[Funland] Thời của PAL, SECAM và NTSC

hugo307

Xe tăng
Biển số
OF-24610
Ngày cấp bằng
22/11/08
Số km
1,754
Động cơ
505,110 Mã lực
Nơi ở
Xe Hay Trong Tầm Giá
Em hỏi các cụ, sao TV bây giờ không ai nói đến hệ màu TV nữa nhỉ? Hay là đa hệ hết cả nên không ai thèm để ý nữa.
Nhà đài tiên phong thay đổi thì các hãng cũng phải âm thâmd thay đổi để theo chuẩn chung,nên dần dần muốn mua 1 chiếc tv thì quan tâm giá tiền ,hẵng sx và có phải smart ko thôi :))
 

ngungay

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-145823
Ngày cấp bằng
15/6/12
Số km
650
Động cơ
365,590 Mã lực
Em hỏi các cụ, sao TV bây giờ không ai nói đến hệ màu TV nữa nhỉ? Hay là đa hệ hết cả nên không ai thèm để ý nữa.
TV bán ở VN đa hệ từ thời tám hoánh rồi mà cụ :)
Bọn Nhật bẩn nó vẫn sản xuất TV duy nhất 1 hệ NTSC cho đến thời đại TV màn hình phẳng
Sóng analog của truyền hình cáp VN vẫn đang phát là hệ PAL, hệ này độ phân giải và tần số quét tốt nhất trong 3 hệ 480p 60hz
Ngày nay 1 thứ vẫn còn thông dụng trên thế giới là đĩa DVD thì vẫn đang phân hệ. Tuy nhiên các hãng sản xuất đầu DVD thì họ cũng làm đa hệ luôn
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,728
Động cơ
661,613 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em hỏi các cụ, sao TV bây giờ không ai nói đến hệ màu TV nữa nhỉ? Hay là đa hệ hết cả nên không ai thèm để ý nữa.
Bây giờ đi mua TV, bà con lại phải quan tâm cái chuẩn DVB-T2 cụ ợ.
Nhà đài VN sắp chuyển từ công nghệ analog sang digital rồi.

Ơn trời, con Sony bự chảng nhà em mới mua đã có sẵn DVB-T2.
Kg mấy bữa nữa lại phải kiếm thêm cái đầu giải mã chuyển đổi tín hiệu digital về lại analog thì còn gì là SmartTV nữa.

Các cụ chú ý khoản này dùm.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,260
Động cơ
1,083,123 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Sau giải phóng, những cái đài mét hai, mét rưỡi (1,2m;1,5m) có gắn TV hoặc TV đơn chiếc mang từ Nam ra mà giải Hệ thì độc 1 màu vàng hoặc xanh lơ => TV màu :D. Thời kỳ ấy THVN vẫn phát đen trắng.
TV nào bắt được sóng của ĐSQ Liên Xô nét phết !
Khối Asean khi đó dùng PAL nên những đầu Vdeo mới thì có 2 hệ PAL và SECAM. Đầu Video hàng Nhật bãi thì NTSC 3,.. mấy với 4,.. mấy. Hình như JVC 7 hệ là loại TV đầu tiên nhiều hệ nhập về Việt Nam. Hồi đó nhà Cháu mua gửi cho Ông Bà nhà Cháu 1 cái đầu Pana P2 2 hệ với cái JVC 14 inch mất dững cây rưỡi vàng :D
Nếu tính quy đổi ra vàng thì hồi đó máu chơi hơn bi giờ nhiều :D
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,291
Động cơ
475,736 Mã lực
Nếu nói hệ TV là do chính trị khống chế thì không hẳn đúng, trừ Việt Nam vì VN những năm đó phụ thuộc mọi mặt kể cả kinh tế và chính, còn kỹ thuật gần như là con số 0.
Nếu tôi nhớ không nhầm Liên Xô và một số các nước XHCN dùng hệ SECAM III. Ba Lan và Tiệp khắc cũng rứa, vì tôi còn nhớ các máy Bê ring (Ba Lan), Nep tuyn (Tiệp) dùng SECAM III.
Các nước có các hệ khác nhau chủ yếu do các nước dẫn đầu về kỹ thuật phát minh ra và gần như phát minh ra cùng một lúc, hệ PAL tuy ra sau một chút nhưng cũng có rất lâu rồi. Các hệ NTSC, SECAM hay PAL là chủ yếu nói đến hệ màu, hệ nào cũng có ưu điểm , nhược điểm khác nhau nên chúng song song tồn tại trên thế giới. Từ các hệ màu chính nói trên sau đó có các phiên bản, rồi hệ tiếng BG; DK; I; M... nên người ta hay nói TV 3 hệ, 7 hệ, rồi sau có loại 17 hệ... nhưng vẫn là 3 hệ màu cơ bản kia.
Có nhiều phiên bản 3 hệ màu trên về sau chủ yếu thay đổi (Tổ hợp các tham số) như các bộ tần số dao động của bộ giải mã màu ví dụ như NTSC có 3,58; 4,43; 5,5 MHz, dải thông tần tiếng 4,5; 5,5; 6,5 MHz, PAL thì chủ yếu có các dải tần 5,5 và 6,5MHz, bộ lọc dải thông đầu vào bộ khuếch đại trung tần hình của các hệ thường là 4,5; 6,5MHz để tạo thành các máy đa hệ, giá thành giảm dần cho dễ bán đi các nước, đó là đường lối kinh tế. Khoảng những năm 1980 các máy phát hình của VN do Liên Xô và một số nước XHCN viện trợ là phát hình đen trắng.
Thời gian đầu những năm 1970 ngoài Bắc chủ yếu phụ thuộc kỹ thuật Liên Xô nên dùng TV hệ SECAM III. Mãi những năm 1990 ngành truyền hình mới tiêu chuẩn hóa TV dùng PAL. Hồi đó có cái TV Nhật bãi về muốn xem băng NTSC thì để nguyên, còn muốn xem TV ngoài Bắc phải chuyển sang hệ PAL, chủ yếu thêm bộ giải mã màu PAL, thay bộ thạch anh màu từ 3,58MHz sang 6,5MHz, thạch anh tiếng tiếng từ 4,5MHz sang 6,5MHz, thạch anh dải thông đầu vào trung tần hình từ 4,5MHz sang 6,5MHz thế là xem ngon.
Hiện nay truyền hình cáp dùng hệ màu PAL và hệ tiếng là DK.
Việt Nam đã có quy hoạch chuyển đổi sang dùng truyền hình số đến năm 2018.
Nói tóm lại là hệ TV Việt Nam bị phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh tế các nước chứ không hẳn phụ thuộc chính trị.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,670
Động cơ
586,289 Mã lực
Theo em còn nhớ là Vn mình phát TV màu rất sớm, trong lúc đại đa số người dân chỉ có TV đen trắng thôi. Khoảng đầu những năm 80s em đã được xem TV màu của một ông Việt kiều gửi về từ Pháp rồi.
 

nguyenquocthanh

Xe điện
Biển số
OF-43194
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
2,317
Động cơ
481,982 Mã lực
Nhớ lại lúc em mua cái tv đen trắng giá 3 tấn thóc mà đau lòng.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,291
Động cơ
475,736 Mã lực
Nhớ lại lúc em mua cái tv đen trắng giá 3 tấn thóc mà đau lòng.

Nếu bây giờ quy thóc hoặc quy vàng thì thấy lãng phí, nhưng hồi đấy oai lắm, năm 1980 ở ngoài Bắc mà nhà ai có TV là nhất làng đấy là hạnh phúc lắm chứ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sometimes

Xe tăng
Biển số
OF-191680
Ngày cấp bằng
27/4/13
Số km
1,437
Động cơ
339,530 Mã lực
Các hệ Pal, secam, ntsc... hình như do hiệp hội truyền hình quốc tế quy định cho từng khu vực để tránh gây nhiễu cho nhau (do tần số phát hình Analog có hạn).
 

Khonghieu

Xe container
Biển số
OF-51386
Ngày cấp bằng
22/11/09
Số km
8,004
Động cơ
516,450 Mã lực
Nơi ở
đằng sau lưng mọi người
Năm 91 có dàn này với quả kim vàng giọt lệ, simson xanh ngoài cửa đã hoành chưa các cụ. Sinh nhật em ba tuổi ạ.

 

G810

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-117955
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
7,712
Động cơ
440,355 Mã lực
Nói chung thì vẫn do chính trị và hệ tư tưởng.
Thế giới có mấy chú không bao giờ theo ai mà họ tự xây dựng các bộ tiêu chuẩn riêng và mỗi bộ tiêu chuẩn này hầu hết đều có ảnh hưởng nhất định đến thế giới do nền kỹ thuật của các nước này quá tiến bộ:

+ Mỹ có Ansi
+ Anh có Bs
+ Đức có Din
+ Nhật có Jis
Ngoài ra các nước châu Âu khác cũng đều có bộ tiêu chuẩn riêng từ rất sớm nhưng vì nền công nghệ không bằng 4 chú kia được nên hầu hết các vấn đề kỹ thuật trên thế giới đều dựa trên 4 bộ tiêu chuẩn kia. Điều ấy lý giải tại sao có sự khác nhau trong cùng một vấn đề kỹ thuật có cùng quan điểm xuất phát.

LX thời ấy cũng muốn chuẩn của mình (chuẩn gì ấy nhỉ, em quên mất rồi..) phổ biến, nhưng mấy chú em kia cũng là dân tiến bộ, cũng chả ai theo vì thực tế nó đã bày ra đấy, tivi...đài đóm Đức-Mỹ-Nhật nó đều ăn đứt. Thực thà có mấy chú châu Á là bị lừa thôi, một phần cũng do mình lạc hậu. Thế mới có chuyện các cụ già nhà mình cuối đời có điều kiện đi Âu-Mỹ-Nhật về đều chửi "Tiên sư nó, thế mà bao năm nay mình cứ tưởng nó số 1":))

Hệ Secam ngày xưa dùng ở Đông Âu và một số nước Tây Âu, đây là hệ phát có màu đẹp nhất trong 3 hệ đấy ạ. Cụ nào đã xem cả 3 hệ thì biết rõ điều này.
 

tudi2007

Xe buýt
Biển số
OF-160912
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
609
Động cơ
353,388 Mã lực
Thời gian đầu những năm 1970 ngoài Bắc chủ yếu phụ thuộc kỹ thuật Liên Xô nên dùng TV hệ SECAM III. Mãi những năm 1990 ngành truyền hình mới tiêu chuẩn hóa TV dùng PAL. Hồi đó có cái TV Nhật bãi về muốn xem băng NTSC thì để nguyên, còn muốn xem TV ngoài Bắc phải chuyển sang hệ PAL, chủ yếu thêm bộ giải mã màu PAL, thay bộ thạch anh màu từ 3,58MHz sang 6,5MHz, thạch anh tiếng tiếng từ 4,5MHz sang 6,5MHz, thạch anh dải thông đầu vào trung tần hình từ 4,5MHz sang 6,5MHz thế là xem ngon.
Hiện nay truyền hình cáp dùng hệ màu PAL và hệ tiếng là DK.
Việt Nam đã có quy hoạch chuyển đổi sang dùng truyền hình số đến năm 2018.
Nói tóm lại là hệ TV Việt Nam bị phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh tế các nước chứ không hẳn phụ thuộc chính trị.
Đúng như cụ đã nhớ , VN có hẳn 1 quãng thời gian huy hoàng của đồ điện tử Nhật bãi , kéo dài suốt từ những năm 1985 - 2000 . Bởi không phải ai cũng có điều kiện để sắm cho mình 1 chiếc tivi đa hệ xài điện 220v nên tivi nội địa là 1 giải pháp rất hiệu quả .

Thật ra , trong 3 hệ màu thì Secam lại được đánh giá là gần với ...điện ảnh nhất . Chất màu bàng bạc của nó khác hẳn so với NTSC và PAL . Tuy nhiên , có thể do kỹ thuật phức tạp hoặc 1 lý do nào đó mà hệ màu này không đc phổ biến rộng rãi .

Dòng bôi đỏ , em mạn phép đính chính 1 chút , ấy là khi giải mã tivi nội địa , người ta vẫn giữ lại hệ màu gốc là NTSC và cấy thêm hệ màu PAL chứ không dại gì mà bỏ đi hệ màu NTSC 3.58 rất đẹp ấy ( hệ màu này có thêm chức năng TINT , có thể thay đổi tông màu ). Thời kỳ đầu , thậm chí người ta còn thêm cả hệ NTSC 4.43 ( hay còn gọi là màu mượn ) để có thể xem băng Video từ những đầu phát như Sharp 6V3 hay National P2 . Đây là hệ màu cực dở với những dải màu thưa phơ phất . Ấy thế mà cũng cuốn hút không biết bao nhiêu gia đình với những bộ phim HK dài tập hay hành động Mỹ .
 

tudi2007

Xe buýt
Biển số
OF-160912
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
609
Động cơ
353,388 Mã lực
Năm 91 có dàn này với quả kim vàng giọt lệ, simson xanh ngoài cửa đã hoành chưa các cụ. Sinh nhật em ba tuổi ạ.


Chưa đến mức địa chủ nhưng thời điểm đó , có 1 bộ như thế này là quá oách rồi . Nhà cụ xài tivi JVC 7 system và đầu Sharp 780 ( em đoán vậy vì nhìn không rõ lắm , cũng có thể là 790 đầu từ vàng ) . Muốn xem đc băng Video ,bắt buộc phải kết nối qua đường an-ten bởi tivi nhà cụ k có đường AV . Sau này , thợ điện tử Vn xử lý sự cố này bằng 1 công việc có tên gọi : câu AV . Nghĩa là cấy thêm 1 bo mạch để có thể đưa tín hiệu từ đầu phát đến thẳng IC matrix chứ không phải qua bộ kênh và trung tần nữa . Chất lượng dĩ nhiên là cũng hơn hẳn.

Cùng thời điểm , nhà em chỉ bằng lòng với chiếc Sharp 14 " cùng chiếc đầu Video Toshiba , dĩ nhiên cả 2 đều là hàng nội địa . Chi phí cho cả bộ cũng xấp xỉ ...1 cây vàng.
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,291
Động cơ
475,736 Mã lực
Đúng như cụ đã nhớ , VN có hẳn 1 quãng thời gian huy hoàng của đồ điện tử Nhật bãi , kéo dài suốt từ những năm 1985 - 2000 . Bởi không phải ai cũng có điều kiện để sắm cho mình 1 chiếc tivi đa hệ xài điện 220v nên tivi nội địa là 1 giải pháp rất hiệu quả .

Thật ra , trong 3 hệ màu thì Secam lại được đánh giá là gần với ...điện ảnh nhất . Chất màu bàng bạc của nó khác hẳn so với NTSC và PAL . Tuy nhiên , có thể do kỹ thuật phức tạp hoặc 1 lý do nào đó mà hệ màu này không đc phổ biến rộng rãi .

Dòng bôi đỏ , em mạn phép đính chính 1 chút , ấy là khi giải mã tivi nội địa , người ta vẫn giữ lại hệ màu gốc là NTSC và cấy thêm hệ màu PAL chứ không dại gì mà bỏ đi hệ màu NTSC 3.58 rất đẹp ấy ( hệ màu này có thêm chức năng TINT , có thể thay đổi tông màu ). Thời kỳ đầu , thậm chí người ta còn thêm cả hệ NTSC 4.43 ( hay còn gọi là màu mượn ) để có thể xem băng Video từ những đầu phát như Sharp 6V3 hay National P2 . Đây là hệ màu cực dở với những dải màu thưa phơ phất . Ấy thế mà cũng cuốn hút không biết bao nhiêu gia đình với những bộ phim HK dài tập hay hành động Mỹ .
Vâng, gọi là thay thạch anh 3,58MHz bằng thạch anh 6,5 thực chất là dùng công tắc chuyển nhiều chân, cho một loạt thạch anh, vỉ có IC giải mã PAL và bộ lọc luôn, chứ không phải vứt thạch anh 3,58 đi, gạt công tắc về lại xem đầu băng NTSC
 

tudi2007

Xe buýt
Biển số
OF-160912
Ngày cấp bằng
15/10/12
Số km
609
Động cơ
353,388 Mã lực
Vâng, gọi là thay thạch anh 3,58MHz bằng thạch anh 6,5 thực chất là dùng công tắc chuyển nhiều chân, cho một loạt thạch anh, vỉ có IC giải mã PAL và bộ lọc luôn, chứ không phải vứt thạch anh 3,58 đi, gạt công tắc về lại xem đầu băng NTSC

Có thể cụ nhầm sang thạch anh " chỉnh trôi " . Máy nội địa chạy tần số điện 60HZ , về VN xài điện 220v - 50HZ nên nó trôi ầm ầm . Các kỹ sư nhà mình lại phải chế ra thêm 1 bo mạch để cải tạo lại tần số dòng đồng thời thay đổi thạch anh luôn . Đây là những đời máy về sau bởi trước đó , các tivi đều có chiết áp chỉnh tần số , tuy đơn giản nhưng kém ổn định.
 

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,291
Động cơ
475,736 Mã lực
Các hệ Pal, secam, ntsc... hình như do hiệp hội truyền hình quốc tế quy định cho từng khu vực để tránh gây nhiễu cho nhau (do tần số phát hình Analog có hạn).
Tránh canh nhiễu tần số là vấn đề hoàn toàn khác với hệ giải mã màu của TV. Phân vùng tần số để tránh can nhiễu vô tuyến điện cho các loại nghiệp vụ có dải tần riêng, không phải chỉ riêng cho TV, do ITU (Liên minh điện chính quốc tế) quy định 3 vùng trên thế giới. Việt Nam quy định ở vùng 3 khác với vùng của Liên Xô nên nhiều khi mang thiết bị vô tuyến điện của Liên Xô về dùng chéo khéo suốt nửa thế kỷ qua.
 
Chỉnh sửa cuối:

beomap2

Xe lăn
Biển số
OF-159649
Ngày cấp bằng
6/10/12
Số km
11,291
Động cơ
475,736 Mã lực
Có thể cụ nhầm sang thạch anh " chỉnh trôi " . Máy nội địa chạy tần số điện 60HZ , về VN xài điện 220v - 50HZ nên nó trôi ầm ầm . Các kỹ sư nhà mình lại phải chế ra thêm 1 bo mạch để cải tạo lại tần số dòng đồng thời thay đổi thạch anh luôn . Đây là những đời máy về sau bởi trước đó , các tivi đều có chiết áp chỉnh tần số , tuy đơn giản nhưng kém ổn định.
Thế thì cụ lại nhầm sang khái niệm tần số mành 50Hz hay 60Hz với tần số điện nguồn, cái này trên TV có nút chỉnh trôi mành. Còn PAL, SECAM, NTSC là các khái niệm về giải mã màu. Chuyển hệ màu cho TV Nhật bãi từ NTSC sang PAL tôi có làm nên biết, nhưng gần 30 chục năm rồi tôi không mó đến nên cũng chẳng nhớ lắm.
 
Chỉnh sửa cuối:

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
19,670
Động cơ
586,289 Mã lực
Em vừa xem trên Wiki thì hoá ra SECAM không phải là sản phẩm của Liên xô mà là chuẩn của Pháp các cụ ạ! còn PAL là chuẩn của Đức.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top