Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Dạ Cụ nhà em uống sữa đậu nành tự làm. Em đọc thig thấy sữa có rất nhiều dinh dưỡng, thế nhưng một số người lại khuyên không uống vì dễ kích thích u phát triển. Em không biết thực hư thế nào?
Tình hình Cụ em xét nghiệm máu thấy men gan đã giảm xuống, còn gấp 4-5 lần. Ơn trời, mấy hôm trước em tưởng Cụ em không qua khỏi!
Bí quyết của bọn em là cho Cụ uống nước củ cải ép, sữa đậu nành, ăn bắp cải luộc. Em không biết cái gì trong số đó lam cho Cụ em giảm men gan, những em nghĩ tất cả đều tốt. Chúc các Cụ một ngày may mắn, mấy tuần qua em khổ sở vô cùng, giờ mới đỡ, thế nhưng Cụ em lại bắt đầu nói đau bả vai trái???
Sức khỏe nhà cụ như vậy là phục hồi rồi phải không cụ? Hy vọng sớm khỏe trở lại để dùng thuốc.

Hôm qua em có trao đổi với mợ Candy thì trước kia nhà mợ ấy có dùng Iressa nhưng tác dụng phụ quá kinh khủng mà bố mợ ấy phải xin ngừng thuốc sau 2 tuần. Về sau nhà mợ ấy chuyển sang thuốc đích Việt nam thì dễ chịu hơn nhiều và bệnh cũng tốt lên nhiều. So với nhà cụ thì nhà cụ Candy nặng hơn, bệnh viện trả về nhiều lần, nhiều lần cấp cứu và đã trải qua 6 vòng hóa trị nhưng giờ nhà cụ ấy ổn định hơn, tinh thần lạc quan và lướt Facebook ầm ầm. Nếu có điều kiện, mợ thử đổi dòng thuốc xem có đỡ tác dụng phụ hay không. Hiện BV 108 đang dùng loại này, em nghe nói còn vài viện nữa nhưng không nhớ tên. Cụ có thể gọi tới Davipharm để hỏi.

Nhà cụ giống nhà em là thích dùng sữa đậu nành. Bà nhà em coi nó như cơm đấy, mọi người thì coi nó là thịt thực vật vì hàm lượng đạm rất cao; nó cũng giống sữa bò nhưng không có Casein. Nếu K vú Er+ thì không nên dùng vì nó có chứa Phytoestrogen còn K khác thì em chưa tìm hiểu.

Theo quan điểm Đông y thì Phế hư bổ Ty, vị, thận. Phế là phổi còn Tỳ, vị, thận là các cơ quan tiêu hóa và bài tiết. Các tạng này suy giảm chức năng thì Phế (phổi) cũng suy giảm theo. Bổ tỳ, vị, thận trước mắt bằng cách ăn uống thanh đạm, dễ tiêu hóa, bài tiết thì các tạng kia sẽ có điều kiện nghỉ ngơi và phục hồi và phổi cũng chóng phục hồi.

Theo quan điểm Tây y thì tế bào K cũng như tế bào lành đều cần đường, đạm, chất béo để duy trì và phát triển. Nhưng tế bào K thì tốc độ tăng trưởng mạnh hơn do vậy nó cần nhiều năng lượng hơn, việc bồi bổ quá mức sẽ làm cho khối u phát triển mạnh hơn. Khi ăn uống thanh đạm, các khối u nó sẽ phát triển chậm lại, kết hợp với đặc tính ít linh hoạt của nó và dưới tác dụng của thuốc, khối u có thể bị cô lập, ức chế và thu nhỏ. Do vậy, cần duy trì thể trạng người bệnh ở mức vừa phải, tránh tăng cân kết hợp với thể dục và tinh thần thư giãn thì có thể chiến đấu dài dài.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
Mẹ cháu cũng truyền avastin à. Cô hỏi các bệnh nhân thì thấy ít người dùng thuốc này. Nó đắt hơn cả thuốc đích. Bs cũng bảo cô là truyền đến khi hoặc nhờn thuốc , hoặc tác dụng phụ lớn hơn lợi ích đạt được hay gia đình không chịu nổi chi phí nữa thì tính. Cô nghĩ chụp cắt lớp cũng được nếu mẹ cháu không mổ. Họ vẫn kiểm tra cho chú nhà cô như thế.
Mẹ cháu chỉ truyền avastin 6 chu kỳ thôi, sau đó duy trì bằng alimta. Avastin làm huyết áp của mẹ cháu tăng cao mà thuốc huyết áp không điều hòa được nên thỉnh thoảng làm cả nhà đau tim vì sợ.
 

thienly

Xe máy
Biển số
OF-45841
Ngày cấp bằng
8/9/09
Số km
76
Động cơ
463,060 Mã lực
10 triệu bác ạ, nhà e hôm nay mới mua mai bắt đầu uống đây mong sao ko bị tác dụng phụ gì các bác ạ. Số đt của e bán thuốc e đã chia sẻ rồi nhé
Cảm ơn mợ vì thông tin này nhé, e đã lưu lại để dùng đến khi cần.
 

immerliebe85

Xe máy
Biển số
OF-369422
Ngày cấp bằng
5/6/15
Số km
59
Động cơ
253,190 Mã lực
T2 là thuốc gì vậy bạn, không thấy bác sỹ kê cho bố mình. Bố bạn bị K gì vậy, điều trị ở chỗ Bác sỹ Ba được bao lâu thì dừng?
Bố mình K phổi, trị tầm 3 tháng thì dừng, vì dừng rồi nên mình cũng không tiện hỏi T2 là gì. Chắc bố mình chưa hợp thuốc bên đó nên mình không theo nữa.
 

Nguyễn_Tú

Xe đạp
Biển số
OF-384166
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
23
Động cơ
241,730 Mã lực
Tuổi
44
Chào các cụ, thông tin của cụ hacdaihung và các cụ bổ ích quá. Em đã xem hết cả topic và thực sự giúp em rất nhiều trong việc chữa trị cho bà cụ nhà em.
Chia sẻ chút với các cụ tình hình nhà em, bà cụ nhà em 62 tuổi, cách đây 1 tháng tự nhiên sụt cân rồi ho ra máu. Ra viện kiểm tra thì thấy tổn thương bên phổi phải, lúc đầu chỉ chẩn đoán là lao hoặc viêm hay u. Bác sỹ sau đó cho xét nghiệm lao, truyền kháng sinh liều cao thì sau 4 ngày không ho nữa. Lúc đó cả nhà cũng mừng hy vọng chỉ là viêm phổi hay lao, nhưng bác sỹ cũng nói là không loại trừ u vì xét nghiệm macro ung thư thấy rất cao. Kết quả xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn lao. Vì truyền kháng sinh hết ho, sức khỏe bình thường nên gd vẫn truyền tiếp khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày chụp lại thì thấy khối u đó không giảm, lúc đó quyết định chuyển viện tuyến trên để sinh thiết xem nó là gì, nếu là u thì là lành hay ác. Khối u của bà cụ nhà em rất lớn, khoảng 6-7cm. Mặc dù u to nhưng nó nằm phía dưới ngoài màng phổi nên gần như cụ không ho hay có biểu hiện gì cho đến tận khi ho ra máu. Kết quả sinh thiết thì là u phổi biểu mô tuyến, biết tin này cả nhà buồn lắm vì vẫn hy vọng nó chỉ là viêm hay lao. Lúc đó em cũng lên mạng tìm hiểu thì cũng ra được thông tin về thuốc đích và đề nghị với bác sỹ điều trị cho xét nghiệm luôn cả đột biến gen EGFR, xạ xương, chụp MRI não. Cụ nhà em cũng may là giai đoạn sớm mới 2B-3A, u to ăn vào thành ngực và có thể cả hạch trung thất nhưng chưa di căn xương, não. Nội soi ổ bụng cũng bình thường, bác sỹ bảo có khả năng mổ được nhưng cũng tiên lượng nặng nếu mổ. Gia đình lúc đó thật sự không muốn mổ vì khả năng chưa chắc mổ thành công vì u khá to, sợ dao kéo rồi sau lại hóa trị xạ trị chắc cụ chỉ nằm liệt cũng khổ trong khi cụ đang rất khỏe. Mấy hôm sau thì có kết qua dương tính với EGFR xóa đoạn exon 19, lúc đó gia đình quyết định sẽ dùng thuốc tacerva. Bác sỹ cũng nói dùng thuốc thời gian đầu khi nào u nhỏ lại sẽ xạ trị vì u to như vậy dùng thuốc sẽ không hết. Ngày hôm nay là ngày đầu tiên nhận thuốc, thời gian điều trị sẽ còn dài. Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình em và các cụ.
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,118 Mã lực
Tuổi
46
Vâng. Cảm ơn bác hacdaidung đã tư vấn. Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình các bác đã và đang đọc topic này của bác. Rất có ích
 

mofi

Xe tải
Biển số
OF-3656
Ngày cấp bằng
6/3/07
Số km
402
Động cơ
558,118 Mã lực
Tuổi
46
Chào các cụ, thông tin của cụ hacdaihung và các cụ bổ ích quá. Em đã xem hết cả topic và thực sự giúp em rất nhiều trong việc chữa trị cho bà cụ nhà em.
Chia sẻ chút với các cụ tình hình nhà em, bà cụ nhà em 62 tuổi, cách đây 1 tháng tự nhiên sụt cân rồi ho ra máu. Ra viện kiểm tra thì thấy tổn thương bên phổi phải, lúc đầu chỉ chẩn đoán là lao hoặc viêm hay u. Bác sỹ sau đó cho xét nghiệm lao, truyền kháng sinh liều cao thì sau 4 ngày không ho nữa. Lúc đó cả nhà cũng mừng hy vọng chỉ là viêm phổi hay lao, nhưng bác sỹ cũng nói là không loại trừ u vì xét nghiệm macro ung thư thấy rất cao. Kết quả xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn lao. Vì truyền kháng sinh hết ho, sức khỏe bình thường nên gd vẫn truyền tiếp khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày chụp lại thì thấy khối u đó không giảm, lúc đó quyết định chuyển viện tuyến trên để sinh thiết xem nó là gì, nếu là u thì là lành hay ác. Khối u của bà cụ nhà em rất lớn, khoảng 6-7cm. Mặc dù u to nhưng nó nằm phía dưới ngoài màng phổi nên gần như cụ không ho hay có biểu hiện gì cho đến tận khi ho ra máu. Kết quả sinh thiết thì là u phổi biểu mô tuyến, biết tin này cả nhà buồn lắm vì vẫn hy vọng nó chỉ là viêm hay lao. Lúc đó em cũng lên mạng tìm hiểu thì cũng ra được thông tin về thuốc đích và đề nghị với bác sỹ điều trị cho xét nghiệm luôn cả đột biến gen EGFR, xạ xương, chụp MRI não. Cụ nhà em cũng may là giai đoạn sớm mới 2B-3A, u to ăn vào thành ngực và có thể cả hạch trung thất nhưng chưa di căn xương, não. Nội soi ổ bụng cũng bình thường, bác sỹ bảo có khả năng mổ được nhưng cũng tiên lượng nặng nếu mổ. Gia đình lúc đó thật sự không muốn mổ vì khả năng chưa chắc mổ thành công vì u khá to, sợ dao kéo rồi sau lại hóa trị xạ trị chắc cụ chỉ nằm liệt cũng khổ trong khi cụ đang rất khỏe. Mấy hôm sau thì có kết qua dương tính với EGFR xóa đoạn exon 19, lúc đó gia đình quyết định sẽ dùng thuốc tacerva. Bác sỹ cũng nói dùng thuốc thời gian đầu khi nào u nhỏ lại sẽ xạ trị vì u to như vậy dùng thuốc sẽ không hết. Ngày hôm nay là ngày đầu tiên nhận thuốc, thời gian điều trị sẽ còn dài. Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình em và các cụ.
Xin chia sẻ cùng bạn và gia đình. Chúc bác gái và gia đình mọi điều tốt đẹp. Cố lên nhé !!!
 
Biển số
OF-378970
Ngày cấp bằng
22/8/15
Số km
76
Động cơ
245,560 Mã lực
Tuổi
34
Dạ, tình hình là cụ nhà em đã qua vòng nguy hiểm đối với gan. Chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng men gan giảm nên còn nhìn thấy tương lai.
Hiện giờ bác sĩ vẫn chưa cho thuốc gì, đợi khi nào gan ổn định mới dám cho. Em muốn hỏi có cụ nào dùng Tarceva mà bị nhiều tác dụng phu nguy hiểm đến gan như cụ nhà em chưa? Chúng em nghĩ cụ bị truyền kháng sinh mạnh nên suýt nữa thì mất mạng, chứ cũng không hẳn là do thuốc đích!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
822
Động cơ
266,258 Mã lực
Chào các bác, hôm nay E mới thấy topic này thấy hay quá nên muốn vào học tập kinh nghiệm.
Mẹ E cũng K phổi dùng thuốc đích Iressa tiến triển tốt, u nhỏ, chỉ số máu tốt. Hiện bệnh viện K vẫn cho điều trị Iressa, E mua thêm các loại TPCN bổ sung cho bà như Fucoidan của Nhật, dùng Vidatox hàng ngày, uống nước xạ đen thay nước hàng ngày ... và mẹ E rất chăm tập thể dục, thiền, yoga ...
Em muốn hỏi bác Hacdaihung về thực đơn ăn hàng ngày của mẹ Bác để E tư vấn thêm cho bà.
Em muốn hỏi thêm một câu là phải tuyệt đối kiêng sữa phải không ạ ? Vì mẹ Em vẫn hàng ngày uống một cốc sữa nhỏ Ensure (loại cho người ốm ấy) và thi thoảng ăn sữa chua không đường, như vậy có ổn không ạ.
Bác ơi ! Cụ nhà Bác dùng iressa được bao lâu rồi vậy?lúc phát hiện đã di căn sang đâu chưa?...Mẹ em cũng đang dùng iressa đây,cũng được gần năm rôi
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Chào các cụ, thông tin của cụ hacdaihung và các cụ bổ ích quá. Em đã xem hết cả topic và thực sự giúp em rất nhiều trong việc chữa trị cho bà cụ nhà em.
Chia sẻ chút với các cụ tình hình nhà em, bà cụ nhà em 62 tuổi, cách đây 1 tháng tự nhiên sụt cân rồi ho ra máu. Ra viện kiểm tra thì thấy tổn thương bên phổi phải, lúc đầu chỉ chẩn đoán là lao hoặc viêm hay u. Bác sỹ sau đó cho xét nghiệm lao, truyền kháng sinh liều cao thì sau 4 ngày không ho nữa. Lúc đó cả nhà cũng mừng hy vọng chỉ là viêm phổi hay lao, nhưng bác sỹ cũng nói là không loại trừ u vì xét nghiệm macro ung thư thấy rất cao. Kết quả xét nghiệm không tìm thấy vi khuẩn lao. Vì truyền kháng sinh hết ho, sức khỏe bình thường nên gd vẫn truyền tiếp khoảng 15 ngày. Sau 15 ngày chụp lại thì thấy khối u đó không giảm, lúc đó quyết định chuyển viện tuyến trên để sinh thiết xem nó là gì, nếu là u thì là lành hay ác. Khối u của bà cụ nhà em rất lớn, khoảng 6-7cm. Mặc dù u to nhưng nó nằm phía dưới ngoài màng phổi nên gần như cụ không ho hay có biểu hiện gì cho đến tận khi ho ra máu. Kết quả sinh thiết thì là u phổi biểu mô tuyến, biết tin này cả nhà buồn lắm vì vẫn hy vọng nó chỉ là viêm hay lao. Lúc đó em cũng lên mạng tìm hiểu thì cũng ra được thông tin về thuốc đích và đề nghị với bác sỹ điều trị cho xét nghiệm luôn cả đột biến gen EGFR, xạ xương, chụp MRI não. Cụ nhà em cũng may là giai đoạn sớm mới 2B-3A, u to ăn vào thành ngực và có thể cả hạch trung thất nhưng chưa di căn xương, não. Nội soi ổ bụng cũng bình thường, bác sỹ bảo có khả năng mổ được nhưng cũng tiên lượng nặng nếu mổ. Gia đình lúc đó thật sự không muốn mổ vì khả năng chưa chắc mổ thành công vì u khá to, sợ dao kéo rồi sau lại hóa trị xạ trị chắc cụ chỉ nằm liệt cũng khổ trong khi cụ đang rất khỏe. Mấy hôm sau thì có kết qua dương tính với EGFR xóa đoạn exon 19, lúc đó gia đình quyết định sẽ dùng thuốc tacerva. Bác sỹ cũng nói dùng thuốc thời gian đầu khi nào u nhỏ lại sẽ xạ trị vì u to như vậy dùng thuốc sẽ không hết. Ngày hôm nay là ngày đầu tiên nhận thuốc, thời gian điều trị sẽ còn dài. Hy vọng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình em và các cụ.
Như nhà cụ vậy là trong cái rủi cũng có cái may so với nhiều bệnh nhân khác. Chúc nhà cụ mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.

Chắc nhà cụ đã dùng được 2 ngày rồi, bà cụ đã thấy có chuyển biến hay tác dụng phụ gì chưa ạ?
 

Memymy2011

Đi bộ
Biển số
OF-384209
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
4
Động cơ
241,540 Mã lực
Tuổi
38
Chào các cụ, em mới tìm đc thông tin từ oto fun quả thực hữu ích. Em có chút chia sẻ là ông cụ nhà em cũng k4 di căn xương, não. Chỉ dùng duy nhất tảceva và giải độc gan. Giừo đc 1 năm, cũng khoe khoẻ. Cụ nhà em ko kiêng mấy, ăn uống bình thường. À quên, có khả năng cũng nhờ bà cụ tụng kinh niệm phật nữa. Món này em thấy có niềm tin phết. Cụ bà nhà em bị 1 cục ở tay, từ lúc tụng kinh niệm phật mà tan đi, cục này tồn tại trên tay 10 năm. Em thấy chả cần gì cao siêu. Cứ bị u phổi tự mua mà dùng, đột biến hay ko đều uống đc cả
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Chào các cụ, em mới tìm đc thông tin từ oto fun quả thực hữu ích. Em có chút chia sẻ là ông cụ nhà em cũng k4 di căn xương, não. Chỉ dùng duy nhất tảceva và giải độc gan. Giừo đc 1 năm, cũng khoe khoẻ. Cụ nhà em ko kiêng mấy, ăn uống bình thường. À quên, có khả năng cũng nhờ bà cụ tụng kinh niệm phật nữa. Món này em thấy có niềm tin phết. Cụ bà nhà em bị 1 cục ở tay, từ lúc tụng kinh niệm phật mà tan đi, cục này tồn tại trên tay 10 năm. Em thấy chả cần gì cao siêu. Cứ bị u phổi tự mua mà dùng, đột biến hay ko đều uống đc cả
Cảm ơn cụ đã chia sẻ! Quả thực comment của cụ về niềm tin vào tụng kinh niệm phật để chữa bệnh nếu ở thời điểm đầu thớt này thì chắc là em bỏ qua hoặc cũng chỉ biết để đó thôi chứ em cũng không tin và không áp dụng. Có bệnh thì phải dùng thuốc chứ chỉ tụng kinh, niệm phật không thôi thì làm sao mà khỏi được bệnh. Nhưng từ khi lái cái thớt này, cũng trải qua các cung bậc cảm xúc, nhận những tin vui cũng như tin buồn của các cụ thì thực sự em đã thay đổi suy nghĩ của mình về điều này. Em xin chia sẻ những gì mình hiểu được để các cụ cùng bàn.

Trước hết em xin khẳng định rằng, triết lý của Phật không hướng tới việc chữa bệnh tật thể xác mà là chữa bệnh về tâm. Do vậy, đối với người bệnh ung thư, song song với chữa bệnh về thể xác thì ta cần phải chữa tâm bệnh. Khi tâm bệnh ổn định thì bệnh thể xác sẽ được giảm nhẹ và có thể khỏi hẳn, nếu không khỏi được thì cũng không quá đau đớn, dằn vặt mà trở nên thanh thản.



Đức Đạt Lai Lạt Ma có 10 điều triết lý như sau:
  1. Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, hạnh phúc đến từ hành động của chính ta.
  2. Nếu có thể hãy giúp đỡ người khác. Nếu không thể thì ít nhất cũng không làm phương hại ai.
  3. Nếu bạn muốn người khác được hạnh phúc hãy thực tập hạnh từ bi. Nếu bạn muốn mình được hạnh phúc thì càng phải thực tập hạnh từ bi.
  4. Tôn giáo của tôi rất đơn giản, tôn giáo của tôi là sự tử tế.
  5. Hãy nhớ rằng: khi không đạt được những gì bạn muốn đôi khi lại là sự may mắn tuyệt đối.
  6. Thẩm quyền tuyệt đối luôn được dựa vào lý trí và sự phân tích nghiêm túc.
  7. Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người.
  8. Chúng ta không bao giờ đạt được hòa bình trên thế giới, ngoại trừ chúng ta phải thật sự có hòa bình trong chính mình
  9. Hãy trở lên tử tế bất cứ khi nào có thể! Trên thực tế ai cũng có thể trở thành người tử tế.
  10. Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn hãy quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, bạn không có gì phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được việc gì thì lại càng không nên lo lắng về nó.
Trong các triết lý này thì điều thứ 10 thật là sâu sắc. Khi người bệnh mắc căn bệnh nan y như ung thư thì phải quan sát xem mình có thể làm được gì với nó. Những chia sẻ của chúng ta cho thấy, có rất nhiều điều chúng ta có thể làm để điều trị căn bệnh ung thư này, và nhiều người cũng đang thành công bằng cách này hay cách khác; và nếu điều đó nằm trong tầm tay của chúng ta, chúng ta dẹp bỏ nỗi lo sang một bên. Nhưng nếu chúng ta không thể làm gì được nó thì chúng ta nên quẳng ghánh lo đi để bớt tâm bệnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Nhưng chúng ta thực hiện điều thứ 10 này như thế nào khi mà trong suy nghĩ của chúng ta luôn hiển hiện hai chữ "ung thư", một căn bệnh nan y. Như nhà mợ Memymy2011 thì đến với Tụng kinh niệm phật hoặc như nhà cụ mofi thì tới Thiền. Cả hai phương pháp này đều nhằm tới một mục tiêu đó là thay đổi suy nghĩ để giải tỏa tâm bệnh bằng cách gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực xung quanh để hướng tới những suy nghĩ tích cực hoặc giúp tinh thần thanh thản hơn.

Như một số bài trước em có đề cập về vấn đề "Tự thôi miên" để chữa bệnh trong đó có phương pháp gọi là EFT. Tự thôi miên, thiền hay tụng kinh niệm phật đều có thể được sử dụng như một phương pháp để thay đổi suy nghĩ thường trực của người bệnh khi mắc phải căn bệnh nan y. Chúng ta hãy nghiên cứu một chút về Tư duy của con người qua bài giảng của John Melton như sau:



Tư duy của chúng ta gồm 2 phần chính là Tiềm thức và Nhận thức. Tiềm thức chiếm 88% là những gì ta nhận biết, cảm nhận, thói quen, tin tưởng... Để tiềm thức trở thành Nhận thức (12%) thì phải đi qua một bô lọc gọi là Tư duy phản biện. Bộ lọc này sẽ xác lập là thông tin đó là có lý, có logic hay không để tiếp nhận, mong muốn hay bỏ qua.

Căng thẳng tâm lý (stress) là sự xung đột giữa tiềm thức và nhận thức. Sự xung đột tần xuất cao và nhiều dẫn tới bộ lọc bị quá tải. Ví dụ, khi người bị K thì luôn nghĩ tới điều tiêu cực, bất hạnh, không lối thoát... Giải quyết vấn đề này chính là thay đổi nhận thức về căn bệnh và hướng tới chấp nhận nó.



Về hiệu quả của liệu pháp tâm lý lấy ví dụ đối với thói quen hút thuốc lá thì lúc đầu khi còn bé chúng ta không hút thuốc. Khi lớn lên qua những gì ta quan sát thì trải nghiệm thì ta làm quen với thuốc lá. Khi hút thuốc lá, các cảm giác đặc biệt sẽ đem lại cho người hút mong muốn được hút nó, càng ngày càng nhiều lên. Do vậy, để cai thuốc lá người ta có thể sử dụng phương pháp tâm lý để đảo ngược thói quen này. Theo một bài báo, một nghiên cứu năm 2001 cho thấy, tỉ lệ thành công của việc sử dụng liệu pháp tâm lý để từ bỏ thuốc lá là 90,6%.

Quay trở lại với vấn đề ung thư, từ những hiểu biết của chúng ta, từ những câu chuyện truyền tai hầu hết khi nghe tin chẩn đoán là ung thư thì ai cũng nghĩ ung thư là chết. Vậy là người bệnh trở nên cảm thấy bất hạnh, xấu hổ, lo sợ và nghĩ thuốc gì cũng không chữa được. Chính vì những suy nghĩ tiêu cực này mà nhiều người bệnh đã không được chữa khỏi nếu loại bệnh K nhẹ hoặc cuộc sống trở nên dày vò, day dứt, ra đi không thanh thản nếu bệnh nặng.

Qua đó ta thấy rằng, cùng với thay đổi lối sống, thay đổi tư duy đối với bệnh nhân K là cần thiết.
 
Chỉnh sửa cuối:

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Vậy, thay đổi tư duy của bệnh nhân K theo triết lý nhà phật là như thế nào là cả một quá trình. Không phải ai bị ung thư ta cũng nói theo triết lý nhà phật nhẹ bẫng là Sinh-Lão-Bệnh-Tử đâu. Tùy theo từng trường hợp, từng giai đoạn cụ thể mà ta nên có những suy nghĩ phù hợp. Em xin nhắc lại triết lý thứ 10 của đức Đạt Lai Lạt Ma.

"Nếu bạn có sợ hãi về nỗi khổ niềm đau, bạn hãy quan sát xem bạn có thể làm được gì với nó. Nếu bạn có thể, không có gì bạn phải lo lắng về nó. Nếu bạn không thể làm được việc gì thì lại càng không nên lo lắng về nó."



7 điều triết lý chia sẻ khi lâm bệnh


Sinh-lão-bệnh-tử là một quy luật của tạo hóa, vì thế bệnh là một hiện tượng không thể tránh khỏi, đã mang thân người là có bệnh. Mỗi chúng ta có thể trải qua một hay nhiều căn bệnh, không lúc này thì khi khác, không nặng thì nhẹ. Nếu ai chưa một lần mắc bệnh thì đó là một hạnh phúc lớn. Nhưng ít ra, người đó cũng chứng kiến người thân của mình bị bệnh và tin chắc rằng, đến một lúc nào đó, mình cũng bị bệnh.

Bệnh là một hiện tượng rất gần gũi với con người mà chúng ta ít nhiều đều đã hoặc sẽ trải qua. Nói đến bệnh, ai cũng có thể nghĩ đến sự đau đớn, khổ sở, buồn bã, lo âu, sợ hãi… và vô số những tâm lý tiêu cực khác. Hễ bệnh là đau. Điều này không ai phủ nhận. Nhưng điều quan trọng là làm thế nào, dù đau (về thân), chúng ta đừng khổ (về tâm). Khi hiểu cuộc đời này là Vô thường theo giáo lý nhà Phật, nhất là đạo Phật lại là đạo Tâm, đạo Từ bi, thì chúng ta sẽ có cách nhìn khác bình tĩnh hơn, đỡ bi quan hơn khi đang mang bệnh hoặc phải sống chung với bệnh.

1. Bệnh là cơ hội để nhận biết tín hiệu cơ thể.

Khi bạn bị một chứng bệnh nào đó, bạn đừng vội buồn phiền và suy sụp tinh thần, thấy mình bất hạnh so với nhiều người khác. Bởi bệnh là một hiện tượng tất yếu phải đến một khi chúng ta mang thân làm người, nên việc nó đến với người này, chưa đến với người kia, chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Hãy coi bệnh là cơ hội để mình tiếp nhận tín hiệu của cơ thể báo cho mình biết có gì đó không ổn trong cơ thể. Ví dụ, khi thấy tức ngực, bạn biết cần phải đến bác sĩ khám bệnh để tránh hoặc chữa chứng bệnh mạch vành của tim.

Nếu chúng ta biết cách lắng nghe cơ thể để kịp thời nhận ra những thay đổi của cơ thể để có phương pháp xử lý phù hợp, chúng ta đã phần nào biết giữ gìn sức khỏe và đem lại niềm vui cho bản thân và gia đình.Một số bệnh hiểm nghèo, như ung thư, vẫn có khả năng chữa trị nếu được phát hiện ở thời kỳ đầu. Các bệnh khác cũng vậy. Do đó, sẽ không có gì đáng buồn khi chúng ta thấy cơ thể không ổn. Thay vào đó, chúng ta nên vui, nếu không vui thì cũng bình tâm, vì ít ra, mình đã nhận được tín hiệu cảnh báo của cơ thể để biết cách phòng ngừa (điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống cho phù hợp với cơ địa mình) hoặc đến bác sĩ khám để chữa trị một că bệnh nào đó…

2. Bệnh là dấu hiệu báo cho bạn biết rằng bạn cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt để nâng cao sức khỏe.

Thông thường, khi biết mình có bệnh, chúng ta thường dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực. Bản năng sinh tồn thôi thúc con người muốn sống, nên khi mắc bệnh thì tinh thần suy sụp, buồn chán. Ai có tâm lý như thế có nghĩa là đang góp phần đáng kể vào việc hủy hoại thân thể mình và làm cho bệnh càng trầm trọng thêm mặc dù có sự can thiệp của các phương pháp trị liệu.

Rất nhiều chứng bệnh và cơn đau phát sinh do tâm lý căng thẳng. Các bệnh về tim mạch, huyết áp, dạ dày đều có liên quan đến tình trạng rối loạn tâm lý. Tâm lý không ổn định và mất cân bằng là một trong những nguyên nhân rất dễ làm rối loạn các quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây nên bệnh. Do vậy, khi có bệnh, chúng ta cần nghỉ ngơi nhiều hơn, sinh hoạt điều độ, tránh lo nghĩ căng thẳng. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể mau lành bệnh.

3. Khi bệnh đến, chúng ta thấy nhu cầu chăm sóc tâm thức và đời sống tinh thần nhiều hơn.

Lúc đang mạnh khỏe, nhiều người thường chủ quan làm việc quá sức, phung phí sức khỏe, ít quan tâm đến đời sống nội tâm. Khi bị bệnh mới thấy đời sống tâm linh cũng quan trọng lắm, thế là quay về với đời sống tâm linh nhiều hơn, đi chùa lễ bái, cầu xin…

Một điều ít người nhận ra là khi có bệnh, nếu tinh thần mình vững vàng, tâm mình bình tĩnh không sợ hãi thì có cảm giác ít đau đớn hơn. Nghĩa là, thân bệnh thì thân đau, nhưng tâm không đau, không vì thân đau mà tâm phải khổ. Thật ra, khi thân đau, cũng chỉ có một vài bộ phận của cơ thể đau mà thôi. Nếu “mở rộng” nỗi đau ra toàn thân và lan đến cả tâm thì đó lại là một “căn bệnh” khác nan giải hơn cả bệnh lâm sàng mình đang mắc phải. Khi chúng ta để cái khổ của tâm gắn với cái đau của thân, thì cái đau khổ ấy nhân lên gấp đôi, sẽ thống thiết và nhức nhối vô cùng!

4. Bệnh nhắc chúng ta nhớ đến giáo lý của đức Phật, coi cuộc đời là vô thường.

Sinh – lão – bệnh… rồi đến cuối chặng đường của một kiếp người là chết. Các giai đoạn này là quy luật diễn ra liên tục trong con người và mọi loài mọi vật. Một khi bị bệnh, chúng ta dễ dàng nhận ra rằng mình đang ở giai đoạn nào của đời người!

Ý thức về sự Vô thường của cuộc đời giúp chúng ta biết cách sử dụng và quản lý thời gian của bản thân, và điều chỉnh các mối quan hệ với những người xung quanh để có một cuộc sống thoải mái hơn, ý nghĩa hơn. Chỉ có những người trải qua cơn bạo bệnh mới hiểu được trọn vẹn sức khỏe “quý hơn vàng”, để rồi sau đó, họ không phung phí tài sản ấy.

5. Bệnh làm cho chúng ta tăng thêm tâm từ bi.

Khi ta có bệnh, ta mới thấu hiểu nỗi đau của người khác nhiều hơn, nhất là những người mắc bệnh giống mình hoặc bệnh nặng hơn mình. Người xưa nói “đồng bệnh tương liên” (liên cũng có khi đọc là lân có nghĩa là thương xót), ý nói: “Cùng bị bệnh, cùng ở một hoàn cảnh giống nhau thì dễ thông cảm với nhau”, quả không sai. Trong đau đớn, chúng ta cảm thấy mình không đơn độc chống chọi với bệnh tật. Nghĩ đến những người cùng chịu nỗi đau giống mình hoặc hơn mình, chúng ta dễ dàng trải lòng thương yêu đến cả những người không quen biết đó.

Tâm đồng cảm, và chia sẻ với những người cùng bị bệnh có ý nghĩa rất lớn. Nếu chúng ta nuôi dưỡng tâm lành này, tức là chúng ta đang nuôi dưỡng tâm từ bi của đức Phật. Nhờ đó, chúng ta sẽ có những hành động tích cực và thiết thực góp phần giúp người bệnh vơi nhẹ nỗi đau bệnh tật. Thực tế, khi chứng kiến bệnh tật, thân nhân người bệnh cũng mở rộng tấm lòng và sự thông cảm đối với người bệnh.

6. Bệnh giúp chúng ta nuôi dưỡng tâm khiêm nhường và biết đủ.

Khi bệnh đến, chúng ta mới sực nhớ ra rằng cuộc đời mình không phải là không có giới hạn. Khi bản thân mình hay người thân bị bệnh, chúng ta mới kịp nhận ra, ai cũng chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: sinh-lão-bệnh-tử.

Ý thức rằng mình không hơn gì người khác, ít nhất là trong quy luật tự nhiên này, giúp chúng ta có thể bớt đi lòng tham cầu hoặc sân hận một cách đáng kể. Qua một lần bệnh, giúp chúng ta biết cách tổ chức cuộc sống của mình hiệu quả hơn và tốt hơn, giúp chúng ta biết sống nhân ái hơn.

7. Bệnh giúp chúng ta có thêm ý chí và nghị lực để chống chọi với bệnh tật.

Ý chí và nghị lực là kỹ năng sống cần được rèn luyện trong nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống. Thế thì tại sao mình bỏ qua cơ hội bệnh để rèn luyện kỹ năng này? Bệnh là một hiện tượng nằm ngoài ý muốn của con người. Những điều chia sẻ nói trên, trong đó có sự liên hệ với giáo lý nhà Phật, chỉ là một vài “liệu pháp” hỗ trợ các trị liệu y khoa, làm cho bệnh mau lành và giúp người bệnh không hao tổn quá nhiều năng lượng để “chống chọi” với bệnh.

Nguyên tắc chung để chịu đựng và sống chung với bệnh (đối với các bệnh mãn tính và những thương tật vĩnh viễn do tai nạn) là khi thân đau, đừng để tâm khổ vì cái đau của thân. Hãy coi bệnh như một “vị khách không mời” mà đến, và đối xử lịch sự với nó. Đừng xua đuổi vì một khi bị xua đuổi, nó sẽ kháng cự. Việc chúng ta cần làm là tạo một môi trường thích hợp nhất để nó tự ra đi. Hãy buông bỏ nó và xả hết mọi phiền não do nó gây ra, chắc chắn đến một ngày nào đó, nó sẽ tự ra đi không một lời từ biệt!

---///---

Các cụ ạ! Chắc hầu hết chúng ta sinh ra đã được học hành đầy đủ và cũng hiểu biết về khoa học hơn, duy vật biện chứng hơn. Những triết lý của nhà Phật vì không được giải thích một cách khoa học nên trở nên xa lạ và khó chấp nhận đối với chúng ta. Hơn nữa, nhiều khi các triết lý này mang màu sắc dân gian, mê tín, tín ngưỡng nên chúng ta ít tin tưởng vào nó. Nhưng thực sự, nếu gạt bỏ những nghi kỵ đó và nhìn kỹ hơn thì chúng ta thấy triết lý phật giáo thật nhân văn.

Triết lý phật giáo đối với bệnh tật cũng có sức mạnh không thua gì những phác đồ Tây y hiện đại.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn_Tú

Xe đạp
Biển số
OF-384166
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
23
Động cơ
241,730 Mã lực
Tuổi
44
Như nhà cụ vậy là trong cái rủi cũng có cái may so với nhiều bệnh nhân khác. Chúc nhà cụ mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.

Chắc nhà cụ đã dùng được 2 ngày rồi, bà cụ đã thấy có chuyển biến hay tác dụng phụ gì chưa ạ?
Bà cụ nhà em, trộm vía trông vẫn như người bình thường. Khi vào viện mọi người còn tưởng cụ vào chăm ông nhà em bị bệnh. Bà nhà em uống được 2 ngày nhưng chưa thấy tác dụng phụ gì, chuyển biến thì chắc phải đợi sau khám lại chứ sức khỏe cụ cũng không yếu nên cũng không biết thế nào. Bình thường trước đây bà nhà cụ dùng thuốc mấy hôm thì bị tác dụng phụ ạ.
 

Memymy2011

Đi bộ
Biển số
OF-384209
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
4
Động cơ
241,540 Mã lực
Tuổi
38
Cụ hadaihung khía cạnh nào cũng tìm hiểu, quả thật hay. Với các phật tử cùng hội với bà cụ thì bảo " bố mày có khỏi do mẹ mày tụng kinh mới đc thế", em bảo thế tacerva mấy chục triệu vứt đi đâu :D.
Thế nhưng từ khi bà khoe cái tay bà ko còn cục thì cũng thấy "hoang mang" :D
Cái tay này 10 năm nay bà đã rất lo, cứ thi thoảng đưa tay lên "ngắm" để... Sợ. Bà theo phật đc 2, 3 năm. Nhưng tụng kinh chuyên tâm ở nhà đc 1 năm. Cũng có tí niềm tin tí cho vui
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Dạ, tình hình là cụ nhà em đã qua vòng nguy hiểm đối với gan. Chưa phục hồi hoàn toàn, nhưng men gan giảm nên còn nhìn thấy tương lai.
Hiện giờ bác sĩ vẫn chưa cho thuốc gì, đợi khi nào gan ổn định mới dám cho. Em muốn hỏi có cụ nào dùng Tarceva mà bị nhiều tác dụng phu nguy hiểm đến gan như cụ nhà em chưa? Chúng em nghĩ cụ bị truyền kháng sinh mạnh nên suýt nữa thì mất mạng, chứ cũng không hẳn là do thuốc đích!
Nhà e sau khi uống thuốc đích men gan cũng tăng cao lắm 277, 189, 256 NH truyền bổ gan và uống mấy loại thì giảm, e nghĩ do thuốc đích là phần nhiều cụ ạ và do kết hợp cả ks nữa.
 

Đào Thị

Xe tải
Biển số
OF-359470
Ngày cấp bằng
22/3/15
Số km
273
Động cơ
262,830 Mã lực
Bà cụ nhà em, trộm vía trông vẫn như người bình thường. Khi vào viện mọi người còn tưởng cụ vào chăm ông nhà em bị bệnh. Bà nhà em uống được 2 ngày nhưng chưa thấy tác dụng phụ gì, chuyển biến thì chắc phải đợi sau khám lại chứ sức khỏe cụ cũng không yếu nên cũng không biết thế nào. Bình thường trước đây bà nhà cụ dùng thuốc mấy hôm thì bị tác dụng phụ ạ.
Nhà e khoảng 2 tuần là bị tdp như mẩn ngứa nổi mụn phát ban tiêu chảy đủ cả
 

Nguyễn_Tú

Xe đạp
Biển số
OF-384166
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
23
Động cơ
241,730 Mã lực
Tuổi
44
Cụ hadaihung khía cạnh nào cũng tìm hiểu, quả thật hay. Với các phật tử cùng hội với bà cụ thì bảo " bố mày có khỏi do mẹ mày tụng kinh mới đc thế", em bảo thế tacerva mấy chục triệu vứt đi đâu :D.
Thế nhưng từ khi bà khoe cái tay bà ko còn cục thì cũng thấy "hoang mang" :D
Cái tay này 10 năm nay bà đã rất lo, cứ thi thoảng đưa tay lên "ngắm" để... Sợ. Bà theo phật đc 2, 3 năm. Nhưng tụng kinh chuyên tâm ở nhà đc 1 năm. Cũng có tí niềm tin tí cho vui
công nhận cụ hacdaihung khía cạnh nào cũng tìm hiểu kỹ thật, tụng kinh niệm phật bà cụ nhà em giờ cũng bắt đầu rồi.
Nhân tiện chia sẻ, em đọc hết topic chưa thấy nói về tinh nghệ của tiến sỹ Phạm Đình Tỵ. TS. Phạm Đình Tỵ nguyên Trưởng phòng hoạt chất hoá học Viện hoá hợp chất thiên nhiên (thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chiết xuất hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng. Khi bà nhà em phát hiện khối u chưa biết là gì chỉ mới nghi khả năng ung thư, có người bà con đến thăm nói là có xem trên VTV1 nói về tinh nghệ của ts tỵ gì đó ở Cầu Giấy chữa ung thư. Em lên mạng tìm và cũng tìm được nhà bác Tỵ cũng mua về uống thử coi như liều thuốc tinh thần trước đã. Như bác Tỵ nói thì để chữa ung thư phải dùng cucumin liều cao mới có tác dụng, mỗi ngày uống phải hơn 30g ~ 30000mg. Nếu đúng như bác Tỵ nói thì mấy lọ TPCN như comargold uống không có tác dụng gì mấy với ung thư. Hiện tại bà nhà em cũng đang uống cùng thuốc đích, cụ hacdaihung thử tìm hiểu thêm xem. Em gửi các cụ link một số bài báo và video về TS. Tỵ hoặc các cụ search google: tien sy pham dinh ty cũng ra rất nhiều bài báo nói về ông.
http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/269/269/269/189748/default.aspx
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
công nhận cụ hacdaihung khía cạnh nào cũng tìm hiểu kỹ thật, tụng kinh niệm phật bà cụ nhà em giờ cũng bắt đầu rồi.
Nhân tiện chia sẻ, em đọc hết topic chưa thấy nói về tinh nghệ của tiến sỹ Phạm Đình Tỵ. TS. Phạm Đình Tỵ nguyên Trưởng phòng hoạt chất hoá học Viện hoá hợp chất thiên nhiên (thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và Công nghệ quốc gia) chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chiết xuất hoạt chất curcumin từ củ nghệ vàng. Khi bà nhà em phát hiện khối u chưa biết là gì chỉ mới nghi khả năng ung thư, có người bà con đến thăm nói là có xem trên VTV1 nói về tinh nghệ của ts tỵ gì đó ở Cầu Giấy chữa ung thư. Em lên mạng tìm và cũng tìm được nhà bác Tỵ cũng mua về uống thử coi như liều thuốc tinh thần trước đã. Như bác Tỵ nói thì để chữa ung thư phải dùng cucumin liều cao mới có tác dụng, mỗi ngày uống phải hơn 30g ~ 30000mg. Nếu đúng như bác Tỵ nói thì mấy lọ TPCN như comargold uống không có tác dụng gì mấy với ung thư. Hiện tại bà nhà em cũng đang uống cùng thuốc đích, cụ hacdaihung thử tìm hiểu thêm xem. Em gửi các cụ link một số bài báo và video về TS. Tỵ hoặc các cụ search google: tien sy pham dinh ty cũng ra rất nhiều bài báo nói về ông.
http://sknc.qdnd.vn/sukiennhanchung/vi-vn/89/70/269/269/269/189748/default.aspx
Khác với dùng Curcumin để điều trị bệnh dạ dày, để điều trị ung thư thì Curcumin cần phải được đưa vào máu và sau đó mới tiếp cận tới các mô và tế bào ung thư.

Vấn đề của Curcumin là hấp thụ vào máu rất kém. Trong một thử nghiệm với Curcumin C3 95% của Sabinsa (như được nhắc tới trong bài báo của cụ trích) thì chỉ với hàm lượng là 10,000mg - 12,000mg thì Curcumin mới xuất hiện lượng nhỏ trong máu. Do vậy, Ts Ty nói phải 30,000mg mới có tác dụng có lẽ là đúng. (Nhưng cả Sabinsa và Ts Ty chưa nhắc tới việc kết hợp với tiêu đen thì cần hàm lượng bao nhiêu)



Hiện tại CurmaGold-150mg có hàm lượng Curcumin là 30mg, nhưng được quảng cáo là có độ hấp thụ gấp 40 lần Curcumin thường. Như vậy để đạt mức điều trị như Ts Ty nói thì cần phải dùng tới 30,000mg/ 40 lần = 750mg, tương đương với 25 viên loại Nano Curcumin 150mg chứa 20% Curcumin (tương đương gần 1 hộp CurmaGold/ ngày).

Hiện tại chưa có thử nghiệm mức dung nạp tối đa của Curcumin là bao nhiêu nhưng cũng trong thử nghiệm trên, với liều lượng 12,000mg thì tác dụng phụ là không đáng kể.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top