[Funland] VinSmart dừng sản xuất điện thoại, TV

Thinkvantage239

Xe hơi
Biển số
OF-383325
Ngày cấp bằng
18/9/15
Số km
122
Động cơ
243,370 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Về IPO thì VF đã có thông tin là ở Mỹ rồi.
Còn lấy danh nghĩa ở Sing cũng chỉ là một cách để được IPO ở mẽo dễ hơn.
Tuy nhiên có đạt được như dự kiến (thu được 2 tỷ biden và vốn hóa là 50 tỷ biden) lại là chuyện khác.
Hoặc một trường hợp xẩy ra nữa là (Cái này em nghĩ thôi) là a V bỏ ra 2 tỷ biden thật nhưng qua danh nghĩa một nhà đầu tư khác mua lại số cổ phần này để IPO thành công và vốn hóa sẽ được tính là 50 tỷ biden.
2 tỷ biden chắc A V lo được.
Vinfast mở chi nhánh rồi sẽ IPO ở Mỹ thì theo thông tin em được biết là họ có kế hoạch và thực hiện nghiêm túc rồi. Chỉ đúng là như cụ nói giá trị vốn hóa có lên được 50 tỷ biden hay không thôi ? Cái này thì phụ thuộc nhiều yếu tố chưa nói trước được. Biết đâu đấy bất ngờ ;))
 

Scorfield

Xe tải
Biển số
OF-167531
Ngày cấp bằng
19/11/12
Số km
271
Động cơ
677,734 Mã lực
Hôm qua thấy cụ quote bài em và viết dài và khá chi tiết nên xác định phải trả lời cũng tương đối chi tiết và do đó, xin lỗi cụ đã trả lời thảo luận muộn.

Việc phân chia theo cụ là 4 hướng như cụ thì cũng có thể nhưng với em thì cái số hai (Đi xa hơn hẳn cái mọi người đang nghĩ, thói quen thị trường) mà em nói tới trong R&D mà bàn tới ở đây là hướng thứ nhất của cụ. Hướng thứ hai và ba như cụ nói cũng chính là cái số một (Đi nhanh hơn thị trường một chút, dẫn dắt) của em nói tới. Cái thứ tư của cụ thì gọi là R&D cũng được nhưng với nhiều người nó thiên về cải tiến hơn là nghiên cứu và phát triển theo ngu ý của cá nhân em.
Em đồng ý với ý của cụ là hướng thứ ba, thứ tư sẽ không tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt mà chỉ như là dạng tái đầu tư thông thường để tiếp tục duy trì sự phát triển bình thường (không đột biến trong vòng đời doanh nghiệp).
Giờ quay lại vấn đề mà em nêu trong lần trước. Tại sao R&D (hướng một và hai) lại cần yếu tố luật pháp, con người và thị trường. Quan điểm của em là vì:
1. R&D liên quan tới chất xám, tới bản quyền là những thứ rất vô hình. Cái số một của cụ là cực kỳ mang tính tưởng tượng, khó hiểu và nhiều khi, với người thường là điên rồ. Ví dụ xe chạy bằng nước biển của cụ là một ví dụ điển hình. Do đó tính "bản quyền" của những thứ này phải được bảo đảm bằng pháp luật cực kỳ cao. Hai dự án có thể tương đối giống nhau nhưng có khi khác nhau một chút xíu, một thuật ngữ hay một tham số thôi là có thể đã cho kết quả khác biệt. Do đó, vấn đề bản quyền và từ đó là bảo vệ bản quyền là phải cực kỳ chặt chẽ. Nếu không tôn trọng bản quyền, gần như sẽ không có động lực cho R&D của doanh nghiệp. Ví dụ đâu xa là ngay như bản quyền vaccine Covid-19, các nước như Mỹ, châu Âu cũng rất thận trọng và cân nhắc khi bỏ bản quyền của doanh nghiệp nghiên cứu vaccine. Người thì bảo là họ "tham lam". Nhưng với người khác, nếu làm thế, đó sẽ là một tiền lệ xấu và các doanh nghiệp sẽ không có động lực nghiên cứu và phát triển dài hạn.
2. Yếu tố con người. Ai cũng biết là R&D chủ yếu là cần đội ngũ, con người giỏi nhất làm việc cùng với nhau. Cái này chắc không cần bàn nhiều. Một vài người giỏi là chưa đủ vì cần rất nhiều người giỏi, làm việc cùng nhau mới cho sản phẩm khác biệt được. Ngay cả cách thức quản lý đội ngũ này cũng khác thông thường. Các quy trình quản lý cho công nhân, nhân viên cấp trung hay cả cấp cao thì thường không áp dụng được vì sản phẩm đầu ra mang tính sáng tạo của đội ngũ nghiên cứu này rất khác biệt, đôi khi nếu cố áp dụng phong cách quản lý kia sẽ hạn chế sự sáng tạo và kết quả cuối cùng.
3. Thị trường là một yếu tố quan trọng, đặc biệt cho ngành nghiên cứu, sản xuất. Một doanh nghiệp, khi bỏ tiền nghiên cứu thì bao giờ cũng nhìn khả năng thu hồi vốn từ thị trường. Chưa kể, chính thị trường sẽ đặt bài toán cho ngành nghiên cứu, đặc biệt cho các hướng 2, 3, 4 ở trên. Ví dụ, chỉ khi thị trường có nhu cầu xử lý rất lớn về dữ liệu thì các nhà nghiên cứu sẽ phải nghiên cứu ra các thuật toán xử lý dữ liệu lớn (big data). Thị trường đặt ra nhu cầu mẫu xe mới thì sẽ có nghiên cứu để có mẫu xe mới. Riêng hướng thứ nhất là hướng bứt phá khỏi thói quen thị trường thì thị trường không đặt ra nhu cầu mà thị trường sẽ chịu sự dẫn dắt của công nghệ mới. iphone ra đời đã dẫn dắt thị trường ứng dụng (apps), người dùng và cả công nghệ di động tốc độ cao (lúc đó là 3G)...

Phần cuối của cụ nói tới VIN thì nói thực, em không nghiên cứu nhiều lắm về VIN mà chỉ đọc một vài bài báo Việt Nam viết về một số mảng Vin sẽ định nghiên cứu. Bài báo VN thường ngắn, sơ sài, thông tin hầu hết do Vin chủ động gửi ra nên thường nói tới mục tiêu (goal/aim) đôi khi được sử dụng để làm marketing nên có thể hơi "ảo" (hoặc cần rất nhiều nguồn lực mới đạt được. Điều này có khi chính là mục tiêu xa của bài báo đó như cụ đã nói là để PR, để lấy ưu đãi từ chính sách...). Do đó, em không dám bình luận nhiều về tính khả thi hay kết quả mà Vin có thể làm được.

Câu kết của cụ thì theo đánh giá của em:
1. Nếu Vinfast mà thành công (xe xăng) thì không chỉ Vin cần làm rất tốt theo hướng bám theo thị trường để duy trì nhịp độ tăng trưởng liên tục, cải tiến liên tục mà nền kinh tế VN trong 20-30 năm sắp tới cũng phải nhảy vọt như Hàn Quốc đã làm được trong giai đoạn 1990-2020. Chỉ khi đó thị trường VN mới đủ sức hỗ trợ cho Vinfast tiến ra nước ngoài. Tại sao lại như vậy? Bởi vì sản xuất xe ô tô với thương hiệu riêng, ở thời điểm hiện nay, vẫn là một ngành công nghiệp đòi hỏi hỗ trợ của thị trường trong nước rất lớn để tạo nền tảng trước khi đi ra trường quốc tế. Vì yếu tố bảo hộ thương hiệu quốc gia của các nước lớn, có sản phẩm lâu năm trong ngành ô tô, những nước có nền kinh tế trung bình như Thái Lan, Mã Lai (Proton là ví dụ) sẽ không cấp đủ nguồn lực nền tảng để hãng ô tô trong nước tồn tại trước khi đi ra quốc tế. Vinfast có làm tốt nhưng nếu sau 20-30 năm nữa, nền kinh tế VN chỉ được như tầm Mã Lai hay Thái Lan hiện nay (không bứt phá hẳn lên như Hàn Quốc đã làm được), Vinfast sẽ chịu kết cục như Proton thay vì Hyundai hay Kia.
2. Câu chuyện Vinfast làm xe điện sẽ phụ thuộc lớn hơn nữa vào nền kinh tế VN ở ý trên nhưng có hơi khác. Xe điện hiện được coi là tương lai của ngành ô tô nên đang là chủ đề "rất nóng" và được nhiều hãng nhảy vào làm, nhận được rất nhiều tiền từ các quỹ đầu tư. Nhiều hãng dùng xe điện như là dòng hút vốn (lâu dài chưa biết sống chết ra sao). Vinfast có thể đang dùng chiến lược xe điện để hút vốn (marketing) và từ đó làm nhiều việc dài hạn hơn. Nhưng để thành công dài hạn (SX xe điện thực sự với quy mô lớn, bán ra thị trường, cạnh tranh được các hãng khác) thì ý một (khả năng hấp thụ của thị trường trong nước) vẫn là điểm cực kỳ cần lưu ý.

Kết luận của em: thành công với Vinfast (nghĩa là Vinfast có thể tự nuôi sống được mình, tiếp tục phát triển như một thực thể độc lập), có lẽ sẽ chỉ có thể kiểm chứng sau ít nhất 10 năm nữa (hoặc hơn). Trong ngắn hạn hơn 10 năm, em nghĩ Vin tiếp tục phải đổ thêm nhiều tiền vào Vinfast đồng thời hi vọng kinh tế VN nhảy vọt trong giai đoạn này (GDP tăng trưởng tầm 7-10%/năm hoặc hơn liên tục trong vòng 20 năm sắp tới).

Do đó, để Vinfast có thể thành công bắt buộc kinh tế VN phải bứt lên thành công thành nước kinh tế phát triển. Điều ngược lại thì có thể chưa chắc đúng.
Cám ơn cụ đã phản hồi, em cũng hiểu là các hướng R&D thì cũng nên hiểu flexible, tùy ngành, tùy thị trường.
Về các yếu tố pháp luật, con người và thị trường em cũng nhất trí với cụ. Cũng chính vì thế em đánh giá rất cao sự tiên phong và dũng cảm của Vin khi đầu tư cho VF. Nếu VF không thành công, phải sang nhượng hay giải thể thì quả thật là đáng tiếc cho nền công nghiệp VN.
Yếu tố ảnh hưởng của nền kinh tế thì cũng giống như con gà - quả trứng. Đúng như cụ nói, nền kinh tế VN phải phát triển đủ lớn thì Vin mới đủ thị , ngược lại nền kinh tế VN cần những doanh nghiệp như VF .. thì mới phát triển bền vững được, nền CN cũng cần những DN mạnh và tham vọng như vậy thì mới thoát ra khỏi môi trường thu hút đầu tư chỉ nhờ giá nhân công rẻ như Thái Lan hiện nay và TQ trước đây.
Với tình hình kinh tế ảm đạm do dịch thì ngoài việc duy trì thương hiệu VF, Vin có thể sẽ phải phát triển để trở thành nhà cung cấp lớn (Tier 1, Tier 2..) giống như Huyndai hoặc liên doanh với các OEM truyền thống để tận dụng cơ sở hạ tầng, nhân lực hiện có.
10 năm thì hơi xa chứ em nghĩ nếu VF họ tiếp tục phát triển như bây giờ trong vòng 3-5 năm nữa là yên tâm ôm cố phiếu VF làm của để dành cho con cháu được rồi.
 

Ramdeuter

Xe hơi
Biển số
OF-776252
Ngày cấp bằng
4/5/21
Số km
188
Động cơ
39,413 Mã lực
Vấn đề là các bộ ngành Việt Nam không lạ gì trò này. Cá nhân mình cũng từng phải xử lý công việc khi nhà đầu tư chuyển nhượng công ty tại nước ngoài từ lâu rồi. Như bác nào ở trên có nói còn lâu anh Vượng mới dám làm mất lòng các cụ ở trên. Nay làm như thế này là được bật đèn xanh cho làm?
Việc lộ công văn ra cũng không ngoại trừ do ai đó cố để lộ
Có nhiều cái e thấy rất lạ, từ việc những thớt về oto được tồn tại thoải mái, rồi đến thông tin văn bản được rò rỉ ra. Ráp nối lại có lẽ là có gì đó đằng sau đang diễn ra thật. Gì thì gì chứ hưởng ưu đãi cái cầu Lạch Huyện và đảo Cát Hải trị giá nhiều tỉ đô (hơn cả cái VF) rồi mà nếu định chơi bài láo nháo chuyển nhượng với té thì to đến đâu cũng sẽ ăn gậy thôi.
 

viet7500

Xe buýt
Biển số
OF-367244
Ngày cấp bằng
18/5/15
Số km
650
Động cơ
247,763 Mã lực
Có thể là cả vinfast nữa. Theo thiển ý của em là vf kiện người dùng ko đáng ngại bằng việc các khách hàng mua xe tiềm năng thấy VinSmart đóng cửa thì sẽ nghĩ vf cũng có thể đóng cửa nên họ ko mua nữa
Cụ nói chuẩn ạh
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
390
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
44
Có nhiều cái e thấy rất lạ, từ việc những thớt về oto được tồn tại thoải mái, rồi đến thông tin văn bản được rò rỉ ra. Ráp nối lại có lẽ là có gì đó đằng sau đang diễn ra thật. Gì thì gì chứ hưởng ưu đãi cái cầu Lạch Huyện và đảo Cát Hải trị giá nhiều tỉ đô (hơn cả cái VF) rồi mà nếu định chơi bài láo nháo chuyển nhượng với té thì to đến đâu cũng sẽ ăn gậy thôi.
Chính xác đấy bác, không ai nói đến những ưu đãi to lớn này. Chưa nói đến xe điện thì ô tô truyền thống các thương hiệu ngày xưa thuộc các quốc gia đều bị vài tên tuổi lớn thâu tóm. Ưu đãi hết cỡ để xây dựng thương hiệu quốc gia mà nay lại ưu đãi cho ngoại quốc thì chuyện không phải nhỏ.
 

smart_sharp

Xe tăng
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
1,844
Động cơ
134,924 Mã lực
Về IPO thì VF đã có thông tin là ở Mỹ rồi.
Còn lấy danh nghĩa ở Sing cũng chỉ là một cách để được IPO ở mẽo dễ hơn.
Tuy nhiên có đạt được như dự kiến (thu được 2 tỷ biden và vốn hóa là 50 tỷ biden) lại là chuyện khác.
Hoặc một trường hợp xẩy ra nữa là (Cái này em nghĩ thôi) là a V bỏ ra 2 tỷ biden thật nhưng qua danh nghĩa một nhà đầu tư khác mua lại số cổ phần này để IPO thành công và vốn hóa sẽ được tính là 50 tỷ biden.
2 tỷ biden chắc A V lo được.
Cái đoạn sau không dễ đâu cụ. Lấy mỡ nó rán nó rồi nâng giá trị vốn hóa lên là bài quá dễ đoán và các nhà đầu tư nước ngoài cũng như SEC nó thấy ngay.
 

quanggialai

Xe điện
Biển số
OF-305258
Ngày cấp bằng
16/1/14
Số km
2,323
Động cơ
454,484 Mã lực
Nơi ở
Gia lai
Hậu quả đầu tiên của tuyên bố dừng sx đt
chắc câu like để giải quyết hàng tồn thôi ạ. Đọc comment phía dưới và kết hợp với việc em đang sài 1 con của Vsmart thì nếu có cho tiền em cũng không mua thêm một con Vsmart nào nữa.
lỡ mua rồi thì ngậm bồ hòn thôi. Điện thoại không chơi game, lướt web ít, 1 ngày em sử dụng có 3,5 tiếng đổ lại mà mỗi lần nhận cuộc gọi từ zalo là một cực hình. Nhận cuộc gọi bình thường đôi khi còn chập chập cheng cheng nữa.
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
16,631
Động cơ
595,641 Mã lực
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 9/5 ra thông cáo nói công ty con của họ là VinSmart sẽ dừng việc sản xuất TV và điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về “Infotainment” (thiết bị thông tin-giải trí) cho ô tô VinFast.

Theo thông cáo của Vingroup, VinSmart sẽ chuyển sang phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở.

Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tập đoàn nhấn mạnh rằng đây là “bước đi chiến lược nhằm đưa VinFast tiến đến mục tiêu trở thành một trong những hãng xe điện thông minh và tiện ích nhất thế giới”.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, nói trong thông cáo rằng việc sản xuất điện thoại hoặc TV thông minh “đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng”.

Vẫn vị lãnh đạo tập đoàn nói thêm rằng: “Trong khi đó, việc phát triển các dòng ô tô đặc biệt thông minh, các ngôi nhà thông minh, thậm chí kiến tạo các thành phố thông minh... sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và những trải nghiệm vượt trội cho nhân loại. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm dồn mọi nguồn lực cho mũi nhọn này.”

Vingroup, tập đoàn có xuất phát điểm là kinh doanh bất động sản, nhắc lại trong thông cáo rằng trước đây họ cũng đã lần lượt rút khỏi các mảng bán lẻ, nông nghiệp và hàng không để tập trung cho ưu tiên cốt lõi là ô tô.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng điểm lại trong thông cáo rằng tính đến nay, sau gần 3 năm phát triển, VinSmart đã tung ra thị trường 19 mẫu điện thoại và 5 mẫu tivi.

Trong đó, điện thoại Vsmart đã chiếm lĩnh Top 3 thị phần smartphone Việt Nam, và được trao giải Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, và là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.

Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, cựu giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, xác nhận với VOA rằng điện thoại Vsmart được đón nhận tích cực ở trong nước. Bà cho biết thêm:

“Cá nhân tôi cũng mua một chiếc, sử dụng thấy tốt. Tôi tương đối bất ngờ về việc VinSmart dừng làm điện thoại”.

Quyết định mới nhất của Vingroup về dừng sản xuất TV và điện thoại di động lập tức trở thành chủ đề thảo luận nóng hổi trên mạng xã hội.

Không ít ý kiến cho rằng những gì diễn ra gần đây là cái giá phải trả cho việc tập đoàn tham gia nhiều lĩnh vực, dàn trải. Một vài người thậm chí đưa ra những bình luận nặng nề như “tập đoàn xây lâu đài trên cát” hay việc rút dần khỏi một số lĩnh vực là “cái chết từng phần” của tập đoàn.

Ngược lại, những người khác đánh giá tích cực về điều mà họ xem là Vingroup tỉnh táo rút khỏi những mảng không có thế mạnh hoặc không cần thiết để tới đây sẽ lớn mạnh hơn trong những lĩnh vực chính.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, doanh nhân kỳ cựu từng tiên phong sáng lập một số công ty điện tử, ngân hàng trước đây, phân tích với VOA rằng khi Vingroup chen chân vào mảng TV và điện thoại, đó là những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt trong khi Vingroup không có kinh nghiệm. Do vậy, việc tập đoàn này dừng lại trong hai mảng đó là điều dễ hiểu.

Với kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Quang A cho rằng không nên có cái nhìn quá tiêu cực về việc Vingroup rút dần khỏi một số lĩnh vực. Ông nói:

“Vingroup là tập đoàn mạnh. Họ thăm dò thị trường bằng cách mở rộng ra nhiều lĩnh vực, thử nghiệm để tìm kiếm xem sản phẩm nào là cốt lõi. Ví dụ, họ thử 10 sản phẩm, có thể 8, 9 sản phẩm không phù hợp, may ra có 1 sản phẩm cốt lõi và họ sẽ tập trung phát triển nó. Còn nếu đánh giá khắt khe, cũng có thể nói rằng họ đã có những bước tiến liều lĩnh, nguy hiểm, nay phải dừng lại để tránh rủi ro”.

Từ góc nhìn của người từng giảng dạy về kinh doanh, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoành Ánh so sánh rằng sự phát triển của Vingroup có nhiều nét tương đồng với các Chaebol (đại tập đoàn thuộc sở hữu gia đình) ở Hàn Quốc trong những thập niên trước đây.

Bà nhắc lại rằng các Chaebol đã lợi dụng sự ủng hộ của chính phủ Hàn Quốc và các mối quan hệ với giới quan chức để huy động vốn, mở rộng kinh doanh vô tội vạ ra nhiều lĩnh vực. Nhưng đến cuộc khủng hoảng năm 1998, họ đã phải cắt bỏ các mảng không có nhiều khả năng thành công, trở thành những tập đoàn có tính chuyên ngành hơn. Bà nói tiếp với VOA:

“Tôi nghĩ chiến lược của Vingroup chứng tỏ họ đã học hỏi được từ các Chaebol đi trước và họ cũng biết là không nên nhúng vào những chuyện quá xa lĩnh vực chính của mình. Vingroup từng có tham vọng làm các sản phẩm, dịch vụ cho mọi người từ lúc ra đời đến lúc chết. Bây giờ, họ đã biết rút gọn hơn. Đây là chiến lược đúng đắn, có thể làm cho họ mạnh hơn, giảm mức độ dễ bị tổn thương”.

Bình luận về việc Vingroup tuyên bố đã rút khỏi một loạt các lĩnh vực nhằm tập trung cho sản xuất ô tô VinFast, tiến sĩ Nguyễn Quang A không lấy làm lạc quan:

“Tôi nghĩ rằng với ô tô còn khó hơn nữa. Ở thị trường Việt Nam, tôi nghĩ giả sử VinFast chiếm được 10-15% thì vẫn còn quá nhỏ để có thể phát triển được. Muốn phát triển được, họ phải vươn tới Mỹ, nhất là Trung Quốc hay Ấn Độ. Nhưng tôi nghĩ là khó cho Vin để chen chân vào. Với ngành ô tô, tôi rất e ngại rằng khó có khả năng”.

Hồi cuối tháng 4, hãng tin Reuters cho hay VinFast đang đặt cược lớn vào việc kinh doanh ở Bắc Mỹ và châu Âu từ năm 2022, và nữ Tổng Giám đốc của hãng, bà Nguyễn Thị Vân Anh, sẽ tới Mỹ trong tháng 5 để chuẩn bị cho kế hoạch này. Hiện đang có 100 người làm việc cho VinFast ở Mỹ.

Nhưng trong những ngày đầu tháng 5, một người sở hữu xe VinFast tung lên YouTube một số đoạn video chỉ ra các lỗi của xe và các vấn đề trong dịch vụ hậu mãi, dẫn đến tranh luận giữa đại diện của hãng và người chủ xe trên báo chí trong nước, gây xôn xao dư luận và được xem là một bất lợi cho VinFast.

Trước đó chưa lâu, hồi tháng 2, VinFast đã phải đối phó với vụ mạng xã hội và báo chí đưa tin về một loạt xe của hãng bị rụng bánh, gãy càng tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam.
 

--Lamborghini--

Xe lăn
Biển số
OF-110827
Ngày cấp bằng
29/8/11
Số km
14,384
Động cơ
571,813 Mã lực
Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm 9/5 ra thông cáo nói công ty con của họ là VinSmart sẽ dừng việc sản xuất TV và điện thoại di động để tập trung nguồn lực phát triển các sản phẩm điện tử và các tính năng về “Infotainment” (thiết bị thông tin-giải trí) cho ô tô VinFast.

Theo thông cáo của Vingroup, VinSmart sẽ chuyển sang phát triển các tính năng thông minh trên phương tiện giao thông và nhà ở.

Thông cáo báo chí đăng trên trang web của tập đoàn nhấn mạnh rằng đây là “bước đi chiến lược nhằm đưa VinFast tiến đến mục tiêu trở thành một trong những hãng xe điện thông minh và tiện ích nhất thế giới”.

Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup, nói trong thông cáo rằng việc sản xuất điện thoại hoặc TV thông minh “đã không còn mang lại khả năng đột phá, tạo ra giá trị khác biệt cho người dùng”.

Vẫn vị lãnh đạo tập đoàn nói thêm rằng: “Trong khi đó, việc phát triển các dòng ô tô đặc biệt thông minh, các ngôi nhà thông minh, thậm chí kiến tạo các thành phố thông minh... sẽ mang đến rất nhiều lợi ích và những trải nghiệm vượt trội cho nhân loại. Vì vậy, chúng tôi quyết tâm dồn mọi nguồn lực cho mũi nhọn này.”

Vingroup, tập đoàn có xuất phát điểm là kinh doanh bất động sản, nhắc lại trong thông cáo rằng trước đây họ cũng đã lần lượt rút khỏi các mảng bán lẻ, nông nghiệp và hàng không để tập trung cho ưu tiên cốt lõi là ô tô.

Tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng điểm lại trong thông cáo rằng tính đến nay, sau gần 3 năm phát triển, VinSmart đã tung ra thị trường 19 mẫu điện thoại và 5 mẫu tivi.

Trong đó, điện thoại Vsmart đã chiếm lĩnh Top 3 thị phần smartphone Việt Nam, và được trao giải Thương hiệu điện thoại Việt xuất sắc nhất Tech Awards 2020, và là một trong những thương hiệu được yêu thích nhất Việt Nam.

Phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoàng Ánh, cựu giảng viên Đại học Ngoại thương Hà Nội, xác nhận với VOA rằng điện thoại Vsmart được đón nhận tích cực ở trong nước. Bà cho biết thêm:

“Cá nhân tôi cũng mua một chiếc, sử dụng thấy tốt. Tôi tương đối bất ngờ về việc VinSmart dừng làm điện thoại”.

Quyết định mới nhất của Vingroup về dừng sản xuất TV và điện thoại di động lập tức trở thành chủ đề thảo luận nóng hổi trên mạng xã hội.

Không ít ý kiến cho rằng những gì diễn ra gần đây là cái giá phải trả cho việc tập đoàn tham gia nhiều lĩnh vực, dàn trải. Một vài người thậm chí đưa ra những bình luận nặng nề như “tập đoàn xây lâu đài trên cát” hay việc rút dần khỏi một số lĩnh vực là “cái chết từng phần” của tập đoàn.

Ngược lại, những người khác đánh giá tích cực về điều mà họ xem là Vingroup tỉnh táo rút khỏi những mảng không có thế mạnh hoặc không cần thiết để tới đây sẽ lớn mạnh hơn trong những lĩnh vực chính.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, doanh nhân kỳ cựu từng tiên phong sáng lập một số công ty điện tử, ngân hàng trước đây, phân tích với VOA rằng khi Vingroup chen chân vào mảng TV và điện thoại, đó là những thị trường có sự cạnh tranh gay gắt trong khi Vingroup không có kinh nghiệm. Do vậy, việc tập đoàn này dừng lại trong hai mảng đó là điều dễ hiểu.

Với kinh nghiệm của mình, tiến sĩ Quang A cho rằng không nên có cái nhìn quá tiêu cực về việc Vingroup rút dần khỏi một số lĩnh vực. Ông nói:

“Vingroup là tập đoàn mạnh. Họ thăm dò thị trường bằng cách mở rộng ra nhiều lĩnh vực, thử nghiệm để tìm kiếm xem sản phẩm nào là cốt lõi. Ví dụ, họ thử 10 sản phẩm, có thể 8, 9 sản phẩm không phù hợp, may ra có 1 sản phẩm cốt lõi và họ sẽ tập trung phát triển nó. Còn nếu đánh giá khắt khe, cũng có thể nói rằng họ đã có những bước tiến liều lĩnh, nguy hiểm, nay phải dừng lại để tránh rủi ro”.

Từ góc nhìn của người từng giảng dạy về kinh doanh, phó giáo sư-tiến sĩ Nguyễn Hoành Ánh so sánh rằng sự phát triển của Vingroup có nhiều nét tương đồng với các Chaebol (đại tập đoàn thuộc sở hữu gia đình) ở Hàn Quốc trong những thập niên trước đây.

Bà nhắc lại rằng các Chaebol đã lợi dụng sự ủng hộ của chính phủ Hàn Quốc và các mối quan hệ với giới quan chức để huy động vốn, mở rộng kinh doanh vô tội vạ ra nhiều lĩnh vực. Nhưng đến cuộc khủng hoảng năm 1998, họ đã phải cắt bỏ các mảng không có nhiều khả năng thành công, trở thành những tập đoàn có tính chuyên ngành hơn. Bà nói tiếp với VOA:

“Tôi nghĩ chiến lược của Vingroup chứng tỏ họ đã học hỏi được từ các Chaebol đi trước và họ cũng biết là không nên nhúng vào những chuyện quá xa lĩnh vực chính của mình. Vingroup từng có tham vọng làm các sản phẩm, dịch vụ cho mọi người từ lúc ra đời đến lúc chết. Bây giờ, họ đã biết rút gọn hơn. Đây là chiến lược đúng đắn, có thể làm cho họ mạnh hơn, giảm mức độ dễ bị tổn thương”.

Bình luận về việc Vingroup tuyên bố đã rút khỏi một loạt các lĩnh vực nhằm tập trung cho sản xuất ô tô VinFast, tiến sĩ Nguyễn Quang A không lấy làm lạc quan:

“Tôi nghĩ rằng với ô tô còn khó hơn nữa. Ở thị trường Việt Nam, tôi nghĩ giả sử VinFast chiếm được 10-15% thì vẫn còn quá nhỏ để có thể phát triển được. Muốn phát triển được, họ phải vươn tới Mỹ, nhất là Trung Quốc hay Ấn Độ. Nhưng tôi nghĩ là khó cho Vin để chen chân vào. Với ngành ô tô, tôi rất e ngại rằng khó có khả năng”.

Hồi cuối tháng 4, hãng tin Reuters cho hay VinFast đang đặt cược lớn vào việc kinh doanh ở Bắc Mỹ và châu Âu từ năm 2022, và nữ Tổng Giám đốc của hãng, bà Nguyễn Thị Vân Anh, sẽ tới Mỹ trong tháng 5 để chuẩn bị cho kế hoạch này. Hiện đang có 100 người làm việc cho VinFast ở Mỹ.

Nhưng trong những ngày đầu tháng 5, một người sở hữu xe VinFast tung lên YouTube một số đoạn video chỉ ra các lỗi của xe và các vấn đề trong dịch vụ hậu mãi, dẫn đến tranh luận giữa đại diện của hãng và người chủ xe trên báo chí trong nước, gây xôn xao dư luận và được xem là một bất lợi cho VinFast.

Trước đó chưa lâu, hồi tháng 2, VinFast đã phải đối phó với vụ mạng xã hội và báo chí đưa tin về một loạt xe của hãng bị rụng bánh, gãy càng tại các địa phương khác nhau ở Việt Nam.
Chuyên gia mà nói thế này thì khác gì con gà hay quả trứng có trước.
“Tôi nghĩ rằng với ô tô còn khó hơn nữa. Ở thị trường Việt Nam, tôi nghĩ giả sử VinFast chiếm được 10-15% thì vẫn còn quá nhỏ để có thể phát triển được. Muốn phát triển được, họ phải vươn tới Mỹ, nhất là Trung Quốc hay Ấn Độ. Nhưng tôi nghĩ là khó cho Vin để chen chân vào. Với ngành ô tô, tôi rất e ngại rằng khó có khả năng”.
 

NghiaDung

Xe hơi
Biển số
OF-15735
Ngày cấp bằng
30/4/08
Số km
145
Động cơ
513,270 Mã lực
Các cụ cứ tin IPO bên Mỹ kỳ vọng được 50 tỷ gì đó, (hơn cả vốn hóa 1 đống thằng làm ô tô trước đó), nhưng em nghĩ đây là 1 chiêu gì đó của Vin.

Bởi vì làm sao, bởi vì thực sự xeđiệnđang dần phổ biến bên Mỹ, và không còncái gì gọi là yếu tố bất ngờ gì cả.

Ngoàira, Vin làm công nghệ thực sự không có "giá trị cốt lõi" , cái gì cũng thiếu thì mua, thiếu thì mua, ..., mà nếu vềđộ lắm tiền thìđầy thằng TQ giầu hơn. Còn nếu VIN khoe mua công nghệ gì của BMW, hay mua hẳn máy BMW với xe truyền thống, thì với bọn nó sẽđặt câu hỏi luôn là nếu thế tao bỏ tiền mua xe BMW luôn chứ tội gì mua qua 1 sản phẩm trung gian làm gì ??

Vậy, cuối cùng vẫn chưa thấy giá trị của VIN để được định giá như thế, thậm chí cao hơn nhiều tập đoàn ô tô có truyền thống khác, mà các hãng đấy cũng đã và đang làm xe điện rồi.

Bọn Mỹ nó thực dụng lắm, Vin chỉ dựa vào đội KLOS ở VN để định hướng, dắt mũi tầng lớp dân trí thấp thôi, chứ bọn Mỹ toàn thằng đầu siêu phàm, nó đầy hàng để lựa chọn,

Ngoài ra, năm 2019 VIN còn dừng tham gia việc đánh giá xếp hàng tín nhiệm của bọn Fitch gì đó, không biết sang thị trường Mỹ bọn nó có cần các chỉ số này tham khảo không ? Hay Vin có quay lại việc đánh giá này không ? Chứ nếu không có, bất lợi cho Vin phết, vì bọn Mỹ chỉ quan tâm đến các chỉ số, để nó đánh giá hiệu quả, chứ nó không quan tâm đến việc có bao nhiêu bài báo hít hà khen ngợi VIN ở cái xứ này đâu :


"
Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là dịch vụ được các tổ chức như Fitch, Moody, Standard & Poor cung cấp theo yêu cầu của từng doanh nghiệp. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức uy tín như "ba ông lớn" này thường là một trong những yêu cầu quan trọng khi các doanh nghiệp muốn huy động vốn trên thị trường quốc tế.
"
 

emyeumazda

Xe buýt
Biển số
OF-396121
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
713
Động cơ
241,184 Mã lực
Các tin về anh Vova đều làm lú lẫn người đọc, nội dung tin không nhất thiết phải đúng phải thực tế. Ai tin được thì tin, không tin được cũng phải cố mà tin (không lại bị chửi cho ) he he.
Tin này mà cũng lên báo dc thì đúng là loạn
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,610
Động cơ
202,025 Mã lực
Các cụ hiểu biết thông não em phát: em không nói về Vin nhé. Ví dụ một công ty A ở Việt Nam sở hữu % công ty B ở nước ngoài sau đó công ty B sở hữu % công ty C (ở Việt Nam)
là con của công ty A. Vậy khi C lỗ thì A có bù lỗ cho công ty B ở nước ngoài bằng cách chuyển tiền tương ứng để bù cho B vì C lỗ không?
Pháp nhân nói chung không bù lỗ cho nhau. Chỉ tăng vốn thôi, đây là quyền của chủ sở hữu, không bắt buộc.
 

pikapika1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-744672
Ngày cấp bằng
30/9/20
Số km
390
Động cơ
62,770 Mã lực
Tuổi
44
Vin xe buýt thế nào rồi hả các bác?
 

emyeumazda

Xe buýt
Biển số
OF-396121
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
713
Động cơ
241,184 Mã lực
Làm BDS thì V là số 1 ở VN nhờ những lợi thế mà chỉ V mới có....
làm các lĩnh vực khác sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với các công ty trong nước và cả các công ty trên toàn thế giới, với những mặt hàng công nghiệp công nghệ cao thì có cả lịch sử trăm năm nghiên cứu và phát triển trên nền tảng cốt lõi , phát minh... sáng chế... thì lại càng khó nhằn.
Cho nên stop cũng là dễ hiểu...
Lĩnh vực oto mới nhìn thì có vẻ triển vọng nhưng phải đợi vài năm nữa chất lượng có ổn ko? thị phần có gia tăng dc không ?hay chỉ một số khách hàng hô hào mua 1 lần rồi chán, Các hãng ng xe khác họ có cả vài chục năm kinh nghiệm , họ cũng có nhiều chiêu bài kinh doanh lắm , họ sẽ đè V cho mà xem , nếu so doanh số của Vin với Trưởng Hải , Honda , Toyota thì còn quá bé, chớ hô hào tự mãn
 

Ohno

Xe buýt
Biển số
OF-548982
Ngày cấp bằng
4/1/18
Số km
803
Động cơ
166,604 Mã lực
Em thấy lĩnh vực ô tô của VIN tiềm năng hơn hơn smart phone và tv. Tuy nhiên cần đưa giá thành về mức hợp lý, chăm sóc khách hàng tốt còn như hiện nay khoai lắm :))
 

emyeumazda

Xe buýt
Biển số
OF-396121
Ngày cấp bằng
9/12/15
Số km
713
Động cơ
241,184 Mã lực
Em thấy lĩnh vực ô tô của VIN tiềm năng hơn hơn smart phone và tv. Tuy nhiên cần đưa giá thành về mức hợp lý, chăm sóc khách hàng tốt còn như hiện nay khoai lắm :))
Về giá thành , đó mới là vấn đề, khó có giá bán cạnh tranh khi mà cái gì cũng phải mua, từ bằng sáng chế, công nghệ...
Một kỹ sư làm ở Honda,Toyota lương 20~25 tr, một kỹ sư làm ở V , lương 50tr, ai dám nói kỹ sư ở Honda làm kém hơn?
 

Loxe12a

Xe buýt
Biển số
OF-564343
Ngày cấp bằng
14/4/18
Số km
907
Động cơ
157,528 Mã lực
Vin xe buýt thế nào rồi hả các bác?
Chắc họ vẫn đang triển khai. Nếu tranh thủ làm xe bus điện có thêm dàn năng lượng mặt trời (diện tích mặt ngoài của bus lớn) có thể đi trước các nước kể cả Tây lông. :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top