[Funland] Nếu không đỗ thì các cháu qua VN mà sống cho đỡ vất vả.

vnposh

Xe điện
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
4,807
Động cơ
270,604 Mã lực
Em cũng giống mợ. Trước chỉ nghĩ mình học hành nhiều thứ sau này không hề sử dụng trong cuộc sống nên cũng muốn con cái được học hành nhẹ nhàng. Nhưng giờ em đang sống ở một đất nước mà học sinh học hành nhẹ nhàng tới mức, cho dù tiếng Anh là ngôn ngữ chính thống ở đất nước này (giống Sing), tuy nhiên số người nói tiếng Anh đúng ngữ pháp cơ bản, giao tiếp được trong công việc chiếm không quá 2/3 dân số. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cấp 3 (A- level) những năm gần đây chỉ rơi vào khoảng 75%, mặc dù họ đã hạ điểm đỗ xuống so với thời kì trước. Các cháu học hành như đi chơi, cả cấp 3 chỉ học 4 môn, nghỉ lễ triền miên, hầu như hiếm có chuyện đi học thêm vì tiền học thêm quá đắt đỏ so với mức lương trung bình của bố mẹ.

Em cũng đang băn khoăn không biết cho con em theo học ở đây hay cho về VN. Ở VN học nặng và đúng là có nhiều phần rườm rà thật nhưng có áp lực để các cháu phấn đấu. Còn bên này đúng là cuộc sống nhẹ nhàng, dễ thở cho cả bố mẹ lẫn con cái, nhưng em chưa thấy giáo dục ở đây ưu việt hơn so với VN.
Đúng là lý do kinh tế hay văn hoá nó cũng ảnh hưởng đến giáo dục: Singapore cấp THPT học chỉ 6 môn bắt buộc, còn tự chọn; Việt Nam mình về hình thức là 13 môn bắt buộc, thực tế thì học sinh chỉ bị 3-4 “bắt buộc”, còn lại thì cháu nào có hướng đi khác thì “tự bắt buộc” thôi (để vào trường chuyên, lớp chọn chẳng hạn), thầy cô cũng chả ép.

Kiểu Việt Nam nó thế.:D
 

Buryat

Xe buýt
Biển số
OF-596130
Ngày cấp bằng
26/10/18
Số km
839
Động cơ
136,477 Mã lực
Tuổi
45
P/s: trả lời thêm câu hỏi của cụ về các cty TQ, HQ, dĩ nhiên là em nghĩ trong global operation thì người Ấn sẽ có cơ hội lên c level hơn người Việt rồi. Số liệu dẫn chứng em ko có, đây là em nghĩ thôi.
Ở các công ty đa quốc gia của Nhật, Hàn, Trung ... thì người bản địa vẫn chiếm địa vị chính, việc để người nước ngoài chiếm vị trí cao như CEO ở Headquarter cực hiếm (hoặc chưa có bao giờ) nên cũng khó có số liệu mà dẫn. Nhưng cá nhân em nghĩ thì người Việt sẽ có cơ hội cao hơn, nhất là nếu người đó nhập tịch, còn Âu hay Ấn thì gần như zero cơ hội.

Còn làm mấy vị trí Global operation như cụ nói, chủ yếu mang tính marketing ra thị trường Âu Mỹ (như Chief Security Officer của Huawei hình như người Mỹ) thì cũng có thể dân Ấn hay Âu Mỹ có khả năng được chọn hơn, nhưng đó là vấn đề thị trường.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
"Behind the Scores; Myths on Korean education" bài viết của Hyunsu Hwang, Tổng thư ký của Liên đoàn Nhân viên giáo dục và Giáo viên Hàn Quốc - KTU (https://english.eduhope.net/english/index.html). Email trực tiếp của Hyunsu Hwang: hswang@ktu.or.kr

Lược dịch một số đoạn:

Nhận xét của Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2018 (WDR) đã gây sốc cho tôi: "Giáo dục và học tập giúp nâng cao khát vọng, thiết lập các giá trị, và cuối cùng làm phong phú thêm cuộc sống. Quốc gia nơi tôi sinh ra, Hàn Quốc, là tấm gương tốt về cách giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng này". Tôi đồng ý với câu đầu tiên. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ về điều thứ hai. Tôi không chắc Jim Yong Kim rời Hàn Quốc khi nào và những trải nghiệm ông ấy có ở trường là gì, nhưng dường như có một khoảng cách lớn giữa mô tả của ông về giáo dục Hàn Quốc và của hầu hết người Hàn Quốc.

Giáo dục Hàn Quốc có phải là một mô hình tốt không? Tôi đã học 16 năm ở đây, từ tiểu học đến đại học, và tiếp tục dạy học hơn 20 năm. Trong thời gian này, tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ ai, giáo viên hay học sinh, nói rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc có hiệu quả và chất lượng cao. Hầu hết bậc cha mẹ đều nói rằng họ thực sự căng thẳng khi ngày càng bỏ ra quá nhiều tiền cho việc học thêm, dạy kèm của con cái. Thành thật mà nói, người dân không thực sự hài lòng với nền giáo dục này. Đó là lý do tại sao tôi không thoải mái khi đọc lời ca ngợi của WDR về giáo dục Hàn Quốc.

Lời khen ngợi quốc tế cho giáo dục Hàn Quốc chủ yếu là do kết quả trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Học sinh ở Hàn Quốc được xếp hạng rất cao, tương tự bạn bè đồng trang lứa ở Phần Lan. Tuy nhiên, giáo dục Hàn Quốc hoàn toàn khác với giáo dục Phần Lan. Nếu giáo dục có mục đích cuối cùng là "làm giàu cuộc sống" thì Hàn Quốc không được coi là giáo dục. Chúng ta cần xem xét những gì ẩn sau điểm số. Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục Hàn Quốc là sự cạnh tranh khốc liệt. Cuộc đua đến các trường đại học hàng đầu hiện nay bắt đầu từ mẫu giáo. Trường tiểu học và trung học giống như đấu trường để giành điểm số. Nhưng chỉ điểm cao là không đủ. Điều quan trọng là điểm "của tôi" phải tốt hơn những người khác và tôi nên đánh bại điểm số của bạn cùng lớp.

Điểm mấu chốt của nền giáo dục lấy thi cử làm trung tâm là Su-neung, kỳ thi tuyển sinh đại học. Học sinh thi 8 tiếng trong một ngày. Máy bay không thể bay qua bán đảo Triều Tiên trong thời gian diễn ra phần nghe môn tiếng Anh. Kết quả thi không chỉ xác định ngôi trường một người có thể theo học, mà còn nghề nghiệp họ sẽ theo đuổi, thậm chí cả người họ sẽ kết hôn. Mặc dù chính phủ nỗ lực để giảm bớt sự cạnh tranh bằng cách giới thiệu một hệ thống tuyển sinh đại học đa dạng hơn, Su-neung vẫn là yếu tố sống còn cho giáo dục công lập ở Hàn Quốc. Tác giả Diane Ravitch từng đề cập trên Worlds of Education, việc nhấn mạnh quá nhiều vào điểm thi "bóp méo quá trình giáo dục theo những cách không mong muốn", "khuyến khích gian lận, dạy để thi và giảm thời gian cho các môn không thi". Đây chính xác là những gì đang xảy ra ở các trường học Hàn Quốc.

Các trung tâm dạy thêm được gọi là hagwon và rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục Hàn Quốc. Alvin Toffler, một trong những nhà khoa học tương lai nổi tiếng nhất thế giới, đã đề cập đến chúng khi ông tới Hàn Quốc: "Điều không thể hiểu nổi nhất về Hàn Quốc là giáo dục của họ đang đi lùi. Học sinh Hàn Quốc dành 15 giờ ở trường và hagwon để tìm hiểu về kiến thức sẽ không cần thiết trong tương lai hoặc cho công việc thậm chí không tồn tại. Họ đang lãng phí thời gian quý báu". Tôi muốn tập trung vào phần này: "Học sinh Hàn Quốc dành 15 tiếng ở trường". Điều này có đúng không? Lịch trình hàng ngày của học sinh tiểu học có thể khác với học sinh trung học, nhưng học sinh trung học trung bình dành 13 giờ đến 15 giờ ở trường, thường đến 10 giờ tối. Bữa trưa và bữa tối được phục vụ tại trường học. Giờ học có thể được chia thành ba ca: các lớp thông thường từ 8h30 sáng đến 4h chiều, các lớp học thêm sau giờ học từ 4h chiều đến 6h tối, và giờ tự học ban đêm từ 7h tối đến 10h tối. Một số học sinh trung học đến hagwon hoặc gặp gia sư riêng ở nhà để học thêm sau 10h tối, đi ngủ lúc 1-2h sáng. Ở trường, nhiều học sinh ngủ trong lớp vì thiếu ngủ ở nhà.

Nguồn: https://worldsofeducation.org/en/woe_homepage/woe_detail/15740/wdr2018-reality-check-18-“behind-the-scores-myths-on-korean-education”-by-hyunsu-hwang
 

KoThich

Xe buýt
Biển số
OF-36765
Ngày cấp bằng
1/6/09
Số km
722
Động cơ
450,970 Mã lực
Nơi ở
HN
Đồng ý là nên chăm học nhưng 1 ngày 13-16h thì gớm quá nhỉ
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
364
Động cơ
138,485 Mã lực
Theo em được biết thì 2 trường thôi cụ, nó là trường QT, cả học phí và phí thi đều quá cao so với khả năng của người dân nước này.
Nói chung là ở VN muốn có giáo dục toàn diện kiểu chất lượng được quốc tế công nhận như IB thì phải trả phí cực cao. Hiện tại có 13 trường chính thức cung cấp giảng dạy chương trình IB theo tổ chức quán lý IB quốc tế (www.ibo.org/programmes/find-an-ib-school/?SearchFields.Country=VN):
  1. American International School Vietnam (AISVN)
  2. Australian International School
  3. British International School, Hanoi
  4. British International School, Ho Chi Minh City
  5. Canadian International School - Vietnam
  6. European International School
  7. Hanoi International School Co., Ltd
  8. International School of Vietnam
  9. International School, Ho Chi Minh City
  10. Renaissance International School Saigon
  11. Saigon South International School
  12. United Nations International School of Hanoi
  13. Western Australian Primary and High School
Học phí thường trong khoảng $30,000 USD trở lên mỗi năm.

Tuy vậy với những học sinh có quyết tâm và năng lực + cha mẹ sẵn sàng liều cho con đi một mình ra nước ngoài thì vẫn có thể nộp đơn vào hệ thống trường IB United World College. Hệ thống này có 18 cơ sở ở 18 nước trên thế giới (https://www.uwc.org/schools), cực kỳ khắt khe đầu vào nhưng với tiềm lực tài chính hùng hậu nên cho học bổng toàn phần hoặc bán phần cho khoảng 65% học sinh theo học (https://www.uwc.org/page/?pid=3131&accordion=Admissions).


"Behind the Scores; Myths on Korean education" bài viết của Hyunsu Hwang, Tổng thư ký của Liên đoàn Nhân viên giáo dục và Giáo viên Hàn Quốc - KTU (https://english.eduhope.net/english/index.html). Email trực tiếp của Hyunsu Hwang: hswang@ktu.or.kr

Lược dịch một số đoạn:

Nhận xét của Chủ tịch Tập đoàn Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim trong Báo cáo Phát triển Thế giới 2018 (WDR) đã gây sốc cho tôi: "Giáo dục và học tập giúp nâng cao khát vọng, thiết lập các giá trị, và cuối cùng làm phong phú thêm cuộc sống. Quốc gia nơi tôi sinh ra, Hàn Quốc, là tấm gương tốt về cách giáo dục có thể đóng vai trò quan trọng này". Tôi đồng ý với câu đầu tiên. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ về điều thứ hai. Tôi không chắc Jim Yong Kim rời Hàn Quốc khi nào và những trải nghiệm ông ấy có ở trường là gì, nhưng dường như có một khoảng cách lớn giữa mô tả của ông về giáo dục Hàn Quốc và của hầu hết người Hàn Quốc.

Giáo dục Hàn Quốc có phải là một mô hình tốt không? Tôi đã học 16 năm ở đây, từ tiểu học đến đại học, và tiếp tục dạy học hơn 20 năm. Trong thời gian này, tôi chưa bao giờ gặp bất kỳ ai, giáo viên hay học sinh, nói rằng hệ thống giáo dục Hàn Quốc có hiệu quả và chất lượng cao. Hầu hết bậc cha mẹ đều nói rằng họ thực sự căng thẳng khi ngày càng bỏ ra quá nhiều tiền cho việc học thêm, dạy kèm của con cái. Thành thật mà nói, người dân không thực sự hài lòng với nền giáo dục này. Đó là lý do tại sao tôi không thoải mái khi đọc lời ca ngợi của WDR về giáo dục Hàn Quốc.

Lời khen ngợi quốc tế cho giáo dục Hàn Quốc chủ yếu là do kết quả trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA). Học sinh ở Hàn Quốc được xếp hạng rất cao, tương tự bạn bè đồng trang lứa ở Phần Lan. Tuy nhiên, giáo dục Hàn Quốc hoàn toàn khác với giáo dục Phần Lan. Nếu giáo dục có mục đích cuối cùng là "làm giàu cuộc sống" thì Hàn Quốc không được coi là giáo dục. Chúng ta cần xem xét những gì ẩn sau điểm số. Đặc điểm nổi bật nhất của giáo dục Hàn Quốc là sự cạnh tranh khốc liệt. Cuộc đua đến các trường đại học hàng đầu hiện nay bắt đầu từ mẫu giáo. Trường tiểu học và trung học giống như đấu trường để giành điểm số. Nhưng chỉ điểm cao là không đủ. Điều quan trọng là điểm "của tôi" phải tốt hơn những người khác và tôi nên đánh bại điểm số của bạn cùng lớp.

Điểm mấu chốt của nền giáo dục lấy thi cử làm trung tâm là Su-neung, kỳ thi tuyển sinh đại học. Học sinh thi 8 tiếng trong một ngày. Máy bay không thể bay qua bán đảo Triều Tiên trong thời gian diễn ra phần nghe môn tiếng Anh. Kết quả thi không chỉ xác định ngôi trường một người có thể theo học, mà còn nghề nghiệp họ sẽ theo đuổi, thậm chí cả người họ sẽ kết hôn. Mặc dù chính phủ nỗ lực để giảm bớt sự cạnh tranh bằng cách giới thiệu một hệ thống tuyển sinh đại học đa dạng hơn, Su-neung vẫn là yếu tố sống còn cho giáo dục công lập ở Hàn Quốc. Tác giả Diane Ravitch từng đề cập trên Worlds of Education, việc nhấn mạnh quá nhiều vào điểm thi "bóp méo quá trình giáo dục theo những cách không mong muốn", "khuyến khích gian lận, dạy để thi và giảm thời gian cho các môn không thi". Đây chính xác là những gì đang xảy ra ở các trường học Hàn Quốc.

Các trung tâm dạy thêm được gọi là hagwon và rất quan trọng đối với hệ thống giáo dục Hàn Quốc. Alvin Toffler, một trong những nhà khoa học tương lai nổi tiếng nhất thế giới, đã đề cập đến chúng khi ông tới Hàn Quốc: "Điều không thể hiểu nổi nhất về Hàn Quốc là giáo dục của họ đang đi lùi. Học sinh Hàn Quốc dành 15 giờ ở trường và hagwon để tìm hiểu về kiến thức sẽ không cần thiết trong tương lai hoặc cho công việc thậm chí không tồn tại. Họ đang lãng phí thời gian quý báu". Tôi muốn tập trung vào phần này: "Học sinh Hàn Quốc dành 15 tiếng ở trường". Điều này có đúng không? Lịch trình hàng ngày của học sinh tiểu học có thể khác với học sinh trung học, nhưng học sinh trung học trung bình dành 13 giờ đến 15 giờ ở trường, thường đến 10 giờ tối. Bữa trưa và bữa tối được phục vụ tại trường học. Giờ học có thể được chia thành ba ca: các lớp thông thường từ 8h30 sáng đến 4h chiều, các lớp học thêm sau giờ học từ 4h chiều đến 6h tối, và giờ tự học ban đêm từ 7h tối đến 10h tối. Một số học sinh trung học đến hagwon hoặc gặp gia sư riêng ở nhà để học thêm sau 10h tối, đi ngủ lúc 1-2h sáng. Ở trường, nhiều học sinh ngủ trong lớp vì thiếu ngủ ở nhà.

Nguồn: https://worldsofeducation.org/en/woe_homepage/woe_detail/15740/wdr2018-reality-check-18-“behind-the-scores-myths-on-korean-education”-by-hyunsu-hwang
Đồng ý là nên chăm học nhưng 1 ngày 13-16h thì gớm quá nhỉ
Nhiều người thường nói học sinh Mỹ và các nước phương Tây khác vừa học vừa chơi, trong khi học sinh Á Đông (Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc) thì chăm học, cày bừa giỏi.

Theo nhận định của tôi, thực ra khác biệt này là do sự khác biệt trong quản lý và tiêu chuẩn của hệ thống giáo dục trung ương qua nội dung thi cử --> ảnh hưởng đến yêu cầu của cha mẹ và giáo viên với học sinh --> ảnh hưởng đến nội dung phương thức học tập của học sinh. Chứ không phải là vì dân Á Đông học giỏi nên bộ giáo dục các nước Á Đông mới đưa ra yêu cầu cực cao, đôi khi vô lý, để chọn học sinh học giỏi nhất.

Lấy ví dụ môn Toán. Tại Mỹ, chương trình dạy của các trường cấp 3 thường có những môn sau để học sinh tự chọn.
i. Đại số 1 Algebra 1 (tìm 1 ẩn trong phương trình, đẳng thức, bất đẳng thức; phương trình bậc 1 & 2;) thường học vào năm lớp 9. Thời lượng học là 50 phút x 180 ngày (học hàng ngày) = 180 tiết 50 phút = 150 tiếng
ii. Đại số 2 Algebra 2 (tìm 2 ẩn trong hệ phương trình; phương trình bậc 3; logarithm; số ảo). Thời lượng học như trên, 150 tiếng.
iii. Hình học Geometry (tính chất, chiều dài, chu vi, diện tích của góc, cạnh, hình tam giác, hình tứ giác, hìng tròn, v.v.). Thời gian học thường là 75 tiếng (nữa năm) đến 150 tiếng (1 năm)
iv. Lượng giác/Tiền tích phân Trigonometry/Pre-calculus (học về sin, cos, tan; hằng đẳng thức đáng nhớ, hàm số, đồ thị,v.v.). Thời gian học là 150 tiếng (1 năm)
v. Tích phân 1 (học về tới hạn limit, đạo hàm, vi phân). Thời gian học là 75-150 tiếng
vi. Tích phân 2 (học về vi phân và tích phân cao cấp; dãy và chuỗi số, Taylor's Series, v.v.). Thời gian học là 150 tiếng

Yêu cầu tốt nghiệp thường thấy của các trường cấp 3 là 4 lớp toán trong 4 năm cấp 3 (9-12), và học sinh có quyền tự chọn theo học lớp nào để đủ yêu cầu tốt nghiệp. Đối với phần lớn học sinh không muốn theo học chuyên sâu về toán, tin, khoa học thì học chỉ học i, ii, iii, và iv. Còn có khả năng và muốn học chuyên sâu hơn thì học sinh thường chọn học i, ii, iv, vi (vì lớp có số 2 thường dành ra 2 tháng đầu để ôn/học nhanh nội dung của lớp có số 2). Học sinh muốn bỏ qua lớp số 1 để học lớp số 2 thì thường cần phải kiếm được điểm cao trong bài thi đầu vào placement exam và được sự đồng ý của giáo viên.

Lưu ý là ngoài môn Toán ra thì học sinh cấp 3 tại Mỹ mỗi ngày chỉ học 4-5 lớp khác. Học sinh học từ 8 giờ sáng tới khoảng 3 giờ chiều, bao gồm nghỉ trưa 1 tiếng.

Ngoài ra các trường đại học hàng đầu của Mỹ ~ top 30 US News National Universities/LAC thường ưu tiên các học sinh kiếm được điểm cao trong lớp khó nhất của môn mà học sinh muốn học chuyên sâu ở bậc đại học. Như vậy học sinh đạt A trong Tích Phân 2 cũng được coi trọng như học sinh được A trong môn Sinh Học hoặc ngữ văn Anh ở mức khó nhất (thường là Advanced Placement AP Biology, English Literature & Composition). Xem thêm về điểm này trong bài viết khác của tôi trên otofun: https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-cho-f1-di-du-hoc.1636082/page-4#post-53338425

Trong khi đó tại VN, học sinh phải học hết tất cả các nội dung ii,iii,iv,vi như của Mỹ (150 tiếng/môn), nhưng thời lượng học là khoảng 3 năm x 9 tháng x 4 tuần x 4 ngày x 45 phút = 324 tiếng tức 81 tiếng mỗi môn.

Thời gian học thực tế trên lớp chỉ khoảng một nửa, bài tập nhiều hơn, bài thi lắt léo hơn, và học sinh hoàn toàn không được chọn học hay không, cấp độ 1 hay 2, nên dẫn đến học sinh bị stress nhiều, phải phụ thuộc vào gia sư hoặc lớp dạy thêm để thỏa mãn yêu cầu của giáo viên và cha mẹ.

Tất cả chỉ vì bộ giáo dục và các trường đại học yêu cầu em nào muốn học quản trị kinh doanh hay luật hay sử hay các môn xã hội nào khác cũng phải nắm vững các hằng đẳng thức đáng nhớ. Vì sao? Có thể là do di tích từ hệ thống giáo dục Sô-viết cũ trọng kỹ sư lý hóa và an ninh quốc phòng.
 

Rong rêu

Xe điện
Biển số
OF-538503
Ngày cấp bằng
25/10/17
Số km
3,784
Động cơ
205,843 Mã lực
Đúng là trên facebook hay trên of nghe mấy câu đấy rất nhiều nhưng sự thật ngoài cs chắc chỉ được 10% áp dụng, thật sự theo quan điểm ấy thôi cụ ạ. Còn sự thật quanh em, hay các PH có con đang đi học c1-2-3 có thể thấy, dân VN mình vẫn đốc thúc, nhồi con học như điên ko khác j TQ hay HQ cả, trường điểm lớp chọn vẫn tranh nhau suất vào, lớp học thêm kín chỗ, rất nhiều phụ huynh thành phố nuôi mộng con đi du học...Vậy thì ko phải học như trâu như bò mới lạ.
Em cũng là 1 PH có tư tưởng học nhẹ nhàng đây, cơ mà vào thớt này em cũng thay đổi ít nhiều về quan điểm, nhưng cái em nghĩ quan trọng nhất là phải hiểu con mình mạnh, yếu ở đâu để áp dụng cách học. Không thể bắt cá trèo cây - câu đấy luôn đúng. Tuy nhiên nếu trẻ con không tập quen với kỉ luật, chút áp lực của việc học tập từ bé thì đúng là sau này rất khó để thành công - dù là trong học tập hay làm việc.
Với sự giao thoa văn hoá, sự tiếp cận thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết (loạn thông tin) thì cách định hướng cho con cái cũng khó hơn trước rất nhiều, khi mà cả các cơ sở giáo dục của quốc gia còn đang loay hoay với các chương trình cải cách của mình.

Thế hệ em và mợ chỉ biết cắm đầu vào học vì nó là con đường duy nhất mình nhìn thấy ánh sáng (cho dù chẳng biết mình thích cái gì), còn bây giờ, có quá nhiều sự lựa chọn, nó mang tới cơ hội, cũng đồng thời mang tới những hậu quả nghiêm trọng nếu không biết tận dụng một cách hiệu quả.

Chính vì sự nghiêm khắc của cha mẹ (học cho cha mẹ ;;)) nên có khi tận đến bây giờ vẫn chưa khám phá hết được khả năng của mình.
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
2,812
Động cơ
560,560 Mã lực
-Làm gì mà cao thế ợ, hồi 86 điểm thi vào mấy trường như BK, XD, Kiến trúc...có 14,5-15,5 điểm thôi, 21,5đ là đi Tây rồi.
Em thi khoa Kiến trúc ĐH XD năm 1987, 13,5 điểm, thiếu nửa điểm mới đỗ... cụ nói đúng, tầm 20 điểm là đi Tây roài.
 

hunter62

Xe máy
Biển số
OF-350406
Ngày cấp bằng
12/1/15
Số km
64
Động cơ
267,650 Mã lực
Hôm nay 548 nghìn cháu học sinh Hàn Quốc tham dự kỳ thì đại học để tìm kiếm một tương lai tươi sáng.

Cả nước Hàn như dừng lại 1-2 giờ để kỳ thi được diễn ra trôi chảy.

Áp lực học hành, sự nghiệp đè nặng lên đôi vai các cháu, hy vọng ở xứ đó cũng có những tấm lòng tốt, có thể sửa điểm cho một vài cháu có học lực không được tốt.

http://www.arirang.com/Mobile/News_Detail.asp?nseq=247277
Qua vn chay grad hoặc bốc rồi kiếm cô vơ vn nữa là on
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
2,812
Động cơ
560,560 Mã lực

botmingoc

Xe tải
Biển số
OF-138889
Ngày cấp bằng
17/4/12
Số km
317
Động cơ
371,412 Mã lực
Ở mẽo nó cũng cho con đi cày thêm toán như điên các cụ ạ, bé lít nhít cấp 1 đã đi rồi, vào toàn là châu Á đông nhất là Hàn với Tàu, Việt giờ cũng bắt đầu rồi.
Phân tích ra thì dài mà em đọc chẳng hiểu mẹ gì, thôi thì nghĩ tính dân tộc đã vậy : ))
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
297
Động cơ
273,486 Mã lực
Theo em được biết thì 2 trường thôi cụ, nó là trường QT, cả học phí và phí thi đều quá cao so với khả năng của người dân nước này.
Nếu cụ mợ thấy chương trình học thường không ổn, và học trường QT cũng không khả thi thì vẫn còn nhiều lựa chọn khác. Con nói được tiếng Anh thì cho tự học các lớp online, miễn phí hoặc gần như miễn phí trên coursera, edx... Đây là một nguồn tài nguyên khổng lồ gần như không giới hạn, một khi ngoại ngữ đạt mức nghe hiểu tốt (Anh/Pháp/TBN...). Nhiều người đang đi làm, trong đó có em, vẫn nghe thỉnh giảng thường xuyên vì các lớp học quá phong phú.

Ngoài ra có thể đầu tư cho con luyện thể thao, nghệ thuật, cho đi làm thêm. Thời đại này không có thời gian mới là vấn đề chứ còn thừa thời gian thì rất dễ giải quyết.
 

haizz

Xe tải
Biển số
OF-125156
Ngày cấp bằng
22/12/11
Số km
475
Động cơ
383,707 Mã lực
Với sự giao thoa văn hoá, sự tiếp cận thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết (loạn thông tin) thì cách định hướng cho con cái cũng khó hơn trước rất nhiều, khi mà cả các cơ sở giáo dục của quốc gia còn đang loay hoay với các chương trình cải cách của mình.

Thế hệ em và mợ chỉ biết cắm đầu vào học vì nó là con đường duy nhất mình nhìn thấy ánh sáng (cho dù chẳng biết mình thích cái gì), còn bây giờ, có quá nhiều sự lựa chọn, nó mang tới cơ hội, cũng đồng thời mang tới những hậu quả nghiêm trọng nếu không biết tận dụng một cách hiệu quả.

Chính vì sự nghiêm khắc của cha mẹ (học cho cha mẹ ;;)) nên có khi tận đến bây giờ vẫn chưa khám phá hết được khả năng của mình.
Cụ nói đúng tâm lý của em. Em lớn lên với tuổi thơ trầy trật vì học hành, khi em nhận thấy mình thật sự có khả năng nổi trội ở các môn xã hội và nghệ thuật thì bố mẹ bắt học toán và đặt lên vai những kì vọng (với em là rất tầm thường như làm kế toán thay chân mẹ trong 1 cơ quan nhà nước). Em nhận thấy tuổi 10-15 em nhiều khát khao và khả năng học về văn, vẽ cực tốt nhưng không được học và bị áp lực với khối A quá nhiều nên bị thui chột đi. Đến giờ em sắp già mới bắt đầu học vẽ thật sự thì chỉ còn là kĩ thuật, ko còn sự sáng tạo của cái thời còn non trẻ nữa và đó là điều em rất tiếc nuối.
Với con cái thì hiện tại em chưa thấy khả năng gì nổi trội, nhưng em luôn tâm niệm sẽ không bao giờ để con phải như mình.
 

VHH148

Xe tăng
Biển số
OF-143550
Ngày cấp bằng
27/5/12
Số km
1,557
Động cơ
375,764 Mã lực
Cụ chủ đừng đùa, ở HQ cũng đang có phong trào sang VN kiếm ăn, làm giàu đấy ợ. Của nhà mình mình chê chứ bên đấy nó cũng thấy hot phết đấy.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Người Ấn lớn lên trong môi trường đa tôn giáo, đa ngôn ngữ, đa tầng lớp, thậm chí là đa sắc tộc nên rất biết “chơi chính trị”. Điểm xấu là dễ làm cho những người cùng hoặc dưới ngôi thấy khó chịu (bad taste). Bù lại trong một môi trường làm việc đa văn hoá thì họ sẽ biết nắm cơ hội thăng tiến và có khả năng thăng tiến rất cao. Các cụ mợ cũng biết khi làm việc, trình độ chuyên ngành chỉ có thể giúp mình thăng tiến đến mid level thôi (không tính những ngành nghiên cứu chuyên sâu). Người VN, và cả TQ lục địa thường không có cái “nhạy cảm chính trị” này nên khó tiến xa.
Satya Nadella, Indra Nooyi, Sundar Pichai, Anshu Jain, Satya Nadella ... the list of Indian-born CEOs who now run the world's biggest companies is growing. As statistics from Apex Recruiter show, among the top Fortune 500 US companies, there are 75 foreign CEOs, 10 from India and none from the Chinese mainland. Among the 10 Indian CEOs, seven work in science and technology.

Lược dịch:

Satya Nadella, Indra Nooyi, Sundar Pichai, Anshu Jain, Satya Nadella ... danh sách các CEO gốc Ấn Độ hiện đang điều hành các công ty lớn nhất thế giới đang gia tăng. Theo thống kê từ Apex Recruiter cho thấy, trong số 500 công ty hàng đầu của Fortune, có 75 CEO nước ngoài, 10 người đến từ Ấn Độ và không có ai từ Trung Quốc. Trong số 10 CEO Ấn Độ, bảy người làm việc trong khoa học và công nghệ.

Theo bài viết: While the number of Indian CEOs at Western firms is higher, Chinese prefer starting their own business, đăng trên Global Times, tháng 10/2017 (http://www.globaltimes.cn/content/1070884.shtml)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,278
Động cơ
578,229 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Xu hướng CEO gốc Ấn ở các tập đoàn lớn nhất thế giới, đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trong vài năm gần đây. Các bác có thể tự tra google bằng cụm từ khóa [Indian CEO fortune 500] hoặc các cụm từ khóa tương tự ạ.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
8,933
Động cơ
236,360 Mã lực
Vào topic này, em nhớ bố em kể mấy chuyện khi VN chuẩn bị hoà bình, những năm 6 mấy, dân VN di cư đi khắp các quốc gia lũ lượt rủ nhau trở về.
Có người chầu trực bên Pháp xin được về VN. Quá nhiệt tình nên được đặc cách cho về, sau về không chịu được, xin đi, nhất quyết không được đi nữa. Sợ mang tiếng là ở VN khổ quá, dân bỏ ra đi. Thế là ông này vượt biên, bị bắt rồi chết trong tù.
Ngay họ hàng nhà em cũng từ Can về, rồi sau này lại kiếm cách apply để bay trở lại Can làm việc.
Có những gia đình bỏ về VN dù không còn đất đai cắm dùi, phải đi ở nhờ. Sức hút quê hương lớn lắm, cực chẳng đã mới đi thôi.
Có cãi nhau sùi bọt mép cũng thế thôi, khi 1 xã có cả ngàn người ta đi, ấy không phải là chuyện bình thường.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top