- Biển số
- OF-683282
- Ngày cấp bằng
- 6/7/19
- Số km
- 506
- Động cơ
- 118,449 Mã lực
Cảm ơn những ý kiến nhiều chiều của CCCM, sorry cụ nào em chưa vodka ạ. Em công nhận là nịnh có nghệ thuật, không vì danh lợi và không quá thì có thể là liểu thuốc tốt cho bạn gái, vợ, cha mẹ và bạn bè quanh ta (trường hợp này dùng từ khen hoặc nói tốt thì phù hợp hơn, nịnh là đã khen quá mất rồi và có mục đích vụ lợi trong đó)
Lịch sử từ xa xưa chỉ ghi chép lại những nhân vật xiểm nịnh điển hình khi chúng đã ngồi ở ngôi cao chức trọng như Hòa Thân, Tần Cối bên TQ , Đại Việt ta có bảy nịnh thần trong sớ của cụ Chu Văn An, nịnh thần thời cụ Nguyễn Trãi (cụ nào biết tên thông tin lên giúp ạ) và chắc là còn nhiều nhưng không thấy lịch sử ghi chép cụ tỉ. Để lên được ngôi cao, những kẻ xu nịnh kia cũng phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất như em và các cụ. sau đó, nhờ giỏi lấy lòng LĐ và thủ đoạn gây thị phi chia rẽ tiêu diệt đối thủ mà những đối tượng này có cơ hội lên cao. Và thật đáng thương cho tổ chức, doanh nghiệp nào bị những người như vậy lên làm người cao nhất, lúc đó bộ mặt thật nó còn kinh hồn hơn. Tổ chức đó sẽ tan nát do lòng người ly tán, công việc bê trễ, những kẻ cơ hội kém tài được dịp tung hoàn. Bao công lao xây dựng của các thế hệ lãnh đạo trước bị kẻ nịnh giỏi nhưng kém tài này phá sạch, CBNV lầm than. Các nhà sử học đã nói “ Kẻ xu nịnh thì thường dễ phản, mà nịnh trên ắt thường đè dưới. Thói xu nịnh sẽ dần đánh mất bản thân, làm mục ruỗng lòng tin bên dưới, làm hỏng con người lẫn thể chế”
“Linh Từ quốc mẫu (vợ Trần Thủ Độ) có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: “Mụ này làm vợ ông, mà bị khinh nhờn đến thế”. Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa?”. Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về. Thời Lý-Trần làm rạng rỡ sử Việt cũng bởi có những người như Thái sư vậy.
Ôn cũ để làm cho mới. Em xin copy lời PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ: Để xã hội bớt đi những kẻ xu nịnh, không có cách nào khác, cấp trên phải dám nhìn thẳng vào sự thật, dám lắng nghe lời nói thẳng, dù trái tai, trừ bỏ thói kiêu ngạo độc quyền chân lý. Gương mẫu trong thượng tôn pháp luật, pháp trị. Cấp trên đã vậy thì đương nhiên, họ sẽ lựa chọn cho mình những thuộc cấp có lòng tự trọng, có danh dự, tư cách, khí tiết, dám bảo vệ sự thật và những giá trị đạo đức phổ quát, dám chấp nhận những hệ quả xấu, thua thiệt cá nhân.
Và điều này rất quan trọng với các cụ cõi of này: Từ xa xưa, những nịnh thần nguy hiểm nhất đều xuất thân từ những thái giám, có thể khi bị mất đi hai trứng, những kẻ đó mới trở nên hèn yếu và trở thành những tên nịnh thần nổi tiếng. Còn em và các cụ ở đây, đời là mấy, tại sao lại phải đánh đổi oai phong dũng khí của mình đi làm mấy cái việc đó.
Lịch sử từ xa xưa chỉ ghi chép lại những nhân vật xiểm nịnh điển hình khi chúng đã ngồi ở ngôi cao chức trọng như Hòa Thân, Tần Cối bên TQ , Đại Việt ta có bảy nịnh thần trong sớ của cụ Chu Văn An, nịnh thần thời cụ Nguyễn Trãi (cụ nào biết tên thông tin lên giúp ạ) và chắc là còn nhiều nhưng không thấy lịch sử ghi chép cụ tỉ. Để lên được ngôi cao, những kẻ xu nịnh kia cũng phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất như em và các cụ. sau đó, nhờ giỏi lấy lòng LĐ và thủ đoạn gây thị phi chia rẽ tiêu diệt đối thủ mà những đối tượng này có cơ hội lên cao. Và thật đáng thương cho tổ chức, doanh nghiệp nào bị những người như vậy lên làm người cao nhất, lúc đó bộ mặt thật nó còn kinh hồn hơn. Tổ chức đó sẽ tan nát do lòng người ly tán, công việc bê trễ, những kẻ cơ hội kém tài được dịp tung hoàn. Bao công lao xây dựng của các thế hệ lãnh đạo trước bị kẻ nịnh giỏi nhưng kém tài này phá sạch, CBNV lầm than. Các nhà sử học đã nói “ Kẻ xu nịnh thì thường dễ phản, mà nịnh trên ắt thường đè dưới. Thói xu nịnh sẽ dần đánh mất bản thân, làm mục ruỗng lòng tin bên dưới, làm hỏng con người lẫn thể chế”
“Linh Từ quốc mẫu (vợ Trần Thủ Độ) có lần ngồi kiệu đi qua thềm cấm, bị quân hiệu ngăn lại, về dinh khóc bảo Thủ Độ: “Mụ này làm vợ ông, mà bị khinh nhờn đến thế”. Thủ Độ tức giận, sai đi bắt. Người quân hiệu ấy nghĩ rằng mình chắc là phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt, người quân hiệu ấy cứ theo sự thực trả lời. Thủ Độ nói: “Ngươi ở chức thấp mà giữ được luật pháp, ta còn trách gì nữa?”. Lấy vàng lụa thưởng cho rồi cho về. Thời Lý-Trần làm rạng rỡ sử Việt cũng bởi có những người như Thái sư vậy.
Ôn cũ để làm cho mới. Em xin copy lời PGS-TS Nguyễn Thừa Hỷ: Để xã hội bớt đi những kẻ xu nịnh, không có cách nào khác, cấp trên phải dám nhìn thẳng vào sự thật, dám lắng nghe lời nói thẳng, dù trái tai, trừ bỏ thói kiêu ngạo độc quyền chân lý. Gương mẫu trong thượng tôn pháp luật, pháp trị. Cấp trên đã vậy thì đương nhiên, họ sẽ lựa chọn cho mình những thuộc cấp có lòng tự trọng, có danh dự, tư cách, khí tiết, dám bảo vệ sự thật và những giá trị đạo đức phổ quát, dám chấp nhận những hệ quả xấu, thua thiệt cá nhân.
Và điều này rất quan trọng với các cụ cõi of này: Từ xa xưa, những nịnh thần nguy hiểm nhất đều xuất thân từ những thái giám, có thể khi bị mất đi hai trứng, những kẻ đó mới trở nên hèn yếu và trở thành những tên nịnh thần nổi tiếng. Còn em và các cụ ở đây, đời là mấy, tại sao lại phải đánh đổi oai phong dũng khí của mình đi làm mấy cái việc đó.
Chỉnh sửa cuối: