- Biển số
- OF-806509
- Ngày cấp bằng
- 4/3/22
- Số km
- 2,851
- Động cơ
- 190,457 Mã lực
(Tiêp)
Vấn đề là làm thế nào điều này sẽ được thực hiện một cách đáng tin cậy. Để răn đe, vấn đề quan trọng là làm thế nào để khiến đối thủ - và các đồng minh - tin rằng cam kết là có thật, chứ không phải là một hành động ngoại giao rẻ tiền sẽ bị bỏ rơi khi rủi ro chấm dứt. Ông Tertrais gợi ý một loạt phương án. Cuối cùng, Pháp có thể chỉ cần hứa sẽ tham khảo ý kiến về việc sử dụng hạt nhân với các đối tác của mình nếu thời gian cho phép. Triệt để hơn, nếu “chiếc ô” của Mỹ hoàn toàn biến mất, Pháp có thể mời các đối tác châu Âu tham gia vào các hoạt động hạt nhân, như cung cấp máy bay hộ tống cho máy bay ném bom, gia nhập lực lượng đặc nhiệm với phương tiện thay thế tàu sân bay Charles de Gaulle, tiếp nhận máy bay ném bom vũ khí hạt nhân, hoặc thậm chí đặt một vài tên lửa ở Đức. Ông nói, những lựa chọn như vậy cuối cùng có thể đòi hỏi “một cơ chế lập kế hoạch hạt nhân chung”.
Tàu sân bay Charles de Gaulle
Những suy đoán của ông Lindner phần lớn đã bị các quan chức Đức bác bỏ khi trao đổi với tờ Economist tại Munich. Nhưng vấn đề hạt nhân, liên quan đến những câu hỏi sâu sắc nhất về chủ quyền, bản sắc và sự sống còn của quốc gia, chỉ ra khoảng trống nếu Mỹ từ bỏ châu Âu. Cựu Tổng thống Pháp, François Mitterand, phát biểu vào năm 1994 rằng: “Sẽ có một học thuyết hạt nhân châu Âu, một biện pháp răn đe châu Âu, chỉ khi có những lợi ích sống còn của châu Âu được các nước khác thừa nhận. Chúng ta còn cách điều này rất xa”. Châu Âu hiện nay đã gần hơn đến điều này, nhưng có lẽ chưa đủ gần. Mối nghi ngờ tương tự - đã khiến Pháp phát triển lực lượng hạt nhân của riêng mình vào những năm 1950 - rằng liệu một tổng thống Mỹ có hy sinh New York vì Paris hay không - cũng tái hiện ở châu Âu: liệu Macron có mạo hiểm Toulouse để lấy Tallinn hay không?
Câu hỏi khô khan về năng lực chỉ huy và kiểm soát quân sự đã làm nổi bật những vấn đề như vậy. NATO là một tổ chức chính trị và ngoại giao, đồng thời là bộ máy quan liêu chi tới 3,3 tỷ euro hàng năm và vận hành một mạng lưới trụ sở phức tạp: Trụ sở tối cao của Lực lượng Đồng minh châu Âu (SHAPE) ở Bỉ, ba bộ chỉ huy lớn ở Mỹ, Hà Lan và Italy, cùng một loạt các bộ chỉ huy nhỏ hơn. Đây là những bộ não sẽ điều hành bất kỳ cuộc chiến nào với Nga. Nếu Trump rút khỏi NATO chỉ sau một đêm, người châu Âu sẽ phải quyết định thực hiện vai trò này như thế nào.
Ông Daniel Fiott thuộc Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha), cho biết lựa chọn “chỉ mình EU” sẽ không hiệu quả. Một phần do trụ sở quân sự của EU vẫn nhỏ, thiếu kinh nghiệm và không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Một phần do không có Anh, quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất châu Âu, cũng như các thành viên NATO ngoài EU như Canada, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Một giải pháp thay thế sẽ là châu Âu kế thừa cấu trúc cũ của NATO và giữ cho liên minh tồn tại mà không cần đến Mỹ. Dù tổ chức nào được chọn thì cũng cần những sĩ quan trình độ cao. Các quan chức của SHAPE thừa nhận phần lớn việc lập kế hoạch nghiêm túc chỉ được thực hiện ở một số quốc gia. Theo giáo sư Olivier Schmitt tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, trong số các quốc gia châu Âu, chỉ có Pháp, Anh và có thể cả Đức, vào một ngày đẹp trời, mới có thể lập kế hoạch cho các chiến dịch ở cấp sư đoàn và quân đoàn, vốn cần thiết trong trường hợp Nga tiến hành một cuộc tấn công lớn.
Tuy nhiên, quyền chỉ huy về bản chất mang tính chính trị. Ông Fiott nghi ngờ các quốc gia thành viên EU có thể nhất trí về một nhân vật tương đương với Tư lệnh Đồng minh Tối cao châu Âu, vị tướng hàng đầu của liên minh và theo thông lệ, luôn là người Mỹ. Điều này cho thấy sự thống trị của Mỹ ở châu Âu đã ngăn chặn các tranh chấp nội bộ của châu Âu trong nhiều thập kỷ như thế nào, như được thể hiện trong Chiến tranh Lạnh rằng mục đích của NATO là giữ “Mỹ ở trong, Nga ở ngoài và Đức bị lật đổ”. Bà Sophia Besch tại Carnegie Endowment nhận xét rằng châu Âu vẫn chiều theo Mỹ trong những vấn đề lớn nhất về an ninh châu Âu: “Ấn tượng của tôi là người Mỹ thường suy nghĩ có tính chiến lược hơn nhiều nước châu Âu khác về tư cách thành viên EU của Ukraine”. Bà thấy có rất ít hy vọng rằng châu Âu sẽ mang đến những ý tưởng mới táo bạo cho hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay tại Washington vào tháng 7, dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh.
Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Chắc chắn có khả năng cú sốc đối với an ninh châu Âu sẽ ít kịch tính hơn lo ngại. Có lẽ Mỹ sẽ thông qua một gói viện trợ và châu Âu sẽ gom đủ đạn pháo cho Ukraine. Có lẽ, ngay cả khi thắng cử, Trump sẽ giữ Mỹ ở lại NATO, khẳng định rằng phần lớn thành viên của khối này - và tất cả những quốc gia dọc theo mặt trận phía Đông, và vì vậy hầu hết đều cần được bảo vệ - không còn “vi phạm” quy định về mức chi quốc phòng nữa. Một số quan chức châu Âu thậm chí cho rằng Trump, người ưa thích vũ khí hạt nhân, có thể sẽ thực hiện những bước đi quyết liệt như đáp ứng yêu cầu của Ba Lan về việc tham gia các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Hiện tại, vẫn còn những cuộc tranh luận gay gắt về mức độ phòng ngừa của châu Âu trước sự bỏ rơi của Mỹ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đã nhiều lần cảnh báo ý tưởng này là vô nghĩa, vào ngày 14/2 tuyên bố rằng “EU không thể bảo vệ châu Âu. 80% chi tiêu quốc phòng của NATO đến từ các đồng minh ngoài EU”.
Những người ủng hộ khả năng tự cung tự cấp của châu Âu đáp lại rằng việc xây dựng một “trụ cột châu Âu” trong NATO phục vụ ba mục đích: củng cố sức mạnh của NATO chừng nào Mỹ còn tồn tại; cho thấy châu Âu cam kết chia sẻ gánh nặng phòng thủ tập thể; và, nếu cần, đặt nền móng trong trường hợp có rạn nứt trong tương lai. Tăng chi quốc phòng, sản xuất vũ khí nhiều hơn và có nhiều lực lượng chiến đấu hơn sẽ cần thiết ngay cả khi Mỹ vẫn ở trong liên minh và tuân theo các kế hoạch chiến tranh hiện tại. Hơn nữa, ngay cả tổng thống Mỹ yêu thích châu Âu nhất cũng có thể buộc phải chuyển lực lượng ra khỏi châu lục nếu như Mỹ bị kéo vào một cuộc chiến lớn ở châu Á.
Những câu hỏi khó về năng lực chỉ huy và kiểm soát, cũng như những tác động đối với vai trò lãnh đạo chính trị, có lẽ vẫn còn. Ông Fiott cho biết, trường hợp xấu nhất là Mỹ rời NATO, sẽ cần một giải pháp liên kết chặt chẽ hơn các thể chế chồng chéo của châu Âu. Ông đề xuất một số lựa chọn cấp tiến, như trao cho EU một ghế trong Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính của NATO, hoặc thậm chí kết hợp giữa chức Tổng thư ký NATO và Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Những quan điểm như vậy hiện vẫn có vẻ không tưởng, nhưng sẽ dần trở nên thực tế sau mỗi tuần trôi qua.
Vấn đề là làm thế nào điều này sẽ được thực hiện một cách đáng tin cậy. Để răn đe, vấn đề quan trọng là làm thế nào để khiến đối thủ - và các đồng minh - tin rằng cam kết là có thật, chứ không phải là một hành động ngoại giao rẻ tiền sẽ bị bỏ rơi khi rủi ro chấm dứt. Ông Tertrais gợi ý một loạt phương án. Cuối cùng, Pháp có thể chỉ cần hứa sẽ tham khảo ý kiến về việc sử dụng hạt nhân với các đối tác của mình nếu thời gian cho phép. Triệt để hơn, nếu “chiếc ô” của Mỹ hoàn toàn biến mất, Pháp có thể mời các đối tác châu Âu tham gia vào các hoạt động hạt nhân, như cung cấp máy bay hộ tống cho máy bay ném bom, gia nhập lực lượng đặc nhiệm với phương tiện thay thế tàu sân bay Charles de Gaulle, tiếp nhận máy bay ném bom vũ khí hạt nhân, hoặc thậm chí đặt một vài tên lửa ở Đức. Ông nói, những lựa chọn như vậy cuối cùng có thể đòi hỏi “một cơ chế lập kế hoạch hạt nhân chung”.
Tàu sân bay Charles de Gaulle
Những suy đoán của ông Lindner phần lớn đã bị các quan chức Đức bác bỏ khi trao đổi với tờ Economist tại Munich. Nhưng vấn đề hạt nhân, liên quan đến những câu hỏi sâu sắc nhất về chủ quyền, bản sắc và sự sống còn của quốc gia, chỉ ra khoảng trống nếu Mỹ từ bỏ châu Âu. Cựu Tổng thống Pháp, François Mitterand, phát biểu vào năm 1994 rằng: “Sẽ có một học thuyết hạt nhân châu Âu, một biện pháp răn đe châu Âu, chỉ khi có những lợi ích sống còn của châu Âu được các nước khác thừa nhận. Chúng ta còn cách điều này rất xa”. Châu Âu hiện nay đã gần hơn đến điều này, nhưng có lẽ chưa đủ gần. Mối nghi ngờ tương tự - đã khiến Pháp phát triển lực lượng hạt nhân của riêng mình vào những năm 1950 - rằng liệu một tổng thống Mỹ có hy sinh New York vì Paris hay không - cũng tái hiện ở châu Âu: liệu Macron có mạo hiểm Toulouse để lấy Tallinn hay không?
Câu hỏi khô khan về năng lực chỉ huy và kiểm soát quân sự đã làm nổi bật những vấn đề như vậy. NATO là một tổ chức chính trị và ngoại giao, đồng thời là bộ máy quan liêu chi tới 3,3 tỷ euro hàng năm và vận hành một mạng lưới trụ sở phức tạp: Trụ sở tối cao của Lực lượng Đồng minh châu Âu (SHAPE) ở Bỉ, ba bộ chỉ huy lớn ở Mỹ, Hà Lan và Italy, cùng một loạt các bộ chỉ huy nhỏ hơn. Đây là những bộ não sẽ điều hành bất kỳ cuộc chiến nào với Nga. Nếu Trump rút khỏi NATO chỉ sau một đêm, người châu Âu sẽ phải quyết định thực hiện vai trò này như thế nào.
Ông Daniel Fiott thuộc Viện Hoàng gia Elcano (Tây Ban Nha), cho biết lựa chọn “chỉ mình EU” sẽ không hiệu quả. Một phần do trụ sở quân sự của EU vẫn nhỏ, thiếu kinh nghiệm và không có khả năng giám sát chiến tranh cường độ cao. Một phần do không có Anh, quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn nhất châu Âu, cũng như các thành viên NATO ngoài EU như Canada, Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Một giải pháp thay thế sẽ là châu Âu kế thừa cấu trúc cũ của NATO và giữ cho liên minh tồn tại mà không cần đến Mỹ. Dù tổ chức nào được chọn thì cũng cần những sĩ quan trình độ cao. Các quan chức của SHAPE thừa nhận phần lớn việc lập kế hoạch nghiêm túc chỉ được thực hiện ở một số quốc gia. Theo giáo sư Olivier Schmitt tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh ở Đan Mạch, trong số các quốc gia châu Âu, chỉ có Pháp, Anh và có thể cả Đức, vào một ngày đẹp trời, mới có thể lập kế hoạch cho các chiến dịch ở cấp sư đoàn và quân đoàn, vốn cần thiết trong trường hợp Nga tiến hành một cuộc tấn công lớn.
Tuy nhiên, quyền chỉ huy về bản chất mang tính chính trị. Ông Fiott nghi ngờ các quốc gia thành viên EU có thể nhất trí về một nhân vật tương đương với Tư lệnh Đồng minh Tối cao châu Âu, vị tướng hàng đầu của liên minh và theo thông lệ, luôn là người Mỹ. Điều này cho thấy sự thống trị của Mỹ ở châu Âu đã ngăn chặn các tranh chấp nội bộ của châu Âu trong nhiều thập kỷ như thế nào, như được thể hiện trong Chiến tranh Lạnh rằng mục đích của NATO là giữ “Mỹ ở trong, Nga ở ngoài và Đức bị lật đổ”. Bà Sophia Besch tại Carnegie Endowment nhận xét rằng châu Âu vẫn chiều theo Mỹ trong những vấn đề lớn nhất về an ninh châu Âu: “Ấn tượng của tôi là người Mỹ thường suy nghĩ có tính chiến lược hơn nhiều nước châu Âu khác về tư cách thành viên EU của Ukraine”. Bà thấy có rất ít hy vọng rằng châu Âu sẽ mang đến những ý tưởng mới táo bạo cho hội nghị thượng đỉnh NATO năm nay tại Washington vào tháng 7, dịp kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh.
Chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất
Chắc chắn có khả năng cú sốc đối với an ninh châu Âu sẽ ít kịch tính hơn lo ngại. Có lẽ Mỹ sẽ thông qua một gói viện trợ và châu Âu sẽ gom đủ đạn pháo cho Ukraine. Có lẽ, ngay cả khi thắng cử, Trump sẽ giữ Mỹ ở lại NATO, khẳng định rằng phần lớn thành viên của khối này - và tất cả những quốc gia dọc theo mặt trận phía Đông, và vì vậy hầu hết đều cần được bảo vệ - không còn “vi phạm” quy định về mức chi quốc phòng nữa. Một số quan chức châu Âu thậm chí cho rằng Trump, người ưa thích vũ khí hạt nhân, có thể sẽ thực hiện những bước đi quyết liệt như đáp ứng yêu cầu của Ba Lan về việc tham gia các thỏa thuận chia sẻ hạt nhân. Hiện tại, vẫn còn những cuộc tranh luận gay gắt về mức độ phòng ngừa của châu Âu trước sự bỏ rơi của Mỹ. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, đã nhiều lần cảnh báo ý tưởng này là vô nghĩa, vào ngày 14/2 tuyên bố rằng “EU không thể bảo vệ châu Âu. 80% chi tiêu quốc phòng của NATO đến từ các đồng minh ngoài EU”.
Những người ủng hộ khả năng tự cung tự cấp của châu Âu đáp lại rằng việc xây dựng một “trụ cột châu Âu” trong NATO phục vụ ba mục đích: củng cố sức mạnh của NATO chừng nào Mỹ còn tồn tại; cho thấy châu Âu cam kết chia sẻ gánh nặng phòng thủ tập thể; và, nếu cần, đặt nền móng trong trường hợp có rạn nứt trong tương lai. Tăng chi quốc phòng, sản xuất vũ khí nhiều hơn và có nhiều lực lượng chiến đấu hơn sẽ cần thiết ngay cả khi Mỹ vẫn ở trong liên minh và tuân theo các kế hoạch chiến tranh hiện tại. Hơn nữa, ngay cả tổng thống Mỹ yêu thích châu Âu nhất cũng có thể buộc phải chuyển lực lượng ra khỏi châu lục nếu như Mỹ bị kéo vào một cuộc chiến lớn ở châu Á.
Những câu hỏi khó về năng lực chỉ huy và kiểm soát, cũng như những tác động đối với vai trò lãnh đạo chính trị, có lẽ vẫn còn. Ông Fiott cho biết, trường hợp xấu nhất là Mỹ rời NATO, sẽ cần một giải pháp liên kết chặt chẽ hơn các thể chế chồng chéo của châu Âu. Ông đề xuất một số lựa chọn cấp tiến, như trao cho EU một ghế trong Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính của NATO, hoặc thậm chí kết hợp giữa chức Tổng thư ký NATO và Chủ tịch Ủy ban châu Âu. Những quan điểm như vậy hiện vẫn có vẻ không tưởng, nhưng sẽ dần trở nên thực tế sau mỗi tuần trôi qua.