Anh Huy gì đó ăn mặn thế, chắc không phải đâu!Giang hồ đang có tin, chị Ánh có quan hệ không trong sáng với anh Nguyễn Lê Huy - cựu PGĐ sở Tài Môi Hà Giang, đang là Trưởng ban QL công viên địa chất Đồng Văn. A này mới về vườn.
Anh Huy gì đó ăn mặn thế, chắc không phải đâu!Giang hồ đang có tin, chị Ánh có quan hệ không trong sáng với anh Nguyễn Lê Huy - cựu PGĐ sở Tài Môi Hà Giang, đang là Trưởng ban QL công viên địa chất Đồng Văn. A này mới về vườn.
Ăn uống từ khi còn ngon. Giờ thì cần người đứng tên quản lý.Anh Huy gì đó ăn mặn thế, chắc không phải đâu!
Đồng ý! Nhưng cũng rất mong "tất cả công dân Việt Nam" đều tuân thủ quy định pháp luật như nhau. Iem thấy rất nhiều cán bộ tỏ vẻ ta đây và đi đầu vi phạm, từ nhỏ tới to đều có. Vãi nhồnChủ công trình sai phạm ở Mã Pí Lèng không được lấy sinh mệnh của mình để tạo áp lực với luật pháp
Về phát ngôn của bà chủ công trình trên đèo Mã Pì Lèng về việc nếu công trình bị đập bỏ thì bà "chỉ còn nước nhảy xuống sông Nho Quế tự tử" và công trình này đang góp phần làm giàu cho bà con địa phương, thúc đẩy du lịch, đại diện Bộ VH-TT-DL cho rằng "không được lôi sinh mệnh của mình ra để tạo áp lực ngược lại với luật pháp". Quan điểm của Bộ là dù là tư nhân, doanh nghiệp hay bất cứ thành phần kinh tế nào thì cũng phải thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
"Khi sai thì phải nhận thức được cái sai của mình và phải khắc phục, sửa chữa. Đã là doanh nghiệp làm ăn trong một cơ chế thị trường thì phải chấp nhận được ăn thua chịu. Đừng vì thua mà bắt xã hội phải gánh là điều không thể" - người phát ngôn của Bộ VH-TT-DL nói.
https://nld.com.vn/thoi-su/chu-cong-trinh-sai-pham-o-ma-pi-leng-khong-lay-sinh-menh-cua-minh-de-tao-ap-luc-voi-luat-phap-20191008113636339.htm
Làm gì có xã hội nào tất cả công dân đều tuân thủ pháp luật? Nhà tù bỏ không?Đồng ý! Nhưng cũng rất mong "tất cả công dân Việt Nam" đều tuân thủ quy định pháp luật như nhau. Iem thấy rất nhiều cán bộ tỏ vẻ ta đây và đi đầu vi phạm, từ nhỏ tới to đều có. Vãi nhồn
Thế cháu đã tìm hiểu chưa mà cháu chém? Theo Bác được biết thì đất đó huyện cho phép làm trạm dừng nghỉ. Cháu đừng bảo đấy là đất nông nghiệp nhé. Không ai quản lý đất taluy âm trong thành phần đất nông nghiệp cả. Cũng chẳng có cái cây nào trên vách đá dựng đứng đó để bảo đó là đất lâm nghiệp.Luật xây dựng chỉ áp dụng cho công trình trên đất được phép xây dựng. Không cần phải xin giấy phép xây dựng đối với đất thổ cư tại nông thôn, vùng sâu vùng xa. Còn đây là đất nông nghiệp thì là đất không được phép xây dựng, hiểu chửa. Về đọc lại thế nào là đất nông nghiệp, đất thổ cư, đất dự án rồi hãy lên chém nhé.
Cụ ý nói sai quy trình, dự án đầu tư không cần xin thổ cứ mà xin chấp thuận chủ trương đầu tư và nộp tiền sử dụng đất công trình, nếu ưu đãi tuỳ theo cs địa phương thu hút có thể giảm hoặc miễn tiền sd đấtXin thổ cư thì cũng đâu như chỉ được 500m2 phải không cụ?
Chứ có ai lại cho quả đồi vài héc ta lên thành thổ cư đâu.
Cụ phân tích có lí. Cái lí của người đi nhiều. Nhưng, hỡi ơi, còn cái lí của nhiều kẻ khác nữa. Khi luật lệ bị phá vỡ, thì quỷ dữ ở gần lắm. Qua các vụ việc xây dựng sai phạm, không phép như này, rõ ràng quan địa phương sai nhiều. Nên cho về hưu sớm. Cho lớp trẻ có học nó thay thế. Sai là phải xử, xử đúng. Cố gắng giữ gìn thiên nhiên là hay nhất. Nhưng, hỡi ơi, bản chất của triết MLN là chế ngự, cải tạo thiên nhiên. Cho nên, nghe ra đầy mâu thuẫn. Thôi thì, kệ thôi! Cụ cứ đi tìm nơi vắng vẻ. Còn ai lại tìm chốn lao xao.Thấy các cụ mạnh mồm quá em rón rén có đôi lời.
Thứ nhất, không thiếu gì cách để phát triển kinh tế cho bà con ở các khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phát triển bền vững cho cả cộng đồng chứ ko chỉ 1 vài ông chủ nhà hàng khách sạn như Panaroma.
Thứ hai, vì nhu cầu luôn cần cái tiện lợi, cái có sẵn mà ngại chinh phục, ngại di chuyển nên ở mình, những nơi đẹp nhất, lẽ ra nó phục vụ cho số đông đều đã bị tư nhân hóa. Đó là biết bao km bờ biển đã bị các khách sạn, resort che kín toàn bộ, các cụ đi dọc bờ biển Vn sẽ cảm nhận rõ điều ấy. Riêng đoạn từ Bình Thuận sang Ninh Thuận, ng ta chỉ làm những hàng ghế đá ở những điểm đủ rộng để đỗ xe và view đẹp cho du khách dừng chân, cảnh thực sự như thiên đường, ko hàng quán khách sạn...
Thứ 3, vấn đề là cho 1 cái tồn tại, những cái khác sẽ đua nhau mọc lên, hồn cốt của nó ko còn là Mã Pí Lèng nữa đâu. Cụ nào qua đỉnh Ô Quy Hồ gần đây sẽ thấy vì nhu cầu mở mắt ra thấy luôn view đẹp mà ng ta xây dựng khủng khiếp như thế nào, còn đâu cảm giác giữa đèo chênh vênh, ngồi quán lá nhỏ ven đường xuýt xoa chén trà, củ khoai nóng chờ hoàng hôn xuống...
Thứ tư, nếu có con nhỏ thì thu xếp ăn ở như nào. Xin thưa là chúng ta phải cân nhắc kĩ lưỡng và xem đi vì cái gì. Là 1 gia đình cứ cuối tuần xách con ra ngoài, đã đi hết miền Bắc, dọc biển Bắc Nam... từ khi con 3t, em có thừa kinh nghiệm. Đi gần trc xa sau, đi khách sạn tử tế khi con nhỏ, homestay khi con đủ cứng cáp. Những cung như Hà Giang Cao Bằng chỉ nên đi khi trẻ con ngồi cả ngày ko sao. Mà nó cũng gần Đồng Văn Mèo vạc đây thôi. Nhà em từng chơi ở đó, ngắm cảnh chán chê, chèo thuyền thêm 2 tiếng ở sông Nho quế với đường lên xuống dài hàng km đi bộ, sau đó 2h chiều mới về Mèo vạc ăn trưa, ko sao cả vì trẻ con đã được rèn luyện nhiều.
Tóm lại tiếng nói của em có vẻ lạc lõng ở mấy nơi như này nhưng nhìn Ô Quy Hồ, Sa Pa, Tam Đảo như bây giờ, kẻ đi nhiều như em luôn thấy nuối tiếc vô vàn. Những gì của thiên nhiên, đã phá đi thì khó lòng làm lại được.
Riêng về dịch vụ cho bà con phát triển kinh tế, mời các cụ lên Lâm Bình Tuyên Quang xem cộng đồng homestay của các bản được chính quyền hướng dẫn chuyên nghiệp như thế nào. Tây đến ngày 1 nhiều. Ngay Pù luông và rất nhiều nơi khác, tây chủ yếu lưu trú homestay, resort lại toàn ta.
"Trong báo cáo số 240 của Sở VHTTDL tỉnh Hà giang, Sở nêu kết quả kiểm tra danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sở khẳng định công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa có Giấy phép xây dựng.Thế cháu đã tìm hiểu chưa mà cháu chém? Theo Bác được biết thì đất đó huyện cho phép làm trạm dừng nghỉ. Cháu đừng bảo đấy là đất nông nghiệp nhé. Không ai quản lý đất taluy âm trong thành phần đất nông nghiệp cả. Cũng chẳng có cái cây nào trên vách đá dựng đứng đó để bảo đó là đất lâm nghiệp.
Cháu còn non và xanh lắm! Nhiều klhi nói vậy mà không phải vậy! Cháu chịu khó tìm hiểu kỹ trên mạng xem huyện kêu gọi họ đầu tư thế nào? Đất đó cho phép họ làm trạm dừng nghỉ ra sao. Huyện vùng sâu vùng xa lại không phải xin phép cháu nhá. Xã hội này bất kể khi nào có ý kiến trái chiều là mấy thằng LĐ việc đầu tiên là đẩy trách nhiệm đấy cháu ạ! Cháu muốn bảo vệ môi trường thì về phá nhà đang ở xây nhà vệ sinh đi ở TP hiện giờ thiếu thốn lắm rất nhiều người cả tây lẫn ta đều xả bừa bãi gây ô nhiễm và vi phạm luật đấy cháu ạ."Trong báo cáo số 240 của Sở VHTTDL tỉnh Hà giang, Sở nêu kết quả kiểm tra danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Mã Pì Lèng, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Sở khẳng định công trình nhà nghỉ, nhà hàng Panorama do bà Vũ Thị Ánh làm chủ đầu tư chưa có Giấy chứng nhận đầu tư, dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chưa có Giấy phép xây dựng.
Về đất đai, hiện bà Vũ Thị Ánh được cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với mục đích sử dụng là Đất trồng cây hàng năm khác chưa phải đất thổ cư, đất xây dựng. Công trình chưa có Giấy phép xây dựng."
Về học bài tiếp đi, không ai trách là chưa tốt nghiệp tiểu học đâu. Thông tin trên mạng viết sờ sờ ra đấy mà vẫn còn cãi được, bó tay.
Ở đây cháu không bàn luận chuyện đập hay để. Chỉ là cụ ấy bảo cứ theo luật nên cháu nhờ cụ ấy mang luật để giải quyết mấy chung cư bác Thản thôi ạCụ so sánh rất khập khiễng. Với một nơi thiên nhiên, với vẻ đẹp là cảnh quan, môi trường. Cụ đã phá rồi thì rất khó khôi phục lại. Còn cc kia, đập sớm muộn vài năm - không ảnh hưởng gì.
Cụ có vẻ hơi bị đao to búa lớn về cái món kêu gọi đầu tư này nhỉ. Một cái Panorama được chục phòng thì hàng năm thu được bao nhiêu thuế, chắc là phải làm thêm trăm cái như Panorama này thì mới ra tấm ra món được chứ.Nói chung chúng ta đang nhìn và tư duy của người đô thị và cư dân mạng, chứ không phải đặt mình vào góc nhìn và thực tế của người bản địa. Hà Giang là vùng nghèo đói nhất cả nước là có nguyên do của nó cả.
Đầu tư vùng di sản thủ tục nhiêu khê gấp mấy lần đầu tư vùng đô thị, 4-500km, ko sân bay, mỗi lần đi lại mất cả ngày trời. Nhà đầu tư nào kiên nhẫn để làm? Lượng khách du lịch Hà Giang năm vừa rồi mới vượt con số 1 triệu khách cả nc ngoài lẫn nội địa, không phải con số thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư - Đây là góc chết của Hà Giang trong phát triển du lịch.
Các cơ quan xúc tiến đầu tư của Hà Giang cực vất vả kêu gọi đầu tư, nhìn trên mạng hô hào thì thế nhưng để nhà đầu tư bỏ tiền lớn vào khu vực giáp biên, toàn người dân tộc, chó ăn đá gà ăn sỏi này không phải đơn giản.
Thu ngân sách của huyện Mèo Vạc năm 2018 trừ thu từ Thuỷ điện ra được có hơn 10 tỉ. (Thuỷ điện đóng góp 90% thu ngân sách). Trong hơn 10 tỉ (trừ thuỷ điện), thì xổ số đóng góp chủ yếu, tất tần tật cả huyện thu thuế từ các loại khác chỉ vài tỉ bọ. Mà bắt họ sống là làm việc, tầm nhìn các cái như thủ đô thì khó lắm thay. Nên việc có một dự án du lịch dịch vụ dù nhỏ như Panorama cũng là niềm mong mỏi của lãnh đạo huyện
Xã hội này kg ngại các thành phần thiếu tri thức, ít hiểu biết ...Haha, lên otofun chém gió tưởng là toàn trí thức, mà nghe các cụ so sánh nó đến là hài. Nào là đầy chỗ làm sai sao không lên án mà lên án chỗ này? nào là xưa Pháp xây ntn mà có sao, giờ lại... vân vân và mây mây, ngụy biện 1 cách thiển cận. Tư duy cào bằng và thỏa hiệp với sai trái khắp mọi nơi thế này thì khá thế quái nào được. So sánh như vậy khác quái gì các cụ vượt đèn đỏ bị CSGT phạt lại ngoạc mồm lên kêu " cả trăm thằng đang vượt sao không bắt mà bắt mỗi mình tôi?". Ngẫm mà chán cho cái tầng lớp " tinh hoa" của dân tộc.
Trên Soha có đăng trả lời của LĐ sở XD : "Ông Chinh một lần nữa khẳng định, công trình nằm ngoài khu vực bảo vệ II của danh thắng quốc gia Mã Pì Lèng, nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến cảnh quan, nên phải có ý kiến ngành văn hoá". Khu vực đó nằm hoàn toàn ngoài khu bảo tồn. Nhưng LĐ vẫn cài 1 câu để đẩy trách nhiệm. Đã ngoài khu vực của SVH quản lý vậy ai ở SVH dám cho ý kiến không phải phạm vi mình quản lý?Ở đây cháu không bàn luận chuyện đập hay để. Chỉ là cụ ấy bảo cứ theo luật nên cháu nhờ cụ ấy mang luật để giải quyết mấy chung cư bác Thản thôi ạ
Cụ ơi, tranh luận phản biện văn minh thì: người ta đưa ra dẫn chứng chứng minh lập luận, bảo vệ ý kiến của người ta. Mình phản biện lại cũng bằng lập luận, minh chứng.Cháu còn non và xanh lắm! Nhiều klhi nói vậy mà không phải vậy! Cháu chịu khó tìm hiểu kỹ trên mạng xem huyện kêu gọi họ đầu tư thế nào? Đất đó cho phép họ làm trạm dừng nghỉ ra sao. Huyện vùng sâu vùng xa lại không phải xin phép cháu nhá. Xã hội này bất kể khi nào có ý kiến trái chiều là mấy thằng LĐ việc đầu tiên là đẩy trách nhiệm đấy cháu ạ! Cháu muốn bảo vệ môi trường thì về phá nhà đang ở xây nhà vệ sinh đi ở TP hiện giờ thiếu thốn lắm rất nhiều người cả tây lẫn ta đều xả bừa bãi gây ô nhiễm và vi phạm luật đấy cháu ạ.
Mời cụ đọc comt #221 ở trên. Tranh luận gì thì cũng phải dựa thông tin đa chiều đừng nghe 1 nửa sự thật. Xã hội này nó không đơn giản là đưa 1 văn bản của ai đó ra là xong. Trong 1 xã hội mà văn bản này đù má văn bản kia thì cần phải xem cụ thể đa chiều. Không thể tự nhiên 1 người xây cả tòa nhà to đùng được CQ tạo điều kiện mọi mặt như vậy. Khi mọi cái sai đều diễn ra công khai thách thức dư luận thì nó lại được hợp pháp hóa bằng đúng qui trình.Cụ ơi, tranh luận phản biện văn minh thì: người ta đưa ra dẫn chứng chứng minh lập luận, bảo vệ ý kiến của người ta. Mình phản biện lại cũng bằng lập luận, minh chứng.
Chứ ai lại như cụ viết 7 câu thì chỉ có 2 câu bảo người ta lên mạng tìm hiểu (mà không chỉ người ta tìm hiểu ở đâu), 5 câu còn lại chỉ trích cá nhân, chỉ trích xã hội.
Em là phê bình nhẹ cụ nhá.
Chuẩn luôn, em cũng không muốn các tỉnh sẽ bát bét như thủ đô, nên em phản đối. KHông thể để mọi người dân tự ý xây dựng mỗi người một kiểu, không có quy hoạch về xả thải và bảo vệ môi trường. Hà Nội đã là một nỗi đau của chúng ta. Các tỉnh người ta đi du lịch vì còn trong lành xanh sạch đẹp chứ cũng nhà cửa xây lộn xộn bừa phứa rồi một ngày không xa sẽ chả ai còn muốn đặt chân đến nữa! Nếu Nơi đây chưa có nhiều nhà nghỉ công trình xây dựng về dịch vụ du lịch thì nhà nước sẽ kêu gọi đầu tư làm ra làm có thiết kế tổng thể, quy hoạch để Hà Giang phát triển xanh sạch và bền vững trong tương lai.Ý cụ là cứ để các vùng nát như thủ đô phỏng ?E phản đối nhé!
![]()
để các tỉnh phát triển hút bớt dân ở thủ đô đi chẳng tốt hay sao cụ, đỡ tắc đường !Chuẩn luôn, em cũng không muốn các tỉnh sẽ bát bét như thủ đô, nên em phản đối. KHông thể để mọi người dân tự ý xây dựng mỗi người một kiểu, không có quy hoạch về xả thải và bảo vệ môi trường. Hà Nội đã là một nỗi đau của chúng ta. Các tỉnh người ta đi du lịch vì còn trong lành xanh sạch đẹp chứ cũng nhà cửa xây lộn xộn bừa phứa rồi một ngày không xa sẽ chả ai còn muốn đặt chân đến nữa!