Bài viết giá trị, nhưng có đoạn để nhà nước vận hành thì em thấy không ok lắm. Đi khắp cả nước cứ vào dịch vụ ăn ngủ nghỉ nào có bóng dáng nhà nước là vô cùng kém, vào tay tư nhân họ làm mới tốt lên được.
Mặt thứ 2 là không ai nói đến cái Đập Thuỷ Điện chặn dòng Nho Quế, nó cũng tàn sát dòng sông này cũng như chặn đứng đường đi của thuỷ sản sống trong con sông, làm cạn kiệt nguồn nước hạ lưu và biến đổi hệ sinh vật của cả dòng sông. Chả ai kêu gào cả vì sao nhỉ?
Nghiêm túc là ko nên theo trend cụ ah.
Mã Pí Lèng chỉ đệp vào ngày trời nắng, ít mây. Cụ đi ngày mây mù thì trắng xoá chả thấy dì đâu.
Mà lên Hà Giang thì ở ksan trên Đồng Văn, mới xây đc 2-3 năm gì đó ngon bổ rẻ, ngày đc vào chợ cổ Đồng văn. Ngồi nhâm nhi chén diệu ngắm chảo Thắng cố.
Chứ lang thang ra đèo làm gì cho hết một ngày dời ạ!!!
Chị em phụ nữ thích đi chộp ảnh mà cụ, em ở ĐV suốt rồi.
Cụ dán còm này lên trang Cơm có thịt cho nó máu ợ:
"Trong stt trước tôi đưa ra ý kiến không ủng hộ mà tẩy chay việc xây quán và nhà nghỉ phá vỡ cảnh quan của đèo Mã Pì Lèng, một báu vật thiên nhiên hàng đầu của Việt Nam.
Một số cmt có đưa ra ý như sau:
- Quán xá cũng cần để phục vụ khách du lịch ăn nghỉ ( Có người viết: "Lỡ độ đường người đi du lịch ăn nghỉ ở đâu?")
- Những cơ sở quán xá đó
tạo công ăn việc làm cho người dân nghèo ở Mã Pì Lèng.
- Khăng khăng
giữ cảnh quan nguyên sơ thì làm sao phát triển được kinh tế ở vùng dân nghèo ở đèo này.
(Lọc ra ý tứ là thế, chứ về lời lẽ thì một số cmt khá...chợ búa,dù các cmt này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số 1,8 ngàn cmt cho đến giờ này đã có. Nhưng chuyện đó không quan trọng. Tôi ưa lọc ra vấn đề để bàn chứ không sa vào lời qua tiếng lại. Cho dù lời lẽ thế nào nhưng những ý trên tôi giả định là xuất phát từ quan tâm đến người nghèo bản địa và đến phát triển kinh tế, và tôi cho là đáng thảo luận nghiêm túc)
Tôi xin trao đổi về việc đó:
Mã Pì Lèng là đèo nằm trên khoảng cách 20 km nối hai trung tâm phố thị Đồng Văn và Mèo Vạc. Hai thị trấn này, đặc biệt là Mèo Vạc, đang phát triển rất nhanh do có lượng lớn khách du lịch, mà Mã Pì Lèng chính là nam châm hút người ta đến. Người đi Mã Pì Lèng không phải lo lỡ độ đường. Không phải theo năm, mà theo từng tháng hai thị trấn này lại biến đổi do xuất hiện các cơ sở ăn nghỉ cho khách du lịch.
Với tốc độ phát triển hiện nay, Đồng Văn và Mèo Vạc đang rất mau chóng trở thành hai trung tâm du lịch và dịch vụ khác. Sẽ có việc làm cho cả vạn người, từ đơn giản đến phức tạp, trong mọi loại hình: Xây dựng, phục vụ nơi nghỉ, ẩm thực, văn hóa, sự kiện, hướng dẫn du lịch, bán hàng, sản xuất buôn bán sản vật địa phuương...vv. Chuỗi giá trị từ con đèo báu vật này rất phong phú mà ta chưa kể hết được. Cơ hội lớn và lâu dài cho con em từ các bản ở Mã Pì Lèng và các vùng xung quanh nữa. Cái quý là cơ hội đa ngành nghề và tiếp cận phát triển. Ngay chân đèo phía Mèo Vạc đang hình thành khu "Làng Mông" kiến trúc gần với truyền thống, thu hút dòng tiền của bất cứ ai muốn đầu tư. Mã Pì Lèng như cái đòn gánh mà hai bên thúng đựng hoa lợi là hai thị trấn Đồng Văn, Mèo Vạc.
Mặt khác khách du lịch đến nhiều thì không cần rời bản vào hai thị trấn trên cũng có thể thu lợi. Có thể làm dịch vụ thuyền trên sông Nho Quế ( hiện đang có), homestay ngay dưới các bản (như bản Lác Mai Châu)
Nhưng những cơ hội trên chỉ lâu bền NẾU Mã Pì Lèng giữ được sự hấp dẫn vốn có. Nếu nó bị băm nát bởi các cơ sở kiểu Panorama, mà chỉ cần xuất hiện chục cái nhà kiểu đó thôi, sự hấp dẫn của Mã Pì Lèng còn phân nửa, thì cái mất rất nhiều. Bởi khác với nhiều con đèo khác cũng rất đẹp, Mã Pì Lèng có tầm nhìn bao quát vô cùng lý tưởng và hoàn chỉnh.Như một bức tranh không nên để mực rây vào.
Những cái nhà kiểu Panorama khi xuất hiện sẽ phá vỡ tầm nhìn quý báu ấy. Nếu đi trên đường đèo một bên là vách, bên kia là nhà lổn nhổn che lấp Nho Quế bên dưới, Mã Pì Lèng chỉ là chỗ núi non đi ngang qua như bao chỗ khác.
Một khi Mã Pì Lèng bị giảm sức lôi cuốn, Đồng Văn và Mèo Vạc sẽ bị mất mát rất nhiều. Vì như tôi nói, với khoảng cách 20 km người ta không thực sự mê cảnh đèo hoang sơ thì sẽ không có lý do gì lưu lại mà họ đi tiếp. Thiệt hại nhiều hơn là Mèo Vạc. Bởi Đồng Văn còn nối với Lũng Cú và Nhà Vương nên khách sẽ lưu lại. Còn sang đến Mèo Vạc thì chưa có gì xung quanh đã nổi tiếng để ở lại thăm thú, ngoài chính thị trấn Mèo Vạc.
Những cơ sở dịch vụ kiểu Panorama nếu có chỉ cho người dân bản địa vài suất lao công dọn phòng. Nếu giữ gìn Mã Pì Lèng thì mới có hai trung tâm đô thị du lịch dịch vụ lớn nhanh với cơ hội cho cả vạn người trẻ ở rất nhiều ngành nghề, trong đó có những thế hệ trẻ ở các bản làng của Mã Pì Lèng.
Nếu một cái Panorama được tồn tại, không lý gì lại không có hàng chục hàng trăm cái như thế mọc lên. Tin tôi đi, mất Mã Pì Lèng lộng lẫy như xưa nay, Mèo Vạc sẽ không có cơ phát triển như nhịp điệu hiện nay nữa.
Tôi không có tâm thế của kẻ qua đường bảo phải để nguyên sơ cho tôi đã mắt nhìn còn kệ người ta ở đó sống nghèo. Tôi nhìn nhận việc giữ cảnh quan Mã Pì Lèng cả từ góc độ thay đổi cuộc sống các thế hệ bây giờ và sau này của người dân nơi đó. Và với hiểu biết, cảm quan hạn hẹp của mình, tôi vẫn chắc tin rằng phải giữ cảnh quan Mã Pì Lèng thì mới giữ được cơ hội thay đổi cảnh sống của những người dân sống nơi đây. Tất nhiên còn cần giúp họ nắm bắt cơ hội đó.
Vì vậy tôi phản đối việc chính quyền Hà Giang để xảy ra việc mọc lên công trình không phép Panorama. Cần ngăn chuyện đó lại khi chưa muộn!
Giá như, họ xây đẹp hơn một tí...
Giờ thì em đã hiểu chàng trai người Anh giáo viên tiếng Anh của con gái. Năm nào Tết nó cũng đi Hà Giang, hỏi sao thích lên đấy thế?
Nó bảo tranh thủ đi trước khi bọn mày làm nát HG như những chỗ đã nát khác...
Nghe thấy vừa đau, vừa buồn cười!