[Funland] Tìm hiểu về "Giáo dục khai phóng"

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,867
Động cơ
558,370 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Thực ra, nó rất đơn giản.
1. Việc học của người Việt, đao to búa lớn thì khi khác diễn, nhưng thực tế rất đơn giản:
- Học, đối với cá nhân, là để làm cho cá nhân có khả năng lươn lên về kinh tế, văn hóa, trình độ hiểu biết, vươn lên nấc thang cao hơn trong xã hội.
- Giáo dục-đào tạo đối với đất nước, là để đất nước có càng nhiều càng tốt những người lao động trình độ cao, hiệu suất lao động cao, thu nhập cao, không để đất nước yếu kém về kinh tế, công nghệ, khoa học, quân sự, văn hóa, tránh rơi trở lại vào vòng nô lệ (do yếu kém về trình độ KHCN, kinh tế, tài chính, quân sự).
2. Vấn đề 1 phải giải quyết ở cấp độ chiến lược quốc gia.
- Trước Đổi Mới ta có giáo dục bao cấp. Trẻ con ăn bo bo đi học, nhưng không phân biệt giàu nghèo (đệch, làm gì có giàu) đều được học. hạnh phúc của sự học trong cảnh nghèo toàn quốc. Chiến lược này thua cuộc vì bao cấp 100% sẽ dẫn đến hiệu quả thấp, chất lượng thấp, giá trị đấu ra thấp, không giúp đất nước thoát vòng nô lệ trong tương lai gần được.
- Sau Đổi Mới, ta hết tiền.
- Hết tiền ta vẽ ra XXH giáo dục. Tóm lại con nhà ai nấy lo. Hơn cả tư bản Mỹ, nhưng khác cái là nếu ở giai đoạn bao cấp, cả nước còn thể hiện được tinh thần vì con em chúng ta, nhà giáo vẫn còn uy tín (tuy nghèo-mà cả nước cùng nghèo).
- Còn từ Đổi Mới, con ai nấy lo, đèn nhà ai nấy rạng. Các chương trình tỷ đô của BGD cũng chỉ là "con" của 1 nhóm lợi ích. Nhà nước khéo léo phủi tay trách nhiệm của mình bằng câu thần chú "XHH".
- "Chiến lược" né tránh trách nhiệm Nhà nước bằng thần chú "XHH" này áp dụng cho mọi lĩnh vực phải còng lưng gánh vác (y tế, giáo dục, an sinh xã hội).
- Đó là lý do loạn cào cào về chuẩn giáo dục. Từ đó dẫn đến bất tín nhiệm tràn lan trong xã hội về ngành giáo dục. Dẫn đến các biến dạng về cách hiểu về vai trò / phương pháp của ngành giáo dục (coi học sinh là khách hàng, coi người học là trung tâm) 1 cách thô lậu méo mó.
3. Các phong trào, trường phái dạy học-giáo duc: Các trường phái học-dạy nào rút cuộc cũng là tập trung vào hiệu quả cao nhất cho cá nhân và xã hội. Có nhồi sọ this nhồi sọ that, cũng có học khai phóng hoặc khai quá...suy cho cùng cũng đều có điểm mạnh yếu hay dở khác nhau. Chỉ ở tầm chiến thuật. Hơn chỗ này thì kém chỗ kia. Không quan trọng lắm.
4. Chuyện học sinh hư hỗn, giáo viên mất phương hướng, ngành giáo dục rơi vào khủng hoảng, là kết quả của việc không giải quyết nghiêm túc cái 1 và 2. Chứ không phải 3.

Em có được đọc một bài viết từ hồi Nhà nước mới phất cờ cải cách giáo dục, lâu rồi không nhớ là của cụ Trần Hồng Quân hay cụ Nguyễn Minh Hiển đều bệu trưởng giáo dục. Đại ý là sản phẩm đầu ra của giáo dục là những ông người có mấy tố chất sau:

Ý thức về trách nhiệm công dân, tức là tuân hành luật pháp và không trốn thuế
Tư duy phê phán, tức là biết phân biệt phải trái ở các vẫn đề có cấp độ phức tạp khác nhau
Năng lực lãnh đạo, tức là kỹ năng dẫn dắt và triền cảm hứng
Khả năng hài hước, là thể hiện một phông văn hoá dày dặn cùng với năng lực biểu đạt tốt

Theo tiêu chí chất lượng như trên thì giáo dục ở ta đang cho ra quá nhiều sản phẩm chất lượng kém hơn hồi xưa.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ không thấy liên quan à ;)) .
Giáo dục khai phóng tôn trọng quyền tự do cá nhân cả trong học thuật, suy nghĩ và cuộc sống. Kết quả tất nhiên là cái cả mặt tốt và xấu của phương pháp giáo dục này sẽ phát triển song song với nhau và đều được chấp nhận :).
Wow, tư duy thật siêu phàm, chắc cụ thành công lắm trong đường công danh sự nghiệp =D>
 

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
46
Động cơ
998 Mã lực
Dạy gì, phổ biến gì thì cũng cần có người làm gương, làm mẫu. Kiểu như 1 lãnh đạo như trong kinh doanh với nhân viên, lãnh đạo tôn giáo, hay người chủ gia đình hành xử thế nào thì con nó có gương để nhìn. Chứ kiểu dạy cái chính người dạy còn ko làm được, nói còn sượng mồm thì phản tác dụng thôi.

Các "mỹ từ" khai phóng, văn minh, ... cuối cùng thì đều hướng tới con người, tây ta có cách gọi có thể khác nhau nhưng đều là 1 kiểu như tự do, trí tuệ, lương thiện, tình yêu với con người hay với tự nhiên...
 
Chỉnh sửa cuối:

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tóm lại bán cái gì thì nói rõ cho cc còn liệu cơm gắp mắm? Cứ vòng vèo dẫn dắt cc vào bụi rậm = những khái niệm mơ hồ giờ ko ai dính bẫy nữa đâu ;))
Trao đổi thông tin ạ, không mua bán gì cả. Có lịch sử các nội dung em từng còm làm chứng, hehe
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Thực ra, nó rất đơn giản.
1. Việc học của người Việt, đao to búa lớn thì khi khác diễn, nhưng thực tế rất đơn giản:
- Học, đối với cá nhân, là để làm cho cá nhân có khả năng lươn lên về kinh tế, văn hóa, trình độ hiểu biết, vươn lên nấc thang cao hơn trong xã hội.
- Giáo dục-đào tạo đối với đất nước, là để đất nước có càng nhiều càng tốt những người lao động trình độ cao, hiệu suất lao động cao, thu nhập cao, không để đất nước yếu kém về kinh tế, công nghệ, khoa học, quân sự, văn hóa, tránh rơi trở lại vào vòng nô lệ (do yếu kém về trình độ KHCN, kinh tế, tài chính, quân sự).
2. Vấn đề 1 phải giải quyết ở cấp độ chiến lược quốc gia.
- Trước Đổi Mới ta có giáo dục bao cấp. Trẻ con ăn bo bo đi học, nhưng không phân biệt giàu nghèo (đệch, làm gì có giàu) đều được học. hạnh phúc của sự học trong cảnh nghèo toàn quốc. Chiến lược này thua cuộc vì bao cấp 100% sẽ dẫn đến hiệu quả thấp, chất lượng thấp, giá trị đấu ra thấp, không giúp đất nước thoát vòng nô lệ trong tương lai gần được.
- Sau Đổi Mới, ta hết tiền.
- Hết tiền ta vẽ ra XXH giáo dục. Tóm lại con nhà ai nấy lo. Hơn cả tư bản Mỹ, nhưng khác cái là nếu ở giai đoạn bao cấp, cả nước còn thể hiện được tinh thần vì con em chúng ta, nhà giáo vẫn còn uy tín (tuy nghèo-mà cả nước cùng nghèo).
- Còn từ Đổi Mới, con ai nấy lo, đèn nhà ai nấy rạng. Các chương trình tỷ đô của BGD cũng chỉ là "con" của 1 nhóm lợi ích. Nhà nước khéo léo phủi tay trách nhiệm của mình bằng câu thần chú "XHH".
- "Chiến lược" né tránh trách nhiệm Nhà nước bằng thần chú "XHH" này áp dụng cho mọi lĩnh vực phải còng lưng gánh vác (y tế, giáo dục, an sinh xã hội).
- Đó là lý do loạn cào cào về chuẩn giáo dục. Từ đó dẫn đến bất tín nhiệm tràn lan trong xã hội về ngành giáo dục. Dẫn đến các biến dạng về cách hiểu về vai trò / phương pháp của ngành giáo dục (coi học sinh là khách hàng, coi người học là trung tâm) 1 cách thô lậu méo mó.
3. Các phong trào, trường phái dạy học-giáo dục: Các trường phái học-dạy nào rút cuộc cũng là tập trung vào hiệu quả cao nhất cho cá nhân và xã hội. Có nhồi sọ this nhồi sọ that, cũng có học khai phóng hoặc khai quá...suy cho cùng cũng đều có điểm mạnh yếu hay dở khác nhau. Chỉ ở tầm chiến thuật. Hơn chỗ này thì kém chỗ kia. Không quan trọng lắm.
4. Chuyện học sinh hư hỗn, giáo viên mất phương hướng, ngành giáo dục rơi vào khủng hoảng, là kết quả của việc không giải quyết nghiêm túc cái 1 và 2. Chứ không phải 3.
Nhắc nhẹ cụ là cái 1 của cụ nó nằm ở cái 3 nhé. Cụ viết dài nhưng chưa sắp xếp mạch lạc
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Dạy gì, phổ biến gì thì cũng cần có người làm gương, làm mẫu. Kiểu như 1 lãnh đạo như trong kinh doanh với nhân viên, lãnh đạo tôn giáo, hay người chủ gia đình hành xử thế nào thì con nó có gương để nhìn. Chứ kiểu dạy cái chính người dạy còn ko làm được, nói còn sượng mồm thì phản tác dụng thôi.

Các "mỹ từ" khai phóng, văn minh, ... cuối cùng thì đều hướng tới con người, tây ta có cách gọi có thể khác nhau nhưng đều là 1 kiểu như tự do, trí tuệ, lương thiện, tình yêu với con người hay với tự nhiên...
Cụ thể hiện quan điểm thật đơn giản nhưng em thấy thuyết phục lắm, phim cổ trang HK có câu "nói phải củ cải cũng nghe"
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,968
Động cơ
22,620 Mã lực
Thực ra, nó rất đơn giản.
1. Việc học của người Việt, đao to búa lớn thì khi khác diễn, nhưng thực tế rất đơn giản:
- Học, đối với cá nhân, là để làm cho cá nhân có khả năng lươn lên về kinh tế, văn hóa, trình độ hiểu biết, vươn lên nấc thang cao hơn trong xã hội.
- Giáo dục-đào tạo đối với đất nước, là để đất nước có càng nhiều càng tốt những người lao động trình độ cao, hiệu suất lao động cao, thu nhập cao, không để đất nước yếu kém về kinh tế, công nghệ, khoa học, quân sự, văn hóa, tránh rơi trở lại vào vòng nô lệ (do yếu kém về trình độ KHCN, kinh tế, tài chính, quân sự).
2. Vấn đề 1 phải giải quyết ở cấp độ chiến lược quốc gia.
- Trước Đổi Mới ta có giáo dục bao cấp. Trẻ con ăn bo bo đi học, nhưng không phân biệt giàu nghèo (đệch, làm gì có giàu) đều được học. hạnh phúc của sự học trong cảnh nghèo toàn quốc. Chiến lược này thua cuộc vì bao cấp 100% sẽ dẫn đến hiệu quả thấp, chất lượng thấp, giá trị đấu ra thấp, không giúp đất nước thoát vòng nô lệ trong tương lai gần được.
- Sau Đổi Mới, ta hết tiền.
- Hết tiền ta vẽ ra XXH giáo dục. Tóm lại con nhà ai nấy lo. Hơn cả tư bản Mỹ, nhưng khác cái là nếu ở giai đoạn bao cấp, cả nước còn thể hiện được tinh thần vì con em chúng ta, nhà giáo vẫn còn uy tín (tuy nghèo-mà cả nước cùng nghèo).
- Còn từ Đổi Mới, con ai nấy lo, đèn nhà ai nấy rạng. Các chương trình tỷ đô của BGD cũng chỉ là "con" của 1 nhóm lợi ích. Nhà nước khéo léo phủi tay trách nhiệm của mình bằng câu thần chú "XHH".
- "Chiến lược" né tránh trách nhiệm Nhà nước bằng thần chú "XHH" này áp dụng cho mọi lĩnh vực phải còng lưng gánh vác (y tế, giáo dục, an sinh xã hội).
- Đó là lý do loạn cào cào về chuẩn giáo dục. Từ đó dẫn đến bất tín nhiệm tràn lan trong xã hội về ngành giáo dục. Dẫn đến các biến dạng về cách hiểu về vai trò / phương pháp của ngành giáo dục (coi học sinh là khách hàng, coi người học là trung tâm) 1 cách thô lậu méo mó.
3. Các phong trào, trường phái dạy học-giáo dục: Các trường phái học-dạy nào rút cuộc cũng là tập trung vào hiệu quả cao nhất cho cá nhân và xã hội. Có nhồi sọ this nhồi sọ that, cũng có học khai phóng hoặc khai quá...suy cho cùng cũng đều có điểm mạnh yếu hay dở khác nhau. Chỉ ở tầm chiến thuật. Hơn chỗ này thì kém chỗ kia. Không quan trọng lắm.
4. Chuyện học sinh hư hỗn, giáo viên mất phương hướng, ngành giáo dục rơi vào khủng hoảng, là kết quả của việc không giải quyết nghiêm túc cái 1 và 2. Chứ không phải 3.
Ngay một nước phát triển hơn nhiều so với Việt Nam như Trung Quốc cũng đang vất vả trong mục (1). Trung Quốc cũng thay đổi giáo dục từ lối học nho giáo nên cũng gặp các vấn đề như Việt Nam. Ví dụ:

Theo khảo sát PISA, 15,1% trẻ nam và 9,1% trẻ gái Trung quốc có ý định theo nghề khoa học kỹ thuật. Trong khi ở OECD là 26% và 14,5%. Ở Mỹ là 27,8% và 10,4%

Whereas in terms of the career expectations, PISA results indicated that 15.1% of Chinese boys and 9.1% Chinese girls intended to enter science and engineering professionals in the future, compared to 26% (male) and 14.5% (female) in OECD, and 27.8% (male) and 10.4% (female) in the US (OECD, 2019).

 
Chỉnh sửa cuối:

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
3,752
Động cơ
277,838 Mã lực
Nhắc nhẹ cụ là cái 1 của cụ nó nằm ở cái 3 nhé. Cụ viết dài nhưng chưa sắp xếp mạch lạc
Cụ đọc kỹ chưa?
Vế thứ nhất bỏ qua, gạch đầu dòng thứ 2: đối với đất nước, càng nhiều càng tốt....
Đó là chiến lược giáo dục quốc gia. Nếu cứ "khoán trắng giáo dục cả tiền lẫn vai trò lãnh đạo" như hiện nay thì bó tay.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tại Hong Kong, truyền thống giáo dục Anh quốc được thiết lập từ đầu thế kỷ 19, với phần dự bị giáo dục đại học nằm ở giáo dục phổ thông. Tất cả các trường đại học tuyển sinh theo lĩnh vực chuyên ngành. Thời gian học 3 năm. Mục tiêu giáo dục đại học là đào tạo ra người tốt nghiệp chuyên ngành hẹp cho thị trường lao động ở Hong Kong.

Tuy nhiên, từ năm 2012, chính quyền Hong Kong chuyển đào tạo đại học từ 3 năm sang 4 năm. Tất cả các đại học ở đây buộc phải giảng dạy và phát triển chương trình giáo dục khai phóng.

Theo đó, chương trình tập trung phát triển những cấu phần trí tuệ rộng lớn, gồm: học suốt đời thông qua phương pháp học mới; tăng cường nhận thức toàn cầu; cảm nhận tốt hơn về di sản văn hóa Trung Hoa; hiểu biết tốt hơn về bản chất liên kết nội tại giữa kiến thức của các môn học trong phạm vi giáo dục liên môn; hiểu rõ giá trị hoạt động doanh nhân từ các môn nghệ thuật, văn học; về vai trò tăng lên của công nghệ và khoa học trong cuộc sống.

Vì mỗi trường đại học được tự do thiết kế chương trình đào tạo riêng, với phần giáo dục khai phóng chung, kết quả là giáo dục khai phóng tại Hong Kong có một số đặc điểm địa phương độc đáo, cũng như sự đa dạng đáng kể giữa các cơ sở đào tạo.

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Hong Kong là nhấn mạnh về bề rộng và tính đa ngành, như một cơ chế chống lại xu thế chuyên ngành hẹp vốn có trong giáo dục Anh quốc; chấp nhận rộng rãi các chương trình giáo dục khác, gồm các môn nằm ngoài giáo dục khai phóng truyền thống, hay các môn khoa học khác; nhấn mạnh vào yếu tố giáo dục công nghệ trong phạm vi giáo dục khai phóng, và buộc phải dùng phương pháp dạy - học dựa trên kết quả đầu ra như một khung cấu trúc chung.

Ví dụ, các đại học Hong Kong đã thiết kế chương trình đào tạo cốt lõi chung, và mới vào năm 2012. Để thực hiện chương trình cử nhân 4 năm, các đại học Hong Kong phát triển một cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo hơn.

Mặc dù kỹ năng chuyên ngành vẫn chiếm phần tỉ trọng lớn nhất trong tổng số tín chỉ, nhưng 36 môn học bắt buộc phải có trong chương trình cơ bản cốt lõi chung.

Được ủng hộ mạnh mẽ

Ở Hong Kong, việc giới thiệu rộng rãi giáo dục đại cương Hoa Kỳ đã được chính quyền địa phương, các đại học và ngành công nghiệp ủng hộ mạnh mẽ. Một mặt, việc vay mượn mô hình giáo dục đại cương của Hoa Kỳ đã bị ảnh hưởng một phần bởi xu thế toàn cầu hóa cải cách giáo dục đại học.

Mặt khác, nó cũng được coi như một cách kết nối các hệ thống giáo dục đại học ở Trung Quốc. Kết quả là các chương trình giáo dục đại cương ở hầu hết các đại học của Hong Kong dường như là sự pha trộn triết lý giáo dục Hoa Kỳ với các giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc đại lục.

Điều này dẫn đến việc các đại học ở Hong Kong cung cấp nhiều chương trình giáo dục rộng hơn, hoặc cung ứng đào tạo phi chuyên môn trước khi sinh viên vào học chuyên ngành.

Quan trọng hơn, nó đã khuyến khích các trường đại học nâng cao chất lượng sinh viên - nguồn nhân lực chất lượng cao có kỹ năng và năng lực toàn diện, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và các xã hội dựa trên tri thức.


 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
31,526
Động cơ
1,824,512 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang tung hô và quảng bá cho giáo dục khai phóng (GDKP). Họ thường nhấn mạnh tính ưu việt của xu hướng giáo dục này nhưng không (hoặc ít) đề cập tới phần nhược điểm của nó!

Nhược điểm của giáo dục khai phóng (GDKP):
  • Chuyên môn hạn chế, thiếu mục tiêu nghề nghiệp: GDKP không thể cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng kỹ thuật như một chương trình đào tạo chuyên sâu. Đây có thể là một bất lợi cho những cá nhân theo đuổi nghề nghiệp đòi hỏi chuyên môn cụ thể.
  • Sẵn sàng cho công việc: Sinh viên tốt nghiệp GDKP có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm ngay lập tức liên quan trực tiếp đến bằng cấp của họ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).
  • Thiếu thực tế: Nhiều nhà tuyển dụng có thể đánh giá thấp bằng cấp GDKP, đặc biệt trong các lĩnh vực công việc đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật cao.
  • Chi phí tài chính: Chi phí của GDKP có thể rất lớn và sẽ là gánh nặng cho học sinh và phụ huynh!
Tóm lại, GDKP có thể không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có mục tiêu nghề nghiệp chuyên sâu hoặc quan tâm đến công việc sinh tồn ngay sau tốt nghiệp.

Giá trị của GDKP phụ thuộc vào sở thích, nguyện vọng nghề nghiệp và lựa chọn cá nhân của mỗi người. Nó không phải là trào lưu giáo dục phổ biến và lựa chọn duy nhất trong thời điểm hiện tại!
 
Chỉnh sửa cuối:

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
46
Động cơ
998 Mã lực
Cụ thể hiện quan điểm thật đơn giản nhưng em thấy thuyết phục lắm, phim cổ trang HK có câu "nói phải củ cải cũng nghe"
cuộc sống nó vậy mà cụ, đụng xe nhau thì có xửng cồ lên " mày biết tao là ai ko, mày nhìn đểu tao à" thay vì hỏi a có sao ko, rồi lúc tắc đường, lúc xếp hàng, lúc miếng ăn có biết mời biết nhường biết phần người khác ko. Những thứ căn bản, đời thường nhất chính là khai phóng, là tự do là cái thiện chứ ở đâu xa.
 

BinhWalker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753624
Ngày cấp bằng
20/12/20
Số km
4,968
Động cơ
22,620 Mã lực
Dạy gì, phổ biến gì thì cũng cần có người làm gương, làm mẫu. Kiểu như 1 lãnh đạo như trong kinh doanh với nhân viên, lãnh đạo tôn giáo, hay người chủ gia đình hành xử thế nào thì con nó có gương để nhìn. Chứ kiểu dạy cái chính người dạy còn ko làm được, nói còn sượng mồm thì phản tác dụng thôi.

Các "mỹ từ" khai phóng, văn minh, ... cuối cùng thì đều hướng tới con người, tây ta có cách gọi có thể khác nhau nhưng đều là 1 kiểu như tự do, trí tuệ, lương thiện, tình yêu với con người hay với tự nhiên...
Phương Tây họ dạy học theo lối khai phóng (liberal) nhưng ngược lại họ cũng dạy lẽ thường (common senses, hay nói đơn giản là ý thức cộng đồng giá trị chung). Cả hai cái đó phải song song, chứ nếu chỉ nổ "khai phóng" mà quên mất "lẽ thường" sẽ đại loạn
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
"VN từng bỏ lỡ cơ hội giáo dục khai phóng

GS Lâm Quang Thiệp - nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT - cho rằng: "Từ khi đổi mới giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT đã chủ trương đưa giáo dục khai phóng vào chương trình cử nhân. Chủ trương xây dựng phần giáo dục đại cương và quy trình hai giai đoạn trong chương trình cử nhân là theo tinh thần giáo dục khai phóng.

Tuy nhiên, theo GS Thiệp, chủ trương này gặp nhiều trở ngại do có sự khác nhau về nhận thức, đã không nhận được sự ủng hộ khi triển khai vào thực tế, nên mô hình trường ĐH đại cương trong các ĐH đa lĩnh vực ở VN đã bị xóa bỏ".

GS Furuta Motoo cũng cho hay trong nền giáo dục ĐH ở VN, không phải là không có lịch sử giáo dục khai phóng. Khi ĐH Quốc gia Hà Nội ra đời giữa thập niên 1990, có thử nghiệm xây dựng trường đại cương. Nhưng thử nghiệm này không duy trì được lâu, và trường đại cương ĐH Quốc gia Hà Nội đã bị giải thể."


 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,882
Động cơ
558,967 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đang tung hô và quảng bá cho giáo dục khai phóng (GDKP). Họ thường nhấn mạnh tính ưu việt của xu hướng giáo dục này nhưng không (hoặc ít) đề cập tới phần nhược điểm của nó!

Nhược điểm của giáo dục khai phóng (GDKP):
  • Chuyên môn hạn chế, thiếu mục tiêu nghề nghiệp: GDKP không thể cung cấp nhiều kiến thức chuyên môn hoặc kỹ năng kỹ thuật như một chương trình đào tạo chuyên sâu. Đây có thể là một bất lợi cho những cá nhân theo đuổi nghề nghiệp đòi hỏi chuyên môn cụ thể.
  • Sẵn sàng cho công việc: Sinh viên tốt nghiệp GDKP có thể phải đối mặt với những thách thức trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm ngay lập tức liên quan trực tiếp đến bằng cấp của họ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).
  • Thiếu thực tế: Nhiều nhà tuyển dụng có thể đánh giá thấp bằng cấp GDKP, đặc biệt trong các lĩnh vực công việc đòi hỏi kỹ năng, kỹ thuật cao.
  • Chi phí tài chính: Chi phí của GDKP có thể rất lớn và sẽ là gánh nặng cho học sinh và phụ huynh!
Tóm lại, GDKP có thể không phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người có mục tiêu nghề nghiệp chuyên sâu hoặc quan tâm đến công việc sinh tồn ngay sau tốt nghiệp.

Giá trị của GDKP phụ thuộc vào sở thích, nguyện vọng nghề nghiệp và lựa chọn cá nhân của mỗi người. Nó không phải là trào lưu giáo dục phổ biến và lựa chọn duy nhất trong thời điểm hiện tại!
Nhận định của cụ hay của ai ạ, nếu quote từ nguồn khác thì cụ dẫn link để tiện đọc full nhé
 

duyenkhoi

Xe đạp
Biển số
OF-832824
Ngày cấp bằng
24/4/23
Số km
46
Động cơ
998 Mã lực
Phương Tây họ dạy học theo lối khai phóng (liberal) nhưng ngược lại họ cũng dạy lẽ thường (common senses, hay nói đơn giản là ý thức cộng đồng giá trị chung). Cả hai cái đó phải song song, chứ nếu chỉ nổ "khai phóng" mà quên mất "lẽ thường" sẽ đại loạn
2 cái này giống như 2 mặt của đồng xu cụ nhỉ. Con người sống phụ thuộc gia đình, xh, tự nhiên...Nhưng khi nhận thức sai về vị trí, thì ắt gây hỗn loạn.
 

datinh

Xe container
Biển số
OF-25268
Ngày cấp bằng
5/12/08
Số km
6,158
Động cơ
423,467 Mã lực
Nơi ở
Ba đình HN
chúng mình hay đóng đinh vào cái lối tư duy nhị nguyên
ta tốt. bọn phương tây cả mẽo mủng rất vớ vẩn
các cụ có cảm giác như vậy không.
 

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
31,526
Động cơ
1,824,512 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhận định của cụ hay của ai ạ, nếu quote từ nguồn khác thì cụ dẫn link để tiện đọc full nhé
Em không thích quote ý kiến của các bậc vĩ nhân! Quote thì quá dễ trong thời buổi internet

Nên đọc nhiều, hiểu kỹ và suy nghĩ ... rồi từ đó cố gắng tập hợp thành ý kiến riêng của mình!

Và hoàn toàn không có ý giao giảng hặc lăng xê cho người khác!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top