Bác nói "
tứ trụ từ xưa đến nay" là muốn ám chỉ ai em và nhiều bác trong "thớt" không biết và em tin là họ cũng không có nhu cầu cần biết.
Tuy nhiên, một sự thực không ai chối cãi được là
cho dù họ là ai thì cũng khó mà so sánh với một tên tuổi mà nếu nói về tài, đức và sự nổi tiếng cũng như lưu danh thiên cổ và lưu truyền sử sách cả VN lẫn nước ngoài là vua (Hoàng Đế) Quang Trung (Nguyễn Huệ)
Tài là thế, đức là vậy và sự nổi tiếng lừng danh kim cổ này là khó có người VN thứ hai có thể so sánh, đã có dung mạo nó ra làm sao???
Em xin mời các bác xem các thông tin về dung mạo ông như sau:
"
Sách Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung cũng trích dẫn tướng mạo của Hoàng đế Quang Trung theo mô tả của một quan viết sử dưới thời Nguyễn: “Huệ tóc quăn, mặt đầy mụn, có con mắt nhỏ, nhưng cái tròng rất lạ, ban đêm ngồi không có đèn, ánh sáng từ mắt soi sáng cả chiếu, lúc lâm trận thì thế thắng uy nghi, anh hùng lẫm liệt, cho nên mới bình định được phương Nam, dẹp phương Bắc, tiến đến đâu thì không ai hơn được... Óc thông minh đó sẽ làm nên sự nghiệp lớn, tiếng nói sang sảng như chuông sẽ là lệnh truyền hiệu nghiệm đầy sức thuyết phục. Với đôi mắt như ánh điện, thay được đèn soi sáng cả chiếu vào lúc ban đêm, có thể xuyên thấu mọi tâm can sâu thẳm của mỗi con người, của đối phương nên đã làm người người đều kinh sợ. Cái nhãn quang đó cùng bộ óc thông minh của ông đã làm nên sự nghiệp phi thường như lịch sử đã ghi lại".
Ngoài ra, trong một phác họa chân dung vua Quang Trung in trên một tờ tiền giấy, hậu thế có thể thấy đôi mắt của vua là một đôi mắt đẹp đặc trưng kiểu người Việt Nam, nghĩa là đôi mắt to, hai mí lớn, nhãn cầu hơi lồi và ánh nhìn ngay thẳng, chính trực.
Có lẽ do quá ấn tượng về nhân cách, tài trí vô song của vị vua áo vải này mà các sử gia đã phần nào “thần thánh hóa” đôi mắt của vua, nhằm cho đời sau cảm nhận được uy lực lạ lùng của đôi mắt ấy. Việc miêu tả chi tiết đôi mắt, làn da cũng như mái tóc của vua Quang Trung càng cho thấy sự gần gũi của vị vua có xuất thân dân dã này."
VÀ,
Bức chân dung thể hiện gương mặt khá hom hem, tiều tụy của vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ được in trong cuốn Đi tìm chân dung vua Quang Trung của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính có thể gây sốc cho độc giả.
Hình vua Quang Trung theo bản vẽ của nhà Thanh (từ catalogue đấu giá của công ty Sotheby’s)
Theo sách sử miêu tả, cả hai vua Lê Lợi và Nguyễn Huệ ngay từ nhỏ đã bộc lộ nét của "thiên tử". Xong có lẽ do quá ấn tượng về nhân cách, tài trí vô song của hai vị vua áo vải này mà các sử gia đã phần nào “thần thánh hóa” từ tướng mạo, đến cái nhìn xuyên thấu của vua.
khoahocphattrien.vn
Sau khi bài viết về chân dung được cho là của vua Quang Trung qua bức vẽ của hai họa gia đời nhà Thanh khi vua sang Trung Hoa năm Canh Tuất (1790) gây ra nhiều tranh cãi, nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính đưa ra những kiến giải xoay quanh câu chuyện này.
thanhnien.vn
Bức chân dung thể hiện gương mặt khá hom hem, tiều tụy của vua Quang Trung do họa sĩ nhà Thanh vẽ được in trong cuốn Đi tìm chân dung vua Quang Trung của nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Chính có thể gây sốc cho độc giả.
thanhnien.vn