Gần đây, đoạn hội thoại của một nông dân và bác sỹ khám bệnh đang lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến người đọc suy ngẫm rất nhiều. Câu chuyện “Bỏ thuốc lá sống lâu hơn” này đã tác động mạnh mẽ đến giới trẻ hiện nay.
Trở thành một thói quen không thể thiếu, người dân Việt Nam vô tư sài thuốc lá hàng ngày mà không màng tới hậu quả về sau. “Buồn cũng hút, vui cũng hút, không buồn không vui cũng hút” để rồi cuối cùng, khói thuốc thì dễ tan mà trở thành những vết đau khó lành.
Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 1
Câu chuyện ” Bỏ thuốc lá, sống lâu hơn” được chia sẻ trên các trang mạng xã hội
” Bệnh nhân nam trung tuổi (cỡ 50) nhìn chân chất từ Tiền Giang lên khám bệnh. Ông xin bác sỹ chỉ khám mỗi đường huyết khiến vị bác sỹ ngạc nhiên:
– Sao chú lại muốn thử đường huyết?
– Cân sụt nhanh, người ta nói tôi là chắc mắc bệnh tiểu đường.
– Cất công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng ther luôn? Mà thử máu nếu bác bị đái tháo đường, cũng sẽ phải xem các chức năng gan, thận rồi đánh giá biến chứng mới có thể điều trị được chứ.
Vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, mình hiểu phần nào nỗi khó khăn mưu sinh của ông. Có lẽ gia đình ông nghèo, không có điều kiện.
– Dạ, thế tôi hỏi bác sỹ là thử hết những thứ đó hết bao nhiêu vậy?
– Bệnh viện công thì rẻ thôi, chú thử đi.
Sau một vòng làm theo hướng dẫn của bệnh viện, kết quả của ông được trả về. Mình cầm kết quả phim phổi mà nghẹn dù một ngày tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ các loại bệnh tật.
Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 2
Khói thuốc lá nhanh tan nhưng nỗi đau để lại sẽ khó chữa lành
– Chú hút thuốc nhiều không?
– Khoảng 1 gói mỗi ngày, hôm nào buồn hút nhiều hơn.
– Chú có uống rượu không?
-Mỗi ngày nhưng đa phần là vui chơi với anh em, mỗi người vài xị.
– Chú có vợ con chứ?
– Tôi có một vợ với 3 đứa con. Nhà chỉ vài công ruộng, không đủ sống nên vợ con bỏ hết lên Bình Dương đi làm công nhân rồi.
– Giờ cháu nghĩ là chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch để khám.
– Tôi bị bệnh lao hả bác sĩ.
– Cũng hi vọng là thế nhưng cháu nghĩ….
– Bác sĩ cứ nói đi. Tôi ở quê lên đây xa xôi cực nhọc lắm.
– Cháu nghĩ là có khối u và nó đang phát triển. Chú biết đó, có u lành u ác nhưng giờ u ác có thể điều trị được.
– Ý bác sĩ là tôi bị ung thư phổi ?
– Cũng chưa chắc lắm đâu chú ạ. Cần phải làm thêm xét nghiệm và sinh thiết… mới đưa ra được kết luận.
– Nếu ung thư phổi thì sống được bao lâu hả bác sĩ?Khoảng im lặng kéo dài, mặt chú chuyển sang tím tái khiến mình không cầm lòng được. Dù bên ngoài rất nhiều bệnh nhân đang chờ nhưng nhận kết quả thế này không tránh khỏi chú bị sốc. Mất 15 phút trở lại bình thường, chú hỏi :
– Vì chưa chắc là ung thư nên không dám kết luận nhưng nếu bị thật, chú có thể sống vài tháng, cũng có thể vài năm… tùy cơ địa mỗi người.
– Tại sao lại là tôi chứ?
– Tại sao không là chú?
– Tại ….
Thêm một khoảng im lặng nữa kéo dài.
– Giờ về bỏ thuốc lá với rượu có cứu vãn được không bác sĩ?
– Bỏ được thì tốt nhưng việc này bây giờ không còn ý nghĩ gì nữa rồi.
Trước thì ngạc nhiên khi Việt Nam là nước kém phát triển hơn mà lượng tiêu thụ bia rượu và thuốc lá lớn gần nhất thế giới. Bây giờ thì mình đã hiểu được phần nào. Thói quen rất xấu của người Việt nhất là khu vực miền trong, vui cũng hút thuốc, buồn cũng hút, không vui không buồn cũng hút. Khó tránh khỏi tai họa bệnh tật về sau. Giao nhân ắt gặp quả, béo phì lười vận động sao trách được bệnh tật liên miên. Rượu bia, thuốc lá hằng ngay thì ung thư về sau là điều tất yếu.
Câu chuyện làm rúng động cư dân mạng về tác hại của thuốc lá 3
– Bây giờ thì tôi phải làm sao bác sĩ?
– Cháu kê đơn thuốc tiểu đường cho chú còn bệnh phổi, chú nên qua bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
-Tôi có thể sống bao lâu nữa hả bác sỹ, để tôi thu xếp nhà cửa?
– Cũng không dám chắc chắn về điều gì. Có thứ hôm nay đúng, mai lại sai. Có thứ tưởng phước mà hoạ. Quan trọng là không phải chú sống bao lâu, mà sống sâu hay chưa?
– Sống sâu
– Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ. Ví dụ đã bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ thì thầm lời cám ơn? Ví dụ có bao giờ chú chở ba qua con đường làng ngày xưa ba dẫn chú đi học? Hoặc có bao giờ chú cám ơn người vợ dịu hiền, chịu đựng đã cùng chú ngần ấy năm mà không hề than van dù chú nát rượu và nghiện thuốc lá?
– Tôi … Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.
– Chú đã bao giờ quan tâm, hỏi han những đứa con của mình không?
– Ơ …
– Cuộc sống là vậy. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận dần thôi và nhìn lại chính mình gần trong gang tấc.
– Cám ơn bác sĩ.
– Chú ấy là gì đối với anh?
– Là cha ruột bác sĩ ạ.
– Anh có thường xuyên đưa chú ấy đi khám bệnh không?
– Bận lắm bác sĩ ạ, với tôi cũng ở xa ông.
– Ba anh bị ung thư phổi, anh có biết không?
– Dạ….
– Anh biết ông ấy hút thuốc lá chứ?
– Không những thế còn uống rượu nữa. Mỗi khi say xỉn về ông ấy lại đập phá, chửi bới vợ con. Nhỏ đến giờ ông ấy chưa dạy tôi được gì cả, anh em chúng tôi còn không được đi học.
– Thế anh có hận chú ấy không?
– Không.
– Tại sao ?
– Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà. Sai đúng đâu có lỗi do ổng, chắc tại ông bà hay môi trường sống nó thế.
Bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.
– Ung thư điều trị tốn kém lắm, anh về mua bảo hiểm gấp cho ba anh đi. Bớt đồng nào hay đồng đó.
– Dạ.
Hai cha con ra khỏi phòng khám, lòng mình cũng chùng xuống. Cuộc sống thật khó lường “.
Còn bạn? Bạn có hút thuốc lá không? Có buồn hút, vui hút, không buồn không vui cũng hút?