[Funland] Norodom Sihanouk và Campuchia

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,177
Động cơ
113,347 Mã lực
Theo cụ là n.a chả còn gì và n.h dẹp được nhà lê và mạnh như trẻ tre? Vậy cụ có đặt câu hỏi do đâu mà vậy không? Hay n.h sinh ra đã tự nhiên mạnh ? Hay n.h được nước ngoài chống lưng, tuồn viện binh, lương thảo ? Hay ức hiếp, đe dọa ,khủng bố bắt dân đi lính, đẩy ra hòn tên mũi đạn, bắt gia đình làm con tin để có được sức như " trẻ tre" theo ý của cụ ?.Sau khi n.h mất thì tại sao nhà tây sơn lại không mạnh nữa ? Đang đánh đông dẹp bắc thế như nước lũ kia mà ? Thôi, em cũng còm vậy để cụ suy ngẫm và bút chiến với các cao nhân khác thôi. Em không đủ tầm.
NH dấy quân ra bắc dưới mác phù Lê nhé cụ. Và xin hỏi ngược lại câu hỏi của cụ tại sao sau khi Lê Thái Tổ và Vua Gia Long mất lại không bị lật đổ ? Tại sao dân chúng ủng hộ TS mà lại không nuôi dấu cho con cháu nhà TS như NA được dân Miền Nam ? Nhân dân ta có sức mạnh vô địch là nhân dân , nhờ vào sự ủng hộ đồng lòng của Nhân dân chúng ta đã đánh bại được cả Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ xâm lược . Vậy nên 1 triều đại có thể tồn tại cả trăm năm thì không thể nào không có sự ủng hộ của dân chúng và ngược lại với 1 triều đại suy tàn. Dù cho các nhà viết sử có bẻ cong ngòi bút dưới con mắt hận-thù-yêu-ghét thế nào thì sự tồn tại dài trong lịch sử nước nhà là 1 minh chứng cho năng lực của Vua tôi nhà Nguyễn và nhà Lê. Chào cụ
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Tiết 9 ĐỐNG ĐA: TỘT ĐỈNH CỦA TÂY SƠN
Bắc Hà hay chế độ cũ dưới mắt Tây Sơn

* Trận Đống Đa và tác động tâm lý của nó. "Sáng ngày khi biết Tây Sơn kéo quân về Nam đêm trước, Lê Chiêu Thống đòi các quan vào triều và hỏi: - Anh em hắn cướp hết nước ta mà đi, để cái "nước không" lại đây cho ta, nếu như có việc nguy cấp thì lấy gì mà chống chế? Các quan ngơ ngác nhìn nhau, không biết nên nói thế nào.
Tả hữu chợt có người tâu: - Hôm qua vâng có chỉ truyền sớm nay đặt triều. Bây giờ ngự giá đã tới, dám xin nhắc lại.
Hoàng thượng lại hỏi các quan: - Triều hãy thôi chăng? Các quan đều nói: - Hoàng thượng ra triều để giáng chỉ đổi niên hiệu, đó là việc lớn sao lại thôi?"
Một đoạn thuật chuyện trong sách Hoàng Lê vắn tắt cho ta thấy sự tan rã của cái thế thống nhất-về-Lê. Cái "nước không" mà Lê Chiêu Thống đã nói đây không phải chỉ là không bảo vật, không kho tàng. Nỗi kinh hoàng của Chiêu Thống chính do ở cái không khí trống trơn quyền bính mà Tây Sơn để lại ở Bắc Hà. Đoan Nam vương chết, Tây Sơn đi người ta cứ tưởng quyền bính từ đây tập trung về tay Lê, nhưng tình thế trái ngược lại vì thói quen lâu đời đã không dễ gì một sớm một chiều xoá nhoà được.

Trước hết là về phía nhà vua. Vị thiên tử 21 tuổi đó có mối thù Trịnh giết cha, có kinh nghiệm tù ngục nhưng chỉ để nuôi dưỡng oán hờn chứ không được chuẩn bị cầm quyền nối ngôi ông nội. Ông chỉ mới muốn tự chủ trong việc chôn cất Tiên đế thì đã bị ông dượng rể giành lấy làm đến phải tạ tội mới được yên thân. Triều thần nhà vua thì qua 200 năm ở nể cũng không biết việc gì làm hết. Hãy nhìn bộ mặt ngơ ngác của họ khi Chiêu Thống hỏi mưu lược giũ nước. Có kẻ lanh trí nghĩ ra thì chỉ được có mỗi một việc là đặt triều đã nói hôm qua. Thế rồi các quan mừng rỡ nhờ tìm được lối thoát, đốc xúi vua ra triều để được tung hô mừng thời mới.
Ừ, việc lớn quá sao lại thôi? Trong khi đó thì phải thấy rằng thói quen làm việc quanh Trịnh phủ dưới quyền họ Trịnh đã tập thành, để một khi xảy ra biến cố "đám cố gia di thần nhà Chúa" vẫn còn luyến nhớ họ.

Hãy nghe Đỗ Thế Long biện hộ cho nhà Chúa mà đàn hặc Nguyễn Hữu Chỉnh: - "Khi ông mới xuất thân, nào cầm quân, nào phong hầu, cái gì không phải là ơn nhà Chúa. Nay ông lấy tiếng phù Lê diệt Trịnh để kéo quân ra, thật là quá tệ. Nếu bảo nhà Chúa hiếp chế nhà Vua là việc có lỗi thì sao không nghĩ cái công tôn phù hai trăm năm trời? Theo người mới mà phản người cũ tức là bất nghĩa, bới cái lỗi để lấp cái công tức là bất nhân..." Cho nên khi văn thần của Lê bất lực thì võ tướng làm việc ở các trấn một khi kéo quân về chỉ là để phù Trịnh.

Khuôn mặt Trịnh nổi bật nhất là một người đã từng âm mưu giành ngôi anh, tính dựa vào Kiêu binh đoạt ngôi cháu: đó là Trịnh Lệ, em ruột Trịnh Sâm. Được Thì Trung hầu tìm đón về Thăng Long, Lệ nhận cho Dương Trọng Tế phản Chiêu Thống thần phục mình để lập nên triều chúa mới.

Một khuôn mặt khác của Trịnh nhu hoà hơn, nhưng nhờ kích thích của thời thế cũng chứa nhiều tham vọng: đó là Trịnh Bồng, "ông quận Quế". Tấn tuồng xoay chiều, đổi chủ lại diễn ra chớp nhoáng. Nguyễn Mậu Nễ, bộ tướng của Dương Trọng Tế, noi gương chủ đi đón Trịnh Bồng về đuổi Trịnh Lệ chạy khỏi phủ Chúa (4- 11-1786). Trong họ Trịnh không còn ai giành quyền nữa để Chiêu Thống làm áp lực có hiệu quả với Trịnh Bồng nên đành chịu Đinh Tích Nhưỡng mang quân về ép ông phong chức cho Chúa. Ông cũng còn hy vọng ở Hoàng Phùng Cơ, nhưng viên tướng này cũng liệu gió phất cờ mà sắp hàng bên phủ Liêu. Nhưng tình trạng đó không có nghĩa là quyền binh đã được tập trung quanh chiếc ngai "đố an" - Án Đô vương.
Những người lăng xăng chạy từ cung Vua tới phủ Chúa tranh các danh vị Tham tụng, Bình chương:.. "khư khư những thứ cũ rích" không phải là một lực lượng đáng kể. Bên văn hãy xem một Ninh Tốn, tướng bại trận Đồng Hới ngày trước, đem cái khôn quyệt "nhanh trí" của mình ra để dò ý Hoàng Phùng Cơ xem thế mà đổi chiều phò tá.

Đám người "sợ hãi xám mặt" trước Bắc Bình vương, đã bị Nguyễn Hữu Chỉnh mỉa mai tài thuyết khách từng đem một tên trấn nước để khỏi làm "mê hoặc thiên hạ", đám người ấy quả không đủ sức nghĩ xa hơn cách tiến thân bằng mồm mép. Còn võ tướng Đinh Tích Nhưỡng chẳng hạn, một ông trấn thủ biến thành cướp, không dằn mặt nổi ông nghè Nguyễn Hãn, còn nói gì đến việc đánh ai? Tình trạng phân ly từ trên đem đến một sự kết tập binh lính, dân chúng lỏng lẻo, nay là của phe này, mai bị vào phe khác không có dáng gì hơn bọn trước.
Nguyễn Hữu Chỉnh thừa hưởng được lề lối kết tập của Tây Sơn có thắng được Trịnh Bồng vào cuối tháng giêng 1787 55 cũng là lẽ tự nhiên. Từ khi bị Nguyễn Huệ bỏ rơi ở Nghệ An, Chỉnh phải lo kiến tạo lực lượng riêng để bảo vệ bản thân và chờ cơ hội phát triển. Không có Tây Sơn thì ông làm Tây Sơn vậy. Ông truyền hịch chiêu binh. Ai ngần ngừ, ngỏ ý chống báng, ông đem tay chân đến giết ngay. Chỉ 10 ngày ông đã có hơn 1.000 quân. Tất nhiên không phải chỉ có sự đe doạ làm nên tinh thần binh sĩ. Khả năng tổ chức quân binh của ông từ những kinh nghiệm qua được đem ra thử thách lần nữa. Quân có thiếu chính nghĩa thì phải tạo nó ra. Một chuyến liên lạc ngầm với Chiêu Thống được tuyên bố khoa trương khiến dân chúng Nghệ An bỏ phe chống đối mà theo ông
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Về phần Chiêu Thống từ khi thất vọng với Hoàng Phùng Cơ, quả vua thấy không còn ai có thể để kêu gọi về giúp ngoài Nguyễn Hữu Chỉnh. Quân Nghệ An rầm rộ tiến ra. Một trận nhỏ phá tan quân Trịnh Bồng gởi vào hỏi tội, bắt sống Phan Huy Ích, giết Lê Trung Nghĩa khiến uy thanh Chỉnh nổi dậy. Một lần nữa, quân tướng quanh phủ Chúa lại lảng xa. Trịnh Bồng có mếu máo chạy trốn cũng chỉ là thêm chút kinh nghiệm đắng cay cho con người thời loạn. Chỉ có họ Trịnh là không hy vọng trỗi dậy nữa: Chiêu Thống tức giận sai đốt tan phủ Chúa để tuyệt diệt dấu vết của một uy quyền đã áp bức dòng họ mình trên hai trăm năm dài.

Phát huy chiến thắng, Nguyễn Hữu Chỉnh cho quân đánh bắt Dương Trọng Tế ở Gia Lâm, bắt Hoàng Phùng Cơ ở Sơn Tây đem về giết, đuổi tan quân Đinh Tích Nhưỡng ở Hải Dương. Uy quyền của Chỉnh lớn dần ngang với thực lực. Chỗ ở của Chỉnh tấp nập quan chức ra vào. Tuy nhiên muốn lập riêng một triều Chúa mà hành động của Chỉnh vẫn có dấu vết của viên Hữu quân Tây Sơn. Thực vậy, muốn có lực lượng bình Bắc Hà, muốn tìm cách tập trung một quyền hành từ lâu vẫn phân tán nên bị khinh khi, Chỉnh đã áp dụng những phương pháp như của Tây Sơn đã làm.
Sách Hoàng Lê với những nhận xét chủ quan, thiển cận vẫn cho ta thấy rõ điều đó: "Bây giờ tiền bạc trong nước phần nhiều bị nhà giàu giấu cất, nhân dân đói khổ vì nạn khan tiền, vật giá đắt lên vùn vụt. Chỉnh bèn xin với Triều đình ra lệnh thu hết tượng đồng các chùa đem về Kinh sư mở lò đúc tiền. Rồi Chỉnh thả cho thủ hạ đi khắp tứ phía cướp bóc chuông, tượng của các làng xóm. Người nào mà dám giấu diềm, tức thì bị chúng bắt đem về khảo đả nghiêm trị. Duy có pho tượng đồng đen ở Quán Trấn Vũ phía bắc Kinh thành chúng không dám lấy mà thôi. Thấy Chỉnh làm việc như vậy dân chúng ai cũng ta thán.
Một hôm có người dán ở cửa Đại Hưng hai câu (...), dịch ra quốc văn thời là: Thiên hạ mất chuông chùa, chuông mất, vạc ở đâu được? Hoàng thượng đốt phủ Chúa, phủ đốt, điện cũng trơ thôi. Tất nhiên phương pháp đưa ra không ngăn được kẻ thừa hành nhũng nhiễu. Chỉnh lại không có đủ tay chân có tài để khống chế người và kìm chế mình. Chỉnh "mới" quá đối với Trịnh - Lê thần. Cho nên, đến như việc đánh dẹp Trịnh Bồng, Quận Thạc, Quận Liễn, những kẻ mà bọn thần tử cựu trào có hồi cũng mỉa mai, thế mà vẫn bị Ngô Thì Chí gọi là "mượn Hoàng thượng để sai cả nước (.:.), dùng quân trừ bỏ kẻ hại mình"; Đinh Nhạ Hành cũng tố cáo Chỉnh "lúc cầm quyền ra tay tàn sát; những huân thần, túc tướng, lệnh tộc và thế gia bị giết hại rất nhiều" 56 .

Sự tồn tại của vua Lê cũng là một chứng cớ thất bại của Nguyễn Hữu Chỉnh. Lê đế vẫn còn đó là nền nếp cũ vẫn còn, dù dở đến đâu cũng còn có cớ tồn tại. Chỉnh sẽ bị luỵ vào cái không khí ươn hèn đó để đổi mình đi, như lời nhận xét của Ngô Nho nói với Trần Công Xán: "Ông Bằng từ khi đắc thế đến giờ, vàng ngọc chật đai, không giống hồi nhai rễ rau làm việc được như ngày xưa. Tôi e ông ấy run rẩy ra chốn trận mạc ắt bị Văn Nhậm bắt được". Đó không phải là lời tiên tri. Việc ra Bắc đã được Bắc Bình vương định từ trước, nhưng phải đình lại vì chiến trận Quy Nhơn 57 .
Nguyễn Hữu Chỉnh ở yên lại tưởng nhân Nhạc - Huệ xung đột mà có thể thu được mối lợi ngư ông. Ông xúi Nguyễn Văn Duệ chống Huệ không thành. Ông sai Trần Công Xán vào Phú Xuân đòi đất Nghệ để giải toả áp lực của Lê thần.

Nhưng không phải chỉ số phận sứ bộ mà cả số phận Nguyễn Hữu Chỉnh cũng đã được định rồi, ở Phú Xuân. Nơi dinh trấn Nghệ, Vũ Văn Nhậm nói thẳng vào mặt Trần Công Xán: "Tôi nay đã lãnh binh phù, sớm tối sẽ kéo thẳng ra Thăng Long, trước hãy chém đầu thằng giặc Chỉnh, rồi sau mới hỏi vua Lê tại sao bội ơn dong đứa làm phản?... Vua Lê đã không giữ được nước thì các trấn từ Thanh Hoá trở ra, tôi không lấy người khác cũng lấy..." "Vua Lê đã không giữ được nước", ý kiến này không phải chỉ của Nhậm.
Đó là nhận xét gây nên ước vọng của Nguyễn Huệ, đó là đầu mối gây nên chiến tranh nồi da xáo thịt.

Việc chuẩn bị đánh Thăng Long được Vũ Văn Nhậm sửa soạn ở Nghệ An vào hạ tuần tháng 10-1787 58 . Quân đội của Nhậm vét ở Bố Chính, Thanh Nghệ được "hơn 30.000 người", bắt đầu tiến ra Bắc khoảng trung tuần tháng chạp. Đụng độ với Lê Duật, trấn thủ Thanh Hoá của Nguyễn Hữu Chỉnh, từ 26-12, Nhậm đánh trận tập kích thắng lớn, giết Duật rồi tiến ra Sơn Nam. Hoàng Viết Tuyển ở đấy lại xung đột với Chỉnh và có ý hàng Tây Sơn nên quân Nhậm tránh được một mũi nhọn.
Quân Nguyễn Như Thái bị thua trên đường đi chiếm Tam Điệp. Quân tan, Thái bị bắt 59 , Nguyễn Hữu Chỉnh phải tự cầm quân. Con Chỉnh, Hữu Du, cũng không may mắn hơn các tướng khác. Đêm 6 rạng 7 tháng 1 (1788), Chỉnh lẻn về Kinh thành khóc với Chiêu Thống "Bloi oi la bloi, nhà Lê đã mất rồi!" rồi cùng vượt sông trốn sang Kinh Bắc...
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Vũ Văn Nhậm vào thành Thăng Long (9-1-1788), cho quân đuổi theo Chỉnh, giết Hữu Du, bắt Chỉnh (12-1) đem về xử tử (15-1), bêu đầu cho công chúng xem.
Việc thanh toán quyền bính Bắc Hà, cũng như trước kia đối với Nam Hà, rõ ràng là không khó với thực lực của Tây Sơn. Nhưng theo với sự mở rộng quyền hành, họ còn phải tìm cách biện chính hành động, thuyết phục Lê thần, Nguyễn thần công nhận sự đổi thay rồi thu dụng những người này làm tay chân. Nguyễn Nhạc lúc ra Bắc đã định "xin" mấy ông nghè đem về nước. Nguyễn Huệ bắt Nguyễn Đăng Trường, thả đi rồi bắt lại ở Gia Định mới giết đi. Lúc đánh Phú Xuân, ông thu nhận được Trần Văn Kỷ rồi nhờ người này làm trung gian mời Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Huy Tấn, hỏi dò Nguyễn Nghiễm (cha Nguyễn Du) để tìm đến ông già ở ẩn Nguyễn Thiếp trấn Nghệ An 60 . Tất cả những việc đó chứng tỏ Tây Sơn phải mất thì giờ và hao tốn công phu để khuôn nắn trong dòng ý thức hệ thời đại.

Ta không lấy làm lạ, Nguyễn Huệ vẫn phải giải quyết vấn đề theo những dữ kiện có sẵn. Chính ông vẫn coi việc thu dụng Nho thần như một tiến bộ cho chính quyền ông. Tây Sơn thiếu Nho thần, không có một chính sách ở Gia Định, chỉ mang quân tới chiếm rồi đi, không thay đổi nổi lòng người. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ phải ai cầu Nguyễn Thiếp chính là để quân bình lại cái không khí sùng chuộng võ uy trong triều ông do ở nơi "những kẻ giúp việc trong nhất thời đều là những kẻ mạnh bạo" 61 . Nhưng hiện tại sức mạnh Tây Sơn vẫn là ở quân lực của họ, cụ thể ở Bắc Bình vương Nguyễn Huệ. Tình thế chưa đến để họ gạt triều Lê ra ngoài triều chính để thuyết phục ông già Nguyễn Thiếp, tuy rằng trong chuyến trôi dạt theo nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống đã qua kinh Bắc rồi lênh đênh ở Hải Dương với thổ hào Trần Quang Châu, ở Sơn Nam với trang Hoàng Viết Tuyển, ở Thanh Hoá, về lại Kinh Bắc, trải qua đủ mùi lưu lạc của ông vua một triều đại tàn kiếp. Ấy thế mà Lê còn làm cho Tây Sơn mất một dũng tướng nữa.
Nguyên cớ sâu xa như đã nói là mối bất hoà nội bộ tận xứ Quy Nhơn. Nhưng nguyên nhân gần cận là thái độ khác nhau của những kẻ chiến thắng đối với cái "nước không" của Chiêu Thống bỏ lại. Vũ Văn Nhậm cầm đầu quân tướng Bắc phạt nên hơn ai hết, ông thấy rõ tình hình nghiêm trọng do các tướng và thổ hào của Lê được dịp mượn tiếng Cần vương để thoả mãn khát vọng quyền uy trong một xã hội phân rã.
Về phía đồng bọn, nói theo các giáo sĩ đương thời, "Ông còn lo sợ sự phẫn nộ của Bắc vương vì ông khăng khăng từ chối nhiều lần không chịu tuân theo lệnh gọi ông về Phú Xuân sau khi đã giết được Hữu Chỉnh. Ông lại còn bị tình nghi là đã có tham vọng chiếm ngai vàng Bắc kỳ đáng lẽ là của chủ ông nhân lúc người này đang đánh nhau với Tiếm vương Nhạc..." 62 . Cho nên theo thói quen làm việc có sẵn cộng thêm ý tưởng đề phòng trước biến loạn, thụ hưởng chiến thắng, ông đã tận lực khai thác đất Bắc.

"Người ta chỉ nghe đến mộ lính, quyên gạo, quyên tiền". Quân Nhậm bắt các chức sắc trong làng kê khai đinh điền để tính thuế, bắt xâu, bắt cung nữ. Họ triệt hạ các mô đất trong làng sợ có thể biến thành chiến luỹ chống họ. Loạn khắp nơi nên Nhậm phải sai đắp lại thành Đại La. Ngô Thì Chí kể: "Dân phu đói khát mệt nhọc, có kẻ đương đội thúng đất mà ngã sấp xuống. Bởi vậy ai cũng ta oán". Tình hình nghiêm trọng như vậy nên Nhậm mới nghe lời một Lê thần mà đem Sùng Nhượng công Lê Duy Cẩn lên làm Giám quốc để giải toả bớt áp lực tôn Lê.

Ngô Văn Sở người được Bắc Bình vương sai kìm cặp dò xét Nhậm, lại thấy trong hành động đó thêm một ý nghĩa muốn làm Nguyễn Hữu Chỉnh của viên Tiết chế, nên mật báo về Phú Xuân. Cuối tháng 3 (1788), vừa dẹp xong Nguyễn Văn Duệ, Bắc Bình vương nghĩ tới chuyện ra Bắc. Quân ở đàng xa mà uy danh vương đã khiến Hoàng Viết Tuyển phải bỏ dinh sở trốn đi. Đại binh với một đoàn hộ giá gồm 150 con voi, 100 người nằm võng, nhiều kiệu thếp vàng, Ngọc Hân, Bắc Bình vương tiến vào thành Thăng Long với uy thế khiến Vũ Văn Nhậm không dám chống cự. Ông bị bắt tức khắc.
Hôm sau (5-5-1788), ông bị trói phơi nắng ngoài pháp trường một ngày cho công chúng coi rồi bị xử trảm 63 . Tuy Ngô Văn Sở nghĩ rất đúng rằng: "Từ khi có nước Nam tới giờ triều đại thay đổi không biết mấy lần, thiên hạ không phải của riêng ai, liệu có thể lấy thì lấy đi, rồi thì đặt quan chia chức để dựng phên tường cho sự trông nghe của mọi người đều đổi mới một lượt". Nhưng tình thế chưa tới đó, Nguyễn Huệ cũng không thể làm hơn Vũ Văn Nhậm được. Để hạ bệ Chiêu Thống, Bắc Bình vương ra một bá cáo công kích ông này vô ơn bạc nghĩa, mất tư cách và vô tài bất tướng. Đồng thời với bá cáo này có một bản văn khác khôn khéo nhắc công phù Lê diệt Trịnh của "Đức lệnh", biện hộ cho việc xử trảm Vũ Văn Nhậm để đưa ra một cuộc trưng cầu dân ý cho dân chúng "không phân biệt giai cấp, phẩm tước và địa vị" bày tỏ ý kiến theo Lê hay theo Tây Sơn (15-5-1788).

Chắc là dân chúng muốn theo Lê cũng không thể bày tỏ ở Thăng Long được. Chiến thắng của Nguyễn Phúc Ánh ở phương Nam và áp lực vọng Lê ở đây khiến ngôi vị Giám quốc "lại mục" của Sùng Nhượng Công chưa đổ. Quyền xứ Bắc về tay Đại tư mã Ngô Văn Sở, phụ tá là các tướng: Nội hầu Phan Văn Lân, Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng, Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết và các hàng thần Lê: Ngô Thì Nhậm với chức mới Lễ bộ Tả thị lang, tước Tình Phái hầu, Hình bộ Tả thị lang Phan Huy Ích, tước Thuỵ Nham hầu, cùng Ninh Tốn, Nguyễn Bá Lân. Các trấn do tướng Tây Sơn chia nhau nắm giữ.
Nhưng việc chống đói chứng tỏ tiềm lực đất Bắc còn nhiều. Bắc Bình vương một khi không đếm xỉa gì đến nhà Lê nữa tất phải biết khai thác tiềm lực ấy, không thể để cho các lực lượng ********* lợi dụng được. Các văn võ thần đều bị kêu ra trình diện và bị giữ lại ở kinh thành. Có lệnh bắt nộp ngay lập tức và cùng một lúc các thứ thuế trước kia vốn phải trả trong 2 kỳ tháng ba và tháng mười (hai vụ mùa), luôn cả việc truy thu các thứ thuế trước kia chưa được thanh toán. Một đạo quân 240.000 người, nghĩa là đông gấp đôi số quân thường nhật của nhà Lê trước kia, được tuyển mộ với hạn định 5 ngày cho xong.

Không đóng đô được ở Thăng Long, Bắc Bình vương cho phá tất cả cung điện của nhà Trịnh để chuyên chở vật liệu cùng lúa gạo về thành Rum xây Phượng hoàng Trung đô. Mỗi phường ít nhất phải cung cấp 15 người thợ chuyên môn cho công cuộc kiến tạo. Vội vã sắp xếp xong công việc, ngày 24-6-1788, Bắc Bình vương rời Thăng Long, ngóng tin Phạm Văn Hưng ở miền Nam, trong lúc Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc, Nguyễn Quốc Đống phò gia quyến Chiêu Thống vào đất Thanh (12-6-1788), rồi được dẫn tới Long Châu, Nam Ninh để vận động với Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị ra quân. Tháng 9 âm lịch (29/9- 28/10/1788), sứ bộ "nón rách, áo tơi tàn" Lê Duy Đản, Trần Danh Án, được Lê Quýnh về đưa đường, mang chiếu thư cầu viện qua cửa ải để chính thức hoá việc tiến quân của Tôn đã chuẩn bị sẵn từ tháng 6 Mậu Thân (4/7/1788-1/8/1788).
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Ngày 28-11 (1788), quân Tôn Sĩ Nghị và Đề đốc Hứa Thế Hanh tràn qua Lạng Sơn. Cánh Quảng Tây do Tổng binh Thượng Duy Thanh, Phó tướng Khánh Thành điều động, cánh Quảng Đông do Trương Triều Long và Lý Hoá Long nắm giữ. Viên Đề đốc Vân Nam là Ô Đại Kinh thì vượt đường Cao Bằng nhắm Tuyên Quang tiến quân. Quân số chính quy khoảng độ 2 vạn người nhưng đám phụ lực nghĩa dũng được dịp đi theo rất đông, gây nên thanh thế lớn, trong đó có 2.000 quân Nùng thiện chiến của Sầm Nghi Đống.

Cho nên, sử gia Nguỵ Nguyên mới nói "tiếng đại binh có vài chục vạn" và các giáo sĩ đương thời cho rằng không dưới 30 vạn. Quân số ước tính hơn số 20 vạn của sử Việt 64 . Lực lượng đó đủ làm rung động Bắc Hà. Ở Lạng Sơn, thấy quân lính dưới quyền trốn mất, Phan Khải Đức ra hàng còn Nguyễn Văn Diễm rút vội về Kinh Bắc hợp với Trấn thủ Nguyễn Văn Hoà chống giữ và đưa thư cáo cấp về Thăng Long.
Một cuộc hội nghị cao cấp giữa những người giữ thành được tổ chức. Ngô Thì Nhậm trình bày lợi hại, tính chuyện vét quân lương khỏi thành Thăng Long để tránh mũi nhọn công kích của địch, bảo toàn thực lực mà còn nuôi lòng kiêu căng của đối phương nữa. Kế hoạch thực là sáng suốt nhưng tự ái nhà tướng còn khiến Tây Sơn thử một lần cho biết sức địch. Phan Văn Lân hăm hở tấn công bị hai toán quân của Thượng Duy Thanh, Trương Triều Long đánh tan ở 2 sông Nhật Đức, Nguyệt Đức phải bỏ lính chạy thoát thân. Đường lối rút quân không còn ai phản kháng nữa.
Thuỷ quân do Thống lĩnh Đặng Văn Chân mang đi trước đóng ở đảo Biện Sơn. Bộ binh do Ngô Văn Sở lui về giữ chặt núi Ba Dội chờ tiếp ứng ở phương Nam. Ngày 21 tháng 11 Mậu Thân (18-12-1788) 65 , Tôn Sĩ Nghị chiếm thành Thăng Long một cách dễ dàng. Tôn Sĩ Nghị đóng quân hai bên bờ sông, cất phù kiều để dễ qua lại. Hứa Thế Hanh chia quân đóng ở Hạ Hồi và Ngọc Hồi để làm thế che chở phía nam. Phụ giúp vào đám quân này có các đạo nghĩa quân của cựu thần nhà Lê. Nguyễn Đạo Lĩnh trấn Hải Dương, Hoàng Đạo Nghĩa giữ Sơn Nam hợp với toán du binh Thanh trông chừng phương Nam. Nhưng đó không phải là những lực lượng đáng kể.

Quân Thanh vào xứ không trông cậy mấy vào bọn thân binh bản xứ nhưng tựa vào đám kiều dân để làm tai mắt. Trước khi vào xứ họ đã được những người Trung Hoa đào mỏ, đúc quặng ở Thái Nguyên xin phụ giúp làm tiên phong. Những người này ở đây đã lâu, tụ tập hơn vạn người, nhân có loạn trong nước phải võ trang để tự vệ, đã từng có lần xung đột chiến thắng toán du binh Tây Sơn.
Đám Hoa kiều thứ hai gồm những thương nhân ngụ ở phường Hà Khẩu trong Kinh thành (phố Hàng Buồm), phố Cơ Xá ở Kinh Bắc, phố Hiến ở Sơn Nam. Họ được thế Tôn Sĩ Nghị tụ tập hơn vạn người thành trại, tha hồ vu hãm người lành, ức chế nhà giàu có, cướp giật tiền bạc, bắt hiếp đàn bà con gái ngay giữa chợ, hoành hành không kiêng sợ gì cả. Thực ra việc bức bách này, lúc đầu ra quân Nghị cũng có bố cáo quân lệnh ngăn cấm, nhưng một mặt thắng lợi quá dễ dàng làm quân sinh kiêu, một mặt binh lính quá phức tạp nên không ngăn cấm được.

Cũng qua 8 điều quân lệnh ta thấy được Nghị tiên liệu lề lối hành quân chống giữ kể cũng chu đáo lắm. Mỗi tên lính của Nghị được cấp cho một tên phu đeo thẻ riêng để sai bảo. Quân đến xứ lạ, Nghị cũng lo đề phòng bị phục kích nên bảo phát đường cho quang đãng mà đi, đề phòng cạm bẫy trên đường, cho tuần hành nghiêm ngặt lúc đêm hôm.
Để chống voi Tây Sơn, Nghị bảo quân dùng súng bắn lúc ở xa, dùng cung và đao lúc ở gần, đuổi chúng quay lại xéo quân địch. Về phần súng hoả hổ của Tây Sơn, Nghị sắp sẵn vài trăm tấm khiên bằng da trâu sống để chắn lửa mà tiến lên chém giết. Nhưng dự tính trong kiêu căng khiến cho Nghị không nhìn thấy thực lực của địch, không nghe được lời nhận xét của Trần Công Xán. "Họ đi lại chỉ vù một cái... đánh không thể được, đuổi không thể kịp, xưa nay chưa từng có toán giặc nào như toán giặc ấy".

Đám quân Tây Sơn còn có kinh nghiệm chiến trận trên 15 năm qua ở khắp chiến trường, giao tranh với đủ kẻ địch các xứ từ Trịnh, Nguyễn trong nước tới Hoà Nghĩa quân, Xiêm binh, tàu Tây. Cho nên, ngày 24 tháng 11 (21-12-1788) tin về đến Phú Xuân, ngày hôm sau Nguyễn Huệ tức tốc lên ngôi tôn 66 , kéo quân đến Nghệ An. Ở đây ngày 29, ông đòi Nguyễn Thiếp đến hành tại hỏi mưu rồi sai Hô Hổ hầu tuyển binh Nghệ An, cứ 3 người lấy 1. Chỉ trong chốc lát được hơn một vạn. "Sự tra xét gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu" 67 . Đám người mới này được dùng làm Trung quân theo với cựu quân Thuận Quảng chia xẻ chiến trận. Trước khi đi ba quân còn được nghe chính chủ tướng họ ban lời huấn dụ để kích thích tinh thần chiến đấu: "Quân Thanh sang lấn nước ta, hiện chúng đã đóng ở thành Thăng Long các người có biết hay không? Trong khoảng trời đất phận sao đã được định rõ phương Nam phương Bắc, nước nào cai trị nước ấy. Người Trung Hoa không phải nòi giống nước ta, bụng họ ắt là khác hẳn. Từ đời nhà Hán đến nay họ đã mấy phen chiếm cướp đất cát, giết hại nhân dân, vơ vét của cải. Người nước ta không thể chịu nổi , ai cũng muốn đuổi chúng đi (...) . Ngày nay quân Thanh lại sang, định lấy nước ta đặt làm đất quận huyện của chúng, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đuổi. Các người đều đủ lương tri, lương năng nên phải dốc lòng hết sức với ta để dựng công lớn, chớ quen thói cũ mang lòng nhị tâm. Nếu như phát giác, ta sẽ tức khắc giết chết, không tha một người nào. Đừng trách ta không bảo trước".

Giá trị lời dụ bảo đảm giá trị chủ tướng. Để xoá nhoà tâm lý vọng Lê, chống Tây Sơn của binh lính, Quang Trung chuyển đối tượng thù hận vào người Hán, khêu gợi lòng ái quốc, nhắc nhở dĩ vãng oai hùng của dân tộc để lấy chính nghĩa về mình. Thế rồi không lẩn tránh, ông vạch rõ để rửa sạch tâm lý hai lòng trong quân ngũ, đem uy chen vào ân để chấm dứt bằng một câu đanh thép: "Đừng trách ta không bảo trước".
Với tướng quen thuộc, ông làm ngược lại. Khi Phan Văn Lân và Ngô Văn Sở vác gươm ra chịu tội ở Ba Dội, ông đòi "chém chết một vạn lần" rồi nói rõ cớ tha tội, bàn phương lược tiến quân, tính đường lui tới khi thái bình trở lại. Chiến tranh nhiều lúc cũng là sự rủi may nhưng ở đây, quân có lý tưởng, tướng có quyền hành, phương lược, tất cả chăm chú vào viễn ảnh "năm mới vào thành Thăng Long ăn mừng", sự thắng trận thật kề bên như ngày Tết vậy.

Công cuộc chuẩn bị kéo dài đến một tháng trời. Màng lưới an ninh của Tây Sơn kéo dài từ Ba Dội đến Biện Sơn đã ngăn cách với Bắc Hà những biến chuyển bên trong khiến cho một viên cung nữ lọt lưới trốn về Thăng Long bày tỏ mối lo lắng về hoạ Tây Sơn càng làm cho Tôn Sĩ Nghị dè dặt hơn không dám cất quân đi.

Ngày 30 tháng chạp (25-1-1789), hơn 10 vạn quân 68 chia nhau tấn phát: Đại Tư mã Sở và Nội hầu Lân đem Tiền quân đi trước, Hô Hổ hầu xuất Hậu quân đốc chiến, Đại Đô đốc Lộc và Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết cầm Tả quân và Thuỷ sư vào cửa sông Lục Đầu, để Tuyết ở lại kinh lược vùng Hải Dương còn Lộc lên Lạng Sơn, Phượng Nhỡn, Yên Thế chặn đường về của quân Thanh, Đô đốc Long đem Hữu quân và Tượng mã quân theo huyện Chương Đức (Hà Đông) ra làng Nhân Mục (huyện Thanh Trì, Hà Đông) đánh vào quân Điền Châu, Thái sư Bảo 69 lại lấy quân tượng mã theo đường Sơn Minh ra làng Đại Áng (Thanh Trì) tiếp ứng cánh hữu.

Nghe tin Tây Sơn, quân Thanh dán cáo thị thách chiến nhưng Tôn Sĩ Nghị không ngờ Quang Trung đã nhanh hơn ông tưởng. Chiến trận xảy ra dồn dập như người ta lo Tết. Chưa hết ngày cuối năm Mậu Thân, quân Lê ở Sơn Nam đã tan vỡ, du binh Thanh ở sông Thanh Quyết, sông Giản chạy tán loạn đến huyện Phú Xuyên thì bị bắt trọn không ai về báo. Nửa đêm mùng 3 Tết quân Thanh ở làng Hạ Hồi nghe tiếng loa gọi quân dạ như vỡ trời, hoảng hốt ra hàng.
Mờ mờ sáng mùng 5 (30-1-1789) trận đánh quyết định xảy ra ở làng Ngọc Hồi. Cũng đồng thời Đô đốc Long đánh quân Điền Châu ở Khương Thượng bức viên Thái thú Sầm Nghi Đống chết ở gò Đống Đa mà oan hồn hẳn còn hận nghe lời mai mỉa của phụ nhân: "Sự nghiệp anh hùng há bấy nhiêu!" Nghe bại binh, Tôn Sĩ Nghị "ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp" cắm đầu chạy qua cầu phao về Bắc, bỏ lại quân sĩ bộ tướng chen chúc gãy phù kiều, "hàng vạn người lăn cả xuống nước, sông không chảy được".
Chiêu Thống ở Kinh Bắc từ trước lật đật chạy theo để không bao giờ thấy quê cha đất tổ nữa 70 . Trận chiến thắng trọn vẹn một cách bất ngờ khủng khiếp này gieo một ảnh hưởng rất lớn, thuận lợi cho Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị ném cả ấn tín, mật chỉ, chạy cốt thoát lấy thân thôi. Toán quân chận đường đã làm cho cả một vùng biên giới, dân Trung Hoa dắt nhau chạy loạn đến vắng ngắt 71 . Tình trạng đó tạo một không khí thuận lợi cho việc giảng hoà giữa Thanh và Tây Sơn gây sự nể vì Quang Trung của Càn Long 72 . Nhưng quan trọng hơn chính là sự đảo lộn tâm lý dân chúng trong nước. Đám di thần nhà Lê ươn ngạnh thấy tận mắt chiến bại thảm thương phải lo lẩn tránh, nín hơi lặng tiếng.

Những kẻ chần chờ, lưỡng lự trước tín điều trung trinh (với Lê) và tuỳ thời, thấy thay đổi rõ rệt như mệnh Trời ném xuống, quả quyết bước vào con đường mới. Nguyễn Thiếp là một 73 . Trước đó, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắt Vũ Văn Nhậm, Thiếp ra chầu ở hành tại đã nói rõ là vì trung với Lê nên không thể theo triều mới được. Thế mà năm sau (1789) ông đã sẵn sàng để làm đề điệu coi thi ở trường Nghệ, biên thư cho "Thượng Đức" bày tỏ tình hình dân chúng, lề lối cai trị, đề nghị sủa đổi chính trị, học vấn, tuyển chọn nhân tài... Theo với ông, ta thấy có đám danh sĩ Nghệ An cũng ra phò tá Tây Sơn: Nguyễn Huy Tự của làng Trường Lưu, Nguyễn Công (con trai Nguyễn Khản), Nguyễn Thiện (con Nguyễn Điều) của làng Tiên Điền, hai họ danh gia vọng tộc của Hà Tĩnh. Kế tới Hoàng giáp Bùi Dương Lịch, Tiến sĩ Phan Tố Định.

Quan hệ hơn một bực nữa là sự đổi thay tâm lý của dân chúng vốn cũng chia xẻ những lý luận của nho sĩ, tuy là phán đoán giản dị, thêm tình cảm nhiều hơn: "Ách Tây Sơn còn được thích hơn ách quân Trung Hoa hay nói cho đúng thì sự thống trị của họ dễ chịu hơn dưới các triều vua trước... thành thử nếu họ bớt bắt tàn nhẫn trong vài trường hợp có lẽ chúng tôi không mong đổi họ với vị vua nào khác..." 74 .

Nhưng chiến tranh còn tiếp diễn thì thuế mà khó ngừng thu, binh dịch khó ngừng bắt. Cho nên, "thuế má quá đáng đến nỗi nhiều làng xiêu đi" và "nhà nào có mấy người thì bắt đi lính cả, nhà có 5 người thì đi cả 5 (không kỳ già nua trẻ yếu)" 75 . Oai danh Tây Sơn, trong cũng như ngoài, làm khiếp đảrn một vùng Bắc Hà. Duy trong cái không khí say sưa chiến thắng đó có lẽ có một người là thấy một sự kiện xảy ra ở vùng lầy lội xa tít tận Gia Định có thể đe doạ cơ nghiệp anh em mình đã tạo nên bằng mồ hôi nước mắt. Phạm Văn Sâm ở Ba Thắc đã tự đeo gông cùm ra hàng Nguyễn Ánh, chấm dứt quyền cai trị Tây Sơn nơi này, báo hiệu sự thịnh vượng ở đây sẽ từ từ nhưng chắc chắn tràn ngập phía Bắc không giải quyết được nghèo đói, mâu thuẫn.
 
Chỉnh sửa cuối:

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Chú giải:

34 Thư ông Doussain cho Le Blandin ngày 6-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19).
35 Thư ông Longer cho Boiret, 3-5-1787 (A. Launay, III, t. 143)
36 Liệt truyện, q30, 14a Trường hợp Vũ Văn Nhậm theo phe Huệ cũng đáng chú ý. Nhậm không phải ở vào thế bất đắc dĩ vì ông có thể làm như Nguyễn Văn Duệ. Mọi hành động về sau: đuổi Duệ. bắt

37 Chỉnh, tung hoành nơi đất Bắc khiến Huệ lo sợ chứng tỏ ông thuộc lớp người có chí riêng, không đồng ý với sự tự mãn của cha vợ
38 Thư gởi cho Dufresne. 1-5-1787 (A. Launay III. t. 126).
39 Thư Longer gởi cho Boiret 3-5-1787 (RI. XIV, 1910, t. 46).

40 Thư Labartette kể trước, tiết 1. Cũng thư của ông, một năm sau 30-6-1788 (Sử Địa, số 9-10, t. 237) cho biết đánh nhau từ tháng 1 âl (18/2-18/3/1787) và chấm dứt tháng 5 âl (15/6-14/7/1787).
41 Thư Doussain, 6-6-1787 (BEFEO, 1912. t.19)
42 Thư Labartette gởi cho Letondal, 21-5-1787 (A. Launay, III, t. 129).
43 Thư Doussain gởi cho Descourvières 8-6-1787 (BEFEO, 1912, t. 19).

44 Ta gặp lại tên Chân ở Bắc Hà, sớm nhất sau vụ này là lúc Tôn Sĩ Nghị sang, Ngô Văn Sở rút đi sai Đặng Văn Chân đem thuỷ quân về trước. Các trận sau này Chân cũng chỉ huy thuỷ quân.
45 BEFEO, 1912, t. 17
46 Cương mục q47, 3a, Liệt truyện q30, t. 136
47 RI, XIV, 1910. t. 46
48 Truyện Nguyễn Huỳnh Đức trong Liệt truyện q7, 10a-17b, Thực lục q4, 3b-5a

49 Thư Labartette ngày 30-6-1788 kể trước. Tài liệu của Đặng Phương Nghi (Sử Địa số 9- 10, t. 204), lời chú trang 239 cho biết viên quan chỉ huy Tiền vệ bị bắt tên là Trần Đức. Ông Nguyễn Phương (Việt Nam thời bành trướng: Tây Sơn, t. 211) dựa Tây Sơn sử truyện chỉ rõ viên tướng cầm quân cho Nhạc là Nguyễn Văn Duệ. Chúng ta nghĩ rằng chính Duệ với quân rút về tăng cường mới gây tự tin cho Nhạc. Còn tên Trần Đức nêu ra chắc vì ông Labartette ở Quảng Bình lộn với Huỳnh Đức, người theo Duệ về rồi nửa đường trốn theo Nguyễn Ánh được ban cho họ Nguyễn vậy.

50 Truyện Nguyễn Đăng Vân. Liệt truyện q13, 20b-21b, Thực lục q3, 5b, 6a. Sau này Vân hăng hái chống quân Phạm Văn Sâm tới chết hẳn không Phải vì quá trung thành với chủ mới mà vì mối thù cũ vậy.
51 Liệt truyện q30, 27b. Cương mục q47, 28b.
52 Liệt truyện q30, 42a
53 Thư Letondal dựa vào thư Labartette ở Bố Chính 7-11-1788 (RI, XIV, 1910, t. 53).
54 Thực lục q3, 1b

55 Tài liệu của Nhật ký Hội Truyền giáo Bắc Kỳ (Sử Địa số 9-10, t. 195). Hoàng Lê, t. 132 ghi ngày đốt phủ Chúa là 8-10 năm Bính Ngọ (28-11-1786) so với ngày Trịnh Bồng vào Thăng Long (4-11-1786) thật quá gần, không kịp cho quá nhiều sự việc xẩy ra trong thời kỳ Bồng cầm quyền. Chúng ta vẫn không có tài liệu nào khác để đối chiếu nên tạm dùng các kết quả trên vậy

56 Trích lại của Hoa Bằng, Quang Trung Nguyễn Huệ, sđd, t. 135
57 Thư ông Daussain ngày 6-6-1787 kể trước Chi tiết về ngày tháng, sự việc có chỗ nào không giống với Hoàng Lê, Liệt truyện,

58 Cương mục là lấy ở tài liệu giáo sĩ (Sử Địa số 9-10, t. 195 trở đi). Tướng tiên phong của Nhậm mà tài liệu này gọi "Vach Quinh" là Quýnh Ngọc hầu, người thắng Nguyễn Như Thái ở Điềm Xá. Tài liệu cũng không nói tới "ong Doc chiên" xung đột với Nguyễn Hữu Chỉnh là ai, nhưng so với các nơi khác ta biết đó là Hoàng Viết Tuyển. Chính Tuyển coi thuỷ quân, ở Sơn Nam, nguyên cùng với Chỉnh là bộ tướng Tây Sơn, và kết cục cũng như Doc chiến bị tan quân vì một trận cuồng phong làm chìm hạm đội. Nhắc lời Chỉnh ở Hoàng Lê "Tuyển ở Sơn Nam không về (cứu Thăng Long) kịp" là vô lý vì Sơn Nam sau khi Duật bại đã trở thành tuyến đầu mà sao quân Tuyển lại bất động không giao chiến? Phải nói như tài liệu giáo sĩ là Chỉnh còn hi vọng xoa dịu sự thù ghét của Tuyển, hi vọng thành hình khi Tuyển được bạn bè ở Tây Sơn bảo đừng có về mà nguy hiểm. Tuyển viết thư cho Chỉnh xin tha tội, bị Tây Sơn bắt được nên phải chống Tây Sơn tới cùng và Chiêu Thống trong lúc cần người cũng không kẻ vạch chuyện bỏ rơi Chỉnh nữa

59 Theo các tài liệu ta thì Nguyễn Như Thái bị giết tại trận. Các giáo sĩ cho ta biết Thái (mà họ gọi Lê Thai) bị bắt giữ và mãi tới khi Nguyễn Huệ ra Bắc giết Nhậm mới đem xử tử (10-5-1788), Hoàng Viết Tuyển bị giết ngày 1-6-1788.

60 Hoàng Xuân Hãn, La Sơn phu tử, sđd, t. 98, 102, 103, 109
61 . La Sơn phu tử, sđd, thư của Nguyễn Huệ gởi Nguyễn Thiếp, t. 105, 106

62 Tài liệu "Nhật ký Giáo hội Bắc kỳ"... đã dẫn có nhiều chi tiết giống với sử ta như chuyện Chỉnh xuất quân dùng dằng vì thấy điềm xấu, Chỉnh lẻn trốn về Thăng Long lúc nửa đêm, Nhậm xây thành phòng thủ... Duy ở đây lại nói Ngô Văn Sở đến tháng 12-1788 mới ra Bắc với 2.000 quân. Tôi theo tài liệu ta vì có nhiều sự kiện về lúc đánh Chỉnh, Ngô Văn Sở được sử ta nói đến nhiều quá chắc không lầm lẫn được. Còn về việc thụ hình của Chỉnh thì hẳn tài liệu giáo sĩ cải chính lời truyền Chỉnh bị "tứ mã phân thây" như người ta vẫn tin Chỉnh đã tiên cảm trong bài thơ "Cái pháo".

63 Cương mục q47, 28ab, 29ab; Thực lục q3, 10b. Sử ta nói Nhậm bị bắt giết trong lúc đang ngủ. Có lẽ vì khiếp tài hành quân thần tốc của Huệ mà người ta đã hạ giá Nhậm quá đáng. Quân trẩy ra rầm rộ sao Nhậm không hay biết, nhất là khi Nhậm vẫn có tâm lo đối phó phương Nam? Tài liệu giáo sĩ có nhiều sự kiện có công chúng dự khán (Nhậm bị trói dẫn ra pháp trường phơi nắng một ngày) và lại có chi tiết ngày tháng đích xác nên được chúng tôi theo ở đây.

64 Ta cố lựa lấy chứng cứ đích xác nhất từ các nguồn tài liệu khác nhau. Về danh tính quan binh Trung Hoa, ta theo sử Thanh vì chắc họ biết rõ về người của họ hơn (tuy nhiên có lúc họ viết Hứa Thế Hanh rồi Hứa Việt Hanh chẳng hạn). Về quân số chắc sử Thanh đã rút bớt số quân chính qui đi hoặc vì Tôn Sĩ Nghị sợ tội đã báo cáo ít, hoặc mặc cảm thua trận khiến người ta phải giấu bớt quân. Còn về số ước tính của giáo sĩ, ta nghĩ rằng họ thấy thanh thế quân Thanh to quá so với cá nhân con người thời loạn trốn chui trốn nhủi như họ và người đương thời, nên đã phóng đại ra. Tạm thời ta dùng con số 20 vạn của sử Việt kể luôn quân chính qui và phụ lực của Thanh, quân nghĩa dũng của nhà Lê, chắc không sai bao nhiêu. Về ngày tháng, chứng cớ của Lê Quýnh (Bắc hành tùng ký) chắc đáng tin hơn miễn là với một vài xác định nhỏ thêm. Các giáo sĩ cho ta biết ngày quân Thanh vào Thăng Long

65 là 17-11 thật quá cách biệt với ngày do Lê Quýnh đưa ra (18-12-1788). Ta đoán chừng họ ghi lộ ngày âm lịch vì các giáo sĩ cũng có dùng ngày âm lịch (sau này, ta thấy L. Barizy cũng có một lần lầm như vậy). Ngoài ra, các ngày đánh nhau Tết Kỷ Dậu so ra đều sít sao, không có sai biệt nào giữa các tài liệu hết. Lê Quýnh cho quân Thanh chiếm Kinh thành ngày 22 tháng 11 âl (19-12-1788). Nguỵ Nguyên (Sử Địa, số 9-10, t. 251) ghi tụt lại 2 ngày. Khác biệt có lẽ vì sự lựa chọn sự kiện khác nhau: Lê Quýnh đợi vua về vào đền Kính Thiên trong thành mới coi là đã chiếm được Thăng Long; Nguỵ Nguyên phía quân Thanh tính từ lúc quân Nghị thấy Thăng Long bỏ trống. Như sự khác biệt ngày tháng đó cũng chứng tỏ cuộc hành quân tiến triển rất chậm. Ta thấy sách Hoàng Lê, t. 245, 246 thuật chuyện trước đó đến bờ bắc sông Nhị, chuyện sửa đền Kính Thiên rước Nghị, và ghi thêm: "Hôm ấy ngày 11 tháng 11 năm Mậu Thân". Hôm sau có lễ thụ phong cho Chiêu Thống ở điện Kính Thiên. Nếu nghĩ rằng thời điểm quân Thanh vào thành Thăng Long là quan trọng không nhân chứng đương thời nào có thể quên được, thì ta đoán rằng ngày của Hoàng Lê ghi chắc là ngày "21 tháng 11" Mậu Thân mà vì sao qua chép lại đã lọt mất một chữ thôi.

66 Các giáo sĩ còn cho ta biết Quang Trung lên ngôi từ tháng 10 âl tức là ngày 8-11-1788 chớ không phải ngày 22-12-1788 như sử ta chép. Chắc ý định lên ngôi vốn có sẵn mà ngày làm lễ thì phải dời lại vì tin tức can thiệp của quân Thanh đưa về khiến Huệ phải dời tới ngày xuất quân mới làm cho long trọng một thể

67 Thư giáo sĩ Longer gởi cho Julliard (A. Launay, III. t. 238
68 Liệt truyện q30, 32b
69 Bản Hoàng Lê của Ngô Tất Tố. Ông Hoa Bằng (Quang Trung, t. 189, chú số 4) cho là Đại Đô đốc Bảo, Đô đốc Long làm tướng Hữu quân, ghi của An Nam nhất thống chí (tên khác của Hoàng Lê), cho biết Long là tên khác của Liệt truyện (q30, 33b) gọi Đô đốc Mưu. Không biết bản An Nam của ông Hoa Bằng gọi Bảo với chức gì

70 Tài liệu giáo sĩ cho ta biết quân địch chết 50.000 người, tù binh độ 3.000, 3.400 người. Hoàng Lê nói bắt đến hơn một vạn. Nguỵ Nguyên: hơn vạn người chết đuối, với Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long, quân ngựa của Tôn Sĩ Nghị trở về không đầy một nửa. Thanh sử cho biết thêm người chết là Tổng binh Lý Hoá Long, Thượng Duy Thanh và 13 tướng khác. Tù binh theo lời Nguyễn Huệ nói với Thanh là hơn 700 người. Về phía thiệt hại Tây Sơn, sử ta im lặng. Các giáo sĩ cho biết nội trong trận Ngọc Hồi có đến 8.000 người bị giết trong đó có một sĩ quan cao cấp. Trong khi đuổi theo quân địch ở sông Thương, Ngô Văn Sở cũng bị thiệt.

71 Liệt truyện q30, 35a. Cả chuyện đánh Thanh là từ 32b-35b

72 Ngay đến Hoàng đế Trung Hoa cũng có vẻ nể vì tân Attila này vì ngài mới phong ông làm vua Bắc kỳ qua trung gian một vị Đại sứ, quên cả việc 50 000 binh lính Trung Hoa đã chết vì tay Tiếm vương năm ngoái chỉ trong một cuộc giao chiến... Tiếm vương không thèm rời Nam kỳ để nhận sắc phong tại thủ đô chúng tôi và chỉ chịu phái một vị quan thường nhân danh ông. Ông này mặc áo Chúa ông làm vị đại sứ Trung Hoa phải kính nể". (Thư ông La Mothe gởi ông Blandin, 20-1-1790, Sử Địa, số 9-10, t. 227.

73 Hoàng Xuân Hãn, La Sơn phu tử, sđd. t. 109-147
74 Thư ông La Mothe gởi ông Blandin đã dẫn
 
Chỉnh sửa cuối:

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,899
Động cơ
345,887 Mã lực
Các cụ lái thớt đi đâu thế này?
 

tamlinh

Xe tăng
Biển số
OF-707721
Ngày cấp bằng
15/11/19
Số km
1,192
Động cơ
115,331 Mã lực
Tuổi
51
Tất cả những gì cụ nói chỉ là suy nghĩ của cụ và 1 số người cố gắng tô vẽ điểm sáng cho NH mà phớt lờ đi nhiều điểm tối của ông ấy, Nếu dân mà ủng hộ và tôn sùng NH đến như vậy thì đã chả đóng cũi con ông ấy đi nộp cho NA và ngược lại NA mà không ra gì thì dân đã đóng cũi nộp cho NH lâu rồi. Sự kiện NH mất chỉ làm cho TS sụp đổ nhanh hơn thôi chứ kết cục đó là không thể tránh khỏi. Và ai được lòng dân thì người đó có được đất nước, nếu không được lòng dân thì dù chiếm được cũng chẳng thể nào giữ được thực tế đã chứng minh là như vậy dù các cụ có muốn nhìn nhận hay không
Có một số Cụ quá cực đoan, lên án, vô lễ với Nguyễn Ánh là Vua đầu tiên Vương triều nhà Nguyễn chưa kể các đời Chúa Nguyễn trước đó (9 đời Chúa , 13 đời đời Vua) kéo dài hơn 300 năm. Vì thế Em mói có ý kiến, vì các Vị vua đó dầu gì cũng là vương triều có công mở rộng bờ cõi để có nước VN ngày nay. Từ cơ sỏ đó Bác Hồ và LĐ sau đó mới có căn cứ đòi lại biên giới VN(bao gồm HS, TS).

Em luôn Kính trọng cả Nguyễn Huệ và Nguyễn Ánh vì họ đều có tài, có công với nước. Và bản thân Họ cũng có những sai lầm. Nhưng thời chiến tranh loạn lạc, nếu đánh giá từng hành vi, yêu cầu đều làm điều đúng thì khó. Nếu không thủ đoạn, tàn nhẫn, thì không thể có thành công trong quân sự, chính trị,...

Thời Trung cận đại, nước ta có vua Lê là bù nhìn nhưng có chính danh là vua nước Đại Việt. Ngoài ra còn những thế lực khác chỉ xưng vương như nhà Mạc, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, Nhà Tây Sơn mỗi bên cát cứ một vùng. Họ chiến đấu, tranh đấu cũng vì quyền lợi cho gia tộc họ thôi (thắng sẽ được làm quan, làm vua), chẳng vì dân, chẳng tốt bụng đâu? Em chỉ coi họ là những yếu nhân trong lịch sử chẳng mang ơn, chẳng oán hận. Không phải họ thì người khác cũng thế thôi.

Nhưng đối với nhà Nguyễn, cả Chúa Nguyễn và Triều Nguyễn Em biết ơn vì họ có thành quả làm lợi cho đất nước rõ ràng hơn Các vua khác. Nhà Nguyễn làm giàu bao nhiêu, gia đình sung sướng em không nói, nhưng kết quả cuối cùng đạt được là nhà Nguyễn đã mở mang thêm bờ cõi, thống nhất thể chế Việt Nam. Dù bản thân từng vị Chúa, Vua Nguyễn cũng có người hiền người xấu tính. Xét Công tội, phải xét cả triều đại và xét sự cống hiến của họ với đất nước nhiều ít.
Cụ thể, đất nước ta rộng mở như ngày nay nhờ công lớn của Nhà Nguyễn. Đánh giá LS một triều đại phải đánh giá chung dòng họ theo triều đại, chứ không cắt khúc từng đời, từng cá nhân. Đánh giá chỉ chăm cái xấu mà phủ nhận cái tốt. Có ai dám chắc các triều đại khác không có sai lầm không? Hồ Quý Ly có sai lầm, cướp ngôi nhà Trần làm Quân Minh xâm chiến VN không? là ai ? Ông là Tổ của Tây Sơn.

Đời vua Gia long sau khi lên ngôi, kế đến Minh mạng, Triệu Trị, Tự Đức,... đều cố lo cho đất nước, tổ chức bộ máy hành chính, phát triển văn hóa. Vua Minh mạng còn lấn đất qua Lào, Cam, cắt quan sang cai trị ... sau không ổn, do dân Cam chống đối Trương Minh Gỉang phải rút quân về. Đánh giá Công , tội Nguyễn Ánh là phải đánh giá tiếp nối ba bốn đời sau từ Gia long đến Tự Đức (Cuối Tự Đức, 1858 thì Pháp nổ súng đánh mở màn xâm lược đầu tiên). công lớn Vua Gia long là trong gia đình dành lại ngôi vua, lập ra triều đại thống nhất, sinh con, tạo tiền đề để Vua Minh mạng Triệu trị tiếp nối mở mang, chấn hưng đất nước.
Nói về tội: Nguyễn Ánh cũng có tội và sai lầm chứ? Như mọi người lên án đó là:
Cầu viện Xiêm la;
Thỏa thuận Hiệp ước Versailles năm 1787 (hiệp ước ký kết, một bên là hầu tước Montmorin đại diện vua Pháp và một bên là Pigneau de Behaine-Bá Đa Lộc thay mặt Nguyễn Ánh). Nội dung chủ yếu là Pháp đưa quân đội, vũ khí sang giúp đánh Tây Sơn, sau Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp. Sau do cuộc Cách mạng Pháp 1789, Pháp không thi hành Hiệp ước Versailles nên bị hủy.
Giết hại công thần (cá nhân) Nguyên Văn Thành và Đặng Trần Thường.
Trả thù Tây Sơn (cá nhân): đào mồ vua Quang Trung,....

Về việc cầu viện Xiêm la; thì trong thời kỳ lịch sử đó, Các nước PK thường kết thân với nhau, bảo hộ nhau theo kiểu chư hầu, nhờ vả qua lại khi binh biến. Đó cũng là bình thường. Chính Cam (Chân lạp) cũng nhiều lần nhờ Chúa Nguyễn, Vua Nguyễn hỗ trợ binh mã. Nguyễn Ánh cũng ko ngoại lệ, sau đó ông nhận ra sai lầm và cũng hối tiếc về điều đó vì Quân Xiêm có cướp bóc hãm hiếp dân lành.

Tuy nhiên, đánh giá lịch sử là đánh giá hậu quả cuối cùng mà người dân được hưởng. Tổng thể Triều Nguyễn có công lớn hơn tội, nên được nhiều người dân tri ân là vì thế. Dân miền Nam đã che chở, góp tiền bảo bọc để Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Hàng năm cứ vào mùa gió Nồm thổi là chúa Nguyễn xuất quân đánh Tây Sơn, nên có câu ca dao: "Lạy trời cho chóng gió Nồm. Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra" nói lên mong ước của người dân.

Còn Việc Vua tự đức ký hòa ước... để pháp xâm lược cũng là hoàn cảnh chung. Vì thực chất chính quyền đánh không lại quân xâm lược có vũ khí vượt trội. Thế giới lúc đó là luật rừng, nước mạnh xâm chiếm nước yếu thì có hàng hay không nó vẫn xâm chiếm bằng vũ lực. Toàn ĐNA, các nước kể cả đại Thanh, Nhật. Triều Tiên cũng phải ký những Hiệp ước bất bình đẳng như vậy, cũng như việc thực dân Anh đổ bộ lên Bắc Mỹ. Không lẽ, bây giờ con cháu người da đỏ ở Mỹ chửi Tổ, oán trách tổ tiên của họ rằng sao không đánh đuổi quân Anh sao?

(Hiệp ước bất bình đẳng là các hiệp ước mà nước thực dân phương Tây áp đặt đối với vài nước Đông Á - gồm nhà Thanh, chính phủ Tokugawa Nhật Bản, Triều Tiên, nhà Nguyễn ở Việt Nam, và H/Ư Nhật Bản áp đặt cho nhà Thanh hay Triều Tiên trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đây là thời kỳ các nước châu Á không thể kháng cự nổi áp lực quân sự của các cường quốc phương Tây, Nhật Bản. Những thất bại quân sự khiến họ phải chấp nhận ký các hiệp ước bất lợi cho mình.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hiệp_ước_bất_bình_đẳng )

Câu ca dao ai cũng được nghe hát từ thuở nhỏ là:
“ Lạy trời cho chóng gió Nồm Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra“

Câu ca tất cả đều như để nhấn mạnh: Ước vọng của nhân dân hướng về chúa Nguyễn; chuyện mong ước để thuyền thuận gió (Nồm) cũng chính là biểu hiện của thuận lòng người, thuận lòng dân. Trong khi hiệu đính và chú giải Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái, các nhà biên dịch cũng có nói về chuyện này, và cho rằng câu hát đó là của “bọn sĩ phu ********* chống Tây Sơn, ngả theo Nguyễn Ánh”, đặt ra là: “Lạy trời cho chóng gió Nồm/Cho thuyền chúa Nguyễn thuận buồm trẩy ra”. Nhưng, dù là nhân dân hay “bọn sĩ phu *********” đặt ra thì câu ca này cũng có giá trị phản ánh
trung thực một thời kỳ lịch sử cách đây hơn 200 năm trước. Nhân nói chuyện thuận gió nhưng cũng chính là nói về chuyện thuận lòng dân. Việc thuận lòng dân qua hình ảnh những cái giếng dọc biển miền Trung.

Dọc biển miền Trung đến nay còn khá nhiều cái giếng có tên là giếng Vua, giếng Vương, thậm chí còn gọi giếng Gia Long. Ở Quảng Ngãi có giếng Vương ở làng Thanh Thủy (xã Bình Hải, Bình Sơn), giếng Vua/Vương ở An Vĩnh (Lý Sơn, hay dân gian còn gọi là giếng Xó La). Ở Quảng Nam có 2 giếng cổ ở thôn Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành), cũng được gọi là giếng Vương hay giếng Vua. Ở Phú Quốc cũng có giếng Vương ở Bãi Ngự (thị trấn An Thới). Tất cả các giếng đó đều nằm gần sát mép biển, nhưng nước rất ngọt, bốn mùa không cạn. Khi được hỏi, hầu hết người dân đều cho rằng, đó chính là cái giếng do chính chúa Nguyễn Ánh - vua Gia Long trong những ngày bôn ba, cho đào lấy nước nuôi quân và cho dân chúng dùng thuở trước. Rõ ràng là, đâu phải chỉ mong chờ cho thuyền chúa Nguyễn được thuận gió Nồm mà chính người dân cũng tự thiêng hóa, huyền thoại hóa, lịch sử hóa cái giếng của làng mình thành cái giếng gắn liền với chúa Nguyễn - Gia Long, dù cái giếng đó đã từng có trước đó, mà hầu hết, theo các nhà khảo cổ, là giếng của người Chăm từng đào hàng nghìn năm trước, như giếng Vua (Xó La) ở Lý Sơn chẳng hạn.

Và cũng từ chuyện thuận gió, thuận lòng người này, xin được nói thêm về một điều khác nữa: có lẽ các nhà sử học cũng nên tiếp tục nghiên cứu để làm sáng tỏ hơn vai trò Nguyễn Ánh trong lịch sử, như một số người đã từng đặt ra trong nhiều năm qua, tiêu biểu là giáo sư Trần Quốc Vượng, trong bài tham luận “Mấy vấn đề về vua Gia Long” (trình bày trong Hội thảo khoa học về thời Gia Long tổ chức tại Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh ngày 28/11/1996).


CHẶT ĐẦU TÂY...

Tương truyền, năm vua Duy Tân 12 tuổi (1912), có dự yến ở tòa Khâm sứ cùng một viên cố đạo người Pháp...

Viên cố đạo này là người có tuổi, là người thạo tiếng Việt và tiếng Hán. Hắn thấy vua nước Nam nhỏ tuổi, muốn thử tài vua, nên ra vế đối:

"Rút ruột ông vua, tam phân thiên hạ."

Chữ "vương" (vua) nếu bỏ đi nét dọc ở giữa sẽ thành chữ "tam". Viên cố đạo đang cố ý gợi chuyện Chính phủ Thực dân chia nước ta ra làm 3 kỳ để cai trị...

Nào ngờ, vị vua mới 12 tuổi kia đã đối lại ngay:

"Chặt đầu thằng Tây, tứ hải giai huynh."

Chữ "Tây" nếu bỏ đầu sẽ ra chữ "Tứ". Câu này thể hiện sự căm ghét thực dân Pháp của vua và cũng bộc lộ lòng yêu nước, sẵn sàng đoàn kết lại diệt Tây của Ngài...

Viên cố đạo có ý làm nhục nhà Vua, không ngờ lại tự làm nhục chính mình. Gã tái mặt, từ đó đến cuối buổi tiệc, không dám ho he gì cả...
----------------------------------------
*FACT: Vua Duy Tân tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh San (1900-1945) , trị vì: 1907-1916, là Vua thứ 11 của Nhà Nguyễn. Năm 1916, tham gia khởi nghĩa cùng Việt Nam Quang Phục Hội, Vua bị Pháp bắt đầy ở đảo Réunion. Trong Đệ Nhị Thế chiến Vua tham chiến trong phe Đồng Minh, giải ngũ năm 1945, hàm Thiếu Tá Không quân. Năm 1945, Ông bị tai nạn máy bay, thọ 45 tuổi.
1586756878384.png

View attachment 4528493
Ảnh Vua Duy Tân và các cao thủ đại nội ở Huế thế kỷ trước.

View attachment 4528516
View attachment 4528519
Đại Nam Thành Thái

Đời Nguyễn
...
Để có hình luật phục vụ quá trình cai trị đất nước, vua Gia Long sai viên tướng có tài kiêm văn võ là Nguyễn Văn Thành làm Tổng tài soạn luật. Năm 1815, bộ luật mang tên Hoàng Việt luật lệ (gọi là Luật Gia Long),

Điều luật về tội đánh bạc là điều thứ 343, vẫn quy định như tịch thu tài sản người chủ chứa bạc sung công quỹ, tịch thu toàn bộ số tiền tại sòng. Các con bạc bị phạt 100 roi hay đi phu dịch 3 năm, nộp phạt 10 quan tiền. Các khoản tiền thu về trong và sau vụ đánh bạc được dùng làm phần thưởng cho những người tố giác tội phạm. Người đứng mở nhà chứa bạc tuy không dự vào hạng người đánh bạc cũng xử cùng một tội như người đánh bạc, chỗ nhà đánh bạc ấy cũng sung vào nhà nước.

Sử nhà Nguyễn cũng ghi lại các vụ xử đánh bạc trong bộ Đại Nam thực lục. Dưới triều vua Minh Mạng, năm 1828, một đầu mục trại lính là Đỗ Bá Thố, phạm tội đánh bạc, lại ép người dưới quyền vay tiền rồi xiết nợ. Vụ việc bị phát giác, tên Thổ bị xử phạt gông cổ, đem bêu ngoài cửa trại lính suốt 2 tháng, rồi sau đó, đánh 100 trượng và bắt về làm lính ngay tại trại đó.
Vua Minh Mạng có chỉ dụ về vụ việc này rằng: “Mưu làm việc riêng, coi thường phép nước, không gì hơn thế. Nếu chỉ phạt trượng và cách dịch thì chưa đáng tội”.
Ngoài xử tội Bá Thổ, các cấp trên của hắn gồm viên chánh, phó quản cơ ở cơ ấy không biết xem xét cáo giác sự việc, mỗi viên đều xử phạt lương 6 tháng để răn. Nhà vua còn sai Bộ Hình đem chỉ dụ về vụ án này này sao ra nhiều bản cấp cho các vệ, cơ lính ở các thành hạt đem treo ở trại lính để được biết và lo răn sửa.

Vào năm 1842, khi vua Thiệu Trị ngự giá ra Bắc, ở kinh thành có người lính vệ Hậu nhất quân Vũ Lâm tên Phạm Công Đạt, một đêm được sai đi tuần đã tự tiện bỏ nhiệm vụ, lẻn về trại ở bên trái hoàng thành mở sòng bạc, lại chống trả quan quân vây bắt.
Khi vua Thiệu Trị trở về kinh đô, nghe lời tâu rất tức giận, ban dụ: “Tên Phạm Công Đạt nguyên là kẻ lại dịch gian xảo, trước đã can án phải cách dịch sung bổ vào ngạch giản binh, nay lại dám coi thường làm bậy như thế, thực là đáng ghét. Nếu chỉ chiểu luật “đánh bạc” mà xử trị thì chưa đúng tội”.
Rồi sau đó, nhà vua xử Đạt hình phạt nặng hơn mức bình thường, là đánh 80 côn đỏ (nặng hơn đánh trượng), đóng gông, giải tới nhà lao lĩnh án “giảo giam hậu”, (tức là treo cổ nhưng chờ lệnh xử sau) để làm răn cho kẻ khác.
Những người liên quan vụ việc bị giáng 2 - 4 cấp, trong đó quan ngự sử Nguyễn Tuấn Phong và Thống chế Lê Văn Thảo do “có chức sắc mà không nghiêm trị” nên bị giáng một cấp. Viên đội suất Nguyễn Văn Doanh đi tuần đêm xảy ra đánh bạc, có công phát hiện tội phạm được hưởng 5 đồng Phi Long bằng bạc.

Vua Thiệu Trị do ghét người có các thói hư tật xấu, nên khi thấy con trai trưởng là Hồng Bảo ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành, nên lúc lâm chung, Vua đã gọi các đại thần Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri Phương và Lâm Duy Hiệp vào trăng trối, để di chiếu truyền ngôi cho con thứ là Hồng Nhậm, là vua Tự Đức sau này (cách chức thái tử con trưởng).

View attachment 4528536

Nhìn hình thức Vua, quan nhà Nguyễn hành xử có phải giống hôn quân, quan tham nhũng không?...

Trích : .... Nội dung chính Hiệp ước Versailles 1787 của Nguyễn Ánh nhưng hai bên không thực hiện:
Pháp hứa giúp Nguyễn Ánh 4 chiếc tàu, 1.200 bộ binh, 200 pháo binh, 250 mọi Cafres. Đổi lại, Nguyễn Ánh nhường hòn đảo Hoinan (cù lao Chàm?) đứng trấn đường vào cửa Touron , nhường cửa Touron (cửa Đà Nẵng) cho Pháp tuỳ ý xây dựng và hòn Poulo Condore (Côn Đảo). Pháp được quyền tự do thương mại và hơn nữa, độc quyền thương mại ở Nam Hà. Những chiếc tàu buôn ngoại quốc nào vào Nam Hà phải có giấy thông hành của Pháp và mang cờ Pháp.
 
Chỉnh sửa cuối:

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
8,939
Động cơ
441,292 Mã lực
Đầu thớt tận bên Cam , cuối thớt lộn về Tây Sơn , cccm giỏi thật =))
 

Nammeo

Xe tải
Biển số
OF-323914
Ngày cấp bằng
17/6/14
Số km
214
Động cơ
290,050 Mã lực
Sihanouk đúng là diễn viên xiếc chuyên ngành đu dây, dù không ít lần ngã lộn cổ vì hụt bước ...
Trong tất cả các nước , Trung Quốc chơi con bài Sihanouk kiên trì nhất và thành công nhất , thật đáng nể với tầm nhìn về địa chính trị của những nhà lãnh đạo TQ như Mao Trạch Đông , Chu Ân Lai ,Đặng Tiểu Bình
Mỹ đánh giá hơi thấp Sihanouk
Hà Nội cũng chơi con bài Sihanouk , và cũng đã thu được nhiều lợi ích , nhất là khi Sihanouk nhắm mắt làm ngơ cho quân giải phóng đóng quân trên đất Campuchia , mua nhu yếu phẩm và vận chuyển vũ khí từ cảng Sihanoukvile đến vùng giải phóng .
Hunsen hiện nay cũng chơi trò đu dây , giống hệt Sihanouk trước kia , chỉ có điều là chưa ngã lộn cổ thôi ...
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
6,811
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Đọc thớt này mới biết phe Bảo hoàng, rửa tội cho nhà Nguyễn vẫn còn rất đông, và làm việc rất hăng say. K biết là nhân sĩ hải ngoại hay trong nước.
Tính ra cũng 75 năm vua Bảo Đại thoái vị rồi mà vẫn còn le lói.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
11,352
Động cơ
420,946 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em chao cụ Ngao5 !! Mấy hôm roi ranh rỗi trong tg cách ly em hay xem kênh lịch sử va em đã dc xem 1 trong những thước phim lịch Hay nhất ve cuộc chiến tranh Đông Dương
20200406_232529.jpg
20200406_232514.jpg
20200406_232435.jpg
20200406_232421.jpg
20200406_231224.jpg
20200406_231219.jpg
20200406_231059.jpg
20200406_231051.jpg
20200406_231041.jpg
20200406_231034.jpg
20200406_231016.jpg
20200406_230516.jpg
20200406_230512.jpg
20200406_230503.jpg
của kênh National Geographic . Đây là 1 trong nhung phim tài liệu em thấy hay nhất, thú vị nhất và hào hung nhất của lịch sử Việt Nam. Em kịp chụp lại nhưng hình ảnh về 2 người Anh hùng dân tộc Việt Nam.
20200406_233226.jpg
20200406_233221.jpg
20200406_232732.jpg
20200406_232724.jpg
20200406_232706.jpg
20200406_232659.jpg
20200406_232656.jpg
20200406_232557.jpg
20200406_232554.jpg
20200406_232552.jpg
Tên là gì à cụ
E search chưa ra
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,006
Động cơ
323,818 Mã lực
NH dấy quân ra bắc dưới mác phù Lê nhé cụ. Và xin hỏi ngược lại câu hỏi của cụ tại sao sau khi Lê Thái Tổ và Vua Gia Long mất lại không bị lật đổ ? Tại sao dân chúng ủng hộ TS mà lại không nuôi dấu cho con cháu nhà TS như NA được dân Miền Nam ? Nhân dân ta có sức mạnh vô địch là nhân dân , nhờ vào sự ủng hộ đồng lòng của Nhân dân chúng ta đã đánh bại được cả Thực dân Pháp và Đế Quốc Mỹ xâm lược . Vậy nên 1 triều đại có thể tồn tại cả trăm năm thì không thể nào không có sự ủng hộ của dân chúng và ngược lại với 1 triều đại suy tàn. Dù cho các nhà viết sử có bẻ cong ngòi bút dưới con mắt hận-thù-yêu-ghét thế nào thì sự tồn tại dài trong lịch sử nước nhà là 1 minh chứng cho năng lực của Vua tôi nhà Nguyễn và nhà Lê. Chào cụ
Từ đầu đến giờ cụ đánh đồng NH với nhà tây sơn. Nếu NH còn, dân còn ủng hộ. NH là linh hồn nhà TS. NH mất nhà TS còn NN, NL bạc nhược, mải lo tranh dành đấu đá nhau , dân nào ủng hộ mà chả mất. GL mất mà chưa bị lật đổ là do đã có thời kỳ dài cầm quyền, tạo được nhiều quan lại ,con cháu ăn bổng lộc triều đình nên còn duy trì được triều chính. Nhà TS khi NH mất còn quá non trẻ, chưa tạo được nhiều chân rết như trên, còn đang đánh đông dẹp bắc gây dựng cơ đồ nên khi chủ soái mất quân sỹ bị đàn áp dã man thì tan thôi. Triều nguyễn nếu được lòng dân như cụ nói đã chả để mất nước và dân sẽ đồng lòng chứ chả cần phải phong trào này kia tìm đường cứu nước.
 

Nho_khô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-675578
Ngày cấp bằng
21/6/19
Số km
811
Động cơ
113,030 Mã lực
Tuổi
24
Tôi không mang cái lịch sử của ông vua nào áp dụng vào cái ch . độ bây giờ , không liên quan đến 3 sọc và cũng khác cụ khi phải kiếm ăn bằng mấy cái hội đó. Cái tầm của cụ nó thể hiện rõ nét ra rồi . Cho nên : Cụ đừng nghĩ ai cũng giống mình . Bỏ đi mà làm người cụ ạ :)
3/9 dai nhách.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,177
Động cơ
113,347 Mã lực
Từ đầu đến giờ cụ đánh đồng NH với nhà tây sơn. Nếu NH còn, dân còn ủng hộ. NH là linh hồn nhà TS. NH mất nhà TS còn NN, NL bạc nhược, mải lo tranh dành đấu đá nhau , dân nào ủng hộ mà chả mất. GL mất mà chưa bị lật đổ là do đã có thời kỳ dài cầm quyền, tạo được nhiều quan lại ,con cháu ăn bổng lộc triều đình nên còn duy trì được triều chính. Nhà TS khi NH mất còn quá non trẻ, chưa tạo được nhiều chân rết như trên, còn đang đánh đông dẹp bắc gây dựng cơ đồ nên khi chủ soái mất quân sỹ bị đàn áp dã man thì tan thôi. Triều nguyễn nếu được lòng dân như cụ nói đã chả để mất nước và dân sẽ đồng lòng chứ chả cần phải phong trào này kia tìm đường cứu nước.
Tất cả những gì cụ nói chỉ là suy nghĩ của cụ và 1 số người cố gắng tô vẽ điểm sáng cho NH mà phớt lờ đi nhiều điểm tối của ông ấy, Nếu dân mà ủng hộ và tôn sùng NH đến như vậy thì đã chả đóng cũi con ông ấy đi nộp cho NA và ngược lại NA mà không ra gì thì dân đã đóng cũi nộp cho NH lâu rồi. Sự kiện NH mất chỉ làm cho TS sụp đổ nhanh hơn thôi chứ kết cục đó là không thể tránh khỏi. Và ai được lòng dân thì người đó có được đất nước, nếu không được lòng dân thì dù chiếm được cũng chẳng thể nào giữ được thực tế đã chứng minh là như vậy dù các cụ có muốn nhìn nhận hay không
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,899
Động cơ
345,887 Mã lực
Tất cả những gì cụ nói chỉ là suy nghĩ của cụ và 1 số người cố gắng tô vẽ điểm sáng cho NH mà phớt lờ đi nhiều điểm tối của ông ấy, Nếu dân mà ủng hộ và tôn sùng NH đến như vậy thì đã chả đóng cũi con ông ấy đi nộp cho NA và ngược lại NA mà không ra gì thì dân đã đóng cũi nộp cho NH lâu rồi. Sự kiện NH mất chỉ làm cho TS sụp đổ nhanh hơn thôi chứ kết cục đó là không thể tránh khỏi. Và ai được lòng dân thì người đó có được đất nước, nếu không được lòng dân thì dù chiếm được cũng chẳng thể nào giữ được thực tế đã chứng minh là như vậy dù các cụ có muốn nhìn nhận hay không
Không biết lòng dân Trung-Nam Bộ thế nào chứ lòng dân ngoài Bắc này chắc cũng không ưa nhà Nguyễn lắm. Có cụ nào có nghiên cứu nào nói về thái độ của dân Bắc Hà với triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1882 không? Em nghe nói nhà Nguyễn cũng không tin tưởng dân Bắc Hà lắm.

Còn từ 1882 thì rõ hơn, khi Pháp ra Bắc thì nhà Nguyễn gần như cũng không kiểm soát được miền Bắc rồi. Quân nhà Thanh, quân Thái Bình Thiên Quốc, thổ phỉ tung hoành khắp nơi mà triều đình không dẹp được, thậm chí phải nhờ Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp hộ. Dân chúng thì ra xem quan ta, quan Tầu và quan Pháp đánh nhau, hình như cũng không ủng hộ bên nào :D
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
7,899
Động cơ
345,887 Mã lực
Năm 1945, Bảo Đại thoái vị thì thái độ dân chúng có vẻ cũng dửng dưng, không thấy nuối tiếc lắm. Cái này chắc khác với Cam và Thái, nơi dân vẫn tôn sùng nhà vua hơn.

Em thấy dân Việt mình được cái thoáng tính, tôn giáo nào cũng theo nhưng cũng không theo kiểu cuồng tín, với triều đình cũng vậy, vua hay thì theo dở thì bỏ không thấy nuối tiếc nhiều :D Ai đó bảo dân mình không phải duy vật cũng không phải duy tâm, mà là duy tình, tình nghĩa quan trọng hơn hết.
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,177
Động cơ
113,347 Mã lực
Không biết lòng dân Trung-Nam Bộ thế nào chứ lòng dân ngoài Bắc này chắc cũng không ưa nhà Nguyễn lắm. Có cụ nào có nghiên cứu nào nói về thái độ của dân Bắc Hà với triều Nguyễn trong giai đoạn 1802-1882 không? Em nghe nói nhà Nguyễn cũng không tin tưởng dân Bắc Hà lắm.

Còn từ 1882 thì rõ hơn, khi Pháp ra Bắc thì nhà Nguyễn gần như cũng không kiểm soát được miền Bắc rồi. Quân nhà Thanh, quân Thái Bình Thiên Quốc, thổ phỉ tung hoành khắp nơi mà triều đình không dẹp được, thậm chí phải nhờ Lưu Vĩnh Phúc đánh Pháp hộ. Dân chúng thì ra xem quan ta, quan Tầu và quan Pháp đánh nhau, hình như cũng không ủng hộ bên nào :D
Thì thực tế là từ Thuận hoá trở ra đến xứ Thanh ông nào nắm đc lòng dân đó là coi như thắng rồi còn em chả có ý chê, nhưng từ thời Lê Thái Tổ cho đến NA chẳng hề trọng dụng sĩ phu Bắc Hà là có lý do cả, về long trung thành thì có lẽ họ ko đánh giá cao
 

P H Ê QUÁ

Xe tăng
Biển số
OF-692671
Ngày cấp bằng
27/7/19
Số km
1,177
Động cơ
113,347 Mã lực
Năm 1945, Bảo Đại thoái vị thì thái độ dân chúng có vẻ cũng dửng dưng, không thấy nuối tiếc lắm. Cái này chắc khác với Cam và Thái, nơi dân vẫn tôn sùng nhà vua hơn.

Em thấy dân Việt mình được cái thoáng tính, tôn giáo nào cũng theo nhưng cũng không theo kiểu cuồng tín, với triều đình cũng vậy, vua hay thì theo dở thì bỏ không thấy nuối tiếc nhiều :D Ai đó bảo dân mình không phải duy vật cũng không phải duy tâm, mà là duy tình, tình nghĩa quan trọng hơn hết.
Bảo Đại chỉ là tên bất tài, cụ không nên so sánh với NA , có rất nhiều người lo sợ rằng việc ca tụng NA là bênh vực chế độ bảo hoàng . Suy nghĩ tiêu cực đó dẫn đến phải bôi nhọ và phủ nhận NA như hiện nay chăng ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top