- Biển số
- OF-549082
- Ngày cấp bằng
- 5/1/18
- Số km
- 306
- Động cơ
- 161,482 Mã lực
- Tuổi
- 41
Em luôn cho rằng phụ kiện ray, bản lề là thành phần rất rất quan trọng trong một món đồ gỗ công nghiệp nên phần này em không bao giờ tiếc tiền đầu tư cả. Một cái tap đầu giường phần ray có khi gần bằng tiền cả phần gỗ. Bù lại, sự tinh tế trong chuyển động làm cho người dùng một cảm giác rất thư thái và bền vững. Nếu vượt quá ngân sách em sẽ nghiên cứu công năng chuyển bớt sử dụng ray sang bản lề.Cám ơn cụ đã nêu quan điểm về ray và bản lề và tôi thấy đúng.
Tuy nhiên, khi chọn bản lề và ray cho các đồ gỗ, cũng cần tính đến chi phí.
Ví dụ 1 cái tủ kệ TV nhà tôi, tôi đếm thấy phải dùng đến 30 cái bản lề và 4 bộ ray, nếu dùng loại cao cấp cỡ hettech, riêng tiền ray +BL hết khoảng 5tr, bằng 1/3 chi phí tiền đóng tủ. Tôi cho là như vậy là hơi quá và cần lựa chọn lại. Các tủ đồ dùng trong nhà (trừ khu vực bếp và WC), chỉ cần dùng carriny hàng thông dụng là OK.
Riêng về tủ bếp:
1. Ít nhất là phải chọn bản lề Hafele hãng, chất liệu inox, giá khoảng 35k/ bản lề. Ray thì các ngăn kéo nên dùng ray âm giảm chấn Hafele hoặc Eurogold là ok, giá khoảng 320k/ bộ. 1 cái bếp dùng khoảng 26 bản lề, 5 bộ ray, 1 tay nâng Blum (giá 2,3tr) (nhiều thiết bị như giá nồi, giá dao thường có ray kèm rồi). Tổng phí cho phụ kiện gỗ khoảng 5 triệu là vừa.
- Nếu nâng cấp, thì bản lề đúng là có thể nâng cấp lên bản lề hettech, ray có thể nâng thành ray ALTO hoặc tương đương, tổng phí tăng thêm 4 triệu.
- Phương án cao cấp dùng tòan đồ hettech và tương đương, tổng phí tăng thêm khoảng 5-8 tr nữa.
2. Thợ mộc nào mà biết đóng tủ bếp theo modul thì quá tốt. Trên off ta có bác Thien Funiture hay quảng cáo làm theo modul. Tuy nhiên, hầu hết các nhòm mộc chuyên về bếp, dù họ không tuyên bố đóng theo modul thì trên thực tế, họ cũng đóng hệ tủ trên, tủ dưới theo mấy khối rời kiểu modul theo thiết kế và kích thước của từng bếp. Mỗi cái bếp thường dài khoảng 5-7 mét, họ đóng thành 4 khối trên, 4 khối dưới thì đó cũng là 1 dạng modul rồi. Khi làm bếp, mình cũng chỉ cần lưu ý yêu cầu họ đống thành các khối tủ sao cho dễ dàng sau này tháo lắp, thay thế, sửa chữa là OK. Các liên kết vách giữa các khối tủ/ Modul có thể dùng vít chuyên dùng bắt.![]()
![]()
Đóng mấy khối rời chưa hẳn là module đâu cụ ạ. Có thể là họ đóng cho tiện khổ gỗ, tiện vận chuyển, hoặc gia cố cho một khu vực nào đó. Đóng module là mỗi khu vực công năng là 1 khối. Các công năng được sắp xếp tùy biến và ghép lại với nhau. Chậu rửa một khối, máy rửa bát 1 khối, lò nướng 1 khối, úp bát 1 khối,... Đóng module thì đương nhiên là tốn gỗ hơn khá nhiều.
Cụ Thiên Furniture làm ổn đấy cụ. Giá không cạnh tranh lắm nhưng vật liệu không bát nháo. Đồ cụ ấy làm em đánh giá thuộc phân khúc tầm trung. Gỗ An Cường không đường line, đóng module, đường nét khá sắc sảo.
Phân khúc cao cấp em biết bên Thu Anh 168 Nguyễn Khánh Toàn. Đắt sắt ra miếng. Tủ bếp trên dưới gỗ nhựa Picomat dày 20mm, cánh Veneer óc chó 2 mặt, keo dán PUR, liên kết bằng vít nở để khắc phục nhược điểm của gỗ nhựa, giá khoảng 11 triệu/1m dài cho phần gỗ.
Mấy món khác thì có thể cân đối tiết kiệm chứ riêng tủ bếp nên đầu tư tốt nhất trong khả năng. Dùng hàng chợ, hàng rẻ tiền, hàng bát nháo 1, 2 năm là nó như đống cốt pha thì đó mới là đắt các cụ ạ.
Chỉnh sửa cuối: