Ung thư phổi giai đoạn IV - Kiên cường chiến đấu

Trạng thái
Thớt đang đóng

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Anh chị ơi bố e mới phát hiện K phổi carcinom tuyến 30x30mm thuỳ dưới phổi xâm lấn màng phổi, hạch phổi cùng bên và hạch trung thất. Gan tổn thương. Hiện tại xương, não chưa có hiện tượng gì. Đang điều trị tại K3, nhà em có xin xét nghiệm đột biến gene nhưng vẫn chưa được mà bác sỹ cho truyền hoá chất. Hnay bố em mới nhận thuốc để thứ 2 tuần tới bắt đầu truyền.
Các anh chị cho e vài lời khuyên được ko ạ? Vì thật sự là e muốn bố e đc dùng thuốc đích hơn là truyền.
E cảm ơn mong các anh chị tư vấn giúp e. Và nếu phải hoá trị thì e cần lưu ý những gì ạ, e vẫn chưa đọc hết đc topic.
Dùng thuốc đích phải có đột biến gen mới có hiệu quả; nếu không có đột biến gen thì chỉ dùng khi không thể hóa trị. Xác suất đáp ứng điều trị Thuốc đích có đột biến gen 80%; Hóa trị 50%; Thuốc đích không có đột biến gen 10%. Nên mình cứ theo cái nào sác xuất cao thì theo thôi.

Dùng thuốc đích thì nếu có đột biến gen thì nó ức chế khối u rất nhanh, đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng bản chất nó không tiêu diệt khối u mạnh và rộng như hóa trị. Hóa trị thì tiêu diệt tế bào ung thư không phụ thuộc vào loại đột biến gen nên hiệu quả chung là cao hơn, nhưng tác dụng phụ của hóa trị thì lại mạnh nên nhiều khi hiệu quả của nó bị chìm đi. Hiện nay, các phác đồ hóa trị thường phối hợp nhiều loại thuốc để tăng hiệu quả, giảm tác dụng phụ. Thường các thuốc bổ sung không nằm trong phác đồ chuẩn nên thường phải trao đổi sâu với bác sĩ hoặc thân quen, hoặc bệnh viện tư mới được tư vấn điều trị.

Về hóa trị thì mợ cần nêu rõ phác đồ nhà mình đang theo thì các cụ khác mới biết có tương tự không để chia sẻ.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Hôm nay em có đọc được một bài rất dài và rất xúc động về Nhật ký chiến đấu với K phổi của bố mình, các cụ có thể xem link gốc tại đây. Bài viết thể hiện một sự nhìn nhận rất sâu sắc về căn bệnh này cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu.

Nhật ký ung thư của bố.

Khi ngồi gõ những dòng chữ này bố tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư được một năm. Không dài so với rất nhiều bệnh nhân đã và đang chống chọi với nó, nhưng với một ca được coi là nặng và nhiều bác sỹ đã từng chẩn đoán là thời gian sống khoảng từ 3 đến 6 tháng thì đó đã là một sự cố gắng rất lớn của cả người nhà và bệnh nhân. Những điều tôi viết ra nếu đứng dưới góc nhìn của bác sỹ chỉ có thể coi là múa rìu qua mắt thợ nhưng cũng cung cấp cho mọi người một cái nhìn khác dưới góc độ người nhà bệnh nhân. Một kinh nghiệm được đánh đổi bằng rất nhiều nước mắt.

Ngày thứ 5 đen tối.

Đầu tiên phải kể đến là hiện tượng sụt cân. Khi bố tôi về quê chăm cụ được nửa tháng thì tư nhiên thấy lưng đau và sụt 6 cân liên tiếp, thấy vây cả nhà vội vàng bắt ông lên Hà Nội để khám và điều trị.

Vào viện Đống Đa điều trị một tuần (bảo hiểm hưu trí của bố tôi để tại đây), chụp cắt lớp đốt sống thì chỉ chẩn đoán được là xẹp đĩa đệm,vẹo cột sống nhưng uống thuốc tây y không đỡ. Sau đó bố tôi được chuyển sang khoa Đông y để điều trị xương sống, tại đây chị trưởng khoa nhìn phim cắt lớp thì nghi ngờ,yêu cầu người nhà làm thủ tục chụp cộng hưởng từ g ngực có cản quang. Khi đọc phim bác sỹ gọi tôi vào và nói bố tôi đã bị K phổi di căn xương sống và di căn hạch.

Tay chân tôi bủn rủn. Đã nhiều người họ hàng rồi cả ông ngoại tôi đã bị ung thư nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ nó sẽ đến với bố mình, bố tối rất ít ốm đau, nên khi khi chính thức nghe kết luận tôi mới thực sư cảm thấy khủng khiếp và suốt hai tháng sau luôn cảm thấy nghẹt thở như có một tảng đá đè nặng trên người. Hôm đó là thứ năm, là ngày mẹ tôi cũng đang chạy thận tại khoa thận nhân tạo Đống Đa. Trong đầu tôi chỉ có một chữ “hận”. Tôi hận ông trời, tại sao oái ăm đến vậy khi bắt cả bố và mẹ tôi phải chịu đựng căn bệnh vô phương cứu chữa. Tôi gọi cho chồng và em trai. Đứng ở sân bệnh viện nhìn về khoa bố đang nằm, khoa mẹ đang chạy thận tôi òa lên, khóc nức nở. Tôi không hiểu tại sao khám sức khỏe đầu năm lại không phát hiện ra được để bây giờ khi phát ra thì đã di căn lung tung rồi (đây là thực trạng chung của bệnh viện tại Việt Nam, kinh nghiệm là định kỳ khám tầm soát ung thư ngay tại ung bướu chứ không nên thực hiện tại các bệnh viện đa khoa). Tại sao hiện tượng ban đầu của bố tôi mờ nhạt đến vậy? Vì ung thư chỉ cẩn phát hiện sớm ở giai đoạn I thì có thể sống nhiều năm chứ để sang giai đoạn IV như của bố thời gian chỉ còn tính bằng tháng. Đấy là theo nhiều tài liệu y học nói vậy.

Bác sỹ bảo phải chuyển tuyến lên ung bướu Hà Nội, cả nhà tôi gọi đi khắp nơi nhờ vả để chuyển lên K trung ương vì nghĩ K trung ương mới tốt nhất nhưng bác sỹ giải thích lên K trung ương vì trái tuyến nên kinh phí điều trị sẽ vô cùng tốn kém hơn nữa K trung ương luôn quá tải nên hệ lụy đi kèm sẽ rất nhiều. Tôi không thể giấu được mẹ tôi, tôi lo mẹ biết sẽ gục theo. Tôi nói thẳng với mẹ, bây giờ bọn con chỉ có thể tập trung lo cho bố, nên mẹ phải mạnh mẽ lên, mẹ mà gục thì bọn con không biết tính thế nào nữa. Thật may mẹ tôi cố gắng được. Mẹ tôi vẫn cố chạy đủ tuần ba buổi dù mỗi buổi chỉ vài ba tiếng, so với 4 tiếng quy định thì thiếu nhưng như thế là tốt lắm rồi. Chiều hôm đó đưa cả bố và mẹ về nhà. Sáng hôm sau là thứ 6, tôi vào viện làm thủ tục chuyển tuyến rồi đưa bố sang ung bướu Hà Nội. Chỉ dám nói với bố là bác sỹ nghi ngờ có u ở phổi để bố đỡ sốc.

Ngày hôm sau, thứ 6 bố tôi vào khám tại Ung bướu Hà Nội, vừa nhìn phim bác sỹ nói thẳng với bố tôi là bố bị K phổi di căn xương. Bác sỹ chuyển bố tôi sang khoa xạ để làm các xét nghiệm và chụp chiếu hoàn thiện hồ sơ bệnh án. Nhưng vì cuối tuần nên cũng chỉ vào nhận phòng và nhận giường chứ không kịp làm gì hết. Thứ hai mới chính thức bắt đầu. Tôi lại đưa bố về nhà. Lúc này bố tôi đau đến lặng cả về thể xác và tinh thần, đi lại thì luôn phải có hai người dìu hai bên hoặc ngồi xe lăn vì bác sỹ bảo khi di căn xương làm xương yếu, dễ gãy nên di chuyển phải hết sức cẩn thận.

Không ăn được, không ngủ được, những cơn đau thể xác và tinh thần suy sụp, trong vòng vài ngày tóc bố bạc trắng, đó là trạng thái của bố tôi khi về nhà. Tôi nhờ bác sỹ kê một đơn thuốc giảm đau gồm nhiều loại kết hợp cho bố, đi khắp nơi cuối cùng chỉ mua được ngoài Quốc Tử Giám. Cả nhà suy sụp, trước mặt bố chẳng ai dám khóc, mỗi người tìm cho mình một góc riêng mặc nước mắt chảy ra. Mẹ tôi kể đến chính bản thân bố mấy ngày đầu, khi đêm đến bố cũng quay mặt vào tường và mẹ nhìn thấy vai bố run run. Ai mà nghĩ được nó sẽ đến sớm với bố như vậy, bố còn chưa đến 60 mà.

Có bệnh thì vái tứ phương.

Thực ra bố tôi không phải là người đầu tiên trong dòng họ bị ung thư, nhưng chỉ đến bố thì tôi mới hiểu sâu sắc về căn bệnh này. Suốt ba tháng đầu bố tôi phải nằm viện hoàn toàn (trừ thứ 7 và chủ nhật trốn về nhà để thay đổi không khí). Tôi phải viết cam kết với bệnh viện thì mới được đưa bố về. Chứ nằm liên tục trong viện chứng kiến người này thở oxy , người kia nôn ọe rồi kêu la đau đớn thì thần kinh căng thẳng lắm.

Nhà toàn người già đau ốm và trẻ con. Em dâu tôi có bé, mới được 7 tháng chưa kịp đi làm. Tôi thì có hai đứa, một đứa 2 tuổi, một đứa 3 tuổi vừa cho đi mẫu giáo tháng 9, chưa kịp quay trở lại công việc thì đến tháng 10 bố tôi phát bệnh.Vậy là bắt đầu phân công nhau chăm sóc bố. Chồng tôi ngoài đi làm thì phụ trách hoàn toàn 2 bé từ đưa đón đến cơm nước tắm giặt, cuối tuần vào viện nếu tuần đó bố nằm trong viện…. Tôi thì từ gần 6 giờ 7 giờ tối ở trong viện. Em trai tôi thì phụ trách ca tối, ngày đi làm. Em dâu và mẹ tôi thì lo cơm nước cháo mú, thuốc thang mang vào viện cho bố. Xác định bố còn điều trị dài kỳ nên tự giác bảo ban nhau, chứ tôi chứng kiến nhiều nhà, con cháu đông đúc mà vào viện vẫn tranh cãi nhau, buồn lắm. Bố bị di căn hạch nên rất khó nuốt, dễ nghẹn và nôn. Cơm cháo canteen bệnh viện hoàn toàn không ăn được. Dạo đầu bố tôi thường xuyên nghẹn, mỗi lần nghẹn là ông đau đến chảy nước mắt rồi nôn thốc nôn tháo hết ra. Nhiều khi nhìn bố ăn có tí cháo đến khổ sở mà tôi khóc thầm. Ba tháng liên tục chỉ có cháo, phở, bún mẹ nấu mang vào.

Thời gian này cũng nhiều thầy lang được mọi người mách, có nổi tiếng báo chí, có nổi tiếng truyền miệng, từ Lào Cai, Hà Giang, đến Hà Nội rồi vào tận Thanh Hóa. Ở Hà Nội cũng vài vị. Tôi cày nát các diễn đàn, các trang web rồi các tài liệu y học. Cứ lên google search từ ‘ung thư phổi’ ra bao nhiêu kết quả tôi vào bấy nhiêu địa chỉ. Chỉ cần có hi vọng là tìm địa chỉ để đưa bố đến, rồi bấy nhiều lần khóc vì thất vọng. Tôi phát hiện ra rằng bây giờ rất nhiều nhà báo, thầy lang và hãng thuốc vô lương tâm. Nhà báo thì nhận tiền để viết bài quảng cáo hoặc viết bài nhưng không cung cấp địa chỉ chính xác để người nhà bệnh nhân phải bỏ tiền mua địa chỉ. Thầy lang thì cam kết điều trị khỏi để gia đình tốn cả trên trăm triệu theo thầy nhưng rồi tiền mất tận mang, đưa vào viện khi đã quá nặng. Hãng thuốc thì quảng cáo những lọ thuốc chữa khỏi ung thư với giá vài triệu một lọ nhưng mấy người khỏi được đâu. Hơn tháng trời tôi bơi giữa các luồng thông tin từ báo chí đến mọi người cung cấp, không biết đâu mà lần. Thậm chí em tôi còn lên tận Hà Giang để lấy thuốc, nhưng ông lang lại yêu cầu bố tôi không được hóa xạ trị khi uống thuốc nên gia đình tôi không dám đánh cuộc. Thế rồi tôi vô tình đọc được một bài viết nói rằng chữa ung thư không phải để khỏi mà để tăng chất lượng sống ở thời gian còn lại của người bệnh. Tôi biết mình đi sai phương hướng. Mong muốn chữa khỏi cho bố tôi nên tôi không thể tìm ra được phương hướng chính xác.

Ung thư là gì?

Hiểu nôm na thế này, tế bào chỉ phân chia khi cơ thể cần. Nhưng vì lý do nào đó tế bào bị biến đổi, phân chia liên tục mà không chịu chết đi thì gọi là tế bào lạ. Nhiều tế bào lạ tạo thành khối u. Khối u sống nhờ dinh dưỡng của cơ thể. Chúng từ chính cơ thể nhưng lại trở thành ký sinh trùng trên chính cơ thể. Chúng ăn chất dinh dưỡng của cơ thể, phát tán tế bào trong máu gây ra di căn. Vì thế bệnh nhân ung thư thường sụt cân và rất gầy. Có người sụt vài chục cân. Chúng xuất hiện tại đâu thì xâm lấn và chèn ép sự hoạt động của cơ quan đó. Ví dụ tại phổi làm phổi hô hấp kém, tại gan làm gan không lọc được... Chưa kể tác nhân gây đau đớn cho bệnh nhân ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư phải chịu những cơn đau dai dẳng, đau đến chết đi sống lại. Có những người phải tiêm đến hơn 10 liều moocphin một ngày vì quá đau, nhưng tiêm mãi cũng nhờn, moocphin cũng mất tác dụng. Có những loại giảm đau còn mạnh hơn moccphin chỉ có được dùng trong bệnh viện ung bướu. Đau đến mức bệnh nhân phải gào lên “cho tôi chết đi, đau thế này thì sống làm sao được”. Đây cũng là lý do mà các bệnh viện ung bướu đều có một khoa gọi là khoa “chống đau”. Các bệnh nhân ung thư không sợ chết mà họ sợ cái đau đến lịm người của ung thư.

Khối u không phát tán tế bào vào máu gây di căn được thì gọi là u lành. Trong cuộc đời con người nhiều lần xuất hiện tế bào lạ nhưng khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì chúng sẽ bị tiêu diệt, còn khi sức đề kháng kém đi thì ung thư hình thành.Quan sát tại ung bướu tôi thấy độ tuổi có tỷ lệ ung thư cao với nữ là từ 45-65 nam là từ 50-65. Báo động đỏ luôn. Có lẽ cơ thể như cỗ máy đến độ tuổi này thì rệu rạo rồi chăng? Vượt qua được thì có xuất hiện ung thư nhưng ít hơn.

Các loại cây như nấm lim xanh, sáo tam phân, nghệ, lá đu đủ, trinh nữ hoàng cung...bản chất là những cây có nhiều chất chống oxi hóa, chống gốc tự do nên tiêu diệt được tế bào lạ trong cơ thể. Nhưng khi số lượng tế bào lạ quá nhiều, khối u lớn dần thì cách sắc thuốc đông y thông thường rất khó tiêu diệt được chúng (ví dụ: một viên tinh nghệ bố tôi uống được chiết xuất từ 2kg nghệ tươi, hơn thế lại kết hợp một số chất khác để dễ hấp thu, nếu để ăn thông thường thì ăn đến bao giờ cho đủ khi ngày bố tôi phải uống 4 viên), cho nên nếu chỉ theo đông y mà bỏ tây y thì quãng thời gian sống còn lại của bệnh nhân phải chịu khá nhiều đau đớn vì khối u lớn rất nhanh hơn nữa chi phí những cây này cũng không rẻ, ví dụ: sáo tam phân có giai đoạn lên đến 5-6tr/kg…

Có rất nhiều loại ung thư, từ xưa đến nay chúng ta chỉ biết đến ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú…Thực tế, ung thư còn chia nhiều loại với nhiều đặc tính khác nhau . Đơn cử như trong ung thư phổi có ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi dạng vẩy, ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi dạng đột biến gen. Ngoài ra, cũng là ung thư phổi tế bào không nhỏ nhưng nếu do hút thuốc lá thì tế bào sẽ ác tính hơn rất nhiều tế bào của ung thư không hút thuốc lá. Do đó hiệu quả khi điều trị sẽ khác nhau. Bây giờ thì mọi người đã hiểu vì sao tôi không lựa chọn đông y khi điều trị cho bố rồi.

Hiện nay trên thế giới có một loại ung thư chữa được đó là ung thư thể đột biến gen. U phổi, u vú thể đột biến gen có thể dùng một số loại thuốc chữa được gọi là điều trị đích. Nhưng giá khá đắt. Có loại 45 triệu một/tháng, 90triệu/tháng,120 triệu/tháng,180 triệu/ tháng… Bệnh viện sẽ thử, hợp loại thuốc nào bệnh nhân sẽ được dùng loại thuốc đấy.Nếu nằm trong diện thanh toán của bảo hiểm sẽ được thanh toán một nửa. Tôi chứng kiến một bác tầm tuổi bố tôi, U phổi thể đột biến gen, khi nhập viện là K phổi, di căn hạch, chớm di căn xương, sau khi dùng 2 loại thuốc ‘đích’ thì bay hoàn toàn u ở phổi và di căn ở hạch. Như thể chưa từng xuất hiện u ở hai vị trí đó. Còn di căn xương thì chỉ cần truyền hóa chất xương là sẽ đỡ. Với những bệnh nhân đấy thì tuổi thọ của họ có thể kéo dài thêm mười mấy năm. Những trường hợp như thế trong ung bướu gọi là bệnh nhân trúng số độc đắc. Xét nghiệm đột biến gen mất tầm từ 5-8 triệu nhưng cả trăm người may ra mới có 1 bị loại này. Những bệnh nhân như vậy họ sẽ truyền được rất nhiều năm hóa chất. Tuy nhiên hậu quả là gây suy tủy, giảm hồng cầu, không đủ điều kiện sức khỏe để hoàn thành lộ trình truyền hóa chất. Vì thế mới sinh ra công nghệ ghép tế bào gốc để tạo tủy, hoàn thành quá trình truyền hóa chất. Nhưng nhiều bài báo rất vô trách nhiệm, cắt câu lấy nghĩa, để một cái tít giật gân ‘ghép tế bào gốc trị ung thư’ làm không biết bao nhiêu nghìn bệnh nhân và người nhà không hiểu rõ nên hi vọng càng nhiều rồi thất vọng lại càng lớn. Chỉ khi đặt mình là bệnh nhân thì mới hiểu việc làm đó ác đến mức nào.

Ngoài ra một số bệnh nhân sau khi truyền hóa chất, về dùng thuốc đông y tại nhà, đến khi khỏi thì lại nói khỏi do đông y. Số khác khỏi được nhờ đông y, nhưng tỷ lệ quá nhỏ, sau đó được báo đài lăng xê thế là thầy lang nổi tiếng, tiền vào ùn ùn, nhưng biết bao người chết vì thầy lang đó thì có thấy nêu ra đâu.

Thực ra, cho đến giờ phút này, chỉ có hóa chất và xạ trị mới làm giảm kích thước khối u nhanh nhất, đạt được kết quả tốt trên rất rất nhiều bệnh nhân nhưng lại chả thấy mấy bài báo tuyền truyền giải thích cho mọi người hiểu. Cứ vẽ ra viễn cảnh ông nọ bà kia chữa được ung thư, nhưng ung thư đó loại nào, thể gì, mức độ ra sao, đã điều trị tây y kết quả như thế nào, thì không đề cập đến làm biết bao nhiêu bệnh nhân đổ tiền tấn vào với mong muốn khỏi bệnh rồi bệnh chả khỏi và rút ngắn thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân.

Phác đồ điều trị tại bệnh viện

Sau khi nhập viện, bố tôi mất 2 tuần để thực hiện một số bước để khám chụp tiếp. Gồm xét nghiệm máu, nội soi dạ dầy, nội soi đại tràng, nội soi khí quản kết hợp lấy mẫu sinh thiết, siêu âm ổ bụng, điện tim đồ, cộng hưởng từ não có cản quang, xạ hình xương. Kết hợp với cắt lớp g ngực có cản quang và cộng hưởng từ thắt lưng đã thực hiện ở Đống Đa, bệnh viện tiến hành hội chẩn cấp bệnh viện do giám đốc bệnh viện chủ trì. Kết luận bố tôi bị u phổi tế bào không nhỏ,di căn hạch, di căn xương sống, xương sườn và đùi và di căn não. Tôi giấu bố hoàn toàn kết luận, bố biết đến đâu thì biết thôi.

Nhiều người hỏi tại sao không thăm khám nhanh mà phải kéo dài nhiều ngày như vậy? Ở bệnh viện nào cũng thế thôi, bệnh nhân ung thư rất yếu, làm nhiều bước như vậy dồn vào một lúc có khi bệnh nhân gục luôn. Chưa kể các loại hóa chất cản quang, phóng xạ dùng trong xạ hình xương đều là các chất có hại với cơ thể dù chúng dùng phát hiện khối u trong cơ thể rất tốt.

Thực ra, mới đầu khi chọn Ung bướu Hà Nội, gia đình tôi mang tâm lý nếu không ổn sẽ chuyển lên K trung ương luôn nhưng rồi nhập viện và thăm khám tôi thấy may mắn vì đã lựa chọn vào đây. Đội ngũ bác sỹ cốt cán đều từ K trung ương mà ra, phác đồ điều trị luôn cập nhật theo K trung ương, máy móc thiết bị mới vì bệnh viện thành lập không lâu, bệnh nhân ít (vì là tuyến dưới) nên không quá tải, phòng giường rất sạch, thái độ y bác sỹ rất nhẹ nhàng và nhiệt tình thậm chí còn động viên vỗ về bệnh nhân để họ dũng cảm chiến đấu với bệnh tật. Rất nhiều bệnh nhận điều trị tại K trung ương, phổi trung ương nhưng rồi không chịu nổi vì quá tải và nhiều hệ lụy khác nên lại phải nhờ quan hệ rồi xin chuyển về về đây. Ở đây ít bệnh nhân hơn, người bệnh luôn được nằm khi truyền, có thể là nằm giường gập hoặc nằm chung 2 bệnh nhân một giường ở phòng bình thường. Hóa chất và các chất khác không bị truyền cấp tập vội vàng vào tĩnh mạch. Hành lang,nhà vệ sinh, phòng bệnh rất sạch sẽ không có mùi lạ. Nếu đã đi qua Bạch Mai, K trung ương thì có thể nói ung bướu Hà Nội là thiên đường.

Hội chẩn cấp bệnh viện kết luận bố tôi cần xạ não ngay 10 mũi trong 10 ngày liên tiếp. Bệnh viện sẽ cho bệnh nhân làm mặt nạ bảo vệ mặt và đầu, chỉ để chừa lỗ hổng tại các vị trí cần chiếu xạ. Có người xạ mười mấy, hai mươi mũi là bình thường. Xạ não sẽ làm khối u nhỏ lại rất nhiều

Sau 10 mũi, bố tôi được chuyển sang khoa hóa chất I là khoa chuyên về K phổi và vú để thực hiện truyền hóa chất. Tại đây bố tôi tiếp tục được hội chẩn cấp khoa để xác định phác đồ điều trị tiếp theo. Thời gian nay ông vẫn phải dùng 4 liều uống giảm đau một ngày. Phác đồ của bố tôi là phác đồ 21 ngày, có nghĩa là cứ 21 ngày thì truyền hóa chất phổi một lần, hóa chất xương 30 ngày truyền một lần, hai loại hóa chất tiến hành đồng thời cộng thêm thủ tục khám xét nghiệm chờ đợi trước khi truyền nên thực tế thời gian ở viện của bố tôi gần như liên tục trong tháng. Sau mỗi lần truyền hóa chất phổi, bác sỹ sẽ kê một đơn thuốc gồm thuốc tiêm kích dự phòng tụt bạch cầu, uống canxi, thải độc gan và hạ men gan, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ác, nhưng cũng tiêu diệt hồng cầu, bạch cầu…của cơ thể, làm sức đề kháng của cơ thể giảm nghiêm trọng. Chưa kể hóa chất truyền vào còn hại gan, hại thận hại dạ dày…. Trong quá trình truyền hóa chất, như bố tôi, hai chai hóa chất và 5 chai rửa được truyền sau hóa chất là muối, đường và các chất điện giải khác trong hai ngày liên tiếp để đuổi luôn hóa chất ra khỏi cơ thể. Vì thế, phải cần kích dự phòng tụt bạch cầu, phải uống thuốc các loại để đảm bảo sức khỏe cho lần truyền kế tiếp. Trước lần truyền tiếp theo, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu, nếu các chỉ số đủ điều kiện thì sẽ truyền hóa chất, nếu các chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…tụt dưới ngưỡng cho phép thì không thể truyền ngay mà phải tiêm truyền kích các loại, cho đến khi đủ thì thôi. Có người kích một mũi, có người kích rất nhiều vẫn không lên được, có người nằm vài tháng trong viện, tiêm, truyền máu, truyền đạm các loại vẫn không đủ điều kiện để truyền hóa chất. Không có hóa chất vào khối u càng phát triển nhanh và cuối cùng bệnh viện đành trả về. Tóm lại, chừng nào bệnh nhân còn truyền được hóa chất thì bệnh nhân đó sẽ còn cơ hội sống tiếp. Tôi đã chứng kiến trong viện có bệnh nhân kích thước u phổi 14cm, sau mấy tháng truyền hóa chất khối u đã giảm xuống còn 7cm. Điều này chắc đông y không làm được.

Vào phác đồ 21 ngày, tóc bay sạch sau 1 tuần. Cứ 3 lần truyền hóa chất phổi bệnh nhân lại kiểm tra thăm khám lại như lần đầu. Giảm đau uống giảm dần, giờ thì thi thoảng bố tôi mới phải uống. Bố tôi đã từ ngồi xe lăn giờ đã lững thững đi bộ được. Nuốt thức ăn không vấn đề. Thậm chí về được quê vài lần. Sau 6 tháng thì u não gần như không còn. Bác sỹ cũng nói di căn xương khá lý tưởng so với di căn những chỗ khác vì bản chất ung thư xương phát triển chậm. U phổi thì đã chậm phát triển. Thấy bố khỏe lại về thể chất và tinh thần, tôi đã nhẹ cả người. Tôi chấp nhận quy luật sinh lão bệnh tử của đời người, miễn sao thời gian còn lại của bố mạnh khỏe, ăn ngon, ngủ tốt, hạn chế tối đa đau đớn, thế là tốt rồi.

Chăm sóc tại nhà và kinh phí điều trị.

Ung thư là một bệnh đốt tiền. Từ ở nhà cho đến bệnh viện chưa kể phải yêu cầu người thân chăm sóc. Trong viện có rất nhiều bệnh nhân mà vợ con bận công việc nên phải thuê người chăm sóc, 3-4 trăm nghìn một ngày, thuê trường kỳ. Số còn lại thì vợ con họ hàng cắt cử nhau nom. Người bệnh ung thư luôn phải có người đi kèm, điều này không thể phủ nhận nhất là trong những ngày truyền hóa chất vì chỉ cần kim truyền bị chệch, hóa chất tràn ra thịt sẽ gây thối thịt, trừ một số trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ ban đầu và không có biến chứng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên, những người được thuê chăm sóc phần lớn không có xuất phát điểm từ ngành y mà nhiều khi chỉ là quen tay hay việc và giúp đỡ người bệnh khi họ không tự chủ được sinh hoạt cá nhân, làm một số thủ tục với viện và liên hệ người nhà khi bác sỹ yêu cầu. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi hơn được ở họ.

Những người có người nhà chăm sẽ tốt hơn rất nhiều, vì sao? Bệnh nhân sẽ không có cảm giác cô độc bỏ rơi tại viện, sẽ hợp tác hơn trong quá trình điều trị, sẽ không phải lo nghĩ thuốc men, sẽ không bị khủng hoảng tâm lý vì phải liên tục biết tình trạnh bệnh của mình. Bệnh nhân ung thư giống như người rơi vào đầm lầy, càng giẫy dụa càng rơi vào trong bùn nhanh, như cái xe đang lao xuống vực, càng nhìn xuống càng thấy kinh hoàng. Có một câu chuyện vui thế này: có một ông cụ bị điếc và được chẩn đoán ung thư, bệnh viện xác định thời gian sống ngắn. Nhưng rồi cụ vẫn sống vài năm vì người nhà giấu, mỗi lần điều trị chỉ nói cụ bị mấy bệnh nhẹ vớ vẩn. Tuổi cao, mắt mờ, tai cụ cũng chả nghe rõ để cập nhật những tin xấu vào đầu mình. Cho nên tinh thần bệnh nhân rất quan trọng. Cái bệnh nhân cần nhưng rất khó làm được là “phó mặc sự đời”.

Bố tôi hoàn toàn tuân theo phác đồ điều trị, qua giai đoạn khủng hoảng ban đầu, ông thản nhiên đối mặt với bệnh tật mà không còn lo sợ, mọi chi tiết bệnh tật, thuốc men ông không quan tâm. Vợ con bảo làm gì, ăn gì, uống gì ông tuân theo hoàn toàn. Ngoài thời gian đi bộ , xem ti vi, chơi với cháu là ông ngủ. Ngủ rất nhiều. Mà bạch cầu chỉ sản sinh trong lúc ngủ nên các chỉ số máu của ông rất tốt, đủ điều kiện để truyền hóa chất, truyền một năm nhưng ông chưa phải truyền máu, truyền đạm cũng như tiêm kích trước truyền lần nào (điều tôi quan sát thấy trong ung bướu là những bệnh nhân truyền được càng nhiều sống càng lâu là những bệnh nhân rất ít phải truyền máu đạm trước khi truyền hóa chất, điều này không biết giải thích thế nào).

Phải biết, phần lớn bệnh nhân khi biết mình bị bệnh thì không ăn, không ngủ được, cơ thể xuống dốc càng nhanh và không thể truyền được hóa chất. Chưa kể khi điều trị ung thư bệnh nhân sẽ chứng kiến rất rất nhiều cái chết của những bệnh nhân khác, có người mất ngay tại viện, có người về mãi chả thấy lên điều trị tiếp, khi hỏi ra thì mọi người bảo chết rồi. Bệnh ung thư có đặc thù là điều trị lâu dài và có tính định kỳ, cho nên hầu như các bệnh nhân đều quen biết và có số điện thoại của nhau. Họ rất thương yêu, đùm bọc và chia sẻ với nhau, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho nhau Nhưng mặt bất cập là khi một người ra đi sẽ ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến những người còn lại. Đến bản thân tôi khi nghe tin bác này, bác kia những người cùng phòng bố tôi mất tôi còn thẫn thờ nữa là bệnh nhân. Có lần bố kể: phòng đấy từ đầu năm chết mười mấy người rồi. Điều này chắc cũng chỉ có ở ung bướu chứ chẳng có ở các bệnh viện khác.

Như đã nói, chữa ung thư rất tốn kém. Xạ trị mỗi đợt từ chục triệu đến vài chục triệu. Hóa chất mỗi lần truyền là mười mấy triệu (hóa chất được pha vào dung dịch để truyền vào tĩnh mạch, quá trình pha do 1 điều dưỡng phụ trách, có camera giám sát và màn hình đặt ngoài hành lang cho người nhà và bệnh nhân quan sát, tránh nghi ngờ bớt xén), chụp Pet CT kiểm tra phát hiện khối u toàn thân khoảng 60 triệu, bảo hiểm thanh toán 95%... Những chi phí khác không nằm trong bảo hiểm ví dụ: xạ, mặt nạ, thuốc cản quang, phóng xạ trong xạ hình xương, các loại thuốc uống được kê sau truyền (đơn thuốc cũng vài triệu), các mũi kích bạch cầu (hơn triệu một mũi) chi phí nằm giường dịch vụ phòng 4 người (ưu tiên một số ca bệnh nhân nặng có khả năng chi trả). Chưa kể bố tôi phải dùng thêm một số loại thuốc uống có tác dụng thải độc sau truyền hóa chất, bảo vệ gan và dạ dàng dày…ở mình gọi là thực phẩm chức năng, những thuốc này bác sỹ không được phép kê trong đơn theo quy định của bộ y tế, nhưng nếu không có những thứ thuốc này cơ thể bố tôi sẽ rất khó chịu được nhiều lần truyền hóa chất như vậy. Đa số là của Mỹ và Úc, nhập khẩu chính hãng, giấy tờ thủ tục tem mác đầy đủ nên giá cũng không dễ chịu. Chưa kể nguồn mua thuốc cũng phải tìm hiểu kỹ vì hàng giả quá nhiều.

Ngoài ra, còn phải dùng thêm yến và đông trùng hạ thảo của Việt Nam hàng ngày. Tác dụng là tạo hồng cầu, thải gốc tự do, tăng cường sức đề kháng. Hiệu quả thì đã được đảm bảo từ kinh nghiệm truyền đời từ xưa của cha ông ta và đến nay thì được khẳng định nhờ các bằng chứng khoa học. Chế độ ăn uống thì hạn chế đường, sữa và thịt đỏ (thịt bò, chó, thỏ). Ăn chủ yếu gà, vịt, chim bồ câu, cá hồi và các loại cá sông, tôm cua ngao ghẹ…các loại hải sản. Rau củ hoa quả và nước ép dùng nhiều đặc biệt là cam ngọt, bưởi ngọt, cà rốt…Hạn chế ăn các loại rau củ dùng nhiều hóa chất, động vật nuôi bằng thức ăn công nghiệp và hoa quả có tính chua. Cái này đòi hỏi một người đi chợ rất sành sỏi và kinh nghiệm. Mẹ tôi phụ trách hoàn toàn, không nhờ bất kỳ đứa nào.

Ở một đất nước mà phúc lợi xã hội còn thấp thì con cái là điểm tựa, là cái phao cho bố mẹ khi ốm đau có tuổi. Dù có hay không vật chất thì tinh thần cũng là thứ vô cùng cần thiết không thể thiếu với những bệnh nhân ung thư. Hôm trước, tôi có đọc một bài của một cô gái viết rằng “Nếu mình có con gái, như chị Kỳ Duyên đã chia sẻ, mình sẽ không bắt nó phải báo hiếu. Vì mình chọn sinh nó ra chứ nó không có quyền lựa chọn làm con của mình.” Tôi thấy tội nghiệp cho cô gái đó vì cô chưa có con nên phát biểu rất hồn nhiên và tội nghiệp cho cả bố mẹ cô gái vì họ phải nghe thấy lời như thế phát ra từ miệng người con gái mình. Chữ “hiếu” rất rộng, “hiếu” là về mặt vật chất và tinh thần mà người đó có khả năng đem đến cho bố mẹ họ, nhưng phải biết cha ông ta có một câu nói rất thấm thía thế này:

Cha mẹ nuôi con kể sông kể bể
Con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày.


Lời kết

Khi viết bài này là hơn một năm kể từ ngày bố tôi bắt đầu điều trị, không biết bố sẽ đi được bao lâu và bao xa trên con đường này, nhưng tôi hiểu sâu sắc câu nói: chữa ung thư để tăng chất lượng sống trong thời gian còn lại của người bệnh. Quãng thời gian vào viện chăm bố, tôi được tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và người nhà khác. Được truyền cho rất nhiều kinh nghiệm từ kho kinh nghiệm vô cùng quý của những người bệnh đi trước (kinh nghiệm khi đi khám chữa bệnh là luôn luôn chia sẻ những điều bạn biết, bạn cũng sẽ nhận được những thứ mà bạn còn thiếu sót). Không ở bệnh viện nào tôi cảm nhận rõ rệt cái tình người với nhau như khi ở trong ung bướu. Trong ung bướu, mọi người nói vui với nhau rằng, có hai loại người sẽ thay đổi thái độ với sức khỏe là bệnh nhân ung thư và người nhà đi chăm cùng. Điều này hoàn toàn đúng bằng cảm nhận của chính tôi. Thật sự là tiếc nuối vì Việt Nam chưa có một môn học nào dạy con người ta toàn diện, thực tế về cơ thể và chăm sóc sức khỏe bản thân vì phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh. 30 tuổi tôi hiểu sâu sắc điều này, không sớm nhưng chưa tính là quá muộn.
 

giangdang

Đi bộ
Biển số
OF-403273
Ngày cấp bằng
29/1/16
Số km
8
Động cơ
228,880 Mã lực
Tuổi
33
Giangdang nhà mợ vào hoá trị phát đồ thuốc gì ? Có bị tác dụng phụ gì không ? Mỗi loại thuốc có tác dụng phụ khác nhau, có loại ói nhiều, có loại gần như không ói nên ăn uống cũng khác. Nhìn chung hầu hết các cụ mợ diễn đàn này ăn ít thịt đỏ, nhiều trái cây, ăn nhiều bữa và bổ sung các loại TPCN / bài đông tây kết hợp. Mỗi người có 1 bộ khác nhau tuỳ cơ địa nhưng hầu hết đều uống lá đu đủ.
Bố mình vào thuốc đợt đầu cũng bị nấc khoảng 3-4 tiếng nhưng những lần sau sẽ hết.
Bố mình vào thuốc Actavis 260mg , phác đồ 21 ngày ạ. 2 ngày đầu vẫn ăn đc, n bị nấc về đêm nên ko ngủ đc ạ. Ngày thứ 3 bắt đầu chán ăn và đến hnay là ngày thứ 4 bắt đầu bị ói, ói cả đêm ko ngủ đc ạ :(. Bác cho e hỏi nên bổ sung TPCN gì và uống như nào đc ko ạ? Bố e sợ phản ứng với thuốc hoá trị ko chịu uống mặc dù e đã giải thích. Hiện tại e mới chỉ có nghệ nano, dầu cá omega3 và tinh chất trà xanh. Bố mình cũng ko chịu uống lá đu đủ từ hôm truyền đến giờ
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Bố mình vào thuốc Actavis 260mg , phác đồ 21 ngày ạ. 2 ngày đầu vẫn ăn đc, n bị nấc về đêm nên ko ngủ đc ạ. Ngày thứ 3 bắt đầu chán ăn và đến hnay là ngày thứ 4 bắt đầu bị ói, ói cả đêm ko ngủ đc ạ :(. Bác cho e hỏi nên bổ sung TPCN gì và uống như nào đc ko ạ? Bố e sợ phản ứng với thuốc hoá trị ko chịu uống mặc dù e đã giải thích. Hiện tại e mới chỉ có nghệ nano, dầu cá omega3 và tinh chất trà xanh. Bố mình cũng ko chịu uống lá đu đủ từ hôm truyền đến giờ
Mợ xem bài #1651 trang 83 nhé.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
829
Động cơ
266,298 Mã lực
Qua Tết em cho Mẹ lên khám tổng thể lại xem sao ! nhìn bên ngoài thì em thấy mừng lắm,sức khoẻ Mẹ vẫn ổn định ! Bác hacdaihung ơi ! sức khoẻ Cụ nhà h thế nào hả Bác ?các khối u nguyên phát ở phổi,các hạch vs xương của Cụ có tan hết đi chưa hả Bác ?
Em bữa trước có đặt câu hỏi vs Bác sĩ Khôi về việc kết hợp tarceva vs avastin thì được trả lời là ở Việt Nam chưa làm cái đó vs lý do là những loại thuốc đắt tiền thì Bác sĩ chỉ làm phác đồ khi có khuyến cáo của các chuyên gia bên Mỹ và Châu Âu..riêng đối với việc gộp tarceva+avastin thì đang thử nghiệm..chưa gọi là khuyến cáo !
Nghe Cô dambich kể về bác sĩ điều trị cho chú là bác sĩ giỏi,đi nước ngoài liên tục đã có quyết định duy trì avastin mỗi 3 tuần 1 lần mà em muốn chuyển Mẹ qua đó quá !..Bác sĩ điều trị cho Mẹ em thì khổ nỗi học y dược thái nguyên,sợ bộc lộ ra người ta rõ cái ngu của mình nên khệnh khạng ông kễnh lắm !..em chả dám đề cập nguyện vọng gộp avastin+iressa của mình,sợ nói ra nó lại ghét và triệt đường lấy thuốc sau này !đến khổ ! nên đành đi hỏi ngoài cho nó thoải mái ! cứ nghĩ đến cảnh mình hỏi cái gì là nó quay đi thở dài thườn thượt ra vẻ rõ chán nản rồi mới quay lại nghiêng đầu hỏi vặn lại câu hỏi mình đưa ra thay vì giải đáp ! ...Luỵ thằng ngu ngoài cay và ức thì còn lại thấy thật hài !
 

Phuvo1

Xe máy
Biển số
OF-395294
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
63
Động cơ
235,030 Mã lực
Hôm nay em có đọc được một bài rất dài và rất xúc động về Nhật ký chiến đấu với K phổi của bố mình, các cụ có thể xem link gốc tại đây. Bài viết thể hiện một sự nhìn nhận rất sâu sắc về căn bệnh này cũng như những kinh nghiệm vô cùng quý báu.

Nhật ký ung thư của bố.

Khi ngồi gõ những dòng chữ này bố tôi đã chiến đấu với căn bệnh ung thư được một năm. Không dài so với rất nhiều bệnh nhân đã và đang chống chọi với nó, nhưng với một ca được coi là nặng và nhiều bác sỹ đã từng chẩn đoán là thời gian sống khoảng từ 3 đến 6 tháng thì đó đã là một sự cố gắng rất lớn của cả người nhà và bệnh nhân. Những điều tôi viết ra nếu đứng dưới góc nhìn của bác sỹ chỉ có thể coi là múa rìu qua mắt thợ nhưng cũng cung cấp cho mọi người một cái nhìn khác dưới góc độ người nhà bệnh nhân. Một kinh nghiệm được đánh đổi bằng rất nhiều nước mắt.

Ngày thứ 5 đen tối.

Đầu tiên phải kể đến là hiện tượng sụt cân. Khi bố tôi về quê chăm cụ được nửa tháng thì tư nhiên thấy lưng đau và sụt 6 cân liên tiếp, thấy vây cả nhà vội vàng bắt ông lên Hà Nội để khám và điều trị.

Vào viện Đống Đa điều trị một tuần (bảo hiểm hưu trí của bố tôi để tại đây), chụp cắt lớp đốt sống thì chỉ chẩn đoán được là xẹp đĩa đệm,vẹo cột sống nhưng uống thuốc tây y không đỡ. Sau đó bố tôi được chuyển sang khoa Đông y để điều trị xương sống, tại đây chị trưởng khoa nhìn phim cắt lớp thì nghi ngờ,yêu cầu người nhà làm thủ tục chụp cộng hưởng từ g ngực có cản quang. Khi đọc phim bác sỹ gọi tôi vào và nói bố tôi đã bị K phổi di căn xương sống và di căn hạch.

Tay chân tôi bủn rủn. Đã nhiều người họ hàng rồi cả ông ngoại tôi đã bị ung thư nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ nó sẽ đến với bố mình, bố tối rất ít ốm đau, nên khi khi chính thức nghe kết luận tôi mới thực sư cảm thấy khủng khiếp và suốt hai tháng sau luôn cảm thấy nghẹt thở như có một tảng đá đè nặng trên người. Hôm đó là thứ năm, là ngày mẹ tôi cũng đang chạy thận tại khoa thận nhân tạo Đống Đa. Trong đầu tôi chỉ có một chữ “hận”. Tôi hận ông trời, tại sao oái ăm đến vậy khi bắt cả bố và mẹ tôi phải chịu đựng căn bệnh vô phương cứu chữa. Tôi gọi cho chồng và em trai. Đứng ở sân bệnh viện nhìn về khoa bố đang nằm, khoa mẹ đang chạy thận tôi òa lên, khóc nức nở. Tôi không hiểu tại sao khám sức khỏe đầu năm lại không phát hiện ra được để bây giờ khi phát ra thì đã di căn lung tung rồi (đây là thực trạng chung của bệnh viện tại Việt Nam, kinh nghiệm là định kỳ khám tầm soát ung thư ngay tại ung bướu chứ không nên thực hiện tại các bệnh viện đa khoa). Tại sao hiện tượng ban đầu của bố tôi mờ nhạt đến vậy? Vì ung thư chỉ cẩn phát hiện sớm ở giai đoạn I thì có thể sống nhiều năm chứ để sang giai đoạn IV như của bố thời gian chỉ còn tính bằng tháng. Đấy là theo nhiều tài liệu y học nói vậy.

Bác sỹ bảo phải chuyển tuyến lên ung bướu Hà Nội, cả nhà tôi gọi đi khắp nơi nhờ vả để chuyển lên K trung ương vì nghĩ K trung ương mới tốt nhất nhưng bác sỹ giải thích lên K trung ương vì trái tuyến nên kinh phí điều trị sẽ vô cùng tốn kém hơn nữa K trung ương luôn quá tải nên hệ lụy đi kèm sẽ rất nhiều. Tôi không thể giấu được mẹ tôi, tôi lo mẹ biết sẽ gục theo. Tôi nói thẳng với mẹ, bây giờ bọn con chỉ có thể tập trung lo cho bố, nên mẹ phải mạnh mẽ lên, mẹ mà gục thì bọn con không biết tính thế nào nữa. Thật may mẹ tôi cố gắng được. Mẹ tôi vẫn cố chạy đủ tuần ba buổi dù mỗi buổi chỉ vài ba tiếng, so với 4 tiếng quy định thì thiếu nhưng như thế là tốt lắm rồi. Chiều hôm đó đưa cả bố và mẹ về nhà. Sáng hôm sau là thứ 6, tôi vào viện làm thủ tục chuyển tuyến rồi đưa bố sang ung bướu Hà Nội. Chỉ dám nói với bố là bác sỹ nghi ngờ có u ở phổi để bố đỡ sốc.

Ngày hôm sau, thứ 6 bố tôi vào khám tại Ung bướu Hà Nội, vừa nhìn phim bác sỹ nói thẳng với bố tôi là bố bị K phổi di căn xương. Bác sỹ chuyển bố tôi sang khoa xạ để làm các xét nghiệm và chụp chiếu hoàn thiện hồ sơ bệnh án. Nhưng vì cuối tuần nên cũng chỉ vào nhận phòng và nhận giường chứ không kịp làm gì hết. Thứ hai mới chính thức bắt đầu. Tôi lại đưa bố về nhà. Lúc này bố tôi đau đến lặng cả về thể xác và tinh thần, đi lại thì luôn phải có hai người dìu hai bên hoặc ngồi xe lăn vì bác sỹ bảo khi di căn xương làm xương yếu, dễ gãy nên di chuyển phải hết sức cẩn thận.

Không ăn được, không ngủ được, những cơn đau thể xác và tinh thần suy sụp, trong vòng vài ngày tóc bố bạc trắng, đó là trạng thái của bố tôi khi về nhà. Tôi nhờ bác sỹ kê một đơn thuốc giảm đau gồm nhiều loại kết hợp cho bố, đi khắp nơi cuối cùng chỉ mua được ngoài Quốc Tử Giám. Cả nhà suy sụp, trước mặt bố chẳng ai dám khóc, mỗi người tìm cho mình một góc riêng mặc nước mắt chảy ra. Mẹ tôi kể đến chính bản thân bố mấy ngày đầu, khi đêm đến bố cũng quay mặt vào tường và mẹ nhìn thấy vai bố run run. Ai mà nghĩ được nó sẽ đến sớm với bố như vậy, bố còn chưa đến 60 mà.

Có bệnh thì vái tứ phương.

Thực ra bố tôi không phải là người đầu tiên trong dòng họ bị ung thư, nhưng chỉ đến bố thì tôi mới hiểu sâu sắc về căn bệnh này. Suốt ba tháng đầu bố tôi phải nằm viện hoàn toàn (trừ thứ 7 và chủ nhật trốn về nhà để thay đổi không khí). Tôi phải viết cam kết với bệnh viện thì mới được đưa bố về. Chứ nằm liên tục trong viện chứng kiến người này thở oxy , người kia nôn ọe rồi kêu la đau đớn thì thần kinh căng thẳng lắm.

Nhà toàn người già đau ốm và trẻ con. Em dâu tôi có bé, mới được 7 tháng chưa kịp đi làm. Tôi thì có hai đứa, một đứa 2 tuổi, một đứa 3 tuổi vừa cho đi mẫu giáo tháng 9, chưa kịp quay trở lại công việc thì đến tháng 10 bố tôi phát bệnh.Vậy là bắt đầu phân công nhau chăm sóc bố. Chồng tôi ngoài đi làm thì phụ trách hoàn toàn 2 bé từ đưa đón đến cơm nước tắm giặt, cuối tuần vào viện nếu tuần đó bố nằm trong viện…. Tôi thì từ gần 6 giờ 7 giờ tối ở trong viện. Em trai tôi thì phụ trách ca tối, ngày đi làm. Em dâu và mẹ tôi thì lo cơm nước cháo mú, thuốc thang mang vào viện cho bố. Xác định bố còn điều trị dài kỳ nên tự giác bảo ban nhau, chứ tôi chứng kiến nhiều nhà, con cháu đông đúc mà vào viện vẫn tranh cãi nhau, buồn lắm. Bố bị di căn hạch nên rất khó nuốt, dễ nghẹn và nôn. Cơm cháo canteen bệnh viện hoàn toàn không ăn được. Dạo đầu bố tôi thường xuyên nghẹn, mỗi lần nghẹn là ông đau đến chảy nước mắt rồi nôn thốc nôn tháo hết ra. Nhiều khi nhìn bố ăn có tí cháo đến khổ sở mà tôi khóc thầm. Ba tháng liên tục chỉ có cháo, phở, bún mẹ nấu mang vào.

Thời gian này cũng nhiều thầy lang được mọi người mách, có nổi tiếng báo chí, có nổi tiếng truyền miệng, từ Lào Cai, Hà Giang, đến Hà Nội rồi vào tận Thanh Hóa. Ở Hà Nội cũng vài vị. Tôi cày nát các diễn đàn, các trang web rồi các tài liệu y học. Cứ lên google search từ ‘ung thư phổi’ ra bao nhiêu kết quả tôi vào bấy nhiêu địa chỉ. Chỉ cần có hi vọng là tìm địa chỉ để đưa bố đến, rồi bấy nhiều lần khóc vì thất vọng. Tôi phát hiện ra rằng bây giờ rất nhiều nhà báo, thầy lang và hãng thuốc vô lương tâm. Nhà báo thì nhận tiền để viết bài quảng cáo hoặc viết bài nhưng không cung cấp địa chỉ chính xác để người nhà bệnh nhân phải bỏ tiền mua địa chỉ. Thầy lang thì cam kết điều trị khỏi để gia đình tốn cả trên trăm triệu theo thầy nhưng rồi tiền mất tận mang, đưa vào viện khi đã quá nặng. Hãng thuốc thì quảng cáo những lọ thuốc chữa khỏi ung thư với giá vài triệu một lọ nhưng mấy người khỏi được đâu. Hơn tháng trời tôi bơi giữa các luồng thông tin từ báo chí đến mọi người cung cấp, không biết đâu mà lần. Thậm chí em tôi còn lên tận Hà Giang để lấy thuốc, nhưng ông lang lại yêu cầu bố tôi không được hóa xạ trị khi uống thuốc nên gia đình tôi không dám đánh cuộc. Thế rồi tôi vô tình đọc được một bài viết nói rằng chữa ung thư không phải để khỏi mà để tăng chất lượng sống ở thời gian còn lại của người bệnh. Tôi biết mình đi sai phương hướng. Mong muốn chữa khỏi cho bố tôi nên tôi không thể tìm ra được phương hướng chính xác.

Ung thư là gì?

Hiểu nôm na thế này, tế bào chỉ phân chia khi cơ thể cần. Nhưng vì lý do nào đó tế bào bị biến đổi, phân chia liên tục mà không chịu chết đi thì gọi là tế bào lạ. Nhiều tế bào lạ tạo thành khối u. Khối u sống nhờ dinh dưỡng của cơ thể. Chúng từ chính cơ thể nhưng lại trở thành ký sinh trùng trên chính cơ thể. Chúng ăn chất dinh dưỡng của cơ thể, phát tán tế bào trong máu gây ra di căn. Vì thế bệnh nhân ung thư thường sụt cân và rất gầy. Có người sụt vài chục cân. Chúng xuất hiện tại đâu thì xâm lấn và chèn ép sự hoạt động của cơ quan đó. Ví dụ tại phổi làm phổi hô hấp kém, tại gan làm gan không lọc được... Chưa kể tác nhân gây đau đớn cho bệnh nhân ung thư. Phần lớn bệnh nhân ung thư phải chịu những cơn đau dai dẳng, đau đến chết đi sống lại. Có những người phải tiêm đến hơn 10 liều moocphin một ngày vì quá đau, nhưng tiêm mãi cũng nhờn, moocphin cũng mất tác dụng. Có những loại giảm đau còn mạnh hơn moccphin chỉ có được dùng trong bệnh viện ung bướu. Đau đến mức bệnh nhân phải gào lên “cho tôi chết đi, đau thế này thì sống làm sao được”. Đây cũng là lý do mà các bệnh viện ung bướu đều có một khoa gọi là khoa “chống đau”. Các bệnh nhân ung thư không sợ chết mà họ sợ cái đau đến lịm người của ung thư.

Khối u không phát tán tế bào vào máu gây di căn được thì gọi là u lành. Trong cuộc đời con người nhiều lần xuất hiện tế bào lạ nhưng khi cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì chúng sẽ bị tiêu diệt, còn khi sức đề kháng kém đi thì ung thư hình thành.Quan sát tại ung bướu tôi thấy độ tuổi có tỷ lệ ung thư cao với nữ là từ 45-65 nam là từ 50-65. Báo động đỏ luôn. Có lẽ cơ thể như cỗ máy đến độ tuổi này thì rệu rạo rồi chăng? Vượt qua được thì có xuất hiện ung thư nhưng ít hơn.

Các loại cây như nấm lim xanh, sáo tam phân, nghệ, lá đu đủ, trinh nữ hoàng cung...bản chất là những cây có nhiều chất chống oxi hóa, chống gốc tự do nên tiêu diệt được tế bào lạ trong cơ thể. Nhưng khi số lượng tế bào lạ quá nhiều, khối u lớn dần thì cách sắc thuốc đông y thông thường rất khó tiêu diệt được chúng (ví dụ: một viên tinh nghệ bố tôi uống được chiết xuất từ 2kg nghệ tươi, hơn thế lại kết hợp một số chất khác để dễ hấp thu, nếu để ăn thông thường thì ăn đến bao giờ cho đủ khi ngày bố tôi phải uống 4 viên), cho nên nếu chỉ theo đông y mà bỏ tây y thì quãng thời gian sống còn lại của bệnh nhân phải chịu khá nhiều đau đớn vì khối u lớn rất nhanh hơn nữa chi phí những cây này cũng không rẻ, ví dụ: sáo tam phân có giai đoạn lên đến 5-6tr/kg…

Có rất nhiều loại ung thư, từ xưa đến nay chúng ta chỉ biết đến ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú…Thực tế, ung thư còn chia nhiều loại với nhiều đặc tính khác nhau . Đơn cử như trong ung thư phổi có ung thư phổi tế bào nhỏ, ung thư phổi dạng vẩy, ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi dạng đột biến gen. Ngoài ra, cũng là ung thư phổi tế bào không nhỏ nhưng nếu do hút thuốc lá thì tế bào sẽ ác tính hơn rất nhiều tế bào của ung thư không hút thuốc lá. Do đó hiệu quả khi điều trị sẽ khác nhau. Bây giờ thì mọi người đã hiểu vì sao tôi không lựa chọn đông y khi điều trị cho bố rồi.

Hiện nay trên thế giới có một loại ung thư chữa được đó là ung thư thể đột biến gen. U phổi, u vú thể đột biến gen có thể dùng một số loại thuốc chữa được gọi là điều trị đích. Nhưng giá khá đắt. Có loại 45 triệu một/tháng, 90triệu/tháng,120 triệu/tháng,180 triệu/ tháng… Bệnh viện sẽ thử, hợp loại thuốc nào bệnh nhân sẽ được dùng loại thuốc đấy.Nếu nằm trong diện thanh toán của bảo hiểm sẽ được thanh toán một nửa. Tôi chứng kiến một bác tầm tuổi bố tôi, U phổi thể đột biến gen, khi nhập viện là K phổi, di căn hạch, chớm di căn xương, sau khi dùng 2 loại thuốc ‘đích’ thì bay hoàn toàn u ở phổi và di căn ở hạch. Như thể chưa từng xuất hiện u ở hai vị trí đó. Còn di căn xương thì chỉ cần truyền hóa chất xương là sẽ đỡ. Với những bệnh nhân đấy thì tuổi thọ của họ có thể kéo dài thêm mười mấy năm. Những trường hợp như thế trong ung bướu gọi là bệnh nhân trúng số độc đắc. Xét nghiệm đột biến gen mất tầm từ 5-8 triệu nhưng cả trăm người may ra mới có 1 bị loại này. Những bệnh nhân như vậy họ sẽ truyền được rất nhiều năm hóa chất. Tuy nhiên hậu quả là gây suy tủy, giảm hồng cầu, không đủ điều kiện sức khỏe để hoàn thành lộ trình truyền hóa chất. Vì thế mới sinh ra công nghệ ghép tế bào gốc để tạo tủy, hoàn thành quá trình truyền hóa chất. Nhưng nhiều bài báo rất vô trách nhiệm, cắt câu lấy nghĩa, để một cái tít giật gân ‘ghép tế bào gốc trị ung thư’ làm không biết bao nhiêu nghìn bệnh nhân và người nhà không hiểu rõ nên hi vọng càng nhiều rồi thất vọng lại càng lớn. Chỉ khi đặt mình là bệnh nhân thì mới hiểu việc làm đó ác đến mức nào.

Ngoài ra một số bệnh nhân sau khi truyền hóa chất, về dùng thuốc đông y tại nhà, đến khi khỏi thì lại nói khỏi do đông y. Số khác khỏi được nhờ đông y, nhưng tỷ lệ quá nhỏ, sau đó được báo đài lăng xê thế là thầy lang nổi tiếng, tiền vào ùn ùn, nhưng biết bao người chết vì thầy lang đó thì có thấy nêu ra đâu.

Thực ra, cho đến giờ phút này, chỉ có hóa chất và xạ trị mới làm giảm kích thước khối u nhanh nhất, đạt được kết quả tốt trên rất rất nhiều bệnh nhân nhưng lại chả thấy mấy bài báo tuyền truyền giải thích cho mọi người hiểu. Cứ vẽ ra viễn cảnh ông nọ bà kia chữa được ung thư, nhưng ung thư đó loại nào, thể gì, mức độ ra sao, đã điều trị tây y kết quả như thế nào, thì không đề cập đến làm biết bao nhiêu bệnh nhân đổ tiền tấn vào với mong muốn khỏi bệnh rồi bệnh chả khỏi và rút ngắn thời gian sống và chất lượng sống của bệnh nhân.

Phác đồ điều trị tại bệnh viện

Sau khi nhập viện, bố tôi mất 2 tuần để thực hiện một số bước để khám chụp tiếp. Gồm xét nghiệm máu, nội soi dạ dầy, nội soi đại tràng, nội soi khí quản kết hợp lấy mẫu sinh thiết, siêu âm ổ bụng, điện tim đồ, cộng hưởng từ não có cản quang, xạ hình xương. Kết hợp với cắt lớp g ngực có cản quang và cộng hưởng từ thắt lưng đã thực hiện ở Đống Đa, bệnh viện tiến hành hội chẩn cấp bệnh viện do giám đốc bệnh viện chủ trì. Kết luận bố tôi bị u phổi tế bào không nhỏ,di căn hạch, di căn xương sống, xương sườn và đùi và di căn não. Tôi giấu bố hoàn toàn kết luận, bố biết đến đâu thì biết thôi.

Nhiều người hỏi tại sao không thăm khám nhanh mà phải kéo dài nhiều ngày như vậy? Ở bệnh viện nào cũng thế thôi, bệnh nhân ung thư rất yếu, làm nhiều bước như vậy dồn vào một lúc có khi bệnh nhân gục luôn. Chưa kể các loại hóa chất cản quang, phóng xạ dùng trong xạ hình xương đều là các chất có hại với cơ thể dù chúng dùng phát hiện khối u trong cơ thể rất tốt.

Thực ra, mới đầu khi chọn Ung bướu Hà Nội, gia đình tôi mang tâm lý nếu không ổn sẽ chuyển lên K trung ương luôn nhưng rồi nhập viện và thăm khám tôi thấy may mắn vì đã lựa chọn vào đây. Đội ngũ bác sỹ cốt cán đều từ K trung ương mà ra, phác đồ điều trị luôn cập nhật theo K trung ương, máy móc thiết bị mới vì bệnh viện thành lập không lâu, bệnh nhân ít (vì là tuyến dưới) nên không quá tải, phòng giường rất sạch, thái độ y bác sỹ rất nhẹ nhàng và nhiệt tình thậm chí còn động viên vỗ về bệnh nhân để họ dũng cảm chiến đấu với bệnh tật. Rất nhiều bệnh nhận điều trị tại K trung ương, phổi trung ương nhưng rồi không chịu nổi vì quá tải và nhiều hệ lụy khác nên lại phải nhờ quan hệ rồi xin chuyển về về đây. Ở đây ít bệnh nhân hơn, người bệnh luôn được nằm khi truyền, có thể là nằm giường gập hoặc nằm chung 2 bệnh nhân một giường ở phòng bình thường. Hóa chất và các chất khác không bị truyền cấp tập vội vàng vào tĩnh mạch. Hành lang,nhà vệ sinh, phòng bệnh rất sạch sẽ không có mùi lạ. Nếu đã đi qua Bạch Mai, K trung ương thì có thể nói ung bướu Hà Nội là thiên đường.

Hội chẩn cấp bệnh viện kết luận bố tôi cần xạ não ngay 10 mũi trong 10 ngày liên tiếp. Bệnh viện sẽ cho bệnh nhân làm mặt nạ bảo vệ mặt và đầu, chỉ để chừa lỗ hổng tại các vị trí cần chiếu xạ. Có người xạ mười mấy, hai mươi mũi là bình thường. Xạ não sẽ làm khối u nhỏ lại rất nhiều

Sau 10 mũi, bố tôi được chuyển sang khoa hóa chất I là khoa chuyên về K phổi và vú để thực hiện truyền hóa chất. Tại đây bố tôi tiếp tục được hội chẩn cấp khoa để xác định phác đồ điều trị tiếp theo. Thời gian nay ông vẫn phải dùng 4 liều uống giảm đau một ngày. Phác đồ của bố tôi là phác đồ 21 ngày, có nghĩa là cứ 21 ngày thì truyền hóa chất phổi một lần, hóa chất xương 30 ngày truyền một lần, hai loại hóa chất tiến hành đồng thời cộng thêm thủ tục khám xét nghiệm chờ đợi trước khi truyền nên thực tế thời gian ở viện của bố tôi gần như liên tục trong tháng. Sau mỗi lần truyền hóa chất phổi, bác sỹ sẽ kê một đơn thuốc gồm thuốc tiêm kích dự phòng tụt bạch cầu, uống canxi, thải độc gan và hạ men gan, tăng sức đề kháng của cơ thể.

Hóa chất giúp tiêu diệt tế bào ác, nhưng cũng tiêu diệt hồng cầu, bạch cầu…của cơ thể, làm sức đề kháng của cơ thể giảm nghiêm trọng. Chưa kể hóa chất truyền vào còn hại gan, hại thận hại dạ dày…. Trong quá trình truyền hóa chất, như bố tôi, hai chai hóa chất và 5 chai rửa được truyền sau hóa chất là muối, đường và các chất điện giải khác trong hai ngày liên tiếp để đuổi luôn hóa chất ra khỏi cơ thể. Vì thế, phải cần kích dự phòng tụt bạch cầu, phải uống thuốc các loại để đảm bảo sức khỏe cho lần truyền kế tiếp. Trước lần truyền tiếp theo, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm máu, nếu các chỉ số đủ điều kiện thì sẽ truyền hóa chất, nếu các chỉ số bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu…tụt dưới ngưỡng cho phép thì không thể truyền ngay mà phải tiêm truyền kích các loại, cho đến khi đủ thì thôi. Có người kích một mũi, có người kích rất nhiều vẫn không lên được, có người nằm vài tháng trong viện, tiêm, truyền máu, truyền đạm các loại vẫn không đủ điều kiện để truyền hóa chất. Không có hóa chất vào khối u càng phát triển nhanh và cuối cùng bệnh viện đành trả về. Tóm lại, chừng nào bệnh nhân còn truyền được hóa chất thì bệnh nhân đó sẽ còn cơ hội sống tiếp. Tôi đã chứng kiến trong viện có bệnh nhân kích thước u phổi 14cm, sau mấy tháng truyền hóa chất khối u đã giảm xuống còn 7cm. Điều này chắc đông y không làm được.

Vào phác đồ 21 ngày, tóc bay sạch sau 1 tuần. Cứ 3 lần truyền hóa chất phổi bệnh nhân lại kiểm tra thăm khám lại như lần đầu. Giảm đau uống giảm dần, giờ thì thi thoảng bố tôi mới phải uống. Bố tôi đã từ ngồi xe lăn giờ đã lững thững đi bộ được. Nuốt thức ăn không vấn đề. Thậm chí về được quê vài lần. Sau 6 tháng thì u não gần như không còn. Bác sỹ cũng nói di căn xương khá lý tưởng so với di căn những chỗ khác vì bản chất ung thư xương phát triển chậm. U phổi thì đã chậm phát triển. Thấy bố khỏe lại về thể chất và tinh thần, tôi đã nhẹ cả người. Tôi chấp nhận quy luật sinh lão bệnh tử của đời người, miễn sao thời gian còn lại của bố mạnh khỏe, ăn ngon, ngủ tốt, hạn chế tối đa đau đớn, thế là tốt rồi.

Chăm sóc tại nhà và kinh phí điều trị.

Ung thư là một bệnh đốt tiền. Từ ở nhà cho đến bệnh viện chưa kể phải yêu cầu người thân chăm sóc. Trong viện có rất nhiều bệnh nhân mà vợ con bận công việc nên phải thuê người chăm sóc, 3-4 trăm nghìn một ngày, thuê trường kỳ. Số còn lại thì vợ con họ hàng cắt cử nhau nom. Người bệnh ung thư luôn phải có người đi kèm, điều này không thể phủ nhận nhất là trong những ngày truyền hóa chất vì chỉ cần kim truyền bị chệch, hóa chất tràn ra thịt sẽ gây thối thịt, trừ một số trường hợp bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ ban đầu và không có biến chứng nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân. Tuy nhiên, những người được thuê chăm sóc phần lớn không có xuất phát điểm từ ngành y mà nhiều khi chỉ là quen tay hay việc và giúp đỡ người bệnh khi họ không tự chủ được sinh hoạt cá nhân, làm một số thủ tục với viện và liên hệ người nhà khi bác sỹ yêu cầu. Chúng ta cũng không thể đòi hỏi hơn được ở họ.

Những người có người nhà chăm sẽ tốt hơn rất nhiều, vì sao? Bệnh nhân sẽ không có cảm giác cô độc bỏ rơi tại viện, sẽ hợp tác hơn trong quá trình điều trị, sẽ không phải lo nghĩ thuốc men, sẽ không bị khủng hoảng tâm lý vì phải liên tục biết tình trạnh bệnh của mình. Bệnh nhân ung thư giống như người rơi vào đầm lầy, càng giẫy dụa càng rơi vào trong bùn nhanh, như cái xe đang lao xuống vực, càng nhìn xuống càng thấy kinh hoàng. Có một câu chuyện vui thế này: có một ông cụ bị điếc và được chẩn đoán ung thư, bệnh viện xác định thời gian sống ngắn. Nhưng rồi cụ vẫn sống vài năm vì người nhà giấu, mỗi lần điều trị chỉ nói cụ bị mấy bệnh nhẹ vớ vẩn. Tuổi cao, mắt mờ, tai cụ cũng chả nghe rõ để cập nhật những tin xấu vào đầu mình. Cho nên tinh thần bệnh nhân rất quan trọng. Cái bệnh nhân cần nhưng rất khó làm được là “phó mặc sự đời”.

Bố tôi hoàn toàn tuân theo phác đồ điều trị, qua giai đoạn khủng hoảng ban đầu, ông thản nhiên đối mặt với bệnh tật mà không còn lo sợ, mọi chi tiết bệnh tật, thuốc men ông không quan tâm. Vợ con bảo làm gì, ăn gì, uống gì ông tuân theo hoàn toàn. Ngoài thời gian đi bộ , xem ti vi, chơi với cháu là ông ngủ. Ngủ rất nhiều. Mà bạch cầu chỉ sản sinh trong lúc ngủ nên các chỉ số máu của ông rất tốt, đủ điều kiện để truyền hóa chất, truyền một năm nhưng ông chưa phải truyền máu, truyền đạm cũng như tiêm kích trước truyền lần nào (điều tôi quan sát thấy trong ung bướu là những bệnh nhân truyền được càng nhiều sống càng lâu là những bệnh nhân rất ít phải truyền máu đạm trước khi truyền hóa chất, điều này không biết giải thích thế nào).

Phải biết, phần lớn bệnh nhân khi biết mình bị bệnh thì không ăn, không ngủ được, cơ thể xuống dốc càng nhanh và không thể truyền được hóa chất. Chưa kể khi điều trị ung thư bệnh nhân sẽ chứng kiến rất rất nhiều cái chết của những bệnh nhân khác, có người mất ngay tại viện, có người về mãi chả thấy lên điều trị tiếp, khi hỏi ra thì mọi người bảo chết rồi. Bệnh ung thư có đặc thù là điều trị lâu dài và có tính định kỳ, cho nên hầu như các bệnh nhân đều quen biết và có số điện thoại của nhau. Họ rất thương yêu, đùm bọc và chia sẻ với nhau, là chỗ dựa về mặt tinh thần cho nhau Nhưng mặt bất cập là khi một người ra đi sẽ ảnh hưởng tâm lý rất lớn đến những người còn lại. Đến bản thân tôi khi nghe tin bác này, bác kia những người cùng phòng bố tôi mất tôi còn thẫn thờ nữa là bệnh nhân. Có lần bố kể: phòng đấy từ đầu năm chết mười mấy người rồi. Điều này chắc cũng chỉ có ở ung bướu chứ chẳng có ở các bệnh viện khác.

Như đã nói, chữa ung thư rất tốn kém. Xạ trị mỗi đợt từ chục triệu đến vài chục triệu. Hóa chất mỗi lần truyền là mười mấy triệu (hóa chất được pha vào dung dịch để truyền vào tĩnh mạch, quá trình pha do 1 điều dưỡng phụ trách, có camera giám sát và màn hình đặt ngoài hành lang cho người nhà và bệnh nhân quan sát, tránh nghi ngờ bớt xén), chụp Pet CT kiểm tra phát hiện khối u toàn thân khoảng 60 triệu, bảo hiểm thanh toán 95%... Những chi phí khác không nằm trong bảo hiểm ví dụ: xạ, mặt nạ, thuốc cản quang, phóng xạ trong xạ hình xương, các loại thuốc uống được kê sau truyền (đơn thuốc cũng vài triệu), các mũi kích bạch cầu (hơn triệu một mũi) chi phí nằm giường dịch vụ phòng 4 người (ưu tiên một số ca bệnh nhân nặng có khả năng chi trả). Chưa kể bố tôi phải dùng thêm một số loại thuốc uống có tác dụng thải độc sau truyền hóa chất, bảo vệ gan và dạ dàng dày…ở mình gọi là thực phẩm chức năng, những thuốc này bác sỹ không được phép kê trong đơn theo quy định của bộ y tế, nhưng nếu không có những thứ thuốc này cơ thể bố tôi sẽ rất khó chịu được nhiều lần truyền hóa chất như vậy. Đa số là của Mỹ và Úc, nhập khẩu chính hãng, giấy tờ thủ tục tem mác đầy đủ nên giá cũng không dễ chịu. Chưa kể nguồn mua thuốc cũng phải tìm hiểu kỹ vì hàng giả quá nhiều.

Ngoài ra, còn phải dùng thêm yến và đông trùng hạ thảo của Việt Nam hàng ngày. Tác dụng là tạo hồng cầu, thải gốc tự do, tăng cường sức đề kháng. Hiệu quả thì đã được đảm bảo từ kinh nghiệm truyền đời từ xưa của cha ông ta và đến nay thì được khẳng định nhờ các bằng chứng khoa học. Chế độ ăn uống thì hạn chế đường, sữa và thịt đỏ (thịt bò, chó, thỏ). Ăn chủ yếu gà, vịt, chim bồ câu, cá hồi và các loại cá sông, tôm cua ngao ghẹ…các loại hải sản. Rau củ hoa quả và nước ép dùng nhiều đặc biệt là cam ngọt, bưởi ngọt, cà rốt…Hạn chế ăn các loại rau củ dùng nhiều hóa chất, động vật nuôi bằng thức ăn công nghiệp và hoa quả có tính chua. Cái này đòi hỏi một người đi chợ rất sành sỏi và kinh nghiệm. Mẹ tôi phụ trách hoàn toàn, không nhờ bất kỳ đứa nào.

Ở một đất nước mà phúc lợi xã hội còn thấp thì con cái là điểm tựa, là cái phao cho bố mẹ khi ốm đau có tuổi. Dù có hay không vật chất thì tinh thần cũng là thứ vô cùng cần thiết không thể thiếu với những bệnh nhân ung thư. Hôm trước, tôi có đọc một bài của một cô gái viết rằng “Nếu mình có con gái, như chị Kỳ Duyên đã chia sẻ, mình sẽ không bắt nó phải báo hiếu. Vì mình chọn sinh nó ra chứ nó không có quyền lựa chọn làm con của mình.” Tôi thấy tội nghiệp cho cô gái đó vì cô chưa có con nên phát biểu rất hồn nhiên và tội nghiệp cho cả bố mẹ cô gái vì họ phải nghe thấy lời như thế phát ra từ miệng người con gái mình. Chữ “hiếu” rất rộng, “hiếu” là về mặt vật chất và tinh thần mà người đó có khả năng đem đến cho bố mẹ họ, nhưng phải biết cha ông ta có một câu nói rất thấm thía thế này:

Cha mẹ nuôi con kể sông kể bể
Con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày.


Lời kết

Khi viết bài này là hơn một năm kể từ ngày bố tôi bắt đầu điều trị, không biết bố sẽ đi được bao lâu và bao xa trên con đường này, nhưng tôi hiểu sâu sắc câu nói: chữa ung thư để tăng chất lượng sống trong thời gian còn lại của người bệnh. Quãng thời gian vào viện chăm bố, tôi được tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và người nhà khác. Được truyền cho rất nhiều kinh nghiệm từ kho kinh nghiệm vô cùng quý của những người bệnh đi trước (kinh nghiệm khi đi khám chữa bệnh là luôn luôn chia sẻ những điều bạn biết, bạn cũng sẽ nhận được những thứ mà bạn còn thiếu sót). Không ở bệnh viện nào tôi cảm nhận rõ rệt cái tình người với nhau như khi ở trong ung bướu. Trong ung bướu, mọi người nói vui với nhau rằng, có hai loại người sẽ thay đổi thái độ với sức khỏe là bệnh nhân ung thư và người nhà đi chăm cùng. Điều này hoàn toàn đúng bằng cảm nhận của chính tôi. Thật sự là tiếc nuối vì Việt Nam chưa có một môn học nào dạy con người ta toàn diện, thực tế về cơ thể và chăm sóc sức khỏe bản thân vì phòng bệnh luôn tốt hơn là chữa bệnh. 30 tuổi tôi hiểu sâu sắc điều này, không sớm nhưng chưa tính là quá muộn.
Cảm ơn cụ Hùng, bài này hay và bổ ích quá.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
Qua Tết em cho Mẹ lên khám tổng thể lại xem sao ! nhìn bên ngoài thì em thấy mừng lắm,sức khoẻ Mẹ vẫn ổn định ! Bác hacdaihung ơi ! sức khoẻ Cụ nhà h thế nào hả Bác ?các khối u nguyên phát ở phổi,các hạch vs xương của Cụ có tan hết đi chưa hả Bác ?
Em bữa trước có đặt câu hỏi vs Bác sĩ Khôi về việc kết hợp tarceva vs avastin thì được trả lời là ở Việt Nam chưa làm cái đó vs lý do là những loại thuốc đắt tiền thì Bác sĩ chỉ làm phác đồ khi có khuyến cáo của các chuyên gia bên Mỹ và Châu Âu..riêng đối với việc gộp tarceva+avastin thì đang thử nghiệm..chưa gọi là khuyến cáo !
Nghe Cô dambich kể về bác sĩ điều trị cho chú là bác sĩ giỏi,đi nước ngoài liên tục đã có quyết định duy trì avastin mỗi 3 tuần 1 lần mà em muốn chuyển Mẹ qua đó quá !..Bác sĩ điều trị cho Mẹ em thì khổ nỗi học y dược thái nguyên,sợ bộc lộ ra người ta rõ cái ngu của mình nên khệnh khạng ông kễnh lắm !..em chả dám đề cập nguyện vọng gộp avastin+iressa của mình,sợ nói ra nó lại ghét và triệt đường lấy thuốc sau này !đến khổ ! nên đành đi hỏi ngoài cho nó thoải mái ! cứ nghĩ đến cảnh mình hỏi cái gì là nó quay đi thở dài thườn thượt ra vẻ rõ chán nản rồi mới quay lại nghiêng đầu hỏi vặn lại câu hỏi mình đưa ra thay vì giải đáp ! ...Luỵ thằng ngu ngoài cay và ức thì còn lại thấy thật hài !
Cảm ơn cụ đã hỏi thăm! Mẹ em dạo này sức khỏe vẫn ổn định. Chỗ đau xương ở chân phải mấy tháng nay không còn đau mạnh nữa rồi. Các khối u thì chắc nó cũng không biến mất được nhưng bác sĩ bảo nó đang ổn định. Em không dám bảo mẹ em hỏi bác sĩ hay tự chụp chiếu gì vì đã xác định là điều trị duy trì nên không muốn bệnh nhân thêm lo. Lần trước trót dại mẹ em hỏi bác sĩ, bác sĩ bảo còn làm mẹ em lo mất mấy tuần.

Hôm vừa rồi mẹ em bị ho suốt đêm và ra đờm, ai cũng lo lắng vì cả năm nay chưa bị ho như vậy. Cũng may là hôm sau thì đỡ nên quy kết là do thời tiết lạnh và độc, người lành còn bệnh nữa là người bệnh phổi. Nói chung khi hết bảo hành thì động cái gì lo cái đó.

Mẹ em ngày vẫn đi chợ đều và lịch kịch chuẩn bị thuốc lá; uống MD và thuốc đích; ăn uống thì dạo này có vẻ thích ăn thịt nhiều lên rồi, mai mốt em phải điều chỉnh lại.


Nồi thuốc lá của mẹ em đây!

Khi chưa phải phác đồ chuẩn thì coi như là tự nguyện và BHXH sẽ không thanh toán do vậy nếu dùng Avastin vẫn phải trả 100% thay vì 50% như phác đồ khuyến nghị với hóa trị cụ ạ.
 
Biển số
OF-392211
Ngày cấp bằng
15/11/15
Số km
60
Động cơ
236,900 Mã lực
Tuổi
31
Cho em hỏi sau khi chữa trị 1 thời gian thì mẹ em đau lưng nhiều hơn ở vị trí hông, khu vực gan và thận, đau nhiều hơn vào buổi sáng và giảm vào chiều tối, ngoài ra khi xét nghiệm thì mẹ em bị thiếu máu khá nhiều. Mẹ em không hóa trị và không dùng thuốc đích, đây có phải là triệu chứng thải độc gan và thận không ạ?
 

TOMDUY_depzai

Xe đạp
Biển số
OF-397683
Ngày cấp bằng
21/12/15
Số km
33
Động cơ
233,130 Mã lực
Tuổi
34
Cho em hỏi sau khi chữa trị 1 thời gian thì mẹ em đau lưng nhiều hơn ở vị trí hông, khu vực gan và thận, đau nhiều hơn vào buổi sáng và giảm vào chiều tối, ngoài ra khi xét nghiệm thì mẹ em bị thiếu máu khá nhiều. Mẹ em không hóa trị và không dùng thuốc đích, đây có phải là triệu chứng thải độc gan và thận không ạ?
ko phải đâu cụ, cụ thử liệt kê các loại thuốc mà nhà cụ dùng xem sao, e xem có bị trùng với những thuốc nhà e dùng trước đây ko? Thiếu máu là nguyên nhân gây ra mệt mỏi và rất nhiều triệu chứng khác nữa.
Sáng nay bố e vừa bị suy hô hấp xong, hiện giờ đang phải đặt ống thở và xông. Lậy trời lậy phật cho bố e qua được giai đoạn này. Cầu mong ông trời có đức hiếu sinh!
 

TOMDUY_depzai

Xe đạp
Biển số
OF-397683
Ngày cấp bằng
21/12/15
Số km
33
Động cơ
233,130 Mã lực
Tuổi
34
Có nhà cụ mợ nào có kinh nghiệm chăm sóc khi đặt ống thở thì giúp e với ạ?
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
50
Động cơ
406,954 Mã lực
Có nhà cụ mợ nào có kinh nghiệm chăm sóc khi đặt ống thở thì giúp e với ạ?
Chào cụ, đợt trước khi bố e mất cũng nằm khoa ho hấp BM thở máy một thời gian. Khi bệnh nhân phổi bị suy hô hấp, bn sẽ được thở hỗ trợ ôxy có kèm khí rung dãn phế quản, không được thì thở máy mà mức cuối là mở phế quản. Thật sự khi nhìn người nhà thở máy xót xa lắm cụ ạ, chăm sóc thì vẫn như bình thường thôi cụ ạ. Chỉ lưu ý khi thở máy thì họng rất khô, cho bn uống nc đều. Chúc nhà cụ may mắn nhé :)
 

TOMDUY_depzai

Xe đạp
Biển số
OF-397683
Ngày cấp bằng
21/12/15
Số km
33
Động cơ
233,130 Mã lực
Tuổi
34
Chào cụ, đợt trước khi bố e mất cũng nằm khoa ho hấp BM thở máy một thời gian. Khi bệnh nhân phổi bị suy hô hấp, bn sẽ được thở hỗ trợ ôxy có kèm khí rung dãn phế quản, không được thì thở máy mà mức cuối là mở phế quản. Thật sự khi nhìn người nhà thở máy xót xa lắm cụ ạ, chăm sóc thì vẫn như bình thường thôi cụ ạ. Chỉ lưu ý khi thở máy thì họng rất khô, cho bn uống nc đều. Chúc nhà cụ may mắn nhé :)
Cảm ơn cụ e đang định tìm lại bài của cụ để hỏi kinh nghiệm, uống nước thì mh bơm hả bạn, hay nhấp thuốc vào môi, trong lúc dùng ống thì nhà bạn có cho uống thuốc đích nữa ko, bố bạn có tỉnh táo ko bạn. Chụp phim phổi thì có bị tràn dịch ko? Nhà e chụp phim phổi thì bị viêm cụ à
 

famvu91

Xe máy
Biển số
OF-89095
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
50
Động cơ
406,954 Mã lực
Cảm ơn cụ e đang định tìm lại bài của cụ để hỏi kinh nghiệm, uống nước thì mh bơm hả bạn, hay nhấp thuốc vào môi, trong lúc dùng ống thì nhà bạn có cho uống thuốc đích nữa ko, bố bạn có tỉnh táo ko bạn. Chụp phim phổi thì có bị tràn dịch ko? Nhà e chụp phim phổi thì bị viêm cụ à
Uống nước dùng thìa cụ ạ vì cho k bị khô họng và môi mà. Khi vào thì cụ nhà e k uống thuốc đích nữa. Khi bn thở máy, lượng ôxy ổn định thì tỉnh táo nhg khi thiếu oxy sẽ ở tình trạng li bì ngủ chập chờn cụ ạ. Bố em hút dịch phổi đc 1 lần đc khá nh, nhg r k hút đc nữa vì bị dính sau đó.
 

hacdaihung

Xe tăng
Biển số
OF-169574
Ngày cấp bằng
2/12/12
Số km
1,418
Động cơ
358,335 Mã lực
Nơi ở
Bắc cực
ko phải đâu cụ, cụ thử liệt kê các loại thuốc mà nhà cụ dùng xem sao, e xem có bị trùng với những thuốc nhà e dùng trước đây ko? Thiếu máu là nguyên nhân gây ra mệt mỏi và rất nhiều triệu chứng khác nữa.
Sáng nay bố e vừa bị suy hô hấp xong, hiện giờ đang phải đặt ống thở và xông. Lậy trời lậy phật cho bố e qua được giai đoạn này. Cầu mong ông trời có đức hiếu sinh!
Nghe tin của mợ mà thấy buồn và lo quá. Chuyện này em không có kinh nghiệm gì giúp được mợ. Cầu mong cho ông cụ tai qua nạn khỏi!
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
676
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Năm nay Tết nắng ấm, em đưa bu về quê ăn Tết.

Quê em Thái Bình cách Hà Nội 120km, cụ ngồi xe ô tô hơn 2 tiếng chỉ có cảm giác hơi mỏi lưng.

Sức khỏe dịp Tết này cụ nhà em thấy khá ổn định.
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
676
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Bố mình vào thuốc Actavis 260mg , phác đồ 21 ngày ạ. 2 ngày đầu vẫn ăn đc, n bị nấc về đêm nên ko ngủ đc ạ. Ngày thứ 3 bắt đầu chán ăn và đến hnay là ngày thứ 4 bắt đầu bị ói, ói cả đêm ko ngủ đc ạ :(. Bác cho e hỏi nên bổ sung TPCN gì và uống như nào đc ko ạ? Bố e sợ phản ứng với thuốc hoá trị ko chịu uống mặc dù e đã giải thích. Hiện tại e mới chỉ có nghệ nano, dầu cá omega3 và tinh chất trà xanh. Bố mình cũng ko chịu uống lá đu đủ từ hôm truyền đến giờ
Giai đoạn đầu hóa trị tấn công là khá kinh khủng với người bệnh nhân. Một số tác dụng phụ sẽ rõ rệt sau 3 - 5 ngày hóa trị.
 

giangdang

Đi bộ
Biển số
OF-403273
Ngày cấp bằng
29/1/16
Số km
8
Động cơ
228,880 Mã lực
Tuổi
33
Giai đoạn đầu hóa trị tấn công là khá kinh khủng với người bệnh nhân. Một số tác dụng phụ sẽ rõ rệt sau 3 - 5 ngày hóa trị.
Em cảm ơn bác, đúng như bác nói quá nhiều tác dụng phụ ạ. Bố em hết nấc, ói, táo bón, rồi lại tức ngực...ko biết bao lâu thì hết tác dụng phụ này ạ. Bố em cũng ko ăn uống đc gì mấy bác ạ :( xót bố quá chỉ nằm im một chỗ, bình thường trộm vía bố em ok lắm :(
Bác cho em hỏi những lần hoá trị sau có bớt tác dụng phụ hơn lần đầu ko ạ? Tác dụng phụ nhiều quá làm bố em bị tư tưởng, trước đó bố e lạc quan lắm, nhưng đợt đầu hoá trị quá kinh khủng khiến bố em bị oải ạ.
 

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
38
Thời khắc chuyển giao sắp đến rối, chúc các cụ, mợ năm mới sức khoẻ, bình an, chúc cho người thân của tất cả chúng ta tiếp tục kiên cường chiến đấu, để mỗi ngày qua đi là mỗi ngày đáng sống.
Năm nay nhà em ăn tết vui hơn tất cả mọi năm các cụ, mợ ah. Nắng vàng rực rỡ, thời tiết dường như cũng chiều theo lòng người. Ngồi quây quần bên mâm cơm cùng con cháu, bố em xúc động lắm, bởi không nghĩ mình lại khoẻ được như thế này. Nhìn ông vui vẻ nô đùa cùng các cháu, niềm hy vọng trong em lại tiếp tục được thắp lên, mãnh liệt hơn lúc nào hết.
Qua đêm dài mới thấy quý trọng ánh bình minh; đứng trước ngưỡng sinh tử mới thấy hết giá trị của 2 từ "được sống". Đã có những lúc dội bệnh dữ dội tưởng chừng như không thể vượt qua; có những lúc đã phải chuẩn bị tâm lý... Bác sỹ thì bảo đưa người nhà về ngay kẻo... không kịp. Nhưng chưa một ngày nào bố em ngừng uống thuốc, ngay cả khi mọi sinh hoạt gắn liền với cái máy thở. Đúng là khi con người ta có niềm tin và khát khao được sống, mọi nỗ lực thật phi thường. Sáng nào bố em cũng dậy từ khá sớm và ngủ muộn hơn để uống đủ liều MD theo hướng dẫn của bác sỹ.
Bên cạnh đó, trên diễn đàn chắc chỉ có mỗi nhà em uống được thường xuyên với lượng khá là "khủng" trinh nữ hoàng cung, gừng, lá hẹ và rau răm, nhất là lá hẹ. Cứ mải miết đi tìm những thứ cao xa ở đâu, nhiều khi những cây cỏ rất đỗi bình thường xung quanh ta lại có tác dụng không hề nhỏ. Thiên nhiên luôn sẵn có những thứ thật tuyệt vời cho sức khoẻ của chúng ta.
Sau tất cả mọi cố gắng, giai đoạn dội bệnh khủng khiếp rồi cũng qua, sức khoẻ bố em khá lên từng ngày. Từ chỗ gắn chặt với cái máy thở, bố em đã thở sâu được, ăn uống ngủ nghỉ, mọi thứ đều ổn hơn rất nhiều. Một điều khá đặc biệt nữa là tóc bố em đen hơn, bớt bạc kha khá ah. Niềm tin và hy vọng lại tăng lên một bước ah.
Dẫu biết rằng chặng đường phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng khi người ta khát khao sống mãnh liệt và nỗ lực hết sức vì điều đó. Em xin nhắc lại, phải là nỗ lực hết mình, kiên cường chiến đấu không mệt mỏi, cuộc sống chưa hẳn đã khép lại. Em luôn tin ông trời luôn có đức hiếu sinh.
Nhân đây, em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến bác sỹ Đỗ Quốc Thái đã tận tình giúp đỡ bố em những lúc khó khăn nhất; cám ơn MD Vương Đạo Khang đã cho bố em cơ hội được sống. Chúc tất cả bệnh nhân kiên cường chiến đấu với tinh thần cao độ nhất, để tiếp tục thắp lên những niềm tin, hy vọng, để mỗi ngày qua đi tiếp tục là một ngày đáng sống.
 
Chỉnh sửa cuối:

Phuongnhung

Xe máy
Biển số
OF-379133
Ngày cấp bằng
24/8/15
Số km
96
Động cơ
245,660 Mã lực
Tuổi
38








Và đây là một vài hình ảnh về cuộc sống bình thường của bố em, up lên để các cụ, mợ thêm tinh thần chiến đấu ah. Ung thư không phải là dấu chấm hết. Còn niềm tin, còn nỗ lực là còn hy vọng!
 

phanchinghi

Xe buýt
Biển số
OF-365990
Ngày cấp bằng
8/5/15
Số km
676
Động cơ
262,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.facebook.com
Em cảm ơn bác, đúng như bác nói quá nhiều tác dụng phụ ạ. Bố em hết nấc, ói, táo bón, rồi lại tức ngực...ko biết bao lâu thì hết tác dụng phụ này ạ. Bố em cũng ko ăn uống đc gì mấy bác ạ :( xót bố quá chỉ nằm im một chỗ, bình thường trộm vía bố em ok lắm :(
Bác cho em hỏi những lần hoá trị sau có bớt tác dụng phụ hơn lần đầu ko ạ? Tác dụng phụ nhiều quá làm bố em bị tư tưởng, trước đó bố e lạc quan lắm, nhưng đợt đầu hoá trị quá kinh khủng khiến bố em bị oải ạ.
Các lần hóa trị về sau sẽ giảm dần mức độ tác dụng phụ của các lần trước và đồng thời cũng có thể xuất hiện tác dụng phụ mới.

Trong lúc này gia đình mình hay cho người bệnh dùng sữa Prosure để vực sức ( không dùng Ensure hay Ensure gold...).

Bạn lưu ý một số bệnh nhân hóa trị hay gặp vấn đề về xương, một số thành hóa học của thuốc hóa trị sẽ làm hủy xương, bạn lưu ý chỉ số khi xét nghiệm ( nằm vượt quá ngưỡng cho phép), bệnh nhân thường được truyền bổ sung thuốc chống hủy xương zometa.

Giai đoạn này người nhà mình thường cho uống sữa, ăn nhiều hoa quả, . . . v...v...

Bạn lưu ý để giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn khó khăn này, rồi mọi chuyện sẽ qua.

Khi khống chế được khối u, thấy cân nặng và sức khỏe người bệnh khá lên nhiều.

Mẹ mình đến nay đã trải qua 12 lần hóa trị.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top