[Funland] Tàu điện Hà Nội trước 1975

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
2,129
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Tôi sinh ra ở Hà Nội nhưng chuyển vào sinh sống ở SG cuối năm 1975, do cuộc sống nên ít có điều kiện ra HN, thấm thoắt đã gần 45 năm rồi, qua báo chí thấy HN đang đầu tư nhiều tuyến tàu điện ngầm, chợt nhớ lại tàu điện hồi đó.
Hồi bé tôi sống ở khu tập thể đường sắt, mỗi ngày nhảy tàu điện đi học (tôi nhớ là từ bến xe Kim Liên đến bệnh viện Bạch Mai thì phải)
Nhân thể rảnh rỗi, lượm lặt mấy tấm ảnh trên mạng để chia sẻ cho cccm (do lượm lặt nên có thể có một số ảnh chụp sau năm 1975, cccm thông cảm)
Tàu điện là một nét đẹp xưa của HN, duy nhất chỉ HN có trên đất VN! Âm thanh leng keng... leng keng ... vẫn còn vang trong tâm trí những người HN cho đến tận nay!
Hệ thống tổng cộng dài 32km, có 6 nhánh từ ga Bờ Hồ trung tâm tỏa đ i Thụy Khuê ( tuyến đầu tiên hoàn thành năm 1900, sau mới kéo dài thêm đên Bưởi) Hà Đông ( tuyến xa nhất 11km, lúc đầu năm 1901 chỉ đến Thái Hà 4.5km), Chợ Mơ 1906, Cầu Giấy 6km,, Yên Phụ, . Tuyến Yên Phụ Kim Liên 1929, đoạn từ Hàng Đậu lên Yên Phụ 1945 sau cùng.
Mỗi chuyến thường có 3 toa, tuyến ngắn hoặc giờ thấp điểm chỉ 2 toa. Toa đầu là toa lái ngắn, lái cả 2 đầu, trên có cần lò xo đẩy lên buộc dây để nối điện với dây truyền điện phía lắp đặt dọc theo tuyến. Lái tàu bằng cái cần lái để tăng giảm tốc độ, còn rẽ thì bằng cái bánh quay quay như trên tàu thủy, chân thì để cạnh cái nút chuông để cần thì dậm dậm là leng keng leng keng. Vì thế nên người lái luôn cầm cái cần lái theo người, có anh bạn lớn kể có lần còn giấu được cái cần này để trêu cụ lái khi dừng nghỉ quay đầu, ngồi quán nước ở chợ Bưởi.
Tàu điện gắn bó với tuổi thơ rất nhiều người. Đối với trẻ con việc nhảy tàu điện đi học đi chơi là một cái rất thú nhất là 3 tháng hè. Dù mới chỉ 7-8 tuổi đã đi khắp HN là chuyện không khó, nhóm 4-5 đứa là rủ nhau đi khắp từ sáng đến chiều. Tự đi chơi ở Bách Thảo, công viên Thống nhất, gò Đống Đa, chợ Đồng Xuân, Yên Phụ, chợ Mơ, đê Kim Liên, vườn hoa Hà Đông ...Những năm 70-80 vé tàu chỉ là 5 xu nhưng trẻ con thì luôn là đi nhờ Thường hay bám ở toa 2 toa 3, khi thấy cụ bán vé có cái cặp bằng da lại gần là lại nhảy xuông, bám toa dưới để tránh, còn khi ở toa dưới là lại mè nheo cho cháu đi nhờ!!! Nói là tàu điện châm nhưng hồi bé thấy cũng nhanh, nhất là những đoạn sau Kim Mã (chỗ Giang Văn Minh bấy giờ) đến Thủ Lệ, đoạn sau trường ĐH Tổng hợp đến Hà Đông, đoạn Quan Thánh, Thụy Khuê, công viên Thống nhất....
Kỹ năng nhảy tàu là phải kiểu lá bàng rơi: mặt hướng về trước nhưng khi nhảy là phải xoay ngược người, tiếp đất là chân trước chân sau, đầu chúi xuống để triệt tiêu quán tính. Nhảy điệu nghệ là tiếp đất xong là đứng lên như bình thường!!! Bốc phét thế thôi chứ những đoạn tàu chạy nhanh ( hơn xe đap, có thể đến 20-25km/h) thì phải nhảy tung người xuống, chạy tiếp theo cỡ chục buớc mới dừng đúng lại được
Có thể cũng do nhảy tàu điện mà phát triển lên kỹ năng nhảy tàu hỏa của thanh niên HN khi đi bộ đội, sinh viên học trên Xuân Hòa ... chỗ ưa thích là đoạn cát ngang phố Trần Phú, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, đến Sinh Từ.
Tàu điện sau này được chuyển sang tàu điện bánh hơi 1987, đến 1991 thì HN bỏ hẳn. Tiềng leng keng ... leng keng ... giờ chỉ còn đọng trong ký ứcmà thôi!
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Có chứ bác, thỉnh thoảng cũng có nghe được, kể cũng lạ, tàu chạy chỉ nhanh hơn xe đạp một chút mà cũng có tai nạn
Chạy nhanh hơn xe đạp chút là lúc sắp vào bến thôi cụ ợ, chứ bắt đầu rời bến là cũng nhanh lắm, lái tàu thì biết những điểm nào dân hay nhảy tàu để tăng tốc
 

barca6996

Xe container
Biển số
OF-724771
Ngày cấp bằng
10/4/20
Số km
7,590
Động cơ
151,182 Mã lực
Nhà em ở gần bến tầu chỗ đầu Nguyễn Thái Học ra đấy là có thể theo tầu điện đi khắp các tuyến.
Từ đầu Nguyễn Thái Học thì đi được tuyến bờ hồ Hà Đông và bờ hồ Kim Mã đến cv Thủ Lệ, còn muốn đi bờ hồ Ngã Tư Vọng thì phải đi bộ ra đầu đường Nam Bộ chỗ Ngã Tư Nguyễn Khuyến rồi nhảy tàu đúng đoạn cua từ cửa nam sang
 

CCM

Xe buýt
Biển số
OF-158920
Ngày cấp bằng
1/10/12
Số km
860
Động cơ
355,432 Mã lực
Có chứ bác, thỉnh thoảng cũng có nghe được, kể cũng lạ, tàu chạy chỉ nhanh hơn xe đạp một chút mà cũng có tai nạn
Hồi lớp 3 em tận mắt chứng kiến thằng bạn gần nhà bị tầu cán đứt đôi người, ám ảnh lắm.
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
2,129
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Ảnh số 4 có thấy chiếc xe máy (Honda nam?) như vậy là ảnh sau 1975 rồi cụ ơi.
Hon đa hàng xóm nhà bạn e đã mang ra lúc hè 1975 rồi, trước khi khánh thành lăng Bác 2/9/1975.
cái xe sao dễ nổ thế mà êm như Star ( xe Simson Đông Đức ), sau đó nhiều Mobilette nhiều loại...
 

Old blade

Xe buýt
Biển số
OF-722679
Ngày cấp bằng
29/3/20
Số km
792
Động cơ
85,073 Mã lực
Hon đa hàng xóm nhà bạn e đã mang ra lúc hè 1975 rồi, trước khi khánh thành lăng Bác 2/9/1975.
cái xe sao dễ nổ thế mà êm như Star ( xe Simson Đông Đức ), sau đó nhiều Mobilette nhiều loại...
Tôi nghe ông bà cụ nhà tôi kể lại là hồi đó ngoài mình xe đạp cũng có biển số mà tôi không còn một chút ấn tượng nào hết
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,149
Động cơ
514,503 Mã lực
Tôi nghe ông bà cụ nhà tôi kể lại là hồi đó ngoài mình xe đạp cũng có biển số mà tôi không còn một chút ấn tượng nào hết
Xe đạp thời đó là cả một gia tài, đều gắn biển số. Trên mạng ảnh có nhiều đó cụ? Ông già hồi đó là cán bộ được phân phối chiếc xe Ba Lan
 

VCHDHN

Xe container
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
9,310
Động cơ
465,536 Mã lực
Chạy nhanh hơn xe đạp chút là lúc sắp vào bến thôi cụ ợ, chứ bắt đầu rời bến là cũng nhanh lắm, lái tàu thì biết những điểm nào dân hay nhảy tàu để tăng tốc
Em 1 lần đoạn Thủ Lệ đây, bám đc vào cái tay cầm rồi mà nó chạy nhanh quá k thể co chân nhảy lên nổi, phải hết sức guồng chân chạy theo rồi dướn phát cuối cùng hết sức mới lên đc, hồi đó em học cấp 2.
 

hoviethung

Xe lăn
Biển số
OF-98736
Ngày cấp bằng
5/6/11
Số km
12,149
Động cơ
514,503 Mã lực
Em 1 lần đoạn Thủ Lệ đây, bám đc vào cái tay cầm rồi mà nó chạy nhanh quá k thể co chân nhảy lên nổi, phải hết sức guồng chân chạy theo rồi dướn phát cuối cùng hết sức mới lên đc, hồi đó em học cấp 2.
Mình thì không nhớ rõ lắm chắc cuối năm 60 thì phải. Mình ngồi sau toa cuối cùng để trốn về quay mặt phía sau có đứa bạn ở trong toa vỗ vào đầu nói có người soát vé tới mình vội nhảy xuống ngã sấp mặt xuống đường. Bây giờ nghĩ vẫn còn thấy sợ
 

ChacuaTit

Xe tăng
Biển số
OF-725343
Ngày cấp bằng
13/4/20
Số km
1,160
Động cơ
87,192 Mã lực
Em 1 lần đoạn Thủ Lệ đây, bám đc vào cái tay cầm rồi mà nó chạy nhanh quá k thể co chân nhảy lên nổi, phải hết sức guồng chân chạy theo rồi dướn phát cuối cùng hết sức mới lên đc, hồi đó em học cấp 2.
Đoạn Thủ Lệ là lên dốc lên tàu chạy chậm, đỉnh dốc là khu TT Trường GT và đầu kia là hay gốc dừa
 

Ha_TM68

Xe buýt
Biển số
OF-85514
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
653
Động cơ
416,152 Mã lực
Nơi ở
Không post link diễn đàn
Ký ức lại tràn về thủa nhảy xe điện, em bị ngã 1 lần giờ vẫn nhớ.
 

LeHoang_Tx

Xe điện
Biển số
OF-191996
Ngày cấp bằng
1/5/13
Số km
2,129
Động cơ
350,760 Mã lực
Nơi ở
NCT HN
Tôi nghe ông bà cụ nhà tôi kể lại là hồi đó ngoài mình xe đạp cũng có biển số mà tôi không còn một chút ấn tượng nào hết
Các cụ nhớ chính xác đấy!
Bó e có xe Phượng hoàng biển AU-1448, trước đó là xe từ hồi Pháp e quên tên lẫn biển 3 số rồi!
 

Gimad

Xe tải
Biển số
OF-293708
Ngày cấp bằng
25/9/13
Số km
207
Động cơ
317,687 Mã lực
Đến chợ Mơ là quay đầu rồi. Chỗ phố Vọng là tuyến khác đến chỗ bệnh viên Bạch Mai là hết.
Em cũng tra cứu các thông tin như cụ nói, nhưng vấn đề là ông anh sinh năm 1966 lại nói nhà ở đó và xe điện đi đến Đuôi Cá nên e, mới hỏi thử các cụ xem có ai sống gần đó xác nhận xem sao :)
 

ktqsminh

Xe tăng
Biển số
OF-102576
Ngày cấp bằng
18/6/11
Số km
1,965
Động cơ
394,925 Mã lực
Em cũng tra cứu các thông tin như cụ nói, nhưng vấn đề là ông anh sinh năm 1966 lại nói nhà ở đó và xe điện đi đến Đuôi Cá nên e, mới hỏi thử các cụ xem có ai sống gần đó xác nhận xem sao :)
Chắc chắn cụ ý nhầm, vì đường Trương Định bé tý. Em nhảy tầu xuống đây suốt, còn xuống xem phim tại rạp Bạch Mai.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
7,761
Động cơ
8,702 Mã lực
Tàu điện là một nét đẹp xưa của HN, duy nhất chỉ HN có trên đất VN! Âm thanh leng keng... leng keng ... vẫn còn vang trong tâm trí những người HN cho đến tận nay!
Hệ thống tổng cộng dài 32km, có 6 nhánh từ ga Bờ Hồ trung tâm tỏa đ i Thụy Khuê ( tuyến đầu tiên hoàn thành năm 1900, sau mới kéo dài thêm đên Bưởi) Hà Đông ( tuyến xa nhất 11km, lúc đầu năm 1901 chỉ đến Thái Hà 4.5km), Chợ Mơ 1906, Cầu Giấy 6km,, Yên Phụ, . Tuyến Yên Phụ Kim Liên 1929, đoạn từ Hàng Đậu lên Yên Phụ 1945 sau cùng.
Mỗi chuyến thường có 3 toa, tuyến ngắn hoặc giờ thấp điểm chỉ 2 toa. Toa đầu là toa lái ngắn, lái cả 2 đầu, trên có cần lò xo đẩy lên buộc dây để nối điện với dây truyền điện phía lắp đặt dọc theo tuyến. Lái tàu bằng cái cần lái để tăng giảm tốc độ, còn rẽ thì bằng cái bánh quay quay như trên tàu thủy, chân thì để cạnh cái nút chuông để cần thì dậm dậm là leng keng leng keng. Vì thế nên người lái luôn cầm cái cần lái theo người, có anh bạn lớn kể có lần còn giấu được cái cần này để trêu cụ lái khi dừng nghỉ quay đầu, ngồi quán nước ở chợ Bưởi.
Tàu điện gắn bó với tuổi thơ rất nhiều người. Đối với trẻ con việc nhảy tàu điện đi học đi chơi là một cái rất thú nhất là 3 tháng hè. Dù mới chỉ 7-8 tuổi đã đi khắp HN là chuyện không khó, nhóm 4-5 đứa là rủ nhau đi khắp từ sáng đến chiều. Tự đi chơi ở Bách Thảo, công viên Thống nhất, gò Đống Đa, chợ Đồng Xuân, Yên Phụ, chợ Mơ, đê Kim Liên, vườn hoa Hà Đông ...Những năm 70-80 vé tàu chỉ là 5 xu nhưng trẻ con thì luôn là đi nhờ Thường hay bám ở toa 2 toa 3, khi thấy cụ bán vé có cái cặp bằng da lại gần là lại nhảy xuông, bám toa dưới để tránh, còn khi ở toa dưới là lại mè nheo cho cháu đi nhờ!!! Nói là tàu điện châm nhưng hồi bé thấy cũng nhanh, nhất là những đoạn sau Kim Mã (chỗ Giang Văn Minh bấy giờ) đến Thủ Lệ, đoạn sau trường ĐH Tổng hợp đến Hà Đông, đoạn Quan Thánh, Thụy Khuê, công viên Thống nhất....
Kỹ năng nhảy tàu là phải kiểu lá bàng rơi: mặt hướng về trước nhưng khi nhảy là phải xoay ngược người, tiếp đất là chân trước chân sau, đầu chúi xuống để triệt tiêu quán tính. Nhảy điệu nghệ là tiếp đất xong là đứng lên như bình thường!!! Bốc phét thế thôi chứ những đoạn tàu chạy nhanh ( hơn xe đap, có thể đến 20-25km/h) thì phải nhảy tung người xuống, chạy tiếp theo cỡ chục buớc mới dừng đúng lại được
Có thể cũng do nhảy tàu điện mà phát triển lên kỹ năng nhảy tàu hỏa của thanh niên HN khi đi bộ đội, sinh viên học trên Xuân Hòa ... chỗ ưa thích là đoạn cát ngang phố Trần Phú, Điện Biên Phủ, Nguyễn Thái Học, đến Sinh Từ.
Tàu điện sau này được chuyển sang tàu điện bánh hơi 1987, đến 1991 thì HN bỏ hẳn. Tiềng leng keng ... leng keng ... giờ chỉ còn đọng trong ký ứcmà thôi!
Nếu nhảy tàu thì thanh niên mạn Ngã Tư Sở về hắt về Hà Đông sẽ thiện nghệ hơn vì đường ray như đường tàu, chỉ 1 số đoạn giao với đường hay bến mới có lối lên xuống, còn đâu vỉa cách xa đường ray, ko thể nhảy. Mấy chỗ giao chỉ vài mét nên thời gian, khoảng cách phải căn cho chuẩn. Khu Thanh Xuân lứa bọn em mấy chú đi nạng gỗ cũng vì món này, tỉ lệ tai nạn cao hơn nhiều trong phố vì trong phố ray và đường ngang bằng nhau.
 

ducvt8x

Xe tăng
Biển số
OF-346434
Ngày cấp bằng
12/12/14
Số km
1,245
Động cơ
282,683 Mã lực
Bên Melbourne ở Úc loại hình giống xe điện này rất phổ biến (họ gọi là Tram, và ko có dây loằng ngoằng phía trên, có các toa tàu), chạy nổi trên mặt đất, nhìn phố xá vui hẳn. Nhiều người đi lại chủ yếu bằng phương tiện này vì rẻ và an toàn.
Hà Nội hy vọng khoảng 10 năm nữa nếu tiến độ làm Metro thuận lợi, đáp ứng đc phần lớn nhu cầu đi lại của người dân, sẽ cấm hẳn xe máy (cho phép xe điện, xe đạp, hạn chế ô tô). Lúc đó không khí lại trong lành, phố xá sạch sẽ,
cụ có hình ko? e chưa thấy cái tram mà ko có dây điện bên trên bao giờ :D
 

maximmotivation

Đi bộ
Biển số
OF-723757
Ngày cấp bằng
4/4/20
Số km
0
Động cơ
76,099 Mã lực
Tuổi
19
Bên Melbourne ở Úc loại hình giống xe điện này rất phổ biến (họ gọi là Tram, và ko có dây loằng ngoằng phía trên, có các toa tàu), chạy nổi trên mặt đất, nhìn phố xá vui hẳn. Nhiều người đi lại chủ yếu bằng phương tiện này vì rẻ và an toàn.
Hà Nội hy vọng khoảng 10 năm nữa nếu tiến độ làm Metro thuận lợi, đáp ứng đc phần lớn nhu cầu đi lại của người dân, sẽ cấm hẳn xe máy (cho phép xe điện, xe đạp, hạn chế ô tô). Lúc đó không khí lại trong lành, phố xá sạch sẽ,
Ở London cũng có Tram bác ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top