Cụ đã quớt thì quớt cả bài, cụ chỉ quớt 1 - 2 dòng rồi suy ra cả câu chuyện ko khác gì các báo lá cải lắm. Cụ nói mãi mà em vẫn chưa hiểu rõ ý cụ định nói gì ?
1. Phá bỏ chỗ đó đi, cấm tiệt không quy hoạch quy hiếc gì hết, cứ giữ nguyên vẻ hiện trạng thế để lấy tiền UNESCO và thu hút khách Tây ?
2. Vì vậy cái gì quan trọng thì nên cân nhắc mà giữ (theo như cụ nói)?
3... ???? Đọc mãi mà em vẫn chưa hiểu cụ thể là nó như thế nào ???
Có thể góc nhìn của em nó hạn hẹp, nhãn quan của em nó không tốt bằng của cụ và em cũng không đủ chín chắn để đưa ra được những quan điểm kinh tế chính trị như cụ nói, em cũng chỉ đi lên đó có vài lần, em đi bằng cảm nhận, bằng trái tim, nêu quan điểm trên tư cách là một người dân binh thường, chia sẻ với nỗi khó khăn của con người nơi đây, cảm nhận về cái nên làm và cái phải chấp nhận khi nói đến cuộc sống nơi đây, không vì bất cứ mục đích nào. Có thể cụ đi nhiều, chà sát nhiều nhưng cụ có chắc cảm nhận của cụ tốt hơn em ?
Xin lỗi chủ thớt. Tôi cũng có ý trích cả bài nhưng thấy dài dòng quá nên đành chọn đoạn chốt để trích lại nhằm phân tích để cụ thấy vấn đề mà thôi.
Lý do trích lại đoạn của cụ:
Cụ phân tích lúc đầu thì còn tương đối trung dung, có ý đồ mở và đóng vấn đề, nhưng đến khi cụ bình luận về quan điểm của cụ Tuấn thì cụ kết luận khá vội vàng, nóng tính và hơi thái quá khi đánh giá. Tôi không thực sự quan tâm nhiều đến cụ Tuấn đâu, tôi quan tâm đến cái ý về phát triển ở đó mà thôi vì vậy toàn bộ bài tôi nói đến hoàn cảnh lịch sử và câu chuyện Du lịch Hà Giang về tổng quát. Nói về kiến thức thì cụ Tuấn biết rất nhiều về Tây Bắc và lăn lộn ở đó một thời gian rất dài, cũng vì thấu cái cảnh đói rét mà chuyện Cơm có thịt ra đời ạ.
Quay lại 3 nội dung của cụ, xin phản hồi từng thứ một như sau:
[Trích:
1. Phá bỏ chỗ đó đi, cấm tiệt không quy hoạch quy hiếc gì hết, cứ giữ nguyên vẻ hiện trạng thế để lấy tiền UNESCO và thu hút khách Tây ?
2. Vì vậy cái gì quan trọng thì nên cân nhắc mà giữ (theo như cụ nói)?
3... ???? Đọc mãi mà em vẫn chưa hiểu cụ thể là nó như thế nào ???]
1. Unesco chả cho ai tiền cả mà nó còn đòi tiền của các nước nó làm dịch vụ cho, nhưng cái danh xưng mà nó gắn cho các địa danh, bên cạnh một số cái hàng chợ (di sản này nọ), một số cái rất đang giá và Hà Giang được chúng ta, thế giới biết đến nhiều hơn sau 2010 khi họ được Unesco công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Tất nhiên để được công nhận như vậy thì nó cả mớ ràng buộc về điều kiện quản lý bảo vệ, bảo tồn, xâm phạm làm thay đổi hiện trạng....vv.
Như nhiều bài báo thì Panorama nằm sát ngay vành đai đệm của khu Công viên địa chất. Cái nguy hiểm là nó sẽ thế nào nếu không kiểm soát được việc xây dựng ở đó, và kiểm soát thế nào nếu cho một cái tồn tại rồi sau đó có tiền lệ và hàng ngàn cái sẽ mọc lên. Tất nhiên kinh tế sẽ đến. Nhưng nó có đến với dân ở đó hay không đó lại là điều cần bàn. Những người ở đó thường có quá ít nguồn lực để đầu tư. Còn tham gia vào đó hay hưởng lợi ở đó? Họ chỉ có thể làm được một cách tự phát như Sa pa thôi (tự học ngôn ngữ, tự mang đồ dân tộc ra bán). Còn hưởng lợi nhờ cơ chế chia sẻ lợi ích với các ông đến đầu tư ở đó. Xin thưa là rất khó vì các ông đầu tư sẽ đưa ra một mớ lý do để ngăn cản người dân tại khu vực đó (vốn ít ỏi về dân số) tham gia hưởng lợi.
Vấn đề thứ 2: Danh xưng Công viên địa chất toàn cầu sẽ bị thu hồi sớm nếu xảy ra vi phạm. Lúc đó chỉ người Việt ta còn quan tâm hoặc số ít Khách du lịch nước ngoài đến thì có ai đảm bảo rằng thu nhập sẽ vẫn đươc đảm bảo và duy trì khi những nguồn thu trực tiếp cho dân sẽ khó có cách mà duy trì từ (hướng dẫn, phục vụ, giao tiếp ...vv).
Bảo tồn và phát triển là hai phạm trù luôn xung đột và rất ít nơi trên thế giới thành công được đối với cả hai khía cạnh này. Doanh nghiệp thì luôn tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận, pháp luật thì không nghiêm. Chỉ như thế thôi, chỉ vài thời gian nữa cung đường Mã pí lèng sẽ không còn, các thành phần tạo nên thu nhập dịch vụ chung cho Đồng Văn và Mèo Vạc sẽ không còn và người dân ở lại sẽ lại sống với đá, chết trong đá (vì có đất đâu có mà trồng mà chăn thả..)
Vì thế: khi mà Địa danh này còn đang là một yếu tố mới và quan trọng cấu thành thu nhập cho địa phương thì cách tốt nhất là hãy giữ nó được như nguyên thủy thay vì phá nó đi!
Chưa có nghiên cứu xác đáng về doanh thu du lịch tại Đồng Văn - Mèo Vạc nhưng vài con số thống kê sau đây cũng có thể nói lên sự thành công của du lịch tỉnh trong gần 10 năm qua.
http://www.baohoabinh.com.vn/276/128862/Cao-nguyen-da-Dong-Van-Don-bay-phat-trien-du-lich-o-Ha-Giang.htm
https://hagiangsensetravel.com/luong-khach-du-lich-den-dong-van-10-thang-dau-nam-2013-tang-manh-n.html
Doanh thu từ khách nước ngoài chiếm khá nhiều trong doanh thu toàn ngành của tỉnh.
Đây là tiền để giúp dân thay đổi cuộc sống và tự chuyển biến.
Phá bỏ còn Quy hoạch gốc nó đã có rồi vì nó nằm trong hồ sơ xác định ranh giới khu công viên địa chất và ban đầu, ý định của tỉnh chỉ là "xây dựng một điểm dừng chân ngắm cảnh bằng vật liệu thân thiện tự nhiên, không làm phá hoại cảnh quan"
https://news.zing.vn/dai-dien-unesco-khach-san-ma-pi-leng-la-bat-ngo-dang-buon-post1000178.html
Về điểm 1 Cụ có vẻ chưa tìm hiểu kỹ ợ
2. Cái
quan trọng cần giữ đó chính là sự nguyên trạng và quy hoạch cảnh quan vùng đệm của Công viên Đá (bao gồm cả khu Mã Pì Lèng). Cụ có biết Hà Giang suýt bị tước danh hiệu khi để xảy ra việc phá núi làm vật liệu xây dựng? Chính vì nguy cơ này mà về sau (sau 2015) Hà giang quản lý chặt hơn nhiều với các đơn xin khai thác vật liệu xây dựng.
3. Đọc mãi mà chưa hiểu cụ thể:
Xin nói một cách đơn giản là:
Giúp dân địa phương phát triển không phải là cứ xây dựng nhà hàng khách sạn như vậy vì hiện tại, cái chỗ đó nó đắc địa và người ta đang tâm lấy cái đắc địa đó ra để mà thu lợi cho riêng mình mà không chia sẻ cho người dân ở địa phương được đồng nào?
Phát triển một địa phương không đơn giản là thu lợi từ việc đó mà phải tính đến trục phát triển, khu vực đích là gì và các tác động phát triển gián tiếp là gì.
Cung cấp thêm cho cụ mấy điểm:
Từ UBND huyện Mèo Vạc đến điểm quan sát là 17,1 km
Ngay giữa 2 khu vực này có 2 điểm đủ rộng có thể đặt bản làng nơi nghỉ rất đẹp, thoải mái (tất nhiên là phải đảm bảo mang đậm bản sắc đông bào Mông, Dao... và người ta đã làm điều đó từ khá lâu rùi ợ!
Từ Thị trấn Đồng văn đến điểm quan sát là 19 km
Dọc tuyến đường chính của đèo Mã Pí Lèng có 2 bản với số dân chừng 70 hộ và các hộ vãng lai khác đến khoanh một số vùng khá đẹp (gần tượng đài thanh niên.
Vậy thì cái mà ta vẫn nói về đói nghèo là 70 hộ nay hay là mấy chục ngàn dân của 2 huyện ạ?
Nếu mà cụ vẫn chưa hiểu thì có lẽ ta cần gặp cà phê đàm đạo thêm ợ!
Chúc cụ mạnh khỏe!