Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
cụ hắc ơi,cụ có thể giúp em phân tích các vấn đề khi điều trị k phổi 3a ko,vì sao cùng dc chỉ định phẫu thuật mà giai đoạn này tỉ lệ sống 5 năm lại thấp hơn,và nếu phẫu dc thì có những điều j tốt hơn so với không phẫu dc,em cảm ơn cụ nhiều lắm ạ
Chào cụ,

Sau chụp PET rồi mà không bị chẩn đoán tăng giai đoạn, bac sỹ vẫn chỉ định mổ được, theo em, cũng là tín hiệu đáng mừng. Mổ loại bỏ u nguyên phát và vét toàn bộ hạch vẫn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị ung thư, mở ra khả năng kéo dài thời gian sống hoặc thậm chí chữa trị khỏi. Với những bệnh nhân đã di căn xa thì không có lựa chọn này, vì có mổ cũng chỉ để giải quyết triệu chứng (u chèn ép gây ho, khó thở, đau...).

Tuy nhiên để quyết định mổ hay không không đơn giản.
1. Mổ:
- Ưu: loại bỏ u gốc và vét hạch, cơ hội điều trị triệt căn
- Nhược: (i) động dao kéo vào người là có rủi ro rồi. Đặc biệt là các ca phẫu thuật phưc tạp như tim, phổi. Sức khỏe giảm sút, cần thời gian để hồi phục trước khi tiếp tục điều trị với các phương pháp khác (ví dụ hóa trị); (ii) có khả năng có những ổ di căn khác mà phim chụp PET chưa phát hiện ra (trường hợp âm tính giả), mổ không loại trừ được rủi ro này.
2. Không mổ:
- Ưu: Bệnh nhân không phải trải qua một cuộc đại phẫu
- Nhược: Không loại bỏ được u gốc (nó vẫn nằm trong đó mặc dù có thể bị ức chế bằng một số phương pháp điều trị khác nhưng có thể trỗi dậy bất cứ lúc nào)

Việc quyết định mổ hay không còn phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mong muốn của ông nhà cụ. Cụ nên liệt kê ra hết các ưu/nhược điểm đối với trường hợp cụ thể của ông, và cân nhắc quyết định.

Một điều mà sau quá trình điều trị cho mẹ em thấy khá thấm thía: đó là chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu kéo dài sự sống, mà chỉ để ra vào bệnh viện suốt ngày, cơ thể ngày càng kiệt quệ, không cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống thì thương lắm. Nhưng đứng trước một cơ hội (dù không chắc chắn) có thể cứu sống người thân mình mà mình lại không chọn, thì lại không cam lòng. Em đã từng phải đứng trước ngã ba đường với những quyết định 5 ăn 5 thua, và là người quyết định chính trong gia đình, em hoàn toàn hiểu cảm giác của cụ nên em xin chia sẻ các cảm nhận cá nhân của em. Không ai có thể nói chắc được quyết thế nào là đúng, và khi đã quyết thì sau này dù có điều gì xảy ra thì cũng không nên tự trách mình "giá như...". Mình đã làm tất cả những gì mình cho là tốt nhất đối với người thân của mình rồi.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Em cũng nghĩ là bác sĩ không được biết nhiều cho lắm nên em gọi là lang băm.
Mặc dù ngành y tế VN còn rất nhiều bất cập,
Mặc dù có nhiều lương y không như là từ mẫu, thậm chí...
Mặc dù không ít lần sôi máu rồi lại phải nuốt vào nhịn nhục với những gì chứng kiến, trải qua ở các bệnh viện
....

em vẫn nghĩ không nên gọi bác sỹ như thế cụ ạ. Em hiểu là cụ bức xúc, nhưng nói thế những bác sỹ khác họ đọc được sẽ buồn, dù không phải chỉ đích danh họ. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu và thông cảm hơn. Nếu không hài lòng với bác sỹ hiện tại và có điều kiện, cụ đổi bác sỹ/bệnh viện đi ạ. Nhưng rồi ở đâu cũng có những vấn đề của họ, không thể hoàn hảo 100% dù kể cả có đưa ra nước ngoài. Mình chọn chỗ nào phù hợp nhất với điều kiện của mình thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
cụ hắc ơi,bố em có lịch mổ rồi ạ,thứ 5 tuần sau ạ,cụ có thể tư vấn giúp em nên dùng j từ giờ đến lúc mổ ko ạ,mục đích là ngăn ko cho nó phát triển thêm,có nên dùng nghệ curcumin ko ạ,có cụ nào biết mua ở đâu cho chuẩn ko ạ,em đang định mua chỗ ông tiến sĩ phạm đình tỵ,không biết có ok ko,mà nhà em lại đang cần gấp các cụ giúp em với
Nếu mổ thì tạm dừng curcumin cụ nhé. Curcumin có khả năng gây loãng máu, khi sử dụng liều cao cần tránh bị thương, chảy máu.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Cụ ơi, nếu 2/9 cụ nghỉ lễ thì cụ úp trước đi ạ. Mọi người mong bài của cụ lắm.
Vâng, xin lỗi cụ vì đợt này em bận quá, việc nó dồn tới tấp. Hôm nay em sẽ tranh thủ viết một ít, 2/9 được nghỉ em viết tiếp ạ.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Tóm tắt trường hợp nhà em như sau:

Bệnh nhân nữ, 70 tuổi, không hút thuốc (nhưng có chồng nghiện thuốc), huyết áp cao

9 năm trước

Chẩn đoán K vú giai đoạn 2, chưa di căn hạch nách. Phẫu thuật cắt một bên vú. Điều trị thuốc hocmon Arimidex 5 năm. Sau đó dừng thuốc và chỉ uống bổ sung tam thất, linh chi.

1 năm trước

Sụt cân không rõ lý do.

Xét nghiệm máu + nội soi thực quản, dạ dày, đại tràng + siêu âm vú, ổ bụng không thấy dấu hiệu bất thường.

Chụp CT toàn thân phát hiện phổi có một số tổn thương dạng bóng mờ rải rác 2 bên phổi (kích thước lớn nhất 1cm) và 1 u kích thước 2cm.

Chụp PET chỉ có u 2cm tăng chuyển hoá với suv max 4,6, các tổn thương còn lại không tăng chuyển hoá. Không phát hiện tổn thương ở các bộ phận khác.

Sinh thiết khối u cho kết quả Adenocarcinoma nguồn gốc phổi (không phải di căn từ vú). EGFR (+) trên hoá mô miễn dịch.

Xét nghiệm đột biến gen: EGFR (-), KRAS (+)

--> Chẩn đoán: K phổi không tế bào nhỏ, dạng biểu mô tuyến, giai đoạn IV, không đột biến gen EGFR.

Điều trị ban đầu: 6 đợt Carboplatin + Palitaxel + Bevacizumab (Avastin) và điều trị hỗ trợ với Intergrative Medicine

Chụp PET: U nguyên phát kích thước giảm còn khoảng 1,5cm, tăng chuyển hoá với suv max 3,2. Các tổn thương bóng mờ còn lại không thay đổi về kích thước và cũng không tăng chuyển hoá

Điều trị duy trì: 8 đợt Pemetrexed (Alimta) + điều trị hỗ trợ với Intergrative Medicine + thuốc nam

Chụp PET: U nguyên phát nhỏ đi còn 1cm, suv max 2,4. Các tổn thương bóng mờ hai bên phổi không thay đổi về kích thước và không tăng chuyển hoá.

Dừng điều trị hoá chất. Tiếp tục điều trị Intergrative Medicine tăng liều + duy trì thuốc nam

Khám lại sau 3 tháng: Chụp CT lồng ngực các tổn thương ổn định về kích thước.

Cuộc chiến còn đang tiếp tục…
 
Chỉnh sửa cuối:

BMD2015

Xe đạp
Biển số
OF-379206
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
24
Động cơ
244,840 Mã lực
Tuổi
35

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
E xin phép viết theo từng bước của quá trình chẩn đoán --> chữa trị. Đây là nhận thức cá nhân của em tại thời điểm hiện tại, được tích luỹ trong quá trình tìm hiểu thông tin, đồng hành cùng các bác sỹ trong việc điều trị bệnh ung thư cho bà nhà e. Nhận thức này có thể đúng, có thể sai vì e k được đào tạo hoặc làm viêc trong lĩnh vực này, nên chỉ có tính chất tham khảo, không phải chỉ dẫn.

I. Dấu hiệu lâm sàng
Khi cơ thể thấy một hoặc một số biểu hiện như sút cân không rõ lý do, chán ăn mệt mỏi, ho liên tục, sốt lâu ngày không rõ nguyên nhân, sờ thấy các u cục/hạch nổi lên bất thường hay phù nề, loét, đau đầu kéo dài, đau trong xương hoặc gãy xương không lành… cần đi khám để tầm soát ung thư.

Trường hợp bà nhà em phát hiện ung thư vú 10 năm trước là do sờ thấy cục u nhỏ, cứng ở dưới da vú, vào Việt xô khám kết luận u nang, cho thuốc về uống cả tháng không đỡ. Sau đó vào K1 khám, bác sỹ sờ qua đã bảo khả năng u ác, cho đi chọc sinh thiết luôn. Sau này phát hiện ung thư phổi là do thấy sụt cân đột ngột (trong 1 tháng sụt 2 kg) trong khi chế độ sinh hoạt/ dinh dưỡng bình thường.

II. Các xét nghiệm chẩn đoán
Theo kinh nghiệm của em, khi có nghi ngờ chấn đoán u, tùy vị trí/tình trạng bác sỹ có thể chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm, chụp chiếu sau:

1. Thử máu:
- Tổng công thức máu, hóa sinh, miễn dịch
- Các chỉ điểm khối u (tumor maker): Định lượng nồng độ các chỉ điểm ung thư có thể cung cấp một phần thông tin hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh. Thường thì bác sỹ sẽ cho xét nghiệm CEA. Ngoài ra tùy loại ung thư mà cho xét nghiệm thêm các chỉ số khác nhạy với tế bào ung thư đó như CA15-3 (nhạy với tế bào K Vú), CYFRA 21-1 (nhạy với tế bào K phổi)…
http://www.triduchospital.com/NewsDetail.aspx?k=13&cate=27&tuto=369
Nhiều bệnh nhân rất nhạy với chỉ điểm này nên có thể sử dụng như một tín hiệu ban đầu nhận biết tế bào ung thư hoặc dự báo khả năng tái phát sau điều trị. Trường hợp bà nhà em thì không nhạy, chỉ số này trước, trong và sau điều trị đều trong mức bình thường nên không căn cứ vào nó để đánh giá được.Một số trường hợp có chỉ số CEA tăng rất cao, nhưng lại chỉ là báo động giả. Nói chung không có chỉ điểm nào đạt độ nhạy 100%.

2. Siêu âm: thường áp dụng với khu vực ổ bụng, vú, tuyến yên

3. Nội soi: thực quản, dạ dày, đại tràng

4. Chụp cắt lớp (CT scan)
- Chụp cắt lớp thường được chỉ định để xác định các tổn thương bên trong cơ thể, đặc biệtphát hiện khối u (vị trí, kích thước, hình dạng…). Chụp cắt lớp có loại thường và loại có tiêm thuốc cản quang (nhìn được các khối u nhỏ, độ ngấm thuốc của u). Ung thư phổi thì sử dụng biện pháp này thường xuyên. Trường hợp bà nhà em chụp CT ngay từ ban đầu để chẩn đoán bệnh, trong quá trình điều trị cứ 3 tháng chụp một lần để đánh giá hiệu quả của thuốc (trường hợp không phẫu thuật), sau khi điều trị xong thì cứ 3 tháng chụp 1 lần (trong năm đầu tiên), các năm sau 1 năm chụp 1 lần để tầm soát khả năng tái phát. Nên chọn một chỗ để chụp, kết quả được lưu trên hệ thống và khi đọc bác sỹ có cơ sở so sánh với phim chụp lần trước để đánh giá tiến triển của bệnh. Nhà em hồi đầu chạy loạn lên, lúc thì chụp ở K, lúc chụp Việt Đức, lúc lại sang Sing, gây khó khăn khi muốn nhờ bác sỹ so sánh phim của các lần chụp khác nhau.
- Rủi ro khi chụp cắt lớp:
 Khả năng nhiễm xạ
 Dị ứng với thuốc cản quang hoặc bị thoát mạch (mạch máu vỡ trong/ngay sau khi tiêm thuốc cản quang khiến thuốc thoát ra khỏi mạch máu, ngấm vào hệ cơ của người bệnh gây tắc mạch phù nề. Nặng có thể bị thối thịt phát phẫu thuật cắt bỏ tay. Bà nhà em đã từng bị thoát mạch một lần khi chụp, mất nửa ngày nằm cấp cứu, may sau rồi cũng không sao).
- Chi phí (không bảo hiểm) chụp CT lồng ngực có cản quang ở Việt Đức tầm hơn 2tr, ở Vimec: gần 5tr.
- Kết quả trả trong ngày.

5. Chụp cộng hưởng từ (MRI scan)
- Bà nhà em chưa được chỉ định chụp cái này nên em không có kinh nghiệm gì. Chỉ biết lơ mơ là MRI thường được chỉ định trong việc chẩn đoán các tổn thương của phần mềm, hệ thống mạch máu, hệ thống thần kinh, khớp xương. Hiệu quả trong việc chẩn đoán ung thư gan, mật, tụy, vú, vòm họng…

6. Xạ hình xương (bone scan)
- Sử dụng để chẩn đoán xem ung thư đã di căn đến xương chưa. Lần điều trị ung thư vú trước đây, bác sỹ chỉ định bà nhà em 1 năm chụp 1 lần trong vòng 5 năm đầu tiên. Quy trình chụp cái này thì bệnh nhân phải nhịn ăn trước 6 tiếng, sau khi tiêm thuốc ngồi chờ cũng khá lâu, uống nhiều nước. Chụp xong cái này bác sỹ sẽ đánh giá độ đặc/loãng củaxương, xong cho truyền thuốc chống hủy xương. Lần điều trị ung thư phổi thì chưa chụp cái này, chỉ chụp CT và PET/CT.

7. Chụp PET/CT: phương pháp này em thấy hiệu quả với trường hợp bà nhà em, vì vậy em sẽ nói kỹ hơn chút.
- Nguyên lý chụp PET: bệnh nhân được tiêm một loại dung dịch đường có nhiễm phóng xạ vào mạch máu, nằm nghỉ khoảng 1 tiếng để thuốc di chuyển đi khắp cơ thể, sau đó sẽ được đưa vào máy chụp. Các tế bào ác tính thường có nhu cầu tiêu thụ năng lượng/đường rất cao, khi dung dịch đường đó được tiêm vào cơ thể, các tế bào này sẽ hút đường tập trung vào nó. Phóng xạ được gắn với đường, theo đó, cũng bị hút vào các tế bào này. Máy chụp sẽ ghi nhận lại hình ảnh phân bổ phóng xạ trong cơ thể. Chỗ nào tập trung nhiều phóng xạ thì trên hình ảnh phim chụp PET sẽ bắt sáng.
- PET khác CT ở đâu:
CT: cho biết cái u ở đâu, hình dạng (tròn hay méo, bờ tròn gọn hay tua gai), kích thước (to hay nhỏ),không cho biết là u lành hay u ác.
PET/CT: ngoài vị trí, hình dạng, kích thước còn cho biết thêm thông tin về chuyển hóa sinh học của khối u, nôm na là khả năng nó là u lành hay u ác.
- Ưu điểm:
 Hình ảnh PET/CT có thể thay thế nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh y khoa khác chỉ với một lần chụp.
 Xác định xem một khối u lành tính hay ác tính, ví dụ những u/ hạch phổi nằm ở những vị trí không chọc sinh thiết được.
 Xác định ổ nguyên phát đối với các trường hợp trên phim chụp CT chỉ thấy các tổn thương di căn, không xác định được tổn thương nguyên phát.
 Đánh giá mức độ di căn của ung thư trong cơ thể. PET có thể phát hiện cả những di căn rất nhỏ mà không hiển thị được trên phim chụp CT. Nhiều trường hợp kết quả chụp CT và sinh thiết xét nghiệm tế bào chẩn đoán ung thư giai đoạn sớm, chỉ định mổ. Nhưng sau đó khi có kết quả chụp PET cho thấy ung thư đã di căn và phác đồ điều trị đã được điều chỉnh vì mổ lúc này không giải quyết được vấn đề nữa mà chỉ khiến cơ thể bệnh nhân yếu đi, không thuận lợi cho các phương án điều trị khác.
- Nhược điểm:
 Đắt
 Khả năng nhiễm xạ
 Không cần thiết nếu các phương pháp chẩn đoán khác đã có thể khẳng định giai đoạn bệnh
 Khả năng dương tính giả: Một số trường hợp trên phim chụp PET phát hiện có tổn thương bắt sáng, nhưng khi phẫu thuật mamg cái u đó đi xét nghiệm thì lại là u lành. Một trong những nguyên nhân có thể do các viêm nhiễm mạn tính hay lao phổi. Theo một vài nghiên cứu tỷ lệ dương tính giả này khá thấp (em đã đọc một số kết quả nghiên cứu của nước ngoài, nhưng giờ không nhớ nổi ở đâu, các bác quan tâm có thể google tìm hiểu thêm).
 Khả năng âm tính giả: Các tổn thương nhỏ (<1cm đối với phổi) hoặc một số loại ung thư đặc biệt

Các cụ có thể vào website của bệnh viện Bạch Mai để tham khảo cụ thể nhiều trường hợp sử dụng hình ảnh PET/CT để chẩn đoán giai đoạn bệnh. Bác Khoa xuất phát từ y học hạt nhân, nên thế mạnh về sử dụng các phương pháp chẩn đoán/điều trị có liên quan đến máy móc hiện đại(PET/CT, dao gamma xoay, xạ trị cao tốc tuyến tính, cấy hạt phóng xạ vào u...)
http://ungthubachmai.com.vn/ao-to/item/1536-giá-trị-của-pet/ct-trong-chẩn-đoán-bệnh-ung-thư-phổi-không-tế-bào-nhỏ.html
http://benhvien108.vn/tinbai/339/ky-thuat-chup-pet-ct-trong-ung-thu

- Lưu ý khi chụp PET: trước ngày chụp PET bệnh nhân hạn chế vận động, nhịn ăn ít nhất trước 6 tiếng, không uống các chất có đường. Sau khi chụp uống nhiều nước để thải phóng xạ ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với trẻ em, phụ nữ có thai phòng phơi nhiễm phóng xạ.
- Chi phí (không bảo hiểm) ở Việt Đức ~26tr, Sing khoảng gần 40tr. Nếu có bảo hiểm thì hình như chỉ phải chi trả tầm 7-8 tr/lần chụp. Bạch Mai và 108 em không biết giá.
- Kết quả thường trả vào ngày hôm sau.

8. Sinh thiết
Phần này em đề cập tới thủ thuật dùng kim chọc vào khối u để lấy một mảnh tế bào để xét nghiệm. Trường hợp bệnh nhân được chỉ định mổ thì cũng không cần sinh thiết vì mổ xong đằng nào cũng lấy nguyên cả cái cục đấy đi xét nghiệm.

- Mục đích: Lấy được tế bào u đi xét nghiệm để biết chính xác nó là thể loại gì để có phác đồ điều trị chính xác.
- Cách thức thực hiện: Em được bác sỹ giải thích đối với u trong phổi, việc sinh thiết khá khó vì khi bệnh nhân thở phổi phồng lên xẹp xuống, vị trí u không cố định. Bác sỹ sẽ lấy kim nhỏ chọc vào phổi dưới sự hướng dẫn của máy chụp CT (vừa chụp vừa chọc kim và thường cũng chỉ làm đối với các khối u to, nằm phía ngoài). Các tổn thương nhỏ, nằm giữa phổi khó sinh thiết. Nhiều trường hợp chọc đi chọc lại nhiều lần mới vào đúng tổ chức u, số lượng mẫu lấy ra cũng ít.
- Rủi ro
 Chọc qua màng phổi nên có khẳ năng biến chứng tràn dịch
 Không lấy được đúng tế bào u mà lại lấy phải tế bào thường
- Chi phí: Nhà em làm ở Việt Đức (tự nguyện), chi phí cũng không đắt lắm, đâu tầm 2-3tr tổng cộng
- Kết quả: sau khoảng 1 tuần

9. Xét nghiệm đột biến gen
- Mục đích: Tìm đột biến gen để định hướng điều trị thuốc đích.
- Xét nghiệm ở đâu: Nhà em làm ở Trung tâm nghiên cứu gen trường ĐH Y.
- Xét nghiệm gen gì: thường bệnh nhân ở VN hay xét nghiệm EGFR (vì nếu có đột biến sẽ được hưởng bảo hiểm cho thuốc Tarceva). Các cụ tham khảo các thông tin về các loại đột biến gen liên quan đến ung thư phổi tại đây http://www.mycancergenome.org/content/disease/lung-cancer/
- Chi phí: 5-7 tr/gen,
- Kết quả: sau khoảng 1 tuần

Không có công thức nào chung cho việc thứ tự chỉ định làm bao nhiêu loại xét nghiệm chụp chiếu, thứ tự cái gì trước cái gì sau. tuỳ từng trường hợp bác sỹ sẽ chỉ định cụ thể.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Mọi người ơi cho em hỏi bài báo này có tin được không mọi người. Đã ai thử chưa. Nhà em ông bà ở trong Nam trồng rất nhiều cây trinh nữ hoàng cung. kêu thử uống mà em ko biết thế nào. http://m.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/chien-thang-benh-ung-thu-nao-nho-bai-thuoc-hoc-lom-a97362.html
Trinh nữ hoàng cung trong đông y được sử dụng như một vị thuốc tiêu u, thường được kê trong K vú, tử cung (mẹ e thỉnh thoảng uống theo đợt, cũng không nhìn thấy tác dụng gì rõ rệt, có thể do liều lượng k đủ).

Tuy nhiên để sử dụng nó như 1 phương án điều trị ban đầu và chính yếu thì em chưa thấy có nghiên cứu y học nào đánh giá tính hiệu quả trên mẫu đủ lớn. Thường bệnh nhân sử dụng như một liệu pháp bổ sung.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Mọi người ơi cho em hỏi bài báo này có tin được không mọi người. Đã ai thử chưa. Nhà em ông bà ở trong Nam trồng rất nhiều cây trinh nữ hoàng cung. kêu thử uống mà em ko biết thế nào. http://m.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/chien-thang-benh-ung-thu-nao-nho-bai-thuoc-hoc-lom-a97362.html
Cụ nhà e ngày nào cũng dùng 2 lá tươi xay ra uống vào buổi sáng đc 2 tháng rùi, kết hợp với thuốc đích và một số PP khác thì 2 hạch ở cổ tan hết, nhưng cũng chẳng biết hiệu quả là do thuốc nào.
P/s cụ thienly ơi cụ cho e hỏi nhà cụ dùng những thuốc gì? Quá trình điều trị các PP gì? Có những triệu chứng gì và cách, thuốc Xử lý như thế nào ạ?
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
P/s cụ thienly ơi cụ cho e hỏi nhà cụ dùng những thuốc gì? Quá trình điều trị các PP gì? Có những triệu chứng gì và cách, thuốc Xử lý như thế nào ạ?
E có liệt kê các thuốc hóa chất và thuốc intergrative medicine ở các post trước, cụ lội ngược lại vài trang giúp em.

Liều lượng, cách thức hạn chế/xử lý tác dụng phụ của thuốc em sẽ đề cập trong các phần tiếp theo. Sử dụng thuốc gì, trong giai đoạn nào, điều chỉnh liều lượng ra sao phụ thuộc rất nhiều vào từng người bệnh cụ thể. Cụ cho em vài hôm để xắp xếp lại rồi em sẽ post.
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
50
Động cơ
406,954 Mã lực
Các cụ có ai cần tarceva không? Bố em bây giờ chuyển sang thuốc mới afatinib rồi, nhà em còn thừa khoảng 40v tarceva. Ai có nhu cầu thì ới em nhá.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Chào các Cụ, em là newbie ở đây. Bác Hacdaihung thu thập thông tin chi tiết quá. Cám ơn bác, & cũng chúc bà cụ bác mau vượt qua.

Chị gái em sống ở Mỹ cũng bị ung thư phổi. Bác sĩ cũng cho uống Tarceva, rồi đến Gilotrif (Afatinib), nhưng giờ đã chuyển qua làm chemo được 4, 5 lần gì đó rồi. Hiện giờ thấy tình hình sức khoẻ cũng khá ổn. Chị ấy còn dư 1 ít Tarceva (25mg, 100mg & 150mg) & 1 hủ Gilotrif chưa kịp uống, còn nguyên.

Bác nào cần thì em để lại với giá hữu nghị thôi. Nhưng đến cuối tháng 9 em mới về đến VN (em ở Saigon), đang qua thăm chị ấy.

Thuốc Gilotrif thì mới được FDA phê duyệt cho dùng điều trị ung thư phổi khoảng cuối năm 2013 thôi. Các bác có thể tìm hiểu thêm thuốc đó ở đây.

http://phongchongungthuphoi.blogspot.com/2015/05/mot-so-loai-thuoc-chong-ung-thu-phoi-moi.html

Cám ơn các cụ.
E bi mất máy nên ko biết vào inbox máy này ntn, nếu chưa có ai đặt hàng cụ để lại cho e nhé
 

gdyeuthuonghtbg

Xe đạp
Biển số
OF-378354
Ngày cấp bằng
18/8/15
Số km
13
Động cơ
245,330 Mã lực
Nếu mổ thì tạm dừng curcumin cụ nhé. Curcumin có khả năng gây loãng máu, khi sử dụng liều cao cần tránh bị thương, chảy máu.
Chị cho em hỏi giữa beta glucan và fucoidan,cái nào dùng tốt hơn.Hai sản phẩm này ở đâu sản xuất là tốt ạ?nếu dùng để hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật thì liều lượng ntn là hợp lí ạ?có dùng lâu dài được không hay dùng theo đợt?
 

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
38
Bác Đào Thị ơi, em đọc cac bài viết trước thấy nha bác có dùng thuốc chỗ bác sỹ Hoàng Xuân Ba. Bây giờ nhà bác còn dùng thuốc đó nữa không. Nha bác liên lạc với bác sỹ Ba theo địa chỉ nào vậy, chia se cho em đuợc không. Cám ơn Bác rất nhiều.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Mặc dù ngành y tế VN còn rất nhiều bất cập,
Mặc dù có nhiều lương y không như là từ mẫu, thậm chí sâu nhiều vô cùng,
Mặc dù không ít lần sôi máu rồi lại phải nuốt vào nhịn nhục với những gì chứng kiến, trải qua ở các bệnh viện
....

em vẫn nghĩ không nên gọi bác sỹ như thế cụ ạ. Em hiểu là cụ bức xúc, nhưng nói thế những bác sỹ khác họ đọc được sẽ buồn, dù không phải chỉ đích danh họ. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để hiểu và thông cảm hơn. Nếu không hài lòng với bác sỹ hiện tại và có điều kiện, cụ đổi bác sỹ/bệnh viện đi ạ. Nhưng rồi ở đâu cũng có những vấn đề của họ, không thể hoàn hảo 100% dù kể cả có đưa ra nước ngoài. Mình chọn chỗ nào phù hợp nhất với điều kiện của mình thôi.
Thực ra việc đổi bệnh viện hay bác sĩ là vô cùng khó khăn cụ ạ. Chưa tính tới quyền lợi bảo hiểm, ngay việc rút hồ sơ là cả một núi khó khăn. Hơn nữa, sang nơi mới bệnh nhân lại phải làm xét nghiệm từ đầu.

Mặc dù bác sĩ cũng có người nọ, người kia nhưng em thấy hầu hết họ không dành nhiều thời gian để chia sẻ những quan điểm của mình hay lắng nghe nguyện vọng của bệnh nhân. Đa số họ sẽ áp đặt quy trình và quyết định chủ quan của mình. Đối với bệnh thông thường thì không nói làm gì, nhưng đối với bệnh nan y như bệnh K này thì ngay cả phác đồ chuẩn cũng đối diện với nguy cơ thất bại lớn. Chính vì vậy, việc chia sẻ thông tin của bác sĩ đối với người nhà bệnh nhân là vô cùng quan trọng.

Chính vì lý do đó em hy vọng diễn đàn như thế này sẽ góp phần hiểu hơn những quyết định của bác sĩ, tránh những suy nghĩ tiêu cực hay bức xúc không đáng có. Hơn nữa sẽ giúp người nhà bệnh nhân có thêm thông tin để hỏi hay trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn của mình.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Sinh thiết khối u cho kết quả Adenocarcinoma nguồn gốc phổi (không phải di căn từ vú). EGFR (+) trên hoá mô miễn dịch.

Xét nghiệm đột biến gen: EGFR (-), KRAS (+)

--> Chẩn đoán: K phổi không tế bào nhỏ, dạng biểu mô tuyến, giai đoạn IV, không đột biến gen EGFR.
Em chưa hiểu EGFR (+) trên hoá mô miễn dịch nhưng EGFR(-) là như thế nào?

Nhà cụ đã thử cả EGFR và KRAS thì chắc cụ làm xét nghiệm ở nước ngoài, vậy cụ đã xét nghiệm ALK chưa?

Theo như em biết, KRAS thường xuất hiện ở những bệnh nhân hút thuốc hay hút thuốc lá thụ động, cụ cho em hỏi là cụ có phương án Intergrative Medicine nào trực tiếp cho KRAS không?
 
Biển số
OF-378970
Ngày cấp bằng
22/8/15
Số km
76
Động cơ
245,560 Mã lực
Tuổi
34
Chúng em cũng đã nghĩ đến phương án chuyển bệnh viện rồi, nhưng cụ nhà em bê xê lết quá nên chưa thể.
Bác sĩ mà hỏi khối u chỗ nào thì "để còn xem lại" Mẹ em nằm viện truyền kháng sinh mạnh cả tuần, các bác ấy cuối cùng đòi làm sinh thiết phổi.
Cuối cùng xuất viện với lý do "phản ứng phụ của thuốc".
Đối với em cái nghề lương y này thì nếu không có tâm thì nên từ bỏ. Nếu thiếu trình độ thì nên giới thiệu bệnh nhân tới một ai đó giỏi chuyên môn hơn.
Đưa người thân tới bệnh viện mong được cứu giúp, mà thấy họ không hề biết gì, hay có thể giải thích rõ ràng, tự nhiên em thấy cái cảm giác xưa nay vẫn xem trọng họ dường như hết.
 

hthang12789

Đi bộ
Biển số
OF-380320
Ngày cấp bằng
31/8/15
Số km
2
Động cơ
244,020 Mã lực
Mẹ em bị kết luận K gan, vừa được nút mạch hóa dầu (TOCE) lần đầu tại bệnh viện Bạch Mai đầu tháng 08 vừa rồi, đến đầu tháng 09 bệnh viện họ mới hẹn tái khám.
Từ khi mẹ em chẩn đoán, rồi sinh thiết, sau đó nút mạch em đã lang thang trên nhiều diễn đàn để đọc và tìm hiểu về các biện pháp hỗ trợ và điều trị K gan bên cạnh phương pháp nút mạch của Tây y, và thực sự em đã cảm thấy như nắm thêm được một chiếc phao hy vọng khi đọc các dòng chia sẻ của cụ hacdaihung và các cụ trong threat này :)

Hiện tại bên cạnh 02 loại thuốc được bác sỹ điều trị kê để mẹ em dùng trong thời gian về nhà chờ tái khám là Betnapin (Thymomodulin 80mg - 2v/ng) và Pumulus (Glutathione 500mg - 2v/ng), em đang cho mẹ em thực hiện chế độ ăn nhằm bỏ đói tế bào ung thư và thải độc cơ thể như các cụ đã hướng dẫn (ăn gạo lức, muối vừng, tăng cường rau xanh, hoa quả, chỉ ăn một ít thịt trắng (gà, vịt) vào bữa trưa - không ăn thịt đỏ, đồ chiên rán). Ngoài ra em cho mẹ em dùng thêm một số TPCN và dược thảo để tăng cường miễn dịch và ngăn chặn sự phát triển của khối u là:
1. Nấm lim xanh và tam thất
2. Nano Curcumin
3. Đông trùng hạ thảo
4. Mật ong sữa chúa

Em đang định cho mẹ em dùng thêm Beta-Glucan (và sắp tới là tinh chất cây sữa kế sau khi dùng hết thuốc bác sỹ kê) nhưng lại phân vân vì sợ Beta-Glucan ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hóa trị đang dùng trong TOCE (em thấy TOCE cũng là một biện pháp hóa trị nhưng hóa chất được tập trung tại vị trí khối u) vì cụ hacdaihung đã trích dẫn một số loại thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi Beta-Glucan.

Cụ hacdaihung và các cụ có kinh nghiệm tư vấn giúp em với. Em cảm ơn các cụ nhiều
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top