[Funland] Những hồi ức của một lính Hải quân

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ)

THUỶ THỦ MẶT BOONG

(Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi)



Tôi là thủy Thủ mặt boong, tức là làm các công việc trên mặt boong tàu.
(Tôi ở đây là anh Quân – trong ‘tút’ này, từ đây về sau, xin các Cụ hiểu hộ cho là: tôi – tức là anh Quân) .

Tàu Hải Quân tùy loại to, nhỏ, tùy tính năng như tàu chiến đấu mặt nước, tàu phá lôi, tàu vận tải, tàu đánh cá … sẽ có các ngành riêng. Tôi chỉ kể công việc của con tàu 649 thời tôi phục vụ ở đó.

16 thủy thủ được chia thành các ngành làm việc như sau:

Chỉ huy: 03 ( Thuyền trưởng, Thuyền phó, Chính trị viên)

Ngành mặt boong ( ngành của tôi 6 nguoi )

Ngành Máy: Vận hành máy.( 5 người)

Ngành Hàng hải ( Lái tàu 2 người).

Ngành thông tin. Là người sử sụng malip chuyển các mệnh lệnh đã được mã hóa về căn cứ và ngược lại ( 01 người)

Ngành cơ yếu là biến đổi ( Mã hóa ) các mệnh lệnh của thuyền trưởng thành các ký hiệu Mooc để chiến sỹ thông tin chuyển về căn cứ và ngược lại.

Là thủy thủ trên các con tàu biển ai cũng vất vả. Mỗi ngành, mỗi loại đều có đặc thù riêng và nỗi vất vả riêng.

Ví dụ Thợ máy thì suốt ngày ở dưới hầm tàu nóng bức, ngột ngạt vì mùi dầu mỡ sống hôi sì, và mùi dầu cháy khét lẹt. Chịu tiếng ồn ầm ầm phát ra từ dàn máy trong khoang máy và tiếng sóng đập ầm ầm vào thân tàu. Thợ máy cũng là những người dễ hy sinh nhất vì khi tàu chìm, tàu bị bom, tên lửa của địch đánh trúng, họ khó thoát ra nhất.

Thủy thủ boong, chỉ huy tàu và lính Hàng hải nguy hiểm thứ hai nhưng lại dễ hy sinh nhất vì trực tiếp và đầu tiên hứng bom, đạn từ máy bay, tàu chiến địch bắn xuống Theo tổng kết của đoàn, số thủy thủ mặt boong hy sinh chiếm tới 70%.

Công việc của thủy thủ khi đi biển và khi neo đậu ở bến khác nhau nhưng nói chung là bận biụ, đầu sai hay như các cụ nói” Đầu chày đít thớt”.

Khi tàu đi biển thì thủy thủ cũng là pháo thủ, cũng là hàng hải, tức là phải đi ca, phải lái tàu. Khi gặp địch thì chiến đấu. Phải bắn AK, bắn 12ly7. Bắn B40, B41, DKZ theo sự phân công của Thuyền trưởng. Thủy thủ còn phải đứng trên đài quan sát trên cao nhất của con tàu để quan sát bằng mắt thường, bằng ống nhòm xem có tàu, máy bay địch không? Ở trên đài quan sát gió thổi lạnh người, nói với người đứng cách 2 m đã không nghe rõ. Chẳng thế mà áo lính thủy có cái yếm sau lưng. Khi gió to phải dựng cái yếm lên để âm thanh không bị bay theo gió.

Tầu đi biển gặp bão mới khiếp mà đoàn tàu không số chúng tôi lại có trò: Cứ bão là đi vì khi đó tàu địch đi tránh bão hoặc chắc chúng nghĩ tầu đi lúc này chỉ có xuống trình hà bá, nên chuyến đi của chúng tôi lại xuôn sẻ. Địch thì bất ngờ mà ta thì hoàn thành nhiệm vụ.

Sách báo văn thơ thì nói đó là lòng dũng cảm. còn tôi thì cho rằng liều lĩnh, coi trời bằng vung, à ở biển thì phải nói coi biển, coi tử thần bằng vung.

Kệ! cấp trên bảo đi thì ta đi. Nói trộm câu này các bạn đừng nói cho ai nhé, Chính trị viên mà nghe thấy thì còn lâu tôi mới vào đảng được.

Sợ, muốn trốn cũng đeck trốn được. Ở trên bờ, trên đường Trường Sơn, lính bộ binh vào trận mà sợ, mà trốn còn có đường để trốn. Chúng tôi trốn đi đâu? Nhảy xuống biển ư? Đấy cũng là một phần lý do tạo chúng tôi thành anh hùng. Các bạn cứ tưởng tượng quả trứng luộc trong nồi nước sôi bồng bềnh, chao đảo thế nào thì con tàu gặp bão, đi trong gió bão cũng như thế.

Phải thán phục những kỹ sư thiết kế tầu. Con tầu quằn quại, chao đảo trong bão, mũi tầu chui xuống biển, cả một núi sóng đè lên. Những tưởng nó lao thẳng xuống đáy biển. Chân vịt quay xè xè như chong chóng trên mặt nước mà nó không chìm. Ấy thế mà khi đỉnh sóng lên cao nó lại vọt lên như con tàu ma trong phim cướp biển Caribe ấy. Eo ơi sợ lắm! Lúc đầu tôi nhắm mắt, bịt tai lại vì sợ, sau rồi cũng quen. Nếu lúc gặp bão mà phải ra boong thì buộc dây vào thắ lưng quần, đề phòng bị sóng lôi xuống biển.

Tôi chưa được vào đến miền Nam trừ chuyến đến gần quần đảo Hoàng Sa tháng 12/1972, phải quay về do con đường vận chuyển đã bị lộ. Chuyến cuối cùng thành công của tàu tôi là đầu năm 1972 khi tôi chưa nhập ngũ. Tôi nhập ngũ tháng 5/1972 nhưng cũng vinh dự được nếm đủ các vụ gặp sóng to bão lớn trên biển đông rồi. Những bài sau tôi sẽ kể về những điều hóng hớt được của các đàn anh trên tàu. Những người đã nhiều lần đưa hàng vào miền Nam thành công.

Xin kể tiếp! Khi tàu bốc hàng lên bờ, nhận hàng xuống tầu, thủy thủ chúng tôi phải mở hầm hàng, theo dõi, giao, nhận hàng …

Khi tầu cập bến thì phải quăng dây, khi tầu cập mạn, thì phải đệm va.

Khi tầu về bến thì rửa tàu, cạo hà, cạo gỉ sơn bảo dưỡng tàu. Tiếp tục nhận hàng, bơm nước, bơm dầu từ cảng xuống tàu.

Bây giờ kể chi tiết công việc của tôi trên con tàu không số 649.

Mồi dây, quăng dây cập cảng, cập mạn tàu bạn..

Khi tầu cập cảng hoặc cập mạn tầu khác. Chúng tôi ( thủy thủ ) đứng ở mũi, hoặc ở đuôi tầu. Theo lệnh thuyền trưởng hô :

- Quăng dây mũi! Thuỷ thủ đứng ở mũi quăng dây lên cầu cảng hoặc tàu cần cập. Thủy thủ hoặc người trực trên cầu cảng tóm đầu dây, buộc nhanh vào cọc bích là cột nhô lên trên cầu cảng. Thủy thủ trên tầu cong mình kéo cho con tầu áp sát cầu cảng. Một thủy thủ khác chạy dọc thân tàu đệm va cho tàu, thủy thủ khác nhanh chóng cột chặt con tầu lại.

Nếu khoảng cách gần thì dây cột tầu được quăng trực tiếp, nếu xa phải quăng dây mồi. Dây cột tàu có nhiều loại bằng cáp, lõi bằng dây kim loại hoặc bằng dây dứa có đường kính khoảng 2cm đến 5 cm ( cỡ cổ tay trẻ nhỏ). Thủy thủ cuộn cuộn dây, vòng vào tay trái. Tay phải quăng đầu dây lên cảng cho người trên cảng bắt, cột vào cọc bích. Nếu tầu xa cảng không ném dây trực tiếp được thì phải ném dây mồi trước. Dây mồi là một vòng dây dai bằng sợi nylon to hơn chiếc đũa. Đầu dây được tết ( Gọi là chầu ) thành một nắm to tròn hơn đấm tay, giống như quả còn của người dân tộc hay chơi vào dịp tết. Trong lõi quả dây mồi có cục chì nhỏ góp phần cho quả văng nặng hơn, để ném dễ trúng.

Quăng dây cập cảng hoặc cập tàu đòi hỏi phải khỏe, khéo léo nếu không, dây sẽ không ném tới nơi, dây rơi xuống nước, phải kéo lên, ném lại gây khó khăn cho tầu cập cảng, cập mạn. Tôi ban đầu ném dây đã bị mất thăng bằng nhào xuống nước. Anh em trên tầu phải quăng phao kéo lên còn ông thuyền trưởng nóng tính thì quắc mắt như thiêu đốt kèm tiếng quát:

- Đồ tiểu tư sản, đồ ăn hại!

Đệm va: Quả đệm va là một lốp ô tô hoặc một quả hình tang trống đan bằng cây song, mây trên rừng. Khi tầu chạm thành cầu cảng hoặc sườn tàu khác thủy thủ nhanh chóng đưa đệm va vào giữa để thành tầu không bị va chạm làm móp méo vỏ tầu. Lúc cập, quả đệm bằng mây phải có dây dài để nó có thể quay, di chuyển theo chiều tiến, lùi của con tàu. Khi đó nó xoay và kêu ken két, kèn kẹt. Đệm va không đúng kỹ thuật có thể bị nghiền nát cánh tay, cắt đứt bàn tay…

Đo sâu: Khi tàu vào luồng, lạch. Đề phòng bị mắc cạn thủy thủ phải đo sâu. Bên hai mạn tàu luôn gắn những sào tre dài 3m đến 4m sơn đỏ, trắng như Brie chắn tàu xe. Trên sào ghi sẵn các chỉ số 1,5m. 1,8m. 2.0m 2,5m… Khi vào luồng lạch. Thủy thủ đứng bên mạn tàu, sát mũi tàu cầm sào sẵn sàng. Thuyền trưởng hô:

- Do sâu!

Tôi chọc sào xuống mặt nước và kéo lên. Nhìn chỉ số tại vết nước in trên sào đo từ mũi đến chỗ sào còn khô rồi đọc to:

Một mét tám ( 1,8 ). Hai mét hai ( 2,2 )?... Thuyền trưởng căn cứ báo cáo kết quả đo của chúng tôi mà quyết định cho tàu chạy vào tiếp hay lùi lại. Đo sâu cũng rất nguy hiểm. Nước chảy xiết khi chọc sào xuống, nước làm lạng cây sào. Bùn mút ngọn sào có khi còn kéo cả người xuống nước.

Còn một loại đo sâu dùng quả cầu đo. Quả cầu bằng kim loại to cỡ nắm tay. Dây được thắt nút từng đoạn cách nhau 0,5m đến 1 m. Khi đo, thủy thủ thả cầu xuống. Quả cầu nặng chìm ngay xuống đáy. Thấy dây chùng thì đọc chỉ số sát mặt nước nhất. Đo và đọc sai chỉ số có thể dẫn tầu bị mắc cạn. Tàu bị mắc cạn chẳng khác nào con cá nằm trên bờ. Mắc cạn là nỗi kinh hoàng của các thuyền trưởng. Ngoài biển khơi, ở của sông cửa biển tầu có máy đo độ sâu nhưng khi vào lạch bé, nông vẫn phải đo trực tiếp bằng sào, bằng cầu đo như kể trên.

Bảo dưỡng, sơn vỏ tàu sàn tàu:

Tàu hải quân vỏ sắt dày nhưng nếu không kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên vỏ tầu sẽ bị ăn mòn đến thủng.

Sau những chuyến ra khơi chở hàng vào Nam, con tàu bị sóng vùi, sóng dập tươm tả. Về đến bến dù neo hay cập cảng cũng phải làm công việc bơm nước ngọt rửa tàu. Máy bơm công suất lớn bơm nước vọt lên tận đài quan sát. Thủy thủ cho mũi bơm sục khắp ngõ ngách con tàu để " tảy uế " nước mặn đọng ở tầu. Việc làm này tránh cho tầu bị han gỉ.

Tàu nào về cập cảng mà gỉ vàng ươm trên mớn nước là nó đã thành công. Có nghĩa là đã vào đến bến giao được vũ khí đạn dược cho đồng bào miền Nam. Con tàu thì xác sơ, thủy thủ thì nhàu nhĩ, gày guộc, đen thui nhưng ánh mắt họ sáng ngời vì đã TRỞ VỀ, đã HÒAN THÀNH NHIỆM VỤ.

Con tàu nào rời bến đi mà mãi không về, chúng tôi hiểu đã TOI có nghĩa là đã bị tàu Mỹ ngụy bắn chìm hoặc họ phải tự bấm nút tự hủy cho tầu tan thành ngàn mảnh, hoặc tầu bị bắt sống.

Trong 14 năm vận chuyển vũ khí vào miền Nam đoàn TKS chúng tôi đã có 03 con tàu bị địch bắt sống có nghĩa là tàu cùng toàn bộ hàng hóa bị kéo về cảng của địch. Chỉ một số bơi được vào bờ, móc nối cơ sở vượt Trường Sơn quay lại đơn vị, một số bị địch bắt, tù đầy.

Khi đi biển về, hôm sau cả tầu phải bắt tay vào kiểm sửa, bảo dưỡng tàu. Ngành nào kiểm tra, kiểm sửa máy móc, trang thiết bị của ngành đó.

Ngành boong chúng tôi phải làm những việc chính sau:

Sơn lại vỏ ngoài con tàu và mặt boong. Để sơn được mặt ngoài con tàu. Thủy thủ phải treo người bên ngoài bằng những sợi dây. Đu lơ lửng thực hiện chu trình GÕ – CẠO – NẠO – CHẢI – LAU – SƠN vỏ tàu. Có hai dụng cụ luôn có trong tay là BÚA GÕ CẠO GỈ như chiếc cuốc chim . Một đầu nhọn để gõ vào các mụn gỉ sùi trên vỏ tàu cho gỉ bong ra. Một đầu là lưỡi bẹt dùng để nạo, cạo lớp gỉ trên thành tầu. Cạo, nạo xong thì dùng bàn chải sắt trà đi trà lại cho sạch, lấy giẻ khô lau sạch rồi quyét sơn chống gỉ 3 lần. Sơn khô rất nhanh, cuối cùng sơn lại màu cũ của tàu. Cũng sơn hai đến ba lớp.

Treo người sơn vỏ ngoài tầu rất nguy hiểm. Tầu luôn dập dềnh do sóng các tầu khác chạy qua. Nếu treo người không chắc chắn, sẽ bị rơi người xuống nước và bị dòng chảy cuốn đi. Búa cạo gỉ, thùng sơn, chổi sơn bị rơi mất thường xuyên. Trời nắng, nắng chiếu vào người, đầu mặt làm bộ quần áo bảo hộ nóng dòn như chiếc bánh đa nướng. Mồ hôi chảy thành dòng trên lưng, đọng ướt đẫm thắt lương quần.

Sơn mặt Boong thì đỡ vất vả hơn vì không phải treo người. Nắng làm sàn boong bằng thép nóng bỏng như đáy chảo gang. Cái nóng truyền qua đế dày như luộc gan bàn chân. Tôi đã thử đập một quả trứng xúống boong tàu mùa hè. Trứng xèo xèo một lát là chín. Mùi hóa chất pha sơn cũng làm say, choáng váng. Khi tầu lên đốc. Đáy tầu phải sơn loại sơn diệt hà ( là con hà bám vào đáy tầu ) còn độc hại hơn nhiều.

Vá tàu, chống chìm: Vỏ tàu bằng thép dày nhưng việc vỡ vỏ tàu, thủng đáy tầu là những tình huống rất dể xảy ra. Khi vỏ tầu bị nứt, vỡ, thủng do bom đạn của máy bay tàu chiến bắn hoặc các nguyên nhân khách quan khác, Thuyền trưởng hô:

- Chống thủng hầm hàng 1, khoang máy v.v..! Thủy thủ mặt boong phải nhanh chóng mang dụng cụ có sẵn trong khoang mũi ra đến chỗ vỏ tầu bị thủng để vá, chặn chèn sao cho nước không vào được. Vết nứt, thủng ở dưới mớn nước là nguy hiểm nhất. Càng ở sâu dưới mặt nước, do áp suất, nước phun vào trong tàu rất mạnh, cột nước vọt vào người vào mặt rát bỏng. Yêu cầu thao tác chống nứt, chống thủng phải thật nhanh. Chúng tôi đã bị thủng vỏ tầu vài lần do tàu đâm vào cột sắt ngầm ở nơi bốc hàng. Rất vất vả mới bịt được vết nứt, thủng.

Khi phát hiện vết thủng, nứt ở khoang nào, Thủy thủ chúng tôi tìm vật chèn nút. Vật chèn nút thường bằng gỗ thông tròn, đầu vát nhọn, có các kích thước khác nhau. Tùy lỗ thủng, vế nứt mà chọn vật nút cho phù hợp. Đút vật chèn nút vào lỗ thủng, lấy búa tạ đánh vào đít nút cho nó ăn sâu vào lỗ thủng rồi dùng miếng cao su, miếng thép mỏng lót vào. Dùng cây tăng đơ lín cố định để vật nút không bị áp suất nước làm bật ra. Để gia cố cột chống, tăng do. Chân cột chống được hàn vào khung tàu. Như vậy dù sóng to gió lớn cũng không bật chỗ vá ra được.

Trên biển khơi, khi xuất hiện các vết nứt, thủng thì cả tàu phải tập trung chống, bít, chặn để nước không tràn vào làm chìm tàu. Sau khi tạm bịt các vết thủng, hoa tiêu, thuyền trưởng phải tìm một cảng gần nhất để đến sửa chữa, hàn, vá mới đi tiếp được.

Đây là những công việc chính tôi phải làm trên con tầu không số năm xưa. Ngoài ra còn vô vàn những việc không tên khác như nấu ăn, tuần tra, gác đêm, vệ sinh phòng ngủ, đánh rửa lau chùi WC, cầu tõm ngoài trời V.V.…

Xin hẹn các bạn ở các câu chyện sau.



ẢNH MINH HOẠ:

-Anh Quân và Baoleo (trong vòng tròn mầu đỏ), ở một lần gập mặt gần đây.

q-t.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ - Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi – Câu chuyện thứ 2)

NÔN RA GIUN



Là lính tàu thì ai cũng phải đi ca, một ca đi biển gồm 1 cán bộ thuyền ( thuyền trưởng hoặc thuyền phó ) một đến hai thủy thủ mặt Boong. Một đến hai thợ máy. Một đến hai lái tàu nhưng nhất thiết phải có một hàng hải, còn thủy thủ đi ca chỉ được lái ở đoạn dễ, không có bãi đá ngầm hoặc dòng hải lưu phức tạp và nhiều bộ phận chuyên ngành khác.

Là lính ai cũng phải nấu ăn.

Tôi đến lượt phải nấu ăn. Nấu cơm thì chỉ là muỗi đối với tôi vì thời trước đó, cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ nhất tôi đã đi sơ tán. Chuyện vào rừng lấy củi, hái măng. Mò cua, bắt ốc, đánh chũm, đặt ống v v đều biết. Cả việc nấu ăn, tôi đã được lũ bạn nông thôn dạy nên biết hết. Nhưng để nấu bữa cơm trên con tàu không số không dễ tý nào.

Trước hết, tả về cái bếp. Tàu tôi là loại tàu nhỏ nhất đoàn125 khi đó. Cái bếp cũng chật nhất, nó được thiết kế đủ để có bệ bếp, có 2 vị trí đun. Không gian chỉ đủ đứng nấu, không thể ngồi hoặc xoay ngang người. Bếp dùng dầu ma dút đốt trực tiếp. Dầu được bơm từ khoang dầu lên két dầu treo trên cao. Áp lực giúp cho dầu phun ra thành hạt nhỏ li ti ở vòi. Khi bật lửa nó cháy ù ù trùm hết đáy nồi nên cơm canh nấu rất nhanh, nhưng nấu cơm rất dễ bị khê, khét. Thực ra như nấu cơm bếp ga thôi.

Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu cái bếp ấy ở trong nhà, ở trên bờ mà không ở dưới tàu. Loại tàu toàn chọn hôm bão to sóng lớn, trời đen kịt, không trăng không sao để lao ra khơi. Đi lúc đó địch khó phát hiện. Ít bị tàu khác nhòm ngó, tóm lại là vì tàu chúng tôi là tàu không số của đoàn 125 Hải Quân.

Đi trên biển dài ngày, nhanh thì một tuần, mười ngày. Dài nữa cả tháng, hai tháng. Truyện ăn, ỉa, tắm giặt là cả một vấn đề. Hôm nay tôi chỉ kể về ăn, từ việc nấu cơm đến nấu canh, đến ăn cơm cho các bạn nghe.

Nếu biển êm ả, không sóng thì không sao. Mọi việc như trên bờ. Nhưng... nếu biển động, sóng to, sóng giật thì mới là vấn đề. Nấu cơm ắt phải có nước. Khi nước sôi, ta tra gạo vào, chờ cạn, vặn nhỏ lửa cho cơm chín. Sóng to, tàu lắc, nghiêng bên nọ bên kia khoảng 15 độ thì còn nấu được cơm, canh, cháo. Khi biên độ lắc trên 15 độ thì người say, nước trong nồi chao đảo, tràn ra ngoài canh, cháo đổ hết. Khi đó chỉ ăn lương khô, uống nước lã. Xin nhớ là khi đó chưa có nước đóng chai như bây giờ.

Đến phiên nấu ăn. Tôi lôi rau ra nhặt, vo gạo, mổ cá. Sáng nay, cái dây câu thả theo tàu rung lên. Hình như anh Với dân Đồ Sơn thả lưỡi câu này. Kéo lên một con cá to như cái quạt nan, dày, béo bự. Chắc phải trên 5 kg. Tôi đặt nó lên cái thớt, thớt đặt trên boong tàu. Tôi rạch bụng, lôi ruột gan nó ra quăng xuống biển. Lão Mạc thủy thủ trưởng đang đi ca đứng ở mũi tàu nói vọng xuống:

- Đừng vứt bộ lòng đi nhé! Lòng cá ngon lắm đấy!

Thôi rồi lượm ơi! Câu nói theo gió đến tai tôi thì bộ lòng cá đã tọt xuống biển. Đàn cá dưới biển ào, nhao tới tranh nhau mồi. Tởm thật! Ăn thịt đồng loại! Tôi nghĩ vui.

Bây giờ phải xắt khúc con cá này. Xắt thì chẳng vấn đề gì, mà vấn đề là sóng làm tàu trồi lên, hạ xuống nên dao chặt không chính xác, chỉ sợ không trúng cá mà lại đi nửa bàn tay. Loay hoay một lúc rồi cũng xử lý xong con cá to đùng. Bê các thứ đã chuẩn bị vào bếp. Tôi bật bếp, một bếp đặt nồi cơm, một bếp tôi nấu thịt. Xúc thịt ra, tôi đặt chảo rán con cá cho khỏi tanh. Xát tý bột nghệ để rán cho cá vàng đẹp. Rán xong, tôi phi hành mỡ, thả cá đã rán qua vào nồi, đổ nước nóng vào và đun. Nồi canh sôi, nước trào ra khỏi nồi xèo xèo. Nêm mắm muối. Với chai dấm chua cho vài thìa vào nồi. Lẽ ra phải nấu với dấm bỗng hoặc quả dọc, quả nhót, quả khế... nói chung là quả chua, nhưng ở tàu không có tủ lạnh lấy đâu ra những thứ đó. Mùi canh chua thơm ngon quá.

Tôi giật chuông báo mọi người ra boong ăn cơm. Bát, đũa, thìa, muôi và các đĩa thức ăn đã bày xong. Tôi bê nồi cơm ra rồi quay vào bê nồi canh. Trời bỗng dịu nắng, gió mạnh lên. Sóng cũng dềnh cao hơn. Con tàu dềnh lên, dềnh xuống theo sóng.

Thuyền trưởng nhìn trời, nhìn biển rồi bảo:

- Ăn khẩn trương, sắp có gió to đấy. Tôi nhìn qua cửa sổ mạn, biển vẫn xanh ngắt, cong cong ở phía chân trời. Có hiện tượng gì đâu nhỉ?

Vào bếp, mở vung nồi canh, bỗng tàu dềnh cao lên rồi lát sau hẫng xuống lạnh cả bụng. Tôi bỗng ợ, ọe! Hự hự nơi cổ họng.

Bỏ mẹ rồi! Cơn nôn!

Giơ vội bàn tay lên định bụm miệng thì hực, xoạt! Một dòng dung dịch trắng đục, xanh pha vàng ộc ra, phi thẳng vào nồi canh cá! Tôi ngây ra vì bất ngờ. Tàu lại dồi lên, nồi canh chực trào ra. Vừa lúc đó, anh Lâm máy trưởng đi vào:

- Canh đâu? Đưa anh bê ra hộ. Sóng to đấy, cẩn thận kẻo bỏng! Anh hít hít mũi:

- Cậu nấu canh chua hả? Thơm quá. Miệng nói, tay giằng chiếc muôi tôi đang cầm. Anh khuấy vào nồi canh rồi múc một ít đưa lên miệng thử. Tôi sợ quá:

- Ấy ấy, em!

Chẳng chờ tôi giải thích, anh húp hết muôi canh, chẹp chẹp miệng, xuýt xoa:

- Ngon quá! Nồi canh chua ngon quá! Anh bê nồi canh ra. Tôi ôm đầu lo lắng! Tôi vẫn còn nghe tiếng anh Lâm:

- Canh chua nóng ròn đây!

Tôi bịt tai vì sợ sẽ có tiếng hét thất thanh khi phát hiện ra có cơm và rau trong bãi nôn ở nồi canh, tôi còn sợ xón cả đái ra quần vì biết đâu? Lại có con giun nào trong bụng ra theo bãi nôn như hôm vừa rồi. Tiếng thuyền trưởng làm tôi thắt tim:

- Thằng Q đâu rồi?

Thôi xong phim. Có lẽ họ sẽ quẳng tôi xuống biển mất. Lúc giận dữ lũ thủy thủ còn mạnh hơn cả sóng biển.

- Không ra ăn cơm để đi ca à!

Tôi bước ra, lòng nặng trĩu. Nhưng nhìn hơn chục con người đang say sưa hối hả ăn. Nồi canh chỉ còn một phần nhỏ. Xương cá đầy sàn boong. Nồi cơm vơi quá nửa. Tôi thở phào! Chẳng ai biết gì, may cho tôi hôm nay nấu canh chua, chứ nấu canh thường hoặc luộc rau thì lộ ngay rồi. Tôi ngồi xuống ăn mà nhai cơm như nhai rơm. Anh Bích cơ yếu múc một muôi canh, gắp một khúc cá vào bát tôi. Tôi ọe ọe, chạy ra nôn thốc xuống biển. Chính trị viên Bùi Tư ôn tồn động viên:

- Cậu ấy rất cố gắng, say sóng như thế nhưng chưa bỏ ca lần nào.

Trở lại mâm, thuyền trưởng Đồng Xuân Chế người bán đảo Nghi Sơn Thanh Hóa vỗ vai nhỏ nhẹ:

- Trai Hà Nội nấu ăn ngon lắm! Hôm nay cả tàu ăn bát canh cá nấu chua ngon tuyệt! Khà khà... nét mặt ông giãn ra, tươi tỉnh chứ không đâm lê, quát như súng liên thanh khi chỉ huy đi biển.

Tôi mừng rơn nhưng sợ vô cùng. Chẳng ai biết câu chuyện này. Tôi tự nhủ sẽ im lặng và mang nó xuống mồ.

Hôm vừa rồi, hội CCB phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội tổ chức mừng thọ tuổi 70, 80, 90 cho CCB. Nhận quà mừng thọ tuổi 70, tôi bỗng sợ. Nghĩ vẫn vơ:

- Nhỡ mình... thì thật có lỗi với các đồng đội trên tàu ngày đó. Thôi viết ra cho lòng thanh thản!

Ngàn lời xin lỗi anh em đã ăn nồi canh trộn bãi nôn của tôi ngày cuối tháng 12 cách đây 50 năm.
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,605
Động cơ
16,202 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ)

THUỶ THỦ MẶT BOONG

(Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi)



Tôi là thủy Thủ mặt boong, tức là làm các công việc trên mặt boong tàu.
(Tôi ở đây là anh Quân – trong ‘tút’ này, từ đây về sau, xin các Cụ hiểu hộ cho là: tôi – tức là anh Quân) .

Tàu Hải Quân tùy loại to, nhỏ, tùy tính năng như tàu chiến đấu mặt nước, tàu phá lôi, tàu vận tải, tàu đánh cá … sẽ có các ngành riêng. Tôi chỉ kể công việc của con tàu 649 thời tôi phục vụ ở đó.

16 thủy thủ được chia thành các ngành làm việc như sau:

Chỉ huy: 03 ( Thuyền trưởng, Thuyền phó, Chính trị viên)

Ngành mặt boong ( ngành của tôi 6 nguoi )

Ngành Máy: Vận hành máy.( 5 người)

Ngành Hàng hải ( Lái tàu 2 người).

Ngành thông tin. Là người sử sụng malip chuyển các mệnh lệnh đã được mã hóa về căn cứ và ngược lại ( 01 người)

Ngành cơ yếu là biến đổi ( Mã hóa ) các mệnh lệnh của thuyền trưởng thành các ký hiệu Mooc để chiến sỹ thông tin chuyển về căn cứ và ngược lại.

Là thủy thủ trên các con tàu biển ai cũng vất vả. Mỗi ngành, mỗi loại đều có đặc thù riêng và nỗi vất vả riêng.

Ví dụ Thợ máy thì suốt ngày ở dưới hầm tàu nóng bức, ngột ngạt vì mùi dầu mỡ sống hôi sì, và mùi dầu cháy khét lẹt. Chịu tiếng ồn ầm ầm phát ra từ dàn máy trong khoang máy và tiếng sóng đập ầm ầm vào thân tàu. Thợ máy cũng là những người dễ hy sinh nhất vì khi tàu chìm, tàu bị bom, tên lửa của địch đánh trúng, họ khó thoát ra nhất.

Thủy thủ boong, chỉ huy tàu và lính Hàng hải nguy hiểm thứ hai nhưng lại dễ hy sinh nhất vì trực tiếp và đầu tiên hứng bom, đạn từ máy bay, tàu chiến địch bắn xuống Theo tổng kết của đoàn, số thủy thủ mặt boong hy sinh chiếm tới 70%.

Công việc của thủy thủ khi đi biển và khi neo đậu ở bến khác nhau nhưng nói chung là bận biụ, đầu sai hay như các cụ nói” Đầu chày đít thớt”.

Khi tàu đi biển thì thủy thủ cũng là pháo thủ, cũng là hàng hải, tức là phải đi ca, phải lái tàu. Khi gặp địch thì chiến đấu. Phải bắn AK, bắn 12ly7. Bắn B40, B41, DKZ theo sự phân công của Thuyền trưởng. Thủy thủ còn phải đứng trên đài quan sát trên cao nhất của con tàu để quan sát bằng mắt thường, bằng ống nhòm xem có tàu, máy bay địch không? Ở trên đài quan sát gió thổi lạnh người, nói với người đứng cách 2 m đã không nghe rõ. Chẳng thế mà áo lính thủy có cái yếm sau lưng. Khi gió to phải dựng cái yếm lên để âm thanh không bị bay theo gió.

Tầu đi biển gặp bão mới khiếp mà đoàn tàu không số chúng tôi lại có trò: Cứ bão là đi vì khi đó tàu địch đi tránh bão hoặc chắc chúng nghĩ tầu đi lúc này chỉ có xuống trình hà bá, nên chuyến đi của chúng tôi lại xuôn sẻ. Địch thì bất ngờ mà ta thì hoàn thành nhiệm vụ.

Sách báo văn thơ thì nói đó là lòng dũng cảm. còn tôi thì cho rằng liều lĩnh, coi trời bằng vung, à ở biển thì phải nói coi biển, coi tử thần bằng vung.

Kệ! cấp trên bảo đi thì ta đi. Nói trộm câu này các bạn đừng nói cho ai nhé, Chính trị viên mà nghe thấy thì còn lâu tôi mới vào đảng được.

Sợ, muốn trốn cũng đeck trốn được. Ở trên bờ, trên đường Trường Sơn, lính bộ binh vào trận mà sợ, mà trốn còn có đường để trốn. Chúng tôi trốn đi đâu? Nhảy xuống biển ư? Đấy cũng là một phần lý do tạo chúng tôi thành anh hùng. Các bạn cứ tưởng tượng quả trứng luộc trong nồi nước sôi bồng bềnh, chao đảo thế nào thì con tàu gặp bão, đi trong gió bão cũng như thế.

Phải thán phục những kỹ sư thiết kế tầu. Con tầu quằn quại, chao đảo trong bão, mũi tầu chui xuống biển, cả một núi sóng đè lên. Những tưởng nó lao thẳng xuống đáy biển. Chân vịt quay xè xè như chong chóng trên mặt nước mà nó không chìm. Ấy thế mà khi đỉnh sóng lên cao nó lại vọt lên như con tàu ma trong phim cướp biển Caribe ấy. Eo ơi sợ lắm! Lúc đầu tôi nhắm mắt, bịt tai lại vì sợ, sau rồi cũng quen. Nếu lúc gặp bão mà phải ra boong thì buộc dây vào thắ lưng quần, đề phòng bị sóng lôi xuống biển.

Tôi chưa được vào đến miền Nam trừ chuyến đến gần quần đảo Hoàng Sa tháng 12/1972, phải quay về do con đường vận chuyển đã bị lộ. Chuyến cuối cùng thành công của tàu tôi là đầu năm 1972 khi tôi chưa nhập ngũ. Tôi nhập ngũ tháng 5/1972 nhưng cũng vinh dự được nếm đủ các vụ gặp sóng to bão lớn trên biển đông rồi. Những bài sau tôi sẽ kể về những điều hóng hớt được của các đàn anh trên tàu. Những người đã nhiều lần đưa hàng vào miền Nam thành công.

Xin kể tiếp! Khi tàu bốc hàng lên bờ, nhận hàng xuống tầu, thủy thủ chúng tôi phải mở hầm hàng, theo dõi, giao, nhận hàng …

Khi tầu cập bến thì phải quăng dây, khi tầu cập mạn, thì phải đệm va.

Khi tầu về bến thì rửa tàu, cạo hà, cạo gỉ sơn bảo dưỡng tàu. Tiếp tục nhận hàng, bơm nước, bơm dầu từ cảng xuống tàu.

Bây giờ kể chi tiết công việc của tôi trên con tàu không số 649.

Mồi dây, quăng dây cập cảng, cập mạn tàu bạn..

Khi tầu cập cảng hoặc cập mạn tầu khác. Chúng tôi ( thủy thủ ) đứng ở mũi, hoặc ở đuôi tầu. Theo lệnh thuyền trưởng hô :

- Quăng dây mũi! Thuỷ thủ đứng ở mũi quăng dây lên cầu cảng hoặc tàu cần cập. Thủy thủ hoặc người trực trên cầu cảng tóm đầu dây, buộc nhanh vào cọc bích là cột nhô lên trên cầu cảng. Thủy thủ trên tầu cong mình kéo cho con tầu áp sát cầu cảng. Một thủy thủ khác chạy dọc thân tàu đệm va cho tàu, thủy thủ khác nhanh chóng cột chặt con tầu lại.

Nếu khoảng cách gần thì dây cột tầu được quăng trực tiếp, nếu xa phải quăng dây mồi. Dây cột tàu có nhiều loại bằng cáp, lõi bằng dây kim loại hoặc bằng dây dứa có đường kính khoảng 2cm đến 5 cm ( cỡ cổ tay trẻ nhỏ). Thủy thủ cuộn cuộn dây, vòng vào tay trái. Tay phải quăng đầu dây lên cảng cho người trên cảng bắt, cột vào cọc bích. Nếu tầu xa cảng không ném dây trực tiếp được thì phải ném dây mồi trước. Dây mồi là một vòng dây dai bằng sợi nylon to hơn chiếc đũa. Đầu dây được tết ( Gọi là chầu ) thành một nắm to tròn hơn đấm tay, giống như quả còn của người dân tộc hay chơi vào dịp tết. Trong lõi quả dây mồi có cục chì nhỏ góp phần cho quả văng nặng hơn, để ném dễ trúng.

Quăng dây cập cảng hoặc cập tàu đòi hỏi phải khỏe, khéo léo nếu không, dây sẽ không ném tới nơi, dây rơi xuống nước, phải kéo lên, ném lại gây khó khăn cho tầu cập cảng, cập mạn. Tôi ban đầu ném dây đã bị mất thăng bằng nhào xuống nước. Anh em trên tầu phải quăng phao kéo lên còn ông thuyền trưởng nóng tính thì quắc mắt như thiêu đốt kèm tiếng quát:

- Đồ tiểu tư sản, đồ ăn hại!

Đệm va: Quả đệm va là một lốp ô tô hoặc một quả hình tang trống đan bằng cây song, mây trên rừng. Khi tầu chạm thành cầu cảng hoặc sườn tàu khác thủy thủ nhanh chóng đưa đệm va vào giữa để thành tầu không bị va chạm làm móp méo vỏ tầu. Lúc cập, quả đệm bằng mây phải có dây dài để nó có thể quay, di chuyển theo chiều tiến, lùi của con tàu. Khi đó nó xoay và kêu ken két, kèn kẹt. Đệm va không đúng kỹ thuật có thể bị nghiền nát cánh tay, cắt đứt bàn tay…

Đo sâu: Khi tàu vào luồng, lạch. Đề phòng bị mắc cạn thủy thủ phải đo sâu. Bên hai mạn tàu luôn gắn những sào tre dài 3m đến 4m sơn đỏ, trắng như Brie chắn tàu xe. Trên sào ghi sẵn các chỉ số 1,5m. 1,8m. 2.0m 2,5m… Khi vào luồng lạch. Thủy thủ đứng bên mạn tàu, sát mũi tàu cầm sào sẵn sàng. Thuyền trưởng hô:

- Do sâu!

Tôi chọc sào xuống mặt nước và kéo lên. Nhìn chỉ số tại vết nước in trên sào đo từ mũi đến chỗ sào còn khô rồi đọc to:

Một mét tám ( 1,8 ). Hai mét hai ( 2,2 )?... Thuyền trưởng căn cứ báo cáo kết quả đo của chúng tôi mà quyết định cho tàu chạy vào tiếp hay lùi lại. Đo sâu cũng rất nguy hiểm. Nước chảy xiết khi chọc sào xuống, nước làm lạng cây sào. Bùn mút ngọn sào có khi còn kéo cả người xuống nước.

Còn một loại đo sâu dùng quả cầu đo. Quả cầu bằng kim loại to cỡ nắm tay. Dây được thắt nút từng đoạn cách nhau 0,5m đến 1 m. Khi đo, thủy thủ thả cầu xuống. Quả cầu nặng chìm ngay xuống đáy. Thấy dây chùng thì đọc chỉ số sát mặt nước nhất. Đo và đọc sai chỉ số có thể dẫn tầu bị mắc cạn. Tàu bị mắc cạn chẳng khác nào con cá nằm trên bờ. Mắc cạn là nỗi kinh hoàng của các thuyền trưởng. Ngoài biển khơi, ở của sông cửa biển tầu có máy đo độ sâu nhưng khi vào lạch bé, nông vẫn phải đo trực tiếp bằng sào, bằng cầu đo như kể trên.

Bảo dưỡng, sơn vỏ tàu sàn tàu:

Tàu hải quân vỏ sắt dày nhưng nếu không kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên vỏ tầu sẽ bị ăn mòn đến thủng.

Sau những chuyến ra khơi chở hàng vào Nam, con tàu bị sóng vùi, sóng dập tươm tả. Về đến bến dù neo hay cập cảng cũng phải làm công việc bơm nước ngọt rửa tàu. Máy bơm công suất lớn bơm nước vọt lên tận đài quan sát. Thủy thủ cho mũi bơm sục khắp ngõ ngách con tàu để " tảy uế " nước mặn đọng ở tầu. Việc làm này tránh cho tầu bị han gỉ.

Tàu nào về cập cảng mà gỉ vàng ươm trên mớn nước là nó đã thành công. Có nghĩa là đã vào đến bến giao được vũ khí đạn dược cho đồng bào miền Nam. Con tàu thì xác sơ, thủy thủ thì nhàu nhĩ, gày guộc, đen thui nhưng ánh mắt họ sáng ngời vì đã TRỞ VỀ, đã HÒAN THÀNH NHIỆM VỤ.

Con tàu nào rời bến đi mà mãi không về, chúng tôi hiểu đã TOI có nghĩa là đã bị tàu Mỹ ngụy bắn chìm hoặc họ phải tự bấm nút tự hủy cho tầu tan thành ngàn mảnh, hoặc tầu bị bắt sống.

Trong 14 năm vận chuyển vũ khí vào miền Nam đoàn TKS chúng tôi đã có 03 con tàu bị địch bắt sống có nghĩa là tàu cùng toàn bộ hàng hóa bị kéo về cảng của địch. Chỉ một số bơi được vào bờ, móc nối cơ sở vượt Trường Sơn quay lại đơn vị, một số bị địch bắt, tù đầy.

Khi đi biển về, hôm sau cả tầu phải bắt tay vào kiểm sửa, bảo dưỡng tàu. Ngành nào kiểm tra, kiểm sửa máy móc, trang thiết bị của ngành đó.

Ngành boong chúng tôi phải làm những việc chính sau:

Sơn lại vỏ ngoài con tàu và mặt boong. Để sơn được mặt ngoài con tàu. Thủy thủ phải treo người bên ngoài bằng những sợi dây. Đu lơ lửng thực hiện chu trình GÕ – CẠO – NẠO – CHẢI – LAU – SƠN vỏ tàu. Có hai dụng cụ luôn có trong tay là BÚA GÕ CẠO GỈ như chiếc cuốc chim . Một đầu nhọn để gõ vào các mụn gỉ sùi trên vỏ tàu cho gỉ bong ra. Một đầu là lưỡi bẹt dùng để nạo, cạo lớp gỉ trên thành tầu. Cạo, nạo xong thì dùng bàn chải sắt trà đi trà lại cho sạch, lấy giẻ khô lau sạch rồi quyét sơn chống gỉ 3 lần. Sơn khô rất nhanh, cuối cùng sơn lại màu cũ của tàu. Cũng sơn hai đến ba lớp.

Treo người sơn vỏ ngoài tầu rất nguy hiểm. Tầu luôn dập dềnh do sóng các tầu khác chạy qua. Nếu treo người không chắc chắn, sẽ bị rơi người xuống nước và bị dòng chảy cuốn đi. Búa cạo gỉ, thùng sơn, chổi sơn bị rơi mất thường xuyên. Trời nắng, nắng chiếu vào người, đầu mặt làm bộ quần áo bảo hộ nóng dòn như chiếc bánh đa nướng. Mồ hôi chảy thành dòng trên lưng, đọng ướt đẫm thắt lương quần.

Sơn mặt Boong thì đỡ vất vả hơn vì không phải treo người. Nắng làm sàn boong bằng thép nóng bỏng như đáy chảo gang. Cái nóng truyền qua đế dày như luộc gan bàn chân. Tôi đã thử đập một quả trứng xúống boong tàu mùa hè. Trứng xèo xèo một lát là chín. Mùi hóa chất pha sơn cũng làm say, choáng váng. Khi tầu lên đốc. Đáy tầu phải sơn loại sơn diệt hà ( là con hà bám vào đáy tầu ) còn độc hại hơn nhiều.

Vá tàu, chống chìm: Vỏ tàu bằng thép dày nhưng việc vỡ vỏ tàu, thủng đáy tầu là những tình huống rất dể xảy ra. Khi vỏ tầu bị nứt, vỡ, thủng do bom đạn của máy bay tàu chiến bắn hoặc các nguyên nhân khách quan khác, Thuyền trưởng hô:

- Chống thủng hầm hàng 1, khoang máy v.v..! Thủy thủ mặt boong phải nhanh chóng mang dụng cụ có sẵn trong khoang mũi ra đến chỗ vỏ tầu bị thủng để vá, chặn chèn sao cho nước không vào được. Vết nứt, thủng ở dưới mớn nước là nguy hiểm nhất. Càng ở sâu dưới mặt nước, do áp suất, nước phun vào trong tàu rất mạnh, cột nước vọt vào người vào mặt rát bỏng. Yêu cầu thao tác chống nứt, chống thủng phải thật nhanh. Chúng tôi đã bị thủng vỏ tầu vài lần do tàu đâm vào cột sắt ngầm ở nơi bốc hàng. Rất vất vả mới bịt được vết nứt, thủng.

Khi phát hiện vết thủng, nứt ở khoang nào, Thủy thủ chúng tôi tìm vật chèn nút. Vật chèn nút thường bằng gỗ thông tròn, đầu vát nhọn, có các kích thước khác nhau. Tùy lỗ thủng, vế nứt mà chọn vật nút cho phù hợp. Đút vật chèn nút vào lỗ thủng, lấy búa tạ đánh vào đít nút cho nó ăn sâu vào lỗ thủng rồi dùng miếng cao su, miếng thép mỏng lót vào. Dùng cây tăng đơ lín cố định để vật nút không bị áp suất nước làm bật ra. Để gia cố cột chống, tăng do. Chân cột chống được hàn vào khung tàu. Như vậy dù sóng to gió lớn cũng không bật chỗ vá ra được.

Trên biển khơi, khi xuất hiện các vết nứt, thủng thì cả tàu phải tập trung chống, bít, chặn để nước không tràn vào làm chìm tàu. Sau khi tạm bịt các vết thủng, hoa tiêu, thuyền trưởng phải tìm một cảng gần nhất để đến sửa chữa, hàn, vá mới đi tiếp được.

Đây là những công việc chính tôi phải làm trên con tầu không số năm xưa. Ngoài ra còn vô vàn những việc không tên khác như nấu ăn, tuần tra, gác đêm, vệ sinh phòng ngủ, đánh rửa lau chùi WC, cầu tõm ngoài trời V.V.…

Xin hẹn các bạn ở các câu chyện sau.



ẢNH MINH HOẠ:

-Anh Quân và Baoleo (trong vòng tròn mầu đỏ), ở một lần gập mặt gần đây.

q-t.jpg
Sao lái tàu chỉ có 2 người à cụ,nếu 2 thủy thủ lái thì đi ca 12 nghỉ 12 à cụ,nếu vậy thì căng quá
 

linh.7

Xe buýt
Biển số
OF-812174
Ngày cấp bằng
9/5/22
Số km
786
Động cơ
8,035 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ - Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi – Câu chuyện thứ 2)

NÔN RA GIUN



Là lính tàu thì ai cũng phải đi ca, một ca đi biển gồm 1 cán bộ thuyền ( thuyền trưởng hoặc thuyền phó ) một đến hai thủy thủ mặt Boong. Một đến hai thợ máy. Một đến hai lái tàu nhưng nhất thiết phải có một hàng hải, còn thủy thủ đi ca chỉ được lái ở đoạn dễ, không có bãi đá ngầm hoặc dòng hải lưu phức tạp và nhiều bộ phận chuyên ngành khác.

Là lính ai cũng phải nấu ăn.

Tôi đến lượt phải nấu ăn. Nấu cơm thì chỉ là muỗi đối với tôi vì thời trước đó, cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ nhất tôi đã đi sơ tán. Chuyện vào rừng lấy củi, hái măng. Mò cua, bắt ốc, đánh chũm, đặt ống v v đều biết. Cả việc nấu ăn, tôi đã được lũ bạn nông thôn dạy nên biết hết. Nhưng để nấu bữa cơm trên con tàu không số không dễ tý nào.

Trước hết, tả về cái bếp. Tàu tôi là loại tàu nhỏ nhất đoàn125 khi đó. Cái bếp cũng chật nhất, nó được thiết kế đủ để có bệ bếp, có 2 vị trí đun. Không gian chỉ đủ đứng nấu, không thể ngồi hoặc xoay ngang người. Bếp dùng dầu ma dút đốt trực tiếp. Dầu được bơm từ khoang dầu lên két dầu treo trên cao. Áp lực giúp cho dầu phun ra thành hạt nhỏ li ti ở vòi. Khi bật lửa nó cháy ù ù trùm hết đáy nồi nên cơm canh nấu rất nhanh, nhưng nấu cơm rất dễ bị khê, khét. Thực ra như nấu cơm bếp ga thôi.

Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu cái bếp ấy ở trong nhà, ở trên bờ mà không ở dưới tàu. Loại tàu toàn chọn hôm bão to sóng lớn, trời đen kịt, không trăng không sao để lao ra khơi. Đi lúc đó địch khó phát hiện. Ít bị tàu khác nhòm ngó, tóm lại là vì tàu chúng tôi là tàu không số của đoàn 125 Hải Quân.

Đi trên biển dài ngày, nhanh thì một tuần, mười ngày. Dài nữa cả tháng, hai tháng. Truyện ăn, ỉa, tắm giặt là cả một vấn đề. Hôm nay tôi chỉ kể về ăn, từ việc nấu cơm đến nấu canh, đến ăn cơm cho các bạn nghe.

Nếu biển êm ả, không sóng thì không sao. Mọi việc như trên bờ. Nhưng... nếu biển động, sóng to, sóng giật thì mới là vấn đề. Nấu cơm ắt phải có nước. Khi nước sôi, ta tra gạo vào, chờ cạn, vặn nhỏ lửa cho cơm chín. Sóng to, tàu lắc, nghiêng bên nọ bên kia khoảng 15 độ thì còn nấu được cơm, canh, cháo. Khi biên độ lắc trên 15 độ thì người say, nước trong nồi chao đảo, tràn ra ngoài canh, cháo đổ hết. Khi đó chỉ ăn lương khô, uống nước lã. Xin nhớ là khi đó chưa có nước đóng chai như bây giờ.

Đến phiên nấu ăn. Tôi lôi rau ra nhặt, vo gạo, mổ cá. Sáng nay, cái dây câu thả theo tàu rung lên. Hình như anh Với dân Đồ Sơn thả lưỡi câu này. Kéo lên một con cá to như cái quạt nan, dày, béo bự. Chắc phải trên 5 kg. Tôi đặt nó lên cái thớt, thớt đặt trên boong tàu. Tôi rạch bụng, lôi ruột gan nó ra quăng xuống biển. Lão Mạc thủy thủ trưởng đang đi ca đứng ở mũi tàu nói vọng xuống:

- Đừng vứt bộ lòng đi nhé! Lòng cá ngon lắm đấy!

Thôi rồi lượm ơi! Câu nói theo gió đến tai tôi thì bộ lòng cá đã tọt xuống biển. Đàn cá dưới biển ào, nhao tới tranh nhau mồi. Tởm thật! Ăn thịt đồng loại! Tôi nghĩ vui.

Bây giờ phải xắt khúc con cá này. Xắt thì chẳng vấn đề gì, mà vấn đề là sóng làm tàu trồi lên, hạ xuống nên dao chặt không chính xác, chỉ sợ không trúng cá mà lại đi nửa bàn tay. Loay hoay một lúc rồi cũng xử lý xong con cá to đùng. Bê các thứ đã chuẩn bị vào bếp. Tôi bật bếp, một bếp đặt nồi cơm, một bếp tôi nấu thịt. Xúc thịt ra, tôi đặt chảo rán con cá cho khỏi tanh. Xát tý bột nghệ để rán cho cá vàng đẹp. Rán xong, tôi phi hành mỡ, thả cá đã rán qua vào nồi, đổ nước nóng vào và đun. Nồi canh sôi, nước trào ra khỏi nồi xèo xèo. Nêm mắm muối. Với chai dấm chua cho vài thìa vào nồi. Lẽ ra phải nấu với dấm bỗng hoặc quả dọc, quả nhót, quả khế... nói chung là quả chua, nhưng ở tàu không có tủ lạnh lấy đâu ra những thứ đó. Mùi canh chua thơm ngon quá.

Tôi giật chuông báo mọi người ra boong ăn cơm. Bát, đũa, thìa, muôi và các đĩa thức ăn đã bày xong. Tôi bê nồi cơm ra rồi quay vào bê nồi canh. Trời bỗng dịu nắng, gió mạnh lên. Sóng cũng dềnh cao hơn. Con tàu dềnh lên, dềnh xuống theo sóng.

Thuyền trưởng nhìn trời, nhìn biển rồi bảo:

- Ăn khẩn trương, sắp có gió to đấy. Tôi nhìn qua cửa sổ mạn, biển vẫn xanh ngắt, cong cong ở phía chân trời. Có hiện tượng gì đâu nhỉ?

Vào bếp, mở vung nồi canh, bỗng tàu dềnh cao lên rồi lát sau hẫng xuống lạnh cả bụng. Tôi bỗng ợ, ọe! Hự hự nơi cổ họng.

Bỏ mẹ rồi! Cơn nôn!

Giơ vội bàn tay lên định bụm miệng thì hực, xoạt! Một dòng dung dịch trắng đục, xanh pha vàng ộc ra, phi thẳng vào nồi canh cá! Tôi ngây ra vì bất ngờ. Tàu lại dồi lên, nồi canh chực trào ra. Vừa lúc đó, anh Lâm máy trưởng đi vào:

- Canh đâu? Đưa anh bê ra hộ. Sóng to đấy, cẩn thận kẻo bỏng! Anh hít hít mũi:

- Cậu nấu canh chua hả? Thơm quá. Miệng nói, tay giằng chiếc muôi tôi đang cầm. Anh khuấy vào nồi canh rồi múc một ít đưa lên miệng thử. Tôi sợ quá:

- Ấy ấy, em!

Chẳng chờ tôi giải thích, anh húp hết muôi canh, chẹp chẹp miệng, xuýt xoa:

- Ngon quá! Nồi canh chua ngon quá! Anh bê nồi canh ra. Tôi ôm đầu lo lắng! Tôi vẫn còn nghe tiếng anh Lâm:

- Canh chua nóng ròn đây!

Tôi bịt tai vì sợ sẽ có tiếng hét thất thanh khi phát hiện ra có cơm và rau trong bãi nôn ở nồi canh, tôi còn sợ xón cả đái ra quần vì biết đâu? Lại có con giun nào trong bụng ra theo bãi nôn như hôm vừa rồi. Tiếng thuyền trưởng làm tôi thắt tim:

- Thằng Q đâu rồi?

Thôi xong phim. Có lẽ họ sẽ quẳng tôi xuống biển mất. Lúc giận dữ lũ thủy thủ còn mạnh hơn cả sóng biển.

- Không ra ăn cơm để đi ca à!

Tôi bước ra, lòng nặng trĩu. Nhưng nhìn hơn chục con người đang say sưa hối hả ăn. Nồi canh chỉ còn một phần nhỏ. Xương cá đầy sàn boong. Nồi cơm vơi quá nửa. Tôi thở phào! Chẳng ai biết gì, may cho tôi hôm nay nấu canh chua, chứ nấu canh thường hoặc luộc rau thì lộ ngay rồi. Tôi ngồi xuống ăn mà nhai cơm như nhai rơm. Anh Bích cơ yếu múc một muôi canh, gắp một khúc cá vào bát tôi. Tôi ọe ọe, chạy ra nôn thốc xuống biển. Chính trị viên Bùi Tư ôn tồn động viên:

- Cậu ấy rất cố gắng, say sóng như thế nhưng chưa bỏ ca lần nào.

Trở lại mâm, thuyền trưởng Đồng Xuân Chế người bán đảo Nghi Sơn Thanh Hóa vỗ vai nhỏ nhẹ:

- Trai Hà Nội nấu ăn ngon lắm! Hôm nay cả tàu ăn bát canh cá nấu chua ngon tuyệt! Khà khà... nét mặt ông giãn ra, tươi tỉnh chứ không đâm lê, quát như súng liên thanh khi chỉ huy đi biển.

Tôi mừng rơn nhưng sợ vô cùng. Chẳng ai biết câu chuyện này. Tôi tự nhủ sẽ im lặng và mang nó xuống mồ.

Hôm vừa rồi, hội CCB phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội tổ chức mừng thọ tuổi 70, 80, 90 cho CCB. Nhận quà mừng thọ tuổi 70, tôi bỗng sợ. Nghĩ vẫn vơ:

- Nhỡ mình... thì thật có lỗi với các đồng đội trên tàu ngày đó. Thôi viết ra cho lòng thanh thản!

Ngàn lời xin lỗi anh em đã ăn nồi canh trộn bãi nôn của tôi ngày cuối tháng 12 cách đây 50 năm.
hay quá ạ
 
Biển số
OF-834575
Ngày cấp bằng
28/5/23
Số km
549
Động cơ
31,814 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ - Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi – Câu chuyện thứ 2)

NÔN RA GIUN



Là lính tàu thì ai cũng phải đi ca, một ca đi biển gồm 1 cán bộ thuyền ( thuyền trưởng hoặc thuyền phó ) một đến hai thủy thủ mặt Boong. Một đến hai thợ máy. Một đến hai lái tàu nhưng nhất thiết phải có một hàng hải, còn thủy thủ đi ca chỉ được lái ở đoạn dễ, không có bãi đá ngầm hoặc dòng hải lưu phức tạp và nhiều bộ phận chuyên ngành khác.

Là lính ai cũng phải nấu ăn.

Tôi đến lượt phải nấu ăn. Nấu cơm thì chỉ là muỗi đối với tôi vì thời trước đó, cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ nhất tôi đã đi sơ tán. Chuyện vào rừng lấy củi, hái măng. Mò cua, bắt ốc, đánh chũm, đặt ống v v đều biết. Cả việc nấu ăn, tôi đã được lũ bạn nông thôn dạy nên biết hết. Nhưng để nấu bữa cơm trên con tàu không số không dễ tý nào.

Trước hết, tả về cái bếp. Tàu tôi là loại tàu nhỏ nhất đoàn125 khi đó. Cái bếp cũng chật nhất, nó được thiết kế đủ để có bệ bếp, có 2 vị trí đun. Không gian chỉ đủ đứng nấu, không thể ngồi hoặc xoay ngang người. Bếp dùng dầu ma dút đốt trực tiếp. Dầu được bơm từ khoang dầu lên két dầu treo trên cao. Áp lực giúp cho dầu phun ra thành hạt nhỏ li ti ở vòi. Khi bật lửa nó cháy ù ù trùm hết đáy nồi nên cơm canh nấu rất nhanh, nhưng nấu cơm rất dễ bị khê, khét. Thực ra như nấu cơm bếp ga thôi.

Sẽ chẳng có chuyện gì để nói nếu cái bếp ấy ở trong nhà, ở trên bờ mà không ở dưới tàu. Loại tàu toàn chọn hôm bão to sóng lớn, trời đen kịt, không trăng không sao để lao ra khơi. Đi lúc đó địch khó phát hiện. Ít bị tàu khác nhòm ngó, tóm lại là vì tàu chúng tôi là tàu không số của đoàn 125 Hải Quân.

Đi trên biển dài ngày, nhanh thì một tuần, mười ngày. Dài nữa cả tháng, hai tháng. Truyện ăn, ỉa, tắm giặt là cả một vấn đề. Hôm nay tôi chỉ kể về ăn, từ việc nấu cơm đến nấu canh, đến ăn cơm cho các bạn nghe.

Nếu biển êm ả, không sóng thì không sao. Mọi việc như trên bờ. Nhưng... nếu biển động, sóng to, sóng giật thì mới là vấn đề. Nấu cơm ắt phải có nước. Khi nước sôi, ta tra gạo vào, chờ cạn, vặn nhỏ lửa cho cơm chín. Sóng to, tàu lắc, nghiêng bên nọ bên kia khoảng 15 độ thì còn nấu được cơm, canh, cháo. Khi biên độ lắc trên 15 độ thì người say, nước trong nồi chao đảo, tràn ra ngoài canh, cháo đổ hết. Khi đó chỉ ăn lương khô, uống nước lã. Xin nhớ là khi đó chưa có nước đóng chai như bây giờ.

Đến phiên nấu ăn. Tôi lôi rau ra nhặt, vo gạo, mổ cá. Sáng nay, cái dây câu thả theo tàu rung lên. Hình như anh Với dân Đồ Sơn thả lưỡi câu này. Kéo lên một con cá to như cái quạt nan, dày, béo bự. Chắc phải trên 5 kg. Tôi đặt nó lên cái thớt, thớt đặt trên boong tàu. Tôi rạch bụng, lôi ruột gan nó ra quăng xuống biển. Lão Mạc thủy thủ trưởng đang đi ca đứng ở mũi tàu nói vọng xuống:

- Đừng vứt bộ lòng đi nhé! Lòng cá ngon lắm đấy!

Thôi rồi lượm ơi! Câu nói theo gió đến tai tôi thì bộ lòng cá đã tọt xuống biển. Đàn cá dưới biển ào, nhao tới tranh nhau mồi. Tởm thật! Ăn thịt đồng loại! Tôi nghĩ vui.

Bây giờ phải xắt khúc con cá này. Xắt thì chẳng vấn đề gì, mà vấn đề là sóng làm tàu trồi lên, hạ xuống nên dao chặt không chính xác, chỉ sợ không trúng cá mà lại đi nửa bàn tay. Loay hoay một lúc rồi cũng xử lý xong con cá to đùng. Bê các thứ đã chuẩn bị vào bếp. Tôi bật bếp, một bếp đặt nồi cơm, một bếp tôi nấu thịt. Xúc thịt ra, tôi đặt chảo rán con cá cho khỏi tanh. Xát tý bột nghệ để rán cho cá vàng đẹp. Rán xong, tôi phi hành mỡ, thả cá đã rán qua vào nồi, đổ nước nóng vào và đun. Nồi canh sôi, nước trào ra khỏi nồi xèo xèo. Nêm mắm muối. Với chai dấm chua cho vài thìa vào nồi. Lẽ ra phải nấu với dấm bỗng hoặc quả dọc, quả nhót, quả khế... nói chung là quả chua, nhưng ở tàu không có tủ lạnh lấy đâu ra những thứ đó. Mùi canh chua thơm ngon quá.

Tôi giật chuông báo mọi người ra boong ăn cơm. Bát, đũa, thìa, muôi và các đĩa thức ăn đã bày xong. Tôi bê nồi cơm ra rồi quay vào bê nồi canh. Trời bỗng dịu nắng, gió mạnh lên. Sóng cũng dềnh cao hơn. Con tàu dềnh lên, dềnh xuống theo sóng.

Thuyền trưởng nhìn trời, nhìn biển rồi bảo:

- Ăn khẩn trương, sắp có gió to đấy. Tôi nhìn qua cửa sổ mạn, biển vẫn xanh ngắt, cong cong ở phía chân trời. Có hiện tượng gì đâu nhỉ?

Vào bếp, mở vung nồi canh, bỗng tàu dềnh cao lên rồi lát sau hẫng xuống lạnh cả bụng. Tôi bỗng ợ, ọe! Hự hự nơi cổ họng.

Bỏ mẹ rồi! Cơn nôn!

Giơ vội bàn tay lên định bụm miệng thì hực, xoạt! Một dòng dung dịch trắng đục, xanh pha vàng ộc ra, phi thẳng vào nồi canh cá! Tôi ngây ra vì bất ngờ. Tàu lại dồi lên, nồi canh chực trào ra. Vừa lúc đó, anh Lâm máy trưởng đi vào:

- Canh đâu? Đưa anh bê ra hộ. Sóng to đấy, cẩn thận kẻo bỏng! Anh hít hít mũi:

- Cậu nấu canh chua hả? Thơm quá. Miệng nói, tay giằng chiếc muôi tôi đang cầm. Anh khuấy vào nồi canh rồi múc một ít đưa lên miệng thử. Tôi sợ quá:

- Ấy ấy, em!

Chẳng chờ tôi giải thích, anh húp hết muôi canh, chẹp chẹp miệng, xuýt xoa:

- Ngon quá! Nồi canh chua ngon quá! Anh bê nồi canh ra. Tôi ôm đầu lo lắng! Tôi vẫn còn nghe tiếng anh Lâm:

- Canh chua nóng ròn đây!

Tôi bịt tai vì sợ sẽ có tiếng hét thất thanh khi phát hiện ra có cơm và rau trong bãi nôn ở nồi canh, tôi còn sợ xón cả đái ra quần vì biết đâu? Lại có con giun nào trong bụng ra theo bãi nôn như hôm vừa rồi. Tiếng thuyền trưởng làm tôi thắt tim:

- Thằng Q đâu rồi?

Thôi xong phim. Có lẽ họ sẽ quẳng tôi xuống biển mất. Lúc giận dữ lũ thủy thủ còn mạnh hơn cả sóng biển.

- Không ra ăn cơm để đi ca à!

Tôi bước ra, lòng nặng trĩu. Nhưng nhìn hơn chục con người đang say sưa hối hả ăn. Nồi canh chỉ còn một phần nhỏ. Xương cá đầy sàn boong. Nồi cơm vơi quá nửa. Tôi thở phào! Chẳng ai biết gì, may cho tôi hôm nay nấu canh chua, chứ nấu canh thường hoặc luộc rau thì lộ ngay rồi. Tôi ngồi xuống ăn mà nhai cơm như nhai rơm. Anh Bích cơ yếu múc một muôi canh, gắp một khúc cá vào bát tôi. Tôi ọe ọe, chạy ra nôn thốc xuống biển. Chính trị viên Bùi Tư ôn tồn động viên:

- Cậu ấy rất cố gắng, say sóng như thế nhưng chưa bỏ ca lần nào.

Trở lại mâm, thuyền trưởng Đồng Xuân Chế người bán đảo Nghi Sơn Thanh Hóa vỗ vai nhỏ nhẹ:

- Trai Hà Nội nấu ăn ngon lắm! Hôm nay cả tàu ăn bát canh cá nấu chua ngon tuyệt! Khà khà... nét mặt ông giãn ra, tươi tỉnh chứ không đâm lê, quát như súng liên thanh khi chỉ huy đi biển.

Tôi mừng rơn nhưng sợ vô cùng. Chẳng ai biết câu chuyện này. Tôi tự nhủ sẽ im lặng và mang nó xuống mồ.

Hôm vừa rồi, hội CCB phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy Hà Nội tổ chức mừng thọ tuổi 70, 80, 90 cho CCB. Nhận quà mừng thọ tuổi 70, tôi bỗng sợ. Nghĩ vẫn vơ:

- Nhỡ mình... thì thật có lỗi với các đồng đội trên tàu ngày đó. Thôi viết ra cho lòng thanh thản!

Ngàn lời xin lỗi anh em đã ăn nồi canh trộn bãi nôn của tôi ngày cuối tháng 12 cách đây 50 năm.
Cháu đánh dấu đọc lại từ đầu. Chúc cụ luôn mạnh khoẻ ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Sao lái tàu chỉ có 2 người à cụ,nếu 2 thủy thủ lái thì đi ca 12 nghỉ 12 à cụ,nếu vậy thì căng quá
Ở những hảI trình đơn giản, các anh em thuỷ thủ không phải là lái tầu, có thể lái thay các lái chính.
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,605
Động cơ
16,202 Mã lực
Ở những hảI trình đơn giản, các anh em thuỷ thủ không phải là lái tầu, có thể lái thay các lái chính.
Chắc đó là biên chế xưa thôi chứ nay chắc phải đi 4 nghỉ 8 như tàu dân sự,2 thủy thủ lái mà hành trình dài liên tục oải không chịu được,nhất lại là tàu xưa toàn lái cơ thì tay chóng to lắm
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Chắc đó là biên chế xưa thôi chứ nay chắc phải đi 4 nghỉ 8 như tàu dân sự,2 thủy thủ lái mà hành trình dài liên tục oải không chịu được,nhất lại là tàu xưa toàn lái cơ thì tay chóng to lắm
Đúng rồi.
Thời chúng tôi ở Hải quân, các tầu của ta, chỉ tầm dưới 200 tấn đổ lại thôi.
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,605
Động cơ
16,202 Mã lực
Đúng rồi.
Thời chúng tôi ở Hải quân, các tầu của ta, chỉ tầm dưới 200 tấn đổ lại thôi.
Vâng cụ,em hiểu những gian truân của các cụ thời đó,em cũng kinh qua gần 2 năm đi tàu 400t đầu thập niên 90 với công nghệ như các cụ xưa em hiểu(duy nhất có cái la bàn),em đi tàu dân sự lúc tuổi trẻ khoẻ nhất mà còn thấy oải huống gì các cụ đi chiến đấu,chúc cụ sức khoẻ và nhiều niềm vui trong cuộc sống
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
ÔNG CỤ VỚI HẢI QUÂN

Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.
Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.
Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.


Nhớ về ngày Truyền thống của Quân chủng, lính Hải quân chúng tôi, luôn nhớ tới Ông Cụ với những tình cảm thân thương như cha với con.

Nhân ngày lễ của Hải quân, tôi đưa lên 2 tấm hình của Ông Cụ với Hải quân.

Tấm hình thứ nhất, thì đã quá quen thuộc với mọi người, NHƯNG, tấm hình mà mọi người đều biết ấy, chỉ là 1 khuôn hình đã được cắt bớt đi. Tấm hình của tôi hôm nay, là tấm hình nguyên gốc.

BH tầu.jpg

Tấm hình thứ 2, là tấm hình Ông Cụ đi con thuyền nan, trên đường hải trình vào đảo Tuần Châu.
Tấm hình này nói tới nhiều điều. Đó là, không còn tay cán bộ chính phủ nào thời nay, dám ứng xử bình dị như thời ấy. Và đảo Tuần Châu, bây giờ đã thành chốn ăn chơi xa hoa rồi, không còn là một làng chài bình yên nữa.

BH thuyền.jpg

Duy chỉ có, lính Hải quân, dù mặc quân phục hay mặc dân sự, thời xưa hay thời nay, anh nào cũng chuẩn men cả. Gớm, nhớ lại hồi còn mặc quân phục, đi qua Bờ Hồ, ngoái lại, thấy đằng sau mình, các bóng hồng bám theo, dầy đặc như đám mây của đuôi sao chổi.

(Các cụ ọp-phơ trẻ hôm nay, thì không nên ghen tuông nhé :D . Còn các cụ lính Hải quân ời, trưa mai, chúng ta lại ngồi làm mấy miếng chân giò thái mỏng, nhắm với 100 gờ-ram quốc lủi, như hồi còn lắc lư trên các con chiến hạm, các cụ nhé).
 

longphúc

Xe tăng
Biển số
OF-761989
Ngày cấp bằng
6/3/21
Số km
1,605
Động cơ
16,202 Mã lực
ÔNG CỤ VỚI HẢI QUÂN

Ngày 02/08/1964, Hải quân Việt Nam non trẻ, đã dũng cảm đuối đánh khu trục Hạm Ma Đốc của Hải quân Mỹ trên vùng biển Thanh Hóa.
Đến ngày 04/08/1964, chính quyền Mỹ đã bịa đặt ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, vu khống Hải quân Việt Nam tấn công tầu chiến Mỹ trên vùng biển quốc tế vào đêm 04/08/1964 đó.
Ngày 05/08/1964, tiếp theo sự vu cáo về sự kiện Vịnh Bắc Bộ, chính quyền Mỹ đã cho máy bay oanh tạc, đánh vào các căn cứ của Hải quân Việt Nam trên miền Bắc XHCN.
Cùng với các lực lượng vũ trang khác của Quân đội nhân dân Việt Nam, Hải quân Việt Nam đã anh dũng đánh trả máy bay của Hải quân Mỹ trên các vùng biển Quảng Ninh – Thanh Hóa – Nghệ An – Quảng Bình, góp phần bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ.
Ngày 05/08/1964, đã trở thành ngày mở đầu của cuộc chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc của chính quyền Mỹ.
Và kể từ đó, ngày 2/8 và 5/8 đã được Hải quân Việt Nam lấy làm ngày Truyền thống của Quân chủng.


Nhớ về ngày Truyền thống của Quân chủng, lính Hải quân chúng tôi, luôn nhớ tới Ông Cụ với những tình cảm thân thương như cha với con.

Nhân ngày lễ của Hải quân, tôi đưa lên 2 tấm hình của Ông Cụ với Hải quân.

Tấm hình thứ nhất, thì đã quá quen thuộc với mọi người, NHƯNG, tấm hình mà mọi người đều biết ấy, chỉ là 1 khuôn hình đã được cắt bớt đi. Tấm hình của tôi hôm nay, là tấm hình nguyên gốc.

BH tầu.jpg

Tấm hình thứ 2, là tấm hình Ông Cụ đi con thuyền nan, trên đường hải trình vào đảo Tuần Châu.
Tấm hình này nói tới nhiều điều. Đó là, không còn tay cán bộ chính phủ nào thời nay, dám ứng xử bình dị như thời ấy. Và đảo Tuần Châu, bây giờ đã thành chốn ăn chơi xa hoa rồi, không còn là một làng chài bình yên nữa.

BH thuyền.jpg

Duy chỉ có, lính Hải quân, dù mặc quân phục hay mặc dân sự, thời xưa hay thời nay, anh nào cũng chuẩn men cả. Gớm, nhớ lại hồi còn mặc quân phục, đi qua Bờ Hồ, ngoái lại, thấy đằng sau mình, các bóng hồng bám theo, dầy đặc như đám mây của đuôi sao chổi.

(Các cụ ọp-phơ trẻ hôm nay, thì không nên ghen tuông nhé :D . Còn các cụ lính Hải quân ời, trưa mai, chúng ta lại ngồi làm mấy miếng chân giò thái mỏng, nhắm với 100 gờ-ram quốc lủi, như hồi còn lắc lư trên các con chiến hạm, các cụ nhé).
Cụ lưu được những ảnh quý hiếm thật đấy
 

tqhai

Xe tải
Biển số
OF-210108
Ngày cấp bằng
14/9/13
Số km
316
Động cơ
342,555 Mã lực
CHIẾC RADIO - CHỨNG TÍCH ANH HÙNG

( Bài nghiên cứu của Baoleo, nhân kỷ niệm 61 năm ngày mở đường HCM trên biển 23/10/1961 - 23/10/2022.)



1/PHẦN 1: KỶ VẬT:

Ở TP HCM có một người rất đam mê sưu tầm kỷ vật chiến tranh. Anh không chỉ sưu tầm kỷ vật của những người lính giải phóng mà cả kỷ vật của lính quân đội VNCH.

Anh là Phan Nam - cựu học sinh miền Nam, cựu học viên khóa 5 hay 6 gì đó Học viện KTQS, con nhà nòi Quân Đội. Bố trung tướng, em trai cũng trung tướng. Anh sống phóng khoáng nên bảo:

- Tao chỉ cần đại úy là đủ!
Vâng, bác Phan Nam nguyên là Tiểu đoàn trưởng thuộc Lữ đoàn Công binh 414. Em trai bác ấy là Trung tướng Phan Anh Việt, ông cụ thân sinh cũng là Tướng nhưng là Thiếu tướng Phan Văn Đường ạ. Ở Việt Nam chỉ có duy nhất một trường hợp hai cha con cùng là Trung tướng, là Trung tướng Khuất Duy Tiến và Trung tướng Khuất Việt Dũng thì phải ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
(Chùm sê-ri về đời lính thuỷ - Đây là ký ức của anh Tống Hồng Quân – đồng đội của Baoleo tôi – Câu chuyện thứ 3)


CHUYỆN TẮM RỬA, VỆ SINH TRÊN TÀU KHÔNG SỐ


Tàu tôi có tên gọi là tàu Quảng Châu, mang số hiệu 649. Nó là loại tàu nhỏ nhất của đoàn tàu không số. Trọng lượng hàng chở đươc tối đa 50 - 60 tấn. Để đi xa, đi lâu nó có khoang chứa dầu đến 20 tấn và hầm chứa nước đến chục tấn. Nó rất hợp với luồng lạch chằng chịt ở Đồng bằng Nam bộ vì MỚN NƯỚC nông. Mớn nước là phần chìm dưới mặt nước. Mớn nước càng nông tàu càng dễ luồn lách sâu vào nội địa.

Vì tàu bé nên cái gì cũng chật, cũng bé. Khoang ngủ hơn chục người trong một không gian chưa đến chục m2. Giường rộng 60cm, hai tầng. Tầng 2 treo lơ lửng trên đầu tầng một. Có hôm sóng to, tàu nghiêng, người nằm trên rơi cả vào người nằm tầng dưới.

Bếp bé tý như đã tả ở bài NÔN RA GIUN. Nhà vệ sinh sát khoang ngủ và bé đến mức chỉ đủ ngồi xổm. Khi ngồi, vách WC tàu sát vào mặt. WC này chỉ dùng khi đi biển, khi sóng to.

Thủy thủ sáng tạo làm một cái WC ngoài trời, chìa ra biển, ở phía đuôi tàu, tạm gọi là CẦU TÕM. WC này để dùng khi tàu neo ở cầu cảng, ở sông và ở biển khi lặng sóng.

Chiều dài, rộng của Cầu tõm này khoảng 70cm. Xung quanh quây tôn.

Sàn WC khoét một lỗ tròn để ị thẳng xuống đó.

Đi vệ sinh trên biển là một trải nghiệm kinh hoàng đối với tôi. Ở sông hay biển, khi tàu đậu hoặc đi trên biển đều luôn lắc lư, dềnh lên, dềnh xuống. Ở trên biển thì tàu lắc lư là đương nhiên, không nói làm gì. Còn ở trên sông luôn có tàu đi lại. Mỗi khi có tàu đi qua, tàu đó tạo thành sóng tỏa ra hai bên bờ. Làm tàu đang neo đậu lắc lư.

Thấy đau bụng, tôi vào WC trong khoang ngủ. Vừa tụt được cái quần xuống, ngồi thụp xuống WC, sung sướng làm cái việc của quận công ngoài đồng, thì tàu to đi qua. Sóng xô tàu nghiêng ngả. Bữa ăn trong dạ dày hực lên. Cơm cháo lại vọt ra, phóng thẳng vào tường, bật ngược trở lại tung tóe vào mặt, vào quần áo. Trong không gian bé nhỏ của WC tôi bị đúng nghĩa là: Miệng nôn, trôn tháo. Quần áo nhoe nhoét dãi dớt. Mùi bãi nôn chua nồng, mùi phân dính vào quần thối hoắc. Tạo nên một hỗn hợp mùi chắc chẳng ai chịu được. Tôi phải lột hết quần áo, chỉ còn mỗi cái quần mang nhãn hiệu "Quần Bà Bô " dài đến gối, chạy ra boong tàu, quăng xô múc nước lên tắm dội, rồi mở vòi xả nước ngọt tráng người.

Đi đại tiên ở WC bên ngoài còn sợ hơn. Nhìn sông, nước chảy siết dưới cái lỗ tròn trên sàn WC đã thấy ớn. Ngồi xổm, hai tay nắm hai cái vấu được gắn tạm trên vách WC. Tôi rặn mạnh. Thằng cặn bã vừa thòi ra, sóng làm con tàu dềnh lên rồi hẫng xuống. Lần hẵng xuống nhanh làm lạnh cả bụng, đồng thời kéo luôn thằng cặn bã chui ngược vào trong hậu môn. Cứ thế, phải vài lần, mỗi lần rặn, nước mắt đỏ hoe. Tôi phải chọn thời điểm sao cho đúng lúc tàu dềnh lên, rặn mạnh, tống được ông bạn ra ngoài. Nhẹ cả người!

Đấy, lính thủy ăn, ngủ, ỉa đái ( à quên, nói vệ sinh cho lịch sự ) khổ lắm chứ?

Bây giờ kể chuyện tắm rửa. Nếu tàu đang neo đậu ở sông, ở cảng, hoặc đang bốc hàng xuống tàu thì thủy thủ tắm rửa vô tư vì không phải tiết kiệm nước. Nếu trời còn sáng thì mặc nhõn quần Bà bô để tắm. Thò xô xuống hầm nước, múc nước dội từ đầu đến chân. Xát xà phòng đầu, người, bọt trắng tinh rồi dội cho sạch cho mát.

Nếu là tối hẳn thì thôi rồi, nuy 100%. Dăm bảy thẳng lính thủy, già, trẻ đều nuy hết. Cái ấy của lính, cái to cái bé, cái ngắn cái dài, cái trắng cái đen cứ thế phô ra vì ngoài đực rựa trên tàu còn có ai đâu? Có lúc ở xa xa cũng có bóng dáng chiếc thuyền hoặc xà lan dân sự, cũng chẳng sao vì dân đi biển làm gi có đàn bà phụ nữ.

Khi đi biển thì việc tiết kiệm nước đưa lên hàng đầu. Mỗi buổi sáng lính tàu chỉ được 1 ca để đánh răng thôi. Ai cũng tưởng ở trên biển nước mênh mông thì tha hồ mà tắm. Tắm nước biển( nước mặn) mà không có nước ngọt tráng thì tóc cứng đơ như bôi keo. Đầu ngứa ngáy không chịu được. Da nhớp nháp, dính dớp vô cùng.

Đi biển dài ngày ai cũng bị hắc lào, ghẻ lở vì không được tắm nước ngọt. Lúc ngứa bôi loại thuốc nước của TQ. Bôi vào nóng, xót, xộc lên tận óc. Mấy chú lính thủy tồng ngồng nhảy tưng tưng, cạu nhỏ vật lên, vật xuống, ngoắt bên nọ, ngoắt bên kia cho khỏi xót. Đứng xa nhìn giống như một lũ điên.

Đấy đời lính thủy vậy đấy. Nó không đẹp như các câu thơ:

Em thân yêu đã bao giờ thấy biển

Khi trăng lên rắc vàng trong nước biếc

Núi ngủ trong mơ nghe biển tâm tình

Một tiếng còi tàu vang giữa đêm khuya...

Còn nhiều chuyện lắm. Khi khác sẽ kể tiếp! Chúc mọi người vui vẻ hạnh phúc!

( Trên ảnh là con Tàu không số. Phần lồi nho nhỏ ở phía đuôi tàu là WC ngoài trời )

ị.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Vẫn đang trong những ngày kỷ niểm ngày Truyền thống của Quân chủng Hải quân, nhà cháu đưa thêm bài viết này.

SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG TẦU TÊN LỬA VIỆT NAM

(Bài số 1)

Trên bàn cờ chính trị thế giới vào thập niên 70, tên lửa diệt hạm là một quân cờ chiến lược. Năm 1967, cả thế giới sững sờ chứng kiến tàu khu trục Eliat nặng hơn 2.000 tấn của Ít-xa-ra-en bị hải quân Ai Cập bắn chìm. Điều đáng nói là “tác giả” của chiến thắng này lại là biên đội tàu tên lửa cao tốc nhỏ như “mắt muỗi” mà Liên Xô viện trợ cho Ai Cập.

Nếu như trong chiến tranh thế giới thứ hai, hàng không mẫu hạm là bà chúa của đại dương, đưa các thiết giáp hạm về dĩ vãng; thì sự xuất hiện của tên lửa diệt hạm cũng có ý nghĩa đe dọa các hạm đội tàu lớn của các siêu cường hải quân.

Trở lại với chiến trường Việt Nam, dải bờ biển dài và hẹp của miền bắc và miền trung nước ta thường xuyên bị khống chế và pháo kích bởi các tàu chiến của Mỹ. Cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền bắc cũng bùng nổ trên hướng biển, với trận đánh tàu Maddox ngày 02/08/1964, và chiến dịch tập kích đường không “Mũi tên xuyên” nhằm vào các căn cứ Hải quân nhân dân Việt Nam ngày 05/08/1964.

Trước sức mạnh vô địch thế giới của Hải quân Mỹ, những nỗ lực đánh trả của Quân đội nhân dân Việt Nam là hết sức khó khăn. Các đơn vị pháo binh bờ biển chỉ có thể đánh bị thương tàu địch, chứ rất khó đánh tiêu diệt. Pháo chống tăng D-44 85mm chỉ có tầm bắn ngắn, cỡ đạn nhỏ, trong khi lựu pháo 122mm và 130mm thì có độ chính xác rất thấp khi bắn mục tiêu điểm như tàu chiến Mỹ. Trong khi đó, pháo trên tàu chiến Mỹ là loại 406mm, 203mm, hoặc 127mm, điều khiển bằng máy tính, và có radar dẫn bắn, nên có độ chính xác rất cao ở tầm xa. Một chiếc tàu tuần dương thông thường được đánh giá có hiệu quả pháo kích bằng cả một phi đoàn máy bay ném bom chiến thuật. Các trận địa pháo binh bờ biển của Việt Nam cũng phải đối mặt với những cuộc ném bom của không quân Mỹ.

Hải quân nhân dân Việt Nam cũng có 12 tàu phóng lôi kiểu 123K (vỏ nhôm) và 6 tàu phóng lôi kiểu 183K (vỏ gỗ), nằm trong biên chế tiểu đoàn 135, trung đoàn 172 hải quân. Nhưng việc đưa tàu phóng lôi ra đánh các tàu khu trục và tàu tuần dương Mỹ có máy bay yểm trợ giữa biển cả mênh mông không phải là việc dễ dàng. Muốn tiếp cận vào cự li gần để phóng lôi, tàu hải quân ta phải vượt qua “lưới lửa” hỏa lực dày đặc của tàu chiến và máy bay địch. Ngay trong trận đầu ra quân đánh tàu Maddox ngày 02/08/1964, cả ba tàu phóng lôi đã bị hư hỏng nặng. Trong trận đánh sau tàu khu trục Mỹ ở vùng biển Long Châu ngày 01/07/1966, thậm chí cả biên đội ba tàu phóng lôi của ta còn bị Mỹ đánh chìm, thủy thủ đoàn bị địch bắt sống.

Trong hoàn cảnh đó, nhu cầu có vũ khí đối hải mạnh là rất bức thiết với Quân đội nhân dân Việt Nam. Thậm chí đã có ý tưởng đưa một tiểu đoàn tên lửa SAM-2 ra bờ biển Sầm Sơn để phục kích tàu chiến Mỹ, dùng đạn tên lửa phòng không để bắn mục tiêu mặt đất. Đơn vị tên lửa do ngụy trang không kĩ, bị địch phát hiện, ném bom và pháo kích liên tục, nên bị thiệt hại nặng, phải rút khỏi trận địa.

Với tất cả những tình tiết như trên, lẽ dễ hiểu là sự phát triển của vũ khí tên lửa đối hải được các cấp lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam đặt vào tầm ngắm từ rất sớm. Sở hữu tên lửa đối hải của Liên Xô sẽ cho phép bảo vệ có hiệu quả vùng biển miền bắc, ít nhất là trong phạm vi 40 hải lý tính từ bờ biển.

Tuy nhiên, mọi chuyện không dễ dàng. Tên lửa đối hải là thứ vũ khí có thể đảo ngược thế trận trên vùng biển Việt Nam, tạo ra những trận đánh có tiếng vang toàn cầu. Vì thế, khi quyết định trang bị tên lửa đối hải cho Việt Nam, Liên Xô cũng phải tính toán các phản ứng chính trị quốc tế của người Mỹ. Mặt khác, Liên Xô cũng ưu tiên trang bị nó cho các nước Trung Đông - Bắc Phi lắm tiền nhiều dầu mỏ, còn Việt Nam chỉ có thể đi xin viện trợ.

Vậy nhưng, bằng một cách nào đó, Việt Nam cũng đã có được một lời hứa về việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc từ phía Liên Xô. Cái cách để có được lời hứa này cho đến nay cũng vẫn là một bí ẩn. Lẽ thông thường, viện trợ giữa Việt Nam và các nước anh em được thực hiện qua hình thức hiệp định viện trợ, qua từng năm có thể kí thêm nghị định thư bổ sung viện trợ. Chủ thể kí hiệp định đương nhiên phải là Chính phủ hai nước, thông qua các cơ quan tham mưu là Bộ Quốc phòng.

Vậy nhưng, 04 tàu tên lửa cao tốc này không nằm trong các hiệp định viện trợ giữa Việt Nam và Liên Xô, mà lại nằm ở một thư của Ban Chấp hành Trung ương *** Liên Xô gửi Việt Nam vào khoảng năm 1966-1968. Nói cách khác, chủ thể quyết định việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc rất quý báu với Việt Nam không phải là chính phủ Liên Xô như thường lệ, mà là TW Đ của bạn. Đây là một tiền lệ hiếm gặp trong lịch sử ngoại giao giữa các nước xã hội chủ nghĩa, khi TW Đ chủ động quyết định việc viện trợ quân sự. Có lẽ, đây là một đợt viện trợ khẩn cấp cho Việt Nam khi Mỹ leo thang chiến tranh ra miền bắc, hoặc là một động thái ngoại giao của phía Liên Xô để né tránh áp lực của người Mỹ.

Tuy nhiên, từ lời hứa đến hiện thực vẫn là câu chuyện dài. Mặc dù thư của Ban Chấp hành *** Liên Xô được kí chậm nhất là khoảng năm 1968 (và có thể sớm hơn, khoảng năm 1966 hoặc 1967), nhưng việc viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc vẫn không được tiến hành. Mọi hạng mục viện trợ khác trong thư này đều được đáp ứng, ngoại từ 04 con tàu quí giá kia. Việt Nam vẫn liên tục “nhắc khéo” ông anh cả về vấn đề này, nhưng không ăn thua.

Những nỗ lực để sở hữu tên lửa đối hải của Việt Nam hướng sang ông anh hai Trung Quốc. Vào năm 1961, Trung Quốc cũng đã nhận được 08 tàu tên lửa cao tốc, và được Liên Xô chuyển giao công nghệ để đóng hơn 40 chiếc tương tự. Việt Nam liên tục đưa ra đề nghị viện trợ tên lửa bờ đối hải và tàu tên lửa cao tốc cho Trung Quốc, nhưng cũng bị từ chối.

Bước sang năm 1972, không quân Mỹ ném bom trở lại miền bắc, các pháo hạm Mỹ lộng hành ngoài biển. Trong khi đó, đội tàu phóng lôi của hải quân Việt Nam đã bị tổn thất nặng nề sau 7 năm chiến tranh. Trong trận đánh cuối cùng của tàu phóng lôi Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ ngày 27/08/1972, 2 trong số 4 tàu phóng lôi 123K cuối cùng đã bị đánh chìm, nhiều thủy thủ hi sinh.

Tiểu đoàn 135 chỉ còn vẻn vẹn 2 tàu phóng lôi 123K và một số tàu phóng lôi 183K đang được niêm cất.

Chỉ khi Việt Nam đã gần như mất trắng đội tàu phóng lôi của mình, thì chương trình viện trợ 04 tàu tên lửa cao tốc mới được khởi động trở lại. Trung đoàn 172 được lệnh tổ chức 04 khung tàu, sang Vladivostok - đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương, Liên Xô để nhận tàu về.

Đây là các tàu phóng lôi Đề án 183R Komar, dựa trên cơ sở tàu phóng lôi vỏ gỗ Đề án 183K. Thay vì hai ống phóng lôi 533mm, tàu 183R (Raketry - Tên lửa) được trang bị 2 bệ phóng KT-67, mang loại tên lửa diệt hạm P-15 Termit với tầm bắn lên đến 40km, vượt trội tầm bắn của các loại pháo binh đối hải mà Việt Nam đang sở hữu. Dẫn bắn tên lửa là radar MR-331 Rangout. Vũ khí phụ là pháo phòng không 25mm 2 nòng 2M-3M. Thừa hưởng khung thân của tàu phóng lôi, nên tàu 183R rất gọn nhẹ, nặng hơn 60 tấn, dài hơn 25m, trang bị động cơ M-50F công suất 4.800 mã lực, cho phép đạt tốc độ tối đa 44 knots, tức khoảng 81km/h.

Tổng cộng đã có 112 tàu 183R được chế tạo trong giai đoạn 1956-1965, và 4 con tàu trong số đó đã được bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam vào năm 1972, biên chế thành tiểu đoàn 136 thuộc trung đoàn 172. Bốn con tàu lần lượt mang số hiệu 902, 904, 906, và 908.

Từ Vladivostok, 04 con tàu tên lửa được đóng vào thùng gỗ, ngụy trang cẩn thận, đưa lên các tàu viễn dương của Liên Xô, để đưa sang Trung Quốc cùng với các hàng hóa thông thường khác. Về đến cảng Trạm Giang (Trung Quốc), 04 con tàu được cẩu xuống nước để thủy thủ đoàn Việt Nam tiếp quản, và tự chạy về nước.

Đáng tiếc là toàn bộ quá trình này đã bị quân Mỹ giám sát chặt chẽ, và có lẽ đã có sự lộ lọt thông tin, khi những con tàu tên lửa quí giá đi qua nhiều quốc gia. Ngay khi vừa về nước, biên đội tàu tên lửa Việt Nam lập tức bị tấn công.


Xin các bác xem hình ảnh minh họa:

-Đây là ba con tầu tên lửa 183 trên vùng biển Hạ Long, trước khi các em nó lại đi vào chốn hư vô.

tên lửa.jpg


(còn tiếp)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
SỰ RA ĐỜI CỦA LỰC LƯỢNG TẦU TÊN LỬA VIỆT NAM

(Bài số 2 – lời kể của anh Lê Trung Hưng, thủy thủ trên chính con tầu tên lửa KOMAR 906).

Năm 1968 HQVN đã cử 1 đoàn cán bộ chiến sĩ do ông Phạm Minh là là trưởng đoàn và ông Vũ Ước là chính uỷ , ông Huỳnh Lưỡng là TMT và 4 khung tàu đi xe lửa từ VN sang Vladivostok học tập sử dụng các tàu đó...

Ekip khung tiểu đoàn được bố trí trên 1 hòn đảo nhỏ cách Vladivostok mấy chục phút đi ca nô ... Hòn đảo ấy có tên là " Đảo Nga " ngày nay đã được nối với đất liền bằng 1 cây cầu dây văng dài nên không còn phải đi ca nô nữa .

Việc huấn luyện thuận lợi toàn bộ anh em đều độc lập vận hành các trang thiết bị trên tầu và đã bắn đạn thật trúng mục tiêu . Thực tế có thể đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu .

Khi kết thúc huấn luyện đoàn lại trở về VN bằng con đường cũ và chờ đợi Liên Xô đưa 4 tàu tên lửa 183 Р trao cho HQVN . Đoàn nhận tầu vẫn duy trì tại e 172 với mật danh là " đoàn 18" cùng nhiệm vụ phá đá mở đường . Chờ mãi mà tàu không sang . Đến giữa năm 1969 thì giải tán ...

Cho đến 27/8/1972 thì ông Vũ Mạnh Hiền Tham mưu phó e172 là trưởng đoàn , ông Huỳnh Lưỡng là tiểu đoàn trưởng 137 là đoàn phó ( 2 ông này đã có mặt trong đoàn nhận tàu 1968) đã dẫn 4 khung tàu vượt qua của khẩu Hữu nghị Móng Cái để sang Vladivostok một lần nữa để huấn luyện lại . Lần này thiếu vắng nhiều nhân sự cũ vì còn đang tham gia trạn chiến tại các đơn vị của e172 ...

Lần này với quyết tâm " chưa có tầu là ta chưa về " nên mãn khoá cả 4 tầu cùng ekip vận hành đều lên 2 chiếc tàu vạn tấn khởi hành từ Vladivostok về Trạm Giang (Trung Quốc). Đến Trạm Giang, lực lượng tầu tên lửa mới nhận chờ ở đó.

Khi nhận được tin, lực lượng tầu tên lửa đã về tới Trung Quốc, ở nhà tổ chức đi đón.
Đêm 16/12/1972 hai chiến hạm T632 & T 622 chạy tốc độ hành trình ra vịnh Cửa Đối. Trên chiếc 632 có Bộ chỉ huy tiểu đoàn 135 do ông Vũ Roãn - Thượng úy - Tiểu đoàn trưởng ông Đặng Sáu Sân - Thượng úy - CTV tiểu đoàn và các trợ lý D13.
Lực lượng tàu của Hải đoàn 135 lúc này còn 3 tầu phóng lôi T313 - T316 - T630 và 4 tàu phá lôi của Phân Đội 51 đang trực chiến...


Biển đêm tháng 12 lạnh kinh người với những con sóng mạnh mẽ trắng xóa trượt theo thân tàu như đuôi sao chổi quét vào mặt biển hoang vu không một bóng thuyền. Hàng ngàn quả thủy lôi Mỹ đã biến bờ biển VN thành vùng biển chết...
Chiếc T632 là chiếc ngư lôi cải tiến 3 ống phóng 533mm với 4 động cơ 5000 cv mạnh hơn tàu 183R cùng với chiếc 622 do Trung úy Doanh thuyền trưởng chạy phía sau có nhiệm vụ ra đón 4 tàu tên lửa 183R từ Trạm Giang TQ đang hành trình về VN.



Có thể chuyến trở về đất mẹ của đoàn chiến hạm mở đầu rất suôn sẻ vì cả ngày 16/12 vùng biển Nam Trung hoa và Đông Bắc VN trời xanh mây trắng tầm nhìn xa tới đường chân trời.

24.00' đoàn chiến hạm của 135 đi đón và hộ tống các tàu tên lửa đã nhìn thấy một vũ hội hoa đăng trên biển với 4 chiến hạm mở đèn sáng trưng điểm xuyết màu xanh nhấp nháy của đèn hành trình. Thêm 2 tàu lôi đi đón nữa đã tạo nên bầu không khí náo nhiệt giữa biển khơi khi các thủy thủ chào hỏi thăm nhau vang động át cả tiếng máy nổ như bom của động cơ tăng áp M50 của 6 tàu chiến đấu.

Sự vui mừng bốc cao là vì các thủy thủ đều quen biết nhau và cũng bởi lần đầu tiên mọi người đã nhìn thấy các chiến hạm tên lửa quí như vàng mà nếu Trung đoàn có nó thì đã không phải hy sinh 18 sĩ quan và thủy thủ cùng T319, T349 vào đêm 27/8 cách nay gần 4 tháng vì biết đâu với những quả đạn to như một chiếc phi cơ có đầu nổ 500 kg TNT này đã xơi tái 1 khu trục Mỹ?

Qua trao đổi được biết trên đường từ Trạm Giang về hải phận VN các tàu đều mở áo bạt, có 2 tàu lắp tên lửa đều ở vị trí chiến đấu. Không có phi cơ Mỹ tuần thám kiểm tra (chỉ kiểm tra trên vùng biển Nhật Bản).

Ngay tại Trạm Giang khi cẩu 4 tàu xuống nước, hạm đội Nam Hải đã vào chế độ báo động chiến đấu đề phòng không quân Mỹ tập kích hủy diệt. Mọi sự phòng bị có vẻ như thừa vì cho đến lúc này trời gần sáng trên biển VN mọi chuyện vẫn im ắng.

Thật ra tình hình chiến sự đã đi vào giai đoạn cuối. Vào tháng 10/1972 giữa VN và Mỹ đã ký tắt hiệp định Paris và Mỹ đã tạm ngừng các cuộc đánh bom miền Bắc từ vĩ tuyến 38. Có lẽ đó cũng chính là lý do các bạn LX đã nhanh chóng bàn giao 4 tàu sau khi nằm im trên căn giá suốt 4 năm từ 1968-1972 (theo hiệp định VN nhận tàu 1968). Đối với ban lãnh đạo Xô viết thì chỉ cần có vũ khí mạnh thì chuyện gì VN cũng có thể làm sẽ dẫn tới cán cân trên Đông Á - Thái Bình Dương thay đổi nguy hiểm. Điều này chính TBT Lê Duẩn đã nói với lãnh đạo HQ khi về thăm Trường Chiến tranh HQVN năm 1971 rằng: muốn gì bạn cũng cung cấp riêng HQ thì không!

Khoảng 5 giờ sáng ngày 17/12 toàn bộ hạm đội 6 tàu do T632 làm hoa tiêu đã về tới vịnh Hòn Gai.

4 tàu tên lửa KOMAR sơn màu bạc trắng xóa nổi bật trên Vịnh Hòn Gai cùng 2 tàu 622 và 632 thả neo kéo dài từ cọc 8 tới hòn Lán Bè.

Nhưng mọi chuyện trở nên đáng ngại khi 1 chiếc A7 bay thấp theo đội hình của 6 tàu.

Nguy to rồi tôi nghĩ chúng đã mò ra vị trí tàu ta nhanh hơn ta tưởng. Thực ra hồi đó cứ đoán mò có gián điệp chỉ điểm trong bờ nhưng thật ra sau này nghĩ lại thì vệ tinh và mb do thám U2 chúng đã vẽ đường đi của đoàn tàu từ khi xuất phát ở Vladvotstoc! Một lát sau cũng một A7 khác quay lại tiếp tục trinh sát. Chẳng cần đợi lệnh cả 6 tàu rùng rùng nhổ neo tìm chỗ trú đậu và sẵn sàng chờ các cuộc không kích không mong muốn chắc chắn xảy ra...

7.00' sáng 18/12/1972 tại Tiểu đoàn bộ 135 nhận tin từ Trung đoàn : theo trinh sát kỹ thuật khoảng 11h.00' sẽ có một tốp máy bay Mỹ hoạt động trên vùng trời đơn vị. Các đơn vị sẵn sàng chiến đấu! Lúc này thời tiết trên khu cảng rất xấu mây mù giăng kín tôi có suy nghĩ thời tiết tệ như thế này mà bọn Mẽo sao đánh đấm nổi? Sau này khi bắn hạ một phi công bị bắt có khai rằng chúng đánh theo tọa độ chỉ trước khi bay 2 tiếng đồng hồ và hoàn toàn không nhìn thấy mục tiêu!

Đúng 11h.00' có tiếng máy bay ì ì trên bầu trời căn cứ.

Lúc này sau khi bị máy bay trinh sát Mỹ phát hiện sáng 17/12 các tàu tên lửa đã nhanh chóng sơ tán. Lúc đầu BTL và Trung đoàn có ý đưa các tàu lên căn cứ bí mật có tên D25 là một hang đá khổng lồ nằm sâu trong một hòn đảo giữa Vịnh Bái Tử Long.

Đây là một hang đá vôi thiên nhiên đã được Công binh HQ cải tạo và xây dựng thành một căn cứ dã chiến có thể tiếp nhận hàng chục chiến hạm lên căn giá sửa chữa và phòng tránh hiệu quả không thua kém căn cứ tốt nhất của tàu phóng lôi tại Cảng Vạn Hoa được xây dựng vào 1961 là nơi mà vào 5/8/1964 các tàu T335, 336, 339 đã xuất kích chặn đánh khu trục hạm Madox trên vùng biển Thanh Hóa...Từ trên đỉnh núi người làm một tấm ngụy trang bằng lưới màu xanh lá cây phủ xuống cửa hang rộng hàng chục mét nhìn từ xa không thể phân biệt được núi đá hay cửa hang.

Đến thời điểm 12/1972 căn cứ bí mật này vẫn ít người được biết ngay cả trong Trung đoàn còn không quân Mỹ hoàn toàn mù tịt. Tuy nhiên vì trần hang tương đối thấp phù hợp kích thước của các tàu lôi kiểu 183K, 123K còn với 183R có tháp Ra đa Ranggout dẫn bắn cho tên lửa khá cao không thể chui lọt nên Trung đoàn đã cho các chiếc KOMAR tạm neo đậu vào các vách núi chờ cách xử lý khác tốt hơn, có thể là vào ngày hôm sau.

Nhưng ở đời như người ta vẫn nói: việc hôm nay chớ để ngày mai quả không sai. Chiếc 906 nằm dưới chân hòn Con chó cách căn cứ khoảng 2 hải lý về phía phải. 3 chiếc còn lại tập trung dưới chân hòn Bè vỡ cách 3 hải lý phía chính diện cảng. Các vị trí tàu neo đậu đều trong tầm quan sát gần của đài quan sát PĐ51.

Không chờ đợi lâu từ trên cao các phi cơ Mỹ đã bắt đầu bổ nhào không kích 2 vị trú đậu chủ yếu của các tàu lạ xuất hiện. Từng cột khói lửa nổ tung tóe trên đỉnh núi đá lúp xúp cây cối. Các phi công Mỹ chủ yếu dùng loại bom xuyên và bom la de đánh cửa hang có độ sát thương cao với thủy thủ tàu chiến.

Việc đánh trả của các pháo thủ tàu là không thể vì lộ mục tiêu và thực tế hỏa lực phòng không của 183R rất hạn chế với 1 khẩu 25 li nòng đôi so với 2 khẩu theo thiết kế cũ của phóng lôi 183K.

Tuy tại khu chiến địch quân có vẻ có ưu thế nhưng khi chúng lượn vòng và công kích vài mục tiêu khác thì các trận địa hỏa lực từ các pháo đội 100 li của tự vệ mỏ than Hà Tu và Đại đội 24 cao xạ HQ bảo vệ căn cứ đã đồng loạt nhả đạn tiếp ứng cho các chiến hạm tân binh 172. Trên bầu trời căn cứ Hạ Long lúc này giống như một miệng núi lửa phun trào các loại bom, đạn pháo gầm thét dữ dội...

Chuyện xui xẻo rồi phải đến chiếc T906 của Trung úy Đoàn Giỏi bị bom làm đứt dây neo khiến chiến hạm trôi ra khỏi hàm ếch núi đá và chỉ đợi có thể những chiếc A4 bổ nhào liên tục trút bom xuyên vào đài chỉ huy và ống phóng tên lửa P-15 Termit của tàu. Trung úy Giỏi - Thuyền trưởng VN duy nhất đã bắn trúng đài chỉ huy tàu bia trong diễn tập trên đất bạn (thuyền trưởng Nga bắn trúng mớm nước) đã ra lệnh cho toàn bộ sĩ quan và thủy thủ từ vách núi lao xuống cứu tàu lúc này đã bốc cháy ngùn ngụt. Trước khi bị một mảnh bom xuyên trúng sau gáy, người sĩ quan dũng cảm đã ấn nút hủy quả tên lửa trước khi nó bén lửa gây thảm họa cho chiến hạm và toàn bộ thủy thủ đoàn...

Cũng giống như các chiến hạm Hải Quân khi hữu sự, người thuyền trưởng là người rời tàu cuối cùng, Trung úy Giỏi đã hy sinh anh dũng...

Tại hòn Bè Vỡ sự may mắn đã mỉm cười với các tầu Hải quân khác và cả một vài chiếc vận tải dân sự tình cờ trú ẩn cùng tàu Hải Quân.

Tất nhiên thời tiết mây mù cũng hạn chế tầm nhìn của kẻ săn mồi. Không có một chiến hạm nào bị trôi ra xa nên không bị bom trực diện. Để chắc ăn sau hơn 1 giờ đánh bom nhiệt tình các phi công Mỹ đã rải xung quanh hòn Bè Vỡ vài chục trái mìn MK82 và mìn tiếng động để kết liễu nốt những tàu sống sót muốn vượt thoát.

Ngay đêm 18/12/1972 các tàu này đã quyết định vượt qua bãi lôi trực chỉ căn cứ dã chiến D25 sẵn sàng cắt tháp Ra đa dẫn bắn tên lửa để vào hang trú ẩn...đây là quyết định sáng suốt vì bãi mìn của Hải Quân Mỹ rất ranh ma nó kết hợp từ tính, tiếng động và số lần chạy qua mới phát nổ. Sau này PĐ51 đã rất mất thời giờ khi phá bãi lôi này nhưng khi đã nổ là đồng loạt kinh thiên động địa...

Và cũng ngay trong đêm 18/12/1972 đài tiếng nói Hoa Kỳ thông báo ngoài các mục tiêu do B52 đánh vào Hải Phòng, Hà Nội thì tại Quảng Ninh 3 tàu tên lửa của Hải Quân NDVN đã bị phá hủy...tin tức này đã lọt vào tai đoàn chuyên gia LX huấn luyện tên lửa vừa mới tới căn cứ 172 khiến họ vô cùng tức giận là chưa huấn luyện thực địa mà HQVN đã giao chiến với không quân Mỹ và họ đùng đùng đòi bỏ về nước với lý do không còn tàu thì huấn luyện cái gì? Ban chỉ huy Trung đoàn do thiếu tá Minh là E trưởng phải thuyết phục Trưởng đoàn Nga là đài Hoa Kỳ nói láo và sẽ cho họ xem tận mắt 3 tàu còn lại đang trú ẩn trong căn cứ dã chiến D25, một điều mà ngay phía VN cũng không muốn các ông bạn LX biết rõ!

VĨ THANH:

Sau khi hòa bình lập lại trên vùng trời miền bắc, những chiếc tàu chiến Mỹ cũng phải rút khỏi Việt Nam (tất nhiên là sau chiến dịch “Nhát quét cuối cùng” để rà phá thủy lôi Mỹ đã thả trên địa bàn sông biển miền Bắc). Tàu tên lửa chỉ còn đối tượng tác chiến là hải quân ngụy. Tàu 906 được trục vớt một phần để tháo gỡ trang bị, khí tài (may sao nơi tàu bị đánh chìm cũng gần bờ, nước nông). Một tàu khác cũng bị “xẻ thịt” để lấy trang bị dồn ghép cho hai chiếc còn lại. Các tàu tên lửa 183R cũng đã tham gia tích cực vào chiến dịch Hồ Chí Minh, nhưng chưa từng khai hỏa vào mục tiêu tàu địch nào.

Ngày 2/5/1975 hai chiến hạm KOMAR mang tên lửa dẫn đường của D137- E172 đã có mặt trên cầu cảng căn cứ Hải Quân Vũng Tàu của VNCH. Sở dĩ nó đến hơi muộn vì nó chỉ được phép khai hỏa khi có lệnh của Bộ TTM. Mục đích quan trọng nhất là cho đối phương con đường rút chạy và không có cớ để Mỹ can thiệp trở lại. Nhưng 2 tàu này vẫn kịp tham gia giải phóng Côn Đảo - hòn đảo cuối cùng được giải phóng của MNVN.

Đứng trên cầu tàu cùng tôi là Trung úy Tấn - sĩ quan HQVNCH được giữ lại phục vụ xưởng s/c tàu căn cứ, anh hỏi: có phải đây là phi tiễn đỉnh của Hải quân miền Bắc không anh? Tôi nói: sao anh biết? - trong chỉ lịnh của HQVNCH nếu gặp các tàu này phải tránh xa 40 cây số nếu không muốn bị tiêu diệt!

Thế là quá rõ tất cả các loại pháo mặt đất và pháo tàu vào thời điểm những năm 70 không có loại nào có tầm bắn quá 30 km. Sự xuất hiện của các tàu mang tên lửa tự dẫn SS-N-2A Styx (định danh của NATO) có tầm bắn tới 40km rõ ràng đã thay đổi cuộc chơi trên biển!

Sau đó. Lực lượng tầu tên lửa 183 R bị loại biên. Ngoài các cụ Hải quân, hầu như không còn ai nhớ đến nó nữa.

Hình ảnh minh họa là Baoleo nhà cháu, chụp cùng anh Lê Trung Hưng, thủy thủ trên chính con tầu tên lửa KOMAR 906 đã bị đánh chìm, nhưng may mắn sống sót. Và cũng chính anh Hưng – là người đã khâm liệm và chôn cất người thuyền trưởng - Trung úy Giỏi- của con tầu 906.


a Hưng.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,071
Động cơ
326,722 Mã lực
Ngày thứ bẩy cuối tuần, cũng giống như những ngày làm việc trong tuần.

Người lính già, vẫn chăm chỉ lao động, để đóng thuế thu nhập cá nhân, cho Hải quân mua pháo hạm giữ biển Việt Nam.
z4614873733960_c7ab6d07a042f766b3893e9ed49d0121.jpg


z4614873740380_417366cfab17fe4cde609a90b1a0ca12.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top