[Funland] 16/04/1972 - Hải Phòng đó, hiên ngang chỉ biết ngẩng đầu!

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,886 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Iem théc méc mãi là hồi ấy Mẽo câu toàn pháo cỡ 8 inches (203mm) với 6 inches (152mm) vào còn VN thì phang lại bằng pháo còi như 85mm. Thế nó cứ đứng ngoài tầm câu vào thì khóc à? Chắc chỉ để rình bắn mấy chú tàu nhỏ lỡ đà chạy vào sâu trong nội thủy.
Thứ nhất: Pháo còi 85mm chống hạm thì chỉ trang bị cho mấy chị dân quân thôi cụ ợ (kiểu như 12,7ly là của tự vệ).
Thứ nhì: thời đấy pháo to hay nhỏ là để bắn đạn có sức công phá lớn hay bé chứ kỹ thuật bắn xa chưa được chuẩn lắm nên chẳng ai chơi xa hơn đường chân trời (15km). Tàu muốn bắn vào bờ thì bờ cũng có thể nhìn thấy tàu, nếu pháo bờ đặt trên núi thì bờ nhìn tàu còn rõ hơn. Đây là lý do thời đấy pháo tàu Mẽo bắn vào Đồng Hới, Đèo Ngang bét nhè nhưng nội đô HP chưa bị nếm mùi pháo tàu bao giờ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Và đúng cái đợt phóng tên lửa từ xa vào HP nhiều nhất đấy (em nhớ khoảng 2 - 3 giờ chiều). Một quả cũng chơi đúng xóm nhà em ở HP. Một chú lên thiên đường ngay tại chỗ vì kg chạy kịp (cái này sau đó mẹ em lên kể mới biết).
Cụ viết
Một quả cũng chơi đúng xóm nhà em ở HP.
Theo cụ nói thì nhà cụ ở gần Chợ cột đèn
Cái quả tên lửa cụ nói ấy, chính là SAM-2 bộ đội ta bắn từ phía Quảng Ninh, xuống thấp và xa quá, không điều khiển được, lao vào Ngõ Cấm (cách nhà cụ không dưới 2 km)
Chiều hôm đó, em nhớ cuối tháng 9-1966, nhà em là nhà khá cao ở phố Cát Dài, em vừa học xong lớp 10, nay là 12 (không được đi học Đại học vì lý do tế nhị) thấy một vật đen xì bay vèo trên đầu và vài giây sau thì một cột khói màu da cam bốc lên cùng với một đống giấy trắng (sách báo giấy tờ). Em hiểu ngay là tên lửa ta rơi. Ngay sau đó ông Xuân, xưởng gỗ ở Cát Cụt (bạn của bố em) được lệnh của thành phố đóng 7 hoặc 9 quan tài (con số em nhớ không chính xác nhưng ít nhất là số đó) và trong bản tin chiến sự không nói gì đến sự kiện này.




 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,387
Động cơ
659,886 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ viết
Một quả cũng chơi đúng xóm nhà em ở HP.
Theo cụ nói thì nhà cụ ở gần Chợ cột đèn
Cái quả tên lửa cụ nói ấy, chính là SAM-2 bộ đội ta bắn từ phía Quảng Ninh, xuống thấp và xa quá, không điều khiển được, lao vào Ngõ Cấm (cách nhà cụ không dưới 2 km)
Chiều hôm đó, em nhớ cuối tháng 9-1966, nhà em là nhà khá cao ở phố Cát Dài, em vừa học xong lớp 10, nay là 12 (không được đi học Đại học vì lý do tế nhị) thấy một vật đen xì bay vèo trên đầu và vài giây sau thì một cột khói màu da cam bốc lên cùng với một đống giấy trắng (sách báo giấy tờ). Em hiểu ngay là tên lửa ta rơi. Ngay sau đó ông Xuân, xưởng gỗ ở Cát Cụt (bạn của bố em) được lệnh của thành phố đóng 7 hoặc 9 quan tài (con số em nhớ không chính xác nhưng ít nhất là số đó) và trong bản tin chiến sự không nói gì đến sự kiện này.




Em đang kể chuyện năm 1972 mà cụ. Vụ 66 thì em lại kg biết!
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Cụ viết
Một quả cũng chơi đúng xóm nhà em ở HP.
Theo cụ nói thì nhà cụ ở gần Chợ cột đèn
Cái quả tên lửa cụ nói ấy, chính là SAM-2 bộ đội ta bắn từ phía Quảng Ninh, xuống thấp và xa quá, không điều khiển được, lao vào Ngõ Cấm (cách nhà cụ không dưới 2 km)
Chiều hôm đó, em nhớ cuối tháng 9-1966, nhà em là nhà khá cao ở phố Cát Dài, em vừa học xong lớp 10, nay là 12 (không được đi học Đại học vì lý do tế nhị) thấy một vật đen xì bay vèo trên đầu và vài giây sau thì một cột khói màu da cam bốc lên cùng với một đống giấy trắng (sách báo giấy tờ). Em hiểu ngay là tên lửa ta rơi. Ngay sau đó ông Xuân, xưởng gỗ ở Cát Cụt (bạn của bố em) được lệnh của thành phố đóng 7 hoặc 9 quan tài (con số em nhớ không chính xác nhưng ít nhất là số đó) và trong bản tin chiến sự không nói gì đến sự kiện này.




Tai nạn rơi tên lửa vào nhà dân gây tổn thất như thế này kể ra cũng hy hữu thật.
Cớ là trong phòng không nó có những quy định rất ngặt nghèo. Ví dụ là "Góc cấm" là những góc không được phóng đạn. Chẳng hạn không đuọc phép phóng đạn bay ngang thành phố.
Hơn nữa đạn có cơ cấu tự hủy khi trượt mục tiêu bay hết tầm. Đạn mất điều khiển, rơi cũng có thể hủy được theo lệnh từ mặt đất.
 

magicmirror

Xe hơi
Biển số
OF-137282
Ngày cấp bằng
5/4/12
Số km
146
Động cơ
369,730 Mã lực
Khiếp, nghe các cụ kể chuyện đánh Mỹ hồi xưa ở HP mà phục sát đất luôn... Em thuộc thế hệ sau này nên ko biết được cảm giác sống chết như thế nào nhỉ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Vụ rơi đạn ở Đông anh ấy, em cũng được nghe loáng thoáng. Với cái khối nổ gần 3 tạ thuốc với đạn SAM2 và 60 cân với đạn SAM3, nó mà nổ cũng đào được cái ao con con :P
Thưa cụ

S-75 Dvina (SA-2 Guideline) ra đời 1957, tốc độ Mach 3,5, độ cao 20 km, xa 45 km, chính xác 65 m, dài 10,72 m, đường kính 700 mm, nặng 2.300 kg, đầu đạn 200 kg chứa 60 kg thuốc nổ và 3.500 mảnh vụn x 5,4 g
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Cớ là trong phòng không nó có những quy định rất ngặt nghèo. Ví dụ là "Góc cấm" là những góc không được phóng đạn. Chẳng hạn không đuọc phép phóng đạn bay ngang thành phố.
Hơn nữa đạn có cơ cấu tự hủy khi trượt mục tiêu bay hết tầm. Đạn mất điều khiển, rơi cũng có thể hủy được theo lệnh từ mặt đất.
Thưa cụ, về nguyên tắc thì vậy
Nhưng kỹ thuật cũng có những trục trặc ngoài khả năng xử lý của con người, nhất là trong chiến trận nước sôi lửa bỏng, nên cũng phải chấp nhận thôi
Tháng 6-1972, tên lửa phòng không bắn từ Chèm, rớt xuống Đại học Bách khoa Hà Nội gần khuôn viên nhà C9, khói màu da cam bốc lên (em nhìn thấy), ta đưa tin Mỹ "ném bom" trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Hồi đó em tham gia chế tạo TiCl2 để làm mù tia laser, ở phòng thí nghiệm 778E của trường
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Cụ nhầm với sân bay Kiến An rồi. Thời đó, có chăng Cát bi chỉ làm bãi đáp khẩn cấp nhưng em chưa nghe chiếc nào phải hạ xuống đấy. Những lúc ngưng chiến (68-72), Cát Bi nửa bỏ hoang, một số khu có bộ đội gác nhưng bọn em vẫn chui vào hoài... Riêng Kiến An thì bọn em lại sơ tán ở nơi đầu đường băng hạ cánh nên lại biết rất rõ, chiếc nào muốn hạ cũng phải bay ngang qua đầu nhà em và bắt đầu bung càng. Kiến An toàn MIG17, 19 ; một lần em thấy MIG21 về (có nói trong thớt này), 1 lần thấy con AN-2 bay về luồn lách tránh được tên lửa của cả hội F4 (đã kể ở thớt nào đó lâu lắm rồi). Phần nhiều, MIG17 xuất kích từ Kiến An, cũng nhiều lần bay từ sân bay nào đó khi về thì xuống Kiến An (đang yên thì thấy nó bay về, còn từ Kiến An lên thì dù kg thấy cũng nghe tiếng gầm của máy bay xuất kích)
Cụ nói đúng
Hoàng Ích, sinh 1947 (bạn cùng khóa Ngô Quyền Hải Phòng với em), học lái MiG-19 ở Trung Quốc. MiiG-19 cũng do Trung Quốc sản xuất và cung cấp cho Việt Nam (là phiên bản MiG-17 nhưng có hai động cơ, một thiết kế vội và tồi), đóng tại sân bay Kiến An và cất cánh từ đây, và hy sinh trong những trận đánh đầu tiên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
từ hạm đội bảy bay vào thì HP có gần nhất không cụ
Thưa cụ
Cụ hỏi chung chung "Hạm đội 7" thì tản mát và xa lắm



Từ 1964, Mỹ quy ước lây một điểm ở ngoài biển gọi là Yankee Station, chỗ này luôn có 3 (BA) tàu sân bay chủ yếu để đánh phá Bắc Việt Nam và đường Hồ Chí Minh
Nó nằm ở biển Đông phía Tây Bắc Đà Nẵng, vị trí của trạm có thể thay đổi tùy thuộc vào tương quan lực lượng với Bắc Việt Nam, có lúc nó nằm cách Đồng Hới 190 km về phía đông
Máy bay hải quân từ Trạm Yankee bay vào Hà Nội chừng 700 km, vào Hải Phòng là 600 km (thừa đủ tầm hoạt động của A-4, A-6, và A-7). Riêng đối với F-4, có hai động cơ công suất lớn (ở thời bấy giờ), uống dầu như nước lã, thì khoảng cách 700 km chỉ đủ cất cánh, ném bom xong và biến luôn, không đủ dầu chiến đấu với MiG, sau này F-4 bớt mang bom, mang thêm nhiều tên lửa chủ yếu làm nhiệm vụ trấn áp MiG, SAM và phát nhiễu bảo vệ các máy bay khác đi cùng
Khác với F-4 của không quân đóng ở Thái Lan, phải bay xa hơn, nên được tiếp dầu hai lần trên không trong một phi vụ.
Khi bay vào Hải Phòng, máy bay hải quân theo hai hướng
1) Bay thấp theo dọc sông Văn Úc (gần chỗ đầm anh Vươn Tiên Lãng), tránh radar và đạn cao xạ, úp thẳng vào những cơ sở hậu cần và nhà máy ở Hải Phòng
2) Bay theo dãy Yên Tử (Quảng Ninh) cách trung tâm Hải Phòng 35 km, cũng để tránh radar và bất ngờ lao vào đánh Hải Phòng để tránh bị thiệt hại
Cả hai hướng này có điểm chung là: sau khi đánh xong, chuồn nhanh ra biển, nếu bị thương hoặc cháy thì nhảy dù và có toán cứu hộ với trực thăng chỡ sẵn ngoài biển vớt lên. Khi phi công rơi ngoài biển, lũ máy bay bu lại bắn những tàu bè ta kể cả bà con đánh cá gần chỗ phi công rớt xuống, vì thế Hải Phòng bắn rơi 130 máy bay (tôi nhớ không chính xác) nhưng chỉ bắt được một hoặc hai phi công. Phi công đầu tiên mà Hải Phòng túm được tên là Stackhouse (tôi viết có thể không chính xác) bị bắn rơi ngày 25-4-1967. Tôi được nhìn thấy mặt anh phi công này, vì chiến sĩ canh trại giam Trần Phú (Hải Phòng) đặt súng trực chiến trên nóc nhà tôi, nên tôi và bố tôi được "ưu tiên" vào xem mặt.
Thời đó, loa phóng thanh phát tin DỰ BÁO báo động thường có câu "máy bay địch hướng đông bắc cách thành phố 40 km " thì đến 60% là sau đó 1 phút đã có đạn nổ rồi. Từ nhà máy xi măng cách Yên Tử chỉ hơn 28 km thôi
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Thưa cụ

S-75 Dvina (SA-2 Guideline) ra đời 1957, tốc độ Mach 3,5, độ cao 20 km, xa 45 km, chính xác 65 m, dài 10,72 m, đường kính 700 mm, nặng 2.300 kg, đầu đạn 200 kg chứa 60 kg thuốc nổ và 3.500 mảnh vụn x 5,4 g
Đấy là đời 1957.
SA2E có thể mang đầu đạn hạt nhân 15kt hay đầu đạn thuốc nổ thường 295kg thì không ngót 3 tạ là cái gì???
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Đấy là đời 1957.
SA2E có thể mang đầu đạn hạt nhân 15kt hay đầu đạn thuốc nổ thường 295kg thì không ngót 3 tạ là cái gì???
Đời sau là S-75-M Dvina, ra đời 1961, chỉ thay đổi một chút phần điều khiển và động cơ thôi, còn đầu đạn y chang
Người Mỹ mua một số SAM-2 này trưng bày tại Bảo tàng không quân và vũ trụ Mỹ ở Washington (tôi có hình ảnh), họ cân lên thì đầu đạn nặng 349 pounds = 158 kg (gồm vỏ bọc ngoài+ngòi nổ+thuốc nổ+mảnh đạn)
Tên lửa phòng không khác với tên lửa đạn đạo đấy, người Nga năm 1961 đã có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, chứ không dùng tên lửa phòng không Dvina mang đầu đạn hạt nhân 15kt đâu. Mang đầu đạn hạt nhân phải rất cẩn thận
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Cụ nói đúng
Hoàng Ích, sinh 1947 (bạn cùng khóa Ngô Quyền Hải Phòng với em), học lái MiG-19 ở Trung Quốc. MiiG-19 cũng do Trung Quốc sản xuất và cung cấp cho Việt Nam (là phiên bản MiG-17 nhưng có hai động cơ, một thiết kế vội và tồi), đóng tại sân bay Kiến An và cất cánh từ đây, và hy sinh trong những trận đánh đầu tiên
dạ thưa cụ Mig-19 Farmer khôngphari là mig-17 fresco ạ
đây là loại đc Mikoyan phát triển sau sự thànhc ông của Mig-15 và 17
đây là phiên bản tiêm kích siêu âm đầu tiên của Liên xô
sau này đc chuyển bản quyền sang cho Trung quốc làm với mã J-6 hoặc Q-5
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Đời sau là S-75-M Dvina, ra đời 1961, chỉ thay đổi một chút phần điều khiển và động cơ thôi, còn đầu đạn y chang
Người Mỹ mua một số SAM-2 này trưng bày tại Bảo tàng không quân và vũ trụ Mỹ ở Washington (tôi có hình ảnh), họ cân lên thì đầu đạn nặng 349 pounds = 158 kg (gồm vỏ bọc ngoài+ngòi nổ+thuốc nổ+mảnh đạn)
Tên lửa phòng không khác với tên lửa đạn đạo đấy, người Nga năm 1961 đã có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, chứ không dùng tên lửa phòng không Dvina mang đầu đạn hạt nhân 15kt đâu. Mang đầu đạn hạt nhân phải rất cẩn thận
dạ đạn SAM-2 có nhìu lắm ạ
SA-2A; SAM-2 Dvina (Двина - Sông Dvina) với radar dẫn đường Fan Song-A và tên lửa V-750 hay V-750V. Việc triển khai đầu tiên bắt đầu năm 1957. Cả tên lửa và bộ phận phóng dài 10.6 m (34.8 ft), với bộ phận phóng có đường kính 0.65 m (25.5 in), và đường kính tên lửa 0.5 m (19.7 in). Trọng lượng phóng là 2287 kg (5,041 lb). Tên lửa có tầm hoạt động hiệu quả 30 km (19 dặm), với tầm hoạt động tối thiểu 8 km (5 dặm) và cao độ đánh chặn trong khoảng 450 và 25,000 m (1,500-82,000 ft).
SA-N-2A; SAM-2M-2 Volkhov-M (Tiếng Nga Волхов - Sông Volkhov): Phiên bản hải quân của model A và được trang bị cho tàu tuần dương lớp Sverdlov Dzerzhinski. Biến thể này nói chung bị coi là không thành công và không được trang bị cho bất kỳ một tàu nào khác.
SA-2B; SAM-2 Desna (Tiếng Nga Десна - Sông Desna). Phiên bản này có các radar Fan Song-B cải tiến với các tên lửa V-750VK và V-750VN, đi vào phục vụ năm 1959. Các tên lửa hơi dài hơn các phiên bản A, dài 10.8 m (35.4 ft), vì có bộ phận phóng mạnh hơn. SA-2B có thể chiến đấu với các mục tiêu ở cao độ từ 500 m đến 30 km (1,640-98,450 ft) và tầm hoạt động lên tới 34 km (21 dặm).
SA-2C; SAM-2M Volkhov. Một lần nữa, model mới có một radar cải tiến, Fan Song-C, đi cùng với tên lửa V-750M đã được nâng cấp, được triển khai năm 1961. Tên lửa V-750M có vẻ ngoài giống với V-750VK/V-750VN, nhưng có tính năng tốt hơn với tầm hoạt động lên tới 43 km (27 dặm) và giới hạn độ cao giảm còn 400 m (1,312 ft).
SA-2D; radar Fan Song-E và tên lửa V-750SM. Tên lửa V-750SM khác biệt khá nhiều so với các phiên bản A/B/C vì có các ăng ten mới với một máy dò khí áp mũi dài hơn. Nhiều khác biệt khác ở hộp motor duy trì. Tên lửa dài 10.8 m (35.4 ft), có cùng đường kính thân và đầu đạn như SA-2C, nhưng trọng lượng tăng lên tới 2450 kg (5,400 lb). Tầm hoạt động hiệu quả là 43 km (27 dặm), tầm hoạt động tối thiểu 6 km (4 dặm) và độ cao đánh chặn trong khoảng 250 và 25000 m (820-82,000 ft). Các biện pháp phản công máy bay được cải tiến dẫn tới sự phát triển Fan Song-E với các ăng ten tốt hơn có thể cắt xuyên qua dải nhiễu mạnh.
SA-2E: radar Fan Song-E và tên lửa V-750AK. Tương tự như model D, nhưng với một đầu đạn hình củ hành và không có các cánh thăng bằng phía trước. SA-2E dài 11.2 m (36.7 ft), có đường kính thân 0.5 m (19.7 in) và trọng lượng khi phóng 2450 kg (5,400 lb). Tên lửa có thể được trang bị hoặc đầu nổ hạt nhân chỉ huy 15 kt hoặc một đầu đạn HE quy ước 295 kg (650 lb).
SA-2F: radar Fan Song-F và tên lửa V-750SM. Sau khi quan sát việc gây nhiễu ở Việt Nam và sự đối phó trong cuộc Chiến tranh Sáu Ngày khiến loại SA-2 hoàn toàn không hiệu quả, các hệ thống hiện hữu nhanh chóng được nâng cấp với một hệ thống radar mới được thiết kế để bỏ qua các nhiễu nhấp nháy (scintillation) băng rộng. Hệ thống chỉ huy cũng gồm một phương thức điều khiển trên nhiễu (home-on-jam) để tấn công máy bay mang theo thiết bị làm nhiễu, cũng như một hệ thống hoàn toàn quang (sử dụng hạn chế) khi chúng không thể hoạt động. Công việc phát triển model F được bắt đầu năm 1968 và được triển khai tại Liên Xô cuối năm đó, trong khi các chuyến tàu chở tên lửa tới Việt Nam bắt đầu cuối năm 1970.
SA-2 FC: Phiên bản mới nhất của Trung Quốc. Có thể thám sát sáu mục tiêu đồng thời và có khả năng điều khiển đồng thời 3 tên lửa.
SAM-2M Volga (Tiếng Nga С-75М Волга - Sông Volga). Phiên bản từ năm 1995.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Đời sau là S-75-M Dvina, ra đời 1961, chỉ thay đổi một chút phần điều khiển và động cơ thôi, còn đầu đạn y chang
Người Mỹ mua một số SAM-2 này trưng bày tại Bảo tàng không quân và vũ trụ Mỹ ở Washington (tôi có hình ảnh), họ cân lên thì đầu đạn nặng 349 pounds = 158 kg (gồm vỏ bọc ngoài+ngòi nổ+thuốc nổ+mảnh đạn)
Tên lửa phòng không khác với tên lửa đạn đạo đấy, người Nga năm 1961 đã có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, chứ không dùng tên lửa phòng không Dvina mang đầu đạn hạt nhân 15kt đâu. Mang đầu đạn hạt nhân phải rất cẩn thận
Nên nhớ rằng SA2 từng là thành phần cấu thành hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên của Liên xô bảo vệ tp Moscow trước những đầu đạn hạt nhân của Mỹ và NATO. Với đầu đạn nổ mảnh quy ước và độ chính xác khoảng 6 chục mét, người Nga đã nhận thấy không thể tiêu diệt hết được những đầu đạn đang bay tới nên đã chất lên đấy đầu đạn hạt nhân để đảm bảo xác xuất tiêu diệt mục tiêu.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
Nên nhớ rằng SA2 từng là thành phần cấu thành hệ thống phòng thủ tên lửa đầu tiên của Liên xô bảo vệ tp Moscow trước những đầu đạn hạt nhân của Mỹ và NATO. Với đầu đạn nổ mảnh quy ước và độ chính xác khoảng 6 chục mét, người Nga đã nhận thấy không thể tiêu diệt hết được những đầu đạn đang bay tới nên đã chất lên đấy đầu đạn hạt nhân để đảm bảo xác xuất tiêu diệt mục tiêu.
Trước hết em phải ạ cụ
Thưa cụ, thời SAM-2 ra đời (SAM là cách gọi tên lửa phòng không đất đối không theo tiếng Anh, Nga không dùng chữa SAM, em đường chữa SAM mang tính quy ước) để dối phó với máy bay của Mỹ, lúc ấy F-105 của Mỹ là máy bay chiến thuật tối tân nhất, ném được bom hạt nhân (không kể B-52) (trong chiến tranh Việt Nam F-105 buộc phải chuyển sang ném bom thông thường)
Thời đấy người Nga cũng chưa dám nghĩ tới chuyện dùng SAM-2 để chặn tên lửa. Khái niệm này xuất hiện sau đấy hơn 20 năm thời ông Reagan cơ. SAM-2 bay cao nhất được 20-25 km, xa nhất được 45 km. Thưa cụ, đất Nga rất rộng, em sống ở Moscow 12 năm liền, đi và bay cũng nhiều, nhưng hiểu biết độ rộng nước Nga như xẩm sờ voi thôi. Nhưng chăc chắn em biết khoảng cách ngắn nhất từ thủ đô Moscow sang tới biên giới phía Tây giáp Ba Lan chừng 1.200 km, còn sang phía đông chừng 9.000 km
Em nghĩ nếu SAM-2 chất đầu đạn hạt nhân 15 kt, phóng lên và nổ như mong muốn thì hại ngay xuống đất Nga, vì khoảng cách 45 km cách trung tâm Moscow là ngoại ô Moscow, chưa chưa sang tỉnh khác.
Cái này gọi là gậy ông đập lưng ông
S-400 của Nga mới là tên lửa đánh chặn mục tiêu tên lửa chiến lược, và cũng chỉ ra đời không lâu sau khi thành công ở S-300
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,142
Động cơ
1,072,666 Mã lực
dạ thưa cụ Mig-19 Farmer khôngphari là mig-17 fresco ạ
đây là loại đc Mikoyan phát triển sau sự thànhc ông của Mig-15 và 17
đây là phiên bản tiêm kích siêu âm đầu tiên của Liên xô
sau này đc chuyển bản quyền sang cho Trung quốc làm với mã J-6 hoặc Q-5
Cụ nói đúng
chữ "phiên bản MiG-17" em nghĩ là phương tây nó nhìn MiG-19 hơi quá, nhưng thực tế thì chỉ bay nhanh hơn nhưng vũ khí vẫn kém, vì thế ông Khrushchev ủng hộ đưa vào sản xuất MiG-21 "ngon, bổ, rẻ" để đánh chặn
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Trước hết em phải ạ cụ
Thưa cụ, thời SAM-2 ra đời (SAM là cách gọi tên lửa phòng không đất đối không theo tiếng Anh, Nga không dùng chữa SAM, em đường chữa SAM mang tính quy ước) để dối phó với máy bay của Mỹ, lúc ấy F-105 của Mỹ là máy bay chiến thuật tối tân nhất, ném được bom hạt nhân (không kể B-52) (trong chiến tranh Việt Nam F-105 buộc phải chuyển sang ném bom thông thường)
Thời đấy người Nga cũng chưa dám nghĩ tới chuyện dùng SAM-2 để chặn tên lửa. Khái niệm này xuất hiện sau đấy hơn 20 năm thời ông Reagan cơ. SAM-2 bay cao nhất được 20-25 km, xa nhất được 45 km. Thưa cụ, đất Nga rất rộng, em sống ở Moscow 12 năm liền, đi và bay cũng nhiều, nhưng hiểu biết độ rộng nước Nga như xẩm sờ voi thôi. Nhưng chăc chắn em biết khoảng cách ngắn nhất từ thủ đô Moscow sang tới biên giới phía Tây giáp Ba Lan chừng 1.200 km, còn sang phía đông chừng 9.000 km
Em nghĩ nếu SAM-2 chất đầu đạn hạt nhân 15 kt, phóng lên và nổ như mong muốn thì hại ngay xuống đất Nga, vì khoảng cách 45 km cách trung tâm Moscow là ngoại ô Moscow, chưa chưa sang tỉnh khác.
Cái này gọi là gậy ông đập lưng ông
S-400 của Nga mới là tên lửa đánh chặn mục tiêu tên lửa chiến lược, và cũng chỉ ra đời không lâu sau khi thành công ở S-300
chắc chắn là có bác ạ
bác không đọc kỹ bài của em òi


SA-2E:S-75M3 Volhov radar Fan Song-E và tên lửa V-750AK. Tương tự như model D, nhưng với một đầu đạn hình củ hành và không có các cánh thăng bằng phía trước. SA-2E dài 11.2 m (36.7 ft), có đường kính thân 0.5 m (19.7 in) và trọng lượng khi phóng 2450 kg (5,400 lb). Tên lửa có thể được trang bị hoặc đầu nổ hạt nhân chỉ huy 15 kt hoặc một đầu đạn HE quy ước 295 kg (650 lb)
 

sodua

Xe máy
Biển số
OF-78913
Ngày cấp bằng
26/11/10
Số km
61
Động cơ
418,361 Mã lực
Cụ gấu chắc cùng lứa 196x giống mình, lúc đó chừng 10-12 tuổi mà sao rành vũ khí dữ. Trận 16/4 nhà mình bên Chợ Sắt, lãnh nguyên 1 quả bom xuyên may phúc nó không nổ. Sáng hôm sau vẫn tung tăng đến trường, đến cầu Hạ Lý mới thấy hoảng. Sở Dầu cháy, khói cuộn lên hình cột nấm, giống trái bom nguyên tử Hiroshima.Người ta gồng gánh gọi con tìm mẹ, kêu khóc như ri. Nhiều người quần áo rách bươm, máu me đầy mặt. Trận 16/4 người Hải phòng chết nhiều là do chủ quan. Vì liên tiếp mấy đêm trườc đó đều có báo động đểu. Riết rồi người ta lười ứ thèm xuống hầm nữa. Nhà mình ở lúc đó kiên cố nhất khu phố (nhà chủ hãng nước mắm Vạn Vân cũ). Người ta thường tới tránh bom ké mà hôm đó hầu như rất ít người. Có cụ còn đứng trên lầu chửi đổng dm thằng mẽo không cho bố mày ngủ yên được 1 đêm. Đang chửi, bom nổ hất cụ lộn mèo từ tầng 2 xuống đất, may chỉ bị sức ép không chết.
Nói chung là thắng Mỹ thì hay rồi, nhưng giá mà đừng đánh nhau với Mỹ thì còn hay hơn...
 
Chỉnh sửa cuối:

MinhKhoi2007

Xe tăng
Biển số
OF-75957
Ngày cấp bằng
21/10/10
Số km
1,063
Động cơ
531,426 Mã lực
Em cũng sinh vào tháng 4/1972 đấy ạ, chào đời đã chịu bom đạn nên cả đời số khổ thế đấy ;)
 

dkny411

Xe đạp
Biển số
OF-119399
Ngày cấp bằng
5/11/11
Số km
10
Động cơ
383,600 Mã lực
Bài viết hay quá tiếp đi cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top