[CCCĐ] Tibet - Kailash mùa thu 2016

MrMilan

Xe điện
Biển số
OF-101015
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
4,616
Động cơ
459,021 Mã lực
Thực hiện sớm đi, anh thấy em đổ móng xây nhà 4 tầng rồi, liệu chờ 7 tầng mới chịu đi sao haha
Anh ơi, nhà xây xong thì mất cả chuyến đi vòng quanh thế giới rồi, em đợi tích cóp đủ mới đi anh ơi, mà công việc của em giờ bận, xin nghỉ cũng khó, chắc đợi về hưu mới dam đi quá.
 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Anh ơi, nhà xây xong thì mất cả chuyến đi vòng quanh thế giới rồi, em đợi tích cóp đủ mới đi anh ơi, mà công việc của em giờ bận, xin nghỉ cũng khó, chắc đợi về hưu mới dam đi quá.
Đi lúc trẻ trải nghiệm kiểu trẻ, xong sau về hưu làm quả nữa trải nghiệm kiểu khác bác ạ :)) công nhận Tây Tạng đi 1 chuyến không đủ hết đâu, chắc chắn sau em phải tích cóp dành dụm đi lại quá :( hi vọng lần tới gặp đc chị Lhamo :))
 

Chuột bạch

Xe container
Biển số
OF-26176
Ngày cấp bằng
21/12/08
Số km
5,698
Động cơ
354,359 Mã lực
Hóng tin Tibet :D

Chả xin nghỉ dài ngày được, không lẽ hiu mới được đi Tibet :T
 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
QUÁN ĂN MAKYE AME

Sau khi nghỉ ngơi ở khách sạn, cả đoàn đi dạo phố Bakhor tìm hàng ăn trưa và được giới thiệu đến quán ăn này nhưng rất tiếc lúc ấy khách quá đông, không đợi được nên cả đoàn kéo về ks ăn mỳ tôm :)))



Đến hôm gần về lại Lhasa bọn em có đọc được thông tin mới biết quán ăn này chính là quán rượu gắn liền với Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 và người tình của mình (Mã Cát A Mễ). Em copy lại cho các bác tham khảo:

Thương Ương Gia Thố (hay Tsangyang Gyatso, phiên âm tiếng Tạng: tshang-dbyangs rgya-mtsho) (1683-1706) là vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 6 của Tây Tạng. Ông là người tộc Monpa, sinh năm Khang Hi thứ 22 trong một gia đình nông dân dưới chân dãy Narayan, vùng Môn Ngung, quận Đạt Vượng, Nam Tây Tạng. Gia đình nhiều đời là tín đồ Ninh-mã phái thuộc Phật giáo Tây Tạng. Cha là Trát Hỉ Đan Tăng, mẹ là Tài Vượng Lạp Mạt. Mười bốn tuổi quy y, tiến nhập cung điện Potala trở thành Đạt Lai Lạt Ma, người đứng đầu Cách-lỗ phái.

Giáo quy của Ninh-mã phái không cấm các thầy tu cưới vợ, sinh con. Mà Cách-lỗ phái (Hoàng giáo) của Đạt Lai Lạt Ma thì nghiêm cấm tăng lữ kết hôn lập gia đình, gần gũi nữ giới. Đối với những quy tắc thanh quy này Thương Ương Gia Thố khó có thể tiếp nhận được. Cuộc sống 14 năm ở nông thôn khiến cho ông vừa có vô số trải nghiệm trong cuộc sống trần tục, cũng khiến cho ông hướng về tình yêu một cách tự nhiên, kích thích cảm hứng thơ ca trong ông. Ông không những không trói buộc những tư tưởng, tình cảm, hành động của mình bằng giáo quy mà còn dựa vào tư tưởng độc lập của bản thân viết nên rất nhiều bản “Tình ca” du dương, uyển chuyển.

Tương truyền trước khi được chọn làm Đạt Lai Lạt Ma ông từng có một ý trung nhân thông minh xinh đẹp ở quê. Hai người cả ngày bầu bạn cùng nhau, trồng trọt chăn nuôi, thanh mai trúc mã, tình cảm vô cùng sâu đậm. Sau khi Thương Ương Gia Thố tiến nhập cung điện Potala, ông chán ghét cuộc sống nhàm chán cứng nhắc của người đứng đầu Hoàng giáo trong thâm cung, luôn tưởng nhớ những sinh hoạt phong phú trong dân gian, vương vấn ý trung nhân xinh đẹp. Vào ban đêm ông thường cải trang xuất cung, gặp gỡ tình nhân, theo đuổi cuộc sống tình yêu lãng mạn. Vào một ngày tuyết lớn, Thiết Bổng Lạt Ma buổi sáng ngủ dậy, thấy có dấu chân người trên tuyết từ 1 quán rượu trong thành Lhasa, bèn lần tìm theo dấu chân, cuối cùng thấy dấu chân biến mất trong tẩm cung của Thương Ương Gia Thố. Sau đó Thiết Bổng Lạt Ma trừng phạt nghiêm khắc người Lạt ma hầu cận bên cạnh Thương Ương Gia Thố, còn cho người xử tử ý trung nhân của ông, giam lỏng Thương Ương Gia Thố.

Lúc này ở Tây Tạng, cục diện chính trị rối ren. Năm 1701 (năm kim xà lịch Tây Tạng) chắt trai của Cố Thủy Hãn (Gushri Khan) là Lạp Tằng Hãn (Lha-bzang Khan) kế vị, mâu thuẫn với Tang Kết Gia Thố (Đệ tử thân tín của Đạt Lai Lạt Ma thứ 5– Người tìm được Thương Ương Gia Thổ) càng ngày càng gay gắt. Tang Kết Gia Thố mua chuộc người hầu trong Hãn phủ, hạ độc trong thức ăn của Lạp Tằng Hãn, bị Lạp Tằng Hãn phát hiện, hai bên bùng nổ chiến tranh, quân Tây Tạng bại trận, Tang Kết Gia Thố bị xử tử. Sau khi biến cố phát sinh, Lạp Tằng Hãn bẩm báo cho hoàng đế Khang Hi chuyện “mưu phản” của Tang Kết Gia Thố, cũng bẩm tấu Đạt Lai Lạt Ma thứ 6 Thương Ương Gia Thố không tuân thủ thanh quy, là Đạt Lai Lạt Ma giả mạo, xin được phế bỏ. Khang Hi chuẩn tấu, quyết định áp giải Thương Ương Gia Thố đi Bắc Kinh. Năm 1706, trên đường áp giải, đến gần bên hồ Thanh Hải thì Thương Ương Gia Thố mất tích, về tung tích của ông thì có vô số lời đồn đãi. Có lời đồn rằng, ông vứt bỏ danh vị, quyết tâm chạy trốn, chu du Mông Cổ, Tây Tạng, Nepal, Ấn Độ rồi qua đời ở Alashan (phía Tây khu tự trị nội Mông Cổ – Trung Quốc), hưởng thọ 64 tuổi.

Hiện nay quán rượu Makye a me (Mã Cát A Mễ) vẫn còn nhưng tầng dưới là cửa hàng may đo quần áo, tầng 2-3 là quán ăn Makye ame. Khách đến quán rất đông, chắc 1 phần vì danh tiếng của quán. Cả 2 lần bọn em đến quán ăn này đều không ăn được, chắc không có duyên :))(lần đầu đến vào giờ cao điểm, lần thứ 2 đến thì sớm quá (quán ăn 11:30 mới mở cửa, mà 12h hơn là bọn em ra sân bay rồi nên cũng đành lại thôi :(). Nếu còn được trở lại 1 lần nữa chắc chắn phải ăn thử :)))


 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Do đoàn em chỉ ở Lhasa 2 ngày nên lịch trình khá gấp, buổi chiều sau khi nghỉ ngơi và ăn trưa xong, cả đoàn đi bộ ra chùa Jokhang Temple (Đại chiêu tự) mà như lời Sonam thì là “Ngôi chùa linh thiêng nhất của Tây Tạng”. Người dân Tây Tạng đều có ước mong hành hương về Lhasa, đi kora xung quanh chùa và thực hiện nghi thức “Ngũ thể nhập địa” trước cửa chùa.

Jongkhang Temple (hay còn gọi là Đại Chiêu Tự) là ngôi chùa phật giáo nằm trong trung tâm phố cổ Lhasa, trên đường Barkhor, do vua Tùng Tán Cán Bố( Songtsem Gampo ) xây dựng vào thế kỷ thứ 7 (năm 647), trên nền cũ của một hồ nước và hiện nay là tu viện linh thiêng nhất Tibet. Trong tu viện này còn lưu giữ một pho tượng Thích Ca Mâu Ni lúc ngài 12 tuổi, tương truyền, do công chúa Văn Thành khi về làm vợ vua Tùng Tán Cán Bố mang theo vào Tibet . (Chỉ có ba pho tượng được chính Thích Ca Mâu Ni cho phép được chạm khắc : pho tượng lúc 8 tuổi , kế đến là pho tượng lúc 12 tuổi; và thứ ba là của ngài khi trưởng thành ) Đây là pho tượng quí còn lại, được bố trí ở giữa hội trường chính của tu viện , nơi tôn quí nhất.

Về giai thoại của Đại Chiêu Tự, Sonam có kể rằng ban đầu đây là 1 hồ nước và có rất nhiều yêu ma quấy phá. Khi xây dựng Đại Chiêu Tự, công chúa Văn Thành đã rút chiếc nhẫn của bản thân ném xuống hồ để trấn áp yêu ma. Và chỉ có loài dê mới chở được đất để lấp hồ. Chính vì vậy khi mới bước vào Jongkhang, mọi người có thể nhìn thấy được hình ảnh con dê trên bức tranh tường. Ban đầu khi Sonam kể chuyện phát âm từ "Goat" mà mọi người cứ nghe nhầm thành "God" nên mãi không hiểu được câu chuyện :)) phải hỏi đi hỏi lại, mãi đến lúc sau Sonam phải đánh vần thì mới rõ. Tuy nhiên cũng không giải thích được vì sao lại là dê mà không phải những con vật khác (như bò Yak chẳng hạn :-/)

Hình ảnh của chùa:








Trên đỉnh chùa Jokhang (nơi du khách có thể chụp ảnh)




Góc view ra Cung điện Potala:




Làm 1 bức "so deep" nào :))
 
Chỉnh sửa cuối:

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,485
Động cơ
364,731 Mã lực
Tuổi
53
mợ chủ thêm thông tin đi, chả lẽ Tibet chỉ có tu viện với tu viện, giá thêm ít ảnh cs người dân cho sinh động
 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Trước cửa Jokhang, lúc nào cũng có rất nhiều người quỳ lậy theo nghi thức "ngũ thể nhập địa". Số lần quỳ lậy là tùy từng người nhưng thông thường bao giờ cũng là số lẻ

Ban ngày:




cả buổi tối:


Đoàn người xếp hàng vào điện Jokhang, những người đeo tạp dề xanh đứng bán nước/ trà cho khách trong lúc chờ đến lượt:


Sáng sớm và chiều tối là thời điểm có đông người đi Kora xung quanh Jokhang nhất. Đặc biệt vào buổi tối, rất dễ dàng để mọi người bắt gặp những người Tạng khá trẻ, ăn mặc khá hiện đại đi kora "tam bộ nhất bái, ngũ thể nhập địa" quanh Jokhang. Sonam giải thích rằng ban ngày họ còn bận đi làm nên chỉ có buổi tối mới có thời gian thể hiện lòng thành kính với đức Phật. Thế mới thấy Phật giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế nào với người dân Tây Tạng:




Các vị Lạt ma cũng hành hương về Jokhang:


Hình ảnh đáng yêu nhất trong ngày, 1 em bé chắc chỉ tầm 3-4 tuổi được mẹ hướng dẫn "ngũ thể nhập địa":


 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
SỐC ĐỘ CAO

Điều lo lắng hàng đầu của những đoàn đến Tây Tạng chính là sốc độ cao (đặc biệt với những người sống ở vùng có độ cao thấp như Việt Nam :)) Về đến Hà Nội em check độ cao thấy có 20m so với mực nước biển thôi :)). Trong khi độ cao trung bình của những địa điểm trong chuyến đi Tây Tạng vào khoảng 4000m, có sự chênh lệch khá lớn. Nếu các bác tìm hiểm trên các diễn đàn, sẽ có rất nhiều chia sẻ của những người đi trước về đơn thuốc cho việc sốc độ cao, thậm chí có người không uống bất kì thuốc gì cũng không làm sao hết. Điều này chắc có thể giải thích do cơ địa của mỗi người khác nhau. Em cũng chia sẻ với mọi người về tình hình của đoàn em để mọi người tham khảo:

Trước hết phải nói qua về thành phần đoàn. Như đã đề cập ở ban đầu, đoàn em có 9 người (4 nam – 5 nữ). Phải nói 1 điều là đoàn em khá trẻ, ngoại trừ cô Thanh sinh năm 1963 và anh Bình sinh năm 1973 thì 7 người còn lại đều là 8x (từ đời đầu đến đời cuối :P). Nên có thể nói rằng về mặt bằng chung thì sức khỏe cả đoàn đều khá tốt.

Trước lúc đi khoảng 2 tuần, hầu như mọi người trong đoàn đều bắt đầu uống Hoạt Huyết Dưỡng Não. Người thì uống loại của Traphaco, người thì uống loại của Úc của Nhật. Tuy cũng có 1 số người đi trước nói rằng Hoạt Huyết Dưỡng Não không có tác dụng lắm cho việc chống sốc độ cao, nhưng kệ, dù gì cũng là thuốc bổ, không chống sốc được thì vẫn tốt cho đầu óc cơ mà :)) thế nên bọn em vẫn uống chăm chỉ nhiệt tình. Thậm chí trong suốt 13 ngày của chuyến đi, một số thành viên trong đoàn vẫn duy trì uống đều đặn.

Thuốc chống sốc độ cao bọn em tham khảo được 2 loại thuốc chính như sau:

1. Acetazolamid (Diamox) 250mg X 15 viên:
Uống ngày 2 viên chia 2 lần sáng chiều, bắt đầu uống trước khi đi đến vùng cao ít nhất 48h, thông thường uống trong 3 ngày, nếu triệu chứng AMS xuất hiện nhiều như đau đầu, khó thở thì tiếp tục uống đến 5 ngày. Mục đích thuốc này có tác dụng phụ gây toan chuyển hóa, kích thích thân não tăng thông khí và gây thở nhanh kể cả lúc ngủ nên có thể bù trừ 1 phần tình trạng thiếu oxy trong lúc ngủ gây hiện tượng khó ngủ. (Lưu ý triệu chứng phụ là bị tê tay sau 2 ngày uống, sau đó sẽ hết sau 1 ngày) à thuốc này có thể tìm mua dễ dàng ở các hiệu thuốc nhưng có vẻ có nhiều loại và nhiều mức giá khác nhau. Em mua ở hiệu thuốc trước cổng viện Việt Đức, vì 20v, 8500đ/viên

2. Dexamethasone 4mg X 15viên:
Uống ngày 3 viên chia 3 lần, chỉ uống khi bắt đầu có triệu chứng AMS nặng như đau đầu, mất ngủ hoàn toàn. Thuốc có tác dụng chống phù não nên giảm bớt cơn đau đầu. Tác dụng phụ nếu dùng kéo dài > 5 ngày là suy tuyến thượng thận cấp, phù nhẹ mặt thoáng qua và hết khi ngừng thuốc. Nên hỏi ý kiến nhân viên y tế trước khi uống. à đơn thuốc trên mạng là như vậy, tuy nhiên thực tế đi mua thuốc thì tất cả bọn em chỉ mua được loại 0.5mg chứ không hề có loại 4mg. Hiệu thuốc cũng giải thích rằng mỗi ngày chỉ nên uống không quá 2mg vì nếu uống nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến dạ dày.

Trái ngược với việc thống nhất khi uống Hoạt Huyết Dưỡng Não, đến 2 loại thuốc này đoàn em chia ra làm 2 trường phái: Vợ chồng em, anh Bình, chị Trang và anh Tùng đều quyết định uống Diamox (loại số 1) trước khi di chuyển đến Lhasa 2 ngày (tức là 1 ngày trước hành trình). Sau khi uống thì có em và chị Trang là xuất hiện triệu chứng phụ là tê tay nhưng không ảnh hưởng nhiều. Nhóm còn lại là cô Thanh, anh Vũ, chị Giang và chị Linh quyết định không uống thuốc mà để cơ thể tự thích nghi với độ cao.

Đến Lhasa ở độ cao 3600m, khi mới đến sân bay tất cả mọi người đều rất vui vẻ, khỏe mạnh, chưa xuất hiện dấu hiệu gì của việc sốc độ cao. Thậm chí chị Linh còn nói đùa là với tình hình sức khỏe như này có khi chị đi Kora được ý chứ (Chị Linh xác định ngay từ đầu là sẽ không đi kora mà chỉ chiêm bái Ngân Sơn từ xa thôi). Tuy nhiên, sau quãng đường 1 tiếng từ sân bay về đến khách sạn, những dấu hiệu sốc độ cao đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện. Chị Linh và chị Giang bắt đầu đau đầu mệt mỏi khi về đến khách sạn. Anh Vũ đến chiều tối cũng bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi. Như vậy là trong số 4 người không uống thuốc, chỉ có duy nhất cô Thanh do đã tập khí công rất nhiều năm nên không bị ảnh hưởng gì, còn 3 người còn lại đều bắt đầu sốc độ cao ở các mức độ khác nhau. Woeser (Giám đốc Road to Tibet) và Sonam đều nhắc đi nhắc lại với đoàn em rằng phải uống thật nhiều nước, đấy là phương thức hạn chế sốc độ cao hữu hiệu nhất. Công nhận chưa bao giờ bọn em uống nhiều nước như chuyến đi này, 1 đêm phải dậy đi vệ sinh đến 3-4 lần :))

Bệnh sốc độ cao này thường nghiêm trọng về tối, đến tối hôm đó anh Vũ quyết định uống ngay 2 viên của thuốc số 2 (Dexamethasone). Sáng hôm sau anh đã khỏe mạnh lại bình thường. Chị Giang và chị Linh vẫn chưa muốn uống thuốc. Đến tối ngày thứ 2 ở Lhasa, đoàn có nhờ ông chủ khách sạn đưa đi mua Hồng Cảnh Thiên (thuốc của người Tạng mà nghe bảo cũng có tác dụng chống sốc độ cao). Tuy nhiên thuốc cũng không có tác dụng gì nhiều.

Sang đến đoàn uống thuốc, ngày đầu tiên ở Lhasa theo đúng đơn thì sẽ là ngày cuối bọn em uống thuốc. Nhưng vợ chồng em, anh Bình và anh Tùng vẫn quyết định uống thêm 2 ngày nữa cho chắc cú. Tức là chúng e sẽ ngừng thuốc vào ngày thứ 5 của chuyến đi, ngày di chuyển từ Shigatse lên EBC ở độ cao 5200m. Chị Trang quyết định ngừng thuốc luôn sau khi uống đủ 3 ngày.

Đến ngày thứ 3 trên đất Tạng, đoàn xuất phát đi Shigatse (độ cao 3900m). Chị Linh và chị Giang vẫn còn rất mệt mỏi, hầu như dọc đường 2 chị xuống khỏi xe để ngắm cảnh rất ít. Đến tối hôm đấy Sonam rất lo lắng hỏi em vì thấy tình trạng của chị Linh. Sonam cảnh báo rằng nếu tình trạng của chị không khá hơn thì không thể để chị đi tiếp được, vì lên đến độ cao 5200m sẽ gây sức ép lên tim, nếu có vấn đề gì sẽ rất khó xử lý. Đoàn em cũng đồng ý với Sonam rằng nếu đến sáng hôm sau tình trạng không khá hơn thì sẽ phải liên hệ với Woeser để đưa chị về lại Lhasa. Đấy là điều cả đoàn ít mong muốn nhất, vì chị Linh lúc nào cũng bảo nhìn thấy Everest là ước mơ từ năm 12 tuổi của chị. May mắn làm sao tối hôm đó 2 chị quyết định uống 2 viên Dexamethasone đầu tiên. Sáng hôm sau chị Linh đã tỉnh táo hơn và có thể tiếp tục hành trình. Tuy rằng khi lên đến độ cao 5200m chị vẫn mệt mỏi, nhưng có sự trợ giúp của thuốc mà chị vẫn có thể tiếp tục đồng hành với đoàn. Phải đến tận ngày thứ 10 của hành trình, tức là sau khi đoàn em hoàn thành kora và bắt đầu di chuyển về Lhasa 2 chị mới hoàn toàn thích nghi với độ cao, tận hưởng hoàn toàn cảnh sắc trên đường đi.

Như vậy tổng kết lại về tình trạng sức khỏe của đoàn, 5 thành viên uống thuốc của đoàn đều khá khỏe mạnh, không có dấu hiệu sốc độ cao và hoàn thành trọn vẹn kora. 3 thành viên không uống thuốc ngoại trừ cô Thanh đều bị sốc độ cao và ít nhiều có ảnh hưởng đến chuyến đi. Rút kinh nghiệm từ đoàn em, em cũng khuyên mọi người nếu chuẩn bị đi Tibet trong tương lai thì nên uống thuốc, trừ phi bác đã từng đi Tibet và không bị sốc độ cao. Còn lại việc không uống thuốc trước khi đi Tibet lần đầu tiên khá rủi ro, 50-50 là mình sẽ bị shock độ cao hoặc không. Phòng bao giờ cũng hơn chống mà :))

Một lưu ý khác cũng rất quan trọng là bình xịt mũi nước biển sâu. Khi lên đến Lhasa là mọi người cần phải sử dụng luôn, 30’-1 tiếng xịt 1 lần hoặc xịt mỗi khi cảm thấy mũi khô hoặc khó thở. Em chủ quan không xịt ngay, đến 2 ngày sau mũi đau và xì mũi ra máu. May đã kịp khắc phục ngay nên chưa đến mức chảy máu cam :-ss
 

xebo

Xe bò ! ©
Biển số
OF-44
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
2,748
Động cơ
606,947 Mã lực
Mặc dù đi rồi nhưng cứ có thớt nào về Ti bẹt là em lại hóng với một cảm xúc cực kỳ khó tả. Tiếp tục đi mợ !
 

Cuti13

Xe tải
Biển số
OF-123106
Ngày cấp bằng
5/12/11
Số km
250
Động cơ
382,634 Mã lực
Nơi ở
Trường Chinh, Hà Nội
Em lót dép hóng. Em cũng đang ấp ủ Tibet mà k biết có xin nghỉ được k :((
 

opcongtu

Xe hơi
Biển số
OF-137149
Ngày cấp bằng
4/4/12
Số km
189
Động cơ
370,190 Mã lực
Em luôn thích những chuyến đi Tây Tạng của các cụ, đơn giản vì quá đẹp
 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Sau khi tham quan xong chùa Jongkhang, đoàn em di chuyển đến tu viện Sera. Tu viện Sera là 1 trong 3 tu viện tiêu biểu của dòng Cách Lỗ (Gelugpa Sect) ở Lhasa, và là 1 trong 6 tu viện lớn của Hoàng Mạo Giáo (Yellow Hat Sect) trên toàn Tây Tạng. Người có công đầu trong việc kiến lập viện là đại sư Thích Ca Dã Hiệp (Shakya Yeshe), học trò của đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa). Nổi tiếng với các buổi tranh biện kinh pháp của các tăng chúng, tu viện Sera là điểm đến không thể thiếu của du khách tham quan. Buổi tranh biện thường bắt đầu từ 3 giờ chiều nên đoàn em phải thăm Jongkhang khá vội vàng để kịp đi Sera. Khi đến gần vườn tranh biện, em đã nghe thấy tiếng người nói ầm ĩ và tiếng những tiếng vỗ tay rất to. Du khách quây kín xung quanh khiến em cảm thấy buổi tranh biện mang nhiều tính chất biểu diễn cho du khách xem hơn là buổi tranh luận về triết lý phật giáo thật sự. Anw nó cũng là 1 trải nghiệm khá thú vị :D

Đoàn chụp ảnh kỉ niệm trước cổng tu viện:


Dọc con đường đi đến vườn tranh biện (Debating courtyard)





Vườn tranh biện: Các vị lạt ma trẻ tranh luận khá sôi nổi, có đôi lúc em còn nhìn thấy vẻ cau có khó chịu của 1 số vị lạt ma khi bị ép hỏi dồn dập. Trong khi đó các vị lạt ma già hơn chỉ ngồi 1 góc yên lặng quan sát.





 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Ngày thứ 2 ở Lhasa. Kế hoạch ban đầu là đoàn sẽ đi thăm Cung điện Potala, sau đó sẽ đi tham quan Cung điện mùa hè (Norbu Lingka) và Tu viện Deprung (nơi học tập của Đạt Lai Lạt Ma). Tuy nhiên, chính quyền có quy định những ai muốn đi thăm quan cung điện Potala phải đặt chỗ trước 1 ngày, và phải đến 4:30 chiều ngay hôm đó mới biết được ngày hôm sau mình sẽ được vào thăm cung điện vào giờ nào. Giờ thăm Potala của đoàn em khá oái oăm là đúng 12 giờ trưa (chính ngọ luôn J)). Như vậy đoàn em phải xuất phát đi từ 11 giờ để kịp đến các cổng soát vé. Và phải tầm 2 giờ hơn mới kết thúc tham quan. Lịch trình như vậy dẫn đến việc nếu đoàn muốn đi thăm bất kì tu viện nào trước hoặc sau đấy cũng khá vội vàng, sau một hồi cân nhắc bàn bạc, đoàn em quyết định dành thời gian khám phá Lhasa và không đi Norbu Lingka và Deprung nữa. Cũng khá là tiếc nhưng thôi, cũng phải có một cái gì đó nuối tiếc để còn kéo chân mình trở lại vùng đất này thêm 1 lần nữa chữ J)

Sáng hôm đó đúng như kế hoạch đoàn xuất phát từ 11 giờ di chuyển đến Potala. Từ cổng ngoài đoàn phải đi bộ đến cổng soát vé. Đoạn này chúng em không được đi thong thả vì theo như Sonam bảo thì đoàn phải đến được cổng soát vé thứ 2 trước 11:30, nếu không kịp sẽ không được vào tham quan bên trong cung điện. Ở cửa soát vé thứ nhất, khách tham quan phải xuất trình hộ chiếu khớp với số hộ chiếu trên vé, đồng thời cũng phải bỏ lại hết các loại chất lỏng trước khi vào trong:




Cửa soát vé số 2 kiểm tra khá nhanh, sau đó đoàn có thể đi thong thả để lên trên. Bên quản lý sẽ bắt đầu bấm giờ khi khách vào trong Bạch Cung, du khách chỉ được phép tham quan phía trong cung điện trong vòng 1 tiếng. Nếu quá giờ sẽ bị phạt rất nặng :-s

Cung Potala được vua Songtsan Gampo (Tùng-tán Can-bố) xây dựng từ thế kỷ thứ 7 . Đến năm 1645, nghĩa là hơn 1000 năm sau Songtsan Gampo, Dalai Lama thứ 5 sau khi nắm chính quyền đã quyết định không ngự tại tu viện Drepung nữa, mà xây dựng một cung điện để trị vì Tibet. Ngài đã chọn ngọn Đồi Đỏ để xây dựng cung điện. Theo như Sonam nói, phải mất gần 50 năm mới hoàn thành và từ đó, nơi đây trở thành đầu não cả về chính trị lẫn tinh thần của Tibet. Cung điện có 13 tầng, với hơn 1000 căn phòng chứa đầy những bức tượng, bức tranh cũng như các tác phẩm điêu khắc vô giá.

Các Dalai Lama được tôn là hóa thân của Avalokitesvara - Quán Thế Âm bồ tát, mà theo truyền thuyết Quán Thế Âm ngự tại đạo tràng là núiPotalaka (Núi Phổ Đà), vì thế cung điện cũng được đặt tên là Potala.









Trước cửa Bạch Cung, điểm cuối cùng mà du khách được phép chụp ảnh:


 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
View từ Potala nhìn ra quảng trường:
















Potala nhìn từ quảng trường:






Trong lúc lang thang ở quảng trường trước Potala để chụp ảnh, quan sát các bạn Tàu xung quanh thì bọn em phát hiện ra Potala được in trên tờ tiền 50 tệ của Trung Quốc :))
 

hienba164

Xe đạp
Biển số
OF-384687
Ngày cấp bằng
29/9/15
Số km
42
Động cơ
241,520 Mã lực
Tuổi
35
Ngày thứ 3 trên đất Tạng, ngày thứ 4 của cuộc hành trình. Đoàn lên xe xuất phát đi Shigatse, trên đường đi dự kiến sẽ ghé qua hồ Yamdrok (1 trong 4 hồ thiêng của Tây Tạng), sông băng Karola và tu viện Pelcho. Sonam cũng bảo quãng đường đi ngày hôm nay là quãng đường đẹp nhất trong các ngày, vậy nên cả đoàn rất hồi hộp và háo hức, không dám ngủ mà chỉ chực cầm máy ảnh để chụp choẹt hết tất các những gì mình thấy trên đường :P

Thời điểm này Tây Tạng bắt đầu vào thu, những chiếc cây dọc đường đi bắt đầu chuyển vàng:








Cảnh sắc đẹp như tranh dọc đường đi













Bọn em đã rất nhiều lần hỏi Sonam những cây dọc đường là cây gì, Sonam đều trả lời là willow (cây liễu). Đến khi bọn em thắc mắc là rõ ràng cây liễu và cây này là khác nhau thì được giải thích rằng những loại cây này cùng 1 họ và ở Tây Tạng chỉ gọi chung là willow. Về đến Việt Nam rồi bọn em vẫn trăn trở thắc mắc về vấn đề này lắm :)) có bác nào giải đáp giúp em xem Sonam nói có đúng không ạ :))

Dọc đường đi có rất nhiều điểm dừng nghỉ, và lần đầu tiên em được thấy chó ngao Tây Tạng. Tuy nhiên, các em ngao này đã được thuần hóa để phục vụ cho việc chụp ảnh của du khách, thế nên đã không còn cái vẻ oai phong hùng dung, ngạo nghễ như em vẫn thường tưởng tượng nữa. Thay vào đó, chỉ nhìn thấy vẻ tội nghiệp và buồn chán trên mặt các em thôi :( giá chung 10 tệ cho 1 lần/ người chụp ảnh với các em:




 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top