[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

bomit

Xe tăng
Biển số
OF-194526
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
1,247
Động cơ
332,018 Mã lực
Nhân ngày đầu năm mới cháu chúc Cụ chủ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cháu lạc vào thớt của Cụ từ 09.12.22 và được đến đêm qua mới xong hết các câu chuyện cảm động về người lính, về những vất vả khó khăn và sự hy sinh máu xương, tuổi Xuân cho con cháu có ngày hòa bình hôm nay.
Cháu cũng vừa có 1 tour ngắn 3 ngày đi tặng quà các cô giáo và cháu thiếu nhi vùng cao Hướng Hoá - Quảng Trị và sau đó đi thăm căn cứ Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn. Càng đi càng thấu hiểu những hy sinh cao cả của bộ đội chống Mỹ ngày trước.
Hy vọng năm sau cháu sẽ đi Cao Bằng để tặng quà hs hc bà con trên đó rồi thăm lại các địa danh của huyện Hà Quảng mà cụ Bảo viết rất xúc động trong cuộc chiến chống Tàu khựa
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Nhân ngày đầu năm mới cháu chúc Cụ chủ và gia đình luôn mạnh khỏe!
Cháu lạc vào thớt của Cụ từ 09.12.22 và được đến đêm qua mới xong hết các câu chuyện cảm động về người lính, về những vất vả khó khăn và sự hy sinh máu xương, tuổi Xuân cho con cháu có ngày hòa bình hôm nay.
Cháu cũng vừa có 1 tour ngắn 3 ngày đi tặng quà các cô giáo và cháu thiếu nhi vùng cao Hướng Hoá - Quảng Trị và sau đó đi thăm căn cứ Khe Sanh, sân bay Tà Cơn, thành cổ Quảng Trị, nghĩa trang Trường Sơn. Càng đi càng thấu hiểu những hy sinh cao cả của bộ đội chống Mỹ ngày trước.
Hy vọng năm sau cháu sẽ đi Cao Bằng để tặng quà hs hc bà con trên đó rồi thăm lại các địa danh của huyện Hà Quảng mà cụ Bảo viết rất xúc động trong cuộc chiến chống Tàu khựa
Cảm ơn bạn về tấm lòng với những người lính nhé.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
QUÂN CẢNG CÓ CHIẾC KHĂN MẦU TÍM


Đợt ấy, hạm tầu cập quân cảng Quảng Khê, ở sông Gianh-Quảng Bình, làm công tác tiếp liệu.

Theo lệnh hải trình, tầu sẽ neo ở quân cảng hơn một tuần, khá là nhiều thời gian.

Tuổi thanh niên vốn bồng bột và biết bao khát khao tìm hiểu. Bởi thế, chỉ sau nửa ngày neo ở cảng, chàng sỹ quan trẻ của hạm tầu, đã biết ngay rằng, ở thôn Thanh Giang, gần quân cảng, có lớp học bổ túc văn hóa mở vào buổi tối, do cô giáo trẻ tên là Phương, vửa mới tốt nghiệp sư phạm 10+3 đứng lớp.

Chẳng cần chờ đợi lâu, đến buổi tối thứ hai neo ở quân cảng sông Gianh, chàng lính trẻ đã thay bộ quần áo sỹ quan, bằng bộ quân phục chiến sỹ có giải yếm sọc trắng xanh huyền thoại, lò dò đi vào sân kho hợp tác thôn Thanh Giang, đến lớp của cô Phương, xin ghi danh học bổ túc văn hóa lớp 2.

Không biết có phải là do những giải đuôi dài bay bay, trên chiếc mũ chiến sỹ Hải quân đã làm cô giáo trẻ măng xinh đẹp xiêu lòng, hay do sỹ số của lớp vắng quá, mới có vài cô bác lớn tuổi, nay thêm chàng lính lớ ngớ, thì lớp học mới có tầm chục người, nên chàng lính trẻ nhanh chóng được nhận vào lớp và xếp ngay lên bàn đầu, trong lớp học là cái nhà kho để nông cụ, không có cánh cửa.

Anh chàng lính trẻ, có cuốn vở, vốn là cuốn sổ công tác, chẳng thấy ghi chép gì, chỉ thấy mở to cặp mắt thao láo lên nhìn cô.

Trong gian nhà kho tối mờ, chỉ được soi sáng bằng mấy ngọn đèn dầu, mà có bóng đèn thì lành, có bóng đèn bị vỡ và được dán bằng giấy bản, nhưng lớp học dường như luôn sáng bừng lên. Ánh sáng ấy, như tỏa ra từ người thiếu nữ có mái tóc dài, cặp mắt nâu tròn long lanh trên khuôn mặt trái xoan- trắng hồng, xinh xinh.

Buổi tối học bổ túc văn hóa thứ nhất, cũng là buổi tối thứ hai trên quân cảng sông Gianh, trôi qua bình yên như làn gió mát Quảng Bình.

Nhưng cuộc đời đâu luôn đẹp như mơ. Đến buổi tối học văn hóa thứ tư, cô giáo nghiêm nghị ra lệnh:

-Anh bộ đội, hết giờ học ở lại, để nghe tôi hỏi vài điều.

Mừng nhiều hơn lo, người lính hớn hở mong hết giờ học, hơn cả mong kẻng cơm.

Rồi cũng đến lúc cô giáo tra khảo:

-Sao không thấy anh ghi chép gì, mà nom mặt mũi của anh, cũng khá là sáng sủa, mà lại lười thế.

Người lính ấp úng:

-Thì tôi bỏ học lâu qúa, nên chẳng còn nhớ được gì.

Cô giáo nghiêm nghị:

-Thế thì anh làm được cái gì !!!

Trúng tủ rồi, chàng lính trẻ gần như thầm thì:

-Tôi biết hát ạ.

Cô giáo không còn nghiêm nghị, mà đã trở về hiền lành, non tơ, mọng nước, đúng với con gái 19 tuổi Quảng Bình:

-Thế anh hát đi.

Và trên dòng sông Gianh khi ấy, có lẽ lần đầu tiên, người con gái 19 trăng tròn, được nghe bài hát Nga: Chiều hải cảng.

-“…Thành phố xinh xắn mến yêu ơi

Ngày mai ta sẽ lướt khơi xa.

Làn sóng thúc hối ta,

Biển khơi đón chúng ta,

Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta…”

Giai điệu mượt mà, lời của bài hát dịu dàng, như vờn vào gió biển, như hòa vào sóng nước sông Gianh, và có thể còn ngân mãi, nếu không có tiếng tút tút báo hiệu 9 giờ đêm, nghe thoang thoảng trong làn gió đêm hè.

Cô gái xinh xinh như giật mình, khi chàng lính trẻ chào tạm biệt, để trở lại hạm tầu.

Và câu hỏi cuối cùng của cô gái, mà người lính hải quân còn nhớ là:

- Trên bến cảng, cứ nhất định phải là khăn quàng mầu xanh à, anh ơi.

Và một câu trả lời đầy tinh nghịch của chàng lính trẻ, học trò ‘giả hiệu’ là:

-Khăn mầu gì mà trả được, miễn đừng là khăn trắng !!!!

+++

Thế rồi, quân lệnh lúc nào mà chẳng bất ngờ.

Sáng hôm sau, hạm tầu nhận lệnh ra khơi.

Và đã rất nhiều chục năm, con tầu ấy và người lính trẻ, không có dịp quay trở lại bến cảng ngày xưa.

Có điều, nghe kể lại rằng: sau khi tầu các anh nhổ neo, ngoài cổng quân cảng Quảng Khê, suốt những ngày sau đó, chiều nào cũng có một thiếu nữ, quàng chiếc khăn mầu tím, đứng rất lâu, hướng cái cái nhìn ra phía khơi xa.

Hỡi em gái nơi rừng dừa đan lưới, đã từng cười với anh hải quân trên tầu, em chắc đã lấy chồng và có nhiều con lâu rồi.

Và những chàng lính hải quân trẻ năm xưa, người lính học trò bổ túc văn hóa lớp 2 năm ấy, tin rằng, trong tất cả các con của em, em sẽ đặt tên cho một người con gái là Hải, và một người con trai tên là Quân.

Người lính ấy vẫn tin rằng, tình yêu với những người lính Hải quân ở trong lòng em, và trong người dân Quảng Bình, sẽ vẫn là mạch tình cảm dài mãi, như dòng sông Gianh quê em.

NOTE:

Ảnh chỉ hoàn toàn có tính chất minh họa, không nhất thiết phải liên quan đến bài viết.

Hình 1: Trong một chuyến hải trình khơi xa.

2.jpg


Hình 2: Cô gái nơi ‘rừng dừa đan lưới – cười với anh Hải quân trên tầu’.

cô gái vá áo Hải quân.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
LỜI CHÚC TẾT SỚM



Chiều tối ngày 29 Tết chờ đón năm con Mèo 2023. Máy điện thoại của người lính Hải quân già reo lên ‘tinh …tinh…tinh’.

Trên màn hình hiện sóng ‘vi cô’ của chiếc điện thoại đời cổ, hiện lên lời chúc Tết của anh Thời – người chỉ huy năm xưa của Đoàn 22 Hải quân:



-“Anh xin chúc gia đình em luôn: Mạnh khỏe - Công tác thật tốt - Phát huy truyền thống, mình là người của Đoàn 22 Hải quân . Càng ngày càng phát triển về mọi mặt.

Chúc mừng Năm mới An khang – Thịnh vượng.”





Cảm ơn anh, anh Thời ơi – người chỉ huy năm xưa của em.

Rời quân ngũ đã lâu, em vẫn nhớ các lời chỉ bảo ân cần của anh.

Tết này, em xin nhắc lại một kỷ niệm đầu tiên, khi em gia nhập Hải đoàn 22 hải quân, mà anh là chỉ huy đón em hôm ấy.

--- ---

CHIẾC MÀN TUYN TRUNG QUỐC-

Hồi nhà cháu mới nhập ngũ, thì chiếc màn cá nhân được phát, cũng chỉ là chiếc màn bằng vải xô bình thường, và được nhuộm mầu rêu xanh nhà binh. Niên hạn sử dụng của chiếc màn vải xô, ghi rõ trong sổ quân trang là: 5 năm!

Còn đây lại là chiếc màn tuyn, được Trung Quốc viện trợ cho quân đội ta thời chiến tranh chống Mỹ. Cũng phải mở 1 cái ngoặc ở đây là: từ sau năm 1974, Trung Quốc chấm dứt cung cấp cho ta các đồ quân trang. Quân trang Trung Quốc chỉ còn được lưu trữ trong các tổng kho, và việc phá niêm cất để cấp đồ quân trang Trung Quốc, phải là rất đặc biệt.

Nhà cháu vẫn còn nhớ rất rõ, hoàn cảnh ra đời của chiếc màn tuyn này là như sau:

Khi nhà cháu được phân về Hải quân, lúc nộp sổ quân trang cho Lữ đoàn, ông Thời -lữ phó trực chỉ huy hôm đó, chả buồn ngó trong đó đã ghi những gì, mà hý hoáy ghi vài chữ vào đấy, ký cái rẹc, rồi đưa trả cho nhà cháu và phán:

-Cậu cầm xuống, đưa cho ban Hậu cần, lĩnh trang bị.

Tò mò, nhà cháu mở ra, để xem thánh chỉ đã ban cái gì trong đó.

Oài, nhà cháu suýt xỉu. Bởi trong đó chỉ có vẻn vẹn mấy từ: ‘cấp phát toàn bộ quân trang mới’. Xém tý thì nhà cháu văng ra câu: ‘tiên sư anh Tào Tháo’, nếu không nể số sao trên quân hàm ông Thời lữ phó.

Lĩnh quân trang mới là lĩnh toàn bộ đồ quân trang Hải quân, thay cho quân trang bộ binh mà nhà cháu vẫn đang mặc, kể từ lúc rời trung tâm huấn luyện trên Sơn Tây. Chuyện này cũng thích, nhưng không có gì đáng nói.

Cái đáng giá nhất, là lúc cậu Cường, trưởng ban Quân trang càu nhàu:

-Hết mẹ nó màn tuyn của trung-sơ rồi. Thôi, số ông nó son, cho nó son luôn thể. Cấp cho ông cái màn tuyn của các ‘cốp’ nhé.

-- ----

Anh Thời ơi, Cường ơi, Xin Chúc Mừng Năm mới. những đồng đội năm xưa cùng Hải Đoàn 22 nhé.



Hình minh họa:

  • Tin nhắn chiều ngày 29 Tết của anh Thời.
03-Chúc Tết.png

  • Anh Thời trong buổi gập mặt cuối năm 2022.
01-A Thời.jpg

  • Cu Cường, Trưởng Ban Quân nhu, trong buổi gập mặt cuối năm 2022.
02-Cường 2023.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
LƯỢC SỬ ĐỜI TÌNH ÁI CỦA TÔI

(Bài viết cho ngày 08/03)

Tôi vốn là dân nhà binh, lại được ông thầy bói xem cho và phán rằng: số của tôi là nghèo về đường tình ái.

Thật là tội nghiệp.

Chả bù như tay nhà văn trẻ bạn tôi. Tuy cũng vốn gốc là nhà binh, nhưng đặc biệt lại ‘phát’ về khoản ‘gái gú’.

Ngoại trừ tác phẩm đầu tay, viết về cuộc chiến tranh miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc, thì sau đó, cấm thấy bài viết nào, mà tay đó không kể về khoản ‘núng nính’, rồi ‘hổn hển’, và cuối cùng là ‘ngã vật ra”.

Ngẫm lời tay thầy bói, khi bây giờ, tuổi đã già, tôi ngộ ra rằng: đường tình ái của tôi, giống hệt như lịch sử các ca khúc tình yêu của cách mạng.

Kể chuyện đời tư của mình công khai lên ‘phây búc’, sợ rằng là không hợp với ‘chen’ (trend) của đời. Nên tôi sẽ biên vài dòng về ‘tình yêu của đời tôi, qua những bài ca’.

Bởi, lịch sử phát triển của ‘tình yêu qua những bài ca’, cũng chính là lịch sử tình ái của tôi.

Cái tình yêu của lính, thời 7x ấy, sao mà khó khăn thế nhỉ.

Giờ mới nghiệm ra, thời đó làm cóc giề có yêu.

Chỉ có “tiến lên, đi lên, đêm và đêm” mà thôi.

Qoái lạ là, tại sao ta cứ phải “đêm” và “đêm” nhỉ.

Bài hát nào, thì cũng: ‘hành quân đêm’, rồi ‘đêm nay ta lại đào công sự’, tiếp đến là ‘xuyên màn đêm ta đi’, rồi lại ‘đêm nay trên đường’. Cứ mãi đêm là đêm. Chẳng nom thấy tím, thấy hồng ở đâu cả.

Thời đó, tình yêu cứ là tịt ngóm hẳn.

Đây nhé:

Lấy ví dụ về bài ca: “Gởi anh lá thư viết dở” - Sáng tác của Trọng Thủy.

Ta thấy rằng thời đó, chỉ có thể được nói về crush (người trong mộng), trong hoàn cảnh:

-“Hôm nay trên đường, dừng chân” (thì mới được) “tranh thủ viết thư thăm anh”.

Mà thư thì viết cái gì:

-“Ơ, quê nhà ta… lúa đang reo mùa….”

Đến khi muốn ngỏ lời nhớ nhung, thì đách xoạch một cái, ông chính trị viên như ở đâu hiện hồn;

-“Còn em thì…. Thôi, vội quá đi thôi, em còn lên đường, tiếp vận tải lương. Hẹn anh khi khác….” (khi khác là khi nào?)

Đến thời tôi ở tuổi trung niên, đã ở lính nhiều chục năm rồi, và mãi đến tận những năm đầu 8x, khi mà đất nước đã thống nhất được 6-7 năm rồi, thì tình yêu mới dám rón ra, rón rén, lấp la lấp ló, khi mờ khi tỏ, hiện ra.

Này nhé, hãy xem ca khúc: “Mùa Xuân Bên Cửa Sổ” – sáng tác của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Phải là:

-Điều kiện cần: “khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố…”

-Điều kiện đủ là: “cô gái vừa tan ca..,”

Và để đảm bảo khí tiết cách mạng, phải là

-Tít “cao cao, trong cửa sổ”, (thì mới được phép có cảnh) “có 2 người – ten ten”

Khổ thể đấy, cứ thập thà thậm thụt. Chỉ có đi đái, là được đi công khai ngoài đường.

Chẳng bù như bây giờ.

Trời thì rét cắt da, cắt thịt, mà hội nghị cựu chiến binh phường, mấy cái cô bé ca sỹ mặc quần áo thiếu vải, nó cứ nhẩy xổ vào mặt các cụ cựu chiến binh, mà bây giờ đã hoàn toàn vô hại, và gào lên bài hát "Nothing's Gonna Change My Love for You" do nhạc sỹ Michael Masser và Gerry Goffin sáng tác. Lời lẽ thì hết sức khêu gợi:

-Sờ em đi (tạt chờ mi nao- touch me now)

-Ôm em đi (hầu chờ mi nao - Hold me now)

-Em ứ ngủ, nếu không có anh (Ài đồn oan thù líp uýt dao iu - I don't want to live without you)

Yêu đương như thế, còn quách giề đời.

Các cụ cựu binh, đều đã có tuổi gần 79, giờ còn ‘sờ’, còn ‘ôm’, còn ‘líp’ thế qoái nào được nữa.

Trên đã cho thoải thái, thật là ưu ái và đúng thời điểm quá cơ.



Tình yêu của lính nhập ngũ thời 7x, cứ gọi là bố của đỉnh.

Thảo nào, tay thầy bói đã xem và phán cho tôi rằng: số của tôi là nghèo về đường tình ái.

Thật là tội nghiệp.

330823349_1128136311190098_3542990207898591684_n.jpg
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,440
Động cơ
374,052 Mã lực
LƯỢC SỬ ĐỜI TÌNH ÁI CỦA TÔI

(Bài viết cho ngày 08/03)

Tôi vốn là dân nhà binh, lại được ông thầy bói xem cho và phán rằng: số của tôi là nghèo về đường tình ái.

Thật là tội nghiệp.

Chả bù như tay nhà văn trẻ bạn tôi. Tuy cũng vốn gốc là nhà binh, nhưng đặc biệt lại ‘phát’ về khoản ‘gái gú’.

Ngoại trừ tác phẩm đầu tay, viết về cuộc chiến tranh miền biên viễn Tây Nam của tổ quốc, thì sau đó, cấm thấy bài viết nào, mà tay đó không kể về khoản ‘núng nính’, rồi ‘hổn hển’, và cuối cùng là ‘ngã vật ra”.

Ngẫm lời tay thầy bói, khi bây giờ, tuổi đã già, tôi ngộ ra rằng: đường tình ái của tôi, giống hệt như lịch sử các ca khúc tình yêu của cách mạng.

Kể chuyện đời tư của mình công khai lên ‘phây búc’, sợ rằng là không hợp với ‘chen’ (trend) của đời. Nên tôi sẽ biên vài dòng về ‘tình yêu của đời tôi, qua những bài ca’.

Bởi, lịch sử phát triển của ‘tình yêu qua những bài ca’, cũng chính là lịch sử tình ái của tôi.

Cái tình yêu của lính, thời 7x ấy, sao mà khó khăn thế nhỉ.

Giờ mới nghiệm ra, thời đó làm cóc giề có yêu.

Chỉ có “tiến lên, đi lên, đêm và đêm” mà thôi.

Qoái lạ là, tại sao ta cứ phải “đêm” và “đêm” nhỉ.

Bài hát nào, thì cũng: ‘hành quân đêm’, rồi ‘đêm nay ta lại đào công sự’, tiếp đến là ‘xuyên màn đêm ta đi’, rồi lại ‘đêm nay trên đường’. Cứ mãi đêm là đêm. Chẳng nom thấy tím, thấy hồng ở đâu cả.

Thời đó, tình yêu cứ là tịt ngóm hẳn.

Đây nhé:

Lấy ví dụ về bài ca: “Gởi anh lá thư viết dở” - Sáng tác của Trọng Thủy.

Ta thấy rằng thời đó, chỉ có thể được nói về crush (người trong mộng), trong hoàn cảnh:

-“Hôm nay trên đường, dừng chân” (thì mới được) “tranh thủ viết thư thăm anh”.

Mà thư thì viết cái gì:

-“Ơ, quê nhà ta… lúa đang reo mùa….”

Đến khi muốn ngỏ lời nhớ nhung, thì đách xoạch một cái, ông chính trị viên như ở đâu hiện hồn;

-“Còn em thì…. Thôi, vội quá đi thôi, em còn lên đường, tiếp vận tải lương. Hẹn anh khi khác….” (khi khác là khi nào?)

Đến thời tôi ở tuổi trung niên, đã ở lính nhiều chục năm rồi, và mãi đến tận những năm đầu 8x, khi mà đất nước đã thống nhất được 6-7 năm rồi, thì tình yêu mới dám rón ra, rón rén, lấp la lấp ló, khi mờ khi tỏ, hiện ra.

Này nhé, hãy xem ca khúc: “Mùa Xuân Bên Cửa Sổ” – sáng tác của nhạc sĩ Xuân Hồng.

Phải là:

-Điều kiện cần: “khi mặt trận bình yên, anh lính về thăm phố…”

-Điều kiện đủ là: “cô gái vừa tan ca..,”

Và để đảm bảo khí tiết cách mạng, phải là

-Tít “cao cao, trong cửa sổ”, (thì mới được phép có cảnh) “có 2 người – ten ten”

Khổ thể đấy, cứ thập thà thậm thụt. Chỉ có đi đái, là được đi công khai ngoài đường.

Chẳng bù như bây giờ.

Trời thì rét cắt da, cắt thịt, mà hội nghị cựu chiến binh phường, mấy cái cô bé ca sỹ mặc quần áo thiếu vải, nó cứ nhẩy xổ vào mặt các cụ cựu chiến binh, mà bây giờ đã hoàn toàn vô hại, và gào lên bài hát "Nothing's Gonna Change My Love for You" do nhạc sỹ Michael Masser và Gerry Goffin sáng tác. Lời lẽ thì hết sức khêu gợi:

-Sờ em đi (tạt chờ mi nao- touch me now)

-Ôm em đi (hầu chờ mi nao - Hold me now)

-Em ứ ngủ, nếu không có anh (Ài đồn oan thù líp uýt dao iu - I don't want to live without you)

Yêu đương như thế, còn quách giề đời.

Các cụ cựu binh, đều đã có tuổi gần 79, giờ còn ‘sờ’, còn ‘ôm’, còn ‘líp’ thế qoái nào được nữa.

Trên đã cho thoải thái, thật là ưu ái và đúng thời điểm quá cơ.



Tình yêu của lính nhập ngũ thời 7x, cứ gọi là bố của đỉnh.

Thảo nào, tay thầy bói đã xem và phán cho tôi rằng: số của tôi là nghèo về đường tình ái.

Thật là tội nghiệp.

330823349_1128136311190098_3542990207898591684_n.jpg
Cụ có kết luận quá hợp trên và thâm thúy
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
NGƯỜI ĐOÀN VIÊN TIÊU BIỂU CỦA NĂM.

Tháng ba này, tất cả các tổ chức chính trị trong cả nước, đang tưng bừng kỷ niệm tháng Thanh niên, với cao điểm là tôn vinh một tấm gương tiêu biểu của Đoàn viên, vào ngày 26 tháng 3.

Cá nhân tôi cũng có sự lựa chọn cho riêng mình.

Thời đất nước có chiến tranh, tôi là một cán bộ Đoàn trong quân ngũ.
Những tấm gương tiêu biểu của Đoàn thanh niên hồi ấy, hồi tôi là sỹ quan Hải quân ấy, có rất nhiều. Tôi chỉ có thể kể ra đây một số tấm gương.

Đó là cô gái dân quân trên đảo Bạch Long Vĩ, từng được ca ngợi trong bài hát cùng tên, bài hát ‘Bach Long Vĩ đảo quê hương’:

“…Ɓạch Long Vĩ đảo quê ơi! nghe sóng xô biển khơi

Thôn xưa nhiều khổ đau, naу cao lương đẹp mầu

Trúc anh đào xanh bóng, Bạch Long Vĩ đảo quê ơi!

Ɲắng mưa trên đồi câу, súng Ɛm không rời taу

Quê hương ta gìn giữ, cho уên vui biển trời….”

Đó là người em gái, trên các miền biển Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Quảng Bình, từng được ca ngợi trong bài hát ‘Bài ca sông Nhật Lệ’:

“….Nữ dân quân rừng dừa đan lưới,

Cười với anh hải quân trên tàu.

Chúng đến đây lưới tơ, lưới vàng,

Sẽ biến thành lưới lửa bủa giăng….”


Phút giây bình yên giữa các trận đánh, người em gái lại ngồi vá áo cho người lính Hải quân, như tấm hình minh hoạ trong tút này.

03-Vá áo lính Hải quân.jpg


NHƯNG,

Nay đã là năm 2023, xã hội đã đổi thay.

Tôi tin rằng, tấm gương tiêu biểu của Đoàn viên, vào ngày 26 tháng 3 năm 2023, năm nay, cũng sẽ là một em gái, nhưng em đã khác.
Em làm việc trên những cách bay trên bầu trời cao.
Ngoài công việc chính, em không quản ngại khó khăn và gian khổ, vẫn kiếm việc làm thêm, là làm ‘síp-pơ’, vận chuyển những món hàng nguy hiểm tột cùng, để kiếm thêm được vài tỷ đồng.
Trong một lần ‘síp’ hàng, em đã bị các lực lượng chức năng quây bắt.
Mặc dù bị bắt quả tang. Mặc dù bị giam cầm. Mặc dù bị ‘đi cung’.

Nhưng,

Em không hề run sợ. Em vẫn bình thản như ‘vừa cầy xong thửa ruộng’. Cặp mắt của em vẫn ‘hiền như ma-xơ’, làm thổn thức biết bao trái tim của nam - phụ - ấu - lão.
Và đánh đoàng một cái, em đã vụt trở về sáng loà với đời thường, trong sạch như một em bé thần tiên, vẫn với cặp mắt ‘hiền như ma-xơ’.
Em chính là tiếp viên hàng không Đặng Phương Vân – Sinh năm 1996 – Trong va-ly của em có:
-2 ngàn 020 viên ma thúy
-2 ngàn gờ-ram bột ma thúy
Em chính là tấm gương tiêu biểu của Đoàn viên thanh niên, vào ngày 26 tháng 3 năm 2023, năm nay.


T2.jpg
T3.jpg
1

T1.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
NGƯỜI LÍNH LẶNG THẦM

Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, khi xe tăng của ta lao vào Dinh Độc lập, một nhà báo phương Tây, đã chụp được 2 tấm hình, mà cần phải có rất nhiều thời gian, mới có thể bình, giải mật hết những ý nghĩa của 2 tấm hình đó.

Tấm hình thứ nhất, chụp cảnh xe tăng ta đang lao vào Dinh Độc lập – Lúc này, cờ ba sọc của chính quyền VNCH, vẫn còn đang bay phấp phới trên nóc Dinh. Việc bình cho tấm hình này, xin dành cho ‘tút’ sau.

01-Khi cờ SG vẫn còn-và xe tăng đã vào.jpg


Tấm hình thứ hai, chụp một người lính xe tăng:

-Một người lính xe tăng, với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu

-Đang đứng phía trước chiếc xe tăng của anh đang đậu trước thềm Dinh Độc lập,

-Tay chống nạnh, đang lắng nghe 2 ông chỉ huy chắc chắn là cao cấp hơn mình – đang vung tay chém chém,

-Nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa,

-Người lính xe tăng này, ngoài tấm hình này ra, anh chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu trên các phương tiện thông tin truyền thông của ta,

-Anh là ai? Anh là ai, mà dám đứng chống nạnh, khi các chỉ huy của mình đang chém chém. Anh là ai, khi mà theo như thông lệ, anh phải hò reo, anh phải nhẩy cẫng lên, anh phải cười toe toét, khi mà đã có ‘chiến thắng vĩ đại trong toàn bộ lịch sử của dân tộc’.

-Anh chỉ là một người lính lặng thầm, trong muôn vàn người lính, và anh mãi mãi trôi vào hư vô. Bởi anh chưa từng được nhắc đến, trong bất cứ phương tiện truyền thông của ta.

02.jpg


NHƯNG,

Lịch sử là công bằng. Lịch sử là phải nhắc đến những người như anh – một ‘Người lính lặng thầm’.

Anh chính là Nguyễn Hữu Cử, lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203 - Đơn vị chủ lực của Quân đoàn 2 cùng các đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
Nên biết rằng:

-Từ buổi chiều ngày 26/4/1975, Quân đoàn 2 tổ chức đánh chiếm Căn cứ Nước Trong tại tỉnh Đồng Nai, phòng tuyến của địch ở cửa ngõ Sài Gòn. Đây là Trung tâm Huấn luyện tổng hợp, với lực lượng gần 4.000 tên, có khoảng 40 xe tăng, thiết giáp, hệ thống công sự, vật cản hoàn chỉnh, được hỏa lực pháo binh ở Long Thành, Long Khánh và một trận địa ở Bắc sông Buông, Dốc 47 cùng không quân trực tiếp chi viện. Trận đánh Căn cứ Nước Trong quyết liệt, quân ta tổn thất không ít. Đêm 29/4/1975, xe tăng của đồng chí Nguyễn Hữu Cử sa xuống hố bom. Đồng chí bị thương vào đầu và tay. Bây giờ, trên cánh tay ông vẫn còn hai mảnh đạn từ ngày ấy.

-Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 dẫn đầu đội hình tiến về thành phố Sài Gòn. Ngồi trên xe, qua hệ thống bộ đàm, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử biết tin Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ trúng đạn địch hy sinh khi gần đến cầu Sài Gòn. Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. Sau đó, đơn vị vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập. Khi cả Tiểu đoàn đã vào sân Dinh Độc Lập, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử cho một xe tăng chắn cổng ra vào, vì lúc bấy giờ trong sân Dinh Độc Lập chật cứng các loại xe.

VÀ:

-Trong tấm hình, nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa .

BỞI VÌ:

-Người tiểu đoàn trưởng xe tăng, người đồng cấp ngang chức với anh, vừa mới hy sinh cánh đây vài tiếng đồng hồ, thi thể của liệt sỹ, vẫn còn đang ấm nóng.

-Trên đường tiến công vào Dinh Độc lập sáng nay, rất nhiều chiến sỹ xe tăng trong tiểu đoàn của anh, đã hy sinh, đã bị trọng thương, đang nằm rải rác đâu đó, từ chân cầu Sài Gòn, vào đến tận cửa Dinh.

- Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu, anh đứng chống một tay - > là đang nghe cụ Tài - Lữ đoàn trưởng, và cụ Tùng-Chính ủy Lữ đoàn – đang dặn dò là phải quay trở lại đường tiến công sáng hôm đó, để thu gom và giải quyết công tác thương binh, liệt sỹ của tiểu đoàn.

HÔM NAY

Người chiến sỹ thầm lặng ấy, sẽ không trôi vào hư vô.

Chúng tôi sẽ nhớ mãi đến anh, mà bây giờ phải gọi là cụ.

Đó là cụ cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cử (trong tấm hình thứ 3).
03.jpg



Cụ là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203. Tiểu đoàn có ‘đại đội 4 xe tăng anh hùng’, mà bạn của Baoleo tôi, là cụ Nguyễn Khắc Nguyệt –là chiến sỹ lái chiếc xe tăng mang số hiệu 380, đâm vào cổng Dinh trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy (ảnh số 4).

04.jpg


Cụ ra quân với quân hàm thiếu tá. Hiện nay đã 83 tuổi. Cụ hiện đang sống ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

VÂNG.
Chiến thắng đâu chỉ có: hân hoan, sảng khoái, vỡ òa, hay nhẩy cẫng lên.
Sau chiến thắng với quân địch cụ thể năm 1975, cuộc chiến đấu với cái ác, như là tham nhũng, như là bất công - > Đến hôm nay, vẫn còn đang hiện hữu.
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,440
Động cơ
374,052 Mã lực
NGƯỜI LÍNH LẶNG THẦM

Vào buổi trưa ngày 30/04/1975, khi xe tăng của ta lao vào Dinh Độc lập, một nhà báo phương Tây, đã chụp được 2 tấm hình, mà cần phải có rất nhiều thời gian, mới có thể bình, giải mật hết những ý nghĩa của 2 tấm hình đó.

Tấm hình thứ nhất, chụp cảnh xe tăng ta đang lao vào Dinh Độc lập – Lúc này, cờ ba sọc của chính quyền VNCH, vẫn còn đang bay phấp phới trên nóc Dinh. Việc bình cho tấm hình này, xin dành cho ‘tút’ sau.

01-Khi cờ SG vẫn còn-và xe tăng đã vào.jpg


Tấm hình thứ hai, chụp một người lính xe tăng:

-Một người lính xe tăng, với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu

-Đang đứng phía trước chiếc xe tăng của anh đang đậu trước thềm Dinh Độc lập,

-Tay chống nạnh, đang lắng nghe 2 ông chỉ huy chắc chắn là cao cấp hơn mình – đang vung tay chém chém,

-Nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa,

-Người lính xe tăng này, ngoài tấm hình này ra, anh chưa từng xuất hiện ở bất cứ đâu trên các phương tiện thông tin truyền thông của ta,

-Anh là ai? Anh là ai, mà dám đứng chống nạnh, khi các chỉ huy của mình đang chém chém. Anh là ai, khi mà theo như thông lệ, anh phải hò reo, anh phải nhẩy cẫng lên, anh phải cười toe toét, khi mà đã có ‘chiến thắng vĩ đại trong toàn bộ lịch sử của dân tộc’.

-Anh chỉ là một người lính lặng thầm, trong muôn vàn người lính, và anh mãi mãi trôi vào hư vô. Bởi anh chưa từng được nhắc đến, trong bất cứ phương tiện truyền thông của ta.

02.jpg


NHƯNG,

Lịch sử là công bằng. Lịch sử là phải nhắc đến những người như anh – một ‘Người lính lặng thầm’.

Anh chính là Nguyễn Hữu Cử, lúc ấy là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203 - Đơn vị chủ lực của Quân đoàn 2 cùng các đơn vị bạn đánh chiếm Dinh Độc Lập trưa 30/4/1975.
Nên biết rằng:

-Từ buổi chiều ngày 26/4/1975, Quân đoàn 2 tổ chức đánh chiếm Căn cứ Nước Trong tại tỉnh Đồng Nai, phòng tuyến của địch ở cửa ngõ Sài Gòn. Đây là Trung tâm Huấn luyện tổng hợp, với lực lượng gần 4.000 tên, có khoảng 40 xe tăng, thiết giáp, hệ thống công sự, vật cản hoàn chỉnh, được hỏa lực pháo binh ở Long Thành, Long Khánh và một trận địa ở Bắc sông Buông, Dốc 47 cùng không quân trực tiếp chi viện. Trận đánh Căn cứ Nước Trong quyết liệt, quân ta tổn thất không ít. Đêm 29/4/1975, xe tăng của đồng chí Nguyễn Hữu Cử sa xuống hố bom. Đồng chí bị thương vào đầu và tay. Bây giờ, trên cánh tay ông vẫn còn hai mảnh đạn từ ngày ấy.

-Ngày 30/4/1975, Tiểu đoàn 1 dẫn đầu đội hình tiến về thành phố Sài Gòn. Ngồi trên xe, qua hệ thống bộ đàm, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử biết tin Tiểu đoàn trưởng Ngô Văn Nhỡ trúng đạn địch hy sinh khi gần đến cầu Sài Gòn. Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử chỉ huy Tiểu đoàn 1, cho triển khai đội hình xe tăng ta sang hai bên đường, bắn chéo lên cầu, diệt 2 xe tăng địch, vì cầu cong, nếu bắn thẳng sẽ vướng. Sau đó, đơn vị vượt cầu Sài Gòn tiến vào Dinh Độc Lập. Khi cả Tiểu đoàn đã vào sân Dinh Độc Lập, Chính trị viên Nguyễn Hữu Cử cho một xe tăng chắn cổng ra vào, vì lúc bấy giờ trong sân Dinh Độc Lập chật cứng các loại xe.

VÀ:

-Trong tấm hình, nét mặt người lính xe tăng, đầy vẻ ưu tư, không hề có nét gì là hân hoan, là sảng khoái, là vỡ òa .

BỞI VÌ:

-Người tiểu đoàn trưởng xe tăng, người đồng cấp ngang chức với anh, vừa mới hy sinh cánh đây vài tiếng đồng hồ, thi thể của liệt sỹ, vẫn còn đang ấm nóng.

-Trên đường tiến công vào Dinh Độc lập sáng nay, rất nhiều chiến sỹ xe tăng trong tiểu đoàn của anh, đã hy sinh, đã bị trọng thương, đang nằm rải rác đâu đó, từ chân cầu Sài Gòn, vào đến tận cửa Dinh.

- Với khuôn mặt gầy gò, hốc hác, trên đầu và cánh tay trái còn vết máu, anh đứng chống một tay - > là đang nghe cụ Tài - Lữ đoàn trưởng, và cụ Tùng-Chính ủy Lữ đoàn – đang dặn dò là phải quay trở lại đường tiến công sáng hôm đó, để thu gom và giải quyết công tác thương binh, liệt sỹ của tiểu đoàn.

HÔM NAY

Người chiến sỹ thầm lặng ấy, sẽ không trôi vào hư vô.

Chúng tôi sẽ nhớ mãi đến anh, mà bây giờ phải gọi là cụ.

Đó là cụ cựu chiến binh Nguyễn Hữu Cử (trong tấm hình thứ 3).
03.jpg



Cụ là Chính trị viên Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn Xe tăng 203. Tiểu đoàn có ‘đại đội 4 xe tăng anh hùng’, mà bạn của Baoleo tôi, là cụ Nguyễn Khắc Nguyệt –là chiến sỹ lái chiếc xe tăng mang số hiệu 380, đâm vào cổng Dinh trưa ngày 30 tháng 4 năm ấy (ảnh số 4).

04.jpg


Cụ ra quân với quân hàm thiếu tá. Hiện nay đã 83 tuổi. Cụ hiện đang sống ở xã Hàm Tử, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

VÂNG.
Chiến thắng đâu chỉ có: hân hoan, sảng khoái, vỡ òa, hay nhẩy cẫng lên.
Sau chiến thắng với quân địch cụ thể năm 1975, cuộc chiến đấu với cái ác, như là tham nhũng, như là bất công - > Đến hôm nay, vẫn còn đang hiện hữu.
Nỗi đau quá lớn chưa thể hưởng niềm vui chiến thắng cụ nhỉ. Ngay cả việc xe nào tiến vào dinh độc lập mãi mới ngã ngũ
 

X0000

Xe tăng
Biển số
OF-383918
Ngày cấp bằng
23/9/15
Số km
1,869
Động cơ
202,390 Mã lực
Nỗi đau quá lớn chưa thể hưởng niềm vui chiến thắng cụ nhỉ. Ngay cả việc xe nào tiến vào dinh độc lập mãi mới ngã ngũ
Nỗi đau gì?? chả qua bác đó đang là một ông lính chiến, khi quân ta cắm cờ ở dinh Độc lập cũng chưa thể nói là chiến thắng được. Vì còn cả mớ nhiệm vụ - cái này là quân sự
Còn xe tăng nào vào dinh trước, thì cái này là chính trị. Và cũng chả quan trọng, chỉ có đám xét lại lịch sử chúng nó mới hay nói vụ này
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,440
Động cơ
374,052 Mã lực
Nỗi đau gì?? chả qua bác đó đang là một ông lính chiến, khi quân ta cắm cờ ở dinh Độc lập cũng chưa thể nói là chiến thắng được. Vì còn cả mớ nhiệm vụ - cái này là quân sự
Còn xe tăng nào vào dinh trước, thì cái này là chính trị. Và cũng chả quan trọng, chỉ có đám xét lại lịch sử chúng nó mới hay nói vụ này
vụ xe tăng đã ngã ngũ rồi đó cụ.nhà NC cũng đã công nhận rồi. e theo dõi khá chi tiết vụ này. Sao k đau chứ. Trong 1-2 ngày mất bao nhiêu ae đồng đội.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
THÁNG 7 – TÌNH CẢM ĐỒNG ĐỘI

Hôm nay, tôi nhận được điện thoại:
-Thằng em đến ngay Binh Trạm 266 – Bộ Quốc phòng nhé.

Ôi, chị Lẫm – nguyên là sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp, bếp trưởng bếp Hải đoàn của tôi, thời tôi còn ở trong quân.
Hôm nay, chị Lẫm đi nhờ theo xe của đơn vị tôi, về Binh Trạm 266 có việc.
Nhớ tới thằng em là tôi, nhà ở Hà Nội, chị mang theo một chút quà của biển, để tặng cho thằng em đã xa biển lâu lắm rồi.

Chị Lẫm ơi. Chị cũng đã rời quân ngũ. Chị đã là bà ngoại tảo tần của đàn cháu thơ ngây, nhưng chị vẫn còn nhớ tới thằng em:
-‘… trai Hà Nội mà đi hải quân, xuống tận miền bể này làm nhiệm vụ….’.

Em hôm nay cũng đã thành ông lão rồi.
Nhưng.
Dẫu thời gian dẫu có đi qua nhiều tháng năm, thì tình cảm đồng đội một thời chiến tranh, vẫn luôn xanh thắm, như sóng biển xanh vẫn luôn rạt rào.
Tôi đính kèm vào đây, câu chuyện tôi viết về chị Lẫm, từ hồi năm 2015.

CANH BÁNH ĐA
Bây giờ mỗi khi hiếm hoi được thảnh thơi, nhà cháu lại tự nấu cho mình một bát canh bánh đa.
Mùi thơm của rau bạc hà, như đưa nhà cháu trở về thời trai trẻ, thời còn chiến tranh, hồi nhà cháu còn là lính hải quân.
Nhà cháu cũng đã từng có đôi lần được ăn phở bò, và nhà cháu biết rằng, ‘phở bòa’ ngon lắm.
Ấy thế nhưng bảo là là nhớ và thích, thì nhà cháu luôn nhớ tới bát canh bánh đa.

Bát canh bánh đa, nấu bằng bánh đa khô, có thêm vài miếng thịt heo tận dụng, và không thể thiếu được mấy nhánh rau bạc hà, hái vội từ đám rau láo nháo mọc ở đầu hồi nhà ăn.
Và nhà cháu luôn nhớ tới chị Lẫm – trung cấp nấu ăn, sỹ quan quân nhân chuyên nghiệp, bếp trưởng bếp Hải đoàn.
Chị vẫn thỉnh thoảng ưu ái, bồi dưỡng thêm cho nhà cháu bát canh bánh đa.
Chị ngồi cạnh nhìn nhà cháu ăn, tay phe phẩy chiếc quạt nan, và những câu nói của chị, nhà cháu chẳng bao giờ quên:
-chị thương thằng em lắm. Trai Hà Nội mà đi hải quân, xuống tận miền bể này làm nhiệm vụ. Khỏe để còn đi biển nhé, thằng em.

Hôm nay thằng em đã thành ông lão rồi, chị Lẫm ơi. Nhưng em vẫn luôn nhớ về những tình cảm ấm áp của chị. Và nhớ chị, em vẫn tự nấu cho mình bát canh bánh đa.
Tháng 7 về, nhớ tới đồng đội, nhà cháu vẫn luôn nhớ về những người lính bình dị như thằng Ngòi , như chị Lẫm. Những người lính đồng đội, bình dị như hạt lúa-củ khoai nơi miền quê xa.
Nhà cháu cũng đã từng có đôi lần được ăn phở bò, và nhà cháu biết rằng, ‘phở bòa’ ngon lắm. Ấy thế nhưng bảo là là nhớ và thích, thì nhà cháu luôn nhớ tới bát canh bánh đa. Bát canh bánh đa do chị Lẫm nấu, ở bếp Hải đoàn.


HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Các tấm hình chụp với chị Lẫm, và lái xe của đơn vị, cạnh xe của đơn vị tôi.
01.jpg

Ký hiệu quân sự, tên của đơn vị tôi, nằm trong khoanh tròn đỏ.
03.jpg

Đây là cổng Binh Trạm 266 – Bộ Quốc phòng.
02.jpg
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,958
Động cơ
-8,172 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Ấm tình đồng đội, có những kỷ niệm và ký ức không bao giờ quên được cụ nhỉ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Ngày hôm nay, là ngày để nhớ về những người đồng đội. Và một câu chuyện của đồng đội bạn tôi.

SỰ ĂN TRONG BÃO BIỂN

Nấu ăn khi đi biển dài ngày, có khi nửa tháng mới về căn cứ hoặc dài ngày hơn, là câu chuyện hết sức sinh động, tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh của chuyến đi và của mỗi thủy đảm nhiệm công việc .

Chuẩn bị ra khơi, ngoài những việc lớn như tiếp nhận vũ khí, dầu, nước ngọt, gạo thịt thì rau xanh không kém phần quan trọng.

Rau xanh chỉ để 3,4 ngày là héo úa, vì để ở đuôi tàu, gió và nước mặn rau không thể giữ được. Chỉ có bí xanh, bí đỏ, đu đủ xanh và khoai sọ là để được dài ngày.

Tủ lạnh chủ yếu để thịt, cá cấp đông.

Tàu chỉ nấu bằng bếp dầu, lúc sóng to quá đành phải chịu, còn sóng cấp 5, cấp 6 vẫn phải cơm, cháo cho anh em ăn để còn có sức đi ca và sẵn sàng chiến đấu. Khi đó, phải sử dụng nồi to, cao để khi đun, sóng lắc không làm nước trào ra.

Trước khi đi biển, Thuyền phó hậu cần chỉ đạo rất cụ thể để tiếp nhận thực phẩm, đôi khi phải đi chợ mua thêm. Nếu tàu ở cảng K 20 thì dùng xuồng máy sang bên kia Bến Bính, gửi xuồng, đi bộ vào chợ Cố Đạo ( Hải Phòng) để mua.

Nghe dự báo thời tiết, nếu có gió mùa Đông Bắc to thì gà làm thịt trước, chặt nhỏ cho vào cấp đông, khi nấu cháo chỉ việc lấy ra cho vào nồi, vặn bếp dầu, tính thời gian là có cháo ăn. Chỉ có anh em chịu sóng tốt thì mới ăn được cơm với thịt cá và canh.

Thực sự nấu được bữa cơm trên biển rất vất vả, hầu như tất cả trình tự để có được bữa cơm đều phải sắp xếp kỹ lưỡng, khoa học trong đầu, phải kết hợp để có thời gian nằm nghỉ trong Câu Lạc Bộ giữ sức và chống say. Nhiều khi vừa nôn vừa làm thức ăn. Nôn thì chạy ra đuôi tàu, cho xuống biển.

Ông Tống Hồng Quân cùng nhập ngũ với tôi, Thủy thủ Tàu 649 tâm sự, đã có lần, vừa bê nồi canh cá xuống thì say sóng dù đã ngậm chặt miệng nhưng vẫn phì vào nồi canh một ít. Và đương nhiên, không có cách nào khác, anh em vẫn được thưởng thức .

Nấu được nồi cháo trong lúc sóng to gió lớn cũng phải cố gắng hết mức, đôi khi hai tay phải giữ quai xoong, nồi cho khỏi đổ. Còn người bê được bát cháo gà đưa lên miệng để ăn cũng phải có nghị lực, nhiều khi ăn vào, ợ ra khoang miệng lại nuốt vào bụng cho khỏi ra giường và đỡ đau bụng. Đôi khi đói quá, không ra bếp lấy cháo được, phải lấy lương khô 502 có sẵn trong phòng ngủ vừa ăn vừa uống nước cho lại sức.

Đi biển vào mùa đông, biển động, sóng gió to, tàu phải chạy đè sóng, chạy dích dắc ( chữ chi ) nhưng tàu vẫn lắc và chạy mất nhiều thời gian hơn. Lúc chạy vào phía Nam thì tàu chạy xuôi sóng gió, có thể đạt 14-15 hải lý /h. Lúc ra gặp gió mùa Đông Bắc thì thôi rồi, tàu luôn bị lệch phải, dạt ra cả vùng biển Quốc Tế , phải điều chỉnh la bàn liên tục.

Không ít lần, tàu tôi đã gặp sóng cấp 7, cấp 8. Có 1 lần gặp sóng 9, cấp 10 do gặp bão, không về kịp căn cứ để tránh, thật là kinh khủng. Đi mãi vẫn không bắt được đèn Long Châu ( chớp một ) ở bên phải, tàu bị trôi dạt, mất hàng tiếng đồng hồ để điều chỉnh hướng tàu. Con tàu như chìm trong biển cả. Nửa con tàu phía mũi như múc vào mặt biển, tàu kêu răng rắc như sắp gãy, chân vịt nhiều lúc quay trên không, làm máy tàu gầm lên. Tàu nhiều lúc lắc ngang, cửa sổ mạn rất gần với mặt nước biển. Một số thủy thủ không chịu được sóng trên cấp 7, khi đó nằm trên giường chịu trận . Tuy nhiên, đến lượt vẫn phải cố bò dậy đi ca.

Lúc sóng to gió lớn mới thấy sức chịu đựng của thủy thủ là vốn quý của con tàu. Tôi chỉ chịu được đến cấp 8 là cùng và cũng chỉ lái được 10, 15 phút là phải nằm nghỉ. Nhân đây, tôi nói thêm, do chịu sóng tương đối tốt nên hầu như suốt thời gian trong quân ngũ tôi đều ở dưới tàu V604. Chỉ có hai lần tăng cường sang V672 và V684. Tôi đã 2 lần được gọi đi khám sức khoẻ để đào tạo sỹ quan chỉ huy tàu ( nghe nói là tàu chiến đấu ) nhưng xuất phát là sinh viên nên chỉ nghĩ về Trường học tiếp, dứt khoát không đi theo con đường binh nghiệp nên thử đến vòng cuối cùng, quay đảo 360 độ thì tự nhiên .... không tài nào chịu đựng được, nên trượt (!).

Lại nói về đi ca, trong lúc sóng to, gió lớn khi say sóng, tất cả những thứ trong bụng đều ra bằng đường miệng chảy vào xô, kèm theo cả mật xanh, mật vàng, đắng ngắt, tanh tưởi và có khi ra cả giun, sán. ( Tống Hồng Quân, có lần kể với tôi, Quân bị say, nôn ra xô và có cả giun xổ ra lỗ mũi ). Anh em cơ điện đi ca nằm ngay dưới sàn hầm tàu, trên tấm bạt hoặc tấm bìa carton.

Lúc sóng quá to, đi cùng ca anh Trọng, anh ngồi ghế lái liên tục, chúng tôi khi đó chỉ lái thay anh 5, 7 phút rồi nằm vật trên sàn ca bin. Bụng không còn gì để nôn nữa thì uống vội chai nước để khi nôn không bị đau. Cháo đã sẵn trong nồi quân dụng có khi ngồi lên, nằm xuống mấy lần mới ra lấy được bát cháo to ( múc vơi ) để ăn. Nhiều khi phải bò từ hành lang về phòng ngủ, chịu đói hoặc nhấm chút lương khô, cố uống ngụm nước cho khỏi đau bụng. Thông thường sóng to thì tìm cách vào Câu Lạc Bộ nằm, vừa dễ nôn ra đuôi tàu, vừa gần bếp lấy cháo ăn. Có một tô cháo để ăn cũng phải nghị lực và quyết tâm cao.

Trên tàu, Thuyền phó Bùi Bình Trọng, hầu như không biết say sóng là gì. Anh có đức tính rất lạ, sóng từ cấp 7 trở xuống không giúp ai, trên cấp 7 thì giúp một chút, kiểu xôi đỗ. Nhiều khi anh vào bếp tự mình nấu cháo cho anh em ăn. Còn cấp 9 trở lên thì một mình anh cầm lái liên tục mấy giờ liền. Tôi và đồng đội rất khâm phục anh.

Có một kỷ niệm tôi không bao giờ quên. Như đã nói ở phần trên, Tàu V604 gặp bão, sóng cấp 8, khi giật đến cấp 9, cấp 10. Tôi bị say, nôn ra tất cả mật xanh mật vàng, rớt rãi vương cả ra quần áo. Nằm trên sàn ca bin lái, vì trên cao càng lắc nên tôi lấy hết sức vịn cầu thang, xuống hành lang và bò vào phòng ngủ, mệt quá thiếp đi. Đang nằm, chịu đói khát thì thấy bị ai đó véo tai, tưởng gọi đi ca nhưng không thể nói và ngóc đầu dậy được. Không phải. Anh Trọng mang vào cho tôi khoảng 1/3 bát cháo loại bát to cho khỏi bị đổ. Anh động viên tôi cố ăn cho lại sức. Tôi không thể tự xúc được. Anh đã dùng thìa đút cho tôi từng thìa cháo loãng.

Anh Trọng ơi, Em nhớ anh .!.

29497110_2067471866626278_4651934514662122997_n.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Khu vực bếp trên 1 con tầu Hải quân ngày nay. Như thế này, cũng đã là sang lắm rồi.
Bep tren tau 79.jpg
 

sắt con

Xe điện
Biển số
OF-203221
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
2,651
Động cơ
289,356 Mã lực
PHẦN 3:
CUỘC TRAO ĐỔI TÙ BINH HI HỮU TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Bài 6/ Dẫn chuyện của baoleo:

(với tư cách người cùng đơn vị và Quân chủng)

Sau một thời gian thương lượng giữa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền Mỹ, qua trung gian của Pháp, như là 1 món quà để thúc đẩy Hội nghị Hòa đàm Ba-Lê, một ‘Cuộc trao đổi tù binh hiếm hoi’ trong kháng chiến chống Mỹ, trao đổi 3 phi công Mỹ lấy 19 thủy thủ đoàn của biên đội tầu phóng lôi, từng đánh tầu Ma Đốc, đã được thực hiện.
Vào ngày 02/10/1968, ta đã trao trả cho Mỹ 3 phi công ở vùng biển Sầm Sơn, , phi công Mỹ được trực thăng Mỹ đón.
Ngày 05/10/1968, 5 sỹ quan của biên đội tầu phóng lôi, được Mỹ trao trả trước, tại sân bay Viên Chăn-Lào.
Còn đến ngày 21/10/1968, 14 thủy thủ ta được tầu khu trục USS Dubuque (LPA-8), dưới sự hộ tống của hai tầu khu trục khác, là HMAS PERTH và USS BAUSELL, trở đến ngoài khơi, cách bờ biển Cửa Lò 12 hải lý.
Sau đó, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn.
Các chiến sỹ Hải quân của ta, tự lái xuồng, rời tầu USS Dubuque (LPA-8), và tự đi vào bờ Sầm Sơn.
Đặc biệt, cần phải nói thêm về chiếc xuồng máy này. Từ trước cho đến lúc ấy, phe XHCN chưa từng biết đến một chiếc xuồng hoàn hảo đến như thế. Vì thế, chiếc xuồng máy là một tặng vật trời cho, của hiếm để phe XHCN nghiên cứu về cấu tạo một chiếc xuồng máy cứu hộ của Hải quân Mỹ. Vì thế, sau khi cập bờ, chiếc xuồng liền được đưa đi cất dấu, và sau này, Chiếc xuồng này được ta biếu cho Liên xô, để bạn nghiên cứu.

Đây có lẽ là trường hợp trao đổi tù binh hy hữu trong kháng chiến chống Mỹ.

Bình luận thêm một số vấn đề:
a/ Tại sao lại là 12 hải lý:
Thời đó, lãnh hải của một quốc gia, được tính là cách bờ 12 hải lý, ngoài đó, là lãnh hải quốc tế. Bởi thế, biên đội tầu chiến Mỹ, hộ tống và tiễn các chiến sỹ Hải quân ta, dừng lại ở ngay mép lãnh hải quốc tế, để tiễn các chiến sỹ Hải quân ta.
Cái quy định cự ly 12 hải lý cũng khá buồn cười. Khi đưa ra quy định này, quốc tế lập luận rằng: cự ly lãnh hải của một quốc gia, là hết tầm bắn của đại bác (hị hị). Sau này, khi đã có tên lửa vượt đại châu, cái quy định này được bàn cãi lại, và hiện nay, cũng chưa rõ ràng. Như Việt ta, ở vùng không bị chồng lấn như biển Đông, tớn ra dững trăm lý.

b/ Trình độ của chiến sỹ Hải quân ta:
Như đã kể, các chiến sỹ Hải quân ta được trao trả ở cự ly 12 hải lý. 12 lý tức là tầm gần 25 cây. Mà tầm nhìn xa chỉ có hơn 10 km thôi nhé.
Trong điều kiện mênh mông trời nước, tầu hoàn toàn xa lạ, thế mà các chiến sỹ Hải quân ta làm chủ được ngay chiếc xuồng hiện đại này. Tự lái, tự dẫn đường, chở về đúng Sầm Sơn.

c/ Tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng:
Như đã kể, Hải quân Mỹ cấp cho các chiến sỹ ta 1 xuồng máy loại xịn, một bí mật quân sự mà phe XHCN đang thèm muốn. Không những thế, họ còn cấp lương thực và nước uống. Đặc biệt, họ cấp cho lượng xăng dầu để chạy thỏa văn mái.
Đến mức, sau khi về đến Sầm Sơn, ta tổ chức đua xuồng đi cất dấu, chạy chán chê mê mỏi, xăng dầu Mỹ cấp vẫn ổn.
Vì sao Hải quân Mỹ lại cấp cho ta của báu đấy, Thì ra, đây là một tập tính cao thượng-thượng võ của Hải quân nói chung.
Đơn cử thế này: Khi các chiến hạm nghịch thù gập nhau, thì đánh nhau chí tử, cốt dìm thằng bên kia xuống biển.
Nhưng một khi tầu đối phương đã tan tành, chìm nghỉm roài, và thủy thủ đoàn đối phương sống sót đang bơi lỏm ngỏm trên đại dương, thì bên thắng trận lập tức dừng tầu, hạ xuồng cứu sinh, cứu tối đa lính hải quân đối phương, vớt họ lên, đưa về tầu của mình chăm sóc. Nếu bên thắng trận có là tầu ngầm nguyên tử đi chăng nữa, thì tầu cũng cứ nổi lên, vớt đối phương, đưa về tầu mình.
Kệ *** nó bí với chả mật quân sự hay giai cấp-giai tầng.
(Nhưng trừ Hải quân Trung Quốc)


(Bài sau: Tư liệu 'Nhật ký chiến tranh, của Bộ Quốc phòng Mỹ')
Hay quá, nhà cháu hết vodka kính bác ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top