[Funland] Những trận đánh nổi tiếng thế giới

Trạng thái
Thớt đang đóng

qckm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-805126
Ngày cấp bằng
24/2/22
Số km
107
Động cơ
8,182 Mã lực
Sắp có thêm trận Nga dạy dỗ thằng em U Cà

Được gửi từ iPhone 8 - Otofun
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
“Chiến dịch Bọ Ngựa”

“Chiến dịch Bọ Ngựa” là một trong những trận hải chiến lớn nhất của Mỹ sau Thế Chiến II, nó cũng thể hiện sức mạnh vượt trội của Hải quân Mỹ so với các thế lực đối nghịch tại Trung Đông, đặc biệt là đập tan hy vọng ảo tưởng của Hải quân Iran với chiến thuật “du kích trên biển” mà trước đó Iran thường rêu rao có thể tiêu diệt hạm đội Mỹ bằng các tàu, canô tốc độ cao áp sát tiến công.

Ngày 18/4/1988, Hải quân Mỹ mở cuộc tiến công với lực lượng gồm tàu sân bay USS Enterprise, 2 tàu tuần dương, 4 tàu khu trục, 3 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu vận tải đổ bộ. Mục tiêu của nhóm tàu chiến Mỹ là giàn khoan dầu Sassan, Rakhsh và Sirri trên vùng biển Iran, được dùng để theo dõi tuyến đường biển qua eo biển Hormuz.

1648389604099.png

1648389693628.png

Tòa nhà chính của giàn khoan dầu Sassan của Iran bốc cháy sau khi bị trúng tên lửa BGM-71 (TOW) phóng từ trực thăng AH-1 Cobra của Thủy quân lục chiến. Cuộc tấn công là một phần của Chiến dịch Praying Mantis được thực hiện sau khi khinh hạm tên lửa dẫn đường USS SAMUEL B. ROBERTS (FFG-58) trúng một quả mìn của Iran vào ngày 14 tháng 4 năm 1988.

1648389644476.png

Thủy quân lục chiến Mỹ trên dàn khoan dầu của Iran

1648389774625.png

Trực thăng CH-46E Sea Knight của Phi đội 167 (HML / A-167) chuẩn bị vận chuyển các thiết bị quân sự bị tịch thu từ một giàn khoan dầu của Iran. Dàn khoan sau đó bị phá hủy bởi pháo từ các tàu khu trục của Mỹ để trả đũa việc Iran đặt thủy lôi tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS SAMUEL B. ROBERTS (FFG-58).

1648390157285.png

Thủy quân lục chiến kiểm tra một khẩu súng phòng không tự động ZU-23 23mm trên giàn khoan dầu Sassan của Iran. Thủy quân lục chiến đã tấn công, chiếm đóng sau đó phá hủy giàn khoan trong khuôn khổ Chiến dịch Bọ ngựa được thực hiện sau khi khinh hạm tên lửa dẫn đường USS SAMUEL B. ROBERTS (FFG-58) trúng mìn vào ngày 14 tháng 4 năm 1988.

Lực lượng Mỹ tiếp cận giàn khoan Sassan lúc 8 giờ sáng, phát cảnh báo qua sóng vô tuyến và yêu cầu những người có mặt trên giàn khoan rời đi. Tàu chiến Mỹ “nhả đạn” sau 20 phút, các khẩu đội pháo nòng đôi ZU-23 cỡ nòng 23mm trên giàn khoan lập tức bắn trả. Pháo hạm Mỹ có ưu thế về tầm bắn và mức độ sát thương, nên nhanh chóng vô hiệu hóa một số khẩu ZU-23 của Iran. Lực lượng trên giàn khoan phát tín hiệu đề nghị ngừng bắn và các tàu chiến chấp thuận. Sau khi một tàu kéo đưa nhân viên giàn khoan rời khỏi khu vực, lực lượng Mỹ tiếp tục nã pháo và phá hủy những khẩu đội ZU-23 còn lại.
Hải quân đánh bộ từ tàu vận tải đổ bộ USS Trenton tiếp cận giàn khoan dưới sự yểm trợ của trực thăng AH-1 Cobra. Họ thu thập tài liệu tình báo và cài chất nổ để phá hủy giàn khoan Sassan. Nhóm tàu chiến Mỹ sau đó chuyển hướng đến giàn khoan Rakhsh.

1648390385541.png

1648390447003.png

1648390461756.png

1648390427138.png

Tiêm kích F-4 Phantom II của Iran

Không quân Iran điều 2 tiêm kích F-4 Phantom II tiến công nhóm tàu chiến Mỹ, nhưng biên đội này đổi hướng sau khi tàu khu trục USS Lynde McCormick bật radar hỏa lực và khóa mục tiêu. Tuy nhiên, sau đó cuộc tiến công đã bị hủy bỏ để giảm căng thẳng với Tehran. Nhóm tác chiến thứ hai gồm tàu tuần dương USS Wainwright, tàu hộ vệ USS Simpson và USS Bagley tiến công giàn khoan Sirri. Đặc nhiệm Hải quân Mỹ (SEAL) dự kiến đổ bộ, kiểm soát và phá hủy công trình này, nhưng giàn khoan đã hư hại nặng sau đợt pháo kích của tàu chiến Mỹ và đợt đổ bộ bị hủy.
Iran đối phó bằng cách triển khai ít nhất 6 xuồng cao tốc Boghammar tiến công các mục tiêu trên vịnh Ba Tư, như: tàu hậu cần Willie Tide của Mỹ, tàu dầu York Marine của Anh và giàn khoan dầu Scan Bay mang cờ Panama, khiến các tàu đều hư hỏng.
Mỹ cho 2 máy bay cường kích A-6E cất cánh từ tàu sân bay USS Enterprise và được một tàu hộ vệ dẫn đường tới vị trí nhóm xuồng Iran. Máy bay Mỹ thả bom chùm, đánh chìm một xuồng và làm hư hại những chiếc còn lại.

1648390932238.png

1648391030964.png

Máy bay A-6E Intruder thả bom chùm CBU-59 xuống các mục tiêu của Iran để trả đũa việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS SAMUEL B. ROBERTS (FFG 58) bị trùng mìn.

Căng thẳng tiếp tục gia tăng khi 2 tàu tên lửa Iran khiêu chiến với USS Wainwright và nhóm tàu chiến Mỹ. Thuyền trưởng trên tàu Wainwright phát đi hàng loạt cảnh cáo; trong đó, có thông báo “tắt máy, rời bỏ tàu, tôi sẽ đánh chìm tàu của các vị”. Tàu tên lửa Joshan của Iran đáp trả bằng cách phóng một tên lửa diệt hạm Harpoon, nhưng quả đạn bị mồi bẫy trên tàu chiến Mỹ đánh lừa và đâm xuống biển.

1648393651027.png

Tàu tên lửa Joshan của Iran

Tàu hộ vệ USS Simpson phóng 4 tên lửa phòng không RIM-66 Standard, USS Wainwright cũng bắn một quả RIM-66. Toàn bộ 5 quả đạn đều đánh trúng đích, phá hủy phần thượng tầng của tàu Joshan, nhưng không đánh chìm được nó. USS Bagley phóng một tên lửa diệt hạm Harpoon nhưng trượt mục tiêu. Ba tàu chiến Mỹ sau đó áp sát tàu chiến Iran và đánh chìm nó bằng pháo tàu.

1648391598665.png

1648391642150.png

1648391698791.png

Tàu chiến USS Wainwright

1648391784519.png

1648391804154.png

1648392116196.png

1648391909961.png

Tàu hộ vệ USS Simpson

1648391939246.png

Tên lửa chống hạm Harpoon trên tàu hộ vệ USS Simpson

1648392013474.png

Tên lửa SM-1MR trên tàu hộ vệ USS Simpson

1648392067156.png

Pháo hạm OTO Melara Mk 75 mod 2 cỡ nòng 76,2mm trên tàu hộ vệ USS Simpson

Một biên đội tiêm kích F-4 Iran duy trì khoảng cách gần 50km với USS Wainwright, trước khi tàu chiến Mỹ phóng 2 quả đạn RIM174 Standard ERAM. Một quả kích nổ gần mục tiêu, thổi bay một phần cánh và găm nhiều mảnh văng vào thân chiếc F-4. Biên đội tiêm kích Iran rút lui và hạ cánh an toàn ở sân bay Bandar Abbas. Chiến sự tiếp tục diễn ra khi tàu hộ vệ Sahand của Iran rời cảng Bandar Abbas để khiêu chiến với lực lượng Mỹ.
Hai cường kích A-6E phát hiện nó khi đang tuần tra trên không. Sahand phóng tên lửa phòng không nhằm vào biên đội A-6E nhưng trượt mục tiêu, máy bay Mỹ đáp trả bằng 2 tên lửa diệt hạm Harpoon và 4 tên lửa dẫn đường laser Skipper. Tàu khu trục USS Joseph Strauss cũng phóng một quả Harpoon. Phần lớn tên lửa đều trúng đích, khiến Sahand hỏng nặng và bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa từ boong tàu sau đó lan xuống kho đạn, gây ra vụ nổ làm con tàu chìm hẳn.

1648391351617.png

1648391378894.png

Khinh hạm IS SAHAND (74) của Iran bốc cháy sau khi bị tấn công bởi máy bay A-6E Air Wing II từ tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS ENTERPRISE (CVN-65) để trả đũa việc tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS SAMUEL B. ROBERTS (FFG -58) bị trúng mìn. Con tàu bị trúng ba quả tên lửa Harpoon cộng với bom chùm.

Chiều 18/4, tàu hộ vệ Sabalan rời cảng Bandar Abbas và phóng nhiều tên lửa phòng không vào phi đội A-6E Mỹ. Cường kích Mỹ thả một quả bom dẫn đường laser trúng ống khói tàu chiến Iran, khiến nó bốc cháy và mất khả năng chiến đấu. Dù phần đuôi bị chìm một phần, Sabalan vẫn được kéo về cảng để sửa chữa và trở lại hoạt động sau này. Những chiếc A-6E ngừng tiến công và trở về tàu sân bay USS Enterprise.

1648393845932.png

Tàu hộ vệ Sabalan của Iran

1648394030192.png

Thủy lôi của Iran bị hải quân Mỹ thu giữ

Iran tiếp tục phóng một số tên lửa chống hạm HY-4 vào nhóm tàu chiến Mỹ trên eo biển Hormuz và USS Gary ở Bắc vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, tất cả đều trượt mục tiêu do tàu chiến Mỹ cơ động né tránh và tung mồi bẫy đánh lừa. Lầu Năm Góc sau đó bác bỏ thông tin tàu chiến Mỹ bị tiến công nhằm tránh để căng thẳng leo thang. Sau khi đánh hỏng tàu Sabalan, lực lượng Hải quân Mỹ được lệnh rút quân, giúp Iran có đường xuống thang và tránh gây ra thêm xung đột. Tehran chấp nhận đề xuất ngừng bắn, nhưng 2 bên vẫn duy trì trạng thái báo động sẵn sàng chiến đấu. Nhiều cuộc xung đột suýt nổ ra vào đêm 18/4 và rạng sáng 19/4 khi lực lượng Mỹ và Iran hoạt động trong khu vực.
Thống kê sau trận đánh cho thấy Iran tổn thất 2 giàn khoan, 3 tàu chiến bị chìm và 5 chiếc khác bị hư hỏng nghiêm trọng; 56 binh sĩ thiệt mạng, trong khi Mỹ mất 2 phi công trực thăng AH-1 do đâm xuống biển khi né tránh hỏa lực phòng không. “Chỉ trong một buổi chiều ngày 18/4/1988, tàu chiến và máy bay Mỹ đã đánh chìm hoặc làm hư hại nặng một nửa lực lượng tác chiến của Hải quân Iran. Thiệt hại trong trận đánh này nhiều hơn tổng thiệt hại của Iran sau 8 năm chiến tranh với Iraq. Đây dường như là một trong những lý do chính khiến Iran quyết định chấm dứt chiến tranh với Iraq vào giữa năm đó”, chuyên gia quân sự Tyler Rogoway nhận xét.

1648394472046.png

1648394519083.png

1648394578245.png

1648394615100.png

1648394927559.png

Tàu sân bay USS ENTERPRISE (CVN-65)
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
CHIẾN TRANH TRUNG ĐÔNG NĂM 1967 NƠI LIÊN XÔ VÀ NATO THỬ NGHIỆM VŨ KHÍ MỚI

Hơn 50 năm trước, vào ngày 10/6/1967, Chiến tranh 6 ngày - cuộc xung đột vũ trang ngắn nhất trong nửa cuối thế kỷ 20 kết thúc. Và theo nhận định của ông Andrei Kots, thì cuộc chiến này chính là nơi thử nghiệm những loại vũ khí hiện đại nhất vào thời điểm đó của Liên Xô và NATO.
m đó của Liên Xô và NATO. Cuộc xung đột vũ trang giữa Israel với Liên quân Arab gồm Ai Cập, Jordan, Syria, Iraq và Algeria diễn ra từ ngày 5/6 đến ngày 10/6/1967. Ngay từ đầu cuộc chiến, Israel đã tìm cách phá hủy hầu hết lực lượng không quân của Ai Cập và sau đó chuyển sang đánh chiếm bán đảo Sinai, dải Gaza, khu Bờ Tây sông Jordan, Đông Jerusalem và cao nguyên Golan. Tuy nhiên, điểm đặc biệt được quan tâm trong Cuộc chiến tranh 6 ngày không phải là chiến lược và những chiến thuật của các bên liên quan, mà chính là những loại vũ khí được sử dụng trong cuộc đối đầu này.
Trong cuộc chiến, Liên Xô và các nước thuộc khối NATO đã sử dụng những loại xe tăng và máy bay mới nhất lần đầu xuất hiện trên chiến trường. Sau đó, những loại vũ khí này đã tiếp tục được sử dụng trong hàng chục cuộc xung đột khác trên thế giới.
“Trên thực tế, trong suốt Cuộc chiến tranh 6 ngày, ngành công nghiệp quân sự của cả Liên Xô và phương Tây đều đã cố gắng tìm hiểu xem thiết kế của bên nào tốt, hiện đại và hiệu quả hơn. Cũng như ngày nay, vào thời điểm hơn nửa thế kỷ trước họ đã không thể có câu trả lời một cách rõ ràng”. Nhà báo Kots cho biết, những trận đấu xe tăng trong Cuộc chiến tranh 6 ngày đã đi vào lịch sử bởi cuộc chiến này đã huy động số lượng xe tăng nhiều nhất kể từ sau Thế chiến Hai. “Hai bên sử dụng hơn 2.500 xe tăng hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng tham chiến. Trong khi đa số các phương tiện này được cho là lỗi thời vào thời điểm năm 1967 thì cũng xuất hiện nhiều loại vũ khí hiện đại”. Đầu những năm 1960, Liên Xô đã cung cấp cho Ai Cập và Syria hàng trăm xe tăng chủ lực T-55 hiện đại nhất vào thời kỳ đó. Và T-55 là một trong những loại xe tăng được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử quân sự thế giới.

1648613586937.png

1648612722077.png

Xe tăng T-55 của Syria năm 1967

1648613485379.png

1648613436106.png

Xe tăng T-55 của quân đội Ai Cập năm 1967

g lịch sử quân sự thế giới. Theo ông Kots, “T-55 là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị hệ thống bảo vệ chống vũ khí hạt nhân; đồng thời, là phương tiện bọc thép đầu tiên của Liên Xô sử dụng hệ thống bảo vệ chủ động Drozd. Pháo D-10T2S của T-55 có thể tiến công hiệu quả hầu hết các phương tiện bọc thép của phương Tây, trong khi đó hình dáng của T-55 cho phép nó ẩn nấp hiệu quả trong các loại địa hình”.
Cùng thời gian này, М-51 Super Sherman, phiên bản nâng cấp của xe tăng M4 Sherman của Mỹ, được coi là quân bài chiến thắng chủ yếu của Các lực lượng quốc phòng Isreal (IDF). Loại phương tiện bọc thép này từng được “khoe khoang” là trang bị khẩu pháo 105mm hiện đại, động cơ diesel Cummins VT8- 460 đáng tin cậy, hộp số tự động và bánh xích rộng 23 inch (58,42cm).

1648615309066.png

1648615335323.png

1648615352397.png

Xe tăng М-51 Super Sherman của Israel

Ông Kots lưu ý rằng: Trong môi trường khí hậu đặc biệt tại Trung Đông, Super Sherman đã không thể chứng tỏ khả năng tin cậy và chịu tổn thất nặng nề nhất cho Israel tại mặt trận Syria. “Trong khi giao chiến với những chiếc tăng của Liên Xô tại cao nguyên Golan, IDF mất 160 chiếc Super Sherman và những xe tăng Centurion do Anh sản xuất. Trong khi đó, Syria chỉ thiệt hại 73 phương tiện, trong đó có 10 chiếc T-54 và T-55”.
Nhà nghiên cứu Kots cho rằng, huấn luyện không đầy đủ chính là điểm yếu lớn nhất, khiến Liên quân Arab thất bại trong Cuộc chiến tranh 6 ngày. “Kinh nghiệm từ Cuộc chiến tranh 6 ngày cho thấy, ngay cả khi sở hữu những chiếc xe tăng hiện đại nhất, nhưng với kíp lái được huấn luyện sơ sài tất yếu sẽ chiến bại khi đối đầu với những phương tiện cũ kỹ hơn, nhưng được những binh lính nhiều kinh nghiệm điều khiển”. “Ngoài ra, các phương tiện bọc thép của liên quân Arab đã liên tục bị máy bay tiêm kích và ném bom của Israel bất ngờ tiến công, gây thiệt hại nặng nề. Điều đó cho thấy, trong những cuộc xung đột vũ trang tương lai, chiến thắng sẽ thuộc về bên nào có khả năng chiếm ưu thế và duy trì sức mạnh vượt trội trên không”.
.......
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
TRẬN BULGE: VINH QUANG CUỐI CÙNG CỦA ĐỨC QUỐC XÃ

Trận Bulge (hay trận Ardennes) - trận đánh lớn cuối cùng cuộc tiến công của Đức trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến Hai, diễn ra từ ngày 16/12/1944 đến ngày 25/1/1945. Tuy cuộc phản công của Đức quốc xã ở Ardennes kéo dài chỉ 6 tuần, nhưng gây tổn thất nặng nề nhất cho Quân đội Mỹ với con số thương vong gần 90.000 người.
Thành công của cuộc đổ bộ lịch sử lên Normandy tháng 6/1944 của phe đồng minh đã tạo ra bước ngoặt lớn trong Thế chiến II. Cục diện chiến trường trên Mặt trận phía Tây chuyển biến theo chiều hướng bất lợi cho Đức quốc xã. Theo History.com, sau khi giải phóng Pháp vào tháng 8/1944, phe đồng minh tiến về phía Đức nhanh hơn so với dự kiến. Tuy nhiên, điều này lại kéo theo những rắc rối về mặt hậu cần. Binh sĩ mất sức sau thời gian dài chiến đấu liên tục. Việc xuyên thủng phòng tuyến của Đức ở Pháp khiến phần lớn binh sĩ chịu tổn thất nặng về sức khỏe và tinh thần. Bên cạnh đó, vấn đề hậu cần trở nên cấp bách khi khu vực đổ bộ ở Normandy không có cảng nước sâu. Quá trình tiếp tế bằng tàu đổ bộ xe tăng trực tiếp trên bãi biển không đáp ứng được nhu cầu. Cảng nước sâu Cherbourg, phía Bắc bán đảo Cotentin, tuy phe đồng minh đã chiếm được nhưng Đức quốc xã đánh chìm 2 tàu lớn choán ngay lối vào, cơ sở hạ tầng trên cảng cũng bị phá hủy. Việc đưa cảng trở lại hoạt động phải mất vài tháng. Tướng Dwight D. Eisenhower, Tư lệnh tối cao phe đồng minh quyết định đóng quân ở Ardennes, một khu vực rừng núi rậm rạp nằm giữa Bỉ và Luxemburg, hạn chế các hoạt động tiến quân cho đến khi vấn đề hậu cần được khắc phục.

1649477175417.png

Tướng Dwight D. Eisenhower

Kế hoạch táo bạo của Đức
Mặc dù kế hoạch tiến quân của phe đồng minh bị chậm lại do khó khăn về hậu cần, 96 sư đoàn phe đồng minh vẫn ở phía trước, với ước tính có thêm 10 sư đoàn bổ sung từ Anh. Adolf Hitler nhận thấy rằng nếu không có một cuộc phản công mang tính quyết định, Đức quốc xã khó mà chống đỡ được trước sức mạnh của phe đồng minh.
Trên Mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xô đã đánh bại phần lớn sức mạnh Tập đoàn quân Trung tâm. Cuộc phản công nhanh chóng của Hồng quân chỉ dừng lại khi họ vượt quá xa so với tuyến hậu cần. Giữa năm 1944, Hồng quân dừng tiến công để chuẩn bị cho đợt tiến công mùa Đông. Sự khó khăn của phe đồng minh trong vấn đề hậu cần, cùng với việc Hồng quân ngưng tiến công là một thời điểm thích hợp để tổ chức cuộc phản công như vậy. Kế hoạch mà Hitler đưa ra đầy tham vọng và gây ngạc nhiên cho các tướng lĩnh.
o các tướng lĩnh. Hitler dự định huy động 18 sư đoàn bộ binh, 12 sư đoàn thiết giáp, 2 sư đoàn dù và 6 sư đoàn hỏa lực từ lực lượng dự bị chiến lược. Mục tiêu của cuộc phản công là xuyên qua khu vực Ardennes, chia cắt lực lượng đồng minh, đánh chiếm Antwerp, Bỉ, cắt nguồn cung của 4 quân đoàn đang đồn trú tại đây, từ đó bao vây và tiêu diệt họ. Đức quốc xã sẽ áp dụng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” bằng bộ binh cơ giới, chiến thuật đã giúp họ đánh bại phần lớn châu Âu những năm đầu Thế chiến II. Tuy nhiên, các tướng lĩnh cấp cao của Đức nhận thấy kế hoạch của Hitler quá tham vọng. Sau thất bại ở Normandy và trên Mặt trận phía Đông, Đức quốc xã không đủ nguồn lực cho kế hoạch lớn như vậy.
Bên cạnh đó, các tướng lĩnh nhận thấy kế hoạch của Hitler chỉ mang tính phòng ngự thuần túy, chỉ trì hoãn chứ không tránh khỏi thất bại. Một số tướng lĩnh đã đề xuất kế hoạch ít tham vọng hơn nhưng Hitler cố chấp không đồng ý. Cuộc phản công đầy tham vọng được Hitler đặt tên là chiến dịch Rhein, phe đồng minh gọi là cuộc phản công Ardennes, thường được gọi là trận Bulge.

Trận đánh đẫm máu nhất của Mỹ
Kế hoạch của Đức được bảo mật thông tin rất tốt nên phe đồng minh hầu như không nắm được thông tin gì về cuộc phản công quy mô lớn sắp xảy ra của Đức quốc xã. Phe đồng minh tin rằng các hoạt động của Quân đội Đức dọc biên giới Bỉ là để gia cố khả năng phòng ngự. Sáng sớm ngày 16/12/1944, khoảng 300.000 quân Đức cùng hàng nghìn xe tăng bất ngờ mở cuộc phản công quy mô lớn xuyên qua rừng Ardennes. Cuộc phản công mở màn bằng loạt đạn từ 1.600 khẩu pháo bắn liên tục trong 90 phút, trải dài trên 209km.

1649477527449.png

Lính Mỹ thoát ra khỏi rừng và di chuyển ra khỏi vị trí phòng thủ sau khi giao tranh ở khu vực lân cận Bastogne, Bỉ.

1649477583138.png

Ba thành viên của một đội tuần tra Mỹ, Sgt. James Storey, ở Newman, Ga., Pvt. Frank A. Fox, của Wilmington, Del., Và Cpl. Dennis Lavanoha, ở Harrisville, N.Y., băng qua cánh đồng Luxembourg phủ đầy tuyết trong một nhiệm vụ do thám ở Lellig, Luxembourg, ngày 30 tháng 12 năm 1944. Cả 3 mang đồ màu trắng ngụy trang trong tuyết.

1649477708655.png

Xe tăng Mỹ trong một khu rừng gần Ardennes, bên cạnh là một chiếc xe tăng Tiger-I của Đức bị sa lầy trong rãnh.

1649477830719.png

Lính bộ binh Mỹ tiến ra mặt trận trong Trận chiến Bulge.

1649477857943.png

Xe tăng Mỹ trong một khu rừng gần Ardennes

Quân đội Mỹ mỏng về lực lượng, ít kinh nghiệm chiến đấu nên chịu tổn thất nặng. Sư đoàn 106 của Mỹ thiếu kinh nghiệm chiến đấu gần như bị tiêu diệt hoàn toàn. Đến ngày 22/12, Quân đội Đức quốc xã đã tiến đến khu trung tâm Ardennes, bao vây thị trấn Bastogne.
Từ ngày 23/12, điều kiện thời tiết thuận lợi hơn cho phép phe đồng minh phản công vào các vị trí hậu cần của Đức ở tuyến sau bằng máy bay P-47 Thunderbolt. Đến ngày 24/12, sức tiến công của quân Đức bị chậm lại do thiếu nguồn cung đạn dược và nhiên liệu.

1649478044606.png

1649477959700.png

1649477972930.png

Máy bay P-47 Thunderbolt

Tối cùng ngày, tướng Hasso von Manteuffel, phụ tá quân sự của Hitler đề nghị rút quân để bảo toàn lực lượng, nhưng ông trùm phátxít không đồng ý. Hitler ra lệnh mở một cuộc phản công khác nhằm chiếm bằng được khu trung tâm Ardennes. Tập đoàn quân G và Tập đoàn quân Rhine phát động chiến dịch mang tên North Wind, Không quân Đức quốc xã phát động chiến dịch Bodenplatte. Trong đó, chiến dịch Bodenplatte tập trung vào đánh phá các sân bay của phe đồng minh bằng không quân.


1649478402708.png

1649478479319.png

1649478504412.png

Đức phát động Chiến dịch Bodenplatte, hàng trăm máy bay của Không quân Đức bắt đầu tấn công các sân bay Đồng minh ở Hà Lan, Bỉ và Pháp

1649478254371.png

Phi công người Đức Alfred Michel (trái) và chiếc BF-109G-14 của anh ta bị bắn rơi trong chiến dịch Bodenplatte

1649478670043.png

Phi công Đức Anton Wöffen thoát chết khi chiếc Bf 109 G-10 WNr. 490655 hạ cánh bằng bụng

1649478702489.png

Một chiếc messerschmitt Bf 110 bị bắn hạ

Hitler đặt mục tiêu rất lớn cho chiến dịch North Wind phải chọc thủng phòng tuyến của Tập đoàn quân 7 của Mỹ và Quân đoàn 1 của Pháp ở Alsace và Lorraine, Đông Bắc nước Pháp. Cuộc tiến công ban đầu của Đức trải dài 100km trên phòng tuyến của Tập đoàn quân 7 ở Đông Nam Ardennes bắt đầu từ ngày 31/12/1944. Trận đánh ở khu vực này diễn ra vô cùng khốc liệt và đẫm máu. Tâp đoàn quân 7 của Mỹ hầu như không chống đỡ được sức mạnh tiến công của Quân đội Đức quốc xã. Quân đoàn 6, thuộc Tập đoàn quân 7 là đơn vị chạm trán trực tiếp với Quân đội Đức nên hứng chịu tổn thất nặng nề.

1649478889725.png

1649478974684.png

Bộ binh Mỹ trong trận Ardennes

1649479010287.png

1649479072916.png

1649479158416.png

1649479188081.png

1649479237155.png

Quân Đức trong trận Ardennes

Theo Trung tâm lịch sử quân sự Mỹ, trong chiến dịch North Wind, Quân đoàn 6 tổn thất tới 14.716 người. Tướng Eisenhower lo sợ Tâp đoàn quân 7 sẽ bị sụp đổ nên ra lệnh rút lui về phía Nam sông Moder. Mặc dù chịu tổn thất nặng nề, song tinh thần chiến đấu quả cảm của Quân đội Mỹ đã chặn bước tiến của Quân đội Đức quốc xã.
Đức quốc xã cũng phải chịu đựng tổn thất nặng nên chiến dịch North Wind buộc phải dừng lại vào ngày 25/1/1945. Điều đó cũng đặt dấu chấm hết cho cuộc phản công Ardennes. Cuộc phản công trong thế tuyệt vọng của Hitler chẳng những không lật ngược được thế cờ mà còn kéo theo sự phá sản của quân đội. Ước tính con số thương vong cho 2 bên trong cuộc phản công Ardennes rất khác nhau. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này có 89.500 binh sĩ thương vong; trong đó, thiệt mạng là 19.000 người, bị thương là 47.500 người và 23.000 trường hợp mất tích.

1649479324390.png

Lính Mỹ bên lá cờ Đức quốc xã mà họ thu được trong trận Ardennes

1649479389267.png

Lính Đức mang xác một đồng đội thiệt mạng trong trận Ardennes

1649479753193.png

Lính Mỹ đang hành quân trên một con đường sau khi bị quân Đức bắt giữ làm tù binh ở Ardennes, tháng 12 năm 1944.

1649479788807.png

1649479875473.png

Lĩnh Mỹ thu được xe tăng Tiger-II của Đức trong trận Ardennes

1649479971778.png

Ngày 13 tháng 1 năm 1945 - Một chiếc máy bay B-47 bị rơi gần Remagne, Bỉ, Trận chiến Bulge

1649480092703.png

Ngày 15 tháng 1 năm 1945 - Xe tăng đầu tiên của một tiểu đoàn xe tăng Mỹ vượt qua một xe tăng Đức bị phá hủy trên đường từ Bertogne đến Houffalize, Bỉ trong trận Ardennes.

1649480245158.png

Ngày 23 tháng 1 năm 1945 - Một chiếc xe tăng Mark VI Tiger đã bị xe tăng của Sư đoàn thiết giáp số 6 của Đức ở Moinet, Bỉ bị phá hủy trong trận Ardennes.

1649480383782.png

Ngày 15 tháng 1 năm 1945 - Pfc Frank Vukasin ở Great Falls, Montana, dừng lại để nạp đạn vào súng trường tại tiền tuyến phủ đầy tuyết tại Houffalize, Bỉ, phía xa là hai người lính Đức thiệt mạng đang mặc bộ đồ tuyết ngụy trang trong trận Ardennes.

1649479510439.png

Tướng Dwight D. Eisenhower trong trận Ardennes

Còn theo báo cáo của Bộ Lục quân Mỹ, có 105.102 binh sĩ thương vong; trong đó, thiệt mạng là 19.246 binh sĩ, 62.489 người bị thương và 26.612 trường hợp bị bắt hoặc mất tích. Đơn vị chịu thiệt hại nặng nhất là Sư đoàn bộ binh 106 với 2/3 quân số thương vong do nhiều nguyên nhân, từ giao tranh, bênh tật cho tới thời tiết lạnh giá. Theo Bộ Tư lệnh vũ trang Đức, thương vong của Đức quốc xã khoảng 81.834 người; còn Trung tâm Lịch sử quân sự Mỹ ước tính con số đó 100.000 người. Ban đầu, mục tiêu chiến lược của Đức cũng chỉ là bao vây được một lực lượng lớn quân đồng minh để làm “con tin”, làm yếu tố giúp Berlin đàm phán hòa hoãn với các lực lượng Mỹ và đồng minh trên Mặt trận phía Tây. Tuy nhiên, ý đồ này của Đức cũng không thành, dù rằng họ đã kéo dài số phận của nước Đức thêm gần nửa năm nữa.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Những sự kiện chấn động thế giới thời Chiến tranh Lạnh

1. Cơn địa chấn Hungary

Tháng 2/1956, Đại hội XX ************* Liên Xô ra nghị quyết lên án tệ sùng bái cá nhân Stalin. Báo cáo của Nikita Khrushov tại Đại hội gây chấn động không chỉ trong nước mà còn làm xáo trộn nhiều ************* ở nước ngoài. Tại Hungary, Đảng Lao động cầm quyền nhận thức được sự phức tạp của tình hình, nhưng không ai biết cần hành động như thế nào.
Trong khi đó, sự kích động từ bên ngoài, những biện pháp cải cách nửa vời trong nước, nhất là việc các nhà lãnh đạo Hungary cho phép minh oan cho chính trị gia Laslo Raska (bị xử bắn trong giai đoạn 1949-1953)... đã đẩy đất nước vào khủng hoảng nghiêm trọng.

1649648430404.png

1649648481018.png

1649648500964.png

Biểu tình tại Hungary năm 1956

Ngày 23/10, cuộc biểu tình với sự tham gia của 250.000 người đã diễn ra. Người biểu tình đòi bầu cử tự do, quân đội Liên Xô rút về nước và đưa Imre Nagy trở lại cầm quyền.
Sáng 24/10, chính quyền Budapest hầu như không còn kiểm soát được tình hình. Khắp nơi trong thành phố xảy ra các vụ cướp phá, các phương tiện giao thông công cộng không thể hoạt động, nhiều nơi vang lên tiếng súng. Đa phần học sinh, sinh viên bị cuốn hút vào các hoạt động gây rối. Chính quyền rơi vào tay Nagy, kẻ ngoài miệng ủng hộ quan hệ với Liên Xô, nhưng lại tích cực chuẩn bị các hành động bài Xô và khôi phục chủ nghĩa tư bản.
Trong khi đó, Moscow hầu như tê liệt vì phân vân giữa sử dụng sức mạnh quân sự hay rút quân khỏi Hungary. Chỉ riêng Uỷ ban An ninh quốc gia (KGB) vẫn tỉnh táo, nhạy bén. Đích thân Chủ tịch KGB Ivan Serov bay tới Budapest để điều hành mọi việc. Ngay tối hôm đó diễn ra hội nghị khẩn cấp của lãnh đạo Bộ Nội vụ Hungary với sự có mặt của Serov. Để đề phòng mọi bất trắc có thể, Serov ra lệnh cho khoảng 20 cán bộ tình báo hàng đầu đang hoạt động ở các nước phương Tây bí mật rút về Budapest.

1649648587069.png

Chủ tịch KGB Ivan Serov

Ngày 29/10, cơ quan an ninh Hungary bị giải thể, một số cán bộ bị đám đông quá khích giết hại. Ngày 30/10, các phái viên Liên Xô đồng ý rút quân. Tuy nhiên, ngay khi người lính Hồng quân cuối cùng ra đi, bạo lực và cướp bóc lại hoành hành ngay trên đường phố. Những người cộng sản, cán bộ an ninh Hungary bị treo cổ ngay trên các cột điện với tấm biển đeo trên ngực: “Gián điệp của Moscow”. Để cứu vãn tình hình chỉ còn cách đưa quân đội Liên Xô trở lại.
Đại sứ Liên Xô tại Hungary Iury Andropov đã ru ngủ, đánh lạc hướng Nagy. Ngày 1/11, Nagy được thông báo các đơn vị Liên Xô đang rút khỏi Hungary, nhưng cũng có các đơn vị hành quân theo hướng ngược lại. Andropov giải thích cho Nagy rằng, các đơn vị được đưa vào để đảm bảo an toàn cho bộ đội Liên Xô đang rút đi.
Như được cởi tấm lòng, Nagy công khai tuyên bố Hungary rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Warszawa, tuyên bố sự trung lập của Hungary và kêu gọi Liên Hợp Quốc đưa vấn đề Hungary vào chương trình nghị sự. Ngày 2/11, Nagy phản đối Liên Xô đưa quân trở lại Hungary.

1649648762243.png

1649648694891.png

1649648708519.png

1649648788517.png

1649648817710.png

1649649062533.png

1649649309028.png

1649649252336.png

1649649279832.png

1649649462439.png

1649649499991.png

1649649480034.png


Chiều 3/11, Bộ trưởng Quốc phòng trong Chính phủ Nagy được mời đến Bộ Tham mưu các đơn vị Liên Xô để thảo luận “các chi tiết cuối cùng” của chiến dịch rút quân. Hội nghị kết thúc bằng tiệc rượu. Nửa đêm, khi những lời chúc và tiếng những chiếc cốc chạm nhau lần cuối vang lên, cửa phòng bật mở. Một nhóm sĩ quan KGB lao vào. Toàn bộ đoàn Hungary bị bắt giữ. Mờ sáng 4/11, các đơn vị Hồng quân bắt đầu tiến công.
Khi Tư lệnh các lực lượng Hungary báo cáo tình hình, Nagy đáp lại: “Chắc đã xảy ra một sự hiểu lầm nào đó”. Đến khi nhận ra không phải là “hiểu lầm”, Nagy phát biểu lần cuối trên đài phát thanh và khẳng định “chính phủ vẫn ở lại”, song ông ta cùng một số bộ trưởng thân cận lại chạy vào ẩn náu tại Đại sứ quán Nam Tư. Ngày 22/11, nhóm Nagy rời sứ quán và ngay lập tức bị các sĩ quan KGB bắt giữ và đưa qua biên giới sang Rumani.
Mấy tháng sau, họ được đưa trở về Hungary và giao cho chính quyền mới. Phiên toà xét xử Nagy và đồng sự kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1958. Nagy và 2 người khác bị buộc tội phản cách mạng và bị kết án tử hình.
Đến giữa tháng 11/1956, tình hình được ổn định. Đảng Lao động Hungary bị giải tán, Đảng Công nhân XHCN Hungary được thành lập với Yanosh Kadar đứng đầu. Đất nước Hungary XHCN bước vào giai đoạn ổn định, phát triển suốt 35 năm cho đến cuối những năm 1980.

1649648922666.png

1649649371468.png

1649649099387.png

1649649121315.png

1649649570269.png

1649649588027.png

1649649190863.png

Quân đội Liên Xô can thiệp vào Hungary
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
2) Đêm trước của chiến tranh hạt nhân

Sau Thế chiến 2, Đông Berlin do Liên Xô kiểm soát, còn Tây Berlin do phương Tây chi phối. Năm 1948, Liên Xô phong toả Berlin, cắt đứt đường vận chuyển vật tư, nhu yếu phẩm và mọi liên hệ giữa Berlin với phương Tây. Việc buộc phải chấp nhận ưu thế của Liên Xô tại Berlin bị Mỹ coi là yếu tố “huỷ hoại uy tín Mỹ”. Bởi vậy, sau khi đắc cử tổng thống, John Kennedy quyết định chọn Berlin là nơi “thử thách tinh thần và ý chí” của Mỹ.
Đầu năm 1961, nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushov đòi phương Tây cắt đứt mọi quan hệ với Tây Berlin, nếu không Liên Xô “sẽ phải áp dụng biện pháp kiên quyết”. Lời tuyên bố này thực sự là một đòn cân não đối với vị tổng thống trẻ tuổi của nước Mỹ và là chất xúc tác để ông này giao Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara lập kế hoạch chi tiết về khả năng triển khai quân Mỹ tại Berlin trong trường hợp nổ ra khủng hoảng.
Ngày 5/5, McNamara báo cáo rằng quân đội Mỹ và NATO, nếu chỉ dựa vào lực lượng vũ trang thông thường thì không bảo vệ nổi Berlin. Tháng 6, tại Hội nghị Thượng đỉnh Xô - Mỹ ở Vienna (Áo), cách ứng xử kiểu bề trên của Khrushov đã làm cho hội nghị dự kiến bàn vấn đề Tây Berlin đi vào ngõ cụt. Kennedy cay cú rời hội nghị, còn quan hệ Xô - Mỹ trở nên băng giá.

1649728743336.png

1649729048686.png

Công nhân Đông Đức đang xây bức tường Berlin gần Cổng Brandenburg năm 1961.

1649728792894.png

1649729569756.png

Người dân tây Berlin nhìn những người lính Đông Đức bên kia bức tường

Trở về Washington, Kennedy được các cố vấn khuyến cáo nâng cấp khả năng lực lượng thông thường tại Tây Đức, sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế đối với Moscow, song phải tránh được sự đối đầu hạt nhân quy mô lớn và tránh thảm họa cho nước Mỹ. Tuy nhiên, vấn đề làm Kennedy đau đầu là nếu quân Liên Xô tiến vào Tây Âu, quân Mỹ không thể tự vệ bằng vũ khí thông thường, thì làm thế nào tiến hành thành công một cuộc tiến công hạt nhân mà vẫn tránh được đòn trả đũa của đối phương?
Đúng lúc đó, Cahayman – chuyên gia hạt nhân chiến lược kiêm cố vấn Lầu Năm góc đưa ra khả năng phát động cuộc tiến công hạt nhân vào các đơn vị Liên Xô đóng tại châu Âu, và nếu Liên Xô không rút lui, Mỹ sẽ thực hiện đòn huỷ diệt hạt nhân đối với các thành phố lớn của Liên Xô. Theo Cahayman, thực lực vũ khí hạt nhân của Liên Xô không mạnh, Mỹ chỉ cần mở một cuộc tiến công hạt nhân quy mô nhỏ cũng đủ phá huỷ cả kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Các cố vấn chủ chốt của Kennedy đều đồng ý với phương án này.
Ngày 13/7, Kennedy triệu tập Hội đồng An ninh quốc gia bàn các bước chuẩn bị cho việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong “một cuộc chiến không phân tuyến ở Trung Âu và Liên Xô”. Ngày 25/7, Kennedy phát biểu trên truyền hình, thông báo rất có thể sẽ xảy ra một “cuộc khủng hoảng Berlin giữa Mỹ và Liên Xô”, đồng thời tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng và yêu cầu Bộ Quốc phòng xây dựng các công trình phòng chống phóng xạ.
Trong khi người Mỹ còn đang họp thì Liên Xô đã có câu trả lời bằng một hành động gây chấn động thế giới. Ngày 13/8, các đơn vị công binh Liên Xô và CHDC Đức sử dụng hàng trăm xe chuyên dụng tiến hành xây dựng Bức tường Berlin, ngăn cách nước Đức thành 2 phần rõ rệt. Đáp lại, ngày 5/9, nhóm Cahayman cho ra đời kế hoạch mang mã số SIOP-62, theo đó, trong tình huống cần thiết, toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ được ném xuống 1.077 mục tiêu quan trọng của Liên Xô.
Các tác giả của kế hoạch đánh giá, nếu “SIOP-62” được thực hiện, 54% dân số cùng 82% công trình lớn của Liên Xô sẽ bị xoá sổ. Trong đợt tiến công đầu tiên, dự kiến chỉ sử dụng 55 máy bay ném bom tầm xa đồng loạt công kích 80 mục tiêu bị nghi là các cơ sở hạt nhân.
Nhận được kế hoạch, Kennedy yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Taylor cùng Tư lệnh Không quân Paoen làm rõ, trong tình huống khủng hoảng, liệu quân Mỹ có thể giành được thế chủ động khi chuyển sang một cuộc chiến tranh toàn diện; còn khi thực hiện kế hoạch SIOP-62, liệu có khả thi và đem lại hiệu quả đến mức nào. Điều này chứng tỏ Kennedy đã có chính kiến riêng và rất thận trọng trong mọi quyết định.
Thế nhưng, trong cuộc họp sau đó, mọi người lại chỉ thiên về việc cảnh báo Kennedy trước một cuộc tiến công bất ngờ từ phía Liên Xô và rằng nếu không tránh được một cuộc chiến tranh toàn diện, thì Mỹ phải ra tay trước. Trong khi đó, vấn đề Kennedy quan tâm là liệu có tránh được đòn đánh trả mang tính huỷ diệt từ phía Liên Xô, và phía Liên Xô cần mất bao nhiêu thời gian để tính toán việc phóng tên lửa vào nước Mỹ... thì không ai đề cập đến.
Chính vì vậy ngày 10/10, Kennedy lại triệu tập một hội nghị để thảo luận giải pháp cho “khủng hoảng Berlin”. Kennedy vẫn chủ trương sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế để tiến công Liên Xô và tránh leo thang thành cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện. Tuy nhiên, vị tổng thống trẻ tuổi rốt cuộc đã bị thuyết phục rằng nếu Mỹ tập kích hạt nhân bất ngờ, Liên Xô sẽ bị rơi vào thế bị động; rằng nếu để đối phương ra đòn trước, Mỹ sẽ thua. Kết luận cuối cùng của hội nghị là cần áp dụng biện pháp ra đòn trước; tiến công hạt nhân có giới hạn là cách lựa chọn tốt nhất để Mỹ kiềm chế Liên Xô.


1649729906473.png

1649730019600.png

1649730053673.png

1649730080212.png

Xe tăng Mỹ và Liên Xô đối đầu tại Berlin năm 1961

Ngày 15/10, Kennedy quyết định đưa ra tín hiệu cảnh cáo Khrushov. Theo lệnh của Kennedy, ngày 21/10, Thứ trưởng Quốc phòng Critery tuyên bố nếu Liên Xô phát động cuộc chiến tranh hạt nhân thì Mỹ có đầy đủ khả năng trả đũa một cách đích đáng. Tình hình càng thêm căng thẳng khi ngày 28/10, lính gác CHDC Đức chặn xe hơi của một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ sang Đông Berlin xem biểu diễn nghệ thuật. Hai bên Đông và Tây Đức đã huy động đến 30 xe tăng dàn hàng ngang suốt 16 tiếng đồng hồ.
Cũng như cuộc khủng hoảng Cuba 1 năm sau đó, cuộc khủng hoảng Berlin được đưa lên đến đỉnh điểm căng thẳng rồi được giải toả một cách đầy bất ngờ. Ngày 17/11, Khrushov và Kennedy bí mật gặp nhau tại Vienna (Áo), cùng chấp nhận sự tồn tại của Bức tường Berlin, thoả thuận kết thúc cuộc khủng hoảng vì hai bên đã quá mệt mỏi sau những trò đùa nguy hiểm. Thế giới tránh được một thảm hoạ khôn lường do kế hoạch SIOP-62 của Mỹ không có cơ hội được thực hiện.
Tuy nhiên, khủng hoảng Berlin đã để lại 2 “di sản” lớn. Thứ nhất, chính nó đã trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng Cuba vì Khrushov nhận thấy, nếu Liên Xô muốn gia tăng áp lực ở Berlin một lần nữa thì cần có biện pháp răn đe Mỹ, đó là bố trí tên lửa hạt nhân tại Cuba. Thứ hai, việc các cố vấn của Tổng thống Mỹ sửa đổi các biến số trong chiến lược hạt nhân đã tạo cho Tổng thống Mỹ một tiền lệ nguy hiểm là có quyền đưa ra các “lựa chọn linh hoạt” trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng hạt nhân.
Còn Bức tường Berlin thì cứ thế tồn tại suốt 28 năm cho đến ngày bị đập phá vào ngày 12/11/1989.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
3. Khủng hoảng tên lửa Cuba

Đầu năm 1962, sau khi bố trí ở Anh và Thổ Nhĩ Kì các tên lửa xuyên lục địa tầm trung Minuteman, Mỹ đã đạt được ưu thế rõ ràng trong cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô. Trong bối cảnh đó, Ban lãnh đạo Liên Xô đứng đầu là Nikita Khrusov cho rằng có thể loại bỏ ưu thế đó bằng cách triển khai các tên lửa của Liên Xô ở Cuba. Khrushov cho rằng bí mật triển khai tên lửa hạt nhân trên lãnh thổ Cuba, Liên Xô có thể đặt Tổng thống John Kennedy trước sự đã rồi mà ông này phải chấp nhận...

1649903179805.png

1649903047726.png

1649903087245.png

1649903101254.png

Tên lửa xuyên lục địa tầm trung Minuteman

Mùa hè 1962, các kĩ sư Liên Xô bắt đầu xây dựng các bệ phóng cho loại tên lửa có tầm bắn trên 3.000km – tên lửa này có thể bay tới vùng duyên hải phía đông nước Mỹ chỉ trong vòng vài phút. Và đây chính là nguyên nhân và sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng 13 ngày (từ 16 đến 29/10/1962), trong đó những ngày căng thẳng nhất là:
Sáng sớm 16/10, CIA đệ trình Tổng thống Kennedy tài liệu chứng minh Liên Xô đang triển khai tên lửa tầm trung tại Cuba. Ngày 19/10, giới quân nhân đòi “nướng chín” Cuba. Ngày 22/10, Tổng thống Mỹ thông báo tình hình trên đài phát thanh và truyền hình, tuyên bố phong toả đường không, đường biển của Cuba và yêu cầu Liên Xô đưa tên lửa khỏi Cuba; 2.500 thân nhân binh sĩ Mỹ tại căn cứ Goantanamo được yêu cầu thu xếp hành lí trong 15 phút để di tản.

1649903948033.png

Tên lửa hạt nhân tầm trung SS-4 của Liên Xô

1649903519509.png

1649903606029.png

Ảnh do máy bay do thám U-2 chụp ngày 29-8-1962: trận địa tên lửa phòng không Sam-2 của liên Xô tại Cuba

1649903671982.png

1649903723296.png

1649903878808.png

Ảnh chụp tàu vận tải của Liên Xô chở vũ khí đến Cuba năm 1962

1649903778321.png

1649904079640.png

Ảnh chụp của máy bay U-2 khu vực Liên Xô bố trí tên lửa hạt nhân tại Cuba năm 1962

1649904047614.png

Ảnh chụp lắp ráp máy bay ném bom chiến lược IL-28 của Liên Xô tại sân bay quân sự Cuba năm 1962

1649904101724.png

Ngày 18 tháng 10 năm 1962: Bức ảnh Nhà Trắng chụp Tổng thống Kennedy gặp gỡ Ngoại trưởng Liên Xô Andrei Gromyko và Đại sứ Anatoly Dobrynin - trong đó JFK không tiết lộ rằng ông biết về tên lửa, và Gromyko khẳng định rằng hỗ trợ quân sự của Liên Xô hoàn toàn là phòng thủ.

1649904154667.png

1649904221978.png

Ngày 23 tháng 10 năm 1962: Bức ảnh chụp tầm thấp của Hải quân Hoa Kỳ về địa điểm San Cristobal MRBM số 1.

1649904253206.png

Ngày 23 tháng 10 năm 1962: Bức ảnh chụp tầm thấp của Hải quân Hoa Kỳ về địa điểm Sagua la Grande MRBM.

1649904369630.png

1649904480206.png

Ngày 25 tháng 10 năm 1962: Bức ảnh chụp ở tầm thấp căn cứ San Cristobal số 1 cho thấy việc xây dựng căn cứ và lắp ráp tên lửa.

1649904526128.png

Ngày 25 tháng 10 năm 1962: Hải quân Hoa Kỳ giám sát tàu ngầm lớp F đầu tiên của Liên Xô nổi gần ranh giới cách ly (tháp chỉ huy số 945, hạm đội Liên Xô số hiệu B-130, do Shumkov chỉ huy).

1649904587420.png

Ngày 25 tháng 10 năm 1962: phó giám đốc NPIC David Parker chỉ ra bằng chứng trên ảnh trong khi đại sứ Hoa Kỳ Adlai Stevenson (ở bên phải) mô tả các bức ảnh. Đại sứ Liên Xô Valerian Zorin đang ngồi ở ngoài cùng bên trái.

1649904698578.png

Ảnh chụp từ máy bay U-2 về nơi đóng quân của quân đội Liên Xô tại Holguin, Cuba 1962

Ngày 24/10, các tàu hàng hải của Liên Xô trên đường đến Cuba bị tàu chiến Mỹ giữ và đe doạ nổ súng. Ngày 25/10, Khrushov đưa ra thông điệp hoà giải, đồng thời cảnh cáo những hành động quá khích của Mỹ. Cùng ngày, giới quân sự Mỹ phát lệnh báo động nguyên tử. Người dân Mỹ đổ xô mua sắm lương thực, thực phẩm để dự trữ.
Ngày 26/10, Lầu Năm góc thông qua kế hoạch của chiến dịch Mangusta huy động 200.000 lính lục quân, 70.000 lính hải quân đánh bộ, 2.000 lượt máy bay, 100 tàu... sẵn sàng cho chiến tranh. Lực lượng hạt nhân chiến lược được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Các máy bay B-52 di chuyển liên tục trên không phận đông – nam nước Mỹ. Rất đông người Mỹ chạy sang Mexico lánh nạn.
Ngày 27/10, nhà lãnh đạo Cuba Fidel Castro nhận được tin tình báo rằng Mỹ có thể tiến công trong vài ngày tới. Còn ở Moscow, Khrushov phê chuẩn kế hoạch bảo vệ các cơ sở của Liên Xô tại Cuba trong trường hợp Mỹ tiến công. Ngày 28/10, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatoli Dobrunin thông báo với Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Robert Kennedy nội dung bức điện của Khrushov nêu rõ Liên Xô đồng ý tháo dỡ các quả tên lửa đã triển khai tại Cuba.
Ngày 29/10, Robert Kennedy thông báo với Đại sứ Dobrunin rằng Tổng thống Kennedy xác nhận, để đáp ứng thiện chí của phía Liên Xô, Mỹ đồng ý huỷ bỏ căn cứ tên lửa của họ tại Thổ Nhĩ Kì đang hướng về phía Liên Xô, song yêu cầu không công khai thoả thuận này. Cuộc khủng hoảng chấm dứt.


1649904905488.png

Đầu tháng 11 năm 1962: Chụp ảnh tầm thấp cho thấy 17 xe công trình lắp đặt tên lửa tại cảng Bắc Mariel đang chờ vận chuyển về Liên Xô.

1649905150808.png

1649904836802.png

Ngày 6 tháng 11 năm 1962: Nhân viên Liên Xô và sáu tàu vận tải xếp tên lửa lên tàu vận tải tại cảng Casilda. (bóng ở phía dưới bên phải của máy bay phản lực trinh sát RF-101 chụp ảnh).

1649905016239.png

Đầu tháng 11 năm 1962: Chụp ảnh tầm thấp ghi lại cảnh đoàn xe tải Liên Xô lên bến ở cảng bắc Mariel để bắt đầu quá trình xếp hàng lên tàu về nước.

Bên cạnh kênh ngoại giao và các kênh chính thức khác, tình báo đối ngoại Liên Xô đã có sự đóng góp xuất sắc trong giải quyết sự kiện này.
Vào thời điểm ấy, Tổ trưởng điệp báo Liên Xô tại Washington là Alesander Feklisov hoạt động dưới bình phong Tham tán đại sứ quán với cái tên Fomin. Ông đã có cuộc trò chuyện với nhà bình luận quốc tế nổi tiếng của đài ABC John Skaly. Tại đây, Skaly đánh giá việc Khrushov coi thường Tổng thống Mỹ là sai lầm. Skaly cũng thông báo giới quân sự Mỹ đang đề nghị Kennedy cho phép họ đánh thẳng vào Cuba và cam đoan giành chiến thắng trong vòng 48 tiếng.
Đáp lại, Fomin cho rằng nhà lãnh đạo Liên Xô rất tôn trọng Tổng thống Kennedy, coi ông này có tầm nhìn xa trông rộng, thể hiện qua việc ngăn chặn giới quân nhân lôi kéo Mỹ vào “một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhất với hậu quả khôn lường”. Về việc tiến công Cuba, Fomin cho rằng điều này chẳng khác gì “tạo cho Khrushov quyền được tự do hành động, và Liên Xô có thể giáng đòn đánh trả Mỹ vào chỗ hiểm yếu hơn ở một nơi khác có ý nghĩa chính trị – quân sự quan trọng hơn”.
Câu trả lời này của Fomin gây bất ngờ cho Skaly. Ông ta hỏi lại: “Có phải anh ngụ ý “chỗ hiểm” ấy là Tây Berlin? Tôi nghĩ quân đội Mỹ và đồng minh sẽ kiên quyết bảo vệ thành phố này”. “Đúng vậy”, Fomin nói, “để trả đũa thì điều đó hoàn toàn có thể xảy ra. Với những dòng thác xe tăng tiến về phía Tây, những binh đoàn máy bay tiêm kích quét sạch mọi thứ trên mặt đất thì chỉ cần 24 tiếng đồng hồ, các sư đoàn Liên Xô sẽ đè bẹp sự kháng cự của các đơn vị đồn trú Mỹ, Anh, Pháp để đánh chiếm Berlin”.
Những lời nói của Fomin đã gây ấn tượng mạnh mẽ đối với Skaly. Ông ta kết luận rằng chiến tranh với những hậu quả khôn lường như vậy là không còn xa nữa, và hỏi người đối thoại của mình: “Vậy thì theo anh vì cái gì mà phải bắt đầu chiến tranh?”. Fomin trả lời: “Vì hai bên sợ lẫn nhau. Vì Cuba sợ bị tiến công, còn Mỹ sợ bị tên lửa bắn từ Cuba”.
Ngay sau cuộc gặp, Skaly đi thẳng đến Nhà Trắng. Chỉ 2-3 giờ sau đó, cũng thông qua John Skaly, Kennedy đã đưa ra đề nghị mang tính nhân nhượng nhằm giải quyết khủng hoảng. Skaly lập tức mời Fomin đến gặp và “được sự uỷ quyền của nhà lãnh đạo tối cao”, thông báo cho Fomin những điều kiện giải quyết khủng hoảng, bao gồm:
1. Liên Xô tháo dỡ và dưới sự giám sát của Liên Hợp quốc đưa tên lửa ra khỏi Cuba;
2. Mỹ bãi bỏ phong toả;
3. Mỹ cam kết không tiến công Cuba.
Fomin ghi chép cẩn thận những điều kiện do Skaly đưa ra, yêu cầu Skaly xác định rõ “nhà lãnh đạo tối cao” chính là Tổng thống Kennedy và cam kết sẽ nhanh chóng báo cáo về Moscow. Trở về sứ quán, Fomin thảo bức điện báo và chuyển cho Đại sứ Dobrunin kí. Nhưng đại sứ không kí vào bức điện đó với lí do Bộ Ngoại giao không uỷ quyền cho ông tiến hành những cuộc hội đàm như thế. Thế là, Fomin tự kí vào bức điện và chuyển nó cho Tướng Sakharovski, Giám đốc Tổng cục Tình báo đối ngoại. Ngày 27/10, trong công hàm gửi Khrushov, Kennedy chính thức khẳng định những điều kiện nhân nhượng đã được trao đổi qua kênh Skaly – Fomin.
Nhiều năm sau, khi hồi tưởng lại sự kiện này, nhà tình báo Feklisov nhấn mạnh rằng không ai giao nhiệm vụ cho ông đưa ra ý tưởng đánh chiếm Berlin như một biện pháp trả đũa của Liên Xô trước việc Mỹ tiến công Cuba. Hành động này tựa như một sáng kiến xuất thần trong đầu ông: “Tôi đã nói với tinh thần dám chịu trách nhiệm trước hành động của mình, bởi sau khi phân tích tình hình tôi nghĩ rằng sự việc sẽ xoay chiều đúng như vậy... Giờ đây nghĩ lại, tôi thấy quả là mình đã mạo hiểm, nhưng không hề sai lầm”.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
4. Chiến dịch làm lụi tàn “Mùa xuân Praha”

Từ giữa thập niên 1960, trong một bộ phận dân chúng và giới lãnh đạo Tiệp Khắc đã nhen nhóm ý tưởng khôi phục “truyền thống Trung Âu”, xem xét lại chính sách đối ngoại theo hướng thân phương Tây hơn. Tháng 11/1967, tại Hội nghị BCH Trung ương ************* Tiệp Khắc, phái “cải cách” đứng đầu là Dubcek đòi tách Đảng khỏi chính quyền và tiến hành các cải cách kinh tế – chính trị. Bí thư thứ nhất kiêm Chủ tịch nước Novodnui không đủ sức ngăn cản trào lưu này.
Tháng 3/1968, chức bí thư thứ nhất về tay Dubcek. Chẳng bao lâu sau chức chủ tịch nước cũng chuyển giao cho tướng Svoboda. Đến ngày 5/4, BCH Trung ương thông qua “Cương lĩnh hành động tháng 4” với nội dung “cải cách toàn diện các mặt đời sống đất nước”. Ít lâu sau, Checnik – một trong những nhà lãnh đạo phái cải cách được bầu làm Thủ tướng. Đến đây, chính quyền ở Tiệp Khắc đã lọt vào tay phong trào dân chủ “Mùa xuân Praha”.

1650076426296.png

1650076593727.png

Alexander Dubček năm 1968

1650076492638.png

Tướng Svoboda

Chỉ 2 ngày sau khi Novodnui bị cách chức Chủ tịch nước, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã mời lãnh đạo Ba Lan, CHDC Đức, Bulgaria, Hungary và Tiệp Khắc đến Moscow để bàn biện pháp ngăn cản hành động “qua nóng” của Tiệp Khắc, nhắc nhở Dubcek về “nguy cơ đang tiềm ẩn trong tình hình phức tạp” ở nước này có thể đe doạ lợi ích khối Warszawa và bày tỏ quyết tâm phối hợp hành động chống lại các phần tử chống CNXH.
Dubcek đã cảm ơn lòng tốt của các nhà lãnh đạo, song cho rằng sự lo lắng và ý định “phối hợp hành động” của các đồng minh là không cần thiết, vì ************* Tiệp Khắc “được đại đa số quần chúng ủng hộ và các cải cách đang diễn ra là vì lợi ích của CNXH”. Kết quả là Thông cáo chung vẫn đưa ra những lời hết sức nhẹ nhàng là “tăng cường quan hệ giữa các nước XHCN trên cơ sở hữu nghị, bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”.
Trong khi đó, tại Tiệp Khắc, không khí vẫn sôi sùng sục. Người ta ăn mừng chiến thắng của đội tuyển khúc côn cầu trước đội tuyển Liên Xô trong trận chung kết của Đại hội Olimpic mùa đông tưng bừng một cách cố ý. Hàng ngàn người đổ ra đường; các nhân vật bất đồng chính kiến ngày xưa nay bỗng dưng xuất hiện như nấm, họ diễn thuyết ở mọi nơi trong thành phố…
Ngày 27/6, xuất hiện kiến nghị có chữ kí của 70 nhà hoạt động xã hội, được gọi là “Tuyên ngôn 2000 chữ”.

1650077280209.png

1650077308516.png

1650077343830.png

1650077366385.png

1650077385918.png

1650077872915.png

1650077896602.png

Biểu tình tại Praha

Brezhnev gọi điện thoại cho Dubcek chính thức phản đối và yêu cầu ************* Tiệp Khắc làm rõ lập trường của họ về vấn đề này. Ngày 8/7, Brezhnev gửi thư yêu cầu Dubcek tham gia Hội nghị những người đứng đầu các nước khối Warszawa để thảo luận về “mối đe doạ đối với CNXH ở Tiệp Khắc mà Tuyên ngôn 2000 chữ gây ra”. Song, Dubcek đã khước từ và đề nghị hội đàm song phương trước, sau đó mới tiến hành hội nghị cấp cao.

1650076876843.png

Brezhnev

Ngày 15/7, Hội nghị nguyên thủ khối Warszawa vẫn diễn ra mà không có đoàn Tiệp Khắc. Hội nghị thông qua tuyên bố với lời lẽ cứng rắn: “Chúng ta không thể đồng ý để các thế lực thù địch lôi kéo các bạn của chúng ta xa rời con đường XHCN; đây không còn là công việc riêng của các bạn Tiệp Khắc mà là công việc chung của các nước khối Warszawa”. Dubcek viết thư trả lời rằng ************* Tiệp Khắc sẽ kiên trì đường lối của mình, và ở Tiệp Khắc không có tình hình phản cách mạng như Tuyên bố đề cập.
Liên tiếp trong 4 ngày, từ 29/7 đến 1/8, tại một thị trấn nhỏ của Tiệp Khắc nằm gần biên giới ba nước Xô - Tiệp – Hung, đã diễn ra các cuộc hội đàm căng thẳng giữa Brezhnev và toàn thể Đoàn Chủ tịch ************* Tiệp Khắc. Brezhnev lên án Tiệp Khắc phản bội sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản, phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa đế quốc... Còn Dubcek một mực nhấn mạnh mục tiêu duy nhất của các cải cách ở Tiệp Khắc là xây dựng CNXH nhân đạo. Ngày 1/8, hai bên vẫn ra được thông cáo chung nhưng nội dung rất tẻ nhạt và chung chung.
Tối hôm đó trở về Praha, Dubcek nói với các phóng viên rằng ông ta mang về tin tức tốt lành, mọi người Tiệp có thể ngủ yên. Báo chí phương Tây cũng ầm ĩ lên tiếng ca ngợi thắng lợi của cải cách ở Tiệp Khắc. Người Tiệp đổ ra nước ngoài nghỉ phép, kể cả Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao. Bản thân Dubcek hiểu rằng đây chỉ là bước đệm trước khi giông tố xảy ra, song ông ta đã sai lầm về thời gian.
Ngày 11/8, quân đội Liên Xô bắt đầu cuộc diễn tập mới gần phía Đông, Đông Nam và phía Bắc Tiệp Khắc. Ngày 14/ 8, các đơn vị Liên Xô đóng tại CHDC Đức báo động khẩn cấp. Ngày 16/8, Nguyên soái Liên Xô Kulikov bay đến Đông Berlin và sau đó là Warszawa thị sát tình hình. Chiều 17/8, Dubcek triệu tập Đoàn Chủ tịch họp thâu đêm để thông qua chương trình cho Hội nghị Trung ương ngày hôm sau, song đã muộn. Ngay đêm đó, chiếc máy bay đầu tiên chở các chuyên gia “ổn định trật tự” của Liên Xô đã hạ cánh xuống sân bay Praha.
Ngày 18/8, Brezhnev lần lượt gọi điện cho các nhà lãnh đạo CHDC Đức, Ba Lan, Hungary và Bulgaria, thông báo ban lãnh đạo Liên Xô đã ra lệnh cho quân đội tiến vào Tiệp Khắc. Ngày 19/8, Bộ Chính trị Liên Xô họp khẩn cấp và bí mật, phê chuẩn hành động quân sự này.
Ngày 20/ 8, Liên Xô bắt đầu triển khai một hành động quân sự được xem là thành công nhất trong lịch sử đương đại. Chiều hôm đó, sân bay Luki ở Praha nhận được tín hiệu xin hạ cánh khẩn cấp của 2 máy bay dân dụng Liên Xô đang trên đường tới Nam Tư vì lí do trục trặc kĩ thuật. Theo thông lệ quốc tế, Luki không thể từ chối những yêu cầu tương tự.
Mười một giờ đêm, không có bất cứ thông báo nào, liên quân Liên Xô, CHDC Đức, Ba Lan, Hungary và Bulgaria bất thình lình tràn vào Tiệp Khắc từ 4 hướng Đông, Nam, Bắc và Đông Bắc, dẫn đầu là sư đoàn cơ giới tinh nhuệ của Liên Xô đã ém sẵn từ đợt diễn tập trước đó. Đồng thời, các “hành khách” trên 2 máy bay bị “trục trặc kĩ thuật” lấy vũ khí để sẵn trong các vali hành lí và nhanh chóng đánh chiếm sân bay. Hai chiếc máy bay “hỏng hóc” bắt đầu hoạt động như những radar.
Dưới sự dẫn đường của hai bộ radar này, các máy bay vận tải cỡ lớn AN-2 nhanh chóng hạ cánh cùng xe tăng, xe bọc thép chở quân, đại pháo, xe tải và các nhu yếu phẩm. Những chiếc xe hơi gọn nhẹ chở các nhân viên KGB dẫn đường cho các đoàn xe bọc thép từ sân bay tiến thẳng đến các mục tiêu quan trọng trong thành phố Praha. Chưa đầy 24 giờ, Tư lệnh chiến dịch báo cáo về Moscow là các cánh quân đã hoàn thành nhiệm vụ. Toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc bị đánh chiếm, hầu hết các nhà lãnh đạo “cải cách” chủ chốt bị bắt giữ.

1650077199370.png

Các sĩ quan quân đội Liên Xô kiểm tra công tác hậu cần cho trước khi tiến vào Tiệp Khắc (ngày 20 tháng 8 năm 1968).

1650077434119.png

1650077680617.png

1650077046015.png

1650077114360.png

1650077456731.png

1650077580956.png

Liên quân tiến vào Praha

1650077502109.png

1650077519115.png

1650077547537.png

1650077607437.png

1650077971860.png

1650077830865.png

1650077695663.png

1650077774061.png

1650077799574.png

1650077998214.png

1650078033502.png

Đụng độ giữa liên quân và người biểu tình

Quân đội các nước Warszawa còn đóng lại ở Tiệp Khắc lại một thời gian nữa, cho đến khi ban lãnh đạo mới của Tiệp Khắc do Hustav Husak đứng đầu ổn định được tình hình. Tổng thống Johnson triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia họp suốt đêm 20/8 và ngày hôm sau ra tuyên bố lên án, đồng thời yêu cầu Liên Xô rút toàn bộ quân đội ra khỏi Tiệp Khắc”. Sáng 22/8, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ nói: “Hành động này làm tổn hại đến quan hệ Đông – Tây, song chúng tôi chưa xem xét vấn đề trả đũa hay trừng phạt”.
Người Nga đã đúng trong các phán đoán của mình. Nước Mỹ đang sa lầy ở Việt Nam, nên không còn bụng dạ và sức lực nào để đối địch với binh sỹ của khối Warszawa sung sức và được trang bị hiện đại.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
5. Ba Lan năm 1981

Cuối những năm 1970 là giai đoạn đỉnh điểm của sự đối đầu căng thẳng Đông – Tây với việc Liên Xô đưa quân vào Afghanistan (cuối tháng 12/1979). Tình hình trở nên trầm trọng hơn nữa bởi các sự kiện diễn ra ở Ba Lan giai đoạn 1980-1981. Thời điểm đó, kinh tế ở Ba Lan gặp nhiều khó khăn, phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Tình hình này được các lực lượng đối lập lợi dụng để kích động tâm lí bất mãn và chống đối trong công chúng.

1650154272030.png

1650154298490.png

1650154313518.png

1650154328295.png

1650154362447.png

Biểu tình do Công đoàn đoàn kết khởi xướng

Sự kiện làm tràn ly là việc chính quyền tăng giá thịt vào mùa hè năm 1980, tổ chức công đoàn Đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Lech Walesa đã ra đời. Ảnh hưởng của công đoàn Đoàn kết nhanh chóng lan rộng với việc họ tổ chức hàng loạt các cuộc bãi công quy mô lớn làm tê liệt nền kinh tế. Tình hình nghiêm trọng đến mức cuối tháng 8/1980, Phó Thủ tướng Metrislaw Yaghelski phải đích thân đến thành phố cảng Gdansk - đại bản doanh của công đoàn Đoàn kết để gặp gỡ, đàm phán với Lech Walesa và các thủ lĩnh khác của phong trào bãi công.

1650154431541.png

1650154836295.png

1650153866537.png

Lech Walesa

Kết quả, Hiệp định Gdansk được kí kết. Theo đó, công đoàn Đoàn kết chấm dứt các cuộc bãi công. Về phần mình, Warszawa cam kết một loạt nhân nhượng chính trị, bao gồm cả việc công nhận quyền bãi công và việc truyền phát các công việc nhà thờ trên làn sóng đài phát thanh quốc gia vào các ngày chủ nhật. Tuy nhiên, không vì thế mà vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan (PUWP) tránh khỏi bị đe doạ.
Giống như thời kì cuộc khủng hoảng ở Hungary năm 1956 và khủng hoảng “Mùa xuân Praha” ở Tiệp Khắc năm 1968, vào những ngày này hoạt động của cơ quan tình báo Liên Xô tại Ba Lan tăng đột biến. Các báo cáo tình báo gửi về Moscow đều cho thấy những tổn thất gây mất uy tín cho Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan. Đánh giá tình hình, Trưởng phòng Ba Lan thuộc Tổng cục I KGB (Tổng cục Tình báo đối ngoại - PGU) N. Tarnavski đưa ra nhận định sẽ khó tránh khỏi một cuộc thảm sát đẫm máu ở đất nước này.
Trong khi đó, ảnh hưởng của công đoàn Đoàn kết tiếp tục lớn mạnh. Chỉ sau 1 năm, số người ủng hộ nó đã đạt tới con số khoảng 10 triệu người. KGB khẳng định, các điệp viên của công đoàn Đoàn kết đã thâm nhập vào cả cơ quan an ninh lẫn cảnh sát Ba Lan. Các phần tử tích cực của công đoàn mà nòng cốt là những người theo chủ nghĩa quốc tế Do thái và các cựu thành viên của Uỷ ban Bảo vệ công nhân đe doạ các cán bộ nhiệt thành của Đảng. KGB cho rằng Đại hội IX mà PUWP vào tháng 7/1981 sẽ làm tăng thêm ảnh hưởng của công đoàn Đoàn kết.
Xuất phát từ nhận định này, KGB yêu cầu Ban lãnh đạo Liên Xô gây áp lực tối đa lên Stanislaw Kania (người sau Hiệp định Gdansk đã lên thay Edward Gierek làm Bí thư Thứ nhất) để ông ta trì hoãn đại hội. Tuy nhiên, Bộ Chính trị ************* Liên Xô với L. Brezhnev lúc này đã ốm yếu không còn giữ được tính quyết đoán như thời kì khủng hoảng Tiệp Khắc. Họ cũng không muốn liên tục phải nghe những tin tức xấu nữa.

1650153947221.png

Stanislaw Kania

Đại hội IX Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan diễn ra vào tháng 7/1981 như kế hoạch. Và đúng như dự cảm của KGB, 7 trong số 8 thành viên cũ của Bộ Chính trị phải từ bỏ chức vụ; 20% số uỷ viên mới của Ban Chấp hành Trung ương công khai ủng hộ công đoàn Đoàn kết, 50% có cảm tình với nó... Đến lúc này, Kremlin mới vội triệu tập lãnh đạo KGB. Các tướng Vladimir Kriuchkov (Tổng cục trưởng PGU) và Vadim Pavlov (Chỉ huy trưởng KGB tại Ba Lan) tuyên bố Kania đã đánh mất kiểm soát Đảng và tình hình trong nước, và nếu không thay Ban Chấp hành Trung ương bằng những người tin cậy hơn thì chế độ XHCN ở Ba Lan nhất định sẽ sụp đổ.
Xuất phát từ bối cảnh đó, cả KGB và Ban lãnh đạo Liên Xô đều cho rằng trong trường hợp xấu nhất, Quân đội Liên Xô phải can thiệp. Nhưng tình hình lúc này đã khác nhiều. Do vậy, trung tâm kết luận, biện pháp tối ưu là tiến hành một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm với sự tham gia của giới quân sự Ba Lan. KGB tin tưởng giới lãnh đạo quân đội Ba Lan hơn là lãnh đạo Đảng. Đa số các sĩ quan Ba Lan được đào tạo tại các học viện, nhà trường quân sự Liên Xô. Nhiều sĩ quan cao cấp là cựu chiến binh của Quân đoàn Ba Lan đóng quân trên lãnh thổ Liên Xô trong những năm chiến tranh.
Ứng cử viên đứng đầu cuộc chính biến được KGB lựa chọn là Wojciech Jaruzelski. Ông Jaruzelski được người dân Ba Lan coi là nhân vật bí ẩn nhưng có thiện cảm, nhất là sau khi ông chỉ định Metrislaw Rakovski giữ chức Phó Thủ tướng phụ trách các vấn đề công đoàn. Jaruzelski cũng là người kêu gọi hoà hợp dân tộc, thành lập Mặt trận thống nhất. Chính ông đã tổ chức cuộc gặp với thủ lĩnh công đoàn Đoàn kết Lech Walesa và Đại Giáo chủ Glemp.

1650154035548.png

Wojciech Jaruzelski

Những chi tiết cuối cùng của cuộc chính biến được thông qua trong hai cuộc họp bí mật diễn ra tại Warswawa giữa Jaruzelski với Kriuchkov và Nguyên soái Victor Kulikov, Tổng Tư lệnh các lực lượng vũ trang khối Warswawa. Đêm 12 sang ngày 13/12, tình trạng thiết quân luật được ban bố và thực hiện một cách hoàn hảo. Sáng sớm, người dân Ba Lan thức dậy đã thấy ở mỗi góc phố chòi canh của quân đội. Các phân đội cảnh sát vũ trang cơ động nhanh chóng giải tán các cuộc bãi công và các hành động chống đối. Phần lớn những người lãnh đạo của công đoàn Đoàn kết bị bắt ngay tại nhà riêng. Chưa đầy một tuần sau, quân đội đã hoàn toàn làm chủ tình hình. Đây được xem là một trong những chiến dịch thành công to lớn cuối cùng của KGB.

1650154179007.png

1650154483987.png

1650154504576.png

1650154534657.png

1650154600236.png

1650154647013.png

Thiết quân luật tại Ba Lan tháng 12/1981
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
CHIẾN DỊCH IVY BELLS CỦA TÌNH BÁO MỸ

Trong cuộc đối đầu kéo dài hàng thập kỷ thời Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã thu thập thông tin tình báo bằng mọi cách, kể cả dùng tàu ngầm và thiết bị chuyên dụng để nghe trộm qua các đường cáp dưới đáy biển.
“Trên thực tế, tín hiệu đi qua một dây cáp như vậy được mã hóa, và thông tin chỉ có thể được giải mã bằng một khóa đặc biệt. Nếu không có khóa, thì có thể mất cả trăm năm để giải mã. Người Mỹ đã giải mã một số thông tin có mức độ bảo vệ yếu và không phải là bí mật nhà nước. Với chi phí quá lớn và kết qủa thu được chẳng là bao, có thể nói chiến dịch Ivy Bells đã thất bại hoàn toàn”, Chuẩn Đô đốc Anatoly Shtyrov, cựu tình báo thuộc Hạm đội TBD cho biết.

Khởi đầu đối đầu trên biển
Trong Chiến tranh Lạnh, người Mỹ rất muốn có được thông tin về công nghệ tàu ngầm và tên lửa của Liên Xô; đặc biệt, việc thử tên lửa đường đạn liên lục địa (ICBM) và khả năng tiến công hạt nhân đầu tiên. Các nỗ lực đầu tiên để thu thập thông tin tình báo về Liên Xô bằng tàu ngầm bắt đầu vào cuối những năm 1940. Tuy nhiên, chuyến do thám của 2 tàu ngầm diesel-điện USS Cochino (SS-345) và USS Tusk (SS426) của Mỹ gần bờ biển bán đảo Kola năm 1949 đã thất bại hoàn toàn.

1650334432948.png

1650334475796.png

USS Cochino (SS-345)

1650334354495.png

1650334372479.png

1650334398112.png

USS Tusk (SS426)

Những chiếc tàu ngầm được trang bị thiết bị trinh sát điện tử hiện đại đã không thể thu được một số thông tin có giá trị, trong khi tàu ngầm Cochino còn bị hỏa hoạn. Tàu ngầm Tusk đã tìm cách đến cứu chiếc tàu bị nạn, đưa một phần thủy thủ đoàn khỏi Cochino và kéo nó về các cảng của Na Uy. Tuy nhiên, chiếc tàu ngầm xấu số này không đến được Na Uy, một vụ nổ đã xảy ra và tàu bị chìm; 7 thủy thủ thiệt mạng, hàng chục người khác bị thương.
Mặc dù thất bại, hải quân và cộng đồng tình báo Mỹ không từ bỏ dã tâm của mình. Các tàu của Mỹ thường xuyên tiếp cận bờ biển Liên Xô để do thám cả ở bán đảo Kola và Viễn Đông, bao gồm cả vùng Kamchatka. Mùa hè năm 1957, gần Vladivostok, các tàu hộ vệ chống ngầm của Liên Xô đã phát hiện và buộc tàu trinh sát đặc nhiệm USS Gudgeon của Mỹ phải nổi lên. Hải quân Liên Xô cũng không từ việc sử dụng cả bom độ sâu

1650334778375.png

1650334824618.png

1650334965163.png

USS Gudgeon

Tình hình thực sự bắt đầu thay đổi với sự xuất hiện của các tàu ngầm nguyên tử, có thể hoạt động độc lập và không phải nổi lên mặt nước trong suốt chiến dịch. Việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân đã mở ra các cơ hội và khả năng mới. Một trong những tàu ngầm loại này là USS Halibut (SSGN-587), được hạ thủy vào tháng 1/1959 và được đưa vào trang bị tháng 1/1960.

Tàu ngầm hạt nhân Halibut
Tàu ngầm hạt nhân USS Halibut ban đầu được thiết kế như một tàu ngầm cho các chiến dịch đặc biệt. Nhưng trong một thời gian dài, nó đã được sử dụng để phóng thử tên lửa dẫn đường và tên lửa thông thường. Năm 1968, Halibut đã được hiện đại hóa sâu và được tái trang bị cho các nhiệm vụ do thám hiện đại. SSGN-587 là tàu ngầm hạt nhân cỡ nhỏ có lượng choán nước khoảng 5.000 tấn, chiều dài 106,7m, tốc độ tối đa trên mặt nước 15 hải lý/h và khi lặn 20 hải lý/h, lò phản ứng hạt nhân có công suất cực đại 7.500 mã lực, chứa được 97 thủy thủ. Năm 1968, tàu ngầm Halibut được hiện đại hóa tại Nhà máy đóng tàu Mare Island (California) và quay trở lại căn cứ tại Trân Châu Cảng vào năm 1970.

1650335177194.png

1650335077262.png

1650335247702.png

1650335289755.png

1650335315949.png

USS Halibut

Trong thời gian ở nhà máy, các thiết bị đẩy bên, sonar gần và xa, một phương tiện kéo bằng tời dưới nước, thiết bị hình ảnh và video trên tàu và một camera lặn đã được trang bị cho chiếc tàu ngầm này. Ngoài ra, trên tàu ngầm được cài đặt các thiết bị máy tính hiện đại và xử lý tốc độ cao, cũng như một bộ thiết bị khảo sát hải dương khác nhau. Với các trang, thiết bị này, Halibut đã nhiều lần đến biển Okhotsk, kể cả trong lãnh hải của Liên Xô, để thực hiện các hoạt động do thám.

Chiến dịch Ivy Bells
Vào đầu những năm 1970, hải quân, Cục tình báo Trung ương (CIA) và Cục An ninh quốc gia (NSA) Mỹ đã quyết định tiến hành một chiến dịch tình báo ở vùng biển Okhotsk, phía Bắc Thái Bình Dương (TBD) mang mật danh Ivy Bells (Hoa thường xuân). Liên Xô coi biển Okhotsk là vùng nước nội địa của mình. Dưới đáy biển Okhotsk đã có đường dây liên lạc bằng cáp giữa căn cứ tàu ngầm hạt nhân trên bán đảo Kamchatka và sở chỉ huy Hạm đội TBD ở Vladivostok. Dưới đáy biển đã đặt các cảm biến thủy âm để phát hiện tàu ngầm lạ, đồng thời các tàu nổi của hạm đội TBD thường xuyên tuần tra vùng biển này.
Cục Tình báo Trung ương và tình báo Hải quân Mỹ biết được sự tồn tại của đường dây liên lạc bằng cáp. Có lẽ, các vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi lại các hoạt động lắp đặt dây cáp hoặc một trong những tàu ngầm Mỹ phát hiện dây cáp vì các cuộc đàm thoại qua đường dây liên lạc phát ra bức xạ điện từ. Washington đã đưa ra một quyết định táo bạo: cài đặt thiết bị nghe trộm cáp liên lạc dưới biển để nắm bắt các thông tin đặc biệt quan trọng của Liên Xô. Để thực hiện nhiệm vụ này họ đã sử dụng tàu ngầm Halibut. Trên tàu Halibut còn có một tàu ngầm mini với máy ảnh và camera có khả năng hoạt động ở vùng nước lạnh và trong những cơn bão cường độ mạnh, có buồng giải nén cho đặc nhiệm SEAL, cũng như thiết bị nghe trộm. Ngoài ra, 2 tàu ngầm Mỹ đã hộ tống Halibut. Nhiệm vụ của chúng là đánh lạc hướng các tàu chống ngầm của Liên Xô.
Vào mùa Thu năm 1971, tàu ngầm mini và các đặc nhiệm SEAL đã tìm được cáp thông tin liên lạc dưới đáy biển ở độ sâu 65m. Các thợ lặn đã lắp đặt thiết bị nghe trộm lên dây cáp. Trên thiết bị dài khoảng 1m với pin lithium có máy ghi âm, có thể thường xuyên ghi lại mọi thông tin các cuộc đàm thoại mà không làm hỏng cáp. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tàu ngầm Halibut trở về căn cứ tại Trân Châu Cảng.
Một năm sau, Halibut quay trở lại bờ biển Liên Xô để thay thế thiết bị nghe trộm cũ bằng một thiết bị trinh sát tiên tiến hơn được đặt tên là Cocoon, có khả năng nghe trộm tới 60 kênh và ghi âm trong suốt 3.000 giờ với chế độ chọn lọc. Tất nhiên, dây cáp không bị hư hỏng, mọi thông tin đã được thu bằng ăng ten cảm ứng có bộ khuếch đại. Với thiết bị Cocoon, các tàu ngầm Mỹ ít phải quay lại khu vực cài thiết bị để các thợ lặn thu thập băng từ đã ghi, nhờ đó đã giảm nguy cơ gặp tàu Liên Xô hoặc ít nhất bị bắt giữ.

1650335760828.png

1650336194681.png

1650336163178.png

1650336144808.png

Thiết bị nghe trộm Cocoon
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(tiếp)

Chiến dịch bị bại lộ
Trong gần 10 năm, người Mỹ đã nghe trộm các cuộc điện đàm của Hải quân Liên Xô. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1980, vệ tinh do thám của Mỹ đã ghi lại hoạt động đáng ngờ của các tàu Liên Xô trong khu vực đặt thiết bị Cocoon. Và trong lần “viếng thăm” biển Okhotsk tiếp theo, tàu ngầm Mỹ không chỉ gặp 2 tàu ngầm Liên Xô đang chờ họ mà còn không tìm thấy thiết bị nghe trộm. Rõ ràng, Liên Xô đã tìm thấy và trục vớt, đưa lên mặt nước thiết bị Cocoon của Mỹ. Các tàu ngầm Mỹ nhanh chóng rút lui và báo cáo sự việc cho cấp trên.
1650469943745.png

Biển Okhotsk

1650469906559.png


Đến nay vẫn chưa biết bằng cách nào các sĩ quan phản gián của Hạm đội TBD đã phát hiện Cocoon. Có giả thuyết cho rằng, vào tháng 8/1981, một tàu đánh cá Liên Xô ở vùng biển Okhotsk đã thả neo và làm hỏng dây cáp, cắt đứt liên lạc giữa Kamchatka với sở chỉ huy. Tư lệnh Hạm đội TBD (1981-1986), Đô đốc Vladimir Sidorov hồi tưởng lại: “Tôi đã ra chỉ thị gửi một tàu đặt cáp đến khu vực dây cáp bị đứt. Vào ban đêm, tôi đã được thông báo rằng, trong quá trình tìm kiếm chỗ đứt cáp các thợ lặn đã phát hiện một container khổng lồ không rõ mục đích. Phần đuôi của container nóng lên vì một lý do nào đó ...".

1650469688288.png

1650470039380.png


Các chuyên gia Liên Xô lo ngại rằng, container có thể chứa thiết bị “tự sát”. Do đó, ban đầu họ quyết định không nâng container lên, và khẩn cấp báo cáo về phát hiện này cho Moscow. Cơ quan An ninh nhà nước KGB đã vào cuộc. Các thợ lặn được lệnh phải cẩn thận nâng container lên và đưa nó đến căn cứ, trong mọi trường hợp không được mở nó ra. Sau đó Cocoon đã được đưa đến Moscow và được mở ở đó. Cả mục đích và nguồn gốc của nó đều nhanh chóng được xác lập: bên container có tấm dán “Made in USA”.
Tuy nhiên, cũng có giả thuyết cho rằng, Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, Đô đốc Turner được cho là đã vô tình tiết lộ sự tồn tại của Cocoon. Thậm chí còn có giả thuyết, vào tháng 1/1980, sĩ quan NSA Ronald Pelton bị sa thải khỏi cơ quan vì nghiện ma túy. Trong tình huống khó khăn khi phải kiếm kế sinh nhai, anh ta đã quyết định bán thông tin về chiến dịch Ivy Bells cho Đại sứ quán Liên Xô tại Washington. Thông tin có được đã cho phép Liên Xô giải quyết vấn đề. Nhưng dù là lý do gì thì cả CIA, NSA và Lầu Năm Góc thừa nhận rằng, chiến dịch Ivy Bells đã bị bại lộ.

1650469329658.png

1650469350581.png

Sĩ quan NSA Ronald Pelton
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
HẢI CHIẾN TRÊN BIỂN CORAL TRẬN ĐỐI KHÁNG ĐẦU TIÊN GIỮA CÁC TÀU SÂN BAY

Trận chiến biển Coral (biển San hô) diễn ra từ ngày 4 đến ngày 8/5/1942 trên biển Coral nằm giữa Australia, New Guinea và quần đảo Solomon thuộc Thái Bình Dương trong Thế chiến Hai giữa Nhật Bản và liên quân Mỹ - Australia.
Đây là cuộc đối đầu đầu tiên trong lịch sử chiến tranh thế giới giữa các tàu sân bay. Về mặt chiến thuật, đó là một chiến thắng của Nhật Bản. Nhưng ngăn chặn cuộc xâm lược là một thành công quan trọng cho liên minh Mỹ - Australia. Đồng thời, cũng khiến tàu sân bay Shokaku và Zuikaku của phátxít Nhật không thể tham gia trận hải chiến Midway quyết định 1 tháng sau đó.

Bối cảnh diễn ra trận đánh
Ngày 7/12/1941, Nhật bất ngờ tiến công hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, mở màn mặt trận Thái Bình Dương. Đến mùa Hè năm 1942, đế quốc Nhật đã thống trị vùng lãnh thổ rộng gần 8 triệu km², bao gồm nhiều vùng đất ở Đông Á, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Trong khi đó, quân đồng minh sau những thất bại liên tiếp buộc phải có thời gian để hồi phục và chuẩn bị lực lượng phản công. Do đó, quân đồng minh vào thời điểm đó tập trung thiết lập 1 vành đai phòng thủ trên Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ tổ chức phòng thủ tại New Caledonia, phía Nam quần đảo Solomon còn Hải quân Australia phòng thủ quanh khu vực phía Đông và Nam New Guinea. Tướng Douglas MacArthur lui về Melbourne (Australia) thành lập Bộ Tư lệnh Tây Thái Bình Dương.
Vào năm 1942, tại Bộ Chỉ huy Nhật Bản có sự tranh cãi giữa hải quân và lục quân về phương hướng chiến lược. Trong khi Lục quân Nhật có ý định củng cố vững chắc các lãnh thổ đã chiếm được, thì ngược lại hải quân lại cho rằng mọi thành quả vừa đạt được sẽ không thể giữ lâu bền nếu quân Nhật chỉ giới hạn trong việc phòng thủ. Với thực lực hiện tại, người Nhật hoàn toàn có thể tiến hành các chiến dịch đánh chiếm Australia, Ấn Độ, Hawaii và các căn cứ quan trọng khác trên Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Qua đó, tạo ra vành đai phòng thủ từ xa cho Nhật Bản
Ngày 12/3/1942, Thủ tướng Nhật Hideki Tōjō đã tuyên bố trước Quốc hội Nhật: “Australia và New Zealand hiện đang nằm trong tầm tay của Quân đội Nhật và họ nên hiểu rằng chờ đợi sự tiếp viện vào thời điểm này là vô ích. Nếu Chính phủ Australia vẫn không thay đổi chính sách đối ngoại thì họ sẽ phải chịu chung số phận với Indonesia - thuộc địa của Hà Lan”.

1650684283556.png

Thủ tướng Nhật Hideki Tōjō

Để cô lập Australia và dụ Mỹ giao tranh, các chiến lược gia Nhật Bản thông qua kế hoạch gồm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu là chiến dịch MO, đặt theo tên chữ cái trong tiếng Nhật của cảng Moresby, nhằm chiếm đảo Tulagi ở phía Nam quần đảo Solomon, sau đó thiết lập căn cứ hải quân để kiểm soát phía Bắc vùng biển Coral, đổ bộ lên cảng Moresby phía Nam New Guinea, giúp tàu sân bay Nhật vươn tới miền Bắc Australia. Tuy nhiên, nhờ thông tin tình báo, Mỹ đã nắm được kế hoạch này và hiệp đồng với Australia để đối phó. Đội ngũ giải mã cho biết chiến dịch tập kích Moresby dự kiến diễn ra ngày 3/5, đồng thời Hải quân Nhật Bản sẽ băng qua vùng biển Coral, điều này giúp Mỹ chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức mai phục.

Lực lượng tham chiến
Lực lượng tham chiến phía Nhật Bản gồm 2 tàu sân bay cỡ lớn Shokaku và Zuikaku, 9 tàu tuần dương, 14 tàu khu trục, 2 tàu chở dầu... Phía Mỹ gồm 10 tàu tuần dương cùng 2 cụm tàu sân bay Yorktown (CV-5), Lexington (CV2) và tàu khu trục Morris (DD-417), Anderson (DD411), Hammann (DD-412), Russell (DD-414), cùng lực lượng tàu yểm trợ và tiếp nhiên liệu...

1650684406120.png

1650684428999.png

1650684499913.png

1650684542832.png

Tàu sân bay Shokaku

1650684588131.png

1650684607620.png

1650684655768.png

1650684836438.png

Tàu sân bay Zuikaku

1650684956721.png

1650684982018.png

1650685044158.png

1650685090399.png

1650685126798.png

Tàu sân bay Yorktown (CV-5)

1650685208285.png

1650685231061.png

1650685278975.png

1650685163344.png

Tàu sân bay Lexington (CV2)

1650685323584.png

1650685398754.png

Tàu khu trục Morris (DD-417)
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Diễn biến chính
Ngày 3/5, Nhật Bản chiếm được đảo Tulagi. Mỹ điều 12 máy bay chiến đấu thả ngư lôi cùng 28 máy bay ném bom tiến công vào quân Nhật, gây thiệt hại nghiêm trọng cho 1 tàu khu trục và đánh chìm 3 tàu quét mìn.
Ngày 5/5, lực lượng Nhật Bản do Đô đốc Takagi chỉ huy đi vào vùng biển Coral, trong khi Chuẩn Đô đốc Fletcher di chuyển theo hướng Tây Bắc, hướng về cảng Moresby. Các máy bay do thám Nhật quần thảo trên không theo dõi tàu Mỹ và thông báo cho tàu chiến của họ trong khu vực. Do tầm nhìn hạn chế, máy bay chiến đấu của Mỹ đã tiến công nhầm và đánh chìm 1 tàu khu trục của đồng minh, làm hơn 375 người thiệt mạng.

1650774552617.png

1650774616124.png

1650774975602.png

1650775132029.png

Tàu sân bay USS Lexington trong trận chiến biển Coran

1650772760311.png

Đô đốc Takagi

1650772812906.png

Chuẩn Đô đốc Fletcher

Ngày 6/5, cả 2 phe chỉ cách nhau khoảng 11km nhưng chưa phát hiện ra nhau do thời tiết xấu cản trở tầm nhìn của máy bay trinh sát. Ngày hôm sau, do báo cáo trinh sát không chính xác, cả 2 phía đều tiến hành các cuộc tiến công đường không quy mô lớn. Đô đốc Takagi điều lực lượng đến phía Nam - Tây Nam, nơi tàu tiếp nhiên liệu Neosho và tàu khu trục Sims của Mỹ bị hiểu nhầm là tàu sân bay và tàu tuần dương. Cả 2 tàu Mỹ đều bị phá hủy. Chuẩn Đô đốc Fletcher ra lệnh điều lực lượng lớn tiến công 2 tàu sân bay Nhật, nhưng thực chất đó chỉ là nhóm cảnh giới dưới quyền Chuẩn Đô đốc Goto.

1650772974955.png

1650772994965.png

Tàu khu trục Sims của Mỹ

Quân Mỹ tiếp tục tiến công tàu chiến Nhật Bản nhờ máy bay do thám chỉ thị mục tiêu; 93 máy bay Mỹ đã tập kích 2 tàu sân bay hạng nhẹ và 2 tàu vũ trang trong biên đội hộ tống. Một nhóm khác đánh chìm tàu sân bay hạng nhẹ Shoho, sau khi nó trúng 13 quả bom và 7 ngư lôi.

1650773388388.png

1650773502253.png

Tàu sân bay Shoho

1650773536156.png

1650773681946.png

Tàu sân bay Shoho bị đánh chìm

Hải quân Nhật Bản đáp trả trong buổi chiều và ban đêm bằng cách triển khai máy bay xuất kích đánh chìm tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, do thời tiết xấu và kế hoạch không có sự chuẩn bị kỹ càng, đợt phản công này trở thành thảm họa. Trong số 27 máy bay xuất kích thực hiện nhiệm vụ, chỉ có 6 chiếc trở về an toàn. Một số báo cáo cho thấy phi công Nhật trong lúc rối trí đã hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ.
Đỉnh điểm trận hải chiến diễn ra ngày 8/5, khi Hải quân Nhật Bản rút toàn bộ tàu chiến để tàu sân bay tiến công. Lực lượng 2 bên khá cân bằng, mỗi tàu sân bay đều mang theo 20 máy bay. Máy bay trinh sát 2 bên phát hiện ra vị trí đối phương từ khoảng cách gần 320km. Cả 2 bên đều sử dụng máy bay để tiến công tàu sân bay của nhau. Khoảng 11giờ, máy bay chiến đấu Mỹ tiến công tàu sân bay Shokaku nhưng bị tiêm kích Zero đáp trả, chỉ thả được 1 quả bom 450kg trúng tàu. Tuy nhiên, 1 máy bay khác của Mỹ đã bồi thêm một quả bom tương tự, sau đó lao thẳng vào tàu Shokaku khiến nó bị hư hỏng và bốc cháy. Thiệt hại của Shokaku nặng tới mức máy bay chỉ có thể hạ cánh chứ không thể xuất kích, buộc các phi đội phải sơ tán sang tàu sân bay Zuikaku đang ẩn mình an toàn trong mưa bão.
Trong đợt phản công của Nhật Bản, tàu sân bay USS Lexington bị trúng bom và ngư lôi làm kho đạn phát nổ và bốc cháy, buộc thủy thủ đoàn phải bỏ tàu nhưng không có tổn thất về người. Một khu trục hạm Mỹ sau đó phóng 5 quả ngư lôi để đánh chìm tàu sân bay này. Sau trận đánh, cả 2 bên đều rút quân.

1650774233597.png

1650775536994.png

1650774151005.png

1650775579064.png

USS Lexington bị trúng bom

1650775251303.png

1650773991794.png

1650775262752.png

1650775512192.png

Thủy thủ đoàn đang rời khỏi USS Lexington

1650775314948.png

Thủy thủ đoàn rời tàu USS Lexington. Tàu USS Morris và USS Anderson hỗ trợ thủy thủ bị thương ở mạn phải và những người khỏe mạnh thoát ra ở mạn trái.

Kết quả
Kết thúc trận đánh, tổn thất của 2 bên như sau: Hải quân Nhật bị đánh chìm 1 tàu sân bay hạng nhẹ và 1 tàu khu trục, 1 tàu sân bay cỡ lớn bị hư hại nặng và 69 máy bay chiến đấu bị phá hủy, 656 người chết. Trong khi đó, tổn thất của Hải quân Mỹ là 1 tàu sân bay cỡ lớn (USS Lexington), 1 tàu chở dầu, 1 tàu khu trục bị chìm, 1 tàu sân bay (USS Yorktown) bị hư hỏng nặng, 65 máy bay chiến đấu bị phá hủy, 966 người chết.

1650775705896.png

1650775797188.png

1650775929603.png

1650776057546.png

Xác tàu sân bay USS Lexington dưới biển Coran

1650775817463.png

1650775837478.png

1650775857461.png

1650775878730.png

Xác máy bay của tàu sân bay USS Lexington dưới biển Coran

Sau cuộc chiến cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng. Trên Tờ New York Times (Mỹ) số 9/5 đưa tin: “người Nhật bị đẩy lùi trong trận đánh lớn ở Thái Bình Dương với 17 đến 22 tàu chiến bị đánh chìm hoặc tê liệt: địch tháo chạy, tàu chiến đồng minh truy đuổi”.
Còn trên Tờ Japan Times & Advertiser thì viết: kẻ địch đã bị tổn thất kinh hoàng. Tin vào thắng lợi của Nhật, Hitler tuyên bố: “Sau thảm bại mới mẻ này, các tàu chiến Mỹ khó có thể dám đương đầu với hạm đội Nhật một lần nữa, vì bất kể tàu chiến Mỹ nào chấp nhận đương đầu với các lực lượng Nhật đều kể như thảm bại”. Các nhà quân sự cho rằng, về mặt chiến thuật, Hải quân Nhật xem như giành được 1 thắng lợi nhỏ khi họ chỉ mất 1 tàu sân bay loại nhỏ và bị thương 1 tàu sân bay loại lớn trong khi Mỹ mất 1 tàu sân bay loại lớn và bị hỏng nặng 1 chiếc khác. Nhưng về mặt chiến lược, trận đánh là 1 thất bại của Hải quân Nhật khi họ đã không thể đổ bộ lên bờ biển phía Nam New Guinea khiến cho kế hoạch tiến công Australia cũng theo đó mà phá sản. Với kết quả này, quân đồng minh đã phần nào lấy lại được thế chủ động tại chiến trường Thái Bình Dương sau thất bại ở trận Trân Châu Cảng.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Sự thật đằng sau Hiệp ước “Không xâm lược lẫn nhau” giữa Liên Xô và Đức quốc xã

Hiệp ước “Không xâm lược lẫn nhau” được ký kết giữa Liên Xô và Đức quốc xã vào ngày 23/8/1939, hiện đang được các “chuyên gia” và truyền thông phương Tây khai thác, để tố cáo Liên Xô đã “câu kết” với trùm phátxít Hitler “phản bội” các đồng minh Pháp và Anh. Tuy nhiên, các bằng chứng lịch sử lại cho ta câu chuyện khác.

1651291625638.png

1651291709531.png

1651291667668.png


Hiệp ước “Không xâm lược lẫn nhau” được ký kết giữa Liên Xô và Đức quốc xã vào ngày 23/8/1939

Hiệp ước “Không xâm lược lẫn nhau” giữa Liên Xô và Đức quốc xã hiện đang gây tranh cãi và tạo lý do để phương Tây kết tội Liên Xô “cấu kết” với Hitler vào đêm trước Thế chiến thứ Hai. Trong một bài viết cho Quỹ Văn hóa chiến lược, Giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada) nhấn mạnh: “Đó là một sự kiện tổ chức hàng năm vào ngày 23/8, được các nhà tuyên truyền “sợ Nga” ở phương Tây ngóng chờ với mong muốn nhắc nhở chúng tôi về vai trò “xấu xa” của Liên Xô khi khởi động Thế chiến thứ Hai. Song, các “chuyên gia” và truyền thông đại chúng phương Tây lại im lặng về một thực tế lịch sử, đó là hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Hitler trước khi Liên Xô làm vậy. Chẳng hạn, chính Ba Lan - mà người ta coi là “nạn nhân” của Hiệp ước “Không xâm lược lẫn nhau” giữa Liên Xô và Đức - cũng đã ký một hiệp ước tương tự với Đức quốc xã vào ngày 26/1/1934. Giáo sư Carley hỏi một cách ẩn ý: “Vậy ai đâm sau lưng ai?” Giáo sư Carley nhấn mạnh: “Cho đến năm 1939, Ba Lan đã làm tất cả những gì có thể để phá hoại các nỗ lực của Liên Xô trong việc xây dựng một liên minh chống chủ nghĩa quốc xã. Thế còn Anh và Pháp? Đáng ngạc nhiên, vào thập niên 1930 cả London và Paris đều không vội gia nhập liên minh chống Đức của Liên Xô. Carley chỉ ra rằng chính Maksim Litvinov - Ngoại trưởng Liên Xô là người “đầu tiên thai nghén ý tưởng về một “đại liên minh” chống Hitler”. Tuy nhiên đại liên minh đó đã không bao giờ tồn tại.

1651291149041.png

Maksim Litvinov - Cựu Ngoại trưởng Liên Xô

Châu Âu chỉ muốn Liên Xô - Đức đánh nhau
Các sử gia cho rằng, các quan chức châu Âu bảo thủ đã coi Hitler ít “tệ” hơn nước Nga Xôviết. Hơn nữa, theo nhà kinh tế học Mỹ Guido Giacomo Preparata, đối với chính quyền Anh và Mỹ, chủ nghĩa quốc xã được xem là động lực làm sụp đổ Liên Xô, và hoàn thành một quá trình đã bắt đầu từ Thế chiến thứ Nhất - làm tan rã hoàn toàn Đế chế Nga cũ. Ông viết trong cuốn sách “Làm thế nào mà Anh và Mỹ đã tạo ra Đế chế 3 (Đức quốc xã)”: “Thủ tướng Anh Stanley Baldwin tóm tắt vấn đề vào tháng 7/1936 như sau: “Nếu chiến sự có diễn ra ở châu Âu thì tôi mong được chứng kiến cảnh Bolshevik và Đức quốc xã đánh nhau”. Giới chức châu Âu và Mỹ đã không sẵn lòng thiết lập quan hệ liên minh với Liên Xô, nhưng lại tích cực đổ tiền vào nền kinh tế Đức quốc xã, tạo điều kiện cho bộ máy chiến tranh của phátxít Đức phát triển. Preparata tiếp tục nêu các chi tiết: Hãng sản xuất vũ khí danh tiếng của Anh, Vickers-Armstrong, đã cung cấp vũ khí hạng nặng cho Berlin, trong khi các công ty Mỹ như Pratt & Whitney, Douglas, Bendix Aviation..., cung cấp cho các hãng của Đức như là BMW, Siemens..., các bằng sáng chế, bí mật quân sự và các động cơ máy bay tiên tiến.

1651291258443.png

Thủ tướng Anh Stanley Baldwin

Vụ “phản bội” Munich 1938
Văn bản ghi lại trò chơi chính trị này là Thỏa thuận Munich do Anh, Đức, Pháp, Italy (loại trừ Liên Xô và Tiệp Khắc) ký kết vào ngày 30/9/1938. Thỏa thuận này cho phép Đức quốc xã sáp nhập các khu vực biên giới phía Bắc và phía Tây của Tiệp Khắc. Chính các tài liệu lưu trữ của Anh được công bố vào năm 2013 đã phơi bày thực tế: Nước Anh không chỉ phản bội Tiệp Khắc bằng việc cho phép Hitler xâm lược họ, mà còn tình nguyện trao gần 9 triệu USD thuộc về Tiệp Khắc cho Đức quốc xã vào tháng 3/1939 khi Hitle chiếm Praha.

1651291798704.png

1651291914544.png

Adolf Hitler và Neville Chamberlain

1651291334837.png

1651291385166.png

1651291466740.png

1651291403905.png

1651291421246.png

1651291441663.png

Quân Đức tại Praha tháng 3-1939

Sử gia Andrei Fursov - Nga nhấn mạnh: “Vụ "phản bội" Munich ngày 29 và 30/9/1938 thực sự đánh dấu điểm bắt đầu Thế chiến thứ Hai. Ông dẫn lại lá thư của Winston Churchill (sau này là Thủ tướng Anh) gửi Thiếu tá Ewal von Kleist, thành viên nhóm kháng chiến Đức và là phái viên của Bộ Tổng Tham mưu Đức trước khi Hitler “xâm chiếm” Tiệp Khắc: “Tôi chắc rằng việc binh sĩ hoặc máy bay Đức vượt qua biên giới của Tiệp Khắc sẽ mang lại một sự mới mẻ cho chiến tranh thế giới...”. Còn nữa, rất khó tin nhưng Chính phủ Anh thực sự đã ngăn chặn một âm mưu đảo chính nhằm vào Hitler năm 1938. Một nhóm sĩ quan cao cấp của Quân đội Đức lên kế hoạch bắt giữ Hitler vào thời điểm quốc trưởng Đức ra lệnh tiến công Tiệp Khắc. Song, Chính quyền Anh khi đó không chỉ từ chối giúp đỡ phong trào chống Hitler, mà còn làm phá sản các kế hoạch của phong trào này. Trích dẫn các nguồn tài liệu chính thức, tác giả McMenamin viết: “Thay vì công bố việc Hitler xâm lược châu Âu, vào ngày 28/9/1938, ông Chamberlain đề xuất (với quốc trưởng Đức) một hội nghị 5 bên giữa Anh, Đức, Tiệp Khắc, Pháp và Italy; trong đó, Chamberlain bảo đảm với Hitler rằng nước Đức có thể “nhận ngay tất cả những thứ thiết yếu mà không phải phát động chiến tranh”. Tác giả này cho biết thêm, Chamberlain cũng “làm ngơ” việc Đức loại Tiệp Khắc ra khỏi hội nghị này. Và 4 quốc gia còn lại đã nhất trí chấp nhận việc Đức chiếm vùng Sudeten của Tiệp Khắc, đồng thời Chamberlain và Hitler đã ký bản Thỏa thuận không xâm lược lẫn nhau giữa Anh và Đức.
Cũng thú vị không kém, Giáo sư Carley thuật lại rằng trong cuộc khủng hoảng Tiệp Khắc, Ba Lan yêu cầu nếu “Hitler chuẩn bị chiếm vùng lãnh thổ Sudeten thì Ba Lan cũng phải có phần là khu Teschenland (Tiệp Khắc).
Theo Andrei Fursov, ở Munich 4 nước nói trên đã tạo ra một “dạng khối quân sự tiền thân của NATO” thực sự nhằm chống lại Liên Xô. Cơ sở công nghiệp của Tiệp Khắc được nhắm tới để hỗ trợ cho việc phát triển sức mạnh quân sự Đức để chống lại “lực lượng Bolshevik” ở phía Đông. Và giới tinh hoa châu Âu mong chờ cuộc chiến này sẽ làm kiệt sức cả Đức và Liên Xô. Giáo sư Carley nhấn mạnh rằng Hitler khơi mào Thế chiến thứ Hai, còn Anh liên tục khước từ các đề xuất của Liên Xô về an ninh tập thể. Ông nói, Anh thậm chí còn ép Pháp làm những điều tương tự.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
Cuộc chiến UAV trên chiến trường Libya

Chiến trường Libya gần đây đang trở thành “cuộc chiến máy bay không người lái (UAV)”. UAV cỡ lớn trinh sát kiêm tấn công tiêu biểu là Pterodactyl-2 và UAV trinh sát, tiến công Bayraktar -TB2 đã thể hiện vô cùng linh hoạt, không những liên tục tấn công mục tiêu mặt đất, mà ở chừng mực nhất định còn tiến hành cuộc chiến giữa UAV. Thực tế đó có khả năng dự báo một hình thái mới của chiến tranh trong tương lai.

1651548430241.png

1651548490684.png

1651548471164.png

UAV Pterodactyl-2

1651548606178.png

1651548619595.png

1651548634468.png

1651548651294.png

UAV Bayraktar -TB2

Một cuộc tập kích thành công

Nói một cách khách quan, cuộc tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) xảy ra tại Libya vào chập tối ngày 4/1/2020 thực sự là một chiến lệ thành công. Thời cơ phát động tiến công được lựa chọn hết sức khôn ngoan, đó là vào lúc học viên trường quân sự đang tập hợp điểm danh. Khi ấy binh sĩ đứng đông, đang tập trung chú ý cao độ, về cơ bản không thể phát hiện tên lửa phóng từ trên không xuống. Về điểm công kích, mục tiêu bị tên lửa bắn trúng vào đúng giữa đội hình, là khu vực tập trung đông quân nhất, ở mức độ nhất định đã khắc phục được vấn đề số lượng mảnh đạn của đầu đạn lưỡng dụng xuyên giáp – sát thương của tên lửa chống tăng là khá ít ỏi, khả năng sát thương sinh lực địch hạn chế, nhưng kết quả đã làm chết 28, bị thương 23 binh sĩ, chỉ với 1 quả tên lửa không đối đất Blue Arrow-7 thì đây là chiến tích rất đáng tự hào.

1651548752281.png

1651548769186.png

1651548786590.png

Tên lửa không đối đất Blue Arrow-7

Theo tin tức báo chí nước ngoài, mục tiêu bị tập kích là trường quân sự của Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA), bên phát động cuộc tập kích là Quân đội Quốc dân Libya (LNA) do Khalifa Haftar lãnh đạo. Nói một cách chính xác thì đây là là máy bay không người lái Pterodactyl-2 của phe Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) ủng hộ Quân đội Quốc dân Libya. Điều này cũng phù hợp với tình hình thực tế trên chiến trường Libya gần đây. Từ năm 2019 khi xung đột vũ trang quy mô lớn xảy ra giữa GNA với LNA, máy bay không người lái Pterodactyl-2 đã nhiều lần xuất hiện, ngay từ tháng 4/2019 đã có tin tức báo chí cho biết, tại Tripoli,quân đội GNA đã bị UAV không rõ tông tích tiến công. Trong tháng 5 – 6 sau đó, lực lượng GNA tại sân bay Tripoli đã nhiều lần bị UAV tập kích đường không, đến 1/7, có 1 binh sĩ của GNA sử dụng máy ảnh tiêu cự xa chụp được 1 chiếc UAV Pterodactyl-2 đang bay, khi đó mới xác định chính xác loại UAV này đã tham chiến.
Đối với lực lượng GNA, việc chứng minh UAV cỡ lớn Pterodactyl-2 tham chiến cũng không có mấy tác dụng, thực sự thì LNA đã là bên chiếm ưu thế trên bầu trời chiến trường, UAV Pterodactyl-2 do UAE huy động chỉ là sự trợ giúp phần nào, chưa được coi là sự trợ giúp mang tính quan trọng quyết định .
Nhưng tuyệt đối không thể đánh giá thấp vai trò trợ giúp đó của UAE. Theo tin báo chí nước ngoài, sự kiện tập kích bằng UAV do phía lực lượng quân đội GNA ghi chép lại được đã vượt trên 1200 vụ. Những vụ tập kích bí mật bất ngờ đó đã gây sức ép tâm lý cực lớn đối với binh sĩ ở gần các mục tiêu quan trọng như cơ quan chỉ huy, trận địa pháo, kho đạn dược và nơi tập trung nhiều trang bị hạnh nặng khác trên mặt đất. Cho nên GNA luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội để bắn rơi UAV Pterodactyl-2.
Mãi đến tháng 3/2019, lực lượng quân đội GNA mới tuyên bố bắn rơi 1 chiếc UAV Pterodactyl-2, đồng thời trưng bày bức ảnh xác máy bay. Từ bức ảnh chụp, có thể thấy chiếc UAV này cháy khi bị thương trong lúc định hạ cánh bắt buộc, thân máy bay còn khá nguyên vẹn, xung quanh còn rơi tản mát tên lửa không đối đất Blue Arrow-7, có thể thấy máy bay này đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát – tiến công. Xem xét xác máy bay còn khá hoàn chỉnh, về cơ bản có thể loại trừ khả năng bị bắn rơi do tên lửa đất đối không. Tuy quân đội GNA vẫn kế thừa hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung trong đó có SA-3 và SA-6 từ thời chính quyền Gaddafi, tầm bắn đủ để bao trùm tầm bay của UAV cỡ lớn Pterodactyl-2, nhưng cho dù là tên lửa đất đối không SA-3 hay SA-6 thì uy lực của đầu đạn cũng đủ để bắn tan xác UAV cỡ lớn như Pterodactyl-2, chứ không thể bị rơi mà thân máy bay còn khá nguyên vẹn. Nên biết rằng đầu đạn tên lửa đất đối không SA-3 nặng 84 kg, khi nổ tung ra 3670 mảnh, còn đầu đạn tên lửa SA-6 cũng nặng đến 57 kg, khi nổ tung ra 3150 mảnh, đừng nói gì đến UAV, ngay cả máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ 2 cũng bị tan xác chỉ với 1 quả đạn.

1651548866807.png

1651548893621.png

1651548931074.png

1651548950810.png

1651548986089.png

UAV Pterodactyl-2 bị bắn rơi tại Lybia

Có khả năng là tên lửa phòng không vác vai như SA-7/14/16 hoặc SA-8/13 là tên lửa đất đối không tầm gần, đầu đạn thông thường chỉ nặng 6 kg, uy lực khá nhỏ, tuy tầm bắn của những tên lửa này chỉ 3500 – 5000 mét, nhưng khi UAV cỡ lớn Pterodactyl-2 tác chiến cũng không thể có chặng bay dài trên 7000 mét, không loại trừ bay ở tầm thấp vừa, khi UAV tiến công đòi hỏi phải có độ chính xác cao.

1651549120158.png

1651549137036.png

1651549158397.png

Tên lửa vác vai SA-7/14/16

Ngày 20/10/2019, lại có 1 chiếc UAV Pterodactyl-2 bị bắn rơi khi tiến công sân bay Mislat. Xem xét từ bức ảnh chụp do quân đội GNA công bố, có thể thấy, vũ khí bắn rơi máy bay này chính là tên lửa phòng không vác vai, có thể thấy khi tiến công, Pterodactyl-2 cũng bổ nhào ở tầm thấp.
Từ góc độ tác chiến thực tế thì việc bị bắn rơi 1 - 2 chiếc chiếc máy bay không người lái cũng không có gì to tát, sử dụng nhiều thì cũng có lúc bị “tai nạn”, cũng không làm thay đổi nhiều tình thế chiến trường. Tuy nhiên điều này cũng có thể phản ánh nhược điểm khá lớn của UAV cỡ lớn Pterodactyl-2, đó là lượng đạn dược dùng để tiến công khá ít..
Pterodactyl-2được cải tiến từ máy bay không người lái Pterodactyl-1, là UAV thế hệ mới do Sở Nghiên cứu thiết kế máy bay Thành Đô tự nghiên cứu chế tạo. Máy bay thân dài 11m, cao 4,1 m, sải cánh rộng 20,5 m, trọng lượng tổng thể 4,2 tấn, trang bị động cơ Tuabin -9 công suất mỗi động cơ 500 mã lực, tốc độ bay tối đa có thể tới 370 km/ giờ, tầm bay cao tối đa 9000 m, thời gian bay liên tục 20 giờ, trọng tải hiệu quả 480 kg, có thể mang theo 8 quả tên lửa không đối đất Blue Arrow-7, chỉ tiêu kỹ thuật đã được nâng cao đáng kể so với Pterodactyl-1. Nhưng so với máy bay không người lái hàng đầu trên thế giới, như MQ-9 của Mỹ thì vẫn còn thua kém nhất định. MQ-9 có tầm bay cao 15 km, mang được trọng lượng 1700 kg, mang theo tối đa 14 quả tên lửa chống tăng Hellfire AGM-114.

1651549253791.png

1651549276212.png

1651549299167.png

1651549324792.png

UAV MQ-9

Trong tác chiến, MQ-09 dù sao cũng chỉ là phương tiện chi viện trên không, thực hiện nhiệm vụ tiến công mục tiêu là chính, muốn nhờ vào lực lượng trên không để thay đổi thực tế chiến trường phải cần đến đầy đủ máy bay chiến đấu, phải có nhiều đạn dược để đánh mục tiêu đối phương, điều này đã được chứng minh qua rất nhiều chiến lệ. Dù có sử dụng số lượng lớn đạn tên lửa điều khiển chính xác cũng chỉ giảm bớt được tổng lượng đạn dược, không thể nói có đạn tên lửa điều khiển chính xác sẽ xem nhẹ lượng đạn sử dụng. Xem xét từ lực lượng Không quân – vũ trụ Nga tham gia chiến trường Syria gần đây đã cho thấy, máy bay chiến đấu quân đội Nga nhờ sử dụng số lượng lớn đạn dược, cuối cùng đã làm thay đổi cục diện chiến trường Syria, khiến cuộc nội chiến Syria kéo dài suốt 7 năm trời đã nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.
Nhìn lại máy bay không người lái Pterodactyl-2 thì sứ mệnh tác chiến cơ bản vẫn là tiến công các mục tiêu có giá trị cao của đối phương. 8 quả đạn tên lửa không đối đất Blue Arrow-7 nếu như bắn chính xác 100% thì 1 lần cũng chỉ tiến công được 8 mục tiêu. Nếu đối phương có biên chế như quân đội Nga, sẽ tiêu diệt tương đương 1 đại đội bộ binh cơ giới hoặc 60% số xe tăng, xe thiết giáp, đủ để làm tan rã cuộc tiến công hoặc chọc thủng phòng tuyến địch. Nhưng trên thực tế thì đó chỉ là tính toán lý thuyết. Trong tác chiến thực tế nếu đạt được một nửa thành tích cũng đã vô cùng lạc quan.
Do lượng đạn dược mang theo UAV có hạn, cho dù là quân đội LNA cũng không thể giao phó hết nhiệm vụ chi viện hỏa lực trên không cho UAV, máy bay chiến đấu có người lái vẫn đóng vai trò quan trọng, đương nhiên sẽ gặp phải sự giáng trả của bên quân đội GNA. Ngày 7/12/2019, 1 máy bay chiến đấu MIG-23ML do Liên Xô chế tạo của LNA khi làm nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất đã bị hỏa lực phòng không của quân đội GNA bắn rơi. Có tin tức cho biết, vũ khí bắn rơi máy bay này vẫn là tên lửa phòng không vác vai. Ngày 14/4 trước đó, 1 máy bay chiến đấu MIG-21 của LNA khi làm nhiệm vụ tiến công mục tiêu trên mặt đất cũng bị tên lửa phòng không vác vai bắn rơi.
So với tổn thất lớn hơn của máy bay chiến đấu có người lái, thì tổn thất vẻn vẹn 2 máy bay không người lái Pterodactyl-2 là không đáng kể, cứ giải quyết bằng tiền là được. Đương nhiên, chúng ta cũng phải nhìn nhận bài học kinh nghiệm 2 lần tổn thất của phía quân đội LNA. Trong cuộc tiến công ngày 4/1, họ đã lựa chọn thời điểm nhá nhem tối, nhìn không rõ, đảm bảo tối đa không để phía đối phương phát hiện bằng mắt thường.
Nói một cách khách quan, dù UAV mang số lượng đạn dược ít đã hạn chế việc sử dụng trên chiến trường, nhưng so với máy bay có người lái làm nhiệm vụ tương tự đòi hỏi phải bất chấp rủi ro cao, chỉ cần tình huống chiến trường không quá ác liệt thì giá trị vừa trinh sát vừa tiến công của UAV vẫn cao hơn nhiều máy bay có người lái.

1651549523996.png

1651549573117.png

1651549600189.png

1651549621368.png

MIG-23ML của lực lượng LNA
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
(Tiếp)

Cuộc chiến giữa những máy bay không người lái

Trong những tình huống nào đó, UAV vừa trinh sát vừa tiến công có lợi thế hơn so với sử dụng máy bay có người lái. Vậy phía quân đội GNA đương nhiên phải tìm mọi cách sở hữu được sản phẩm đó. Rất nhanh chóng, thế lực đứng sau hậu trường đã trực tiếp ra tay. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đã cung cấp cho GNA loại UAV Bayraktar -TB2 trinh sát kiêm tấn công do họ chế tạo.

1651724665584.png

1651724684352.png

UAV Bayraktar -TB2

UAV Bayraktar -TB2 trinh sát kiêm tấn công là loại UAV chiến thuật cỡ vừa nhỏ do công ty Cale Barca của Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Máy bay thân dài 6,5 m, sải cánh rộng 12 m, trọng lượng khi cất cánh tối đa chỉ 630 kg, trọng tải tối đa 55 kg, lắp đặt 1 động cơ piston 100 mã lực, tốc độ bay tối đa chỉ 130 km/ giờ, tầm bay cao giới hạn 6860 m. Tuy thời gian bay liên tục về lý thuyết tới 20 giờ, nhưng thực tế chiến đấu rất khó đạt đến chỉ tiêu đó. Máy bay này chủ yếu mang theo tên lửa điều khiển chính xác MAM-L do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Tên lửa sử dụng nguyên lý điều khiển laser, trong thử nghiệm năm 2015 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách ngoài 8000 m. Máy bay này cũng có thể bắn được đạn điều khiển laser kiểu mới do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Đây là đạn hỏa tiễn điều khiển laser lắp đầu đạn tên lửa chống tăng.

1651724781880.png

1651724866342.png

UAV Pterodactyl-2

So với chức năng UAV Pterodactyl-2 trinh sát kiêm tiến công thì điểm yếu của UAV Bayraktar -TB2 Thổ Nhĩ Kỳ khá rõ ràng, ngoài tải trọng khá thấp, tốc độ bay khá chậm của máy bay này cũng là bất lợi khi né tránh vũ khí phòng không mặt đất bắn lên. Mặc dù thời gian bay liên tục không phải là ngắn, nhưng do tải trọng hữu hiệu khá thấp, đòi hỏi phải liên tục bay trở về sân bay để bổ sung đạn.
Xem xét từ biểu hiện của UAV trinh sát – tiến công Bayraktar -TB2 trên chiến trường Libya, cũng có thể chứng minh được điểm yếu đó. Theo tin tức báo chí, từ khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đưa UAV Bayraktar-TB2 vào chiến trường Libya đến nay, nó thực sự đã phát huy một số tác dụng, phần nào kiềm chế được thế tiến công của quân đội LNA, phá hủy được một số xe vận tải nhỏ chở vũ khí, nhưng LNA đã nhanh chóng tìm ra được điểm yếu của loại UAV này. Do Bayraktar-TB2 có tốc độ bay chậm, tầm bay thấp, ngay đến pháo cao xạ 2 nòng 23 mm SU-23 do Liên Xô sản xuất cũng có thể tạo nên mối đe dọa chí mạng cho Bayraktar-TB2, chứ đừng nói đến tên lửa phòng không vác vai, cho nên tổn thất của UAV trinh sát – tiến công này trong tác chiến cao hơn hẳn so với UAV Pterodactyl-2 , thậm chí có tin tức cho biết 14 chiếc UAV Bayraktar-TB2 đợt đầu tiên do chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp đều đã bị tiêu diệt hết .

1651724939308.png

1651724952724.png

1651724983294.png

UAV Bayraktar -TB2 bị bắn rơi tại Lybia

Tuy tổn thất của UAV này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có một dạng tổn thất có thể dự báo trước cuộc chiến UAV sẽ đến, đó là UAV Pterodactyl-2 săn đuổi tiêu diệt UAV Bayraktar -TB2.
Điều đáng chú ý là, sự săn đuổi tiêu diệt đó không phải là tác chiến trên không của UAV. Hiện nay các UAV được các nước đưa vào tham gia tác chiến trên chiến trường thực tế đều không có đầy đủ năng lực không chiến. Điều này chủ yếu do UAV trong biên chế sử dụng hiện nay đều không có khả năng thám trắc và khóa mục tiêu trên không. Cho dù những UAV này miễn cưỡng mang theo vũ khí dùng cho không chiến cũng vẫn rất khó phát huy hiệu quả tác chiến cần có, lại còn gây lãng phí tải trọng vốn đã có hạn.
Phương thức săn đuổi tiêu diệt UAV của Pterodactyl-2 cũng rất đơn giản, đó là “ôm cây đợi thỏ”. Sau khi thông qua trinh sát xác định rõ sân bay cất hạ cánh của UAV Bayraktar-TB2, UAV Pterodactyl-2 tận dụng ưu thế thời gian bay dài hơn, tầm bay cao hơn, ẩn nấp chờ đợi thời cơ gần sân bay, khi phát hiện UAV Bayraktar -TB2 tiến công xong trở về, sẽ lẳng lặng tiếp cận từ trên không, hễ thấy Bayraktar -TB2 vừa hạ cánh là lập tức phóng tên lửa, khi ấy Bayraktar-TB2 về cơ bản chỉ là tấm bia sống, một mặt UAV này không có thiết bị thám trắc phía trên, rất khó phát hiện ra UAVPterodactyl-2. Mặt khác UAV Bayraktar -TB2 cho dù đã phát hiện đang bị máy bay kia tiến công cũng rất khó cơ động tránh né vì đang trong trạng thái hạ cánh. Đương nhiên, điểm yếu này không chỉ do thời gian duy trì bay trên không. Trong cuộc thử nghiệm bay vào mùa hè năm 2014, UAV Bayraktar -TB2 từng lập kỷ lục của Thổ Nhĩ Kỳ bay liên tục được 24 giờ 34 phút, thành tích đó đủ để sánh ngang Pterodactyl-2, vấn đề chủ yếu là tải trọng tối đa của Bayraktar -TB2 chỉ 55 kg, thông thường chỉ mang theo được 2 quả tên lửa điều khiển chính xác bắn từ trên không hoặc đạn hỏa tiễn điều khiển laser, như vậy đã làm lãng phi lớn thời gian duy trì bay trên không vào việc bay đi bay về giữa chiến trường và sân bay, lại thường xuyên đặt UAV trong tình huống nguy hiểm.

1651725144830.png

1651725067057.png

1651725100706.png

Mustang P-51

1651725203760.png

1651725173546.png

1651725253076.png

Me-262

Về lý luận, chiến thuật phục kích này không hề khó lý giải. Ngay từ chiến trường phía Tây trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, máy bay chiến đấu Mustang P-51 đã tận dụng ưu thế thời gian bay liên tục nhiều giờ, phục kích máy bay chiến đấu phản lực Me-262 trên bầu trời sân bay của không quân Đức. Quân đội Đức từng sử dụng máy bay chiến đấu kiểu Piston hộ tống máy bay chiến đấu phản lực giai đoạn cất hạ cánh, ở mức độ nhất định đã kiềm chế được sự phục kích của lực lượng đổ bộ đường không quân đội Mỹ. Tuy nhiên, không quân của quân đội GNA lại cơ bản không thể điều động máy bay chiến đấu hộ tống khi UAV Bayraktar -TB2 cất hạ cánh, cũng không đủ mạng lưới đảm bảo nắm tình hình trên không và vũ khí phòng không, 2 lần bắn rơi Pterodactyl-2 đều ít nhiều có nhân tố ngẫu nhiên, chỉ nhờ vào lực lượng của mình sẽ rất khó giành thắng lợi trong cuộc chiến UAV.
Có nguồn tin báo chí nước ngoài cho biết, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho quân đội GNA hệ thống vũ khí tên lửa phòng không tầm trung Hoth do Mỹ chế tạo, tầm bắn cao nhất có thể tới 13,7 -17,7 km, tầm bắn xa nhất đối với mục tiêu trên không lên tới 32 km, tạo nên mối đe dọa khá lớn đối với Pterodactyl-2 bay trên cao.
Nhưng nhìn chung, trong cuộc chiến UAV ở Libya, UAV Pterodactyl-2 có chỉ tiêu tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hiện nay đã chiếm ưu thế tuyệt đối. Trừ trường hợp bên phía quân đội GNA sở hữu được máy bay chiến đấu có người lái khá tiên tiến với số lượng nhất định trong thời gian ngắn, đồng thời kịp thời hình thành sức chiến đấu, nếu không sẽ rất khó xoay chuyển tình thế bất lợi hiện nay.
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
CHIẾN DỊCH CAESAR TRẬN CHIẾN DUY NHẤT GIỮA CÁC TÀU NGẦM

Trong lịch sử tác chiến tàu ngầm hiện đại, các tàu ngầm đã nhiều lần va chạm nhau và “xung đột”; tuy nhiên, chỉ có một trận chiến diễn ra khi cả 2 tàu đều đang lặn - một tàu ngầm Anh với hỏa lực hạn chế đã đánh chìm đối thủ Đức được vũ trang mạnh hơn nhiều.
Với thắng lợi trong trận chiến duy nhất được biết đến khi cả 2 tàu ngầm đang ở dưới nước, Trung úy Jimmy Launders được tặng thưởng Huân chương “Vì chiến công xuất sắc”. Các thủy thủ tàu ngầm Đức vĩnh viễn nằm lại dưới độ sâu 150m cách hòn đảo Fedje của Na Uy 2 hải lý.

1651890828121.png

U-864 bị HMS Venturer đánh chặn ở Biển Bắc và sau khi nó rời Kiel ở Đức. Sau đó con tàu hướng đến Na Uy nhưng bị đánh chìm hai dặm ngoài khơi Fedje


Bối cảnh
Đến cuối năm 1944, cả những người bình thường cũng hiểu được rằng các nước Trục phátxít đang ở thế thua trên tất cả các mặt trận, nhưng ở Berlin và Tokyo vẫn còn các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự cuồng tín, ngoan cố. Vào cuối Thế chiến Hai, cố gắng giúp đồng minh Nhật Bản kéo dài cuộc chiến, Đức đã làm mọi cách để xoay chuyển tình thế. Berlin sẵn sàng cung cấp cho Tokyo những công nghệ tiên tiến và vật liệu chiến lược. Tháng 12/1944, ở Đức, một chiến dịch mang mật danh “Caesar” bắt đầu được triển khai nhằm mục đích chuyển giao công nghệ tiên tiến và nguồn nguyên liệu thô khan hiếm sang Nhật Bản. Vào thời điểm đó, không có một cơ hội nào để đến được bờ biển Nhật Bản trên một con tàu nổi, lựa chọn duy nhất là sử dụng các tàu ngầm cỡ lớn vượt biển Trong chiến dịch Caesar, Bộ chỉ huy Đức đã sử dụng một tàu ngầm lớn U-864 lớp IXD2 mang các bản vẽ và chi tiết về tên lửa Me-163 Komet, hệ thống dẫn đường tên lửa V-2, máy bay chiến đấu Me-262, động cơ phản lực do Đức sản xuất, cũng như các hợp đồng cấp phép sản xuất chúng tại đất nước Mặt Trời mọc. Ngoài ra, còn có hình vẽ các tàu ngầm loại Caproni và Satsuki, hình vẽ radar của công ty Siemens, bản thiết kế máy bay chiến đấu phản lực Campini của Italia. Theo nhà nghiên cứu người Mỹ Clay Blair về chiến tranh tàu ngầm ở Đại Tây Dương, một số nhà khoa học và công trình sư của Đức và Nhật Bản cũng có mặt trên tàu với tư cách là hành khách. Hàng hóa nguy hiểm nhất trên tàu ngầm Đức là 1.835 (có tài liệu ghi 1.857) thùng, chứa tổng cộng gần 70 tấn thủy ngân lỏng - vật liệu tối quan trọng đối với ngành công nghiệp chiến tranh của Nhật Bản.

1651889531725.png

Thủy thủ đoàn tàu ngầm U-864, ảnh chụp ngày 9/12/1943

1651889575608.png

Thuyền trưởng tàu ngầm U-864 - Ralf-Reimar Wolfram

Tương quan lực lượng của 2 đối thủ

1651889748134.png

1651889965363.png

1651890012640.png

1651890099827.png

1651890310666.png

1651890621896.png

Tàu ngầm Type IXD2, cùng loại với U-864

Các tàu ngầm loại IXD2 là đỉnh cao phát triển của các tàu thuộc dòng “thứ 9” của Đức quốc xã, với lượng choán nước 1.616 tấn khi nổi và 2.150 tấn khi lặn; dài 87,6m, rộng 7,5m, độ lặn sâu tối đa 230m; dự trữ hành trình 23.700 hải lý; tổ hợp động lực gồm 2 động cơ diesel công suất 2.700 mã lực mỗi động cơ, và 2 động cơ điện 505 mã lực, giúp tàu đạt tốc độ tối đa trên mặt nước 19,2 hải lý/h và tốc độ lặn tối đa 6,9 hải lý/h.
Các tàu ngầm IXD2 được trang bị vũ khí mạnh: 24 quả ngư lôi cỡ 533mm, với 6 ống phóng; 1 pháo 105mm sử dụng đạn SK L/45 với cơ số đạn 150 viên; 1 pháo 37mm; 1 súng phòng không 20mm. Tàu ngầm U-864 được khởi đóng ngày 15/10/1942 tại xưởng đóng tàu ở Bremen, hạ thủy ngày 12/8/1943, đưa vào trang bị ngày 9/12/1943. Từ tháng 12 đến cuối tháng 10/1944, tàu ngầm U-864 là một phần của hải đội huấn luyện. Ngày 1/11/1944, U-864 được chuyển giao cho đội tàu ngầm Kriegsmarine số 33, ngoài nhiệm vụ tuần tra chiến đấu còn được sử dụng làm tàu vận tải biển, vận chuyển nguyên liệu, vật liệu chiến lược từ Nhật Bản sang Đức và ngược lại.

1651890256569.png

1651889879713.png

Tàu ngầm HMS Venturer - được ghi nhận đã đánh chìm tàu ngầm U-771 và U-86 dưới quyền của Trung úy James H. Launders

1651890221697.png

Trung úy James H. Launders

Người Anh biết đến chiến dịch Caesar nhờ liên lạc vô tuyến của Đức bị tình báo chặn và giải mã. Được cử đi đánh chặn tàu ngầm đối phương với một lượng hàng hóa có giá trị là tàu ngầm HMS Venturer của Anh (P68), có kích thước khiêm tốn hơn nhiều. Tàu ngầm Anh có lượng choán nước khi nổi 662 tấn, khi lặn 742 tấn; dài 62,48m, rộng 4,88m; được gắn 2 động cơ diesel có công suất 400 mã lực mỗi chiếc và 2 động cơ điện 450 mã lực; độ lặn sâu tối đa 109m. Một ưu điểm quan trọng của Venturer là tốc độ dưới nước là 10 hải lý/h, tốc độ mặt nước 11,25 hải lý/h. Trang bị vũ khí của tàu ngầm Anh cũng kém hơn: 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và cơ số đạn 8 quả; 1 pháo sàn 76,2mm và 3 súng máy phòng không 7,62mm. P68 được khởi đóng ngày 25/8/1942, hạ thủy ngày 4/5/1943, đưa vào hoạt động ngày 19/8/1943. Chiếc tàu ngầm này đã tích cực tham gia các chiến dịch quân sự kể từ tháng 3/1944 và đánh chìm 13 tàu buôn của Đức và Na Uy, cũng như tàu ngầm Đức U-771 (ngày 11/11/1944). Nhưng nổi tiếng nhất là HMS Venturer tham gia trận chiến đấu thứ 11 của dưới sự chỉ huy của Trung úy tàu ngầm Launders, 25 tuổi.

Chuyến đi định mệnh
Chiến dịch Caesar được bắt đầu ngày 5/12/1944, tàu ngầm Đức cơ động dưới sự chỉ huy của Đại úy RalfReimar Wolfram, 32 tuổi. Do đồng minh kiểm soát phần lớn vùng biển mà tàu ngầm Đức sẽ phải đi qua; vì vậy, Wolfram quyết định chỉ huy tàu bám sát bờ biển để được các lực lượng trên bờ của Đức bảo vệ. Trong khi đi qua kênh Kiel, U-864 mắc cạn và làm hư hỏng thân tàu; ngày 12/1/1945, trong khi U-864 vẫn đang được sửa chữa, các máy bay ném bom của Anh đã không kích, khiến việc sửa chữa bị trì hoãn thêm.
Đầu tháng 2, sau khi tàu được xuất xưởng, Wolfram lại bắt tay vào nhiệm vụ. Trên cơ sở một bức điện vô tuyến của Đức được tình báo Anh chặn và giải mã, ngày 6/2/1945, tàu ngầm Venturer đã được cử đến khu vực đảo Fedje tìm kiếm và đánh chìm tàu ngầm Đức U-864 chở hàng chiến lược cho Nhật Bản. Vào thời điểm đó, tàu ngầm U-864 của Wolfram đã đi qua đây, nhưng may mắn đã thuộc về phía Anh. Ngày 8/2, người Anh đã có thể xác minh tọa độ và hướng đi của tàu ngầm Đức bằng cách chặn một tin nhắn từ U-864, báo cáo cho căn cứ rằng, nó đang quay trở lại Bregen do trục trặc động cơ diesel.
Ngày 9/2/1945, tàu ngầm U-864 đi qua vùng sục sạo của Launders. Vào lúc 8 giờ 40 phút sáng, chuyên gia âm thanh trên tàu Venturer nghe thấy tiếng cánh quạt, nhưng Trung úy Launders quyết định không sử dụng sonar để tránh làm lộ tàu. Vào khoảng 10 giờ sáng, các thủy thủ Anh với sự hỗ trợ của kính tiềm vọng đã phát hiện ra chiếc tàu ngầm Đức. Lúc này, đích thân Đại úy Wolfram nâng kính tiềm vọng lên, cố gắng tìm kiếm các tàu Đức được cho là sẽ hộ tống tàu bị trục trặc về căn cứ. Vào thời điểm đó, U-864 chỉ chạy bằng 1 động cơ diesel, sử dụng ống thở.
Vào lúc 10 giờ 50 phút, Launders đã báo động chiến đấu, khi vẫn chưa đủ dữ liệu về hành trình, tốc độ và khoảng cách để thực hiện một cuộc tiến công bằng ngư lôi. Venturer bắt đầu di chuyển song song bên phải tàu ngầm Đức và cuộc bám đuổi tiếp tục trong một thời gian dài. Trung úy Launders hy vọng tàu ngầm Đức sẽ nổi lên, dễ dàng để tiến công. Tuy nhiên, thời gian trôi qua và tàu Đức không có ý định nổi lên. Chiếc U-864 di chuyển zích zắc, rất có thể trên tàu họ nghi ngờ có tàu ngầm đối phương ở gần. Được hướng dẫn bởi thông tin gián tiếp nhận được, Launders dần dần có thể ước tính khoảng cách tới mục tiêu, cũng như tốc độ của U-864 và kích thước gần đúng của tàu ngầm Đức. Các tính toán Launders được thực hiện với sự trợ giúp của các công cụ sẵn có trong biên chế. Viên sĩ quan người Anh đã mất khoảng 3 giờ để hoàn thành tất cả các tính toán và ước tính. Vào lúc 12 giờ 12 phút trưa, do sắp hết pin, tàu ngầm Anh Venturer đã quyết định bắn một loạt 4 quả ngư lôi theo hình rẻ quạt tại điểm đã được tính toán với cách bố trí ngư lôi dọc theo hành trình và độ sâu.
Trên tàu ngầm Đức nghe thấy tiếng ồn của ngư lôi lao đến và bắt đầu lặn xuống sâu hơn; 3 quả ngư lôi đầu tiên đi trượt mục tiêu, nhưng quả thứ 4 đã trúng thẳng vào khu vực mũi tàu U-864 của Đức. Vào lúc 12 giờ 14 phút, Trung úy Jimmy Launders đã viết trong nhật ký hành trình rằng, anh đã nghe thấy âm thanh lớn phát ra từ tiếng nổ, tiếp đó là những âm thanh của thân tàu bị vỡ. Trong khi đó, nhân viên thủy âm trên tàu ngầm Anh báo cáo rằng, anh ta không còn nghe thấy tiếng ồn của chân vịt tàu ngầm Đức nữa. Vì trúng ngư lôi phát nổ, nên thân tàu ngầm U-864 của Đức vị vỡ ra làm đôi, rồi chìm xuống độ sâu khoảng 150m cùng 73 người trên tàu thiệt mạng.
Do thủy ngân bị rò rỉ từ các lọ bị hư hỏng ngày càng tăng mỗi năm, việc đánh bắt cá bị cấm trong khu vực. Chính phủ Na Uy đã dành 15 năm để đánh giá những rủi ro có thể xảy ra khi nâng xác tàu lên, với những quả ngư lôi nguy hiểm chưa nổ bên trong. Cuối cùng, vào tháng 2/2017, người ta quyết định phủ lên chiếc U-864 0,5m cát và 160.000 tấn đá để “niêm phong” thủy ngân bên trong xác tàu, ngăn ngừa ô nhiễm và thiệt hại thêm cho hệ sinh thái.

1651890731779.png

1651890769874.png

1651891405998.png

1651891365387.png

1651891377432.png

Xác tàu ngầm U-864 dưới biển Na Uy
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
ĐẾ QUỐC NHẬT BẢN SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC TRONG THẾ CHIẾN HAI

Kể từ đầu những năm 30 của thế kỷ 20, đế quốc Nhật Bản đã phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt. Lực lượng đặc biệt đã tạo ra và sản xuất các chất độc hại, các loại vũ khí sinh học. Đối với mục đích quân sự, người ta đề xuất sử dụng một loạt các tác nhân gây bệnh của nhiều loại bệnh khác nhau, cũng như các phương tiện khác nhau để đưa chúng đến gây bệnh cho kẻ thù.
Biệt đội 731 của đế quốc Nhật chuyên nghiên cứu về virus, côn trùng, chất độc, các bệnh truyền nhiễm khác nhau, sản xuất các tác nhân chiến tranh hóa học… Trong các thí nghiệm man rợ trên người, chúng đã gây ra cái chết hàng vạn người.
Vào những năm 20 của thế kỷ 20, Nhật Bản phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn lực, nên không thể xây dựng quân đội có đủ sức mạnh cạnh tranh với lực lượng vũ trang của các nước đi đầu. Tuy nhiên, tham vọng của Tokyo không ngừng lớn mạnh, đó là lý do tại sao việc họ phải tìm kiếm các phương thức thay thế để gia tăng sức mạnh quân sự.
Người ta cho rằng trong trường hợp xảy ra xung đột toàn diện, quân đội triều đình sẽ có thể cân bằng cơ hội chiến thắng thông qua việc sử dụng các chất độc hại và các mầm bệnh khác nhau. Đồng thời, vũ khí vi khuẩn có đặc điểm là hoạt động chậm, tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, khiến khu vực này trở nên nguy hiểm ngay cho cả đối với quân nhà.

1652113830423.png

1652113935642.png

1652113971042.png

1652114030621.png

1652114097407.png

Quân đội Nhật Bản những năm 1930-1940

Quá trình phát triển vũ khí sinh học

Năm 1927, Quân đội Nhật Bản đã xây dựng nhà máy đầu tiên sản xuất các chất độc hại, sau đó các cơ sở nghiên cứu lần lượt xuất hiện. Công việc về vũ khí sinh học chính thức bắt đầu vào năm 1932, với tên gọi “phòng thí nghiệm phòng chống dịch bệnh”. Năm 1936, tổ chức này được mang tên Biệt đội 731. Trong giai đoạn (1936-1944) đã có ít nhất 6 đến 8 phân đội như vậy và một số lượng lớn các chi nhánh được thành lập. Tất cả các tổ chức này đều đóng quân tại các vùng lãnh thổ bị họ chiếm đóng, chủ yếu ở Trung Quốc.
Công việc chính về vũ khí vi khuẩn do Biệt đội 731 và 100 thực hiện. Biệt đội 731 chuyên nghiên cứu về bệnh ở người và Biệt đội 100 nghiên cứu về bệnh ở vật nuôi. Các nhiệm vụ tương tự đã được các phân đội khác thực hiện. Để nghiên cứu ảnh hưởng của vũ khí sinh học các biệt đội đã trực tiếp sử dụng cư dân địa phương, tù nhân chiến tranh để thử nghiệm. Chỉ riêng các nạn nhân của Biệt đội 731 đã gần 3.000 người.

1652113127219.png

Sĩ quan Nhật của đơn vị 731

1652113210972.png

Chỉ huy đơn vị 731 - Shirou Ishii

1652113403683.png

Trung tá Ryoichi Naito, bác sỹ y khoa chuyên về vi sinh, thuộc đơn vị 731

Trong Biệt đội 731, có khoảng 10 nhóm tham gia nghiên cứu về bệnh tật và mầm bệnh. Một loạt các bệnh đã được nghiên cứu: sốt phát ban, bệnh dịch hạch, bệnh lao, bệnh than... Đi cùng với đó là việc nghiên cứu một số vắcxin phòng, chống và phương pháp điều trị. Các nhóm riêng biệt đã tham gia vào việc sản xuất mầm bệnh và phát triển các phương tiện mang chúng. Bệnh dịch hạch và bệnh than được coi là hiệu quả nhất về mặt quân sự. Ngoài ra, nó đã được đề xuất để sử dụng các bệnh khác. Trong các phòng thí nghiệm của một số phân đội, một quá trình sản xuất quy mô đầy đủ các mầm bệnh tương ứng đã được tổ chức. Theo thời gian, hàng tháng có thể cho ra lò hàng 100kg mầm bệnh các loại. Song song với đó, các vấn đề về sự lây lan của các bệnh nhiễm trùng đã được nghiên cứu. Đặc biệt, các nhóm khoa học riêng lẻ đã nghiên cứu về bọ chét và các loài côn trùng khác có khả năng mang bệnh nguy hiểm.

Phương pháp gây bệnh

Người Nhật đã chuẩn bị tiến hành một cuộc chiến tranh sinh học bằng ba phương pháp:
(1) Bằng các hoạt động phá hoại của những biệt đội được điều sang lãnh thổ đối phương nhằm làm nhiễm khuẩn nguồn nước;
(2) Sử dụng đạn pháo, trong đó có chứa các vật bị nhiễm bệnh và bắn vào lãnh thổ của đối phương;
(3) Sử dụng máy bay và ném bom. Trong đó, phương pháp khả thi nhất là sử dụng bom sinh học ném từ máy bay.
Một quả bom gốm với lượng nhỏ thuốc nổ có thể phát nổ ở độ cao không lớn so với mặt đất. Những con bọ chét mang dịch hạch nằm rải rác trên mặt đất ngay lập tức bắt đầu “hành động” để tìm kiếm vật truyền bệnh.

Tội ác chống lại loài người

Biệt đội 731 và các đơn vị khác bắt đầu sử dụng các thùng chứa bọ chét và các dung dịch độc hại vào cuối những năm 30. Các mục tiêu đầu tiên là các ngôi làng và thành phố Trung Quốc bị phátxít Nhật chiếm đóng. Đã có từ 10 đến 12 cuộc tiến công đã được thử nghiệm trên thực địa.

1652114271279.png

Lính Nhật dùng thi thể người đàn ông để thử lưỡi lê tại Thiên Tân, tháng 9 năm 1937

1652114344928.png

1652114426674.png

1652114452549.png

Những người dân Trung Quốc này bị biệt đội 731 sử dụng để thí nghiệm các loại vi khuẩn gây bệnh

1652114521722.png

Thử nghiệm vi khuẩn gây bệnh trên người của đơn vị 731 tại Cát Lâm năm 1940

1652114596974.png

Hai bác sỹ quân đội Nhật thuộc đơn vị 731 thí nghiệm giải phẫu không dùng thuốc mê một người dân Trung Quốc

1652114771793.png

Một bệnh nhân bị nhiễm bệnh than do đơn vị 731 thí nghiệm

Trong chiến tranh Trung - Nhật (1937-1945), người Nhật đã thả những quả bom chứa bọ chét, vi sinh vật khác mang mầm bệnh dịch hạch, bệnh tả, đậu mùa, bệnh than cũng như một số bệnh khác vào binh sĩ và dân thường Trung Quốc, làm cho hơn 400.000 chết. Tuy nhiên, do công nghệ sinh học Nhật Bản chưa hoàn chỉnh nên trong chiến dịch Chiết Giang - Giang Tây năm 1942, khoảng 1.700 binh sĩ Nhật Bản đã chết trong tổng số 10.000 người bị nhiễm bệnh do chính vũ khí sinh học của họ.
Chưa dừng lại, trong vài tháng đầu chiến tranh với Mỹ, người Nhật toan tính thả hơn 90kg bọ chét mang mầm bệnh dịch hạch và khoảng 150 triệu côn trùng trong trận Bataan vào tháng 3/1942, nhưng kế hoạch chưa thực thi thì quân Mỹ đã đầu hàng. Trong những tháng cuối của Thế chiến II, cục diện chiến tranh đang dần bất lợi về phe phátxít, Đế quốc Nhật đã đưa ra chiến dịch “Hoa anh đào đêm”, sử dụng bệnh dịch hạch làm vũ khí sinh học tiêu diệt người dân tại San Diego (Mỹ) với hy vọng xoay chuyển tình thế. Cuối cùng, toàn bộ kế hoạch đã không bao giờ hoàn thành bởi Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh vào ngày 15/8/1945.

1652114925292.png

Các thành viên đơn vị 731 bị Hồng quân Liên Xô bắt và xét xử tại Khabarovsk sau chiến tranh thế giới thứ 2
 
Biển số
OF-806509
Ngày cấp bằng
4/3/22
Số km
3,146
Động cơ
177,545 Mã lực
“BẢY NGÀY ĐẾN SÔNG RHINE”: KẾ HOẠCH “KHÔNG TƯỞNG” CỦA LIÊN XÔ

Sau Chiến tranh Lạnh, chính quyền Ba Lan công bố tài liệu tuyệt mật thời Liên Xô tiết lộ về kế hoạch chiến tranh mang tên “Bảy ngày đến sông Rhine”. Đây là nội dung chủ chốt trong cuộc tập trận quy mô lớn của Liên Xô, với giả định phản công một cuộc xâm lược của NATO, rồi lấy đà xua quân tràn qua bức tường Berlin. Mục tiêu cuối cùng là trong vòng một tuần sẽ kiểm soát hoàn toàn Tây Đức, Bỉ, Đan Mạch và Hà Lan, áp sát biên giới Pháp.
Trong Chiến tranh Lạnh, đã có ít nhất 4 cuộc khủng hoảng nguy cơ dẫn tới Thế chiến III giữa Mỹ và Liên Xô, đó là: cuộc đối đấu Berlin năm 1961, khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, khủng hoảng Trung Đông năm 1973 và cuộc diễn tập Able Archer năm 1983.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, 2 siêu cường đối thủ Liên Xô và Mỹ đã sẵn sàng bất cứ lúc nào cho sự bùng nổ của một cuộc “chiến tranh nóng” giữa họ. Mọi người đều chắc chắn Thế chiến III sẽ là một cuộc chiến hạt nhân mang tính hủy diệt cho cả 2 bên. Tuy nhiên, vào năm 1979, Liên Xô đã xây dựng một kế hoạch mang tên “Bảy ngày đến sông Rhine”, nhằm đánh tan lực lượng NATO chỉ trong một tuần.
“Bảy ngày đến sông Rhine”
Theo kế hoạch, ngay sau khi NATO dùng vũ khí hạt nhân (VKHN) tiến công Ba Lan, Liên Xô và các đồng minh sẽ lập tức giáng trả cũng bằng VKHN vào những khu đô thị lớn ở Tây Đức, đại bản doanh NATO ở Brussels (Bỉ) và cảng Antwerp của nước này sẽ bị tiêu diệt. Các thành thị ở Đan Mạch và Thủ đô Amsterdam của Hà Lan sẽ trở thành bình địa sau 2 cuộc tiến công hạt nhân. Kết quả là NATO trở thành “rắn không đầu”, chính quyền Tây Đức, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch sụp đổ hoặc kiệt quệ và dễ dàng gục ngã trong ngày thứ 7 của kế hoạch. Điều đáng lưu ý là kế hoạch của Liên Xô nhấn mạnh không trực tiếp tiến công Anh và Pháp; trong khi, Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc cứu viện cho các lực lượng của họ đang đóng ở châu Âu. Sau đợt dọn đường bằng hạt nhân, Liên Xô và đồng minh sẽ tiến công NATO. Do Ba Lan đã trở thành “vùng đất chết” sau khi bị NATO tiến công hạt nhân nên quân chủ lực của Liên Xô sẽ bị chia cách với lực lượng đóng tại Đông Đức, Tiệp Khắc và Hungary. Tuy nhiên, những đơn vị đồn trú này được cho là vẫn đủ sức áp đảo đối phương.

1652269240419.png


1652268969695.png

1652269260390.png

1652269056174.png

1652269107933.png

1652269132917.png

1652269156482.png

1652269017591.png

Cuộc tập trận Zapad -81 của Liên Xô

Ở phía Bắc, Liên Xô triển khai 7 sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới phối hợp cùng Quân đội Đông Đức để đương đầu với lực lượng kết hợp giữa Hà Lan, Tây Đức, Anh và Bỉ. Trận chiến này sẽ diễn ra tại khu vực từ biên giới Đông - Tây Đức đến Hà Lan và Bỉ. Còn ở phía Nam, 19 sư đoàn của Liên Xô, Áo và Tiệp Khắc sẽ thẳng tiến đến sông Rhine. Tại đây Liên Xô và đồng minh sẽ đối mặt với 10 sư đoàn Mỹ và Tây Đức. Cùng lúc đó, Đặc công Liên Xô tìm cách vô hiệu hóa tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn và bom hạt nhân của NATO; còn hải quân tập trung chống tàu Mỹ tiếp cận khu vực, đồng thời sẵn sàng tiến công hạt nhân vào đất liền (nếu cần). Mục tiêu chính của Liên Xô là ép Anh, Pháp và Mỹ phải quay lưng với những đồng minh NATO nếu không muốn bị cuốn vào một cuộc chiến hạt nhân hủy diệt tất cả.

Kế hoạch của NATO
Trái với Liên Xô, NATO cho rằng sử dụng VKHN chỉ là bước cuối cùng khi 1 trong 2 bị dồn vào chân tường. Vì thế, trong chiến lược năm 1988, khối này công bố kế hoạch chiến tranh 4 mục tiêu gồm: áp đảo trên không, duy trì các tuyến đường biển mở tới Mỹ, bảo vệ Tây Đức và không để lâm vào tình trạng sử dụng VKHN. Chỉ cần một trong số này thất bại thì cuộc chiến sẽ kết thúc. Mặt khác, NATO đặt nguyên tắc phòng ngự chủ động áp sát Đông Đức nếu cần, vì nếu sử dụng chiến lược phòng ngự lùi sâu thời Thế chiến II sẽ trao toàn bộ Tây Đức vào tay Liên Xô cũng như công sức hơn 40 năm xây dựng phục hồi thời hậu chiến sẽ đổ sông đổ bể.
Theo đó, Hải quân NATO tập trung bảo vệ các tuyến đường biển ở Đại Tây Dương để có thể nhận tiếp viện từ Mỹ và Canada. Khi cần, Mỹ sẽ triển khai 2 đến 3 nhóm tác chiến tàu sân bay cùng một đội pháo hạm tiến công các căn cứ của Hạm đội phương Bắc Liên Xô để phân tán sức mạnh đối phương cũng như cô lập tàu ngầm mang tên lửa đường đạn của Liên Xô khỏi sự hỗ trợ từ đất liền. Phe NATO sẽ nỗ lực dồn tàu Liên Xô, Ba Lan và Đông Đức vào biển Baltic để ngăn chặn một cuộc đổ bộ vào Đan Mạch. Trong khi đó, Hải quân Tây Đức canh chừng không để đặc nhiệm Ba Lan cố đổ bộ vào Hamburg.
Cùng lúc, máy bay chiến đấu Mỹ, Anh và Tây Đức sẽ hợp sức tạo thế vượt trội trên không, còn máy bay Tornado IDS của Anh và Tây Đức sẽ dội bom phản công căn cứ ở Đông Đức và Ba Lan. Máy bay ném bom F-111 của Mỹ và các phi đội khác của liên minh sẽ phong tỏa, dội bom cầu đường, sở chỉ huy, nguồn tiếp tế… nhằm làm chậm đà tiến của đối phương, cũng như yểm trợ cho lục quân tiến công.

1652269521209.png

1652269533197.png

1652269600219.png

1652269566953.png

Máy bay chiến đấu Tornado IDS của NATO

1652269649655.png

1652269682968.png

1652269701281.png

1652269781133.png

Máy bay ném bom F-111 của Mỹ

Theo kế hoạch, nhóm lục quân phía Bắc sẽ bảo vệ khu vực từ biên giới Đông - Tây Đức đến Hà Lan và Bỉ, đánh bật mọi uy hiếp đối với Bonn, Antwerp và Rotterdam. Trong khi đó, nhóm lục quân miền Trung bảo vệ phía Nam của Tây Đức và đóng chốt ngay tuyến đường hiểm yếu dẫn đến sông Rhine. Cùng với đó, NATO sẽ dùng 12 đơn vị dự bị cấp lữ đoàn của Tây Đức để ngăn chặn các cuộc tiến công phá hoại từ trên không và đặc nhiệm của đối phương nhằm vào căn cứ không quân, cầu đường, trụ sở chỉ huy, kho tiếp tế…

Kế hoạch quá “ngây thơ”
Moscow tin rằng nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, các lực lượng chính của NATO ở châu Âu sẽ bị tiêu diệt trong 7 ngày. Nếu cần, Quân đội Liên Xô sẽ tiếp tục tiến về phía Pháp. Ban lãnh đạo các nước phương Tây bị sốc và mất tập trung sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngồi vào bàn đàm phán và cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện có thể tránh được. Bộ tư lệnh Liên Xô hoàn toàn phớt lờ học thuyết phòng thủ tập thể của NATO, trong đó có nội dung: “Một cuộc tiến công của một thành viên trong liên minh là một cuộc tiến công vào tất cả họ”. NATO đã sẵn sàng leo thang chiến tranh hạt nhân toàn diện trong trường hợp chỉ một quốc gia thành viên bị đánh bom, bất kể quốc gia đó có sở hữu VKHN hay không. Ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Liên Xô trong Hiệp ước Warsaw cũng coi kế hoạch trên là quá nguy hiểm và gần như không thể thực hiện được. Tuy nhiên, Liên Xô đã tổ chức các cuộc tập trận bí mật dựa trên kế hoạch này trong 10 năm cho đến cuối những năm 1980.

1652270016650.png

Lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô trong cuộc tập trận Zapad 81

1652270543727.png

1652270633683.png

1652270075224.png

1652270101060.png

Lực lượng xe tăng T-72 của Liên Xô trong cuộc tập trận Zapad 81

1652270576039.png

Lực lượng bộ binh cơ giới của Liên Xô trong cuộc tập trận Zapad 81
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top