Top 12 sai lầm về bảo dưỡng/ sử dụng xe hơi.

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,278
Động cơ
629,376 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Mời rượu cụ thêm lần nữa cho bài này mà không được.
 
Biển số
OF-410465
Ngày cấp bằng
15/3/16
Số km
3
Động cơ
224,330 Mã lực
Tuổi
34
Nơi ở
79 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
Website
www.mayxaygiochamini.com
Vậy mà e cứ tắt điều hoà truớc khi tắt máy khoảng 5 phút, nhiều khi thấy ngộp thở trong xe, nhưng vì sợ ảnh hưởng điều hoà và ắc quy nên phải làm. Đọc bài của cụ e yên tâm rồi. Xe e đời cuối 2017 lo gì kkk
 

xtvtlongx

Xe tải
Biển số
OF-316684
Ngày cấp bằng
21/4/14
Số km
210
Động cơ
295,711 Mã lực
Em lót dép hóng kinh nghiệm :)
 

YakShip

Xe hơi
Biển số
OF-576987
Ngày cấp bằng
2/7/18
Số km
100
Động cơ
141,300 Mã lực
Tuổi
38
Đọc thớt này bổ béo phết ạ
 

tuanphan

Xe hơi
Biển số
OF-118037
Ngày cấp bằng
24/10/11
Số km
103
Động cơ
385,386 Mã lực
Rất bổ ích, cám ơn cụ.
 

DangKyLong

Xe hơi
Biển số
OF-595697
Ngày cấp bằng
23/10/18
Số km
181
Động cơ
130,950 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Vũng Tàu City
Ca
Em đưa lên đây với mục đích giúp các bác hiểu đúng về bảo dưỡng xe, vừa giúp xe vận hành tốt vừa đỡ tốn xèng cho các bác.
Tuy nhiên đây chỉ là tổng kết của riêng em mang hơi hướng của kinh nghiệm cá nhân, nếu có gì chưa đúng mong được lượng thứ!!!!!!!!

1. Thay dầu ở 1000 km đầu tiên:
Hầu hết các bác đều cho rằng phải thay dầu máy ở 1000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại gia công, xin thưa với các cụ, các phụ tùng được SX cho xe hiện đại ngày nay nó còn sạch hơn cả răng của các cụ sau khi đã đánh bằng kem đánh răng P/S đúng cách. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy theo khuyến cáo của Hyundai Việt Nam, xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.

2. Chạy rốt đa xe mới:
Đa số các cụ chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào, xin thưa các cụ, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.

3. Rửa động cơ cho ....sạch:
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên, trên thực thế rất nhiều các cụ đã dính đòn rồi, ngay cả ở Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo một cái bảng khuyến cáo khách hàng: "Không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy".

4. Yêu cầu bảo dưỡng ở những cụm chi tiết miễn bảo dưỡng:
Các cụ nhà ta thường lăn tăn khi vô hãng bảo dưỡng người ta làm vèo một loáng là xong và thường đưa ra ngoài để ....làm thêm cho chắc cú. Cụ thể ở đây là một số cụm chi tiết miễn bảo dưỡng thì chỉ kiểm tra, hỏng thì thay: Vòng bi moay ơ, Bình ắc quy, HT phanh ABS / ESP.......... thậm chí nếu cố tình bảo dưỡng, các món này sẽ ngỏm củ tỏi luôn.

5. Bơm lốp với áp suất cao như ...xe máy:
Đa số các cụ nhà ta đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 vậy thì ô-tô nặng hàng Tần thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà SX xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm.

6. Chơi bóng đèn xe-non (thay cho bóng halogen) sẽ sáng hơn:
Chóa đèn xe được thiết kế phù hợp với điểm phát sáng rất nhỏ của bóng halogen giúp cho ánh sáng được hội tụ tốt, giảm tối đa nhứng tia sáng thừa gây chói mắt cho người đi ngược chiều. Khi thay bóng xe-non (HID), điểm phát sáng của đèn này lớn hơn rất nhiều (gấp nhiều lần) bóng halogen do vậy ánh sáng không tập trung và thừa rất nhiều những tia sáng gây chói mắt, nhiều trường hợp khả năng chiếu sáng không đạt bằng bóng halogen nguyên bản và chủ xe bị lừa vì mà sắc bắt mắt của bóng Xe-non.
Đó là chưa kể chóa đèn có thể bị hỏng, rộp do nhiệt độ của bóng xe-non rất lớn, hệ thống điện, điện tử trên xe bị ảnh hưởng mặc dù nhà SX luôn quảng cáo rằng bóng xenon tiết kiệm năng lượng hơn, "mát" hơn bóng halogen.

Một nhầm lẫn nữa liên quan đến đèn Xe-non là khái niệm "Bi", Tây nó mà biết người Việt ta nhìn thấy cái thấu kính giống nửa hòn bi, bên trong có lắp bóng xe-non, thế là ghép luôn là "Bi xe-non" thì chắc nó sẽ đặt tên khác. "Bi xe-non" là loại đèn có màn chập, điều khiển cái màn chập sẽ cho kết quả là "pha", "cốt" hay là tắt. Với "Bi xe-non" thứ thiệt thì đèn sẽ bật sáng liên tục khi nổ máy để sẵn sàng cho việc "nháy pha" vì đèn Xe-non cần vài giây để khởi động, trong khi thao tác nháy pha có khi chỉ tầm vài phần trăm giây. Cũng vì lý do này, lo ngại tuổi thọ của đèn nên xe có "Bi xe-non" thường lắp thêm đèn pha dùng bóng Halogen, khi không bật đèn "cốt" thì nháy pha sẽ chỉ nháy đèn Halogen, khi bật "cốt" thì hệ thống vừa mở màn chập của "Bi xe-non" vừa bật sáng đèn Halogen.

7. Các biện pháp chống ồn cho xe hơi là có hiệu quả rõ rệt:
Với lý luận của em dưới đây thì "sáng kiến" chống ồn chỉ có hiệu quả về mặt tâm lý cho chủ xe, tuy nhiên nó cũng không phải là không có hiệu quả tí nào nhưng chắc rằng sẽ không xứng với ngân lượng của các cụ bỏ ra.
Nhà SX xe hơi nào cũng có hướng đến tiêu chí "có độ cách âm tốt" - đương nhiên rồi, các cụ phải chi khoảng 2 triệu VNĐ ~ 120USD cho việc tháo lắp toàn bộ nội thất và các chi tiết liên quan đến công việc chống ồn + tiền vật liệu + lãi lờ......., công việc này nếu làm tại hãng thì kể cả công xá và vật tư chắc chỉ vài chục đô cho mỗi xe (do không phải tháo, lắp thì đương nhiên vẫn vậy), nếu việc chống ồn này là hiệu quả thì cả cái xe vài chục nghìn đô, thêm vài chục đô, chắc chắn hãng sẽ không bỏ qua để làm hài lòng các thượng đế.


8. Các thiết bị, vật liệu tiết kiệm nhiên liệu là có hiệu quả:
Theo đánh giá và thực nghiệm của riêng em thì một số thiết bị/vật liệu có làm tiết kiệm nhiên liệu ở một mức độ rất nhỏ và nếu so với chi phí mà chủ xe phải bỏ ra thì lại bị ....lỗ. Hơn nữa nếu nó thực sự tiết kiệm thì các hãng chắc chắn sẽ mua bản quyền hoặc tự nghiên cứu, phát triển và trang bị cho xe của mình chứ không để người khác phải làm thay. Các cụ nên nhớ tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu ngày nay là một trong những tiêu chí quyết định sự sống còn của hãng.


9. Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy:
Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời "Ơ kìa" hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp, việc làm này là được truyền miệng từ các bác tài già và rất già đã quen chạy xe "nát".
HT điều hòa trên xe hơi ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.
Một nhầm lẫn nữa của người sử dụng là "cứ tưởng" điều hòa xe như điều hòa nhà, điều hòa xe khác điều hòa nhà ở chỗ, điều hòa chỉ chạy khi máy đang nổ và công suất của HT điều hòa trên xe lớn hơn gấp nhiều lần điều hòa cỡ trung ở nhà.

11. Máy dầu đổ nhầm xăng thì ...tan hết máy, máy xăng đổ nhầm dầu thì không sao :
Dầu đốt còn không cháy, xăng thì chỉ cần tí tia lửa là cháy giữ dội luôn, vậy xe máy dầu mà đổ nhầm xăng thì nó nổ có mà ...như bom nhưng đó là khả năng bắt lửa thôi ạ.
Dựa theo khả năng cháy và tự cháy của hai loại nhiên liệu này và dựa trên thực tế chứng minh thì mọi chuyện lại ngược lại. Nếu xe máy dầu đổ nhầm xăng, các cụ có lỡ chạy vài chục km thì cứ hãy yên tâm, chỉ cần thay nhiên liệu đi là lại ngon ngay (tuy nhiên không phải là nó vô hại nhưng thiệt hại ấy là không đáng kể) nhưng các cụ đi máy xăng thì hãy cẩn thận, thực tế đã chứng minh, máy xăng mà chạy dầu diesel mà không phát hiện sớm thì có thể "đi" nguyên cả con máy và nhiều thiết bị phụ trợ khác.

10. Thừa dầu thì sẽ bị hỏng phớt?:

Các cụ nhà ta hầu hết ai cũng giật mình khi thăm dầu mà thấy dầu trên mức MAX, tá hỏa tam tinh gọi điện thoại cho người thân, mang xe đi xưởng để bắt đền..... nhưng theo hiểu biết của em thì nó chả sao cả ngoài việc tốn tài nguyên thiên nhiên và tiền của ai đó. Với lối tư duy từ xe máy có động cơ nằm ngang đi lên nên việc "thừa dầu phá phớt" chỉ là truyền miệng, chả có cơ sở kỹ thuật nào. Thậm chí thừ dầu còn tốt ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như xưởng lỡ đổ nhiều dầu thì họ tốn tiền chứ ta được lợi, nhiều dầu thì đến cuối kỳ thay dầu, chất lượng dầu sẽ còn tốt hơn là đủ dầu ......
Vậy nên các cụ đừng có lo khi thăm dầu mà thấy nó hơi nhiều hơn mức MAX một chút (tầm 1cm), nhiều quá thì cũng có một số nguy cơ nhưng không phải là "phá phớt".

12. Gioăng cửa nóc là phải kín?

Không phải các cụ ạ, nếu bị dột, các cụ chớ có dại thay cái gioăng này vì nó rất đắt, gioăng trên cửa nóc chỉ có tác dụng giảm lọt nước, công dụng chính của nó là để tránh ồn gió. Nghĩa là có nước lọt vào bên trong khi đi mưa hoặc rửa xe, nước này sẽ theo 4 ống dẫn xuống 4 góc xe, lâu ngày thì ống này dù khá to nhưng vẫn có thể tắc dẫn đến dột nước, xử lý cực đơn giản bang khí nén với các ống này là OK.


Nhà cháu tạm thời đặt gạch và sẽ tiếp tục..........do phải nghĩ nên có thể hơi lâu và con số "TOP 10" có thể thay đổi phụ thuộc vào "VOTKA" của các cụ!!!!!!!
ảm ơn cụ chủ thớt!
 

warhorse

Xe máy
Biển số
OF-372324
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
97
Động cơ
250,870 Mã lực
Cảm ơn cụ nhiều
Em đưa lên đây với mục đích giúp các bác hiểu đúng về bảo dưỡng xe, vừa giúp xe vận hành tốt vừa đỡ tốn xèng cho các bác.
Tuy nhiên đây chỉ là tổng kết của riêng em mang hơi hướng của kinh nghiệm cá nhân, nếu có gì chưa đúng mong được lượng thứ!!!!!!!!

1. Thay dầu ở 1000 km đầu tiên:
Hầu hết các bác đều cho rằng phải thay dầu máy ở 1000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại gia công, xin thưa với các cụ, các phụ tùng được SX cho xe hiện đại ngày nay nó còn sạch hơn cả răng của các cụ sau khi đã đánh bằng kem đánh răng P/S đúng cách. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy theo khuyến cáo của Hyundai Việt Nam, xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.

2. Chạy rốt đa xe mới:
Đa số các cụ chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào, xin thưa các cụ, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.

3. Rửa động cơ cho ....sạch:
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên, trên thực thế rất nhiều các cụ đã dính đòn rồi, ngay cả ở Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo một cái bảng khuyến cáo khách hàng: "Không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy".

4. Yêu cầu bảo dưỡng ở những cụm chi tiết miễn bảo dưỡng:
Các cụ nhà ta thường lăn tăn khi vô hãng bảo dưỡng người ta làm vèo một loáng là xong và thường đưa ra ngoài để ....làm thêm cho chắc cú. Cụ thể ở đây là một số cụm chi tiết miễn bảo dưỡng thì chỉ kiểm tra, hỏng thì thay: Vòng bi moay ơ, Bình ắc quy, HT phanh ABS / ESP.......... thậm chí nếu cố tình bảo dưỡng, các món này sẽ ngỏm củ tỏi luôn.

5. Bơm lốp với áp suất cao như ...xe máy:
Đa số các cụ nhà ta đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 vậy thì ô-tô nặng hàng Tần thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà SX xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm.

6. Chơi bóng đèn xe-non (thay cho bóng halogen) sẽ sáng hơn:
Chóa đèn xe được thiết kế phù hợp với điểm phát sáng rất nhỏ của bóng halogen giúp cho ánh sáng được hội tụ tốt, giảm tối đa nhứng tia sáng thừa gây chói mắt cho người đi ngược chiều. Khi thay bóng xe-non (HID), điểm phát sáng của đèn này lớn hơn rất nhiều (gấp nhiều lần) bóng halogen do vậy ánh sáng không tập trung và thừa rất nhiều những tia sáng gây chói mắt, nhiều trường hợp khả năng chiếu sáng không đạt bằng bóng halogen nguyên bản và chủ xe bị lừa vì mà sắc bắt mắt của bóng Xe-non.
Đó là chưa kể chóa đèn có thể bị hỏng, rộp do nhiệt độ của bóng xe-non rất lớn, hệ thống điện, điện tử trên xe bị ảnh hưởng mặc dù nhà SX luôn quảng cáo rằng bóng xenon tiết kiệm năng lượng hơn, "mát" hơn bóng halogen.

Một nhầm lẫn nữa liên quan đến đèn Xe-non là khái niệm "Bi", Tây nó mà biết người Việt ta nhìn thấy cái thấu kính giống nửa hòn bi, bên trong có lắp bóng xe-non, thế là ghép luôn là "Bi xe-non" thì chắc nó sẽ đặt tên khác. "Bi xe-non" là loại đèn có màn chập, điều khiển cái màn chập sẽ cho kết quả là "pha", "cốt" hay là tắt. Với "Bi xe-non" thứ thiệt thì đèn sẽ bật sáng liên tục khi nổ máy để sẵn sàng cho việc "nháy pha" vì đèn Xe-non cần vài giây để khởi động, trong khi thao tác nháy pha có khi chỉ tầm vài phần trăm giây. Cũng vì lý do này, lo ngại tuổi thọ của đèn nên xe có "Bi xe-non" thường lắp thêm đèn pha dùng bóng Halogen, khi không bật đèn "cốt" thì nháy pha sẽ chỉ nháy đèn Halogen, khi bật "cốt" thì hệ thống vừa mở màn chập của "Bi xe-non" vừa bật sáng đèn Halogen.

7. Các biện pháp chống ồn cho xe hơi là có hiệu quả rõ rệt:
Với lý luận của em dưới đây thì "sáng kiến" chống ồn chỉ có hiệu quả về mặt tâm lý cho chủ xe, tuy nhiên nó cũng không phải là không có hiệu quả tí nào nhưng chắc rằng sẽ không xứng với ngân lượng của các cụ bỏ ra.
Nhà SX xe hơi nào cũng có hướng đến tiêu chí "có độ cách âm tốt" - đương nhiên rồi, các cụ phải chi khoảng 2 triệu VNĐ ~ 120USD cho việc tháo lắp toàn bộ nội thất và các chi tiết liên quan đến công việc chống ồn + tiền vật liệu + lãi lờ......., công việc này nếu làm tại hãng thì kể cả công xá và vật tư chắc chỉ vài chục đô cho mỗi xe (do không phải tháo, lắp thì đương nhiên vẫn vậy), nếu việc chống ồn này là hiệu quả thì cả cái xe vài chục nghìn đô, thêm vài chục đô, chắc chắn hãng sẽ không bỏ qua để làm hài lòng các thượng đế.


8. Các thiết bị, vật liệu tiết kiệm nhiên liệu là có hiệu quả:
Theo đánh giá và thực nghiệm của riêng em thì một số thiết bị/vật liệu có làm tiết kiệm nhiên liệu ở một mức độ rất nhỏ và nếu so với chi phí mà chủ xe phải bỏ ra thì lại bị ....lỗ. Hơn nữa nếu nó thực sự tiết kiệm thì các hãng chắc chắn sẽ mua bản quyền hoặc tự nghiên cứu, phát triển và trang bị cho xe của mình chứ không để người khác phải làm thay. Các cụ nên nhớ tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu ngày nay là một trong những tiêu chí quyết định sự sống còn của hãng.


9. Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy:
Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời "Ơ kìa" hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp, việc làm này là được truyền miệng từ các bác tài già và rất già đã quen chạy xe "nát".
HT điều hòa trên xe hơi ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.
Một nhầm lẫn nữa của người sử dụng là "cứ tưởng" điều hòa xe như điều hòa nhà, điều hòa xe khác điều hòa nhà ở chỗ, điều hòa chỉ chạy khi máy đang nổ và công suất của HT điều hòa trên xe lớn hơn gấp nhiều lần điều hòa cỡ trung ở nhà.

11. Máy dầu đổ nhầm xăng thì ...tan hết máy, máy xăng đổ nhầm dầu thì không sao :
Dầu đốt còn không cháy, xăng thì chỉ cần tí tia lửa là cháy giữ dội luôn, vậy xe máy dầu mà đổ nhầm xăng thì nó nổ có mà ...như bom nhưng đó là khả năng bắt lửa thôi ạ.
Dựa theo khả năng cháy và tự cháy của hai loại nhiên liệu này và dựa trên thực tế chứng minh thì mọi chuyện lại ngược lại. Nếu xe máy dầu đổ nhầm xăng, các cụ có lỡ chạy vài chục km thì cứ hãy yên tâm, chỉ cần thay nhiên liệu đi là lại ngon ngay (tuy nhiên không phải là nó vô hại nhưng thiệt hại ấy là không đáng kể) nhưng các cụ đi máy xăng thì hãy cẩn thận, thực tế đã chứng minh, máy xăng mà chạy dầu diesel mà không phát hiện sớm thì có thể "đi" nguyên cả con máy và nhiều thiết bị phụ trợ khác.

10. Thừa dầu thì sẽ bị hỏng phớt?:

Các cụ nhà ta hầu hết ai cũng giật mình khi thăm dầu mà thấy dầu trên mức MAX, tá hỏa tam tinh gọi điện thoại cho người thân, mang xe đi xưởng để bắt đền..... nhưng theo hiểu biết của em thì nó chả sao cả ngoài việc tốn tài nguyên thiên nhiên và tiền của ai đó. Với lối tư duy từ xe máy có động cơ nằm ngang đi lên nên việc "thừa dầu phá phớt" chỉ là truyền miệng, chả có cơ sở kỹ thuật nào. Thậm chí thừ dầu còn tốt ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như xưởng lỡ đổ nhiều dầu thì họ tốn tiền chứ ta được lợi, nhiều dầu thì đến cuối kỳ thay dầu, chất lượng dầu sẽ còn tốt hơn là đủ dầu ......
Vậy nên các cụ đừng có lo khi thăm dầu mà thấy nó hơi nhiều hơn mức MAX một chút (tầm 1cm), nhiều quá thì cũng có một số nguy cơ nhưng không phải là "phá phớt".

12. Gioăng cửa nóc là phải kín?

Không phải các cụ ạ, nếu bị dột, các cụ chớ có dại thay cái gioăng này vì nó rất đắt, gioăng trên cửa nóc chỉ có tác dụng giảm lọt nước, công dụng chính của nó là để tránh ồn gió. Nghĩa là có nước lọt vào bên trong khi đi mưa hoặc rửa xe, nước này sẽ theo 4 ống dẫn xuống 4 góc xe, lâu ngày thì ống này dù khá to nhưng vẫn có thể tắc dẫn đến dột nước, xử lý cực đơn giản bang khí nén với các ống này là OK.


Nhà cháu tạm thời đặt gạch và sẽ tiếp tục..........do phải nghĩ nên có thể hơi lâu và con số "TOP 10" có thể thay đổi phụ thuộc vào "VOTKA" của các cụ!!!!!!!
 

audi80

Xe đạp
Biển số
OF-15254
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
32
Động cơ
512,520 Mã lực
"5. Bơm lốp với áp suất cao như ...xe máy:
Đa số các cụ nhà ta đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 vậy thì ô-tô nặng hàng Tần thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà SX xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm."
Các bac chú ý hầu hêt bên cửa lái của xe thường người ta có dán bảng hướng dãn về áp suất lóp rồi cứ vậy mà làm là yên tâm
 

khanhln

Xe hơi
Biển số
OF-600596
Ngày cấp bằng
24/11/18
Số km
114
Động cơ
127,080 Mã lực
Tuổi
39
Rất hữu ích, cảm ơn cụ chủ
 

TanTruongSon

Xe tải
Biển số
OF-338308
Ngày cấp bằng
13/10/14
Số km
453
Động cơ
280,730 Mã lực
Nơi ở
434 Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website
bephoangcuong.com
Em đưa lên đây với mục đích giúp các bác hiểu đúng về bảo dưỡng xe, vừa giúp xe vận hành tốt vừa đỡ tốn xèng cho các bác.
Tuy nhiên đây chỉ là tổng kết của riêng em mang hơi hướng của kinh nghiệm cá nhân, nếu có gì chưa đúng mong được lượng thứ!!!!!!!!

1. Thay dầu ở 1000 km đầu tiên:
Hầu hết các bác đều cho rằng phải thay dầu máy ở 1000 km đầu tiên vì sợ "mạt" kim loại gia công, xin thưa với các cụ, các phụ tùng được SX cho xe hiện đại ngày nay nó còn sạch hơn cả răng của các cụ sau khi đã đánh bằng kem đánh răng P/S đúng cách. Công nghệ chế tạo ngày càng chính xác và các loại gioăng đang dần biến mất mà thay vào đó là keo hoặc là không gì cả.
Do vậy theo khuyến cáo của Hyundai Việt Nam, xe máy xăng nên thay dầu ở 6000km, máy dầu 5000km.

Xe khi xuất xưởng có sẵn dầu, từ đó tới lúc đến tay người tiêu dùng có thể vài tháng hoặc vài năm. Nếu trên 2 năm là đủ để thay dầu sớm vì chất lượng dầu xuống cấp theo thời gian. Các cụ cứ xem các bình/chai/can dầu mới tinh, luôn có hạn sử dụng nhé.

2. Chạy rốt đa xe mới:
Đa số các cụ chủ xe đều băn khoăn về việc chạy rốt-đa (chạy rà) xe mới của mình như thế nào, xin thưa các cụ, công nghệ chế tạo xe hơi ngày nay không cần phải chạy rốt-đa mà hãng chỉ khuyến cáo chạy ở 80% tải và tốc độ tối đa của xe cho 1000 km đầu tiên.

3. Rửa động cơ cho ....sạch:
Các loại xe hơi ngày nay áp dụng công nghệ điện tử khá nhiều cho việc điều khiển động cơ và các loại thiết bị phụ trợ, do vậy việc có nước ở khoang động cơ rất có thể gây ra những hỏng hóc cho các thiết bị điện tử nói trên, trên thực thế rất nhiều các cụ đã dính đòn rồi, ngay cả ở Mỹ người ta vẫn nhận rửa khoang động cơ nhưng kèm theo một cái bảng khuyến cáo khách hàng: "Không chịu trách nhiệm nếu hỏng máy".

Cụ hiểu nhầm khái niệm rửa ở đây rồi, hoàn toàn không dùng nước mà dùng dung dịch chuyên dụng của 3M, các cụ search mã 3M 08899 là ra nhé.

4. Yêu cầu bảo dưỡng ở những cụm chi tiết miễn bảo dưỡng:
Các cụ nhà ta thường lăn tăn khi vô hãng bảo dưỡng người ta làm vèo một loáng là xong và thường đưa ra ngoài để ....làm thêm cho chắc cú. Cụ thể ở đây là một số cụm chi tiết miễn bảo dưỡng thì chỉ kiểm tra, hỏng thì thay: Vòng bi moay ơ, Bình ắc quy, HT phanh ABS / ESP.......... thậm chí nếu cố tình bảo dưỡng, các món này sẽ ngỏm củ tỏi luôn.

5. Bơm lốp với áp suất cao như ...xe máy:
Đa số các cụ nhà ta đều tự suy luận rằng, cái xe máy nặng có hơn 1 tạ mà còn phải bơm 3~4 kg/cm2 vậy thì ô-tô nặng hàng Tần thì chí ít cũng phải bơm bằng xe máy. Sự thực thì theo đa số các nhà SX xe quy định, áp suất lốp xe chỉ cần 2,0 ~ 2,5 kg/cm2 là đủ, dừa bền lốp vừa chạy êm.

Cái này thì tùy từng lốp và loại xe.

6. Chơi bóng đèn xe-non (thay cho bóng halogen) sẽ sáng hơn:
Chóa đèn xe được thiết kế phù hợp với điểm phát sáng rất nhỏ của bóng halogen giúp cho ánh sáng được hội tụ tốt, giảm tối đa nhứng tia sáng thừa gây chói mắt cho người đi ngược chiều. Khi thay bóng xe-non (HID), điểm phát sáng của đèn này lớn hơn rất nhiều (gấp nhiều lần) bóng halogen do vậy ánh sáng không tập trung và thừa rất nhiều những tia sáng gây chói mắt, nhiều trường hợp khả năng chiếu sáng không đạt bằng bóng halogen nguyên bản và chủ xe bị lừa vì mà sắc bắt mắt của bóng Xe-non.
Đó là chưa kể chóa đèn có thể bị hỏng, rộp do nhiệt độ của bóng xe-non rất lớn, hệ thống điện, điện tử trên xe bị ảnh hưởng mặc dù nhà SX luôn quảng cáo rằng bóng xenon tiết kiệm năng lượng hơn, "mát" hơn bóng halogen.

Một nhầm lẫn nữa liên quan đến đèn Xe-non là khái niệm "Bi", Tây nó mà biết người Việt ta nhìn thấy cái thấu kính giống nửa hòn bi, bên trong có lắp bóng xe-non, thế là ghép luôn là "Bi xe-non" thì chắc nó sẽ đặt tên khác. "Bi xe-non" là loại đèn có màn chập, điều khiển cái màn chập sẽ cho kết quả là "pha", "cốt" hay là tắt. Với "Bi xe-non" thứ thiệt thì đèn sẽ bật sáng liên tục khi nổ máy để sẵn sàng cho việc "nháy pha" vì đèn Xe-non cần vài giây để khởi động, trong khi thao tác nháy pha có khi chỉ tầm vài phần trăm giây. Cũng vì lý do này, lo ngại tuổi thọ của đèn nên xe có "Bi xe-non" thường lắp thêm đèn pha dùng bóng Halogen, khi không bật đèn "cốt" thì nháy pha sẽ chỉ nháy đèn Halogen, khi bật "cốt" thì hệ thống vừa mở màn chập của "Bi xe-non" vừa bật sáng đèn Halogen.

PHILIPS ngoài bóng halogen nguyên bản theo xe, còn có các loại bóng tăng sáng: 130%, 150%, 200%. Được mọi người ưa chuộng nhất là bóng tăng 130% hoặc 150% sáng.

7. Các biện pháp chống ồn cho xe hơi là có hiệu quả rõ rệt:
Với lý luận của em dưới đây thì "sáng kiến" chống ồn chỉ có hiệu quả về mặt tâm lý cho chủ xe, tuy nhiên nó cũng không phải là không có hiệu quả tí nào nhưng chắc rằng sẽ không xứng với ngân lượng của các cụ bỏ ra.
Nhà SX xe hơi nào cũng có hướng đến tiêu chí "có độ cách âm tốt" - đương nhiên rồi, các cụ phải chi khoảng 2 triệu VNĐ ~ 120USD cho việc tháo lắp toàn bộ nội thất và các chi tiết liên quan đến công việc chống ồn + tiền vật liệu + lãi lờ......., công việc này nếu làm tại hãng thì kể cả công xá và vật tư chắc chỉ vài chục đô cho mỗi xe (do không phải tháo, lắp thì đương nhiên vẫn vậy), nếu việc chống ồn này là hiệu quả thì cả cái xe vài chục nghìn đô, thêm vài chục đô, chắc chắn hãng sẽ không bỏ qua để làm hài lòng các thượng đế.

Cụ lại nhầm, cụ biết tấm chắng nắng của một hãng xe rất lớn làm bằng bìa carton rồi chứ? Hãng nào cũng phải chịu sự cạnh tranh ác liệt, nên họ luôn phải cố gắng đáp ứng nhiều tiêu chí: Ngon - Bổ - Rẻ, nhất là khi họ sản xuất quy mô công nghiệp. Ví dụ hãng Volkswagen, 2017 họ bán ra 10.74 triệu xe, cụ xem họ mà có thể tiết kiệm mỗi xe 10 USD thôi là có thêm 107 triệu đô la đấy.

Và cụ có biết hãng 3M bán ra bao nhiêu chai phủ gầm/năm không?


8. Các thiết bị, vật liệu tiết kiệm nhiên liệu là có hiệu quả:
Theo đánh giá và thực nghiệm của riêng em thì một số thiết bị/vật liệu có làm tiết kiệm nhiên liệu ở một mức độ rất nhỏ và nếu so với chi phí mà chủ xe phải bỏ ra thì lại bị ....lỗ. Hơn nữa nếu nó thực sự tiết kiệm thì các hãng chắc chắn sẽ mua bản quyền hoặc tự nghiên cứu, phát triển và trang bị cho xe của mình chứ không để người khác phải làm thay. Các cụ nên nhớ tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu ngày nay là một trong những tiêu chí quyết định sự sống còn của hãng.


9. Tắt điều hòa trước khi tắt máy và bật lại sau nổ máy:
Việc làm này chỉ đúng đối với các loại xe đời "Ơ kìa" hoặc xe có hệ thống điều hòa được "chế" bởi thợ không chuyên nghiệp, việc làm này là được truyền miệng từ các bác tài già và rất già đã quen chạy xe "nát".
HT điều hòa trên xe hơi ngày nay sẽ không làm việc trong quá trình khởi động và sẽ chỉ làm việc sau khi máy đã khởi động được vài giây.
Một nhầm lẫn nữa của người sử dụng là "cứ tưởng" điều hòa xe như điều hòa nhà, điều hòa xe khác điều hòa nhà ở chỗ, điều hòa chỉ chạy khi máy đang nổ và công suất của HT điều hòa trên xe lớn hơn gấp nhiều lần điều hòa cỡ trung ở nhà.

10. Thừa dầu thì sẽ bị hỏng phớt?:

Các cụ nhà ta hầu hết ai cũng giật mình khi thăm dầu mà thấy dầu trên mức MAX, tá hỏa tam tinh gọi điện thoại cho người thân, mang xe đi xưởng để bắt đền..... nhưng theo hiểu biết của em thì nó chả sao cả ngoài việc tốn tài nguyên thiên nhiên và tiền của ai đó. Với lối tư duy từ xe máy có động cơ nằm ngang đi lên nên việc "thừa dầu phá phớt" chỉ là truyền miệng, chả có cơ sở kỹ thuật nào. Thậm chí thừ dầu còn tốt ở một khía cạnh nào đó, ví dụ như xưởng lỡ đổ nhiều dầu thì họ tốn tiền chứ ta được lợi, nhiều dầu thì đến cuối kỳ thay dầu, chất lượng dầu sẽ còn tốt hơn là đủ dầu ......
Vậy nên các cụ đừng có lo khi thăm dầu mà thấy nó hơi nhiều hơn mức MAX một chút (tầm 1cm), nhiều quá thì cũng có một số nguy cơ nhưng không phải là "phá phớt".

Cái này thi cụ quá nhầm, quá nguy hiểm. Thừa dầu sẽ gây:
- Lực cản khi khởi động lớn gây khó khởi động, thậm chí gãy tay biên
- Nhà sản xuất đã tính toán sao cho lượng dầu phù hợp để ít gây tạo bọt nhất trong lúc động cơ hoạt động. Nếu dầu ít hoặc nhiều hơn mức khuyến nghị, sẽ có nhiều bọt hơn làm giảm tác dụng của dầu.
- Tràn dầu vào buồng đốt, khi cháy tạo muội đen, có hại cho động cơ và hệ thống khí thải.


11. Máy dầu đổ nhầm xăng thì ...tan hết máy, máy xăng đổ nhầm dầu thì không sao :
Dầu đốt còn không cháy, xăng thì chỉ cần tí tia lửa là cháy giữ dội luôn, vậy xe máy dầu mà đổ nhầm xăng thì nó nổ có mà ...như bom nhưng đó là khả năng bắt lửa thôi ạ.
Dựa theo khả năng cháy và tự cháy của hai loại nhiên liệu này và dựa trên thực tế chứng minh thì mọi chuyện lại ngược lại. Nếu xe máy dầu đổ nhầm xăng, các cụ có lỡ chạy vài chục km thì cứ hãy yên tâm, chỉ cần thay nhiên liệu đi là lại ngon ngay (tuy nhiên không phải là nó vô hại nhưng thiệt hại ấy là không đáng kể) nhưng các cụ đi máy xăng thì hãy cẩn thận, thực tế đã chứng minh, máy xăng mà chạy dầu diesel mà không phát hiện sớm thì có thể "đi" nguyên cả con máy và nhiều thiết bị phụ trợ khác.

Đổ nhầm như thế nào cũng gây hại, cho dù dầu nặng lắng xuống trước, khả năng cháy của xăng và dầu khác nhau, tỉ số nén khác nhau. Nếu nói hại không đáng kể là không đúng, .

12. Gioăng cửa nóc là phải kín?

Không phải các cụ ạ, nếu bị dột, các cụ chớ có dại thay cái gioăng này vì nó rất đắt, gioăng trên cửa nóc chỉ có tác dụng giảm lọt nước, công dụng chính của nó là để tránh ồn gió. Nghĩa là có nước lọt vào bên trong khi đi mưa hoặc rửa xe, nước này sẽ theo 4 ống dẫn xuống 4 góc xe, lâu ngày thì ống này dù khá to nhưng vẫn có thể tắc dẫn đến dột nước, xử lý cực đơn giản bang khí nén với các ống này là OK.


Nhà cháu tạm thời đặt gạch và sẽ tiếp tục..........do phải nghĩ nên có thể hơi lâu và con số "TOP 10" có thể thay đổi phụ thuộc vào "VOTKA" của các cụ!!!!!!!
Em phạt cụ một chén vì phát biểu liều, lại được nhiều cụ khác không biết nên tiếp thu nhầm. Mong cụ không giận em :)
 

ph4nt0m119

Xe máy
Biển số
OF-299307
Ngày cấp bằng
21/11/13
Số km
84
Động cơ
309,570 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá cảm ơn cụ chủ!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top