuẩn bị cho hội thao được các tổ chuyên trách của Phòng Dẫn đường nắm bắt kịp thời và triển khai nhanh chóng.

Ngày 4 tháng 3 năm 1993, Trung tướng Phạm Thanh Ngân, Tư lệnh Quân chủng Không quân phê chuẩn ý định tổ chức hội thao. Ngày 31 tháng 3 năm 1993, Phòng Dẫn đường soạn thảo xong hướng dẫn thực hiện công tác chuyên ngành trong hội thao. Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1993, các cơ quan và đơn vị tự tổ chức huấn luyện cho đội ngũ dự tuyển của mình. Căn cứ vào ý định tổ chức hội thao và kết quả huấn luyện bay trong 6 tháng đầu năm 1993 của Quân chủng, ngày 7 tháng 7, Tư lệnh ra chỉ thị và phê chuẩn kế hoạch tổ chức hội thao.

Hội thao dẫn đường Quân chủng Không quân sẽ được thực hiện vào trung tuần tháng 9 tại Thọ Xuân. 16 đội tuyển được chia thành hai khối. Khối tiêm kích-tiêm kích bom có 12 đội: cơ quan Bộ Tham mưu, cơ quan 3 sư đoàn 370, 371 và 372, các trung đoàn 920, 921, 923, 927, 929, 931, 935 và 937; mỗi đội gồm 2 phỉ công và 2 dẫn đường sở chỉ huy. Khối trực thăng vận tải có 4 đội: các trung đoàn 916, 917, 918 và 954; mỗi đội gồm 1 tố bay và thêm 1 dẫn đường trên không. Hội thao được sử dụng 18 chiếc máy bay và trực thăng của Sư đoàn Không quân 370, Sư đoàn 371, Sư đoàn 372, Trung đoàn 916 và củ a Trung đoàn 918. Trong hội thao, ngoài các nội dung thi dẫn đường, Quân chủng còn quyết định kết hợp thử nghiệm sử dụng một số loại vũ khí.

Tư lệnh Quân chủng Không quân làm Trưởng ban Chỉ đạo hội thao, Thiếu tướng Phạm Tuân, Phó Tư lệnh về chính trị làm Phó Trưởng ban, đại tá Phạm Phú Thái, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Uỷ viên ban Chỉ đạo, đồng thời làm Trưởng ban Tổ chức hội thao và Chủ tịch hội đồng Chấm thi. Các uỷ viên của Ban Tổ chức gồm các Cục trưởng Cục Kỹ thuật, Hậu cần và Chính trị, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng phụ trách tác chiến và Sư đoàn trưởng Sư đoàn 372. Các uỷ viên trong hội đồng Chấm thi gồm các Sư đoàn trưởng ba sư đoàn 370, 371, 372, các Hiệu trưởng Trường Trung Cao không quân và Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân. Thượng tá Vũ Chính Nghị, Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng - Uỷ viên ban Tổ chức, Uỷ viên hội đồng Chấm thi, đồng thời làm Trưởng ban Giám khảo. Trong ban Giám khảo các Chủ nhiệm Dẫn đường sư đoàn, Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân, các Trưởng bộ môn Dẫn đường Trường Trung Cao không quân và Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân làm Uỷ viên.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Công tác chuẩn bị trước cho hội thao diễn ra rất sôi động trong các đội tuyển. Một khối lượng công việc rất lớn như tăng cường bảo đảm vật chất hậu cần cho căn cứ Thọ Xuân, củng cố trường bắn Như Xuân và Trạm ra-đa dẫn đường 60, vận chuyển các phương tiện bảo đảm kỹ thuật hàng không... đã được các cơ quan Quân chủng và các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch và xong trước ngày 30 tháng 8 năm 1993.

Ngày 4 tháng 9 năm 1993, máy bay và đội tuyển của Trung đoàn 954 chuyển sân từ Đà Nẵng đến Thọ Xuân. Tiếp sau đó, từ ngày 6 tháng 9, máy bay của Trung đoàn 927 từ Kép, của Trung đoàn 931 từ Yên Bái, trực thăng của Trung đoàn 916 từ Hòa Lạc, máy bay của Trung đoàn 937 từ Phan Rang, của Trung đoàn 918 từ Gia Lâm lần lượt chuyển sân an toàn. Các đội tuyển đều có mặt đầy đủ. Hội thao khẩn trương bước vào giai đoạn chuẩn bị trực tiếp Kế hoạch bay huấn luyện bổ sung cho một số đội tuyển được triển khai rất tích cực, nhưng cung chỉ thực hiện được một vài chuyến do thời tiết tại Thọ Xuân không ổn định, mưa nắng thất thường.

Để thực hiện quyết tâm của Ban Chỉ đạo là tiến hành hội thao đúng kế hoạch, Ban Tổ chức đã tập trung kiểm tra chặt chẽ công tác bảo đảm kỹ thuật hàng không, rà soát tỉ mỉ kế hoạch thi thực hành và động viên các đội tuyển tăng cường ôn luyện mặt đất. Khí thế thi đua giành thành tích cao trong hội thao được giữ vững.

7 giờ sáng 14 tháng 9 năm 1993, lễ khai mạc Hội thao Dẫn đường Quân chủng Không quân được tổ chức trọng thể tại sân đỗ đầu tây sân bay Thọ Xuân. Khối tiêm kích- tiêm kích bom thực hiện thi 4 môn: tác nghiệp đường bay trên bản đồ, ước lượng, tính nhẩm dẫn đường và tác nghiệp chặn kích trên bàn dẫn đường. Khối trực thăng - vận tải thi 1 môn là tác nghiệp đường bay trên bản đồ. Kết thúc ngày thi thứ nhất, đội tuyển cơ quan Sư đoàn 371 tạm thời dẫn đầu.

Ngày 15 tháng 9, chuẩn bị bay hội thao. Công tác bảo đảm kỹ thuật hàng không, ra-đa, đối không, thông tin liên lạc xe máy hậu cần được tiến hành rất chu đáo và tỉ mỉ. Các đội tuyển nhận nhiệm vụ thi thực hành và chuẩn bị bay cho cả hai ngày 16 và 17 tháng 9. Trong bay, nhất là khi dẫn chặn kích chỉ được phép sử dụng đài P-18. Tại các đài chỉ huy bay ở Thọ Xuân và Như Xuân đều bố trí đầy đủ chỉ huy bay chính và các chỉ huy bay phụ.

Ngày 16 tháng 9, khối tiêm kích-tiêm kích bom thi bay đường dài và chặn kích đúng tuyến quy định, còn khối trực thăng -vận tải chỉ thi bay đường dài. Kết quả thi bay đường dài, đội tuyển Trung đoàn không quân 916 đạt độ chính xác cao nhất về thời gian, không sai một giây; đội tuyển cơ quan Sư đoàn 371 và Trung đoàn 917 chỉ sai lệch 3 giây, đội cơ quan Bộ Tham mưu có sai lệch lớn nhất là 2 phút 15 giây. Trong thi bay chặn kích, đội tuyển cơ quan sư đoàn 371 và Trung đoàn 937 đạt kết quả tốt nhất, đều được 9 điểm. Có 1 chuyến không đạt yêu cầu do phi công bay chặn kích của Trung đoàn 929 không phát hiện mục tiêu dẫn đường trung đoàn buộc phải cho thoát ly. Nhưng sau đó phi công lại phát hiện, ban Giám khảo đồng ý cho dẫn vào công kích.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 17 tháng 9, 3 chuyến bay thử nghiệm sử dụng vũ khí được tiến hành trước: 2 chuyến đầu không thành công (1 chuyến do kỹ thuật bảo đảm bia không tốt và 1 chuyến do phi công nhận dạng nhầm địa tiêu, bay không đến đúng vị trí trường bắn), 1 chuyến cuối đạt kết quả tốt. Trong thi bay ném bom, đội tuyển cơ quan Bộ Tham mưu đạt thành tích cao nhất, 10 điểm, 3 đội tuyển đạt 9 điểm là cơ quan các sư đoàn 370, 371 và Trung đoàn 935. Chỉ có 1 đội không đạt yêu cầu là Trung đoàn 929 vì điểm nổ của bom cách tâm bia 500m về phía trước. Do thời gian bay thử nghiệm sử dụng vũ khí phải kéo dài ngoài dự kiến, Ban Chỉ đạo quyết định khối trực thăng-vận tải không thi ném bom.

Ngày 18 tháng 9 năm 1993, Hội thao Dẫn đường Quân chủng Không quân kết thúc, cơ bản đạt được các mục đích và yêu cầu đề ra. Khối tiêm kích-tiêm kích bom: đội tuyển cơ quan Sư đoàn 371 đoạt giải nhất, các đội tuyển trung đoàn 921 và 927 đoạt giải nhì và ba. Khối vận tải-trực thăng: đội Trung đoàn 916 đoạt giải nhất. Các giải phục vụ bảo đảm tốt nhất trong hội thao dẫn đường được trao cho Đài P-18 của Trạm 60, máy bay MiG-21Bis số 5286 của Sư đoàn 371 và Tiểu đoàn căn cứ Thọ Xuân...

Hội thao Dẫn đường năm 1993 là sự kiện quan trọng của ngành Dẫn đường Không quân. Ngành đã mạnh dạn bước vào một cuộc hội thao chuyên ngành có quy mô lớn nhất từ trước tới nay và thể hiện đúng thực trạng trình độ của mình.

Để tiếp tục phát huy những mặt mạnh và khắc phục những thiếu sót trong công tác dẫn đường, nhiều cuộc hội thi hội thao dẫn đường của các đơn vị cũng đã được tổ chức với nội dụng thiết thực, trong đó rất coi trọng nâng cao trình độ dẫn bay cho đội ngũ phi công.

Hội thi giáo viên bay tính toán dẫn đường giỏi của Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân được tổ chức trong 2 ngày 19 và 21 tháng 9 năm 1994. Tất cả đội ngũ giáo viên bay của hai trung đoàn 910 và 920 đều tham gia. Từ kết quả thi đã chọn ra được các tập thể và cá nhân tiêu biểu như Phi đội 1 của Trung đoàn 910, phi công giáo viên Dương Hồng Trường, Vũ Văn Sỹ...

Từ ngày 26 đến ngày 28 tháng 9 năm 1994, Sư đoàn 370 tổ chức hội thao dẫn đường tại Biên Hòa cho 4 đội tuyển là cơ quan sư đoàn, các trung đoàn 935, 937 và 917. Đầu tháng 10 năm 1994, Sư đoàn 372 tổ chức hội thi phi công tính toán dẫn đường giỏi, dẫn đường dẫn chặn kích giỏi. Tại Sư đoàn 371 trong 6 tháng đầu năm 1995, hội thi phi công tính toán dẫn đường giỏi, dẫn đường dẫn chặn kích giỏi và tiêu đồ gần giỏi đã tổ chức ở cả hai cấp trung đoàn và sư đoàn.

Căn cứ vào kế hoạch công tác quân sự năm 1998 của Quân chủng Không quân, Bộ Tham mưu ra chỉ thị tổ chức hội thi Phi công tính toán dẫn đường giỏi Quân chủng Không quân với mục đích kiểm tra đánh giá trình độ tính toán dẫn đường cho các nhiệm vụ bay của đội ngũ phi công toàn Quân chủng, thúc đẩy khả năng độc lập chuẩn bị dẫn đường góp phần nâng cao chất lượng thực hành bay. Thông qua hội thi tìm ra những tập thể, cá nhân điển hình tính toán dẫn đường giỏi và tổ chức nhân rộng điển hình trong những năm tiếp theo.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Trưởng ban chỉ đạo hội thi là đại tá Phạm Phú Thái, Phó tư lệnh-tham mưu trưởng Quân chủng. Phó trưởng ban chỉ đạo là đại tá Trần Việt, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng. Ban tổ chức-điều hành hội thi do đại tá Vũ Chính Nghị, Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban; thượng tá Vũ Công Thuyết, Phó Trưởng phòng Quân huấn, Phó Trưởng ban; đại tá Trần Văn Chiến, Trưởng phòng Thanh tra bay và thượng tá Nguyễn Thiện Lân, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tham mưu làm uỷ viên. Ban Chấm thi gồm 10 người do thượng tá Lê Ngọc Toàn, Phó Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban.

Để làm tốt công tác chuẩn bị và thực hành hội thi, Phòng Dẫn đường đã sớm soạn thảo hướng dẫn và làm đề thi đáp án. Các tiểu ban Dẫn đường thu thập tài liệu, tổ chức ôn tập và luyện thi. Đầu tháng 7 năm 1998, các trung đoàn không quân tổ chức thi vòng 1 cho tất cả phi công thuộc quyền và lựa chọn đội tuyển để tham gia thi vòng 2 cấp quân chủng. Trong tháng 8, các sư đoàn, nhà trường và trung đoàn trực thuộc tăng cường luyện thi nâng cao cho các đội tuyển của mình.

Hội thi Phi công tính toán dẫn đường giỏi Quân chủng Không quân được tổ chức tại Bạch Mai trong 2 ngày 7 và 8 tháng 10 năm 1998. Có 38 thí sinh tham gia, mỗi phi công phải thi 3 môn: Lý thuyết dẫn đường, vẽ sơ đồ địa hình và tác nghiệp đường bay trên bản đồ để xác định thành tích cá nhân; sau đó mỗi đội tuyển tập trung thi 1 môn là tác nghiệp đường bay trên bản đồ để xác định thành tích đồng đội.

Căn cứ vào thành tích đạt được trong hội thi, Tham mưu trưởng Quân chủng quyết định tặng bằng khen cho Trung đoàn 921 và Trung đoàn 937 là 2 đơn vị đã tổ chức tốt nhất hội thi vòng 1. Tại hội thi cấp quân chủng, đội tuyển Trung đoàn 916 đoạt giải nhất đồng đội, các đội tuyển Trung đoàn 920 và Trung đoàn 954 đoạt giải nhì và ba. Đại úy Đào Thành Khang, phi công Trung đoàn 935 đoạt giải nhất cá nhân, Thiếu tá Nguyễn Phụng Tuấn Phi đội phó Trung đoàn 920 và Thiếu tá Nguyễn Vũ Tùng, biên đội trưởng Trung đoàn 935 đoạt giải nhì và ba. Ngoài ra nhiều giải khuyến khích còn được trao cho các phi công: Bùi Tiến Đức (Trung đoàn 935), Hoàng Trọng Thanh (Trung đoàn 929), Trần Huy Hà (Trung đoàn 921), Lê Việt Thắng và Nguyễn Văn Khải (Trung đoàn 917), Bùi Xuân Thuý, Thiều Quang Trọng và Hoàng Lại Long (Trung đoàn 916) và Nguyễn Anh Sơn (Trung đoàn 918).

Chất lượng đánh dấu đường bay trên bàn dẫn đường luôn gắn liền với hiệu quả công tác dẫn đường tại các sở chỉ huy không quân. Để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ tiêu đồ gần trong toàn quân chủng và thúc đẩy công tác đào tạo tại chức tiêu đồ gần ở các đơn vị, năm 1994, Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân ra chỉ thị tổ chức Hội thi Tiêu đồ gần giỏi Quân chủng Không quân lần thứ nhất. Phòng Dẫn đường trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác tổ chức. Các đơn vị có tiêu đồ gần thực hiện tuyển chọn và cử người tham gia hội thi với 3 nội dung là: Lý thuyết chung về đánh dấu đường bay trên bàn dẫn đường, làm bản can đánh dấu đường bay và thực hành đánh dấu đường bay.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Hội thi Tiêu đồ gần giỏi Quân chủng Không quân lần thứ nhất được tiến hành trong 3 ngày 20, 21 và 22 tháng 9 năm 1994, tại Bạch Mai. Đại tá Vũ Chính Nghị, Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban Tổ chức. 12 thí sinh của 12 đội (Tiểu đoàn 16 thuộc Trung đoàn Thông tin không quân 252, 3 ban Dẫn đường Sư đoàn Không quân và 8 tiểu ban Dẫn đường trung đoàn không quân) đã có mặt đầy đủ, tham gia thi nghiêm túc và đạt kết quả cao. Với thành tích đã giành được trong hội thi, Tham mưu trưởng Quân chủng quyết định tặng bằng khen cho: binh nhất Nguyễn Văn Tứ (Trung đoàn 935) đoạt giải nhất, binh nhất Nguyễn Doãn Mỹ (Trung đoàn 937) giải nhì và binh nhất Nguyễn Hữu Phượng (ban Dẫn đường Sư đoàn 371) giải ba.

Phát huy kết quả đã đạt được, trong các năm tiếp theo, Phòng Dẫn đường thường xuyên tổ chức Hội thi Tiêu đồ gần giỏi cấp quân chủng. Ngày 7 và 8 tháng 10 năm 1995, Hội thi Tiêu đồ gần giỏi lần thứ hai được tổ chức tại Nội Bài. Thượng tá Đỗ Tuấn, Phó Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban Tổ chức. Ngày 29 và 30 tháng 9 năm 1996, Hội thi Tiêu đồ gần giỏi lần thứ ba được tổ chức tại Đà Nẵng. Thượng tá Lê Ngọc Toàn, Phó Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban Tổ chức. Ngày 22 và 23 tháng 8 năm 1997, Hội thi Tiêu đồ gần giỏi lần thứ tư được tổ chức tại Tân Sơn Nhất. Đại tá Vũ Chính Nghị, Trưởng phòng Dẫn đường làm Trưởng ban Tổ chức. Qua mỗi lần hội thi cấp quân chủng, tuy chỉ chọn ra được 3 cá nhân xuất sắc nhất, nhưng suốt quá trình chuẩn bị cho hội thi và tham gia thi, đội ngũ tiêu đồ gần không quân đã được củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ và rèn luyện bản lĩnh công tác. Đó là thành quả lớn nhất góp phần phục vụ đắc lực cho công tác dẫn đường tại các sở chỉ huy không quân.

3. Đào tạo, tập huấn, ban hành tài liệu, nghiên cứu khoa học và kiện toàn cáo tổ chức dẫn đường.

Trong thời gian từ năm 1989 đến năm 1994, Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân tổ chức đào tạo được 3 khóa sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy cho Quân chủng Không quân (1989-1992, 1990-1993 và 1991-1994) với tổng số 41 học viên tốt nghiệp ra trường.

Tháng 12 năm 1991, thực hiện quyết định của Quân chủng Không quân, 3 học viên phi công Nguyễn Văn Định, Phạm Hồng Liên và Đinh Văn Tuỳ, thuộc khóa đào tạo cán bộ dẫn đường tại Học viện Không quân Ga-ga-rin (1989-1993), nhưng mới học xong 2 năm, được điều về Trường Trung cao không quân để học tiếp 2 năm nữa (1991-1993).

Sau khi tốt nghiệp, từ ngày 22 đến ngày 29 tháng 7 năm 1993, cả 3 phi công đã được Phòng Dẫn đường tổ chức giới thiệu tình hình thực tế trong toàn ngành về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức dẫn đường, những khó khăn và thuận lợi trong công tác bảo đảm dẫn đường... Trở về đơn vị đồng chí Nguyễn Văn Định được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 929 (1993-1996), đồng chí Phạm Hồng Liên làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 923 (1993-1994) và Đinh Văn Tuỳ làm Chủ nhiệm Dẫn đường Trung đoàn 927 (1993-1995).
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tháng 9 năm 1994, Trường Trung cao không quân, sau này là Học viện Không quân tổ chức đào tạo cán bộ dẫn đường khóa 1994-1997. Tham gia khóa học này có 11 học viên: Huỳnh Minh Chiến, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Huy Giáp, Ngô Quang Hiền, Vũ Quang Hoà, Trần Minh Quý, Bùi Phú Tài, Nguyễn Quang Thành, Trịnh Quang Thắng, Lê Văn Toàn và Nguyễn Văn Xuân. Sau khi tốt nghiệp trở về đơn vị đồng chí Nguyễn Văn Dũng được bổ nhiệm làm Trưởng ban Dẫn đường Sư đoàn 370 (từ 1997), đồng chí Vũ Quang Hòa làm Trưởng ban Dẫn đường Sư đoàn 372 (1997-2001).

Theo quyết định của Quân chủng Không quân, khóa đào tạo sĩ quan dẫn đường sở chỉ huy (1994-1997) của Trường Sĩ quan Chỉ huy-kỹ thuật không quân, sau này là Trường Huấn luyện bay-kỹ thuật không quân được chuyển giao cho Học viện Không quân. Tháng 9 năm 1995, học viện tổ chức tiếp nhận và đào tạo tiếp 2 năm. Toàn bộ học viên của khóa này đều tất nghiệp, trong đó có 3 học viên dẫn đường tốt nghiệp loại giỏi là: Nguyễn Văn Kiệt, Lê Thanh Phong và Trịnh Văn Thắng.

Từ năm 1995, Trung đoàn 916 được giao nhiệm vụ tiếp nhận học viên bay từ Trường Huấn luyện bay-kỹ thuật không quân để đào tạo thành lái phụ trực thăng, mỗi khóa 2 năm. khóa đào tạo 1995-1997, Trung đoàn tiếp nhận 14 học viên, tốt nghiệp 11, loại 3; khóa 1998-2000, 14 học viên đều tốt nghiệp và khóa 1999-2001, 7 học viên nữa cũng đều tốt nghiệp. Trong quá trình đào tạo lái phụ, tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 916 luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ lên lớp lý thuyết dẫn bay và hướng dẫn thực hành dẫn bay cho đội ngũ học viên. Các đơn vị trực thăng trong Quân chủng, sau khi nhận học viên tốt nghiệp sẽ phân loại và đào tạo tiếp thành lái chính và dẫn đường trên không kiêm lái phụ.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ tiêu đồ gần không quân theo hướng chính quy, ngày 14 tháng 8 năm 1996, đại tá Hoàng Biểu, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng chủ trì hội thảo về tổ chức đào tạo tập trung đội ngũ tiêu đồ gần không quân tại Trường Dự bị bay-sơ cấp kỹ thuật nghiệp vụ không quân. Tham gia hội thảo có đại biểu các Phòng Dẫn đường, Quân lực, Nhà trường, Thông tin-ra-đa và Trường Dự bị bay-sơ cấp kỹ thuật nghiệp vụ không quân. Kết quả của hội thảo là từ năm 1997 trở đi, Trường Dự bị bay-sơ cấp kỹ thuật nghiệp vụ không quân sẽ đào tạo tập trung mỗi năm 15 nhân viên tiêu đồ gần cho Quân chủng Không quân, bỏ hình thức đào tạo tại chức riêng lẻ ở các đơn vị như trước đây. Phòng Dẫn đường cùng với Trường Dự bị bay-sơ cấp kỹ thuật nghiệp vụ không quân xây dựng chương trình đào tạo nghiệp vụ, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ xây dựng phòng học chuyên dùng và cử người tham gia vào hội đồng thi tốt nghiệp cuối khoá.

Trong nhiệm vụ huấn luyện bay hằng năm, Quân chủng Không quân thường xuyên chú trọng nâng cao chất lượng bay chặn kích mục tiêu tốc độ nhỏ, chặn kích ban đêm; công kích các mục tiêu trên đất, trên biển; bay hạ cánh sân bay ngắn hẹp, bãi ngoài, trên tàu LST, trên nhà giàn trên biển, trên nhà cao tầng trong thành phố... Công tác bảo đảm dẫn đường ở các đơn vị luôn bám sát nội dung của các bài bay trên, chuẩn bị tỉ mỉ và thực hành dẫn bay chính xác đã cơ bản đáp ứng các yêu cầu huấn luyện đề ra
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Chất lượng dẫn bay được nâng cao, nhất là trong các đợt huấn luyện sử dụng vũ khí thực tại các trường bắn, trong huấn luyện dẫn chặn kích các mục tiêu trên không từ bán cầu sau và cả từ bán cầu trước tại Trung đoàn 937 từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1995 và trong huấn luyện dẫn bay chuyển loại thành công cho 5 dẫn đường trên không tại Trung đoàn 954 trong năm 1996.

Để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiểu biết về các lực lượng phòng không trước khi hợp nhất hai Quân chủng Phòng không và Không quân, tháng 4 năm 1999, ngành Dẫn đường đã tham gia lớp học chuyển loại kiến thức phòng không đo Quân chủng Phòng không tổ chức trong thời gian 2 tuần. Qua kiểm tra chất lượng học tập, đội ngũ sĩ quan dẫn đường đều được Giám đốc Học viện Phòng không cấp chứng chỉ tốt nghiệp.

Trong 3 ngày 28, 29 và 30 tháng 5 năm 1996, tại Bạch Mai, Phòng Dẫn đường tổ chức tập huấn nhằm định hướng giải quyết một số nội dung về công tác dẫn đường trong chuẩn bị chiến đấu. Đó là, nghiên cứu tên lửa có cánh, so sánh tên lửa có cánh với máy bay không người lái tìm cách dẫn đánh tên lửa có cánh; nghiên cứu tính năng kỹ, chiến thuật và tìm cách dẫn đánh các mục tiêu trên không từ bán cầu trước và bán cầu sau; củng cố chế độ hiệp đồng dẫn đường chiến đấu và triển khai cách tổ chức luyện tập cho đội ngũ dẫn đường trong xử lý các tình huống chiến thuật...

Năm 1998, nội dung trọng tâm tập huấn dẫn đường là phương pháp tổ chức bảo đảm dẫn đường cho các hoạt động bay trong 3 Cụm không quân Bắc, Trung và Nam. Đây là nội dung mang tính định hướng, phục vụ công tác dẫn đường trong chuẩn bị chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, nhằm đáp ứng yêu cầu chủ động nghiên cứu, đề xuất sớm các giải pháp trước những khó khăn trong tổ chức bảo đảm tác chiến. Tập huấn được tiến hành từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 8 năm 1998.

Sau 8 năm thực hiện, trong Điều lệ Công tác Dẫn đường của Quân chủng Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam, được ban hành năm 1984, có một số nội dung không còn phù hợp với sự phát triển của Quân chủng Không quân. Phòng Dẫn đường đã xin phép Quân chủng tổ chức biên soạn hoàn thiện các nội dung trên. Ngày 10 tháng 11 năm 1992, Tham mưu trưởng trình Tư lệnh Quân chủng phê duyệt và ký quyết định ban hành Điều lệ Công tác Dẫn đường không quân. Điều lệ công tác dẫn đường được ban hành lần thứ hai đã làm rõ chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của ngành và thứ tự, nội dung công tác của Chủ nhiệm Dẫn đường-trưởng phòng, ban và tiểu ban Dẫn đường trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Năm 1995, Phòng Dẫn đường tổ chức triển khai biên soạn "Sổ tay Công tác Dẫn đường không quân" nhằm tổng hợp và hoàn thiện một số nội dung rất cơ bản và thường gặp về dẫn đường. Kế thừa và phát triển "Sổ tay dẫn đường" đã được Quân chủng cho xuất bản từ năm 1968, trong cuốn sổ tay này, các phương pháp tính toán dẫn đường như ước lượng, tính nhẩm dẫn bay và cách sử dụng thước tính dẫn đường; các phương pháp kẻ vẽ đường bay và viết số liệu bay; phương pháp soạn thảo các văn kiện dẫn đường và những số liệu tra cứu về dẫn đường đều được trình bày rất ngắn gọn, rõ ràng và kèm theo một vài ví dụ điển hình. Tháng 8 năm 1996, Sổ tay Công tác Dẫn đường không quân đã được in với số lượng 700 cuốn và cấp phát đầy đủ cho các đầu mối trong Quân chủng. Trải qua thực tiễn, Sổ tay công tác dẫn đường không quân đã được phát huy tác dụng trong nhiều mặt công tác của ngành Dẫn đường.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cuối năm 1995, Phòng Dẫn đường tổ chức biên soạn giáo trình đào tạo, huấn luyện nhân viên tiêu đồ gần không quân. Nội dung giáo trình gồm hai phần. Phần thứ nhất là nội dung đào tạo, huấn luyện cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ cho tiêu đồ gần và được chia thành 8 bài. Phần thứ hai bao gồm các hướng dẫn dành cho giáo viên về phương pháp giảng dạy, kiểm tra chất lượng và phê chuẩn vào trực đối với tiêu đồ gần. Đến đầu năm 1996, giáo trình trên được in ấn và cung cấp đầy đủ cho các ban và tiểu ban Dẫn đường trong toàn ngành, góp phần rất quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo và huấn luyện tại chức cho đội ngũ tiêu đồ gần không quân.

Chấp hành chỉ thị của Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân về việc bảo đảm bí mật trong chỉ huy-dẫn đường các hoạt động bay quân sự, năm 1997, Phòng Dẫn đường tổ chức biên soạn tài liệu: Mật danh sở chỉ huy và sân bay-mật ngữ dẫn đường-số hiệu phi công, tổ bay. Bộ Tham mưu Quân chủng đã ra quyết định ban hành, trách nhiệm quản lý và tổ chức sử dụng tài liệu trên. Trong quá trình sử dụng, những vấn đề bất cập thường xuyên được Phòng Dẫn đường tổ chức thu thập, kiểm tra và xin ý kiến Bộ Tham mưu cho phép hiệu chỉnh, góp phần tích cực bảo đảm bí mật trong chỉ huy-dẫn đường.

Năm 1998, được Phòng Vật tư, Cục Kỹ thuật hỗ trợ kinh phí, Phòng Dẫn đường đã ký hợp đồng mua thước tính dẫn đường-8 (NL-8) do Trung Quốc sản xuất. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thước, tháng 8 năm 1998, Phòng Dẫn đường đã chủ động tổ chức soạn thảo tài liệu "Hướng dẫn sử dụng thước tính dẫn đường-8". Thước tính và tài liệu hướng dẫn sử dụng đã cùng được cấp phát đầy đủ đến các nhà trường, học viện và đơn vị trong Quân chủng.

Sau thời gian ngắn được trang bị máy tính, Phòng Dẫn đường đã chủ động đề xuất ý tưởng xây dựng phần mềm cho chương trình trợ giúp dẫn đường bay với Trung tâm Thiết bị điện tử thuộc Viện Kỹ thuật quân sự Bộ Quốc phòng và cùng nhau tham gia nghiên cứu giải quyết.

Ngày 6 tháng 1 năm 1998, Phòng Dẫn đường tổ chức hội thảo ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dẫn bay. Nội dung xây dựng phần mềm là tạo ra một sản phẩm chạy được trên máy vi tính thông thường, trợ giúp cho công tác dẫn bay như: nghiên cứu địa hình trên nền bản đồ đã được số Hóa theo tỉ lệ tuỳ chọn từ các loại bản đồ in trên giấy, tự động tính toán các số liệu dẫn bay với độ chính xác cao, trong thời gian ngắn theo cách chọn đường bay bất kỳ của người dẫn đường, đồng thời hiển thị toàn bộ kết quả tính toán dẫn bay trên nền bản đồ số và in ra thành văn bản. Từ sản phẩm này, những ứng dụng khác trong công tác dẫn bay cũng được giải quyết như tính toán góc che khuất của các vật chướng ngại đối với các đài ra-đa, đối không, kiểm tra mặt cắt địa hình ở phía trước khi bay cực thấp, dẫn bay chặn kích...

Ngày 23 tháng 11 năm 1998, Hội đồng khoa học Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân tổ chức đánh giá kết quả xây dựng phần mềm chuyên ngành dẫn đường giai đoạn 1. Thiếu tướng Trần Việt, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Chủ tịch hội đồng, thượng tá Trần Mạnh Trung, Thư ký và các Uỷ viên hội đồng: Đại tá Trần Tuấn Việt, đại tá Nguyễn Văn Lục, đại tá Nguyễn Duy Lê, đại tá Nguyễn Văn Quang, đại tá Trần Ngọc Hiệp (Trưởng phòng Vô tuyến điện tử, Cục Kỹ thuật), thượng tá Nguyễn Đắc Hoạt và trung tá Đào Chí Thanh (Phòng Khoa học công nghệ-môi trường Học viện Không quân) đã nghe báo cáo kết quả xây dựng phần mềm của Phòng Dẫn đường và ý kiến phản biện của đại tá Tạ Văn Vượng, Trưởng khoa Dẫn đường-thông tin-khí tượng Học viện Không quân và đại tá Nguyễn Đăng Minh, Viện Kỹ thuật Không quân.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Hội đồng khoa học đã đồng ý cho cài đặt phần mềm chuyên ngành dẫn đường giai đoạn 1 vào các máy vi tính tại 4 đơn vị là: Phòng Dẫn đường, Khoa Dẫn đường- Thông tin-khí tượng Học viện Không quân, tiểu ban Dẫn đường hai trung đoàn: Trung đoàn 921 và Trung đoàn 916. Đến cuối năm 1999, phần mềm chuyên ngành dẫn đường giai đoạn 2 được tổ chức nghiệm thu. Hội đồng khoa học Bộ Tham mưu cho phép áp dụng trong toàn ngành Dẫn đường.

Phần mềm chuyên ngành dẫn đường được đưa vào sử dụng là bước tiến rất đáng kể, nhưng để thực sự tiện lợi cho đội ngũ dẫn đường trong toàn ngành còn phải tiếp tục nâng cao trình độ thao tác trên máy vi tính và hoàn thiện cách thể hiện kết quả theo từng nhu cầu riêng của người dùng.

Trong quá trình đào tạo cán bộ và sĩ quan dẫn đường tại Học viện Không quân, nhu cầu sử dụng thước tính dẫn đường là rất lớn, nhưng số lượng thước lại có hạn. Năm 1998, đề tài nghiên cứu sử dụng máy tính thông thường (loại bỏ túi) để giải các bài toán dẫn đường của đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, giáo viên Khoa Dẫn đường - Thông tin- Khí tượng Học viện Không quân được tổ chức nghiệm thu. Kết quả của đề tài đã trực tiếp góp phần tháo gỡ khó khăn cho học viên trong học tập, đồng thời làm phong phú thêm chủng loại dụng cụ chuyên ngành dẫn đường.

Đầu tháng 4 năm 1990, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định điều Trung đoàn 937 từ Sư đoàn 372 về trực thuộc Sư đoàn 370 và đến cuối tháng 6, Bộ Tham mưu Quân chủng Không quân ban hành hướng dẫn tổ chức thực hiện điều động. Ngày 10 tháng 7 năm 1990, lễ bàn giao Trung đoàn 937 được tổ chức trọng thể tại sân bay Phan Rang. Tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937 vẫn được giữ nguyên như sau khi khôi phục phiên hiệu từ cuối năm 1988. Thiếu tá Nguyễn Kim Cách được bổ nhiệm làm Phi đội trưởng Phi đội 2, đồng chí Nguyễn Văn Dũng giữ chức Trưởng Tiểu ban Dẫn đường.

Như vậy, từ năm 1990 trở đi, các tổ chức dẫn đường Sư đoàn 370 gồm: Ban Dẫn đường sư đoàn và các tiểu ban Dẫn đường trung đoàn 937, 935 và 917, luôn được củng cố kiện toàn. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi để toàn thể đội ngữ dẫn đường của sư đoàn bước vào giai đoạn mới, cùng nhau bắt tay thực hiện những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn trong phạm vi Vùng trời trách nhiệm rộng lớn hơn được Quân chủng giao cho.

Đầu năm 1995, một số phi công và cán bộ kỹ thuật của Trung đoàn 937 được Quân chủng cử đi học chuyển loại máy bay tiêm kích thế hệ mới ở Nga. Ngày 25 tháng 4 năm 1995, trung đoàn tổ chức tiếp nhận 6 chiếc máy bay tiên tiến thế hệ mới đầu tiên. Ngày 22 tháng 6 năm 1995, Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập Phi đội 3 thuộc Trung đoàn 937. Trung đoàn 937 trở thành trung đoàn không quân đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đồng thời sử dụng 2 loại máy bay tiêm kích bom và tiêm kích đều hiện đại và có tầm hoạt động xa. Đây là những sự kiện quan trọng làm thay đổi hẳn tính chất nhiệm vụ của tiểu ban Dẫn đường Trung đoàn 937.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng về khai thác trang bị và căn cứ vào kết quả hồi phục UH-1, tháng 3 năm 1998, Quân chủng Không quân ra quyết định điều loại trực thăng này từ Cục Kỹ thuật về Trung đoàn 917 và tổ chức thành phi đội trực thuộc trung đoàn. Tháng 4 năm 1998, trung đoàn thực hiện chấn chỉnh theo biên chế tổ chức mới (Quyết định số 153/QĐ-QCKQ, ngày 15 tháng 4 năm 1998 do Thiếu tướng Nguyễn Đức Soát, Tư lệnh ký): hợp nhất Phi đội 1 và Phi đội 2 thành Phi đội 1, đóng quân tại Tân Sơn Nhất; thành lập Phi đội 2, đóng quân tại Biên Hòa.

Ngày 5 tháng 5 năm 1998, Trung đoàn 917 tổ chức tiếp nhận 6 chiếc UH-1 đầu tiên, ngày 16 tháng 6, nhận thêm 2 chiếc và ngày 10 tháng 2 năm 1999, thêm 4 chiếc nữa. Phi đội 2 nhanh chóng củng cố tổ chức và triển khai ngay kế hoạch huấn luyện chuyển loại. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về kỹ thuật hàng không, nhưng với quyết tâm phát huy truyền thống vẻ vang của loại trực thăng đã lập nhiều chiến công trên khắp các chiến trường, sau hơn hai tháng nỗ lực phấn đấu, Phi đội 2 đã có 6 tổ bay UH-1 vào bay đơn. Được Quân chủng tiếp tục đầu tư bảo đảm kỹ thuật hàng không, phi đội tăng dần cường độ bay huấn luyện. Một số tổ bay UH-1 đã có đủ trình độ tham gia trực ban sẵn sàng chiến đấu, diễn tập và làm các nhiệm vụ bay khác. Đội ngũ dẫn đường trên không UH-1 nhanh chóng trưởng thành, hoàn thành tất các nhiệm vụ được giao.

Ngày 15 tháng 10 năm 1990, chấp hành các quyết định của cấp trên về tinh giảm biên chế, hai trung đoàn 920 và 940 tiến hành hợp nhất, mang tên chung là Trung đoàn không quân 920, đóng quân tại Phù Cát, thực hiện nhiệm vụ đào tạo phi công MiG-21Bis. Trung tá Nguyễn Thăng Thắng làm Trung đoàn trưởng, thiếu tá Hoàng Ngọc Sinh làm Phó Trung đoàn trưởng về chính trị, thiếu tá Trương Văn Hòa làm Phó Trung đoàn trưởng Tham mưu trưởng. Đồng chí Phạm Tiến Dũng giữ chức Chủ nhiệm Dẫn đường. Tháng 12 năm 1990, đồng chí Đặng Văn Diệp giữ chức Trưởng Tiểu ban Dẫn đường. Công tác dẫn đường của Trung đoàn 920 do 2 cán bộ cùng nhau đảm nhiệm. Từ năm 1992 đến năm 1994, các đồng chí Nguyễn Quang Thành, Trưởng Tiểu ban Dẫn đường và Trần Văn Minh, Chủ nhiệm Dẫn đường trung đoàn tiếp tục cùng nhau công tác theo cơ cấu bố trí cán bộ dẫn đường như trên.

Trong giai đoạn 1991-1994, Khoa Dẫn đường Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân thực hiện giải thể và thành lập Bộ môn Dẫn đường thuộc Khoa Tham mưu chỉ huy. Thiếu tá Trần Ngọc Quyền, Phó Trưởng khoa Dẫn đường giữ chức Phó Trưởng khoa Tham mưu chỉ huy, đồng thời làm Trưởng bộ môn Dẫn đường.

Căn cứ vào các quyết định của Bộ Quốc phòng và của Quân chủng Không quân, ngày 5 tháng 9 năm 1995, Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật không quân chính thức mang tên mới là Trường Huấn luyện bay-Kỹ thuật không quân với biên chế tổ chức mới, thực hiện nhiệm vụ đào tạo về bay cho phi công (còn các nội dung đào tạo khác cho phi công do Học viện Không quân chịu trách nhiệm) và đào tạo cao đẳng kỹ thuật hàng không. Khoa Tham mưu chỉ huy, trong đó có Bộ môn Dẫn đường được chuyển ra Học viện Không quân.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 3 tháng 10 năm 1997, Quân chủng ra quyết định thành lập Phi đội 3 trực thuộc Trung đoàn 910, sử dụng máy bay Iak-52 để đào tạo phi công và đóng quân tại Cam Ranh. Sau khi ổn định biên chế tổ chức, phi đội bắt tay ngay vào học tập chuyển loại lý thuyết và ngày 5 tháng 4 năm 1998, tiến hành bay chuyển loại trên Iak-52. Đây là giai đoạn vô cùng khó khăn đối với tiểu ban Dẫn đường trung đoàn vì quân số không đủ để bố trí trên tất cả các vị trí trực ban phục vụ bay cho hai phi đội L-39 ở Nha Trang và một phi đội Iak-52 ở Cam Ranh. Nhưng với tinh thần làm việc hết mình và được phân công trách nhiệm rõ ràng, hợp lý, đội ngũ dẫn đường trung đoàn luôn hoàn thành tốt công tác bảo đảm dẫn đường, nhất là cho giáo viên bay chuyển loại Iak-52 và đào tạo phi công trên Iak-52 ngay từ khóa đầu tiên.

Ngày 31 tháng 12 năm 1994, Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Học viện Không quân trên cơ sở sáp nhập Trường Trung cao không quân với Hệ sĩ quan Tham mưu sơ cấp (kể cả sĩ quan lái máy bay) của Trường Sĩ quan Chỉ huy-Kỹ thuật Không quân. Đến ngày 22 tháng 6 năm 1995, Quân chủng ra quyết định về biên chế tổ chức của học viện. Đại tá Đinh Văn Bồng, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 370 được bổ nhiệm làm Giám đốc, thượng tá Bùi Miện, Phó Hiệu trưởng về chính trị Trường Trung cao không quân làm Phó Giám đốc về chính trị.

Khoa Dẫn đường thông tin-khí tượng Học viện Không quân được thành lập và có 5 bộ môn, trong đó có 3 bộ môn về dẫn đường. Thượng tá Tạ Văn Vượng, Phó trưởng khoa Chỉ huy-Tham mưu Trường Trung cao không quân được bổ nhiệm làm Trưởng khoa. Các đồng chí Nguyễn Quốc Khánh giữ chức Trưởng bộ môn Dẫn đường trên không và Dẫn đường sở chỉ huy, Lê Đình Vạn là Trưởng bộ môn Bảo đảm dẫn đường và Đỗ Duy Đản là Trưởng bộ môn ứng dụng vũ khí và Hiệu suất chiến đấu. Đội ngũ học viên dẫn đường khóa 1994- 1997 được khoa tiếp nhận và thực hiện đào tạo cán bộ và sĩ quan dẫn đường theo chương trình học viện. Đội ngũ giáo viên dẫn đường của khoa vừa tham gia giảng dạy vừa tích cực học tập để đạt các tiêu chuẩn giảng viên học viện. Công tác biên soạn tài liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học luôn được khoa chú trọng.

II. NGÀNH DẪN ĐƯỜNG TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN CÁCH MẠNG, CHÍNH QUY, TINH NHUỆ, TỪNG BƯỚC HIỆN ĐẠI (1999-2004)

1. Công tác dẫn đường trong thực hiện các nhiệm vụ bay.

16 giờ 10 phút ngày 17 tháng 11 năm 2000, máy bay lạ xâm phạm vùng trời thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng trực ban sẵn sàng chiến đấu của Sư đoàn phòng không 367 và Sư đoàn Không quân 370 vào cấp 1. Kíp trực ban dẫn đường Sư đoàn 370: Trương Quang Thăng, Lê Đình Tấn tại sở chỉ huy và Đinh Công Triệu tại ra-đa hàng không phối hợp cùng nhau sẵn sàng xử lý tình huống. Sau đó Sở chỉ huy Quân chủng cũng vào cấp 1, kíp trực ban dẫn đường: Lưu Thế Nghiệp và Dư Văn Thắng nhanh chóng nắm bắt tình hình qua trực ban trưởng. Trực thủ Trưởng phòng Dẫn đường, đồng chí Vũ Chính Nghị kịp thời có mặt ngay tại sở chỉ huy. Sư đoàn 370 xin lệnh cất cánh. Sau khi trao đổi tình hình với dẫn đường, thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng, Phó Tham mưu trưởng Nguyễn Đăng Doanh quyết định cho Trung đoàn không quân 935 xuất kích. 16 giờ 28 phút, phi công MiG-21Bis Ngô Quang Hiền rời đường băng Biên Hòa. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 935: Vũ Việt Hà và Đinh Khánh Tiến tại sở chỉ huy, Nguyễn Văn Hào C-51, Nguyễn Công Anh tại đài ra-đa hạ cánh, Nguyễn Duy Chiến tại đài chỉ huy bay và Đào Lê Du tại C-33 tập trung cao độ bám sát chuyến bay. Theo lệnh của sở chỉ huy, phi công Ngô Quang Hiền làm vòng chờ tại đỉnh. Ra-đa liên tục sục sạo, nhưng không phát hiện được mục tiêu.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngay sau khi máy bay ta hạ cánh, toàn bộ tình hình trên không được tập trung phân tích tỉ mỉ. Công tác chuẩn bị chiến đấu tiếp tục được tăng cường nhằm chống lại thủ đoạn phá hoại từ trên không của địch. Các phương án dẫn bay nhanh chóng được bổ sung. Khoảng 19 giờ, lại có dấu hiệu bất thường ở trên không. Sư đoàn 370 quyết tâm cất cánh. 19 giờ 14 phút, phi công MiG-21Bis Trần Hải Âu xuất kích từ Biên Hòa. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 935 dẫn theo phương án đánh địch đã được chuẩn bị và bảo đảm an toàn cho máy bay ta khi về hạ cánh.

Sau hơn 20 năm sẵn sàng chiến đấu trong thời bình, đây là lần đầu tiên MiG-21Bis nhận lệnh cất cánh chiến đấu cả ban ngày và ban đêm. Các kíp trực ban dẫn đường của Trung đoàn 935, của Sư đoàn 370 và của Quân chủng đã nghiêm túc chấp hành mệnh lệnh, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ và tiếp tục cùng nhau chuẩn bị chu đáo hơn nữa các phương án dẫn bay chiến đấu.

Đầu tháng 2 năm 2001, trên địa bàn Tây Nguyên, các phần tử ********* lưu vong đã kích động một bộ phận đồng bào dân tộc ít người kéo về tập trung biểu tình, gây rối ở Plei Ku, Iasúp, Buôn Ma Thuột đòi thành lập nhà nước "Đề Ga tự trị". Chấp hành lệnh của Sư đoàn Không quân 370, Trung đoàn không quân 917 cử tổ bay Mi-172: Lái chính Nguyễn Phú Hiên-dẫn đường trên không kiêm lái phụ Võ Quang Đồng-cơ giới trên không Đặng Xuân Niệm ra Phan Rang đón Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên Plei Ku và tổ bay Mi-8: lái chính Lê Quang Vinh-dẫn đường trên không Bùi Thanh Hải-cơ giới trên không Nguyễn Quang Hồng đưa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng từ Tân Sơn Nhất lên Plei Ku. Cũng vào thời gian trên, theo lệnh của Sư đoàn 372, Trung đoàn 954 cử 1 tổ bay Ka-32 chở đoàn cán bộ Quân khu 5 từ Đà Nẵng lên Plei Ku. Trong thời gian công tác tại đây, các tổ bay đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Tháng 4 năm 2004, tình hình ở Tây Nguyên lại có những diễn biến phức tạp. Một số đối tượng quá khích, bị các tổ chức ********* lưu vong kết hợp với một số phần tử xấu của tổ chức "Tin lành Đề Ga" dụ dỗ mua chuộc, đã gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và đập phá một số công sở. Các tổ bay Ka-32 của Trung đoàn 954 liên tục chở các đoàn cán bộ của Chính phủ, chính quyền các tỉnh Đắc Lắc, Đắc Nông và của Quân khu 5 đến công tác tại nhiều địa bàn quan trọng ở Tây Nguyên. Tổ bay Mi-8: lái chính Mai Văn Vận-dẫn đường trên không Hà Quốc Hưng-cơ giới trên không Nguyễn Chí Hiền của Trung đoàn 917 đưa đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng từ Tân Sơn Nhất cũng lên Tây Nguyên. Tất cả các chuyến bay đều được bảo đảm an toàn.

Từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 12 năm 1999, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức cuộc diễn tập mang tên PT-99. Lực lượng chỉ huy và cơ quan Quân chủng, Sư đoàn phòng không 367 và Sư đoàn Không quân 370 tham gia cuộc diễn tập này. Các đơn vị làm nhiệm vụ thực binh gồm: Trung đoàn pháo phòng không 230, tiểu đội A-72 Trung đoàn pháo phòng không 224 Sư đoàn 367 và Trung đoàn không quân 917 Sư đoàn 370. Trong diễn tập, đội ngũ dẫn đường sư đoàn đã làm tốt các văn kiện bảo đảm dẫn đường cho nhiệm vụ cơ động phòng tránh và đánh trả các đòn tập kích đường không của địch, đội ngũ dẫn đường trên không trong các tổ bay Mi-8, UH-1 của Trung đoàn 917 đã dẫn bay thực binh đổ bộ đường không 108 lần/chiếc cho Đoàn đặc công 429 làm nhiệm vụ trấn áp phản loạn theo tưởng định. Đây là cuộc diễn tập đầu tiên sau khi Quân chủng hợp nhất đã được chuẩn bị rất chu đáo và đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Theo đúng kế hoạch của Bộ, từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 6 năm 2000, tại Đà Năng, Quân chủng tổ chức diễn tập cho Sư đoàn phòng không 375 và Sư đoàn Không quân 372 được tăng cường lực tượng của các trung đoàn không quân 937, 916, 918 hiệp đồng với các lực lượng khác của Bộ thực hành tác chiến phòng thủ trên địa bàn Quân khu 5 (MT-2000). Sở chỉ huy tiền phương Quân chủng được thành lập tại Đà Nẵng. Thiếu tướng Trần Việt, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng làm Tư lệnh tiền phương. Tốp dẫn đường tại sở chỉ huy tiền phương gồm: đại tá Vũ Chính Nghị, trung tá Nguyễn Tuấn Long và thiếu tá Lê Văn Nho làm nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường cho diễn tập.

Trong diễn tập, đội ngữ dẫn đường Sư đoàn 372 đã nhanh chóng sơ tán ra khu làm việc thời chiến, hoàn thành tốt các phương án dẫn bay cơ động phân tán đi các sân bay đã chiến và thực hiện dẫn bay thực binh đúng kế hoạch, bảo đảm an toàn.

Tại Hạ Long, từ ngày 18 đến ngày 21 tháng 9 năm 2000, Bộ Tổng Tham mưu, Cục Hàng không dân dụng việt Nam và Quân chủng Phòng không-không quân tổ chức diễn tập tìm kiếm-cứu nạn hàng không (SAREX-2000). 1 An-26 của Trung đoàn không quân 918, 1 Mi-8, 4 Mi-17 của Trung đoàn không quân 916 và lực lượng nhảy dù của không quân với đầy đủ trang bị được Quân chủng đưa vào tham gia diễn tập. Trung tá Nguyễn Tuấn Long, Phó Trưởng phòng Dẫn đường tham gia bộ phận chỉ huy-tham mưu tại sở chỉ huy diễn tập. Ngày 18 tháng 9, 5 chiếc trực thăng của Trung đoàn 916 cơ động tới sân bay Kiến An, sáng ngày 20 tháng 9, bay hợp luyện.

Ngày 21 tháng 9, thực hành diễn tập. Theo đúng tưởng định, tổ bay An-26 do lái chính Hà Đức Tuế chỉ huy, dẫn đường trên không Trần Văn Chữ cất cánh làm nhiệm vụ tìm kiếm máy bay bị nạn ở trên biển xa. Tổ bay Mi~8; lái chính Trần Văn Tâm-dẫn đường trên không Đặng Văn Mến-cơ giới trên không Cao Xuân Thạch cất cánh làm nhiệm vụ tìm kiếm máy bay bị nạn ở trên biển gần. Sau khi xác định chính xác vị trí của máy bay bị nạn, 3 tổ bay Mi- 17: Lái chính Nguyễn Ngọc Vi-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Đặng Đức Nga, lái chính Nguyễn Xuân Thanh-lái chính Lương Văn Lâm (ngồi ghế lái phụ)-cơ giới trên không Nguyễn Danh Toại và lái chính Thiều Quang Trọng-lái chính Hoàng Lại Long (ngồi ghế lái phụ)-cơ giới trên không Nguyễn Thế Cương lần lượt cất cánh đến cứu hành khách, tổ bay và đưa vào bờ. Các chuyến bay thực binh của không quân đều được dẫn bay chính xác và đúng kế hoạch, hoàn toàn khớp với hành động của Lữ đoàn hải quân 170, lực lượng cảnh sát biển và cứu hộ thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh. Cuộc diễn tập đã đạt kết quả tốt.

Trung tuần tháng 7 năm 2001, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức diễn tập chỉ huy-tham mưu có một phần thực binh mang tên RS-01. Lực lượng tham gia diễn tập của Quân chủng gồm Sư đoàn phòng không 377 và Sư đoàn Không quân 370. Ban Chỉ đạo của Quân chủng được bố trí tại Cam Ranh và Phan Rang. Thượng tá Nguyễn Tuấn Long, Phó Trưởng phòng Dẫn đường tham gia tổ nội dung. Sư đoàn 370 triển khai sở chỉ huy phía trước tại Phan Rang.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngày 14 tháng 7, Sư đoàn 370 tổ chức cơ động chuyển sân một lực lượng của Trung đoàn 917 và của Trung đoàn 935 theo nhiệm vụ diễn tập. Ngày 19 tháng 7, các kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 937 và Trung đoàn 935 hoàn thành tốt nhiệm vụ dẫn chuyến bay làm quân xanh và nhiệm vụ trong diễn tập.

Ngày 20 tháng 7, Mi-8 bay 2 lần chuyến chở ban Chỉ đạo của Bộ, Quân chủng Hải quân và Quân chủng Phòng không - Không quân đi kiểm tra các vị trí sơ tán, phòng tránh của các lực lượng hải quân, phòng không và không quân. Qua diễn tập, đội ngũ dẫn đường Sư đoàn 370 đã nâng cao được khả năng sẵn sàng chiến đấu và trình độ tổ chức hiệp đồng dẫn đường trong tác chiến bảo vệ mục tiêu và chi viện cho biển, đảo.

Đầu tháng 12 năm 2001, Bộ Tổng Tham mưu tổ chức diễn tập chỉ huy-tham mưu có một phần thực binh cho Quân khu 9 và một phần lực lượng trực thuộc Bộ (PT-01). Quân chủng Phòng không-không quân sử dụng một phần lực lượng của Sư đoàn phòng không 367, Sư đoàn Không quân 370 và cơ quan Quân chủng tham gia biên tập. Tổ Trung tâm được thành lập gồm các phòng Tác chiến, Trinh sát, Dẫn đường, Thông tin, Thanh tra-An toàn bay. Thượng tá Nguyễn Tuấn Long, Phó Trưởng phòng Dẫn đường và trung tá Đặng Văn Sinh, trợ lý Phòng Dẫn đường nằm trong tổ Trung tâm. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao trong diễn tập, Sư đoàn 370 tổ chức cơ động chuyển sân một lực lượng của Trung đoàn 917, của Trung đoàn 935 và của Trung đoàn 937 từ các căn cứ đóng quân đến các vị trí tập kết. Còn 1 Mi-8 của Trung đoàn 917 ở lại Tân Sơn Nhất.

Ngày 7 tháng 12, chiếc Mi-8 ở Tân Sơn Nhất cất cánh, sau đó được dẫn bay làm quân xanh đột nhập đường không ở độ cao thấp vào địa bàn Quân khu 9.

Ngày 11 tháng 12, theo tưởng định, hai máy bay quân xanh làm nhiệm vụ tiến công đường không. Hiệp đồng chặt chẽ với hỏa lực phòng không trong khu vực, hai máy bay quân đỏ được dẫn lên đánh địch bảo vệ các mục tiêu trọng yếu. Trong các tình huống giả định tiếp theo, quân đỏ dẫn máy bay đánh địch trên đường vào đổ bộ đường không và máy bay chi viện hỏa lực cho lực lượng Quân đoàn 4 đánh địch tại khu vực đổ bộ.

Trong diễn tập , trực thăng của Trung đoàn 917 còn thực hiện nhiều chuyến bay phục vụ Ban Chỉ đạo đi kiểm tra các hướng và đánh giá kết quả bắn đạn thật của một số đơn vị. Cuộc diễn tập kết thúc ngày 12 tháng 12. Đội ngũ dẫn đường Sư đoàn 370 và các trung đoàn 937, 935 và 917 đã thu được những kinh nghiệm quý báu về thực hành dẫn bay tại sở chỉ huy cơ động.

Từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 7 năm 2002, tại Bạch Mai, Quân chủng tổ chức diễn tập với đề mục bộ đội phòng không-không quân trên chiến trường miền Bắc hiệp đồng với các lực lượng vũ trang trên địa bàn đánh trả tiến công đường không của địch, bảo vệ vững chắc các mục tiêu trên khu vực trách nhiệm được giao (ĐK-1/02); mục đích chính là nghiên cứu công tác tổ chức chỉ huy cơ động phân tán, sơ tán và tác chiến phòng không cho cụm lực lượng phòng không-không quân trên chiến trường miền Bắc.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Lực lượng tham gia diễn tập chủ yếu là người chỉ huy và cơ quan tham mưu các sư đoàn phòng không 361, 363, 365 và Sư đoàn Không quân 371. Trong diễn tập, thượng tá Trương Thanh Lương, Phó Trưởng phòng Dẫn đường đảm nhiệm chức danh Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng, trung tá Vũ Quang Hòa và trung tá Nguyễn Văn Tiềm, trợ lý Phòng Dẫn đường trực tiếp giúp Chủ nhiệm Dẫn đường Quân chủng hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Trung tá Nguyễn Văn Nhâm, trợ lý Phòng Dẫn đường tham gia tổ trung tâm của Bộ Tham mưu. Cuộc diễn tập chỉ thực hiện phần chỉ huy-tham mưu và không có thực binh. Quân chủng được Bộ đánh giá đạt kết quả khá. Các văn kiện, tài liệu dẫn đường đều được chuẩn bị chu đáo.

Tại Bạch Mai, từ ngày 6 đến ngày 12 tháng 10 năm 2003, Bộ tổ chức diễn tập tác chiến phòng không cho các lực lượng phòng không-không quân trên hướng chiến lược miền Bắc (PK-03). Để hoàn thành nhiệm vụ dẫn đường trong diễn tập, đại tá Vũ Chính Nghị, Trưởng phòng, trung tá Đặng Văn Sinh và Dư Văn Thắng, trợ lý đảm nhiệm các công việc tại K- 19 (sở chỉ huy tập); thượng tá Trương Thanh Lương Phó Trưởng phòng và trung tá Vũ Quang Hòa làm các văn kiện dẫn đường tại nơi làm việc của phòng. Một khối lượng công việc rất lớn về dẫn đường đã được phối hợp chặt chẽ và giải quyết đạt hiệu quả cao, nhất là xác định đầy đủ nhiệm vụ bảo đảm dẫn đường theo đúng quyết tâm tác chiến của Tư lệnh Quân chủng và làm kế hoạch dẫn bay thực binh đúng tưởng định chiến thuật. Quân chủng sử lực lượng máy bay của Sư đoàn 371, Trung đoàn 916 bay 6 lần/chiếc thực binh "quân xanh".

10 giờ ngày 11 tháng 10, tiến hành dẫn bay thực binh. Các tốp quân xanh bắt đầu hoạt động. Tổ bay Mi-17: lái chính Nguyễn Xuân Thanh-dẫn đường trên không Nguyễn Thế Cương-cơ giới trên không Hà Quang Minh của Trung đoàn 916 bay theo đường bay của tên lửa hành trình ở độ cao thấp và phi công Đoàn Thiếu Lam của Trung đoàn không quân 927 cũng bay theo đường bay của tên lửa hành trình, nhưng ở độ cao trung bình hướng vào Hà Nội và Nội Bài; phi công Trần Huy Hà của Trung đoàn 927 bay theo đường bay của máy bay chiến thuật ở độ cao trung bình hướng vào Hải Phòng và Hà Nội; tổ bay Mi-17: lái chính Thiều Quang Trọng-dẫn đường trên không Trịnh Quang Thắng và Đặng Vàn Mến-cơ giới trên không Ngô Quang Tuấn bay theo đường bay của máy bay chiến thuật ở độ cao thấp đánh vào Hòa Bình và Hà Nội; đôi bay: Nguyễn Khắc Quyết-Nguyễn Việt Phương của Trung đoàn 921, sau khi làm quân đỏ cơ động chuyển sân, được giao nhiệm vụ bay quân xanh theo đường bay của máy bay ném bom chiến lược đánh vào Hòa Bình và Hà Nội. Các đơn vị quân đỏ tổ chức dẫn đánh tên lửa hành trình, máy bay chiến thuật và chiến lược theo quyết tâm chiến đấu của người chỉ huy.

Ngoài ra, 2 tổ bay Mi-172: lái chính Nguyễn Xuân Hồng-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Nguyễn Anh Tuấn và lái chính Đàm Văn Toản-dẫn đường trên không Bùi Văn Vanh-cơ giới trên không Phùng Hữu Khang làm nhiệm vụ chuyên cơ A và B chở các đồng chí lãnh đạo ****, Chính phủ và thủ trưởng Bộ theo dõi và kiểm tra kết quả diễn tập của các đơn vị phòng không và không quân. Cuộc diễn tập kết thúc thắng lợi, được Bộ đánh giá cao.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Cuối tháng 11 năm 2003, ủy ban tìm kiếm cứu nạn Quốc gia, Cục Hàng không và Quân chủng Phòng không- Không quân tổ chức cuộc diễn tập tìm kiếm-cứu nạn hàng không quy mô lớn trên địa bàn Tây Nguyên (SAREX-2003) nhằm nghiên cứu, xác định quy chế phối hợp điều hành chỉ huy và bảo đảm chỉ huy cho công tác tìm kiếm-cứu nạn hàng không trên địa bàn rừng núi và thực hiện tìm kiếm-cứu nạn theo tưởng định ở Tây Nguyên. Thượng tá Trương Thanh Lương, Phó Trưởng phòng Dẫn đường tham gia Ban Chỉ đạo.

Ngày 19 tháng 11, 2 Mi-8 của Trung đoàn 917 và 2 An-26 của Trung đoàn 918 cơ động chuyển sân đến Buôn Ma Thuột. Ngày 20 và 21 tháng 11, Ban Chỉ đạo diễn tập tổ chức bay hợp luyện. Ngày 22 tháng 11 năm 2003, thực hành diễn tập tại thôn Hà Bắc, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc với các nội dung: An-26 tìm kiếm vị trí xảy ra tại nạn, thông báo tình hình trên không; Mi-8 thả dù tiếp tế và hạ cánh sơ cứu, vận chuyển nạn nhân. Đội ngũ dẫn đường trên không An-26 và Mi-8 đã làm tốt công tác dẫn bay trên trên địa hình rừng núi. Các chuyến bay diễn tập đều được dẫn chính xác và bảo đảm an toàn tuyệt đối

Căn cứ vào Chỉ thị số 53/CT-BQP, ngày 13 tháng 7 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và chỉ thị của Tổng tham mưu trưởng về việc tham gia diễn tập và chuẩn bị cho diễn tập. Tư lệnh Quân chủng quyết định sử dụng một bộ phận cán bộ thủ trưởng Bộ Tư lệnh và cơ quan Quân chủng, chỉ huy và cơ quan Sư đoàn Không quân 370, Sư đoàn phòng không 367 tham gia diễn tập chỉ huy-cơ quan cấp chiến lược-chiến dịch, một bên hai cấp trên bản đồ có một phần thực binh, trên hướng chiến lược miền Nam mang tên MN-04.

Thượng tá Trương Thanh Lương, Trưởng phòng và ba đồng chí Nguyễn Văn Nhâm, Lưu Thế Nghiệp, Vũ Quang Hòa trợ lý Phòng Dẫn đường cùng lực lượng tham gia diễn tập cơ động vào Tân Sơn Nhất và nằm trong kíp rút gọn sở chỉ huy tiền phương Quân chủng tại Sư đoàn 367.

Từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 10 năm 2004, kíp dẫn đường Quân chủng làm kế hoạch bảo đảm dẫn đường cho quyết tâm tác chiến của Tư lệnh và chỉ thị bảo đảm dẫn đường gửi Sư đoàn 370 và Trung đoàn 918, đồng thời chuẩn bị các phương án xử lý các tình huống: Đánh địch tiến công hỏa lực đường không; chi viện hỏa lực cho các đơn vị đánh địch đổ bộ đường không, đổ bộ đường biển và tiến công trên bộ; chi viện hỏa lực cho bộ đội binh chủng hợp thành thực hành tiến công, phản công chiến dịch, chiến lược, kết thúc chiến tranh.

Ngày 17 tháng 10, tổ bay Mi-172: lái chính Phạm Ngọc Yên-dẫn đường trên không Nguyễn Danh Đoan-cơ giới trên không Nguyễn Quang Hồng của Trung đoàn 917 chở Ban Chỉ đạo diễn tập từ Tân Sơn Nhất thị sát các đơn vị bộ binh của Quân đoàn 4 thực binh.

Qua diễn tập, đội ngũ dẫn đường đã tích lũy thêm các kinh nghiệm tổ chức thực hành dẫn đường trong tác chiến bảo vê Tổ quốc trên hướng chiến trường phía Nam.

Đầu tháng 11 năm 1999, mưa rất to trên diện rộng và liên tiếp nhau trong nhiều ngày đã tạo ra những trận lũ lớn tàn phá 7 tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định. Hàng nghìn ngôi nhà bị nước lũ cuốn trôi, hàng vạn người chịu cảnh màn trời, chiếu đất, thiếu thức ăn, nước uống, gây thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Chấp hành chỉ thị của Bộ Quốc phòng, Quân chủng sử dụng lực lượng An-26 của Trung đoàn 918, Mi-8, Mi-17 và Ka-32 của các trung đoàn 916, 954, tổ chức vận chuyển và thả hàng cứu trợ cho nhân dân bị lũ lụt.
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Ngay chiều ngày 2 tháng 11 năm 1999, 5 tổ bay trực thăng của Trung đoàn 916 được lệnh chuyển sân từ Hòa Lạc vào Phú Bài và Đà Nẵng. Tất cả hạ cánh xuống Vinh, nạp thêm nhiên liệu và chuẩn bị bay tiếp. Từ Vinh, tổ bay Mi-17: lái chính Đinh Phương Tâm - dẫn đường trên không Phạm Văn Bất – cơ giới trên không Dặng Đức Nga chở Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Trần Việt cất cánh trước.

Trên đường bay vào, tại khu vực Đèo Ngang, trời mưa liên tục mây thấp, tầm nhìn rất hạn chế. Dẫn đường cho vòng ra biển, lái chính bay ở độ cao cực thấp, sau đó vòng vào bờ và bay tiếp vào Phú Bài. Hạ cánh xong, tổ bay lập tức nhận nhiệm vụ, khẩn trương chuẩn bị và tiếp tục cất cánh thả hàng cứu trợ. Do thời tiết ở Đèo Ngang xấu đi, 4 tổ bay của Trung đoàn 916 phải nằm lại Vinh, hôm sau mới vào được.

Cầu hàng không vận chuyển hàng cứu trợ của Quân chủng nhanh chóng được thiết lập và hoạt động với cường độ cao chưa từng thấy. Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 11 năm 1999, An-26 tập trung vận chuyển hàng từ Tân Sơn Nhất ra và từ Gia Lâm vào Phú Bài, Đà ỡăng và Chu Lai. Từ đây, các loại trực thăng của Quân chủng toả đi các hướng, chuyển ngay hàng cứu trợ tới tay đồng bào bị lũ lụt. Do công việc nhiều, thời gian gấp, một số tổ bay của Công ty bay dịch vụ miền Bắc và miền Nam cũng đã được huy động. Với quyết tâm cao, đội ngũ dẫn đường trên không trong các tổ bay và dẫn đường từ các sở chỉ huy đã góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao: Thực hiện 241 chuyến bay liên tục trong điều kiện thời tiết phức tạp cả ban ngày và ban đêm, vận chuyển được 303.898kg hàng cứu trợ và đưa đón 633 lượt người. Đây còn là lần đầu tiên tổ chức chỉ huy, điều hành đợt hoạt động bay lớn rất thành công của sở chỉ huy hợp nhất Quân chủng tại K-99.

Nhận lời mời của đồng chí Khăm-tày Si-phăn-đon, Tổng Bí thư Đang? nhân dân cách mạng, Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đồng chí Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đang? cộng sản Việt Nam đã sang thăm Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Ngày 9 tháng 1 năm 2001, tổ bay Mi-172: lái chính Lương Văn Lâm-dẫn đường trên không Phạm Văn Bất-cơ giới trên không Phùng Hữu Khang của Trung đoàn 916 đưa Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh từ Luông Pha Băng đi thăm Huội Sài và Sai-nha-bu-li, rồi về Luông Pha Băng. Tổ bay Mi-172: lái chính Trần Đình Long-dẫn đường trên không Phạm Văn Thường-cơ giới trên không Cao Tiến Nhật của Công ty bay dịch vụ miền Bắc chở đoàn tuỳ tùng của Tổng Bí thư. Công tác dẫn bay chuyên cơ trên đất bạn đã được hoàn thành rất tốt.

2. Tổ chức hội thao, hội thi dẫn đường.

Trong các ngày 12, 13 và 14 tháng 8 năm 2003, tại Thọ Xuân, Quân chủng tổ chức Hội thao Chỉ huy-dẫn đường không quân năm 2003. Thiếu tướng Phạm Phú Thái, Phó Tư lệnh-tham mưu trưởng Quân chủng, Trưởng ban Chỉ đạo hội thao, đại tá Lương Quốc Bảo, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng, Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo, Chủ tịch hội đồng chấm thi.

Trong hai tháng 6 và 7, tất cả các văn kiện chỉ đạo và tổ chức điều hành hội thao đều được chuẩn bị chu đáo và triển khai thực hiện nghiêm túc tại tất cả các đơn vị.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top