E hèm!
Ở đây chắc chắn là có những người đã từng học tập, lao động ở nước ngoài, những nước năng suất cao. Những người đó ai cũng sẽ nói: Bên đó họ làm việc chăm chỉ, ý thức tự giác trong lao động cao hơn chúng ta (VN). Tôi đã nghe kể về chuyến thực tập ngắn hạn tại Nhật Bản của một vị, mà tựu trung lại là cái kết luận: "nó làm kinh thật!". Trong câu chuyện đó cái tình tiết là, trong giờ làm việc tại một xưởng lao động chân tay, thực tập sinh người Việt Nam của chúng ta mon men ra bắt chuyện với một nữ lao động người Nhật, không biết có xinh đẹp như trên phim mà anh ấy hay xem không...

mà chỉ nhận lại được những câu trả lời đầy khó chịu, ánh mắt thiếu thiện cảm

thậm chí có thể hiểu như coi thường. Hết một ca, số sản phẩm mà lao động người Nhật hoàn thiện được nhiều hơn hẳn số sản phẩm của thực tập VN.
Thế là có một ý đúng. Nhưng ý ấy không đủ lý giải việc cùng là lao động người Việt Nam, làm những việc trong khả năng, như chạy bàn quán ăn, làm móng chân móng tay, khi sang làm việc ở các nước giầu có thì thu nhập lại cao hơn 10-20 lần so với chính họ ở VN.
Cho nên phương pháp lập báo cáo của Bộ LĐ-TB-XH tính tổng giá trị sản phẩm tạo ra chia cho đầu người... có rất ít ý nghĩa. Từ đó dẫn đến kiến nghị nhảm nhí sau: