(Tiếp)
Một sĩ quan tên Jaber Al-Naama thuộc Không quân Qatar Emiri cho biết trong video của Al Jazeera: "Các máy bay trực thăng Apache tiếp tục thực hiện các hoạt động đánh chặn nhưng ở độ cao khác với độ cao mà F-15 đang bay và chúng đã hoàn toàn sẵn sàng đối đầu với bất kỳ cuộc tấn công hoặc sự can thiệp nào của máy bay không người lái, nếu có".
F-15 là 1 trong 4 loại vũ khí dùng để chống lại tên lửa của Iran tại Qatar
Có vẻ như quân đội Qatar đã lấy cảm hứng từ Quân đội Hoa Kỳ khi sử dụng trực thăng Apache trong vai trò phòng không. Các lực lượng vũ trang khác cũng đang thử nghiệm tiềm năng của trực thăng trong các hoạt động như vậy bao gồm Pháp, nước được cho là đã sử dụng trực thăng NH-90 để bắn hạ một máy bay không người lái của Houthi trên Biển Đỏ vào năm ngoái, và Israel, nước đã sử dụng trực thăng AH-64 trong các nhiệm vụ chống máy bay không người lái.
Khoảng 7:30 tối hôm đó, hệ thống cảnh báo sớm phát hiện Iran đã phóng tên lửa thành hai đợt liên tiếp: Một số đến từ hướng đông bắc phía trên vùng biển lãnh hải và số tên lửa còn lại đến từ hướng bắc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed Al-Ansari cho biết với CNN vào tháng 6 rằng nhiều hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Qatar tại hai địa điểm đã được kích hoạt, trong đó có bảy tên lửa bị đánh chặn trên Vịnh Ba Tư, 11 tên lửa bị đánh chặn trên bầu trời Doha và một tên lửa rơi xuống căn cứ Al-Udeid.
Đoạn phim mới nhất cho thấy một trong những hệ thống Patriot đã được triển khai tại một địa điểm ven biển gần vùng biển lãnh hải. Quốc gia vùng Vịnh này đã thiết lập hệ thống phòng không hai lớp: lớp thứ nhất bao gồm Patriot, và lớp thứ hai bao gồm NASAMS, do công ty Kongsberg của Na Uy và RTX đồng sản xuất.
Tuy nhiên, các sĩ quan lưu ý rằng hệ thống phòng thủ thứ cấp không cần phải can thiệp vì Patriot đã đánh chặn được tất cả 19 tên lửa được phóng đi và không có máy bay không người lái nào tham gia vào cuộc tấn công.
Patriot và NASAM là hai loại tên lửa đóng vai trò chính để bắn hạ tên lửa của Iran
Một sĩ quan tên Jaber Al-Naama thuộc Không quân Qatar Emiri cho biết trong video của Al Jazeera: "Các máy bay trực thăng Apache tiếp tục thực hiện các hoạt động đánh chặn nhưng ở độ cao khác với độ cao mà F-15 đang bay và chúng đã hoàn toàn sẵn sàng đối đầu với bất kỳ cuộc tấn công hoặc sự can thiệp nào của máy bay không người lái, nếu có".
F-15 là 1 trong 4 loại vũ khí dùng để chống lại tên lửa của Iran tại Qatar
Có vẻ như quân đội Qatar đã lấy cảm hứng từ Quân đội Hoa Kỳ khi sử dụng trực thăng Apache trong vai trò phòng không. Các lực lượng vũ trang khác cũng đang thử nghiệm tiềm năng của trực thăng trong các hoạt động như vậy bao gồm Pháp, nước được cho là đã sử dụng trực thăng NH-90 để bắn hạ một máy bay không người lái của Houthi trên Biển Đỏ vào năm ngoái, và Israel, nước đã sử dụng trực thăng AH-64 trong các nhiệm vụ chống máy bay không người lái.
Khoảng 7:30 tối hôm đó, hệ thống cảnh báo sớm phát hiện Iran đã phóng tên lửa thành hai đợt liên tiếp: Một số đến từ hướng đông bắc phía trên vùng biển lãnh hải và số tên lửa còn lại đến từ hướng bắc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar Majed Al-Ansari cho biết với CNN vào tháng 6 rằng nhiều hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Qatar tại hai địa điểm đã được kích hoạt, trong đó có bảy tên lửa bị đánh chặn trên Vịnh Ba Tư, 11 tên lửa bị đánh chặn trên bầu trời Doha và một tên lửa rơi xuống căn cứ Al-Udeid.
Đoạn phim mới nhất cho thấy một trong những hệ thống Patriot đã được triển khai tại một địa điểm ven biển gần vùng biển lãnh hải. Quốc gia vùng Vịnh này đã thiết lập hệ thống phòng không hai lớp: lớp thứ nhất bao gồm Patriot, và lớp thứ hai bao gồm NASAMS, do công ty Kongsberg của Na Uy và RTX đồng sản xuất.
Tuy nhiên, các sĩ quan lưu ý rằng hệ thống phòng thủ thứ cấp không cần phải can thiệp vì Patriot đã đánh chặn được tất cả 19 tên lửa được phóng đi và không có máy bay không người lái nào tham gia vào cuộc tấn công.
Patriot và NASAM là hai loại tên lửa đóng vai trò chính để bắn hạ tên lửa của Iran