[Funland] Tất tần tật về Robot hút bụi lau nhà

vandinh

Xe container
Biển số
OF-119354
Ngày cấp bằng
4/11/11
Số km
7,144
Động cơ
118,473 Mã lực
Em có cái robot hút bụi Hitachi mua lại hàng trúng thưởng của một cụ trên này. Mới được hai thang nó đã hỏng mà chưa đi bảo hành được.
 

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
617
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
36
Cháu làm rõ thêm:
- Bộ chữ đó dùng được vài năm, sau bỏ 200-300 năm. Nó là một ý tưởng bột phát của một đời vua, khi đứng trước vấn đề lớn là tiện dân nghèo nên tỷ lệ biết chữ quá thấp không phổ biến để thu thuế hay phổ biến luật được. Cụ quên một điểm là khái niệm quốc gia dân tộc là thế kỷ XVII về sau mới do bên phương tây nghĩ ra. Trước thời điểm đó, vua của các quốc gia cơ bản coi mình là ông chủ của mảnh đất, chỉ khi đánh nhau mới lấy lòng yêu nước ra để cổ vũ, và việc truyền đạt ngôn ngữ chỉ để thu thuế vv... là chính.
Nếu Việt Nam, ngay từ thời Trần, Lý dã phổ biến chữ Hán đủ dùng ở cấp độ thu thuế, vậy về cơ bản không có nhu cầu sáng tạo một bộ chữ làm gì.
- Câu chuyện Triều Tiên mặc áo đỏ không hẳn là sự nhún nhường theo kiểu cây tre, vì nếu thích kiểu cây tre thì Việt Nam đúng cách hơn chứ. Triều Tiên như cháu nói, không chỉ phụ thuộc từ thời nhà Minh, mà kể từ khi họ Lý nắm được nước Triều Tiên hiện đại, đã tự coi mình là triều thần nhà Minh. Còn đoạn rất xa về phía Nam, cháu nghĩ cụ tư duy hơi ngược về lịch sử Trung. Trung Quốc là nước luôn từ phía Bắc mở rộng về phía Nam, bản thân Việt Nam cũng có bắc thuộc ngàn năm rồi độc lập được, và sau đó dù Trung mở rộng về phía Nam nhiều lần đều không thành công. Nếu theo logic đó, thì người Triều cũng là người phía Bắc, đáng lẽ họ phải chiếm được các tỉnh lùi dần về phía nam trung quốc, nhưng thực tế họ thua Hậu Kim (cũng là một tộc người Bắc khác).

- Đoạn quyết liệt của Triều Tiên về bắt giam Lý vào ngục và làm binh bét mới là đoạn đầu, cái đó cũng không thể hiện nhiều vì lúc đó là nghi ngờ nội gián. Nhưng đoạn kết khi ông ý đã thành công với chiến thắng Minh Lương (13 thuyền thắng 333 thuyền) rồi chết như Nelson thì cháu chỉ đánh giá là vua quan triều tiên chỉ là lũ nhỏ nhen, chứ quyết liệt gì:
"Vua Tuyên Tổ chỉ nói với bá quan một câu về Lý tướng quân sau khi tướng quân tử chiến: "Hãy ghi thêm Lý Thuấn Thần vào trong danh sách các công thần trong cuộc chiến tranh này!" (có vẻ như nếu Lý tướng quân không tử chiến thì sẽ không được ghi vào danh sách các công thần Triều Tiên trong cuộc chiến chống Nhật Bản xâm lược này). Gần như tất cả danh hiệu, tưởng phẩm dành cho Lý Thuấn Thần đều được truy tặng sau khi ông qua đời. ". Lưu ý là lúc đó cả Trung và cả tướng Nhật đều phong danh hiệu hoặc khen ngợi ông rồi.

Bản thân Triều Tiên Tuyên Tổ là vị vua tệ hại của bên họ, trước khi có Lý (lúc đó đã thua rồi) thì bỏ trốn thủ đô, không thèm cố bảo vệ, không đưa theo dân thường. Người dân họ còn khinh miệt,chả còn tôn ti gì nữa (ở một nước nặng tôn ti như Triều) đi đến đâu, họ ra đường nói thẳng là Vua bỏ mặc họ với giặc Nhật.
Đọc Lê Chiêu Thống, trong bánh xe khứ quốc cũng không đến nỗi tệ hại như vậy, nhất là trong điều kiện Lê Chiêu Thống còn không phải là vua có thực quyền.

- Đối với cháu, nói bảo Việt Nam ở xa, nhưng kể cả Giang Văn Minh (trạng nguyên) đi sứ trung quốc, Trung họ nói thì ông ý đối lại luôn, và bị moi gan (nguyên văn) để xem lớn mật đến đâu. Đó mới gọi là quyết liệt.

- Triều Tiên có cỗ máy có tính thực dụng, nhưng họ không dùng nó được để đưa đất nước đi lên. Và cụ nghĩ nó thực dụng là theo suy nghĩ của người ngày nay. Nó là khoa học không có tính thương mại (vào thời điểm nó ra đời). Bảo họ đóng góp cho nền khoa học của nhân loại thì được, nhưng nói làm kiểu đó đóng góp để phát triển kinh tế thì không phù hợp. Không khác gì bảo giờ Việt Nam bỏ đống tiền ra nghĩ ra chip 3nm nhưng bán không được cả.
Và thực tiễn sự đi lên của Hàn Quốc là nhờ khoa học ứng dụng, hầu hết là đi sau thế giới, làm nhanh chăm tốt hơn. Họ chỉ đi đầu được chục năm trở lại với con chip, nhưng giờ lại tụt xa lại so với người Trung (Đài Loan).
Nói như cụ thì Vangogh, Tesla cũng chả tài năng gì hơn người vì đã từng có thời gian những bức tranh, những phát minh của họ k đc công nhận k đc ngó ngàng gì.
Cái gì ng ta giỏi hơn thì nên thừa nhận chứ cụ lý do lý trấu nhiều quá. Phát minh nào chả có lý do, có thể do xã hội thúc đẩy, có thể do cá nhân nhà nghiên cứu bột phát nghĩ ra. Cũng có những phát minh không đc trọng dụng do ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền đó chứ k phải xã hội k cần hay là nó vô dụng. Bằng chứng là bây giờ chữ Hàn đã đc phổ cập ở Hàn Triều thay vì chữ Hán hay tiền giấy đã đc cả thế giới sử dụng
 

vcn77

Xe đạp
Biển số
OF-879790
Ngày cấp bằng
22/4/25
Số km
37
Động cơ
1,222 Mã lực
Tuổi
33
Nói như cụ thì Vangogh, Tesla cũng chả tài năng gì hơn người vì đã từng có thời gian những bức tranh, những phát minh của họ k đc công nhận k đc ngó ngàng gì.
Cái gì ng ta giỏi hơn thì nên thừa nhận chứ cụ lý do lý trấu nhiều quá. Phát minh nào chả có lý do, có thể do xã hội thúc đẩy, có thể do cá nhân nhà nghiên cứu bột phát nghĩ ra. Cũng có những phát minh không đc trọng dụng do ý muốn chủ quan của nhà cầm quyền đó chứ k phải xã hội k cần hay là nó vô dụng. Bằng chứng là bây giờ chữ Hàn đã đc phổ cập ở Hàn Triều thay vì chữ Hán hay tiền giấy đã đc cả thế giới sử dụng
Tôi nghĩ cụ đang lạc đề.
Tranh luận ở đây: là các phát minh của người Hàn là do họ có tố chất làm khoa học, quyết liệt vượt trội, còn người Việt không có từ trong lịch sử, nên khó bứt lên vượt được (cụ rachfan); hay là do yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy.
Tôi nói rằng đó cơ bản do yếu tố kinh tế - xã hội. Ví dụ Việt Nam có nhu cầu đo đạc đất đai, nên có Đại Thành Toán pháp, có nhiều cây cỏ dược liệu quý - nên có Nam Dược thần hiệu.
Nó cũng là khoa học, không khác gì tiếng Hàn, hay máy in.

Và tôi đưa luận điểm rằng, yếu tố kinh tế-xã hội nó còn thể hiện ở chỗ, khi nguyên nhân đó còn (ví dụ: để phổ biến cho dân mù chữ nhanh nhất về luật và thu thuế) thì nó còn có tác dụng, nhưng khi có cái thay thế được nó, ví dụ hoá ra không cần thì vẫn làm được, là nó bị bỏ ngay lập tức. Nó sẽ chỉ quay lại khi có bài toán được đặt ra, ví dụ cả Việt và Hàn là khi bắt đầu giao thương với người dùng chữ tượng thanh (phương Tây), và giờ cụ thấy Việt Nam cũng như Hàn, không còn dùng chữ Hán nữa.
Tương tự với đoạn in tiền tôi viết. Là lúc Trung in tiền giấy, sau rồi lại bỏ khi nguyên nhân kinh tế không còn.

Nếu xét trong 4 nước đồng văn, ý tôi là: Tố chất chỉ là phụ, đơn giản thực tế cuộc sống đến đâu khắc có người nghĩ ra cái để giải quyết đến đó.
Còn thật sự giỏi và đóng góp nhiều chỉ có người Trung Quốc vì có nhiều cái, không hẳn vì thực tế cuộc sống, mà là lựa chọn của tương lai (Trong muôn ngàn môn phái thời Tiền Tần,họ chọn Khổng giáo; họ chọn người giỏi thông qua thi cử thay vì dòng dõi, thời Tần đến trước Tống (năm 11xx) thi cả khoa học chứ không chỉ văn; trước phương tây 1000 năm)
 
Chỉnh sửa cuối:

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
617
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
36
Tôi nghĩ cụ đang lạc đề.
Tranh luận ở đây: là các phát minh của người Hàn là do họ có tố chất làm khoa học, quyết liệt vượt trội, còn người Việt không có từ trong lịch sử, nên khó bứt lên vượt được (cụ rachfan); hay là do yếu tố kinh tế - xã hội thúc đẩy.
Tôi nói rằng đó cơ bản do yếu tố kinh tế - xã hội. Ví dụ Việt Nam có nhu cầu đo đạc đất đai, nên có Đại Thành Toán pháp, có nhiều cây cỏ dược liệu quý - nên có Nam Dược thần hiệu.
Nó cũng là khoa học, không khác gì tiếng Hàn, hay máy in.

Và tôi đưa luận điểm rằng, yếu tố kinh tế-xã hội nó còn thể hiện ở chỗ, khi nguyên nhân đó còn (ví dụ: để phổ biến cho dân mù chữ nhanh nhất về luật và thu thuế) thì nó còn có tác dụng, nhưng khi có cái thay thế được nó, ví dụ hoá ra không cần thì vẫn làm được, là nó bị bỏ ngay lập tức. Nó sẽ chỉ quay lại khi có bài toán được đặt ra, ví dụ cả Việt và Hàn là khi bắt đầu giao thương với người dùng chữ tượng thanh (phương Tây).
Tương tự với đoạn in tiền tôi viết. Là lúc Trung in tiền giấy, sau rồi lại bỏ khi nguyên nhân kinh tế không còn.

Nếu xét trong 4 nước đồng văn, ý tôi là: Tố chất chỉ là phụ, đơn giản thực tế cuộc sống đến đâu khắc có người nghĩ ra cái để giải quyết đến đó.
Cụ lạ thật, cùng muốn tạo ra 1 loại chữ riêng để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình thì rõ ràng chữ viết của ng Triều Tiên hiệu quả hơn và đến ngày nay nó đc sử dụng rộng rãi k cần vay mượn của hệ thống chữ viết nào khác. Cái này chữ Nôm thua và hiện k mấy ai biết ngoài các nhà sử học hoặc các những ng có sở thích tìm hiểu VH cổ. Chữ Nôm mượn chữ Hán để ghi âm tiếng Việt nhưng lại làm phức tạp gấp mấy lần chữ Hán thì nó k phải là công trình thành công dù cụ có nói lý do gì đi nữa.
 

vcn77

Xe đạp
Biển số
OF-879790
Ngày cấp bằng
22/4/25
Số km
37
Động cơ
1,222 Mã lực
Tuổi
33
Cụ lạ thật, cùng muốn tạo ra 1 loại chữ riêng để ghi lại tiếng nói của dân tộc mình thì rõ ràng chữ viết của ng Triều Tiên hiệu quả hơn và đến ngày nay nó đc sử dụng rộng rãi k cần vay mượn của hệ thống chữ viết nào khác. Cái này chữ Nôm thua và hiện k mấy ai biết ngoài các nhà sử học hoặc các những ng có sở thích tìm hiểu VH cổ. Chữ Nôm mượn chữ Hán để ghi âm tiếng Việt nhưng lại làm phức tạp gấp mấy lần chữ Hán thì nó k phải là công trình thành công dù cụ có nói lý do gì đi nữa.
Tôi viết nó hơi nhạy cảm, ngay ở trên.
Lịch sử Việt Nam tính từ Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng năm 938.
Ngay trước Ngô Quyền, là 12 sứ quân, cụ tự tìm hiểu bao nhiêu người trong đó là di dân từ Trung Quốc.
Nhà Trần cũng là gốc Hoa sang Việt Nam. Giai đoạn đầu còn phải lấy lẫn người trong họ vì sợ không có căn bản (gốc). Hịch tướng sĩ cũng không có đề cập đến quốc (nước) mà là trung thành với gia (nhà) cũng vì thế.

Căn cơ hơn nữa, khi Triệu Đà chiếm việt và các thời sau, là liên tục đưa di dân Hán sang, đưa hết đàn ông Việt lúc đó sang Trung, và phụ nữ ở lại sẽ kết hôn với đàn ông Hán, gọi là đồng hoá.

Câu chuyện lập nước của Việt Nam, nó gần giống câu chuyện Mỹ và Anh hơn là Cổ Triều Tiên - Bột Hải - Triều Tiên. Tức Đại Việt là quốc gia của di dân Hán (đàn ông) và phụ nữ Việt, không kể những gia đình toàn bộ là người Hán. Và quá trình đó là 1000 năm (nhớ rằng Mỹ giành độc lập từ Anh có sau 200 năm, lúc cả thế giới phương Tây đã liên thông và Mỹ có thể học từ nhiều nước khác như Pháp; khác Đại Việt lúc mới thoát Trung)

Cụ thấy khi người Mỹ, Úc lập nước, cũng toàn di dân, họ có nghĩ ra một ngôn ngữ khác không khi cơ bản họ đã có một ngôn ngữ truyền đời rồi.

Nói cách khác, vẫn là câu chuyện yếu tố kinh tế-xã hội.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
617
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
36
Tôi viết nó hơi nhạy cảm, ngay ở trên.
Lịch sử Việt Nam tính từ Ngô Quyền thắng trận Bạch Đằng năm 938.
Ngay trước Ngô Quyền, là 12 sứ quân, cụ tự tìm hiểu bao nhiêu người trong đó là di dân từ Trung Quốc.
Nhà Trần cũng là gốc Hoa sang Việt Nam. Giai đoạn đầu còn phải lấy lẫn người trong họ vì sợ không có căn bản (gốc). Hịch tướng sĩ cũng không có đề cập đến quốc (nước) mà là trung thành với gia (nhà) cũng vì thế.

Căn cơ hơn nữa, khi Triệu Đà chiếm việt và các thời sau, là liên tục đưa di dân Hán sang, đưa hết đàn ông Việt lúc đó sang Trung, và phụ nữ ở lại sẽ kết hôn với đàn ông Hán, gọi là đồng hoá.

Câu chuyện lập nước của Việt Nam, nó gần giống câu chuyện Mỹ và Anh hơn là Cổ Triều Tiên - Bột Hải - Triều Tiên. Tức Đại Việt là quốc gia của di dân Hán (đàn ông) và phụ nữ Việt, không kể những gia đình toàn bộ là người Hán. Và quá trình đó là 1000 năm (nhớ rằng Mỹ giành độc lập từ Anh có sau 200 năm, lúc cả thế giới phương Tây đã liên thông và Mỹ có thể học từ nhiều nước khác như Pháp; khác Đại Việt lúc mới thoát Trung)

Cụ thấy khi người Mỹ, Úc lập nước, cũng toàn di dân, họ có nghĩ ra một ngôn ngữ khác không khi cơ bản họ đã có một ngôn ngữ truyền đời rồi.

Nói cách khác, vẫn là câu chuyện yếu tố kinh tế-xã hội.
Cụ nói thế thì ng Hàn hay Triều cũng đầy gốc Hoa. Bản thân cái tên Hàn Quốc cũng giống như Việt Nam đều giống tên của 2 nc chư hầu thời xuân thu là nc Hàn và nc Việt. Em có thấy cư dân mạng TQ nói ng Hàn nhận Bắc sông Dương tử là của mình, ng VN nhận Nam sông Dương tử là của mình :))), chứng tỏ sự ám ảnh về TQ và tổ tiên của ng Hàn cũng k kém ng Việt. VN còn có khoảng nghìn năm độc lập chứ Hàn mãi khi nhà thanh suy yếu bị Nhật chiếm thì mới thoát Trung, nên ảnh hưởng của TQ dẫn đến ở vụ chữ viết ra 2 kết quả khác nhau như cụ nói em thấy chưa hợp lý
Em có hỏi AI xem Triều tiên cổ có toán học không thì nó rẹp ra mấy nhà toán học dù k bằng Trung, Nhật chứ k phải họ k có gì
 
Chỉnh sửa cuối:

vcn77

Xe đạp
Biển số
OF-879790
Ngày cấp bằng
22/4/25
Số km
37
Động cơ
1,222 Mã lực
Tuổi
33
Cụ nói thế thì ng Hàn hay Triều cũng đầy gốc Hoa. Bản thân cái tên Hàn Quốc cũng giống như Việt Nam đều giống tên của 2 nc chư hầu thời xuân thu là nc Hàn và nc Việt. Em có thấy cư dân mạng TQ nói ng Hàn nhận Bắc sông Dương tử là của mình, ng VN nhận Nam sông Dương tử là của mình :))), chứng tỏ sự ám ảnh về TQ và tổ tiên của ng Hàn cũng k kém ng Việt. VN còn có khoảng nghìn năm độc lập chứ Hàn mãi khi nhà thanh suy yếu bị Nhật chiếm thì mới thoát Trung, nên ảnh hưởng của TQ dẫn đến ở vụ chữ viết ra 2 kết quả khác nhau như cụ nói em thấy chưa hợp lý
Em có hỏi AI xem Triều tiên cổ có toán học không thì nó rẹp ra mấy nhà toán học dù k bằng Trung, Nhật chứ k phải họ k có gì
Để tôi đối ứng cho cụ như này, tôi không dám nói thẳng vì hơi nhạy cảm:
Thế kỷ 16, người Anh sang chiếm Bắc Mỹ và chiếm lục địa Bắc Mỹ. Các di dân này nhờ có hoàng gia (ban đầu), nên chiếm đất của thổ dân Bắc Mỹ, vốn chỉ ở tầm bộ lạc, kém văn minh; kết hôn giữa đàn ông châu Âu và phụ nữ thổ dân . Sau mấy trăm năm thì mâu thuẫn quyền lợi với Hoang Gia và tách ra làm hợp chúng quốc Hoa Kỳ gồm 13 bang ban đầu, nhưng lãnh đạo các bang toàn là di dân. Thành lập xong thì họ cũng dùng luôn thứ tiếng truyền đời của họ (tiếng Anh) chứ cũng không lập ra tiếng mới.

Nhiều người nói Việt Nam có các lạc hầu, lạc tướng, thời Bà Triệu. Nhưng cũng có thể hiểu Bà Trưng và các lạc hầu đó chỉ là tầm tù trưởng các bộ lạc thôi. Cụ tự ứng chiếu sang Việt Nam.

Còn Triều Tiên hoàn toàn khác. Triều Tiên bắt nguồn từ trước thời Tần, vốn là một vùng của nước Yên trong Thất Hùng. Nói cách khác là trước thời Trung Quốc thống nhất chữ viết, hình thành một quốc gia. Lịch sử Cổ Triều Tiên - Bột Hải - Triều Tiên Lý Thị tuy có nhiều lần vong quốc, rồi khôi phục nhưng bản chất họ vẫn là một dân tộc riêng ở phía bắc Trung Quốc, các gia tộc vong quốc khác chỉ đến ở lại rồi được họ dung hợp vào (Không như Mỹ, hay đâu đó, là di dân đến và nắm quyền luôn bản xứ, rồi tách ra thành một quốc gia riêng).

Nhật Bản thì cụ càng tự hiểu, dân tộc Nhật còn xa hơn nữa. Đến thời Hán, người Nhật mới bắt đầu tiếp thu có hệ thống văn hóa trung hoa, và cũng là do những người rời hẳn bản xứ đến sống ở Nhật như dạng khách trú.

Cái này còn thể hiện rõ hơn là:
- Người Việt còn gọi là người Kinh. Lý do là vì là 3 đợt di dân lớn của người Hán đến Việt Nam, nên gọi là người đến từ Kinh đô (Hán). Đây là một cách hiểu, còn cách hiểu khác về từ này nên tạm gọi là tồn nghi.

- Còn câu chuyện lịch sử Việt Nam lập nước thì công tâm có cái này đáng tự hào: người Hán bắt hết đàn ông giao chỉ lên phía bắc, bắt phụ nữ Giao chỉ kết hôn đàn ông Hán bị ép di dân hay tự nguyện di dân. Nhưng sau 1000 năm, kế hoạch đồng hóa thất bại, thậm chí còn bị đồng hóa ngược.
Lý do tôi đoán (nhận định riêng) là do việt nam gốc là theo mẫu hệ (bà trưng, bà triệu). Cái này sau kỷ bắc thuộc giai đoạn đầu càng rõ, khi Dương Vân Nga làm vợ 2 đời vua (bản chất là vì bộ tộc của bà coi bà đứng đầu, theo tôi hiểu, nên ai muốn làm vua cũng phải lấy bà). Và lịch sử Việt Nam thời kỳ đầu có rất nhiều phụ nữ có tiếng nói cực kỳ lớn trong chính quyền: Dương Vân Nga, Ỷ Lan Nguyên Phi và đến tận thời Trần vẫn có Thiên Ninh công chúa (chuyện bà này cụ nên tự search vì khá nhạy cảm:)). Bà này tôi thấy thích nhất câu khi đám đàn ông nhát gan không đi dẹp loạn, thì bà đi và thành công với câu: Công chúa Thiên Ninh bảo: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!"

Về Triều Tiên thì cụ nên tìm hiểu, họ có thể bị vong quốc (mất nước, thành bộ tộc phải lưu lạc như sau thời Bột Hải) nhưng không bị đồng hóa ngàn năm, triệt để tiêu diệt hết đàn ông bản xứ như ta đâu. Họ có thời kỳ thuộc Trung, thuộc Nhật, bị ép đồng hóa nhưng rất ngắn, mỗi thời có vài chục năm như kiểu kỷ thuộc Minh của ta thôi. Và cách gọi Hàn Quốc không liên quan gì đến nước Hàn thuộc Tam Tấn cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
617
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
36
Để tôi đối ứng cho cụ như này, tôi không dám nói thẳng vì hơi nhạy cảm:
Thế kỷ 16, người Anh sang chiếm Bắc Mỹ và chiếm lục địa Bắc Mỹ. Các di dân này nhờ có hoàng gia (ban đầu), nên chiếm đất của thổ dân Bắc Mỹ, vốn chỉ ở tầm bộ lạc, kém văn minh; kết hôn giữa đàn ông châu Âu và phụ nữ thổ dân . Sau mấy trăm năm thì mâu thuẫn quyền lợi với Hoang Gia và tách ra làm hợp chúng quốc Hoa Kỳ gồm 13 bang ban đầu, nhưng lãnh đạo các bang toàn là di dân. Thành lập xong thì họ cũng dùng luôn thứ tiếng truyền đời của họ (tiếng Anh) chứ cũng không lập ra tiếng mới.

Nhiều người nói Việt Nam có các lạc hầu, lạc tướng, thời Bà Triệu. Nhưng cũng có thể hiểu Bà Trưng và các lạc hầu đó chỉ là tầm tù trưởng các bộ lạc thôi. Cụ tự ứng chiếu sang Việt Nam.

Còn Triều Tiên hoàn toàn khác. Triều Tiên bắt nguồn từ trước thời Tần, vốn là một vùng của nước Yên trong Thất Hùng. Nói cách khác là trước thời Trung Quốc thống nhất chữ viết, hình thành một quốc gia. Lịch sử Cổ Triều Tiên - Bột Hải - Triều Tiên Lý Thị tuy có nhiều lần vong quốc, rồi khôi phục nhưng bản chất họ vẫn là một dân tộc riêng ở phía bắc Trung Quốc, các gia tộc vong quốc khác chỉ đến ở lại rồi được họ dung hợp vào (Không như Mỹ, hay đâu đó, là di dân đến và nắm quyền luôn bản xứ, rồi tách ra thành một quốc gia riêng).

Nhật Bản thì cụ càng tự hiểu, dân tộc Nhật còn xa hơn nữa. Đến thời Hán, người Nhật mới bắt đầu tiếp thu có hệ thống văn hóa trung hoa, và cũng là do những người rời hẳn bản xứ đến sống ở Nhật như dạng khách trú.

Cái này còn thể hiện rõ hơn là:
- Người Việt còn gọi là người Kinh. Lý do là vì là 3 đợt di dân lớn của người Hán đến Việt Nam, nên gọi là người đến từ Kinh đô (Hán). Đây là một cách hiểu, còn cách hiểu khác về từ này nên tạm gọi là tồn nghi.

- Còn câu chuyện lịch sử Việt Nam lập nước thì công tâm có cái này đáng tự hào: người Hán bắt hết đàn ông giao chỉ lên phía bắc, bắt phụ nữ Giao chỉ kết hôn đàn ông Hán bị ép di dân hay tự nguyện di dân. Nhưng sau 1000 năm, kế hoạch đồng hóa thất bại, thậm chí còn bị đồng hóa ngược.
Lý do tôi đoán (nhận định riêng) là do việt nam gốc là theo mẫu hệ (bà trưng, bà triệu). Cái này sau kỷ bắc thuộc giai đoạn đầu càng rõ, khi Dương Vân Nga làm vợ 2 đời vua (bản chất là vì bộ tộc của bà coi bà đứng đầu, theo tôi hiểu, nên ai muốn làm vua cũng phải lấy bà). Và lịch sử Việt Nam thời kỳ đầu có rất nhiều phụ nữ có tiếng nói cực kỳ lớn trong chính quyền: Dương Vân Nga, Ỷ Lan Nguyên Phi và đến tận thời Trần vẫn có Thiên Ninh công chúa (chuyện bà này cụ nên tự search vì khá nhạy cảm:)). Bà này tôi thấy thích nhất câu khi tất cả đám đàn ông nhát gan không đi dẹp loạn, thì bà đi và thành công với câu: Công chúa Thiên Ninh bảo: "Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!"
Lan man quá, cái nguồn gốc ng Việt đến giờ vẫn k có bằng chứng, toàn huyền sử hoặc đoán mò. Cụ nói Hàn là gốc Yên gì đấy thì cũng có thuyết nói Việt Nam là gốc ở nc Sở. Còn sở dĩ tiếng nói của VN k bị đồng hóa vì Tần thủy hoàng sau khi thống nhất chư hầu thì chỉ quy định thống nhất chữ viết, thống nhất đơn vị đo cho nên k chỉ ng VN k nói tiếng trung mà ng hàn cũng k nói, ng Hmông, ng choang cũng k nói, ngay cả những ng đc coi là bị Hán hóa hoàn toàn cũng k nói chung 1 ngôn ngữ mà có tiếng quảng đông, tiếng thượng hải, tiếng mân phúc kiến có hàng trăm phương ngữ ở TQ.
Bản thân tiếng Việt rất thuận lợi khi dùng chữ viết tượng thanh vì có nhiều âm tiết, nhiều dấu nên ít bị hiện tượng đồng âm khác hẳn tiếng Trung ít âm nên bị trùng âm rất nhiều k thể dùng chữ viết tượng thanh đc, nhưng chúng ta lại máy móc học cách tạo ra các chữ viết mới của chữ Hán để làm ra 1 hệ thống phức tạp k phù hợp với ngôn ngữ nói của mình. Đấy là cách làm k hợp lý k hiệu quả, cho nên sau khi phát hiện ra chữ latin có thể ghi âm đơn giản dễ học là chúng ta bỏ luôn chữ Nôm
Về chữ Kinh ám chỉ kinh thành TQ thì em thấy k đúng, giải thích khiên cưỡng, những ng di cư xuống nc ta đa phần là ng phương nam ở rìa trung nguyên chứ k phải vùng trung tâm hay kinh đô của TQ. Đến tận đời Tống bị Liêu Kim đánh tơi bời thì mới chuyển về phương Nam, lúc đấy thì VN đã độc lập rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

vcn77

Xe đạp
Biển số
OF-879790
Ngày cấp bằng
22/4/25
Số km
37
Động cơ
1,222 Mã lực
Tuổi
33
Lan man quá, cái nguồn gốc ng Việt đến giờ vẫn k có bằng chứng, toàn huyền sử hoặc đoán mò. Cụ nói Hàn là gốc Yên gì đấy thì cũng có thuyết nói Việt Nam là gốc ở nc Sở. Còn sở dĩ tiếng nói của VN k bị đồng hóa vì Tần thủy hoàng sau khi thống nhất chư hầu thì chỉ quy định thống nhất chữ viết, thống nhất đơn vị đo cho nên k chỉ ng VN k nói tiếng trung mà ng hàn cũng k nói, ng Hmông, ng choang cũng k nói, ngay cả những ng đc coi là bị Hán hóa hoàn toàn cũng k nói chung 1 ngôn ngữ mà có tiếng quảng đông, tiếng thượng hải, tiếng mân phúc kiến có hàng trăm phương ngữ ở TQ.
Bản thân tiếng Việt rất thuận lợi khi dùng chữ viết tượng thanh vì có nhiều âm tiết, nhiều dấu nên ít bị hiện tượng đồng âm khác hẳn tiếng Trung ít âm nên bị trùng âm rất nhiều k thể dùng chữ viết tượng thanh đc, nhưng chúng ta lại máy móc học cách tạo ra các chữ viết mới của chữ Hán để làm ra 1 hệ thống phức tạp k phù hợp với ngôn ngữ nói của mình. Đấy là cách làm k hợp lý k hiệu quả, cho nên sau khi phát hiện ra chữ latin có thể ghi âm đơn giản dễ học là chúng ta bỏ luôn chữ Nôm
Về chữ Kinh ám chỉ kinh thành TQ thì em thấy k đúng, giải thích khiên cưỡng, những ng di cư xuống nc ta đa phần là ng phương nam ở rìa trung nguyên chứ k phải vùng trung tâm hay kinh đô của TQ. Đến tận đời Tống bị Liêu Kim đánh tơi bời thì mới chuyển về phương Nam, lúc đấy thì VN đã độc lập rồi
Tôi không nói người Việt nguồn gốc ở đâu.
Nhưng nếu tra lai lịch và ngay cả dựa vào tên thì cũng thấy về nguồn gốc của các người đứng đầu các triều đại đầu, các sứ quân của Việt Namthì nhiều người từ di dân, từ Khúc Thừa Dụ về sau.
Và tôi vẫn không hình dung được, một vùng đất liên tục đưa di dân suốt 1000 năm thì mức độ đồng hóa về văn tự nó đến mức nào.
Còn đoạn tiếng nói thì ta không bàn. Vì bản chất ở đây, tôi muốn nói về văn tự. Tiếng nói là tiếng Việt khác tiếng Hán nhiều.
Nhưng chữ viết thì không phải, tôi không thấy nói rõ trước thời bắc thuộc chúng ta có chữ viết đầy đủ,có văn bản nào lưu lại chữ Việt như nào không. Vậy, giả định, giai tầng lãnh đạo sau bắc thuộc có thành phần lớn là di dân Hán hoặc con cháu nhiều đời của họ, vậy họ dùng chữ Hán để biểu âm tiếng Việt rõ là cách logic nhất để truyền bá ngôn ngữ rồi (cụ thể là từ đời Lý Trần).

Vụ Latin nó hoàn toàn khá tôi không bàn, đó là do lúc phương tây đã là thế lực mạnh nhất, nên Việt Nam theo lối tượng thanh mới, còn bảo hiệu quả theo hướng dễ học thì đúng, nhưng thực tế thì nếu học tiếng Hán thì trung quốc vẫn có tỷ lệ biết chữ đủ cao để quản lý quốc gia.
Lý luận của cụ nó sẽ y xì là thế tại sao người Nhật nghĩ ra tiếng Vạn diệp giả danh (y xì chữ Nôm) rồi 3 thế kỷ sau lại từ bộ Vạn diệp làm thành bảng Hira, Kata có 50 chữ biểu âm. Sao không làm luôn từ đầu. Và y xì tiếng Nôm, người Nhật hiện đại không thể đọc hiểu tiếng Vạn diệp được (trong Vạn diệp tập).

Còn tôi có thể giải thích như sau: cụ đọc ở đây

Vắn tắt:
C. So sánh trường hợp Việt Nam và Nhật Bản

So với Nhật Bản đã đọc và viết tiếng Hán trong triều đình và văn bản chính thức vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4, thì Việt Nam dùng tiếng Hán và chữ Hán vì nhu cầu hành chính vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sớm hơn ít nhất là sáu thế kỷ. Nhưng nếu chữ Nôm đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 10, thì đã trễ hơn đến 5 thế kỷ so với chữ Man’yōgana trên thanh kiếm Inariyama ở thế kỷ thứ 5. Và thơ Nôm của Hàn Thuyên xuất hiện ở thế kỷ thứ 13 thì cũng đã trễ hơn 5 thế kỷ so với các sách sử Nhật Bản dùng ký tự Man’yōgana ở thế kỷ thứ 8.
Nhật Bản và Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng khác với tiếng Hán, nhưng chữ viết ban sơ thì có lẽ đã quá thô sơ không thực dụng, nên từ ngày xưa đã phải mượn chữ Hán để chế tạo hệ thống chữ viết riêng để ghi lại tiếng nước mình, đó là Man’yōgana và Chữ Nôm. Sáng kiến đó giống nhau và hợp với trực giác hay luận lý gần như tự nhiên

hai lý do chính giải thích tại sao Chữ Nôm đã không tiến theo hướng giản dị hóa như ở Nhật Bản.
1. Lý do thứ nhất là vì người Việt đã nhắm mục đích là tạo ra một hệ thống ký tự thống nhất cho cả chữ thuần Việt cần ký tự mới, lẫn chữ Hán Việt đã có sẵn ký tự Hán rồi.
2. Lý do thứ hai là vì tiếng Việt vốn đơn âm, người Việt ngày xưa không phân tích âm tiết; với họ, một từ chỉ có một âm mà thôi. Tạo ra một ký tự Nôm để ghi một từ trong tiếng Việt, thì ký tự đó phải biểu thị được cả ý nghĩa lẫn âm đọc. Đã không có khái niệm âm tiết trong Chữ Nôm. Trong khi, tiếng Nhật đa âm, người Nhật phải chú ý đến âm đọc trước đã, khi tạo ra ký tự mới cho tiếng Nhật. Chính vì ký tự mới không cần phải biểu thị ý nghĩa của từ, cho nên người Nhật đã có thể giản dị hóa cùng cực những ký tự Man’yōgana, chỉ giữ lại vài nét tối thiểu vừa đủ để phân biệt giữa các âm với nhau (căn bản chỉ có 50 âm!) mà vẫn biểu thị được đủ số âm tiết cần có.


Đây là ý của thầy Phạm Vũ Thịnh.

Còn tôi góp ý thêm:- Nhật làm tiếng Vạn diệp, sau mất 3 thế kỷ để giản dị,nhưng cũng cho giới bình dân.
- VN từ lúc có chữ Nôm, 3 thế kỷ sau là 16, đến đầu 17 thì có luôn chữ quốc ngữ vào rồi thì đâu còn nhu cầu giản dị chữ Nôm nữa, đổi luôn sang chữ quốc ngữ (còn tối ưu hơn cả Hira, Kata vì ít âm hơn, và biểu đạt đủ ý, vì giờ nhật nhiều từ vẫn phải dùng Kanji).

Điều đó đâu có nghĩa Nhật kém, hay ta giỏi. Mà vì cái gì hôm nay cũng phải kế thừa trên cái cũ nếu có. Còn quốc ngữ nó đột phá vì lúc đó Phương tây đã vượt trung quốc và đúng lúc giao thời thì ta đổi được luôn.

Tương tự vậy, Hàn họ tan rã từ thời Bột Hải, văn tự họ mất hết. Nên họ nghĩ ra một bộ chữ đơn giản để dạy cho tất cả mọi người,không bị lưu luyến quá khứ như ta và Nhật.

Một ví dụ khác, là Mông cổ không có lịch sử lâu dài trước thời Thành Cát Tư Hãn, nên bộ chữ mông cổ đầu tiên là alphabet luôn (tượng thanh) cho đơn giản. Nó ra đời từ 1204, https://en.wikipedia.org/wiki/Mongolian_script. Còn trước chữ Hangul 200 năm.
Nhưng nếu ai đó nói người Mông cổ có tố chất làm khoa học thì khá buồn cười.

Ý tôi rõ là, chữ viết này của người Hàn không thể hiện tố chất làm khoa học,hơn Việt hay Nhật gì. Nó là sản phẩm của thời đại đó ở Hàn.
 
Chỉnh sửa cuối:

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,669
Động cơ
717,273 Mã lực
Các cụ vcn77 rachfan Lá me xanh
Những gì câc cụ đang trao đổi rất là hay, em hóng từng post. Nhưng các cụ để ý không đi xa quá chứ không chã lại phải xóa bài, mất công các cụ viết và mất những thông tin rất hay.
(Mặt khác em cũng xin các chã đừng xóa :(( )

Cùng là những sự việc nhưng là tố chất, bản chất hay nhu cầu, hiện tượng, đi sâu vào là những lớp khác nhau của thông tin và các tầng suy luận theo chiều sâu khác nhau. Hay!

Nay em hết diệu để rót rồi.
 

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
617
Động cơ
111,537 Mã lực
Tuổi
36
Tôi không nói người Việt nguồn gốc ở đâu.
Nhưng nếu tra lai lịch và ngay cả dựa vào tên thì cũng thấy về nguồn gốc của các người đứng đầu các triều đại đầu, các sứ quân của Việt Namthì nhiều người từ di dân, từ Khúc Thừa Dụ về sau.
Và tôi vẫn không hình dung được, một vùng đất liên tục đưa di dân suốt 1000 năm thì mức độ đồng hóa về văn tự nó đến mức nào.
Còn đoạn tiếng nói thì ta không bàn. Vì bản chất ở đây, tôi muốn nói về văn tự. Tiếng nói là tiếng Việt khác tiếng Hán nhiều.
Nhưng chữ viết thì không phải, tôi không thấy nói rõ trước thời bắc thuộc chúng ta có chữ viết đầy đủ,có văn bản nào lưu lại chữ Việt như nào không. Vậy, giả định, giai tầng lãnh đạo sau bắc thuộc có thành phần lớn là di dân Hán hoặc con cháu nhiều đời của họ, vậy họ dùng chữ Hán để biểu âm tiếng Việt rõ là cách logic nhất để truyền bá ngôn ngữ rồi (cụ thể là từ đời Lý Trần).

Vụ Latin nó hoàn toàn khá tôi không bàn, đó là do lúc phương tây đã là thế lực mạnh nhất, nên Việt Nam theo lối tượng thanh mới, còn bảo hiệu quả theo hướng dễ học thì đúng, nhưng thực tế thì nếu học tiếng Hán thì trung quốc vẫn có tỷ lệ biết chữ đủ cao để quản lý quốc gia.
Lý luận của cụ nó sẽ y xì là thế tại sao người Nhật nghĩ ra tiếng Vạn diệp giả danh (y xì chữ Nôm) rồi 3 thế kỷ sau lại từ bộ Vạn diệp làm thành bảng Hira, Kata có 50 chữ biểu âm. Sao không làm luôn từ đầu. Và y xì tiếng Nôm, người Nhật hiện đại không thể đọc hiểu tiếng Vạn diệp được (trong Vạn diệp tập).

Còn tôi có thể giải thích như sau: cụ đọc ở đây

Vắn tắt:
C. So sánh trường hợp Việt Nam và Nhật Bản

So với Nhật Bản đã đọc và viết tiếng Hán trong triều đình và văn bản chính thức vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4, thì Việt Nam dùng tiếng Hán và chữ Hán vì nhu cầu hành chính vào thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, sớm hơn ít nhất là sáu thế kỷ. Nhưng nếu chữ Nôm đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 10, thì đã trễ hơn đến 5 thế kỷ so với chữ Man’yōgana trên thanh kiếm Inariyama ở thế kỷ thứ 5. Và thơ Nôm của Hàn Thuyên xuất hiện ở thế kỷ thứ 13 thì cũng đã trễ hơn 5 thế kỷ so với các sách sử Nhật Bản dùng ký tự Man’yōgana ở thế kỷ thứ 8.
Nhật Bản và Việt Nam đều có ngôn ngữ riêng khác với tiếng Hán, nhưng chữ viết ban sơ thì có lẽ đã quá thô sơ không thực dụng, nên từ ngày xưa đã phải mượn chữ Hán để chế tạo hệ thống chữ viết riêng để ghi lại tiếng nước mình, đó là Man’yōgana và Chữ Nôm. Sáng kiến đó giống nhau và hợp với trực giác hay luận lý gần như tự nhiên

hai lý do chính giải thích tại sao Chữ Nôm đã không tiến theo hướng giản dị hóa như ở Nhật Bản.
1. Lý do thứ nhất là vì người Việt đã nhắm mục đích là tạo ra một hệ thống ký tự thống nhất cho cả chữ thuần Việt cần ký tự mới, lẫn chữ Hán Việt đã có sẵn ký tự Hán rồi.
2. Lý do thứ hai là vì tiếng Việt vốn đơn âm, người Việt ngày xưa không phân tích âm tiết; với họ, một từ chỉ có một âm mà thôi. Tạo ra một ký tự Nôm để ghi một từ trong tiếng Việt, thì ký tự đó phải biểu thị được cả ý nghĩa lẫn âm đọc. Đã không có khái niệm âm tiết trong Chữ Nôm. Trong khi, tiếng Nhật đa âm, người Nhật phải chú ý đến âm đọc trước đã, khi tạo ra ký tự mới cho tiếng Nhật. Chính vì ký tự mới không cần phải biểu thị ý nghĩa của từ, cho nên người Nhật đã có thể giản dị hóa cùng cực những ký tự Man’yōgana, chỉ giữ lại vài nét tối thiểu vừa đủ để phân biệt giữa các âm với nhau (căn bản chỉ có 50 âm!) mà vẫn biểu thị được đủ số âm tiết cần có.


Đây là ý của thầy Phạm Vũ Thịnh.

Còn tôi góp ý thêm:- Nhật làm tiếng Vạn diệp, sau mất 3 thế kỷ để giản dị,nhưng cũng cho giới bình dân.
- VN từ lúc có chữ Nôm, 3 thế kỷ sau là 16, đến đầu 17 thì có luôn chữ quốc ngữ vào rồi thì đâu còn nhu cầu giản dị chữ Nôm nữa, đổi luôn sang chữ quốc ngữ (còn tối ưu hơn cả Hira, Kata vì ít âm hơn, và biểu đạt đủ ý, vì giờ nhật nhiều từ vẫn phải dùng Kanji).

Điều đó đâu có nghĩa Nhật kém, hay ta giỏi. Mà vì cái gì hôm nay cũng phải kế thừa trên cái cũ nếu có. Còn quốc ngữ nó đột phá vì lúc đó Phương tây đã vượt trung quốc và đúng lúc giao thời thì ta đổi được luôn.

Tương tự vậy, Hàn họ tan rã từ thời Bột Hải, văn tự họ mất hết. Nên họ nghĩ ra một bộ chữ đơn giản để dạy cho tất cả mọi người,không bị lưu luyến quá khứ như ta và Nhật.

Một ví dụ khác, là Mông cổ không có lịch sử lâu dài trước thời Thành Cát Tư Hãn, nên bộ chữ mông cổ đầu tiên là alphabet luôn (tượng thanh) cho đơn giản. Nó ra đời từ 1204, https://en.wikipedia.org/wiki/Mongolian_script. Còn trước chữ Hangul 200 năm.
Nhưng nếu ai đó nói người Mông cổ có tố chất làm khoa học thì khá buồn cười.

Ý tôi rõ là, chữ viết này của người Hàn không thể hiện tố chất làm khoa học,hơn Việt hay Nhật gì. Nó là sản phẩm của thời đại đó ở Hàn.
Nếu wiki ko viết sai thì ví dụ ng Mông cổ tạo ra chữ tượng thanh của cụ k đúng lắm, k thể so với Triều tiên đc. Chữ của ng Mông cổ do 1 ng Duy ngô nhĩ bị ng Mông cổ chiếm đất làm ra theo yêu cầu của vua Mông cổ. Loại chữ này lại rất có thể dây mơ rễ má với chữ Ả rập. Nói chung là ng Mông cổ k có công lao gì cả, sau này họ theo Liên Xô thì liền bỏ loại chữ này và chuyển sang bảng chữ cái tiếng Nga và tiếng Latin, chữ này hiện chỉ dùng để trang trí, thậm chí là phần Mông cổ do TQ quản lý còn bảo tồn chữ này tốt hơn phía Mông cổ. Tóm lại là cũng mượn đây mượn kia hoặc do ng khác làm hộ.
Mấy cái nguồn gốc tổ tiên, lưu luyến chữ Hán của cụ vẫn chưa thuyết phục đc em. Vì ng Hàn dù theo cụ k có gốc Hoa nhiều như ng Việt thì họ lại bị phụ thuộc TQ đến tận cuối nhà Thanh, nên ảnh hưởng của TQ lên Hàn Triều k thể kém VN đc. Cũng lại theo wiki thì có thời họ k dùng hangul nữa vì tầng lớp quý tộc thấy chữ này quá dễ học, dân đen mà học sẽ biết nhiều, ảnh hưởng đến địa vị thống trị của họ nên họ cấm. Nhưng chữ này vẫn đc lưu truyền ở tầng lớp nghèo và phụ nữ rồi quay lại mạnh mẽ khi thơ ca phát triển trc cả khi ảnh hưởng của TQ suy yếu. Cùng là loại chữ cho bình dân nhưng ng Hàn hơn ng Nhật khi đã k dựa vào chữ Hán theo lối mòn, mà sáng tạo luôn chữ mới còn Nhật thì mãi sau này mới cải tiến đc chứ chẳng phải do ai lưu luyến hơn ai khi mà trc khi có chữ riêng thì 2 bên đều sử dụng chữ Hán rộng rãi ở tầng lớp quý tộc, Hàn cũng có nhiều từ Hán Hàn trong ngôn ngữ nói thậm chí họ đọc gần giống tiếng quan thoại chứ k như Nhật có nhiều từ em thấy viết giống chữ Hán nhưng đọc khác hẳn. Nếu Hàn cũng làm theo cách của Nhật thì còn thuận lợi hơn so với Nhật khi đã có sẵn những từ đọc giống tiếng Hán, chỉ thêm những từ tiếng Hán chưa có nhưng họ k làm thế mà sáng tạo hơn cái đó nên ghi nhận. Mặt này mặt kia họ k bằng ng Nhật nhưng về chuyện tạo ra chữ viết thì ng Hàn hơn
 
Chỉnh sửa cuối:

vcn77

Xe đạp
Biển số
OF-879790
Ngày cấp bằng
22/4/25
Số km
37
Động cơ
1,222 Mã lực
Tuổi
33
Nếu wiki ko viết sai thì ví dụ ng Mông cổ tạo ra chữ tượng thanh của cụ k đúng lắm, k thể so với Triều tiên đc. Chữ của ng Mông cổ do 1 ng Duy ngô nhĩ bị ng Mông cổ chiếm đất làm ra theo yêu cầu của vua Mông cổ. Loại chữ này lại rất có thể dây mơ rễ má với chữ Ả rập. Nói chung là ng Mông cổ k có công lao gì cả, sau này họ theo Liên Xô thì liền bỏ loại chữ này và chuyển sang bảng chữ cái tiếng Nga và tiếng Latin, chữ này hiện chỉ dùng để trang trí, thậm chí là phần Mông cổ do TQ quản lý còn bảo tồn chữ này tốt hơn phía Mông cổ. Tóm lại là cũng mượn đây mượn kia hoặc do ng khác làm hộ.
Mấy cái nguồn gốc tổ tiên, lưu luyến chữ Hán của cụ vẫn chưa thuyết phục đc em. Vì ng Hàn dù theo cụ k có gốc Hoa nhiều như ng Việt thì họ lại bị phụ thuộc TQ đến tận cuối nhà Thanh, nên ảnh hưởng của TQ lên Hàn Triều k thể kém VN đc. Cũng lại theo wiki thì có thời họ k dùng hangul nữa vì tầng lớp quý tộc thấy chữ này quá dễ học, dân đen mà học sẽ biết nhiều, ảnh hưởng đến địa vị thống trị của họ nên họ cấm. Nhưng chữ này vẫn đc lưu truyền ở tầng lớp nghèo và phụ nữ rồi quay lại mạnh mẽ khi thơ ca phát triển trc cả khi ảnh hưởng của TQ suy yếu. Cùng là loại chữ cho bình dân nhưng ng Hàn hơn ng Nhật khi đã k dựa vào chữ Hán theo lối mòn, mà sáng tạo luôn chữ mới còn Nhật thì mãi sau này mới cải tiến đc chứ chẳng phải do ai lưu luyến hơn ai khi mà trc khi có chữ riêng thì 2 bên đều sử dụng chữ Hán rộng rãi ở tầng lớp quý tộc, Hàn cũng có nhiều từ Hán Hàn trong ngôn ngữ nói thậm chí họ đọc gần giống tiếng quan thoại chứ k như Nhật có nhiều từ em thấy viết giống chữ Hán nhưng đọc khác hẳn. Nếu Hàn cũng làm theo cách của Nhật thì còn thuận lợi hơn so với Nhật khi đã có sẵn những từ đọc giống tiếng Hán, chỉ thêm những từ tiếng Hán chưa có nhưng họ k làm thế mà sáng tạo hơn cái đó nên ghi nhận. Mặt này mặt kia họ k bằng ng Nhật nhưng về chuyện tạo ra chữ viết thì ng Hàn hơn
Thực ra, Hangul được nói trong quyển gốc của chính người sáng lập là có thể dựa trên tiếng Mông Cổ đã được cải biên cho giống chữ Hán (nhà Nguyên - cũng là một triều đại của Trung Quốc và có dùng bộ chữ alphabet) nêu trên cụ ạ: (quyển: Hunmin jeong-eum haerye (hereafter Haerye)). Bản thân tính chất không lưu luyến quá khứ vì đã mất hết văn tịch từ thời Bột Hải chính ở câu này vào thời ông vua lập ra chữ Hangul: Indeed, records from Sejong's day played with this ambiguity, joking that "no one is older (more 古 gǔ) than the 蒙古 Měng-gǔ" >> Không có gì Cổ hơn chữ Mông Cổ. Và Hangul được lập từ Cổ Triện Ngữ, nếu hiểu là Mông Cổ Triện Ngữ thì chính là tiếng Mông cổ được Hán hóa nêu trên.

Although the Hunmin jeong-eum haerye (hereafter Haerye) explains the design of the consonantal letters in terms of articulatory phonetics, it also states that Sejong adapted them from the enigmatic 古篆字 " Seal Script". The identity of this script has long been puzzling. The primary meaning of the character 古 is "old", so 古篆字 gǔ zhuànzì has traditionally been interpreted as "Old Seal Script", frustrating philologists, because the Korean alphabet bears no functional similarity to Chinese 篆字 zhuànzì seal scripts.

However the character 古 also functions as a phonetic component of 蒙古 Měnggǔ "Mongol". Indeed, records from Sejong's day played with this ambiguity, joking that "no one is older (more 古 gǔ) than the 蒙古 Měng-gǔ". From palace records that 古篆字 gǔ zhuànzì was a veiled reference to the 蒙古篆字 měnggǔ zhuànzì "Mongol Seal Script", that is, a formal variant of the Mongol ʼPhags-pa alphabet of the Yuan dynasty (1271-1368) that had been modified to look like the Chinese seal script, and which had been an official script of the empire.

There were ʼPhags-pa manuscripts in the Korean palace library from the Yuan Dynasty government, including some in the seal-script form, and several of Sejong's ministers knew the script well. If this was the case, Sejong's evasion on the Mongol connection can be understood in light of the political situation in the Ming Dynasty. The topic of the recent Mongol domination of China, which had ended just 75 years earlier, was politically sensitive, and both the Chinese and Korean literati regarded the Mongols as barbarians with nothing to contribute to a civilized society.

Bản chất bột phát của thứ tiếng này là sau đó nó bị thất truyền gần như hoàn toàn, đến tận trước năm 1945 mới được quay lại dùng:
During the second half of the fifteenth century, the new Korean script was used primarily by women and the under-educated. It faced heavy opposition from Confucian scholars educated in Chinese, notably Choe Manri, who believed hanja to be the only legitimate writing system.[citation needed] Later kings also opposed it. In 1504, some commoners wrote posters in Hangul mocking King Yeonsangun, so he forbade use of Hangul and initiated a series of palace purges.[citation needed] In 1506, King Jungjong abolished the Hangul Ministry.The account of the design of the Korean alphabet was lost, and it would not return to common use until after World War II


Về tiếng Mông Cổ Triện Ngữ cụ đọc thêm:
Cụ sẽ thấy sự tương đồng (có ảnh trong link). Bản thân đoạn sau có nói về việc tiếng Hangul là gần nhất với thứ tiếng này mà ra.
 
Chỉnh sửa cuối:

MaxGhost

Xe hơi
Biển số
OF-739786
Ngày cấp bằng
18/8/20
Số km
148
Động cơ
64,653 Mã lực
Hehe cụ ơi, "cách mà người ta dạy" chính là tố chất đấy. Tố chất người ta thế nào thì người ta sẽ dạy trẻ con như thế.

Mặc dù đang làm sản xuất nhưng tôi càng thấy người VN không có tố chất sản xuất (lý do tại sao tôi đã viết trong 1 số post trước), và cũng không có năng lực để vượt bẫy thu nhập TB. Thôi thì cứ tà tà đến mức trung bình cao của cao như Thái cũng là ổn.
Cụ là người có nhiều kiến thức, chắc cũng thành đạt, tuy nhiên cụ có thành kiến về tố chất dân tộc. Vì thành kiến nên mọi hiểu biết của cụ lại là những bằng chứng sắc bén giải thích cho thành kiến của cụ. Theo em chẳng có cái gì là tố chất dân tộc, nếu so từng cá nhân đơn lẻ thì có người hơn cái này một chút, kém cái kia một chút còn trên bình diện rộng cùng là người cơ bản giống hệt nhau. Những người nghiên cứu sinh học chắc đồng ý với em hơn cụ. Người Châu Âu cao to hơn, có nhiều màu mắt, màu tóc hơn. Người Châu Á da sậm hơn, chịu nóng tốt hơn... thì có thể đúng, còn bảo người Châu Âu thông minh hơn, có tố chất làm kĩ thuật tốt hơn các chủng khác là vô căn cứ, dân tộc này tố chất hơn dân tộc khác cũng mơ hồ như vậy.

Cho đến thế kỉ 18, Trung Quốc vẫn là cường quốc kinh tế so với Châu Âu. Nhưng cuộc CM khoa học manh nha từ những TK trước và bùng nổ vào TK 18 thành CMCN đã đưa Châu Âu thống trị thế giới. Em nói thế cho thấy Châu Âu, sau này là Âu Mĩ mới nổi gần đây thôi. Và những thành tựu Âu Mĩ cũng chẳng phải do tố chất dân tộc gì. Tại sao CM khoa học lại nổ ra ở Châu Âu mà không ở Trung Quốc hay nơi nào khác? Em nghĩ chẳng ai biết tại sao một cách tận cùng chỉ biết rằng Châu Âu lúc đó có một động lực mạnh mẽ để khám phá thế giới, khám phá khoa học. Nói người Châu Âu đi đầu khám phá khoa học ai cũng đồng ý, nhưng nói người Châu Âu có tố chất khoa học, tố chất kĩ thuật hơn các dân tộc khác là mang nặng thành kiến.

Dân tộc nào nếu đúng thời điểm, được tiếp cận hợp lí với khoa học kĩ thuật đều có thể làm tốt. Trung Quốc hiện nay đang dần đuổi kịp về KHKT với các nước Âu Mĩ, họ chẳng quan tâm tố chất là gì chỉ biết hiện nay họ có động lực mạnh hơn. Em thấy cụ nói nhiều về các công nghệ lõi mà cụ cho rằng Trung Quốc không thể học được và Âu Mĩ giữ như báu vật không chịu chuyển giao như máy quang khắc, động cơ máy bay... người ta muốn biết người ta sẽ biết thôi cụ.

Việt Nam hay Ấn Độ hay một quốc gia nào khác cũng tương tự như vậy.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,291
Động cơ
480,298 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cụ là người có nhiều kiến thức, chắc cũng thành đạt, tuy nhiên cụ có thành kiến về tố chất dân tộc. Vì thành kiến nên mọi hiểu biết của cụ lại là những bằng chứng sắc bén giải thích cho thành kiến của cụ. Theo em chẳng có cái gì là tố chất dân tộc, nếu so từng cá nhân đơn lẻ thì có người hơn cái này một chút, kém cái kia một chút còn trên bình diện rộng cùng là người cơ bản giống hệt nhau. Những người nghiên cứu sinh học chắc đồng ý với em hơn cụ. Người Châu Âu cao to hơn, có nhiều màu mắt, màu tóc hơn. Người Châu Á da sậm hơn, chịu nóng tốt hơn... thì có thể đúng, còn bảo người Châu Âu thông minh hơn, có tố chất làm kĩ thuật tốt hơn các chủng khác là vô căn cứ, dân tộc này tố chất hơn dân tộc khác cũng mơ hồ như vậy.

Cho đến thế kỉ 18, Trung Quốc vẫn là cường quốc kinh tế so với Châu Âu. Nhưng cuộc CM khoa học manh nha từ những TK trước và bùng nổ vào TK 18 thành CMCN đã đưa Châu Âu thống trị thế giới. Em nói thế cho thấy Châu Âu, sau này là Âu Mĩ mới nổi gần đây thôi. Và những thành tựu Âu Mĩ cũng chẳng phải do tố chất dân tộc gì. Tại sao CM khoa học lại nổ ra ở Châu Âu mà không ở Trung Quốc hay nơi nào khác? Em nghĩ chẳng ai biết tại sao một cách tận cùng chỉ biết rằng Châu Âu lúc đó có một động lực mạnh mẽ để khám phá thế giới, khám phá khoa học. Nói người Châu Âu đi đầu khám phá khoa học ai cũng đồng ý, nhưng nói người Châu Âu có tố chất khoa học, tố chất kĩ thuật hơn các dân tộc khác là mang nặng thành kiến.

Dân tộc nào nếu đúng thời điểm, được tiếp cận hợp lí với khoa học kĩ thuật đều có thể làm tốt. Trung Quốc hiện nay đang dần đuổi kịp về KHKT với các nước Âu Mĩ, họ chẳng quan tâm tố chất là gì chỉ biết hiện nay họ có động lực mạnh hơn. Em thấy cụ nói nhiều về các công nghệ lõi mà cụ cho rằng Trung Quốc không thể học được và Âu Mĩ giữ như báu vật không chịu chuyển giao như máy quang khắc, động cơ máy bay... người ta muốn biết người ta sẽ biết thôi cụ.

Việt Nam hay Ấn Độ hay một quốc gia nào khác cũng tương tự như vậy.
Nếu như cụ nói, không có tố chất dân tộc. Vậy cụ giải thích hộ tôi tại sao ở các nước ĐNA hiện nay 9/10 người giàu nhất các nước lại là gốc Hoa chứ không phải bản địa. Mặc dù người bản địa có điều kiện hơn nhiều để giàu có.

Có 1 số cái cụ diễn đạt tôi không chính xác lắm, ví dụ "các công nghệ lõi mà TQ không thể học được". Tôi không bao giờ nói thế, mà ý tôi là TQ không tự khám phá ra được, chứ nếu có người dạy thì TQ học tốt.
Nếu các thành quả khoa học của người da trắng so với các chủng tộc khác là 10:6-7 thì còn có thể nghi ngờ, nhưng hiện tại nó là 10:1, thậm chí 20:1. Chưa có bất cứ một phát minh khoa học lớn nào được sinh ra bởi người không phải da trắng.

Tôi đã viết trong thớt về TQ của cụ 3005 rằng TQ hiện đã thống trị thế giới ở các công nghệ trung bình, nhưng các công nghệ cao nhất thì còn thua sút phương Tây và Nhật. Ngoài ra các công nghệ đó TQ cũng chỉ là người áp dụng và hợp lý hóa chứ chưa thấy công nghệ nào là TQ tự sáng tạo ra.

Tranh luật về chủ đề này sẽ không bao giờ kết thúc vì mỗi người đều có chút lý để bảo vệ quan điểm của mình. Theo cụ thì không có cái gọi là tố chất dân tộc mà 1 dân tộc sở dĩ kém phát triển là vì dân tộc đó chưa muốn mà thôi. Thực ra tôi cũng không hiểu lắm, tại sao hiện tại lại có những dân tộc chưa muốn biết cách làm máy quang khắc hay luyện kim cao cấp?
 

Car4W

Đi bộ
Biển số
OF-862419
Ngày cấp bằng
28/6/24
Số km
9
Động cơ
58 Mã lực
Chủ đề robot hút bụi thôi mà các bác bàn toàn chuyện cao sâu quá, em không dám tham gia...hị hị...
 

phuongmit

Xe ba gác
Biển số
OF-134398
Ngày cấp bằng
14/3/12
Số km
24,652
Động cơ
3,159,140 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đang bàn robot hút bụi, mấy ông cụ thích sử địa bê nhau ra thới khác mà băm chặt, nát hết cả thớt ;))
 

Car4W

Đi bộ
Biển số
OF-862419
Ngày cấp bằng
28/6/24
Số km
9
Động cơ
58 Mã lực
Cảm ơn cụ, em đã đặt 1 cái 7000 về tự lắp, giờ thấy chạy khỏe phết.

CỤ thử tìm như hướng dẫn bên trên xem. Em mới đặt về thấy dùng ổn.
Roborock S5 dùng trâu bò phết cụ nhỉ? Giờ em dùng sang năm thứ 7 rồi, vẫn hút rất ổn, chỉ là không có các chức năng hiện đại của đời mới sau này thôi. Còn cảm biến, tường ảo thì chuẩn.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top