[Funland] Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 60 năm nhìn lại

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
USS Maddox (1).jpg

Cách đây 7 năm, em đã viết về sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Các cụ có thể tham khảo
https://www.otofun.net/threads/su-kien-vinh-bac-bo-53-nam-truoc-day.1234637/
Bài viết dưới đây là cảm xúc của em về sự kiện Vịnh Bắc Bộ.
Em được giáo dục hoàn toàn dưới mái trường XHCN, và cũng chẳng phải vì thế mà em “viết theo sách, nói như vẹt”. Em theo dõi sự kiện Vịnh Bắc Bộ khi còn là học sinh và đọc những tài liệu về sự kiện này suốt từ đó và thấy rằng sách báo của chính phủ Việt Nam viết là hoàn toàn đúng. Gần đây qua những bài của ông Nguyễn Toàn Thắng trên Youtube em càng hiểu rõ hơn mưu đồ của người Mỹ thời kỳ đó.

Chiều hôm đó 5/8/1964, em giúp bố em một số công việc sổ sách thì còi báo động vang lên: “Đồng bào chú ý…. Đồng bào chú ý…. Máy bay địch cách Hải Phòng 60 km về phía tây bắc…”
Thời kỳ đó dân chúng được lệnh xây tăng-xê (hầm trú ẩn) đề phòng máy bay Mỹ ném bom. Báo động không thường xuyên, nhưng chiều hôm đó thì lệnh báo động kéo dài tới 3 giờ, từ 13 giờ 30 tới 16 giờ 30. Em hoàn toàn không nghe thấy tiếng máy bay hoặc bom đạn nổ.
Đang chuẩn bị ăn bữa tối thì cậu em trai 11 tuổi, chạy từ ngoài đường về báo tin Mỹ ném bom Bắc Việt Nam và ta bắn rơi máy bay Mỹ (lúc đó chưa nói đã bắt được phi công)
Ai cũng sửng sốt, sợ cậu em trai loan tin nhảm.
Nhưng đó là sự thật, ông Lê Trang, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tuyên bố như vậy trong cuộc họp báo ngay chiều hôm đó
Một tháng sau, tháng 9/1964 em được anh rể đưa lên Hà Nội xem xác chiếc A4 Skyhawk trưng bày ở triển lãm Vân Hồ (trước đó gọi là khu tập thể liên cơ Vân Hồ)
Cũng tuần đó, trước khi vào năm học mới, trường Phổ thông cấp 3 Ngô Quyền Hải Phòng mời một sĩ quan hải quân đến nói chuyện về sự kiện 5/8 (tên gọi dân dã cho sự kiện Vịnh Bắc Bộ). Chẳng hiểu ông nói gì, chỉ ghi nhận trong đầu, 5/8 Việt Nam đánh đuổi Tuần dương hạm Maddox…. Và Mỹ ném bom trả đũa
Ba mươi bảy năm sau, khi ở Moscow em tình cờ đọc một bài của Trần Ðỗ Cẩm, người chỉ huy cuộc tập kích vào đảo Hòn Mê của lực lượng biệt kích hải quân Nam Việt Nam hôm 31/7/1964 và tàu của ông đã gặp Maddox khi đó đang lởn vởn ở Quảng Bình. Cả hai đều biết những hoạt động của nhau ở khu vực này
Ông Cẩm viết khá trung thực về sự kiện Vịnh Bắc Bộ. Em té ngửa ra khi biết vụ đụng độ đêm 4/8/1964 (theo cách gọi của Mỹ) để Mỹ có cớ ném bom trả đũa Bắc Việt Nam chiều 5/8/1964 là không có thật.
Còn vụ đụng độ thật lại xảy ra chiều 2/8/1964, mà ta gọi là “đánh đuổi tàu Maddox xâm phạm hải phận Việt Nam” thì chẳng liên quan gì cái cớ mà Tổng thống Lyndon Johnson ném bom Bắc Việt Nam. Thật hài hước. Các cụ chịu khó em nghe em trình bày
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Tháng 12 năm 1960 Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nam Việt Nam ra đời, khiến Mỹ và Ngô Đình Diệm lo ngại. Maxwell Taylor và Stanley sang Việt Nam đề ra kế hoạch “Bình định Việt Nam trong 18 tháng”
Maxwell Taylor lúc đó là Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, một chức vụ khá quan trọng, thậm chí trên danh nghĩa quyền lực hơn cả Bộ trưởng Bộ quốc phòng, thường là dân sự nắm.
Mỹ bơm tiền, vũ khí, máy bay, trực thăng, xe bọc thép M113… cho Ngô Đình Diệm và ra đời chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” chống lại Quân giải phóng
“Trực thăng vận”, “thiết xa vận” lúc đầu có hiệu quả. Nhưng 18 tháng trôi qua mà miền Nam vẫn chưa được bình định. Thậm chí ngày 2/1/1963 trận Ấp Bắc đã phá tan cái gọi là “trực thăng vận”, “thiết xa vận”
Hai tháng trước khi bị ám sát, tháng 9/1963 Tổng thống Kennedy cử Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ tới Nam Việt Nam đánh giá tình hình
Hai ông này tới Việt Nam thăm Nam Việt Nam một tuần, khi về báo cáo với Tổng thống Kennedy. Mỗi ông có nhận xét riêng trái ngược nhau. Maxwell Taylor thì cho rằng tình hình Nam Việt Nam ổn, chỉ vướng chuyện đàn áp phật giáo. Còn McNamara thì lại nhận xét ngược lại. Kennedy nghe xong, ong thủ, không hiểu nổi tình hình Nam Việt Nam ra sao, đành phải hỏi lại “Có phải hai ông thăm cùng một quốc gia hay không?”
Việt Nam 1963_9_24 (1).jpg

24-9-1963 – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara (giữa) và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ Maxwell Taylor (trái) đã hội đàm tại Nhà Trắng ở Washington, DC, với Tổng thống Hoa Kỳ John F. Kennedy trước chuyến thăm của họ tới Nam Việt Nam để xem xét các nỗ lực quân sự của Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 9 năm 1963, Chính phủ Hoa Kỳ đã khuyên Tổng thống Nam Việt Nam Ngô Đình Diệm cách chức em trai Ngô Đình Nhu khỏi chức vụ. Với tư cách là người phụ trách chính sách, Nhu chịu trách nhiệm về việc đàn áp các nhà lãnh đạo Phật giáo sau cuộc biểu tình tôn giáo chống lại chế độ Diệm

Việt Nam 1963_9_27 (1).jpg

9-1963 – Thiếu tướng Nguyễn Khánh tháp tùng Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor trong chuyến thị sát Nam Việt Nam. Ảnh: Réne Burri
Việt Nam 1963_9_27 (8).jpg

9-1963 – Tổng trưởng Quốc phòng Nguyến Đình Thuần, Thiếu tuớng Đỗ Cao Trí tháp tùng Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor rời Tam kỳ đến thăm Trại Chiêu hồi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Ảnh: Réne Burri
Việt Nam 1963_9_27 (12).jpg

9-1963 – Tổng trưởng Quốc phòng Nguyến Đình Thuần, Thiếu tuớng Đỗ Cao Trí tháp tùng Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Maxwell Taylor thăm Trại Chiêu hồi Ba Tơ (Quảng Ngãi). Ảnh: Réne Burri
Việt Nam 1963_10_2 (1).jpg

2-10-1963 – sau chuyến thăm Nam Việt Nam trở về, Đại tướng Maxwell Taylor Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ (trái) vả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara (giữa) báo cáo với Tổng thống Kennedy. Ảnh: Abbie Rowe
Việt Nam 1963_10_2 (3).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Một năm sau, Maxwell Taylor được cử làm Đại sứ ở Nam Việt Nam mục đích xây dựng cho được một chính phủ dân sự sau khi những tướng tá trẻ đấu đá giành quyền lực và không thể thành lập nổi chính phủ dân sự.
Maxwell Taylor (5_1).jpg

7-1964 – Maxwell Taylor đến Sài Gòn nhận chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam

Lyndon Johnson là người khá hiếu chiến, đầu năm 1964, ông ta ý định đưa bộ binh vào Nam Việt Nam và ném bom Bắc Việt Nam. McNamara ủng hộ phương án này. Nhưng Maxwell Taylor thì chỉ tán thành ném bom Bắc Việt Nam thôi. Viên tướng Westmoreland (được Lyndon Johnson tin cậy, chống lưng) thì chỉ muốn đưa quân vào Nam Việt Nam, không ném bom Bắc Việt Nam và dung máy bay đó yểm trợ cho lực lượng Mỹ ở Nam Việt Nam
Maxwell Taylor (13).jpg

Maxwell Taylor và Westmoreland tại Căn cứ không quân Đà Nẵng tháng 2/1965. Ảnh: Larry Burrows

Maxwell Taylor không vừa ý ông chủ Lyndon Johnson, rồi bị cách chức Đại sứ và trở về Hoa Kỳ “ngồi chơi xơi nước” nằm trong nhóm “cố vấn thông thái”
 
Chỉnh sửa cuối:

CCB

Xe tăng
Biển số
OF-857747
Ngày cấp bằng
22/4/24
Số km
1,301
Động cơ
20,372 Mã lực
Em lót dép hóng cụ bác.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Năm 1964, nước Mỹ có GDP 600 tỷ USD (giá thời đó 35 USD/Once vàng), trong khi GDP của hai miền Việt Nam chừng dưới 1 tỷ, nghĩa là Bắc Việt Nam chừng dưới 500 triệu USD. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất 1961-1965, miền Bắc cố gắng đạt được 7 triệu tấn lương thưc quy ra thóc (tính cả ngô khoai sắn), chứ không phải là gạo. Ô tô chúng ta có rất ít, chủ yếu là xe GAZ-63 trọng tải 1,5 tấn, chở hàng vào Quảng Bình để đưa vào Nam. Pháo phòng không vẫn là 37 mm, từ thời Điện Biên Phủ…. Tóm lại là yếu toàn tập, cho nên người Mỹ cho rằng chỉ cần cho máy bay bay thấp rung vỡ cửa kính, thì Hà Nội sẽ quy hàng. Các cụ nào ở thôn quê thời đó mới thấy Bắc Việt Nam nghèo như thế này.
Bắc Việt Nam chuyển mình từ 1965 khi Thủ tướng Kosygin đồng ý Liên Xô giúp đỡ Việt Nam về kinh tế và quân sự. Đến giữa 1966, hàng nghìn xe tải ZiL-130, IFA W50L (Đức) đã sang Việt Nam, thay đổi hẳn bộ mặt vận tải của Bắc Việt Nam. Xe tăng, pháo phòng không… của Liên Xô và Trung Quốc được đưa tới, đó là những gì em thấy và cảm nhận được
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Việc không quân Mỹ ném bom Bắc Việt Nam đối với người Mỹ là việc làm dễ dàng. Nhưng để ném bom một quốc gia là Bắc Việt Nam thì chẳng dễ một chút nào, vì Quốc hội Mỹ phải tuyên chiến với Bắc Việt Nam, nghĩa là Lyndon Johnson phải xin phép Quốc hội để tuyên chiến. Thế mới khó, vì vậy Lyndon Johnson nghĩ ra cách lách luật
Gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Lyndon Johnson đã lấy được “Nghị quyết” nôm na gọi là “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ”, nội dung của nó là nếu quốc gia nào đụng chạm đến Mỹ thì Tổng thống Mỹ cứ “xử đẹp” không cần hỏi ý kiến Quốc hội
Thoạt đầu Maddox vượt vĩ tuyến 17 hôm 30/7/1964, hôm 31/7 thì đến Thanh Hoá. Là Tuần dương hạm, nhưng Maddox mang theo máy móc kiểm thính và theo dõi các trạm radar bờ biển của ta. Máy móc của Maddox giải mã được một số các cuộc điện đàm của hải quân ta.
Bộ Tổng Tham mưu quân đội ta quyết định đánh đuổi Maddox để bảo vệ chủ quyền. Người Mỹ coi lãnh hải chỉ 8 km, trong khi nhiều nước là 12 km, nên Maddox nghênh ngang cách Hòn Mê 8 km.
Hôm 1/8/1964, Maddox giải mã được bức điện của hải quân Việt Nam cử một đội tàu phóng lôi đến Hòn Mê. Lúc đo Maddox đang ở Hòn Mê nên cũng cảnh giác với tin tức này
559741-44803-1-254765-r5kvhfipkupze5mgliqk.jpg

Đếm 1/8/1964 ba tàu phóng lôi T-133, T-136, T-139 rời cảng Vạn Hoa (đảo Cái Bầu) tiến về Hòn Mê.
Đầu giờ chiều 2/8/1964, ba tàu này phát hiện được Maddox và xông vào tấn công, đánh đuổi Maddox ra khỏi hải phận Việt Nam
Vì ngư lôi cũ, nên cả ba tàu với 6 ngư lôi đã không gây thiệt hại gì cho Maddox. Chỉ duy nhất một viên đạn 14,5 mm găm được vào cột ăng ten của của Maddox
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Sự việc cũng chỉ có thế, dù tàu T-339 của Thiếu uý thuyền trưởng Nguyễn Văn Giản bị hư hại và có thuỷ thủ hy sinh, và Maddox coi như chẳng hề hấn gì, nên sự việc tưởng chừng cũng qua đi.
Nhưng không, Lyndon Johnson và McNamara đã lên kịch bản mới
Mỹ cho chiếc khu trục hạm Turner Joy đến cùng Maddox để diễn màn kịch
Đêm 4/8/1964, giờ Việt Nam, hai chiếc tàu này đã chống lại cuộc tấn công của cái gọi là tầu phóng lôi của Bắc Việt Nam.
Thoạt đầu, Turner Joy “phát hiện” ra 26 tàu phóng lôi Việt Nam tấn công và họ đã nổ súng, trong khi đó Maddox thì bảo rằng chẳng thấy gì cả.
Một lát sau, Turner Joy nói là không thấy tàu phóng lôi Bắc Việt Nam nữa thì đến lượt Maddox nổ súng.
Tàu sân bay cử Trung tá James Stockdale bay ra kiểm tra. James Stockdale bay ra và nói chẳng thấy tàu phóng lôi nào cả vì nếu có thì sẽ xuất hiện lân tinh huỳnh quang sau chân vịt. Sáng sớm hôm sau, James Stockdale bay một lần nữa và khẳng định không có vết dầu loang, tức là không có tàu phóng lôi Bắc Việt Nam
Vậy đêm đó, hai chiến hạm Mỹ bắn nhau với ma.
Các bức điện họ giải mã được cho biết Bắc Việt Nam hỏi Trung Quốc “Các đồng chí làm gì ngoài biển thế”. Phía Trung Quốc cũng ngạc nhiên không kém, hỏi lại “Chúng tôi tưởng các đồng chí cũng làm gì ngoài biển”
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Nhưng vụ bắn nhau với ma đó được Lyndon Johnson và McNamara sử dụng làm bằng chứng “tàu Bắc Việt Nam tấn công tàu chiến Mỹ ở hải phận quốc tế”
Ngay lập tức, Lyndon Johnson ra lệnh máy bay Mỹ tấn công các căn cứ hải quân Việt Nam ở Quảng Bình, Lạch Trường, VInh và Hạ Long. Đó chính là sự kiện ngày 5/8
Do thông tin ngày đó thiếu, nên mọi người tưởng rằng đêm 4/8 ta đánh đuổi tàu Mỹ, chứ không biết rằng sự kiện 2/8 không liên quan đến sự kiện 5/8
Lyndon Johnson đã triệu tập luõng viện Hoa Kỳ, bịp bợm, lừa đối Quốc hội, lừa dối nhân dân Hoa Kỳ để lấy được cái “Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ” mở đầu cho cuộc chiến đẫm máu cho cả hai dân tộc
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,487
Động cơ
79,802 Mã lực
Em cũng nghe nhiều sự kiện này và nó cũng liên quan đến ngày thành lập Hải quân của mình là đã ra quân là đánh thắng. HÓng sự kiện!
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,100
Động cơ
892,728 Mã lực
Chiều hôm đó 5/8/1964, em giúp bố em một số công việc sổ sách thì còi báo động vang lên: “Đồng bào chú ý…. Đồng bào chú ý…. Máy bay địch cách Hải Phòng 60 km về phía tây bắc…”
Thời kỳ đó dân chúng được lệnh xây tăng-xê (hầm trú ẩn) đề phòng máy bay Mỹ ném bom. Báo động không thường xuyên, nhưng chiều hôm đó thì lệnh báo động kéo dài tới 3 giờ, từ 13 giờ 30 tới 16 giờ 30. Em hoàn toàn không nghe thấy tiếng máy bay hoặc bom đạn nổ.
...
Thực ra lúc khoảng trưa ngày 5/8/1965 ở Hà Nội nghe tiếng nổ (lúc đó em chỉ biết tiếng nổ, sau này nghe nhiều mới nhận ra là tiếng nổ giống như của đạn pháo cao xạ).
Tụi em chạy hết sang sân nhà đối diện (số 17 ngõ Văn Hương thời đó) ngóng lên trời, nhưng chỉ nghe thấy tiếng ùng ùng trên trời mà không thấy gì cả.
Chiều Cậu em (cậu em mất trong Quảng Trị, vẫn chưa tìm thấy mộ) đi làm về bảo máy bay Mỹ ra đánh phá Hồng Gai.
Thời đó ở Hà Nội người ta chưa đào hố tăng xê.
Đến bây giờ em vẫn chưa hiểu những tiếng nổ ấy từ đâu và vì sao lại nhấy từ khu nhà em!
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (30).jpg

Đêm 31-7-1964, tàu biệt kích hải quân Nam Việt Nam tấn công đảo Hòn Mê (Thanh Hoá)
Ngày 31-7-1964, Tuần dương hạm Maddox của Mỹ từ phía nam vượt qua vĩ tuyến 17 áp sát hải phận Bắc Việt Nam tới 8 km và tiến hành trinh sát điện tử
Đến chiều cùng ngày, Bắc Việt Nam cho rằng Maddox xuất hiện ở khu vực này để yểm trợ tàu biệt kích hải quân Nam Việt Nam
Đến 18 giờ cùng ngày (giờ Sài gòn, tức 17 giờ theo giờ Hà Nội) Maddox tiến vào vùng biển Thanh Hoá, cách bờ 8 hải lý
Bộ Tư lệnh Hải quân ta ra lệnh điều 3 tàu phóng lôi: T-333, T-336, T-339 từ căn cứ Vạn Hoa (Đảo Cái Bầu, Quảng Ninh) di chuyển đến Hòn Mê (Thanh Hoá) để phục kích và đánh đuổi Maddox
Mỹ giải mã được bức điện mật này, nên có cảnh giác
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Cần nói thêm về múi giờ trên bản đồ
Hà Nội thuộc múi giờ G = GMT +7
Sài gòn múi giờ H = GMT +8
Washington, D.C múi giờ U = GMT - 5
Cùng một sự kiện, lại có những thông tin về giờ giấc khác nhau là vậy
Thí dụ sự kiện xảy ra ở Bắc Việt Nam lúc 14:30 thì Sài gòn là 15:30 và Washington là 2:30 AM
Vì thế, trong quân sự (nhất là hải quân), khi di chuyển tới đâu, sẽ vặn đồng hồ theo múi giờ khu vực tác chiến
Cách thức quy ước
GMT+1 gọi tắt A Alpha
GMT+2 → B Bravo
GMT+3 → C Charlie
GMT+4 → D Delta
GMT+5 → E Echo
GMT+6 → F Foxtrot
GMT+7 → G Golf
GMT+8 → H Hotel

GMT+9 → I India
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Sáng 1-8-1964, Maddox tới vùng Hòn Mật, một đảo nằm ngoài khơi thành phố Vinh. Đến chiều tối, trung tâm kiểm thám bắt được nhiều công điện của Bắc Việt Nam ghi rõ hải trình và vị trí của chiến hạm. Từ những chi tiết này, Tuần dương hạm Maddox tính ngược lại để xác định vị trí của các đài quan sát trên bờ. Tuy nhiên, đây chỉ là những công điện báo cáo theo dõi vị trí thông thường.
Nhưng khi đến gần Hòn Mê ngoài cửa biển Sầm Sơn xa hơn về phía bắc, Maddox bắt được một công điện ngắn khác của Bắc Việt Nam ra lệnh cho các tàu chiến tấn công, nhưng không nói rõ mục tiêu.
Lúc đó có cả các tàu biệt kích Nam Việt Nam và Maddox hoạt động trong vịnh Bắc bộ, nên “mục tiêu” rất có thể là các tàu biệt kích Nam Việt Nam.
Nhưng sau đó, một công điện khác dài hơn cho biết vị trí của mục tiêu trùng hợp với vùng Maddox đang hoạt động.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
559741-44803-1-254765-r5kvhfipkupze5mgliqk.jpg

Hồi 22:20H (tức 21:20 giờ Hà Nội) ngày 1-8-1964, Bắc Việt Nam ra lệnh cho 3 tàu phóng lôi mang số T-333, T-336 và T-339 thuộc Phân đội 3, Hải đội 135 cùng 2 chiếc Swatow mang số T-142 và T-146 rời căn cứ Hải quân Vạn Hoa (đảo Cái Bầu, Quảng Ninh) lên đường đến vùng biển Hòn Mê
Vạn Hoa (Hoa Kỳ gọi là Port Wallut) cách Hòn Mê chừng 260 km về hướng bắc.
Vạn Hoa cách Thiền Viện Trúc Lâm Vân Đồn chừng 25 km, cách Cửa Ông gần 55 km)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Vạn Hoa thập niên 1920
Quảng Ninh (3_49).jpg
Quảng Ninh (3_50).jpg
Quảng Ninh (3_53).jpg
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
19,988
Động cơ
404,551 Mã lực
Phải công nhận là mình dũng cảm khi dám đánh nó. Chênh lệch về lực lượng là quá rõ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (52).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (53).jpg

1964 - một trong những tàu phóng lôi Bắc Việt Nam tương tự loại sừ dụng trong trận tấn cỗng Tuần dương hạm Maddox (DD-731) chiểu 2-8-1964
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (54).jpg

1964 - một trong những tàu phóng lôi Bắc Việt Nam tương tự loại sừ dụng trong trận tấn cỗng Tuần dương hạm Maddox (DD-731) chiểu 2-8-1964
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (55).jpg
Sự kiện Vinh Bắc Bộ (56).jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
54,287
Động cơ
1,112,444 Mã lực
Gọi là tàu phóng lôi, thực ra phải gọi là thuyền phóng lôi mới đúng. Loại tàu phóng lôi Việt Nam sử dụng là loại tàu nhỏ, chức năng hộ vệ, dùng để bảo vệ tàu mẹ, hoạt động bán kính ngắn không phải là tàu lớn đi xa tấn công như ngày nay.
Tàu phóng lôi thiết kế cuối WW2, động cơ không mạnh, nhưng uống dầu như nước, thành ra với khoảng cách gần 300 km di chuyển từ Vạn Hoa đến Thanh Hoá cũng là cả một vấn đề
Tàu phóng lôi của ta trang bị
- 2 quả lôi nhỏ, tầm bắn dưới 900 mét, muốn hiệu quả phải áp sát dưới 200 mét
- 1 súng 14.5 ly
- đạn khói, hoả mù
- Radar kém, có như không
- Liên lạc với bờ không có, chỉ liên lạc được trong nhóm với nhau, nhưng tầm liên lạc rất ngắn, vì thế khi tàu T-339 của Thiếu uý Giản bị cháy và bị thương, hai tàu còn lại tưởng tàu ông Giản chìm vì không liên lạc được với nhau
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top