[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Nga bình luận về "túi bảo quản T-90" của Việt Nam
(Quốc phòng Việt Nam) - Viện Vật liệu Hóa học - Bộ Quốc phòng Việt Nam hiện đang nghiên cứu chế tạo một loại “túi” kín để bảo quản xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK.
Trang Topwar của Nga mới đây đã có bài viết nhằm phân tích, đánh giá sau khi tham khảo một phóng sự do Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam sản xuất, trong đó tập trung những túi bảo quản xe tăng do chúng ta chế tạo.

Thực tế chỉ ra rằng việc bảo tồn những phương tiện tác chiến này là cực kỳ cần thiết, nhất là khi việc bàn giao số xe tăng nói trên đã được Nga hoàn thành. Theo tác giả, các công nghệ cơ bản đã có sẵn nhờ sự hợp tác với Cuba.


1601030258371.png
Minh họa về túi bảo quản xe tăng do Việt Nam chế tạo theo công nghệ của Cuba

"Quá trình hợp tác với đối tác tại khu vực biển Caribe đã giúp Việt Nam có được thiết bị và công nghệ bảo quản vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự của Cuba. Lần đầu tiên triển khai thực địa diễn ra tại Lữ đoàn Hải quân đánh bộ 147 của Quân đội Việt Nam".

Dự kiến sau khi sửa đổi, hệ thống bảo quản sẽ được chuyển giao cho đơn vị vận hành chính các xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/SK do Nga sản xuất", trang Topwar cho biết.

1601030267155.png
Một chiếc xe tăng được bọc kín bằng túi bảo quản
Tổng cộng, Việt Nam đã đặt mua 64 chiếc T-90S/SK trong năm 2016, việc bàn giao hoàn thành vào năm 2019. Rõ ràng chúng được thiết kế để thay thế một phần xe tăng Type 59 của Trung Quốc và T-54 của Liên Xô.



Tờ báo Nga bình luận, là loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam, T-90 liên tục được đưa lên báo chí trong nước, như một niềm tự hào.

Có thể Quân đội Việt Nam đã quyết định cắt bỏ số lượng lớn các phương tiện, để lại một số đơn vị hoạt động để huấn luyện. Nhìn chung điều này phù hợp với sự tiết kiệm đặc biệt mà Hà Nội thể hiện trên các sản phẩm quân sự: có thể là súng trường thời chiến của Mỹ hoặc khẩu PPSh do Liên Xô cung cấp.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ chứng minh mọi phi công đều gục ngã trước AI
(Bình luận quân sự) - Mỹ chứng minh rằng, tất cả mọi phi công đều phải gục ngã trước “trí tuệ nhân tạo” (AI) vì nó có khả năng thực hiện 4 tỷ mô phỏng khác nhau.
Quỹ đạo bay được tính toán hoàn hảo, các thao tác diễn tập với độ chính xác đến từng milimet và phản ứng tức thì trước đòn tấn công của kẻ thù. Những chi tiết của trận không chiến mô phỏng giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và con người cho thấy các phi công của Không lực Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ sớm mất việc.

Bài viết trên trang web của Sputnik tiết lộ rằng, sau chiến thắng áp đảo của máy tính trước con người, Lầu Năm Góc muốn trang bị trí tuệ nhân tạo cho những chiếc máy bay chiến đấu thực thụ và ở Nga cũng có những chương trình tương tự như UCAV S-70 Okhotnik.

Phi công đẳng cấp thua toàn diện

Mùa thu năm ngoái, Cơ quan Công nghệ Quốc phòng Triển vọng DARPA đã tổ chức vòng loại thử nghiệm AlphaDogfight dành để kiểm tra trí thông tuệ nhân tạo của chiến đấu cơ F-16, là sáng chế của những công ty khác nhau.

DARPA cho bài toán nhiệm vụ như sau: Tạo ra một phi công ảo không chỉ đủ sức điều khiển máy bay và thực hiện thao tác trên không mà còn hành động hiệu quả trong trận không chiến như đuổi theo tấn công đối phương hoặc tránh thoát khỏi một cuộc truy sát.

Thoạt đầu, các chương trình máy tính tranh tài trong việc điều khiển máy bay, sau đó chuyển sang cuộc đấu tay đôi trên không. Vào cuối mùa hè năm ngoái, đã xác định được người chiến thắng, và cuối cùng, chương trình máy tính này đã giao đấu với một phi công thực thụ, trên thiết bị mô phỏng.

Trí tuệ nhân tạo và một phi công-huấn luyện viên dày dạn kinh nghiệm của Không lực Hoa Kỳ (ASAF) đã đấu năm trận và kết quả là viên phi công lão luyện của ASAF đã thua trắng.


Ngay trong những vòng đầu tiên phi công “bó tay” rất nhanh, thất bại đến với anh ta chỉ sau vài phút. Tiếp đó, viên phi công cố gắng báo thù, cơ động ở độ cao cực thấp và thậm chí giành được lợi thế chút ít thời gian, nhưng cuối cùng vẫn bị AI bắn hạ.

Đó không phải là điều quá ngạc nhiên, bởi khả năng của viên phi công phụ thuộc vào chỉ mình anh ta, trong khi máy tính là sự tập hợp tư duy của rất nhiều con người.

Mặc dù viên phi công trình độ rất cao theo tiêu chuẩn của Không lực về thâm niên và kinh nghiệm điều khiển máy bay chiến đấu nhưng trí tuệ nhân tạo đã vận dụng bốn tỷ mô phỏng khác nhau để đoán trước bất kỳ diễn biến sự kiện và tiên liệu tất cả các hành động của con người.


Phi công quân sự công huân Nga Vladimir Popov giải thích trong cuộc phỏng vấn của Sputnik rằng, máy tính sẽ luôn chiến thắng, bởi cơ sở dữ liệu của nó có dung lượng lớn hơn nhiều. Trong máy tính chứa lượng phương án thao tác cơ động và quỹ đạo bay tối đa, tính toán và duy trì hoạt động thậm chí chính xác hơn con người.

Trong mỗi giây bộ não điều khiển đều nhận được dữ liệu về điều kiện khí tượng, tính đến độ ẩm, áp suất, hướng và tốc độ gió. Còn viên phi công chỉ được biết về thời tiết trên mặt đất và thực hiện các động tác thuật lái nhào lộn trên không dựa theo cảm nhận của riêng anh ta và kết quả đo đạc trên thiết bị.

Những kế hoạch đầy tham vọng của Lầu Năm Góc

Tuy nhiên, cuộc không chiến mô phỏng ở Hoa Kỳ không thể được gọi là gần gũi tối đa với thực chiến. Cuộc thi đua được tổ chức với một số hạn chế. Cụ thể, chỉ được phép sử dụng vũ khí cá nhân và đại bác. Nhưng dù sao kết quả như vậy cũng là rất đáng khích lệ và truyền cảm hứng ban lãnh đạo Lầu Năm Góc.

Người đứng đầu cơ quan quân sự Hoa Kỳ Mark Esper tuyên bố rằng đến năm 2024 dự kiến sẽ không thử nghiệm mô hình máy tính nữa mà là các cỗ máy hiện thực với trí tuệ nhân tạo. Ông này cho rằng các dữ liệu thu được trong quá trình thử nghiệm sẽ có “tác động bước ngoặt” đối với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Cần tính đến yếu tố là giải đấu vòng loại AlphaDogfight Trials chỉ là một phần nhỏ trong chương trình quy mô lớn Air Combat Evolution (ACE - Trí tuệ nhân tạo). Lầu Năm Góc dự kiến ứng nghiệm rộng rãi trí tuệ nhân tạo để nâng cao khả năng chiến đấu của quân đội, kể cả trên các thiết bị bay tương lai.

Theo quan điểm của các nhà quân sự Mỹ, trong trường hợp cần thiết, AI phải biết nắm quyền điều khiển máy bay và đưa ra quyết định trong cuộc không chiến. Ngoài ra, AI còn cần phải tự hoàn thiện, tức là có khả năng học tập như một học viên quân sự bình thường, chuyển từ bài tập đơn giản đến phức tạp hơn, cho đến tận các thủ thuật nhào lộn cao cấp.

1601030395240.png
1601030410873.png
Bộ đôi máy bay không người lái S-70 Okhotnik và tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Su-57 của Nga

Để bắt đầu, AI sẽ được cấy vào “não bộ” của các UAV cỡ nhỏ, tiếp theo sẽ là máy bay không người lái, đóng vai trò cung cấp thông tin, hộ tống và che chắn cho máy bay có người lái. Rồi tiếp đó các “phi công ảo” sẽ được chuyển sang những nền tảng chiến đấu khác.


Các nhà phân tích Mỹ tin chắc rằng, so với con người thì trí tuệ nhân tạo sẽ có thể đưa ra quyết định đúng đắn, hiệu quả và nhanh chóng hơn trong trận không chiến. Máy tính có thể tiếp nhận, tích hợp và khai thác nhiều thông tin hơn. Thêm vào đó, các thiết bị điện tử có sức bền chịu quá tải tốt hơn nhiều còn các thao tác cơ động khẩn cấp chỉ bị hạn chế bởi khả năng thiết kế của máy bay.

Hơn nữa, ACE chỉ là một phần trong những chương trình quan trọng trong khái niệm “chiến tranh ghép hình” của Mỹ - sử dụng ồ ạt các hệ thống không người lái “thông minh” trong hoạt động chiến sự kết hợp với kỹ thuật truyền thống.


Nga cũng đang chạy đua với Mỹ bằng “Okhotnik” – “Thợ săn thông minh”

Theo ý định của giới lãnh đạo Lầu Năm Góc, máy bay có người lái sẽ trở thành phương tiện chỉ huy, điều khiển các khí cụ bay không người lái trinh sát, giáng đòn tấn công vào mục tiêu hoặc đóng vai trò “mồi nhử” thu hút các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương.

Đương nhiên, tất cả viễn cảnh trên sẽ không đến ngay trong ngày mai - các kỹ sư Mỹ cần ít nhất là chục năm nữa. Tuy nhiên, các cường quốc quân sự hàng đầu, trong đó có Nga, cũng đang tập trung làm việc theo hướng này. Trong đó, về nhiều mặt các chuyên gia Nga đã tiến xa hơn nhiều so với các đồng nghiệp phương Tây.

Ví dụ, máy bay không người lái tấn công S-70 “Okhotnik” mới nhất có thể vững vàng bay cùng với tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Năm ngoái, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video, cho thấy chiếc UAV được ghép đôi với Su-57 cùng di chuyển ở khoảng cách tối thiểu và đồng thời cơ động linh hoạt tự do.


Theo đánh giá của các chuyên gia, chính “Okhotnik” sẽ trở thành một trong những khí cụ bay chiến đấu đầu tiên với trí tuệ nhân tạo hoàn toàn.

Dành riêng cho nó, các kỹ sư Nga đã phát triển hệ thống dẫn đường quán tính, cho phép định vị dẫn đường trong không gian ngay cả khi không có tín hiệu mặt đất, trên biển hoặc vũ trụ.

Xin nhắc rằng khởi đầu trí tuệ nhân tạo đã được triển khai phần nào trong các máy bay tiêm kích 4++, cũng như trong chiến đấu cơ thế hệ thứ năm. Tổ hợp tự động giúp phi công nhanh chóng đưa ra quyết sách trong trận chiến.

Máy tính trên máy bay có thể điều khiển các chiến đấu cơ hiện đại. Trên Su-57 thực tế đã có một “phi công ảo” trong hệ thống điều khiển tự động, đó là trợ lý điện tử, đặc biệt hữu ích trong những điều kiện phức tạp, gay cấn kịch tính hoặc trong trường hợp có hỏng hóc thiết bị, khi phát sinh tình trạng thiếu hụt thời gian và gia tăng hệ số căng thẳng tâm lý.

Phi công quân sự công huân Vladimir Popov giải thích rằng, tự động hóa sẽ mách bảo phi công nên làm gì, rút gọn hàng chục phương án hành động tiềm năng xuống chỉ còn hai-ba lựa chọn tối ưu. Trong tương lai “Okhotnik” sẽ có thể tự quyết định làm gì và khi nào cần trên chiến trường.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Trung Quốc gặp rắc rối với động cơ Ukraine
(Vũ khí) - Quân đội Bangladesh không hài lòng với xe tăng chiến đấu chủ lực VT-1A của Trung Quốc, trước đó đã có những tuyên bố về vấn đề đối với động cơ 6TD-2.
Giới truyền thông tin rằng chính những động cơ diesel sản xuất tại Kharkov- Ukraine là "gót chân Achilles" của 44 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) VT-1A đang phục vụ trong Quân đội Bangladesh, khi có những vấn đề lớn trong việc vận hành và mua phụ tùng thay thế đảm bảo chất lượng.

Khi đưa xe tăng ra thị trường vũ khí quốc tế, các nhà chế tạo từ Trung Quốc đã tính đến nguồn cung từ Ukraine. Hơn nữa những động cơ công suất máy tới 1.200 mã lực này còn được trang bị cho MBT Al-Khalid của Pakistan - một phiên bản sửa đổi cục bộ của VT-1A đã được họ sản xuất trong nhiều năm.


Ngoài Bangladesh, một hợp đồng cũng đã được Trung Quốc ký kết với Morocco, Bắc Kinh dự định xuất khẩu 150 chiếc MBT sang đất nước châu Phi này, nhưng tham vọng của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng.

1601351366072.png
Trung Quốc đang gặp khó khi khách hàng mua xe tăng tin tưởng động cơ Ukraine hơn loại do Bắc Kinh chế tạo
Mọi việc đều bắt nguồn từ sự xung đột lợi ích của Trung Quốc và Ukraine tại Peru, khi lực lượng mặt đất của quốc gia Nam Mỹ này quyết định thay thế những chiếc T-55 đã lỗi thời do Liên Xô sản xuất.

Khi đó nhà thầu từ Kiev chào bán chiếc T-84 Oplot của họ, và Tập đoàn Norinco đưa ra VT-1A dưới tên MBT-2000. Khi thắng thầu, phía Ukraine đã cấm xuất khẩu động cơ của mình. Ngoài thương vụ tại Peru, hợp đồng giữa Trung Quốc và Morocco với số lượng 54 chiếc cũng không thành vì lý do tương tự.



Chính vì nguyên nhân trên, các nhà thiết kế từ Trung Quốc đã quyết định tự phát triển "trái tim" của riêng mình cho xe tăng xuất khẩu. Nhưng đó là trong tương lai còn trước mắt thì Bắc Kinh đã để tuột mất vài hợp đồng quan trọng.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
T-90M trang bị hệ thống phòng vệ nhỉnh hơn tăng Israel
(Vũ khí) - Với việc được trang bị hệt hống phòng vệ Arena-M, xe tăng T-90M Nga sở hữu khả năng công - thủ hàng đàu thế giới hiện nay.
Theo NII BTVT số 38 (Viện nghiên cứu - thử nghiệm vũ khí và thiết bị bọc thép) thuộc Bộ Quốc phòng Nga, trong khuôn khổ hiện đại hóa nhằm nâng cao tính bảo mật của T-90M, các chuyên gia đã quyết định trang hệ thống tự vệ chủ động Arena-M.

Ngoài ra, ở phần trước của thân xe tăng, thay vì giáp phản ứng nổ Relikt đang được lắp đặt hiện nay, xe tăng sẽ nhận được giáp phản ứng tương tự như T-14 Armata.

Hai bên thân xe tăng sẽ được gia cố bằng hệ thống giáp phản ứng nổ (ERA). Hệ thống bảo vệ điện từ và một tổ hợp để chống lại hệ thống dẫn đường chống tăng, hệ thống chữa cháy tự động và thiết bị gây nhiễu sẽ làm tăng khả năng sống sót của T-90M.

1601351434800.png
Tăng T-90M khai hỏa.
Giới chuyên gia cho rằng, với gói trang bị mới, T-90M có khả năng phòng vệ nhỉnh hơn tăng mạnh nhất của Israel là Merkava Mk-4 với hệ thống Trophy. Vậy khả năng của Arena-M thế nào so với Trophy?

Trophy có tên đầy đủ là Trophy ASPRO-A, là sản phẩm của nhà thầu quốc phòng Rafale của Israel.


Thành phần quan trọng của Trophy là radar EL/M 2133 băng tần F/G, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng. Radar có 4 ăng ten được gắn trên xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, được hỗ trợ bởi các cảm biến.

Nếu tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng được bắn vào xe, máy tính trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến, sẽ thiết lập tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng.

Khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.

Hệ thống kích nổ bố trí hai bên hông của xe, sử dụng một tay robot nạp tự động đặt bên trong xe. Cánh tay được lập trình sẵn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu.

Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể, khiến quả đạn không thể thực hiện nhiệm vụ xuyên thủng vỏ giáp như mong muốn.

Trong hầu hết các cuộc thử nghiệm của Rafale, Trophy hoành thành xuất sắc nhiệm vụ. Thậm chí, vụ thử được diễn ra trong một phạm vị hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm.

Rafale khẳng định, Trophy có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa chống tăng cùng lúc từ mọi hướng.

Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra.

Từ đó, đơn vị tham chiến có thể nhanh chóng tiêu diệt đối phương, loại bỏ mối nguy hiểm cho đơn vị. Trophy được Israel trang bị nhiều nhất trên xe tăng Merkava Mk-4 và xe chiến đấu bộ binh.

Với khả năng đánh chặn được tiết lộ, Trophy xứng đáng là hệ thống đánh chặn mẫu mực hiện nay. Nhưng tốc độ đánh chặn và thời gian phản ứng của Trophy không được nhà sản xuất Rafael tiết lộ. Trong khi đó, hệ thống Arena-M của Nga cho thấy sức mạnh của mình qua các cuộc thử nghiệm và thông số ấn tượng được Nga công khai.

Cụ thể, Arena-M là hệ thống APS được thiết kế để bảo vệ xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép trước mối đe dọa từ tên lửa chống tăng có điều khiển, súng phóng lựu chống tăng cá nhân.


Cấu hình hệ thống bao gồm một trạm cảm biến được bố trí gần cuối tháp pháo. Bên trong trạm cảm biến được trang bị một radar xung Doppler đa chức năng, radar này có phạm vi quét 360 độ xung quanh xe.


Một hệ thống đánh chặn gồm có 26 đạn được bố trí xung quanh tháp pháo, cung cấp khả năng đánh chặn từ 220-270 độ về phía trước và 2 bên hông xe tăng. Rõ ràng, về phạm vi quét của Arena tương đương với Trophy.

Về nguyên tắc hoạt động, hệ thống cảm biến của Arena-M sẽ quét khu vực xung quanh xe tăng để phát hiện mối đe dọa từ các loại vũ khí chống tăng.

Khi một tên lửa chống tăng phóng về phía xe tăng, thông số về mục tiêu sẽ được hệ thống cảm biến truyền về cho máy tính điều khiển. Dựa vào thông số về tọa độ, vận tốc của tên lửa, máy tính điều khiển sẽ kích hoạt hệ thống đánh chặn ở vị trí phù hợp.

Arena-M sẽ phóng ra một đạn hình hộp chữ nhật được kích nổ cách xe tăng khoảng 1,5m, khi nổ, nó sẽ phóng ra hàng nghìn mảnh đạn nhỏ để tiêu diệt tên lửa hay đầu đạn của vũ khí chống tăng khác.


Điều làm nên sức mạnh của Arena-M còn nằm ở thời gian phản ứng khi nó có thời gian phản ứng với mục tiêu cực ấn tượng khi chỉ cần 0,07 giây, Arena-M có thể đối phó với các mục tiêu có tốc độ lên đến 700m/s.

Không những vậy, Arena-M còn có khả năng nhận dạng các mục tiêu giả và các loại đạn xuyên giáp cỡ nòng nhỏ không đủ khả năng đe dọa xe tăng.

Hệ thống Arena-M cung cấp phạm vị bảo vệ khoảng 50m xung quanh xe tăng. Với khả năng phân biệt được mục tiêu giả và những loại đạn không gây nguy hiểm, Arena-M đã chứng minh được tính ưu việt.

Tuy nhiên, Trophy cũng không chịu kém cạnh khi hệ thống này dễ dàng phát hiện được vị trí tên lửa tấn công phóng đi để đơn vị tham chiến nhanh chóng tiêu diệt kẻ thù.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Không chiến Su-27, Su-30 đấu với F-16 và F-15 - ai thắng?
(Vũ khí) - Báo Mỹ The National Interest đem “Flanker” Nga ra dọa người Mỹ
Chúng tôi mới gửi đến bạn đọc bài: “Su-35 chuẩn bị giao chiến với F-22 và F-35” (DVO, 28/9/2020) của chuyên gia quân sự Nga Vladimir Tuchkov.
Để tiếp tục chủ đề này, xin giới thiệu tiếp một bài khác với một số thông tin có liên quan đến bài viết vừa dẫn với tiêu đề và phụ đề trên cũng của ông. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 16/9/2020.

1601460821599.png
Tiêm kích Su-27 của Nga
Tạp chí tổng hợp The National Interest của Mỹ vừa mới đăng tải bài báo với tiêu đề "Liệu NATO có phải sợ tiêm kích Su-27 và Su-30 Nga không?" trong đó có lời kêu gọi các đồng bào (người Mỹ) của mình phải đặc biệt chú ý đến những máy bay đã cũ của Không quân Chiến thuật Nga.
Nhà bình luận quân sự Charlie Gao (tác giả bài báo trên-ND) có viết rằng sẽ rất sai lầm nếu cho rằng Không quân Nga tạo ra các mối đe dọa đối với các phi công Mỹ chủ yếu chỉ bằng cách sử dụng những máy bay tiêm kích đa năng Su-35S mới tinh của Nga trong các trận không chiến trong tương lai.
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế IISS, hiện Không quân Nga không có nhiều những máy bay kiểu đó (Su-35S)- vẻn vẹn chỉ có 90 chiếc- so với tới 220 chiếc Su-27, hay còn được đặt tên là “Flanker” theo cách gọi của NATO.
Tuy nhiên, lại cũng sẽ là cực kỳ sai lầm nếu nghĩ rằng hơn hai trăm chiếc "Flanker" này- đều là những chiếc máy bay đã cũ do được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1985. Không, những chiếc máy bay cũ thực sự là những chiếc Su-27 không có các mã số nào đứng sau.
Nhưng cho dù có như thế thì trong các trận cận chiến, nhờ sở hữu khả năng cơ động rất độc đáo, những chiếc Su-27 cũ đó vẫn là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với những phi công lái những chiếc máy bay tiêm kích F-15 và F-16 được sản xuất với số lượng lớn nhất của Mỹ.
1601460815498.png
Máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ Mỹ F-16 Fighting Falcon

Tuy nhiên, chúng (Su-27) có những nhược điểm rất nghiêm trọng và các nhược điểm này không cho phép những chiếc máy bay vốn là phiên bản cơ sở của một dòng máy bay Su (tính từ Su-27- Su-30, Su-35- xin xem bài trước) có thể uy hiếp nghiêm trọng các phi công đẳng cấp Ace (phi công xuất sắc) của Không quân Hoa Kỳ.
Điểm yếu trước nhất- đó một radar kiểu cũ rất yếu được trang bị ăng-ten Cassegrain, tức là một bộ "đĩa" cơ khí quay khi quét không gian phía trước máy bay. Cự ly phát hiện mục tiêu tối đa của nó không vượt quá 80-100 km khi bay đón và 30-40 km khi bay đuổi.
Và còn một điểm yếu rất khó chịu nữa đối với “Flanker” – đó là sử dụng một biến thể tên lửa “không đối không” tầm trung R-27 phải được dẫn đường vô tuyến đến mục tiêu.
Có nghĩa là phi công của chiếc Su-27 sau khi đã ấn nút phóng tên lửa vẫn phải liên tục chỉ mục tiêu cho tên lửa bằng chùm tia radara. Thực ra, còn có những tên lửa R-27 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại và radar nổi tiếng hơn.
Và chúng (những tên lửa đó) tỏ ra khá hiệu quả- bằng chứng là ít nhất chúng cũng đã được lắp cho Su-35S.
1601460774533.png
X
Nhưng các công trình sư của Phòng thiết kế Sukhoi đã làm việc hết sức miệt mài hiện đại hóa phiên bản cơ sở của Flanker để giúp máy bay có thể “đi cùng thời đại”. Và kết quả- những phiên bản mới rất hiện đại như Su-27SM và Su-27SM3 ra đời và đã được đưa vào trang bị cho Không quân Nga vào giữa những năm 2000.
Đã đạt được một bước tiến khổng lồ về phía trước trong việc hiện đại hóa hệ thống điều khiển vũ khí.
Đã xuất hiện trên “Flanker” radar mới với ăng-ten mạng pha "Zhuk-MF" thực hiện chức năng quét gần như ngay lập tức với cự ly phát hiện mục tiêu lớp máy bay tiêm kích thế hệ 4+ có diện tích phản xạ radar thấp (không phải máy bay tàng hình!)- tới 140 km. Có thể bám đồng thời đến 20 mục tiêu..
Đã xuất hiện thiết bị (màn hình) hiển thị chỉ mục tiêu dưới mũ bay phi công và cả hiển thị những thông tin chiến thuật quan trọng nhất. Trên các máy bay tiêm kích hiện đại, những thiết bị kiểu này không phải là của hiếm, nhưng không hiểu sao máy bay F-22 Raptor thế hệ 5 Mỹ lại không có thiết bị hiển thị như vậy.
Hệ thống định vị quang học đã được tích hợp vào hệ thống điều khiển vũ khí và cho phép phát hiện các mục tiêu trên không mà không cần phải bật radar. Nhờ vậy, tăng được khả năng giữ bí mật cho máy bay, vì hệ thống định vị quang học hoạt động ở chế độ thụ động, không phát ra bất cứ loại sóng nào.
Và còn một điểm rất quan trọng nữa. Lúc ban đầu, Su-27 được chế tạo như một máy bay tiêm kích “thuần chủng”, tức là chỉ để chiếm ưu thế trên không. Nhưng những biến thể mới mới nhất của nó đã được nâng tầm lên một kiểu máy bay khác – đó là thuộc lớp máy bay tiêm kích đa năng.
Có nghĩa là nó vừa có khả năng “quần thảo” với các máy bay tiêm kích của đối phương trên không và vừa có khả năng tiến hành các đòn tấn công bằng tên lửa và bom vào các mục tiêu trên bộ.
Để thực hiện chức năng của một máy bay tấn công, nó được trang bị 3 quả tên lửa “không đối đất” - Kh-29, Kh-31, Kh-59, cũng như bom có điều khiển. Số lượng các móc treo vũ khí đã tăng từ 10 lên 12, và tải trọng tên lửa-bom - tăng từ 6 tấn lên 9 tấn.
Một động cơ AL-31F-M1 mới có lực đẩy ở chế độ tăng tốc bằng 13.500 kgf. Nhờ vậy mà đã làm tăng rất đáng kể tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng của máy bay. Còn một cái “tăng” khác rất có ý nghĩa nữa- đó là tăng cự ly bay - lên đến 3.500 km.
Cần phải nói ngay rằng thực hiện nhiệm vụ không ngừng nâng cao các phẩm chất tác chiến từ biến thể này sang biến thể khác- đó không phải là một chiến lược quá độc đáo nào đó của chỉ riêng Phòng Thiết kế Sukhoi Nga.
Người Mỹ họ cũng biết cách biến những chiếc máy bay, có thể mạnh dạn nói là đồ cổ, thành những máy bay mới khá hiện đại.
Đó chính là số phận của máy bay tiêm kích hạng nhẹ General Dynamics F-16 Fighting Falcon được Tập đoàn GD đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 1977. Kể từ đó đến nay, số lượng máy bay F-16 được chế tạo đã cán mốc 5.000 chiếc.

Tất nhiên, một số quốc gia "tiết kiệm” nào đó vẫn còn khai thác một số biến thể đầu tiên của loại máy bay này. Những máy bay thế hệ đầu đó khó có thể tạo ra những giá trị thực sự nào đó trong các trận không chiến.
Thế nhưng những biến thể hiện đại của kiểu máy bay F-16 này đã và đang trực tiếp tham gia vào tất cả các cuộc “xung đột nghiêm túc” lớn nhỏ trên không.

Tất nhiên, các tính năng bay của “Chim ưng chiến đấu” (F-16) không thay đổi quá nhiều trong hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị điện tử hàng không đã có những thay đổi cực kỳ đáng nể.
Đến mức mà radar AN / APG-80 ăng ten mạng pha chủ động đã được lắp cho chiếc máy bay tiêm kích thế hệ 4 này (tức F-16), trong khi đây là một trong những chỉ dấu quan trọng nhất để chứng minh rằng các hệ thống điện tử hàng không trên máy bay đã đáp ứng được các yêu cầu đối với trang thiết bị cho máy bay tiêm kích thế hệ 5.
Trên F-16E / F Block 60 Desert Falcon, hầu hết tất cả các hệ thống, kể cả radar, đã được “đổi mới”. Tổ hợp tự vệ mới được tăng cường khả năng chống nhiễu, các thuật toán mới được ứng dụng trong tổ hợp tác chiến điện tử, khả năng bảo mật cho kênh truyền dữ liệu số và thoại tăng lên nhiều.
Đồng thời, tất cả các biến thể mới nhất của tên lửa “không đối không” và “không đối đất” đã nhất thiết phải có trong cơ số vũ khí của F-16.
Chính vì vậy, một “cuộc gặp” trên bầu trời trong một trận chiến giữa các Su-27 và F-16 "mới" sẽ không dễ dàng cho cả hai chiếc tiêm kích này. Và chúng tôi (tác giả V. Tuchkov), cũng giống như The National Interest của Mỹ, đều phải thừa nhận rằng chiếc máy bay “cổ lỗ sĩ" Mỹ nói trên là một vũ khí rất đáng gờm.
Và dứt khoát phải nói ra điều này để mọi người cùng biết, vì F-16 – đó là kiểu máy bay có “quân số” lớn nhất trong trang bị của Không quân Chiến thuật Hoa Kỳ.

Trong bài báo của mình, Charlie Gao có đề cập đến việc quá trình hiện đại hóa đã nâng cao được chất lượng tác chiến của các máy bay tiêm kích đa năng Su-30 như thế nào. Máy bay này (Su-30) được phát triển từ Su-27 nói trên.
Hơn nữa, nó lại không quá “cao tuổi”- Su-30 mới được biên chế cho Không quân Nga từ năm 1992.
Điểm đặc biệt của loại máy bay tiêm kích này là nó được bán nhiều cho khách hàng nước ngoài, thêm nữa- đã có những phiên bản được “dân tộc hóa” được sản xuất riêng cho các khách hàng lớn, như : Su-30MKA - cho Algeria (tiếng Nga- Алжир), Su-30MKI (Су-30МКИ) - cho Ấn Độ (tiếng Nga- Индия), Su-30MKM - cho Malaysia tiếng Nga (Малайзия) , Su-30MKK - cho Trung Quốc (tiếng Nga- Китай), Su-30MK2V (Су-30МК2В) - cho Việt Nam (tiếng Nga- Вьетнам), Su-30MK2V (nguyên chữ cái Latinh)- cho Venezuela.
1601460804260.png
Máy bay tiêm kích đa năng Su-30MK2 của Không quân Việt Nam
Phiên bản hiện đại nhất là Su-30SM- một máy bay tiêm kích đa năng siêu cơ động hai chỗ ngồi có điều khiển véc tơ lực đẩy. Xét về các tính năng bay và thành phần trang thiết bị vô tuyến-điện tử trên máy bay, Su-30SM có phần vượt trội hơn so với phiên bản “đỉnh nhất” của Su-27 là Su-27SM3.
Tuy nhiên, một phiên bản mới là Su-30SM2 sắp thực hiện chuyến bay đầu tiên vào cuối năm nay, sẽ trở thành một máy bay có chất lượng hơn rất nhiều.
Tuy vậy, do chỉ Su-30 cũng đã có uy tín quá cao trong số tất cả các máy bay của không quân chiến thuật nói chung, nên Bộ Quốc phòng (Nga) đã tuyên bố sẽ mua 46 chiếc máy bay chiến đấu loại này.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Robot Mỹ diễn tập đánh bại...tăng T-72
(Vũ khí) - Robot chiến đấu Mỹ vừa phá hủy thành công tăng T-72 trong cuộc diễn tập đối phó với xe tăng Nga được tổ chức tại bãi tập Yuma, bang Arizona.
Theo Breaking Defense, tham gia diễn tập đặc biệt này là những hệ thống vũ khí không người lái gồm UAV trinh sát và tấn công, robot chiến đấu mặt đất 4x8 bánh với định danh là Origin. Vũ khí chính của robot là tên lửa chống tăng Javelin.
Nhiệm vụ của các robot là phát hiện mục tiêu bằng cách sử dụng chương trình nhận dạng mục tiêu tự động Aided Target Recognition dựa trên hơn 3,5 triệu hình ảnh chụp các loại thiết bị quân sự được cài sẵn trong bộ nhớ.
Robot My dien tap danh bai...tang T-72
Robot chiến đấu Mỹ.
Sau khi dữ liệu được truyền cho người điều hành và được chấp thuận thì pháo sẽ khai hỏa. Kết quả là mục tiêu của kẻ địch, cụ thể là xe tăng T-72 được sản xuất tại Liên Xô và Liên bang Nga, đã bị tiêu diệt.

Tướng Richard Coffman chỉ huy cuộc diễn tập cho biết họ đã đạt được bước tiến lớn. Theo ông, cuộc diễn tập cho thấy robot có thể hoạt động tự chủ hơn, vì chúng có thể tự xác định mục tiêu mà không cần sự can thiệp của con người.
Đồng thời các robot có thể nhận ra T-72 mà không bị nhầm lẫn với xe tăng M1 Abrams của Mỹ hoặc xe của đồng minh trong khối NATO.
X
Mục đích của Mỹ trong cuộc diễn tập đã khá rõ ràng: đối phó với xe tăng Nga. Nhưng theo giới chuyên gia, dù có thể tấn công và phá hủy thành công mục tiêu giả định là chiếc T-72 nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc Mỹ đối phó được với lực lượng tăng thiết giáp Nga.
Bởi hiện tại dù vẫn chiếm số lượng khá lớn nhưng T-72 không được coi là dòng tăng mạnh nhất trong lực lượng tăng thiết giáp Nga mà các phiên bản của T-90 và T-80 mới chính là những cỗ tăng sở hữu khả năng tấn công và phòng vệ tốt hơn nhiều.
Đặc biệt là khả năng đối phó với kiểu tấn công bổ nhào của tên lửa chống tăng Javelin trên robot của Mỹ. Theo tiết lộ của nhà sản xuất Mỹ, cặp vũ khí này có thể khai hỏa với tốc độ tối đa là 3 quả chỉ trong 2 phút.
Căn cứ vào những thông tin chi tiết về Javelin, giới chuyên gia cho rằng sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể để tên lửa này tấn công được tăng T-90A bởi những đặc điểm thiết kế của bản thân tên lửa Mỹ và xe tăng Nga.

T-90A sở hữu hệ thống phòng vệ đa tầng. Ngoài ra, cỗ tăng còn sở hữu khả năng có 1 không 2 trên thế giới là tự động đáp trả đúng vào vị trí vừa khai hỏa chỉ sau vài giây khiến kíp chiến đấu địch chưa kịp rút.

Trong khi đó, tốc độ bắn tối đa của Javelin là 3 quả trong 2 phút. Và trong trường hợp quả đầu tiên bị vô hiệu, cơ hội để kíp chiến đấu bắn tiếp quả thứ 2 là gần như không còn.
Ngoài ra, chính tính năng tối tân lại là nhược điểm của dòng tên lửa do Mỹ sản xuất. Cụ thể, trên chiến trường, nếu có 3 xe hoặc cả đội hình tăng cơ động, vũ khí chỉ có thể diệt chính xác được 1 chiếc.

Lý giải cho điều này, một số chuyên gia cho rằng, nếu một chiếc bị bắn và bốc cháy sẽ tạo ra nguồn nhiệt lớn làm những quả đạn sau có thể bị thu hút và thay vì bắn vào mục tiêu tiếp theo, nó sẽ ngắm lại mục tiêu cũ.
Đây chính những lý do khiến giới chuyên gia cho rằng, việc dùng robot Origin và Javelin đối phó với tăng Nga là nhiệm vụ rất khó có thể hoàn thành.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
F-35 Mỹ rơi khi va chạm với máy bay tiếp dầu
(Vũ khí) - Một vụ tai nạn nghiêm trọng vừa xảy ra khi tiêm kích tàng hình F-35B thực hiện nhận dầu từ máy bay KC-130J.
Vụ tai nạn xảy ra ngày 29/9 giờ địa phương (sáng 30/9 theo giờ Hà Nội) khiến tiêm kích tàng hình F-35 phiên bản cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng của Thủy quân lục chiến Mỹ bị rơi.
Tình huống xảy ra tai nạn khi chiếc F-35B đang thực hành huấn luyện tiếp nhiên liệu trên không với máy bay tiếp dầu KC-130J.
Tuy nhiên, trong quá trình thực tập, hai máy bay đã va vào nhau rất mạnh khiến F-35B rơi còn chiếc KC-130J phải hạ cánh khẩn.

1601460893179.png
1601460898339.png
Hiện trường chiếc F-35B gặp nạn và chiếc KC-130J sau khi hạ cánh khẩn.
Rất may phi công chỉ bị thương vì kịp thời kích hoạt ghế phóng và thoát khỏi máy bay an toàn. Địa điểm máy bay rơi là thành phố Salton ở Đông Nam California.
Hiện cơ quan chức năng đang khẩn chương điều tra nguyên nhân xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng này. Vụ tai nạn đồng thời là lần thứ 2, chiếc F-35B bị rơi.
Vụ tai nạn trước đó xảy ra vào tháng 9/2018 khi một máy bay chiến đấu F-35B rơi tại khu vực gần căn cứ Beaufort ở bang Nam Carolina.
Trong video được quay gần hiện trường tai nạn, một cột khói đen lớn bốc lên từ xác máy bay, nhưng ngọn lửa không gây đám cháy cho khu vực xung quanh.
Văn phòng cảnh sát hạt Beaufort cho biết, địa điểm vụ rơi là nằm ở mũi hòn đảo có đặt căn cứ không quân Beaufort. Căn cứ này là nơi đồn trú của 5 phi đội tiêm kích F/A-18 và một phi đội F-35B.


Chiếc máy bay gặp nạn thuộc biên chế Phi đoàn huấn luyện tiêm kích số 501, đơn vị đang vận hành 20 tiêm kích F-35B và đóng vai trò lực lượng dự bị cho các phi đoàn tác chiến của thủy quân lục chiến Mỹ.
F-35B là phiên bản dành cho thủy quân lục chiến, có thể cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Nhà sản xuất còn thiết kế mẫu F-35A cho không quân - cất cánh trên đường băng thường; và mẫu F-35C hoạt động trên tàu sân bay cho hải quân.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Vũ khí Israel quảng cáo quá đà

Trong 2 cuộc xung đột đang diễn ra giữa Ấn Độ và Pakistan, Azerbajian và Armenia cho thấy vũ khí Israel xuất khẩu hoạt động thực sự ko như quảng cáo


Tên lửa LORA ko được như quảng cáo

Xung đột Azerbajian và Armenia
kết quả lại khg cho thấy hiệu quả lắm khi cây cầu mục tiêu vẫn còn nguyên mất đi hàng tiêu biển báo
Đạt ra dấu hỏi về sức mạnh và sự chính xác loại tên lửa này.
Nó đc quảng cáo tầm baqan là 400km và có CEP10m
Đầu đạn tương đương 570kg TNT nhưng sức công phá có vẻ ko được như quảng cáo , ko làm sập nổi cây cầu và lệch hẳn vài m so với giữa cầu, mặc dù quảng cáo CEP rất nhỏ

[IMG]
[IMG]
[IMG]


Tên lửa SPYDER Ấn Độ bắn nhầm trực thăng Mi-17 Ấn Độ, bỏ lọt mục tiêu máy bay JF-17 Pakistan

"Tại thời điểm diễn ra vụ bắn nhầm, xung đột giữa New Delhi và Pakistan gần đường phân giới LoC đang xảy ra. Hệ thống Spyder có thể đã bắn nhầm chiếc Mi-17 trong hoàn cảnh này".

hệ thống tên lửa phòng không Ấn Độ hoạt động tại gần khu vực trực thăng rơi, trong đó có hệ thống Spyder nhập khẩu từ Israel. Và sau gần 3 tháng điều tra, Ấn Độ mới thừa nhận về vụ bắn nhầm tai hại này.

[IMG]
[IMG]
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Xung đột Azerbajian và Armenia

Cần nói về cách tính thiệt hại của azerbajian


đám video của Azerbaijan toàn edit aftermath , nghĩa là cứ bắn trúng = tiêu diệt , điển hình là MAM-L đánh vào con T-72 đây , TIÊU DIỆT không ?

[IMG]


[IMG]



Kết cục chả có việc gì cả hoặc chỉ chết máy

phần lớn video đánh tank do azer công bố đều cắt cảnh ngay sau khi đánh trúng và tuyên bố tiêu diệt ?

[IMG]




1601795311049.jpeg


E6AB66A8-A9C2-45CC-809E-D3261A7C417A.png



2FAE8A1A-CA36-48EB-A5E2-995050F87B91.png






Loại uav có đầu nổ mạnh nhất trong kho azer là
Harop do IAI sản xuất với thiết kế đầu đạn ( warhead ) 99% là HE-Fraq để chống bộ binh với mấy xe quân sự STANAG-3 đổ xuống thì xuyên kiểu gì kể cả cái top-roof của xe tank hiện nay là chỗ mỏng nhất
Những con UAV cảm tử ( loitering-munition ) đều chỉ trang bị đầu đạn dạng phá mảnh ( HE frag ) hoặc cannister ( đạn bi ) thôi chứ nó không thiết kế đầu đạn xuyên giáp kiểu shaped-charge vì quá nặng

1601792253864.jpeg


Loại đạn mam c lắp trên uav tb2 của Thổ, dùng đầu nổ mảnh ( tương tự lắp 1 trùm lựu đạn), trọng lượng chưa đến 7kg, đầu đạn khoảng 2kg

nên khả năng chỉ 1 hit ko thể nào tiêu diệt mục tiêu tank dù dột nóc, để so sánh đầu đạn tow 2b và javelin, hellfire lần lượt 6kg, 8kg va 9kg đây là 3 loại atgm top attack phổ biến, các loại atgm này đều dùng đầu đạn heat và tác động trực tiếp , trung bình để xuyên giáp nóc T72 thì javelin top attack thâm nhập khoảng 750mm rha (giáp đồng nhất ), với loại đạn nhẹ nhỏ mam c ko hiểu làm thế nào nó xuyên được lớp vỏ 750mm rha ?

1601792926774.jpeg



C85118D6-D667-450D-9C6F-D296993FB7CB.png


 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Quân đội Nga lột xác thần kỳ sau 'Chiến tranh 5 ngày'
(Bình luận quân sự) - Những bất ổn bộc lộ trong “Chiến tranh 5 ngày” ở Nam Ossetia với Gruzia năm 2008 đã được Nga khắc phục bằng cuộc cải cách mang tên “Diện mạo mới”.
Diễn đàn Anh ca ngợi lực lượng vũ trang Nga

Theo một báo cáo gần đây của một tổ chức tư vấn tư nhân có trụ sở tại London-Anh, Lực lượng Vũ trang Nga hiện nay đang ở mức mạnh nhất và có năng lực chiến đấu cao nhất kể từ khi Liên bang Xô viết tan rã gần 30 năm trước, mặc dù quy mô quân đội nhỏ hơn đáng kể.

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tự giải thể vào những ngày cuối cùng của năm 1991, Liên bang Nga chỉ nổi lên là một trong 15 nước cộng hòa mới thừa hưởng nhiều vũ khí chiến tranh của Hồng quân Liên Xô.

Khi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga ngày càng sâu sắc trong suốt thập niên 90 của thế kỷ trước, các lực lượng vũ trang Nga cũng suy giảm về quy mô và suy yếu nhiều về thực lực.

Tuy nhiên, một diễn đàn học giả của Vương quốc Anh cảnh báo rằng, sau hơn hai thập kỷ xây dựng lại, công cuộc cải cách và tái đầu tư đã biến các lực lượng vũ trang của Nga trở thành lực lượng mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mặc dù quy mô nhỏ hơn nhiều so với Hồng quân Liên Xô.

IISS: Quân đội Nga mạnh nhất trong 30 năm qua

Hôm 30/9, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cũng đã công bố một "Hồ sơ chiến lược" về công cuộc hiện đại hóa quân đội Nga, ghi lại những thay đổi trong tư duy và thực tiễn cải cách trong Lực lượng vũ trang Nga và một số tác động của chúng đối với các cường quốc phương Tây.

1601888808774.png
Quân đội Nga đã thể hiện bộ mặt khác sau cuộc cải cách mang tên “Diện mạo mới”

Báo cáo kết luận: “Mặc dù quy mô nhỏ hơn đáng kể so với các lực lượng tiền nhiệm ở Liên Xô, nhưng các lực lượng vũ trang Nga được trang bị tốt hơn, với số lượng quân nhân và nhân viên chuyên nghiệp ngày càng đông đảo” - báo cáo nhận xét.

“Khi kết hợp với chính sách đối ngoại quyết đoán hơn của Moscow, các lực lượng vũ trang của Nga vào năm 2020 đã tạo thành một khả năng không thể bỏ qua”.

Vào năm 2018, Chiến lược Quốc phòng của Lầu Năm Góc cảnh báo về “một trật tự quốc tế hậu Thế chiến II có khả năng phục hồi nhưng đang suy yếu”, trong đó vị trí cường quốc thế giới của Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức mới từ các quốc gia như Nga và Trung Quốc, mà nước này coi là “các cường quốc xét lại”.

Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương năm sau đã mô tả thêm Nga là một "Chủ thể độc hại hồi sinh", theo đó, Điện Kremlin đang "tìm cách thúc đẩy các lợi ích chiến lược của Moscow trong khi làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Mỹ và trật tự quốc tế ".

Không có gì đáng ngạc nhiên khi một viện nghiên cứu như IISS ủng hộ quan điểm như vậy, bởi think tank được tài trợ bởi hàng loạt tập đoàn vũ khí hàng đầu của phương Tây như Raytheon, Lockheed Martin, Boeing và BAE Systems, cũng như các công ty dầu mỏ khổng lồ như Chevron và Shell – loạt tập đoàn trung tâm thúc đẩy chính sách đối ngoại của phương Tây.

1601888844416.png
Nhiều yếu kém của Quân đội Nga đã bộc lộ qua cuộc chiến Nam Ossetia 2008 với Gruzia

Nga trỗi dậy sau “cuộc chiến tranh 5 ngày” với Gruzia

Theo IISS, quân đội Nga ở trong tình trạng bất ổn sâu sắc cho đến khi xảy ra cuộc xung đột với Gruzia năm 2008, trong đó các lực lượng Nga đến để bảo vệ các nhóm dân tộc chủ nghĩa ở hai nước cộng hòa ly khai thuộc bang Caucasia - Abkhazia và Nam Ossetia.

Những yếu kém bộc lộ trong cuộc chiến đã thúc đẩy quân đội Nga tiến hành một cuộc cải cách sâu rộng. Chương trình cải cách "Diện mạo mới" theo định hướng chỉ huy đơn giản hóa và ưu tiên các lữ đoàn làm nòng cốt của quân đội mới. Kết quả thành công đã gia tăng tính chuyên nghiệp và năng lực chiến đấu đã cho phép họ tham gia vào cuộc chiến ở Syria.

Việc hiện đại hóa công nghệ sâu rộng đã giúp tăng hiệu quả của các vũ khí trang bị. Một số vũ khí mới mà báo cáo ghi nhận bao gồm tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M và xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B3 của lục quân; tên lửa hành trình 3M14 Kalibr và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Project 955 Borei trong lực lượng hải quân; máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57, cũng như máy bay ném bom siêu âm Tu-160, gần đây đã được tiếp tục sản xuất trong lực lượng hàng không vũ trụ.

Báo cáo cũng lưu ý rằng, các lực lượng hạt nhân của Nga tồn tại sau những năm 1990 hỗn loạn, là lực lượng tốt nhất so với bất kỳ quân-binh chủng nào, vẫn là mối đe dọa mạnh mẽ nhất, đặc biệt là với khả năng của vũ khí siêu thanh mới của họ và quá trình chuyển tiếp từ tên lửa đạn đạo phóng từ các silo sang các bệ phóng di động.

1601888865402.png
Lực lượng tên lửa chiến lược Nga được coi là mạnh nhất thế giới

Quân đội Nga thành công với ngân sách ít

Báo cáo của IISS chỉ ra, chi tiêu quốc phòng của Nga đã giảm mạnh vào đầu những năm 1990, tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Nó phục hồi phần nào trong đầu những năm 2000, với một cải tiến đáng chú ý hơn nữa trong hầu hết những năm 2010.

Mục tiêu của chính phủ hiện nay là đảm bảo một trạng thái tài trợ ổn định sẽ hỗ trợ quá trình cải cách và hiện đại hóa được thực hiện trong thập kỷ trước.

Báo cáo lưu ý, mặc dù quy mô lực lượng vũ trang nhỏ hơn nhiều so với thời Xô Viết và ngân sách cũng rất ít ỏi nhưng nhưng ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn có ý nghĩa quan trọng, sản xuất thành công những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới, có ý nghĩa quyết định đến sức mạnh quân đội Nga.

Trong khi ở mức 3,9% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Nga thuộc hàng cao nhất ở châu Âu, xét về ngân sách chi tiêu tương đương dollars, Moscow chỉ chi 3,4% tổng sản phẩm thế giới cho quân sự của mình, theo một báo cáo tháng 4 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).

Báo cáo của SIPRI lưu ý rằng mặc dù Nga có ngân sách quốc phòng lớn thứ tư thế giới [đứng sau Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ] với 65,1 tỷ USD mỗi năm, nhưng con số này chưa bằng số lẻ của Mỹ và chỉ bằng 1/4 của Trung Quốc, bằng 1/11 so với Mỹ - quốc gia chi tiêu hơn 760 tỷ USD mỗi năm cho quốc phòng, chiếm 38% toàn bộ ngân sách quốc phòng thế giới.

Nếu xét về năng lực chiến đấu, tính chuyên nghiệp so với ngân sách đầu tư thì Nga xứng đáng đứng đầu thế giới về hiệu quả đầu tư cho quốc phòng. Và Nga đã xây dựng một quân đội có quy mô nhỏ nhưng năng lực chiến đấu hàng đầu thế giới như vậy đó.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Những loại vũ khí nổi bật trong xung đột Azerbajian và Armenia 2020

Qua cuộc xung đột ngắn nhưng cường độ cao, khốc liệt này có thể thấy sự thể hiện hiệu quả của các loại khí tài, cũng như lộ ra vài điểm yếu từ những loại vũ khí vốn được tung hô bởi báo chí

UCAV TB2 ngôi sao của cuộc xung đột này và các cuộc xung đột khắp trung đông gần đây, giúp UAV Thổ ăn đứt UAV Nga Tàu Israel và khả năng tương lai sẽ đe dọa xuất khẩu với Mỹ và Tàu, nhừ TB2 mà Azerbajian chiếm ưu thế trên không từ đầu cuộc chiến , 1 phần KQ armenia nhỏ và yếu


1601981304669.png



Xe tank T90 tiếp tục khẳng định sức bền bỉ của nó khi ko thể hỏa thiêu chỉ với vài quả ATGM như các loại tank cũ, tiếp tục đắt hàng chắc chắn


1601981337205.png



Tên lửa S300 lần đầu thực chiến, bắn hạ 1 số UAV và tên lửa đạn đạo, đã đỡ bị mang tiếng khi ko thể thể hiện ở Syri


1601981356115.png



Tên lửa LORA được mệnh danh là Iskander Israel nhưng lại ko thể thể hiện khả năng chính xác lẫn công phá, khi ko thể phá hủy cây cầu nhỏ


1601981374766.png



Tên lửa Iskander lần đầu tấn công khai công vào mục tiêu quan trọng gồm: đập thủy điện Mingechevir, thành phố Ganja , làng Alat và thành phố Khizi (mặc dù vào năm 2008 đã có tin Iskander tấn công vào căn cứ tank Gruzia)

1601981396322.png



Xe tank T72 SIM2 sản phẩm công nghệ lai tạo Israel và Nga 1 lần nữa thể hiện sự kém cỏi khi ko thể sống sót trước ATGM LX cũ như AT4


1601981483404.png



ATGM AT4 Fagot tiếp tục khẳng định ATGM dù cũ vẫn đủ sức hỏa thiêu tank nâng cấp hiện đại tới đâu với chiến thuật hợp lý


1601981502020.png
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Canada quyết định dừng cấp phép xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ
Quyết định được đưa ra trong bối cảnh có thông tin rằng thiết bị quân sự của Canada được sử dụng trong cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Có thông tin cho rằng các lực lượng của Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, trang bị thiết bị cảm biến L3Harris WESCAM của Canada. (Nguồn: AFP)
Trong thông báo ngày 5/10, Ngoại trưởng Canada Francois-Philippe Champagne cho biết Ottawa dừng cấp phép xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh có thông tin rằng thiết bị quân sự của Canada được sử dụng trong cuộc giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorny-Karabakh.
Tuần trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau cho biết Bộ các vấn đề toàn cầu (GAC) đang xem xét thông tin cho rằng các lực lượng của Azerbaijan đang sử dụng máy bay không người lái Bayraktar TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, trang bị thiết bị cảm biến L3Harris WESCAM của Canada.
Ông Champagne cho biết trong khuôn khổ cơ chế kiểm soát xuất khẩu và do chiến sự ở khu vực trên vẫn leo thang, Canada dừng cấp phép xuất khẩu các sản phẩm liên quan sang Thổ Nhĩ Kỳ, để có thêm thời gian đánh giá vụ việc.

Baomoi
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Thổ nhờ Ukraine để phát triển tên lửa hành trình
Sau thương vụ cùng phát triển tiêm kích tàng hình TF-X, Thổ gây bất ngờ khi tiếp tục tục hợp tác với Ukraine phát triển tên lửa hành trình nội địa.



Theo Defense Express, hãng Ivchenko-Progress của Ukraine đã ký hợp đồng mua động cơ phản lực AI-35 mới để trang bị cho tên lửa hành trình mới do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.
"Chúng tôi sản xuất AI-35 cho người Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là động cơ để trang bị cho tên lửa hành trình", Giám đốc Ivchenko-Progress cho biết sau khi ký hợp đồng chính thức với Thổ Nhĩ Kỳ.
1602042975006.jpeg
Tên lửa hành trình tàng hình của Thổ Nhĩ Kỳ.
Mặc dù vậy vị giám đốc này không tiết lộ số lượng động cơ AI-35 được chuyển cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng như thời điểm hoàn thành hợp đồng.

Như vậy đây là hợp đồng quốc phòng có ý nghĩa đặc biệt thứ 2 kể từ đầu tháng 9/2020 đến nay Thổ ký kết với các nhà sản xuất Ukraine.

X❯❯❯
Trong thương vụ hồi tháng 9, Ankara đã ký kết với nhà sản xuất của Kiev phát triển động cơ phản lực dùng cho tiêm kích tàng hình nội địa TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ.
"Một trong những bất lợi chính của ngành công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ là thiếu công nghệ sản xuất động cơ. Ví dụ, chương trình quốc gia tham vọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thiết kế, phát triển và sản xuất loại máy bay chiến đấu tầm cỡ quốc gia được đặt tên là TF-X dường như đã bị đình trệ do Thổ Nhĩ Kỳ chưa tìm ra loại động cơ cho TF-X", Defense Express cho biết.


1602042997233.jpeg



Đây chính là lý do khiến Thổ tìm đến Ukraine để hoàn thiện nốt phần còn thiếu trong chương trình phát triển máy bay nội địa của mình. Sự hợp tác này mang lại tương lai tốt đẹp cho TF-X bởi hiện tại, Ukraine đang cung cấp động cơ cho máy bay Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với đó, Ukraine cũng đã mới Thổ cùng hợp tác phát triển máy bay vận tải An-178. Đại diện các công ty Ivchenko-Progress và Motor Sich của Ukraine cũng đã hội đàm với các công ty quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ về sự hợp tác trong thời gian tới.

1602043019270.jpeg


Hồi tháng 8, nguyên mẫu thứ hai của máy bay tấn công không người lái Akinci của Thổ Nhĩ Kỳ đã cất cánh lần đầu tiên, máy bay này được trang bị hai động cơ trục turbo AI-450T do công ty Ivchenko-Progress của Ukraine phát triển.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng đang thảo luận về việc cùng phát triển và sản xuất máy bay không người lái Bayraktar TB2. Những máy bay không người lái này được phía Ukraine coi là "sát thủ" của hệ thống tên lửa Pantsir do Nga sản xuất đang được đặt ở Syria và Libya.
Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã có tham vọng sở hữu máy bay chiến đấu nội địa thế hệ 5. TF-X (Turkish Fighter-Experimental, còn được gọi là Máy bay chiến đấu quốc gia là mẫu máy bay kỳ vọng được Công ty Turkish Aerospace Industries (TAI) của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu phát triển vào năm 2010.
Quyết tâm thực hiện chương trình máy bay tàng hình nội địa đang được Thổ Nhĩ Kỳ đặt lên hàng đầu sau khi Mỹ đơn phương tuyên bố ngừng chuyển giao tiêm kích F-35 do Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Theo giới chuyên gia, khi thương vụ sản xuất máy bay TF-X giữa Thổ và Ukraine thành công, Ankara sẽ sở hữu dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 tương đương Su-57 Nga và F-35 Mỹ.

Dvo
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Video Thổ đưa S-400 đến bờ Biển Đen chuẩn bị bắn
(Vũ khí) - Theo Sputnik, Thổ Nhĩ Kỳ vừa điều một hệ thống S-400 tới thành phố Sinop bên bờ Biển Đen, có thể chuẩn bị bắn đạn thật.
Cùng với thông tin trên, thông tấn Nga còn cho đăng tải đoạn video ghi lại những hình ảnh phòng thủ Thổ Nhĩ Kỳ đang cơ động các thành phần của hệ thống S-400 gồm xe phóng đạn, xe chở radar và một số thành phần khác hướng đến thành phố Sinop.

Cùng với đó, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát Thông báo Hàng không (NOTAM) tuyên bố đóng không phận thành phố Sinop trong 10 ngày, từ 5/10 đến 16/10, để tiến hành diễn tập hệ thống phòng không và máy bay không người lái (UAV).

Thổ Nhĩ Kỳ điều S-400 đến bờ Biển Đen
Một số hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin tổ hợp S-400 sẽ khai hỏa tại thao trường ở Sinop vào tháng này và được giao nhiệm vụ hạ 10 mục tiêu trên không. Cuộc diễn tập này sẽ có sự chứng kiến của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.


Lần gần nhất các tổ hợp S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia diễn tập là vào tháng 8/2020 với Azerbaijan. Một số hoạt động trong đợt diễn tập này được tổ chức gần biên giới với Armenia. Nhưng không rõ trong cuộc diễn tập đó S-400 có phóng đạn đánh chặn hay không.


X
Hồi tháng 7/2020, Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến Mỹ vô cùng tức giận khi dùng tiêm kích F-16 làm bia cho cuộc diễn tập phòng không với vũ khí chính là những thành phần của S-400.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, để kiểm tra khả năng phát hiện, bám và khóa mục tiêu của hệ thống S-400 mua từ Nga, Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã dùng tiêm kích F-16 và F-4 Phantom II làm mục tiêu.

Theo nội dung thử nghiệm, những tiêm kích này đã thực hiện nhiều bài bay với tốc độ khác nhau. Ban đầu là bay tốc độ cao ở trần bay lớn, sau đó bay kiểu bám địa hình. Dù không thông báo chi tiết về các thông số trong thử nghiệm nhưng phía Thổ khẳng định, S-400 đã hoàn thành xuất sắc các nội dung đề ra.

Sau cuộc diễn tập, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật bổ sung sửa đổi về trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ, một phần trong dự luật cấp phép quốc phòng hàng năm. Dự luật do Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger đảng Cộng hòa và Abigail Spanberger của đảng Dân chủ đồng bảo trợ.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã phớt lờ cảnh báo của các thành viên NATO về thương vụ vũ khí với Nga và đã tiếp nhận những lô thiết bị đầu tiên trong tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga. Chúng tôi tuyên bố rõ rằng Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động này và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải gánh chịu hậu quả", Hạ nghị sĩ Adam Kinzinger cho biết.

Thổ Nhĩ Kỳ đặt mua hai hệ thống tên lửa S-400 của Nga trị giá 2,5 tỷ USD vào tháng 12/2017. Nga hoàn tất bàn giao loạt vũ khí này cho Thổ Nhĩ Kỳ. Hai nước đã ký hợp đồng mua bán hợp đồng S-400 thứ hai vào tháng 8/2020 bất chấp sự phản đối của Mỹ và một số thành viên NATO.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Tàu ngầm Mỹ không thể đến gần tàu Udaloy để khai hỏa
(Vũ khí) - Theo Drive, với trang bị cực mạnh cùng vũ khí tầm xa, tàu ngầm hạt nhân Mỹ và phương Tây không thể đến gần khu trục hạm lớp Udaloy Nga...
Mở đầu bài viết, Drive cho biết, dù được sản xuất từ thời Liên xô nhưng khu trục hạm chống ngầm lớp Udaloy của Nga có thể là cơn ác mộng với mọi tàu ngầm tối tân nhất hiện nay của Mỹ và phương Tây.

Chiến hạm Udaloy có trọng lượng 6.700 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h và chở được hai trực thăng chống ngầm Kamov Ka-27 Helix. Đặc điểm đáng chú ý nhất trên tàu này là hai cụm ống phóng bốn ống, phù hợp với tên lửa SS-N-14 Silex.

1602066337933.png
Chiến hạm lớp Udaloy của Nga.

Vũ khí này có tầm bắn chỉ khoảng 50km, dù không quá xa nhưng điều này rất quan trọng bởi chúng lớn hơn đáng kể so với tầm bắn của các ngư lôi tối tân nhất trên tàu ngầm của Mỹ và NATO.

Trong trang bị hiện tại của tàu ngầm Mỹ, ngư lôi mạnh nhất là Mk-48. Nhưng tầm bắn của phiên bản tiêu chuẩn chỉ đạt không quá 10km, trong khi đó phiên bản nâng cấp của Mk-48 cũng chỉ đạt không quá 25km.

X
Như vậy có thể đảm bảo rằng, những tàu Udaloy có thể bảo vệ bất kỳ nhóm tàu nào và đảm bảo rằng không tàu ngầm nào của phương Tây rình rập có thể đến đủ gần để tấn công các con tàu mặt nước của Nga.

Điều đặc biệt đấy chỉ là những vũ khí tiêu chuẩn nguyên bản, hiện nay Nga đã quyết định nâng cấp lớp chiến hạm Udaloy với sức mạnh đáng sợ hơn rất nhiều.

Theo Trung tâm sửa chữa tàu Dalzavod ở Vladivostok, tất cả những chiến hạm Udaloy sau khi hoàn thành gói nâng cấp mới sẽ có hơn 20% con tàu được thay mới hoặc hiện đại hóa.

Đặc biệt là ngoài hệ thống vũ khí chống ngầm và phòng không, con tàu còn nhận được bệ phóng thẳng đứng đa năng UKSK cho tên lửa hành trình chống hạm Kalibr-NK và ống phóng nghiêng KT-184 của tên lửa Kh-35 Uran, cũng như pháo hạm thế hệ mới nhất.


Cụ thể, 8 tên lửa chống ngầm SS-N-14 sẽ được thay bằng 8 quả Kh-35 Uran. Bên cạnh đó, 2 pháo hạm AK-100 cỡ 100 mm được thay bằng 1 khẩu A-190 cùng cỡ nòng nhưng hiện đại hơn nhiều, phần không gian trống của khẩu pháo còn lại dùng để lắp 2 bệ phóng UKSK.

Như vậy trong giai đoạn trước mắt, chiếc chiến hạm này vừa mang tên lửa Kh-35 Uran lại vừa được tích hợp Kalibr-NK, cụm ống phóng đa năng trên còn có thể mang theo tên lửa hành trình tấn công mặt đất hoặc tên lửa chống ngầm, tạo ra tính tùy biến rất cao.


Những nâng cấp này còn tích hợp mọi thứ cần thiết để sẵn sàng trang bị tên lửa siêu thanh thế hệ mới 3M22 Zircon. Như vậy, với nền tảng chiếc tàu từ thời Liên xô, Hải quân Nga đã biến chiến hạm Udaloy thành một cỗ máy tấn công sở hữu sức mạnh công thủ toàn diện hàng đầu thế giới giới.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Huyền thoại bầu trời MiG-29: 43 năm oanh liệt...
(Vũ khí) - Cách đây 43 năm, ngày 6/10/1977, phi công Alexander Fedotov lần đầu đưa lên bầu trời tiêm kích đa năng thế hệ thứ tư của Liên Xô MiG-29 (NATO định danh Fulcrum).
Chiếc máy bay mới này đã thành công đến mức, sau gần 4 thập kỷ và nhiều giai đoạn hiện đại hóa, nó này vẫn đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu trong lực lượng Không gian - Vũ trụ Nga.

Đến đầu những năm 60 của thế kỷ trước, người ta tin rằng các trận không chiến tầm gần đã là dĩ vãng, và các tiêm kích do được trang bị radar mạnh và tên lửa hiện đại sẽ chiến đấu ở khoảng cách rất xa.

Tuy nhiên Chiến tranh Việt Nam và xung đột Ả Rập - Israel kéo dài cho thấy máy bay phản lực có động cơ mạnh vẫn phải đối đầu trực diện trên bầu trời, và kết quả của trận chiến như vậy phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng của phi công và khả năng cơ động của máy bay.

Vào năm 1971, Liên Xô bắt đầu phát triển một loại máy bay chiến đấu siêu cơ động hạng nhẹ mới với mức độ tự động hóa tối đa hệ thống điều khiển và chiến đấu.


Các nhà thiết kế đề xuất sử dụng một cách bố trí tích hợp mới, trong đó cánh và thân máy bay tạo thành một khối chịu lực duy nhất. Để tạo thuận lợi cho thiết kế khung, một số bộ phận hợp kim nhôm đã được thay thế bằng vật liệu composite sợi carbon.

1602066372897.png
X
Trên MiG-29, hai sống chính được lắp đặt để máy bay có khả năng điều khiển tốt hơn, và số động cơ trở nên gấp đôi. Các động cơ được đặt cách xa nhau tối đa có thể và bổ sung hệ thống bảo vệ. Điều này cho phép tiêm kích trở lại sân bay, dù chỉ với một động cơ.

MiG-29 nhận được tổ hợp trang bị và phương tiện tiêu diệt mục tiêu trên không hiện đại nhất lúc bấy giờ. Phi công có hệ thống chỉ định mục tiêu gắn trên mũ, với sự trợ giúp của nó, anh ta có thể bắt mục tiêu bằng một lần quay đầu mà không cần thay đổi hướng di chuyển của máy bay.

Tải trọng chiến đấu mà MiG-29 có thể mang theo là vài tấn. Ngoài pháo hàng không 30 mm, máy bay được trang bị tên lửa dẫn đường ở nhiều tầm bắn khác nhau, rocket không điều khiển và bom hàng không.

1602066389532.png
Tiêm kích huyền thoại MiG-29 Fulcrum của Liên Xô/Nga
Một trong những vấn đề khó nhất trong quá trình tạo ra máy bay là động cơ mới. Một số viện nghiên cứu và doanh nghiệp hàng không Liên Xô đã tham gia vào quá trình phát triển và sản xuất động cơ RD-33, được thiết kế cho MiG-29.


Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, động cơ không phát triển được lực đẩy cần thiết và thường xuyên bị lỗi, dẫn đến những vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên sau tất cả những sửa đổi, RD-33 đã trở thành một trong những động cơ máy bay tốt nhất trên thế giới.


Nhờ vào khả năng của RD-33, MiG-29 sở hữu những phẩm chất tuyệt vời và dành được thiện cảm từ các phi công. Lần đầu tiên trên thế giới, nó mang lại những khả năng thực tế không giới hạn trong việc lái máy bay.

Dự án được giữ bí mật trong nhiều năm. Vì vậy ngay cả một số công việc tại nhà máy lắp ráp phải được thực hiện giữa các chuyến bay của vệ tinh do thám nước ngoài trên lãnh thổ của Liên Xô và khi máy bay được đưa ra khỏi nhà chứa, các bộ phận của nó được che đi với sự trợ giúp của các lớp phủ đặc biệt dành cho các loại máy bay chiến đấu khác.


MiG-29 đã phục vụ tại 49 quốc gia và trở thành một trong những tiêm kích dày dạn thành tích nhất. Máy bay đã được sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh, trong cuộc xung đột ở Kavkaz, chiến đấu ở Nam Tư và Nam Ossetia. Vào mùa thu năm 2017, một số MiG-29SMT đã tham gia các trận chiến của lực lượng chính phủ chống lại những kẻ khủng bố ở Syria.

Đã 37 năm sau khi bắt đầu hoạt động, MiG-29 với nhiều sửa đổi khác nhau vẫn tiếp tục phục vụ như một phần của Không quân và Không quân Hải quân Nga. Kinh nghiệm thu được trong quá trình chế tạo và vận hành loại máy bay chiến đấu này đã tạo cơ sở cho những phát triển mới của Công ty cổ phần RSK MiG, bao gồm cả tiêm kích đa năng MiG-35 thế hệ 4 ++.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Tổng thống Putin: Zircon bay Mach.8, diệt mục tiêu xa gần 500km
(Vũ khí) - Tổng thống Vladimir Putin đã lên tiếng ca ngợi Hải quân Nga đã dùng tên lửa siêu thanh Zircon diệt mục tiêu cách xa gần 500km.
Tuyên bố được ông chủ Điện Kremlin đưa ra sau khi tên lửa Zircon từ chiến hạm Đô đốc Gorshkov diệt thành công trong cuộc bắn đạn thật. "Đây là sự kiện quan trọng đối với cả đất nước và góp phần quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia", Tổng thống Putin nói sau vụ phóng Zircon thành công.

Đồng thời Tổng thống Nga bày tỏ biết ơn những người tham gia vào dự án, cảm ơn Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov.

1602289534399.png


Hình ảnh được cho là chiến hạm Đô đốc Gorshkov phóng Zircon.

"Tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn vì công việc đã hoàn thành, hy vọng rằng trong tương lai tất cả các chuyên gia liên quan đến chương trình hiện đại hóa vũ khí cho Quân đội Nga sẽ tiếp tục làm việc hiệu quả và bền bỉ như đã từng làm được cho đến thời điểm này", Tổng thống Putin nói trong cuộc họp video với Bộ Tổng tham mưu.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vụ phóng tên lửa siêu thanh Zircon đã thành công ngoài mong đợi.

"Hôm qua (ngày 9/10), khu trục hạm Đô đốc Gorshkov đã phóng thành công tên lửa Zircon từ Biển Trắng và diệt thành công mục tiêu giả định ở Biển Barents.

Để đánh trúng mục tiêu, Zircon đã vượt qua quãng đường 450km, trần bay tối đa 28km, tốc độ cao nhất được ghi nhận đạt trên Mach 8", Đại tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga cho biết.

Viết về vụ phóng thành công Zircon của Nga, tờ Daily Mail khẳng định rằng, chỉ cần một đòn đánh của tên lửa này cũng đã đủ khiến siêu tàu sân bay phải nằm lại đáy biển.

Theo nguồn tin này, tên lửa Zircon có tốc độ lên đến trên Mach 8. Trong khi đó, toàn bộ lưới lửa phòng thủ của Hải quân Mỹ và phương Tây chỉ có thể bắn hạ tên lửa đang bay ở vận tốc tối đa 3700 km/h.

"Trên thực tế, tàu sân bay sẽ trở nên vô dụng đối với các loại vũ khí mới của Nga", theo Daily Mail. Muốn thoát khỏi cú đánh chết người từ tên lửa Nga, tàu sân bay Anh và Mỹ không còn cách nào khác là luôn phải nằm ngoài tầm với của Zircon.



Và "các máy bay và trực thăng sẽ không đủ nhiên liệu bay đến mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ và quay trở lại boong tàu bởi tầm bắn của Zircon đạt 600km. Điều này có nghĩa rằng các cuộc tấn công từ tàu sân bay là vô giá trị".

Tuy nhiên một số chuyên gia phương Tây cho rằng, việc tàu mặt nước áp sát tàu sân bay ở khoảng cách 600km để phóng tên lửa siêu thanh là một vấn đề khá nan giải. Bởi vì trên đường đi nó sẽ bị phát hiện thấy bởi máy bay AWACS E-2 Hawkeye trên tàu sân bay. Tiếp đó hàng không trên hạm sẽ bay lên không trung.

Trên thực tế, các máy bay thậm chí không cần phải cất cánh bổ sung, bởi vì một phần của phi đội không quân thực hiện các chuyến bay tuần tra liên tục sẽ nhấn chìm tàu khu trục nhỏ Đô đốc Gorshkov trước khi nó đến gần với tàu sân bay.


Mặc dù khá thuyết phục nhưng những tuyên bố trên mới chỉ dựa trên lý thuyết và sức mạnh thực của Zircon mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố của Nga. Và mọi chuyện chỉ có thể sáng tỏ khi dòng tên lửa siêu thanh này trải qua thực chiến.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Báo Mỹ nói gì khi Nga phóng thành công Zircon?
(Vũ khí) - Sau khi Nga công bố video phóng thành công tên lửa siêu thanh Zircon từ chiến hạm Đô đốc Gorshkov, truyền thông Mỹ đã có những đánh giá về sự kiện này.
Theo trang National Interest (NI), vụ phóng thành công chứng tỏ năng lực chế tạo tên lửa siêu thanh vượt trội của Nga so với phần còn lại của thế giới.

Mặc dù không có đầu đạn hạt nhân, tên lửa chống hạm siêu thanh Zircon của Nga vẫn gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho bất kỳ hạm đội nào.

1602289605925.png
Khoảnh khắc tên lửa Zircon rời khỏi bệ phóng.
Báo Mỹ chú ý trước hết tới các tính năng về tốc độ của vũ khí này. Theo thiết kế, Zircon có khả năng đạt tốc độ cao gấp 9 lần tốc độ âm thanh (Mach 9). Tuy nhiên trong lần đầu phóng, tên lửa này mới đạt tốc độ Mach 8.


Mặc dù vậy đây vẫn là thành tích đáng kinh ngạc mà không một quốc gia nào trên thế giới làm được tính đến thời điểm này. Chỉ số này vượt trội so với các tên lửa chống hạm Onyx hiện đại khác hiện tại của Nga.

"Khi bay ở tốc độ hơn Mach 8 hoặc nhanh hơn nữa, động năng được cung cấp sẽ lớn đến mức ngay cả một đầu đạn thông thường cũng sẽ gây ra vụ nổ mạnh khi chạm đất hoặc tạo ra một lỗ thủng khủng khiếp trên tàu sân bay", báo Mỹ nhấn mạnh.

Cùng với đó, NI cũng chỉ ra rằng ngoài chiến hạm, Zircon còn được Nga trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân Yasen. Trước đó, tờ báo này đã gọi những chiếc tàu là "tàu ngầm đáng gờm nhất" đối với Hải quân Mỹ khi có thể ẩn mình dưới nước hàng vài tháng.

Tác giả của bài báo viết rằng, sự kết hợp giữa Zircon và tàu ngầm của dự án Yasen là "kẻ sát thủ thầm lặng".

Hôm 6/10, Bộ Quốc phòng Nga công bố video ghi lại hình ảnh thử thành công Zircon từ bệ phóng trên chiến hạm Đô đốc Gorshkov trên Biển Trắng, sau đó liên tục điều chỉnh hướng bay và phóng thẳng về phía mục tiêu trên Biển Barents.

Theo dữ liệu ghi nhận được, tên lửa vượt quãng đường 450km trong hơn 4 phút, đạt tốc độ tối đa gần 9.900 km/h tương đương với Mach 8 trước khi đánh trúng mục tiêu.

"Đây là sự kiện quan trọng với đất nước, đóng góp vào an ninh quốc gia. Tôi muốn cảm ơn tất cả mọi người vì những nỗ lực và kết quả đạt được.

Hy vọng các chuyên gia trong chương trình tái vũ trang quân đội Nga sẽ tiếp tục làm việc hiệu quả và kiên trì như từ trước đến nay", Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi vụ phóng Zircon trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nga.

Chương trình Zircon đang trong giai đoạn thử nghiệm cấp nhà nước. Nga dự kiến sản xuất hàng loạt tên lửa Zircon từ năm 2021 và đưa vào biên chế sau đó một năm. Các quả đạn Zircon có thể dùng chung bệ phóng thẳng đứng với tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa diệt hạm Oniks.


Chính vì vậy chúng có thể dễ dàng được triển khai trên nhiều tàu chiến và tàu ngầm khác nhau của Nga hiện có.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Mỹ "giật mình" trước tên lửa tầm xa của tiêm kích Nga
(Vũ khí) - Cổng thông tin The Drive của Mỹ đã dành sự quan tâm sâu sắc tới tên lửa không đối không tầm xa R-37M và K-77M vừa được Nga giới thiệu.
Tờ The Drive đã nghiên cứu kỹ đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga phát hành nhằm chào mừng lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Trung tâm bay thử nghiệm nhà nước Chkalov. Sự chú ý của các chuyên gia tập trung vào tên lửa không đối không thế hệ mới dành cho tiêm kích Su-35S và Su-57.

Trong đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Nga xuất hiện với tên lửa K-77M dưới cánh trái, đây là phiên bản cải tiến của R-77. Trong khi bên bên cánh phải, Su-57 có vẻ như mang theo mẫu R-77ME.


Chuyên gia Mỹ bình luận: "Việc không có các cánh đuôi dạng lưới đặc trưng của R-77 ở phía sau cả hai tên lửa cho thấy đây là phiên bản khác của vũ khí, nhưng không hoàn toàn rõ ràng Su-57 mang theo kiểu nào".

Nếu tên lửa R-77-1 (đã được sử dụng ở Syria) là một mắt xích trung gian trong quá trình hiện đại hóa thì K-77M đã là giai đoạn phát triển tiếp theo. Việc bỏ các vây lưới cũ không chỉ cho phép mang tên lửa trong khoang vũ khí mà còn giảm lực cản khí động học và diện tích phản xạ radar của chúng.

Thay đổi còn bao gồm động cơ xung kép mới và hệ thống radar cải tiến. Các kỹ sư của Phòng thiết kế Vympel tuyên bố K-77M sẽ tốt hơn tên lửa AIM-120C-7 AMRAAM của Mỹ và có các đặc điểm tương đương biến thể tiên tiến nhất AIM-120D. K-77M sẽ có khả năng bắn trúng tên lửa phòng không đang nhắm vào máy bay, ngay cả khi tiếp cận từ phía sau.

1602289905831.png
Tiêm kích đa năng Su-35S phóng tên lửa không đối không tầm xa R-37M
Về phần tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35S, đoạn video cho thấy nó phóng thử tên lửa tầm xa R-37M. Chuyên gia Mỹ nhận xét: "Tên lửa hạng nặng R-37M (NATO định danh AA-13 Axehead) đã có lịch sử lâu đời. Sản phẩm của Phòng thiết kế Vympel ban đầu ra đời với tên gọi R-37 để trang bị cho tiêm kích đánh chặn tầm xa MiG-31BM".

1602289925354.png


“Lý do Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga quyết định tích hợp R-37M với Su-35S vẫn chưa rõ ràng. Có lẽ do thực tế là MiG-31 đang đảm nhận thêm các chức năng mới, bao gồm cả tấn công tên lửa đất đối không và vũ khí chống vệ tinh, cho nên Su-35S sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong phòng không tầm xa ".

Tờ báo Mỹ lưu ý rằng đoạn video cho thấy Nga đang nỗ lực mở rộng kho vũ khí của cả máy bay chiến đấu hiện tại và tương lai, bao gồm tên lửa không đối không có khả năng vượt trội so với các đối thủ phương Tây.

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
2,391
Động cơ
137,858 Mã lực
Triều Tiên ra mắt tăng 'kết hợp T-14 Armata và M1 Abrams'
(Vũ khí) - Cuộc duyệt binh diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên vào sáng sớm 10/10 đánh dấu kỷ niệm 75 năm đảng Lao động lãnh đạo đất nước...
Triều Tiên đã công bố phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) thế hệ mới trong cuộc duyệt binh và mít tinh quy mô lớn tổ chức ở Bình Nhưỡng vào rạng sáng ngày thứ bảy 10/10, đây là sự kiện lớn kỷ niệm 75 năm thành lập đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước.

Giới chuyên môn sau khi nhìn qua thì đã đánh giá rằng mẫu MBT nói trên được Triều Tiên học tập rất nhiều từ nguyên mẫu T-14 Armata của Nga, khi nó cũng có 7 hàng bánh chịu lực mỗi bên và hình dáng phần mũi cũng như hông có khá nhiều nét tương đồng.

Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cỗ chiến xa của Triều Tiên vẫn sử dụng tháp pháo truyền thống có người ngồi trong điều khiển, chứ không phải cả tổ lái nằm trong một khoang chiến đấu khép kín ở phần thân như T-14 Armata, điều này là dễ hiểu khi trình độ khoa học kỹ thuật của Bình Nhưỡng không thể sánh bằng Moskva.

1602387517394.png
1602387527462.png
1602387544233.png
Xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Triều Tiên bị nhận xét là "mô phỏng" T-14 Armata Nga và M1 Abrams Mỹ

Nhưng chi tiết khiến nhiều người chú ý hơn đó là tháp pháo của loại xe tăng chưa rõ tên định danh này có vô số nét tương đồng với loại lắp trên M1 Abrams của Mỹ, có thể tạm gọi chiếc MBT nói trên của Triều Tiên là "con lai" giữa hai dòng xe tăng chiến đấu chủ lực tối tân nhất hiện nay.

Theo thông báo, xe tăng tiên tiến và bí ẩn của Triều Tiên đã nhận được hệ thống giáp phản ứng nổ mới, đi kèm các ống phóng tên lửa chống tăng gắn ngoài tháp pháo thay vì bắn đi từ nòng pháo, một số chuyên gia còn nhận định về khả năng có thể lắp đặt hệ thống phòng vệ chủ động (APS).



Sau khi ấn tượng với màn ra mắt ban đầu, báo chí cũng cho rằng chưa có gì đảm bảo chiếc chiến xa thế hệ mới của Triều Tiên thực sự là một thứ vũ khí lợi hại trên chiến trường, bởi chưa có bất cứ thông tin hay hình ảnh nào của nó trong quá trình thử nghiệm.



 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top