Về bếp, nhân có mợ LCD post bếp, tôi có những quan điểm cá nhân về bếp cho người Việt nam như sau:
1. Mầu tủ dưới bếp hiện đại thế giới hiện nay thường dùng màu đơn sắc nhiều hơn người dùng màu gỗ. Cá nhân tôi, khi ra nước ngoài bao giờ tôi cũng thích màu tủ bếp cá trên cả dưới là màu đơn sắc (trừ những căn hộ cổ điển), cả lát sàn bếp cũng vậy. Tuy nhiên, khi về VN cũng chấp nhận tủ bếp sàn bếp màu gỗ cũng không sao, tuy nhiên, trong căn hộ, chỗ để thể hiện xu hướng hiện đại chính là bếp, và thích dùng màu đơn sắc phối hợp. Cánh laminate hoặc arcylics đều được nhưng phải đơn sắc, bóng mờ, dán cạnh noline (hiện nay An Cường có nhận làm dán cạnh laminate đơn sắc noline).
2. Chân bàn bếp dưới, không nên đóng chân gỗ, bo len gỗ mà dùng chân, len chuyên dụng của Hafele rất chuẩn về chịu lực, rộng gầm về công năng lau chùi, dễ thao tác mở gầm lau chùi.
3. Mặt bàn bếp dùng kimsa đen rất đẹp nhưng mạnh về màu quá và tối quá, khi để đồ vật sử dụng trên mặt bàn khó nhận dạng. Do vậy mặt bàn nên sáng màu hơn, dùng Granit hay Vicostone đều Ok, nhưng đúng là Vicostone đẳng cấp chính xác, độ chống xước, tinh tế của mép, ghép, ngấm màu hơn hẳn.
4. Kính ốp tường rất đẹp, bắt mắt nhưng phải chọn màu, kỹ thuật sơn mệt phết, giá lại hơi cao, rất khó khi muốn bắn thêm đinh ốc để lắp đồ trên kính... Tôi chọn giải pháp ốp gạch bóng âm tường phiến lớn, đẹp, rẻ, sạch, màu thoải mái chọn.
5.Tủ trên mở bản lề cánh ngang (trừ khoang chạn bát) nhưng tủ dưới cần ngăn kéo hóa (kể cả khoang chậu rửa nếu muốn vẫn ngăn kéo hóa được), trừ khoang dùng mâm xoay 180 độ ở góc nếu có. Ngăn kéo hóa kết hợp sử dụng các phụ kiện của tây như ray âm giảm chấn, giá nồi đa năng, giá dao thớt Hàng Thiếc đều rất OK, nó là kết quả của ngành công thái học tiện nghi cho người làm bếp rồi. Làm ngược thì khó sử dụng thôi.
6. Tay nằm cánh tủ là đại vấn đề. TK hiện đại thường thích hợp với kiểu tay nằm hèm âm, có khi dùng lại có gắn kim loại chỗ hèm âm. Nhưng sử dụng tay nắm lắp dương có cái điệu của nó, nó rất có ích khi khăn lau bếp và khăn nói chung mình có chỗ vắt khăn vừa tiện vừa điệu. Nó còn giúp chủ nhà khi sử dụng tránh bôi bẩn dầu mỡ vào các hèm cánh tủ sau lau rất mệt (lau cái tay nằm kim loại dương rất dễ). Hoặc cái cảnh tủ chạn dùng tay nâng Blum mà hèm mở khi đóng cánh rất bất tiện, nếu dùng tay nằm dương thì đại tiện lợi.
7. Nhà bếp rộng trên 5m (kể cả bàn đảo) thì nên TK sao cho tất cả các thiết bị lơn lớn nhà cần dùng như vi sóng, chiên không dầu...phải để âm bàn, giầu hở dưới tủ dưới phía nào cho đẹp chứ không nên treo cao hoặc đặt trên mặt bàn bếp.
8. Tủ kín và hở là cuộc tranh luận cổ xưa và hiện nay vẫn tiếp tục. Thói quen người dùng, độ tiện lợi khi sử dụng cộng với trường phái thiết kế mà ra công thức kín 100%, hở 100% hay vừa kín vừa hở. Tôi luôn chọn hài hòa giữa kín và hở cả tủ trên và tủ dưới (kín 2/3 đến 3/4. Còn lại hở). Ví dụ, thùng rác, rau tươi (loại không cho vào tủ lạnh), chai nước mắm hay dùng, muối... tôi luôn có tủ hở cho chúng. Hở nhưng đẹp mới khó chứ kín hết thì dễ thi công nhưng bất tiện khi dùng.
9. Chạn bát Việt (cả giá dao thớt Việt) tôi luôn đánh giá cao hàng trên Hàng Thiếc, tôi chỉ sử dụng cái bản lề của ông Blum thôi chứ cái giá chạn tôi phải tự đặt trên Hàng thiếc - Lò Rèn để đúng với nhu cầu úp bát đĩa Việt (nhà tôi ăn theo kiểu Việt chứ không ăn toàn đĩa với dao dĩa kiểu Tây), phải đặt cả cái ống đũa trong chạn đúng nhu cầu chứ chạn tây nó không có giỏ đũa, nó bắt dùng MRB, để đũa trong khay như dao dĩa, trời nồm thì chết toi - chú ý: nhà tôi không dùng máy rửa bát.
10. Ổ điện thành tường bếp tôi thiết kế cao đúng 20cm trên mặt sàn, nhà bác 2 bên lệch nhau trông không chuyên nghiệp và hơi bị cao, khi cắm đồ dây dợ nó lòng thòng ra.
11. Bàn ăn mua ngoài màu óc chó có vẻ không hợp màu với sàn và tủ bếp.
Trên là vài ý kiến cá nhân về bếp (dù tôi ít nấu bếp), không có ý phê bình nhà bác LCD mà nhân tiện nói quan điểm cá nhân để mọi người bàn luận.