Theo em được biết thì 2 trường thôi cụ, nó là trường QT, cả học phí và phí thi đều quá cao so với khả năng của người dân nước này.
Nói chung là ở VN muốn có giáo dục toàn diện kiểu chất lượng được quốc tế công nhận như IB thì phải trả phí cực cao. Hiện tại có 13 trường chính thức cung cấp giảng dạy chương trình IB theo tổ chức quán lý IB quốc tế
(www.ibo.org/programmes/find-an-ib-school/?SearchFields.Country=VN):
- American International School Vietnam (AISVN)
- Australian International School
- British International School, Hanoi
- British International School, Ho Chi Minh City
- Canadian International School - Vietnam
- European International School
- Hanoi International School Co., Ltd
- International School of Vietnam
- International School, Ho Chi Minh City
- Renaissance International School Saigon
- Saigon South International School
- United Nations International School of Hanoi
- Western Australian Primary and High School
Học phí thường trong khoảng $30,000 USD trở lên mỗi năm.
Tuy vậy với những học sinh có quyết tâm và năng lực + cha mẹ sẵn sàng liều cho con đi một mình ra nước ngoài thì vẫn có thể nộp đơn vào hệ thống trường IB United World College. Hệ thống này có 18 cơ sở ở 18 nước trên thế giới (
https://www.uwc.org/schools), cực kỳ khắt khe đầu vào nhưng với tiềm lực tài chính hùng hậu nên cho học bổng toàn phần hoặc bán phần cho khoảng 65% học sinh theo học (
https://www.uwc.org/page/?pid=3131&accordion=Admissions).
"Behind the Scores; Myths on Korean education" bài viết của Hyunsu Hwang, Tổng thư ký của Liên đoàn Nhân viên giáo dục và Giáo viên Hàn Quốc - KTU (
https://english.eduhope.net/english/index.html). Email trực tiếp của Hyunsu Hwang:
hswang@ktu.or.kr
Lược dịch một số đoạn:
Nhận xét của Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2018 (WDR) đã gây sốc cho tôi: "Giáo dục và học tập giúp nâng cao khát vọng, thiết lập các giá trị, và cuối cùng làm phong phú thêm cuộc sống. Quốc gia nơi tôi sinh ra, Hàn Quốc, là tấm gương tốt về cách giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng này". Tôi đồng ý với câu đầu tiên. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ về điều thứ hai. Tôi không chắc Jim Yong Kim rời Hàn Quốc khi nào và những trải nghiệm ông ấy có ở trường là gì, nhưng dường như có một khoảng cách lớn giữa mô tả của ông về giáo dục Hàn Quốc và của hầu hết người Hàn Quốc.
Giáo dục Hàn Quốc có phải là một mô hình tốt không? Tôi đã học 16 năm ở đây, từ tiểu học đến đại học, và tiếp tục dạy học hơn 20 năm. Trong thời gian này, tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ ai, giáo viên hay học sinh, nói rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc có hiệu quả và chất lượng cao. Hầu hết bậc cha mẹ đều nói rằng họ thực sự căng thẳng khi ngày càng bỏ ra quá nhiều tiền cho việc học thêm, dạy kèm của con cái. Thành thật mà nói, người dân không thực sự hài lòng với nền giáo dục này. Đó là lý do tại sao tôi không thoải mái khi đọc lời ca ngợi của WDR về giáo dục Hàn Quốc.
Lời khen ngợi quốc tế cho giáo dục Hàn Quốc chủ yếu là do kết quả trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Học sinh ở Hàn Quốc được xếp hạng rất cao, tương tự bạn bè đồng trang lứa ở Phần Lan. Tuy nhiên, giáo dục Hàn Quốc hoàn toàn khác với giáo dục Phần Lan. Nếu giáo dục có mục đích cuối cùng là "làm giàu cuộc sống" thì Hàn Quốc không được coi là giáo dục. Chúng ta cần xem xét những gì ẩn sau điểm số. Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục Hàn Quốc là sự cạnh tranh khốc liệt. Cuộc đua đến các trường đại học hàng đầu hiện nay bắt đầu từ mẫu giáo. Trường tiểu học và trung học giống như đấu trường để giành điểm số. Nhưng chỉ điểm cao là không đủ. Điều quan trọng là điểm "của tôi" phải tốt hơn những người khác và tôi nên đánh bại điểm số của bạn cùng lớp.
Điểm mấu chốt của nền giáo dục lấy thi cử làm trung tâm là
Su-neung, kỳ thi tuyển sinh đại học. Học sinh thi 8 tiếng trong một ngày. Máy bay không thể bay qua bán đảo Triều Tiên trong thời gian diễn ra phần nghe môn tiếng Anh. Kết quả thi không chỉ xác định ngôi trường một người có thể theo học, mà còn nghề nghiệp họ sẽ theo đuổi, thậm chí cả người họ sẽ kết hôn. Mặc dù chính phủ nỗ lực để giảm bớt sự cạnh tranh bằng cách giới thiệu một hệ thống tuyển sinh đại học đa dạng hơn,
Su-neung vẫn là yếu tố sống còn cho giáo dục công lập ở Hàn Quốc. Tác giả Diane Ravitch từng đề cập trên Worlds of Education, việc nhấn mạnh quá nhiều vào điểm thi "bóp méo quá trình giáo dục theo những cách không mong muốn", "khuyến khích gian lận, dạy để thi và giảm thời gian cho các môn không thi". Đây chính xác là những gì đang xảy ra ở các trường học Hàn Quốc.
Các trung tâm dạy thêm được gọi là
hagwon và rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục Hàn Quốc. Alvin Toffler, một trong những nhà khoa học tương lai nổi tiếng nhất thế giới, đã đề cập đến chúng khi ông tới Hàn Quốc: "Điều không thể hiểu nổi nhất về Hàn Quốc là giáo dục của họ đang đi lùi. Học sinh Hàn Quốc dành 15 giờ ở trường và
hagwon để tìm hiểu về kiến thức sẽ không cần thiết trong tương lai hoặc cho công việc thậm chí không tồn tại. Họ đang lãng phí thời gian quý báu". Tôi muốn tập trung vào phần này: "Học sinh Hàn Quốc dành 15 tiếng ở trường". Điều này có đúng không? Lịch trình hàng ngày của học sinh tiểu học có thể khác với học sinh trung học, nhưng học sinh trung học trung bình dành 13 giờ đến 15 giờ ở trường, thường đến 10 giờ tối. Bữa trưa và bữa tối được phục vụ tại trường học. Giờ học có thể được chia thành ba ca: các lớp thông thường từ 8h30 sáng đến 4h chiều, các lớp học thêm sau giờ học từ 4h chiều đến 6h tối, và giờ tự học ban đêm từ 7h tối đến 10h tối. Một số học sinh trung học đến
hagwon hoặc gặp gia sư riêng ở nhà để học thêm sau 10h tối, đi ngủ lúc 1-2h sáng. Ở trường, nhiều học sinh ngủ trong lớp vì thiếu ngủ ở nhà.
Nguồn:
https://worldsofeducation.org/en/woe_homepage/woe_detail/15740/wdr2018-reality-check-18-“behind-the-scores-myths-on-korean-education”-by-hyunsu-hwang
Đồng ý là nên chăm học nhưng 1 ngày 13-16h thì gớm quá nhỉ
Nhiều người thường nói học sinh Mỹ và các nước phương Tây khác vừa học vừa chơi, trong khi học sinh Á Đông (Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc) thì chăm học, cày bừa giỏi.
Theo nhận định của tôi, thực ra khác biệt này là do sự khác biệt trong quản lý và tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục trung ương qua nội dung thi cử --> ảnh hưởng đến yêu cầu của cha mẹ và giáo viên với học sinh --> ảnh hưởng đến nội dung phương thức học tập của học sinh. Chứ không phải là vì dân Á Đông học giỏi nên bộ giáo dục các nước Á Đông mới đưa ra yêu cầu cực cao, đôi khi vô lý, để chọn học sinh học giỏi nhất.
Lấy ví dụ môn Toán. Tại Mỹ, chương trình dạy của các trường cấp 3 thường có những môn sau để học sinh tự chọn.
i. Đại số 1 Algebra 1 (tìm 1 ẩn trong phương trình, đẳng thức, bất đẳng thức; phương trình bậc 1 & 2

thường học vào năm lớp 9. Thời lượng học là 50 phút x 180 ngày (học hàng ngày) = 180 tiết 50 phút = 150 tiếng
ii. Đại số 2 Algebra 2 (tìm 2 ẩn trong hệ phương trình; phương trình bậc 3; logarithm; số ảo). Thời lượng học như trên, 150 tiếng.
iii. Hình học Geometry (tính chất, chiều dài, chu vi, diện tích của góc, cạnh, hình tam giác, hình tứ giác, hìng tròn, v.v.). Thời gian học thường là 75 tiếng (nữa năm) đến 150 tiếng (1 năm)
iv. Lượng giác/Tiền tích phân Trigonometry/Pre-calculus (học về sin, cos, tan; hằng đẳng thức đáng nhớ, hàm số, đồ thị,v.v.). Thời gian học là 150 tiếng (1 năm)
v. Tích phân 1 (học về tới hạn limit, đạo hàm, vi phân). Thời gian học là 75-150 tiếng
vi. Tích phân 2 (học về vi phân và tích phân cao cấp; dãy và chuỗi số, Taylor's Series, v.v.). Thời gian học là 150 tiếng
Yêu cầu tốt nghiệp thường thấy của các trường cấp 3 là 4 lớp toán trong 4 năm cấp 3 (9-12), và học sinh có quyền tự chọn theo học lớp nào để đủ yêu cầu tốt nghiệp. Đối với phần lớn học sinh không muốn theo học chuyên sâu về toán, tin, khoa học thì học chỉ học i, ii, iii, và iv. Còn có khả năng và muốn học chuyên sâu hơn thì học sinh thường chọn học i, ii, iv, vi (vì lớp có số 2 thường dành ra 2 tháng đầu để ôn/học nhanh nội dung của lớp có số 2). Học sinh muốn bỏ qua lớp số 1 để học lớp số 2 thì thường cần phải kiếm được điểm cao trong bài thi đầu vào placement exam và được sự đồng ý của giáo viên.
Lưu ý là ngoài môn Toán ra thì học sinh cấp 3 tại Mỹ mỗi ngày chỉ học 4-5 lớp khác. Học sinh học từ 8 giờ sáng tới khoảng 3 giờ chiều, bao gồm nghỉ trưa 1 tiếng.
Ngoài ra các trường đại học hàng đầu của Mỹ ~ top 30 US News National Universities/LAC thường ưu tiên các học sinh kiếm được điểm cao trong lớp khó nhất của môn mà học sinh muốn học chuyên sâu ở bậc đại học. Như vậy học sinh đạt A trong Tích Phân 2 cũng được coi trọng như học sinh được A trong môn Sinh Học hoặc ngữ văn Anh ở mức khó nhất (thường là Advanced Placement AP Biology, English Literature & Composition). Xem thêm về điểm này trong bài viết khác của tôi trên otofun:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-cho-f1-di-du-hoc.1636082/page-4#post-53338425
Trong khi đó tại VN, học sinh phải học hết tất cả các nội dung ii,iii,iv,vi như của Mỹ (150 tiếng/môn), nhưng thời lượng học là khoảng 3 năm x 9 tháng x 4 tuần x 4 ngày x 45 phút = 324 tiếng tức 81 tiếng mỗi môn.
Thời gian học thực tế trên lớp chỉ khoảng một nửa, bài tập nhiều hơn, bài thi lắt léo hơn, và học sinh hoàn toàn không được chọn học hay không, cấp độ 1 hay 2, nên dẫn đến học sinh bị stress nhiều, phải phụ thuộc vào gia sư hoặc lớp dạy thêm để thỏa mãn yêu cầu của giáo viên và cha mẹ.
Tất cả chỉ vì bộ giáo dục và các trường đại học yêu cầu em nào muốn học quản trị kinh doanh hay luật hay sử hay các môn xã hội nào khác cũng phải nắm vững các hằng đẳng thức đáng nhớ. Vì sao? Có thể là do di tích từ hệ thống giáo dục Sô-viết cũ trọng kỹ sư lý hóa và an ninh quốc phòng.