[Funland] Tiếng Việt là ngôn ngữ khó nhất trên đời này

atk234

Xe tăng
Biển số
OF-318141
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
1,366
Động cơ
305,852 Mã lực
Nói chung e thấy quá dễ.
 

One-77

Tháo bánh
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
20,030
Động cơ
1,974,337 Mã lực
Tiếng Việt thuộc ngôn ngữ dễ học.
Không thì, không giống, không số, không cách. Nói sao cũng được. Mấy thằng Tây sang Việt Nam tầm 1 năm là chém tiếng Việt rau ráu.
Các cụ học thử tiếng Nga coi. Giống số cách các thể loại. Học mãi vẫn không vào.
Tiếng Nhật thì còn khó hơn nữa. Người nước ngoài ở Nhật 10 năm còn chưa biết xài rành rọt kính ngữ.
Có thằng HDV du lịch Thái Lan nó học tiếng Việt có 9 tháng , đã nói được kha khá. Nó bảo tiếng Thái cũng dễ học, gần như tiếng Việt.
Tiếng Hoa giờ học qua bính âm cũng dễ, người Việt học tiếng Hoa chăm chỉ khỏang 3 tháng là đi du lịch thoải mái.
Cụ có tin là có người Nga nói là đọc thơ Puskin bằng tiếng Việt hay hơn bằng tiếng Nga không?
Cụ tìm đọc bản dịch Kiều sang tiếng Anh đọc thử sẽ thấy như thế nào?
Cụ nếu học tiếng Nhật kiểu bồi như mấy anh bạn HDV cụ ví dụ sẽ thấy không quá khó. tiếng Nhật khó là khi thể hiện thành văn bản làm sao thể hiện được hết và đầy đủ ý nghĩa (cụ có thể google để thấy một học sinh trung học của Nhật chỉ sử dụng thành thạo được khoảng 1000 từ đơn vì tiếng Nhật chỉ có loanh quanh đâu đó 1400-1500 từ đơn)
Nói tiếng Việt khó là khó về ngữ pháp, về sự đa nghĩa, chứ còn một đứa trẻ lên 5-6 tuổi đã có thể dùng tiếng Việt biểu đạt được rằng nó muốn gì thì người lớn đúng là không khó thật.
 

Huan Tran

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-496932
Ngày cấp bằng
12/3/17
Số km
1,186
Động cơ
200,741 Mã lực
Em thấy tiếng Thổ Nhĩ Kỳ khoai vãi lái luôn, đã từng học thử theo lời dụ dỗ của 1 em gái Thổ đang sống và làm việc tại HN.

Khoai quá nên bỏ sau 1 tháng @-)@-)
Cụ bỏ học tiếng Thổ hay bỏ em í ạ?
Cụ dùng tiếng tay để giao tiếp với em í được mà.

Đùa cụ nhé :D
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,590
Động cơ
272,254 Mã lực
Sắp xếp các từ sau thành câu có nghĩa:
Thày - không - mày - làm - đố - nên

Không thày đố mày làm nên
Làm thày mày không nên đố
....................

Mời tiếp ạ
Không nên đố mày làm thầy ;))
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
cụ có thể google để thấy một học sinh trung học của Nhật chỉ sử dụng thành thạo được khoảng 1000 từ đơn vì tiếng Nhật chỉ có loanh quanh đâu đó 1400-1500 từ đơn)
Tổng số Kanji: 2136
Yêu cầu sử dụng thành thạo: 1945
 

kfc1981

Xe điện
Biển số
OF-326904
Ngày cấp bằng
13/7/14
Số km
3,383
Động cơ
315,138 Mã lực
Cháu người Việt mà còn trả học hết đc tiếng và chữ Việt mình. Kể cũng có cái thú vị thật. Khó nên học cũng khó mất.
 
Biển số
OF-613202
Ngày cấp bằng
1/2/19
Số km
481
Động cơ
124,281 Mã lực
Tuổi
46
Lần đầu tiên em thấy có người nói ngữ pháp tiếng Việt dễ :)
Cụ có thế cho em biết đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ của câu mà cụ Dũng Ốc ví dụ ở trên không? Bảo sao nó không đến?
Cụ hiểu ngôn ngữ khó là như nào không ạ? Đó là ngôn ngữ chặt chẽ về cấu trúc cụ ạ. Tiếng Việt không chặt chẽ về cấu trúc nên thay đổi thứ tự từ rồi đặt dấu này khác, ví dụ của cụ Dũng chỉ là 1 trường hợp thú vị, tiếng nước khác cũng có chơi chữ hết cụ nhé. Em học 3 thứ tiếng, Anh, Pháp và Trung, kinh nghiệm như này:
Tiếng Pháp có chia giống đực, giống cái, có bất quy tắc nên khi chia động từ rất phức tạp, rồi thời thì này nọ khó hơn tiếng Anh 1 chút, tiếng Anh thì đỡ hơn vì ko chia giống đực giống cái. Khó nhất ở tiếng Việt phải nói là đại từ nhân xưng, khi nào với ai xưng hô ra sao, quả thực là rất khó cho người nước ngoài
Còn về việc xếp hạng độ khó của ngoại ngữ thì với mấy ông Tây nói tiếng Anh, tiếng Pháp Đức Bồ Tây Ý ... gần như 1 hệ ngôn ngữ nên họ học qua lại dễ dàng, em học tiếng Pháp rồi mới học tiếng Anh nên dễ cực luôn, họ học qua bên chữ tượng hình với Arabic lại chả khó gấp tỷ lần học chữ Latin he he.
Em chưa học qua tiếng Nhật nhưng có anh bạn làm phiên dịch thì nói ngữ pháp Nhật cũng rất khó, ko biết khó tới mức nào :)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,799
Động cơ
578,021 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Tokyo
Em chưa học qua tiếng Nhật nhưng có anh bạn làm phiên dịch thì nói ngữ pháp Nhật cũng rất khó, ko biết khó tới mức nào :)
Bác cứ thử lấy một đoạn văn tiếng Nhật, rồi dùng google dịch sang một ngôn ngữ mà bác thông thạo, đọc bản dịch cực kỳ lộn xộn của google thì bác sẽ hiểu tiếng Nhật khó cỡ nào.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
359
Động cơ
138,615 Mã lực
Nguồn: https://www.state.gov/foreign-language-training/

Theo nghiên cứu hơn 70 năm của Bộ Ngoại Giao Mỹ, đối với người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ mà nói, tiếng Việt thuộc nhóm III - Khó Hard Languages (cần khoảng 44 tuần ~ 1100 giờ học để đạt chuẩn Professional Working Proficiency ~ Thuần thục sử dụng trong công việc).

Cùng nhóm III có các ngôn ngữ khác như tiếng Nga, Lào, Hebrew, Ba Lan, Thái, Tây Tạng, v.v.

Nhóm IV - Rất Khó (cần khoảng 88 tuần ~ 2200 giờ học để đạt chuẩn Professional Working Proficiency ~ tức là khó gấp đôi so với tiếng Việt) bao gồm: Ả Rập, Quan Thoại, Quảng Đông, Hàn Quốc , Nhật.

Do vậy, đối với dân Anh, Mỹ, Canada, Úc, v.v. mà nói tiếng Việt không phải là tiếng khó nhất.

Bản thân tôi từng học theo thứ tự thời gian tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha, và Quan Thoại thì thấy câu "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam" không có cơ sở. Người nói câu này chắc chưa học qua chia động từ theo thì và thức của ngôn ngữ thuộc hệ La Tinh như Pháp, Ý, Tây Ban Nha cũng như sự biến đổi từ loại của tiếng Pháp cũng như Anh. Còn về độ phức tạp của chữ viết và sự phong phú trong từ vựng thì chắc chắn tiếng Việt (hiện đại) thua xa tiếng Trung (cả Quan Thoại lẫn Quảng Đông).
 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
17,800
Động cơ
479,198 Mã lực
Phát âm và ngữ pháp đúng là TV rất khó đối với người Nước ngoài so với ngôn ngữ khác, bảng chữ cái TV có dấu và thêm 5 dấu thanh ngữ nên phức tạp hơn.
Nhưng TV là ngôn ngữ hiện đại và đầy đủ nhất trên thế giới, Từ không bị bó buộc và có thể phát triển theo nhiều nghĩa khi nó đứng ở đâu. Bộ chữ cũng vậy, có thể ghép từ mà không lo bị cạn tài nguyên.
Trong hợp đồng hay văn bản, Ngữ pháp đứng vai trò quan trọng. Sự sắp xếp hay thay đổi cấu trúc từ, dấu sẽ cho ta nội dung có thể hoàn toàn khác biệt. Nhưng khi hợp đồng hay văn bản đã chỉnh chu thì.........khó có thể lật được từng câu chữ so với các ngôn ngữ khác. :):):)
 

American Turkey

Xe tải
Biển số
OF-612802
Ngày cấp bằng
30/1/19
Số km
239
Động cơ
121,661 Mã lực
Tuổi
36
Tiếng Việt quá dễ luôn:
"Sao nó không đến bảo?"

"Sao? Nó bảo đến không?";

"Sao nó đến không bảo?";

"Sao bảo nó không đến?";

"Sao? bảo nó đến không?";

"Sao? Bảo nó đến không?";

"Sao bảo không đến nó?"; "

"Sao? Đến bảo nó không?";

"Sao đến không bảo nó?";

"Sao đến nó bảo không?";

"Sao không đến bảo nó?";

"Sao không bảo nó đến?"



"Nó bảo sao không đến?";
"Nó bảo không đến sao?";

"Nó đến, sao không bảo?";

"Nó đến, không bảo sao?";

"Nó đến, sao bảo không?";

"Nó đến bảo không sao!";

"Nó đến, bảo sao không?";

"Nó không bảo, sao đến?";

"Nó không bảo đến sao?";

"Nó không đến bảo sao?"



"Bảo sao nó không đến?";

"Bảo! Sao không đến nó?";

"Bảo nó sao không đến?";

"Bảo nó: đến không sao.";

"Bảo nó đến sao không?";

"Bảo nó không đến sao?";

"Bảo đến sao nó không?";

"Bảo đến nó không sao!";

"Bảo không, sao nó đến?";

"Bảo! Không đến nó sao?"



"Không sao! Bảo nó đến.";

"Không! Nó bảo sao đến?";

"Không! Nó đến bảo sao?";

"Không bảo sao nó đến";

"Không bảo nó đến sao?";

"Không đến sao nó bảo?";

"Không đến bảo nó sao."



"Đến! Sao nó bảo không?";

"Đến! Sao bảo nó không?"

"Đến nó bảo không sao.";

"Đến nó không bảo sao.";

"Đến nó sao không bảo?";

"Đến bảo nó không sao!";

"Đến bảo sao nó không…";

"Đến không bảo nó sao?";

"Đến không? Bảo sao nó..."
Thôi em xin cụ, em loạn cmn lên roàiX_X
 

One-77

Tháo bánh
Biển số
OF-64321
Ngày cấp bằng
17/5/10
Số km
20,030
Động cơ
1,974,337 Mã lực
Cụ hiểu ngôn ngữ khó là như nào không ạ? Đó là ngôn ngữ chặt chẽ về cấu trúc cụ ạ. Tiếng Việt không chặt chẽ về cấu trúc nên thay đổi thứ tự từ rồi đặt dấu này khác, ví dụ của cụ Dũng chỉ là 1 trường hợp thú vị, tiếng nước khác cũng có chơi chữ hết cụ nhé. Em học 3 thứ tiếng, Anh, Pháp và Trung, kinh nghiệm như này:
Tiếng Pháp có chia giống đực, giống cái, có bất quy tắc nên khi chia động từ rất phức tạp, rồi thời thì này nọ khó hơn tiếng Anh 1 chút, tiếng Anh thì đỡ hơn vì ko chia giống đực giống cái. Khó nhất ở tiếng Việt phải nói là đại từ nhân xưng, khi nào với ai xưng hô ra sao, quả thực là rất khó cho người nước ngoài
Còn về việc xếp hạng độ khó của ngoại ngữ thì với mấy ông Tây nói tiếng Anh, tiếng Pháp Đức Bồ Tây Ý ... gần như 1 hệ ngôn ngữ nên họ học qua lại dễ dàng, em học tiếng Pháp rồi mới học tiếng Anh nên dễ cực luôn, họ học qua bên chữ tượng hình với Arabic lại chả khó gấp tỷ lần học chữ Latin he he.
Em chưa học qua tiếng Nhật nhưng có anh bạn làm phiên dịch thì nói ngữ pháp Nhật cũng rất khó, ko biết khó tới mức nào :)
Vâng, cách hiểu về độ khó của ngôn ngữ giữa em và cụ khác nhau mất rồi. Chúng ta nhìn về độ khó này ở các góc độ khác nhau. Vậy nên thôi cụ ạ :)
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,319
Động cơ
585,484 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
359
Động cơ
138,615 Mã lực
Trích từ bài viết cũ của tôi ở diễn đàn khác:
Bài dưới đây tôi sẽ phân tích đặc điểm, ưu, và khuyết (ưu và khuyết đôi khi như nhau) của tiếng Việt + một số ngôn ngữ phổ biến mà tôi có cơ hội tiếp xúc hoặc sử dụng qua. Bạn nào có ý định học thêm ngôn ngữ có thể dùng để tham khảo mà định hướng.

1. Việt:
- Đặc điểm: lai giữa tiếng Trung, Pháp, và Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha; ứng dụng song song hệ từ Hán Việt
- Ưu: đơn âm tiết (không có trọng âm), số lượng tổ hợp mẫu tự và thanh điệu ít, mẫu tự la tinh 100% viết sao đọc vậy, không có ngoại lệ; gần như không cần chia động từ (phân thời thì thêm từ); danh từ không phân giống (ngoại trừ đại từ); từ loại không có khác biệt hoặc chuyển đổi rất dễ dàng (tính từ "vui vẻ" -> phó từ "một cách vui vẻ"); hệ từ Hán Việt cung cấp cho tiếng Việt ưu điểm lời ít ý nhiều của tiếng Trung
- Khuyết: dùng thanh điệu (6 thanh), đơn âm tiết (tạo từ mới khó khăn, phải ghép nhiều từ thành tổ hợp từ, đặc biệt khó khi tạo thuật ngữ khoa học; một từ có rất nhiều nghĩa); một số nguyên âm và phụ âm đặc biệt khó phát âm; từ mượn cực nhiều nhưng lại không có hệ thống đánh vần chuẩn

2. Pháp (kiểu Pháp):
- Đặc điểm: nghe vui tai, lãng mạn; thuộc hệ ngôn ngữ Romance
- Ưu: đa âm tiết (dễ tạo từ mới, gần như không có trọng âm), gần như không dùng thanh điệu, mẫu tự la tinh ~99% viết sao đọc vậy; mượn từ dễ dàng có quy chuẩn đánh vần
- Khuyết: chia động từ cực kỳ phức tạp (phân ngôi thứ, số lượng, thời, cách); danh từ phân lưỡng tính; một số nguyên âm và phụ âm đặc biệt khó phát âm; từ loại chuyển đổi phức tạp

3. Tây Ban Nha (kiểu Mỹ La tinh):
- Đặc điểm: như Pháp
- Ưu: như tiếng Pháp, mẫu tự la tinh 100% viết sao đọc vậy; cực kỳ dễ phát âm (minh chứng là bất kỳ người việt, tàu, mỹ hay gì gì đều không có vấn đề nhiều ngay từ sơ cấp)
- Khuyết: như tiếng Pháp trừ vấn đề phát âm

4. Anh (kiểu Mỹ):
- Đặc điểm: phổ biến nhất, có quan hệ với tiếng Đức nhưng tối giản nhiều
- Ưu: đa âm tiết (dễ tạo từ mới), mẫu tự la tinh, cách viết và cách đọc có quan hệ gần gũi nhưng ít hơn nhiều so với 3 ngôn ngữ bên trên; danh từ không phân giống (ngoại trừ đại từ); chia động từ khá đơn giản (thêm từ + thay đổi động từ đơn giản)
- Khuyết: cách viết và cách đọc có quan hệ gần gũi nhưng ít hơn nhiều so với 3 ngôn ngữ bên trên; từ loại chuyển đổi phức tạp; đa âm tiết có trọng âm; một số nguyên âm và phụ âm đặc biệt khó phát âm;

5. Trung (Quan Thoại)
- Đặc điểm: là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ Đông (Nam) Á
- Ưu: đơn âm tiết (không có trọng âm), lời ít mà ý nhiều ~ hệ thống thành ngữ phong phú (mỗi ký tự hàm chứa nhiều ngữ nghĩa, có thể dùng độc lập mà không cần ký tự bổ trợ; danh từ không phân giống (ngoại trừ đại từ); chia động từ khá đơn giản (thêm từ); từ loại không có khác biệt hoặc rất dễ dàng ; mượn từ dễ dàng có quy chuẩn đánh vần
- Khuyết: đơn âm tiết (dùng thanh điệu ~ 5 thanh); hệ thống hán tự (vừa nhiều vừa khó nhớ, đặc biệt khi viết; ngay cả người TQ trình độ đại học-TS cũng gặp khó khăn hàng ngày); nhìn ký tự không thể biết được cách phát âm; một số nguyên âm và phụ âm đặc biệt khó phát âm;

Nhận xét khác: tiếng Trung mà không có hán tự thì nguyên lý hoạt động (ngữ pháp, cú pháp) và từ vựng gần như giống tiếng Việt ~ >80% (không kể phát âm)

Theo cá nhân tôi ngôn ngữ ưu việt nhất phải hội tụ những yếu tố sau:
- Đa âm tiết, không trọng âm, không thanh điệu, dễ phát âm = tiếng TBN
- Dễ tạo từ mới, mượn từ dễ dàng có quy chuẩn đánh vần = Tiếng Anh/Pháp/TBN/Trung
- Dùng mẫu tự La tinh, đọc sao viết vậy 100% = tiếng Việt / TBN / Pháp
- Danh từ không phân giống (ngoại trừ đại từ) = tiếng Việt / Trung / Anh
- Chia động từ đơn giản = tiếng Việt / Trung
- Chuyển đổi loại từ đơn giản = tiếng Việt / Trung
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top