[Funland] Vỡ nợ trái phiếu

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,581
Động cơ
449,286 Mã lực
Trách nhiệm cq quản lí.
 

Arabia

Xe tăng
Biển số
OF-440159
Ngày cấp bằng
26/7/16
Số km
1,196
Động cơ
224,207 Mã lực
Cụ xếp trái phiếu thông thường vào đầu tư mạo hiểm ạ?! Cụ ngồi ngay ngắn lên em lạy cái!?
Nó đã ghi rõ trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp với Vingroup.

Nếu đã ko có bất kỳ cái gì đảm bảo, ko mạo hiểm thì sao? Tiêu chuẩn mạo hiểm mỗi người mỗi khác, với cá nhân em, thế là mạo hiểm, người khác có lạy trăm lần nghìn lần thì chuyện đấy cũng ko bao giờ thay đổi. Gửi tiết kiệm vào ngân hàng ko bao giờ phải nghĩ, nhưng mua trái phiếu, còn phải nghĩ chán về rủi ro.
 

Marie Lee

Xe buýt
Biển số
OF-193377
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
940
Động cơ
339,019 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Chào mời thấy cao 10-11% thế thôi nhưng với đk phải 3-5 năm, còn nếu như mình đáo hạn sớm thì lãi chỉ nhỉnh hơn ls Nh chút xíu.
 

annika

Xe buýt
Biển số
OF-711871
Ngày cấp bằng
30/12/19
Số km
570
Động cơ
91,163 Mã lực
Gấu nhà em đi loanh quanh thấy ngân hàng nó ghi lãi cao, tự nhiên khuân về đống trái phiếu ngân hàng hàng hải

em giật mình toàn của bds việt hân, mỹ các thứ

thôi chết bọn này là trái phiếu rác mà ngân hàng nó cứ bán cho dân, dân biết gì tưởng của ngân hàng!

giờ mang trả mất phí, đành

cụ nào vỡ nợ món này r chia sẻ.
dân ngu thị chịu thôi . ngân hàng đâu có gí súng vào đầu bắt mua :)
 

onlinefisher

Xe điện
Biển số
OF-60731
Ngày cấp bằng
2/4/10
Số km
2,496
Động cơ
462,755 Mã lực
Nơi ở
Vườn Chuối
Nó đã ghi rõ trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp với Vingroup.

Nếu đã ko có bất kỳ cái gì đảm bảo, ko mạo hiểm thì sao? Tiêu chuẩn mạo hiểm mỗi người mỗi khác, với cá nhân em, thế là mạo hiểm, người khác có lạy trăm lần nghìn lần thì chuyện đấy cũng ko bao giờ thay đổi. Gửi tiết kiệm vào ngân hàng ko bao giờ phải nghĩ, nhưng mua trái phiếu, còn phải nghĩ chán về rủi ro.
Đầu tư mạo hiểm là nói đến hình thái đầu tư với 2 đặc tính: Rủi ro cao lợi nhuận cao. Ở bển, đầu tư trái phiếu là rủi ro thấp, các công ty bảo hiểm vơi nguồn vốn, dòng tiền dài hạn cần an toàn rất thích. Trái phiếu doanh nghiệp ở VN, rủi ro cao, nhưng lợi nhuận thì không cao cụ nhé!
 

Marie Lee

Xe buýt
Biển số
OF-193377
Ngày cấp bằng
10/5/13
Số km
940
Động cơ
339,019 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Nếu lãi chú doanh nghiệp trả cao thế sao ngân hàng nó không ôm mà phải đẩy ra ngoài? :)) Lãi đấy bằng lãi ngân hàng trả cho dân còn gì, giờ ngân hàng ôm nột cái đống trái phiếu doanh nghiệp ý đi thì có mà báo lãi lồi mồm. :))


Tất nhiên cuối cùng vẫn là tiền của người gửi tiết kiệm thôi, nhưng nợ nần nó phải rõ ràng. :))
Em không hiểu lắm về trái phiếu nên chỉ dám mua thử cho biết, đáo hạn xong em quay về với tk truyền thống rồi cụ ạ.
Em đoán nôm na là ngân hàng thay doanh nghiệp huy động nguồn vốn lớn từ dân thông qua kênh trái phiếu, lãi suất doanh nghiệp phải trả cho Nh cao hơn lãi xuất Nh trả cho người mua, Nh có lãi ở đó. Trái phiếu em mua là có đảm bảo thanh toán của Nh và cam kết mua lại trước hạn cụ ạ.
 
Biển số
OF-702606
Ngày cấp bằng
2/10/19
Số km
276
Động cơ
97,478 Mã lực
Nếu lãi chú doanh nghiệp trả cao thế sao ngân hàng nó không ôm mà phải đẩy ra ngoài? :)) Lãi đấy bằng lãi ngân hàng trả cho dân còn gì, giờ ngân hàng ôm nột cái đống trái phiếu doanh nghiệp ý đi thì có mà báo lãi lồi mồm. :))

Tất nhiên cuối cùng vẫn là tiền của người gửi tiết kiệm thôi, nhưng nợ nần nó phải rõ ràng. :))
Ngân hàng cũng ôm đây cụ, mớ to là khác, và cũng đang ngồi trên lửa. Đương nhiên là họ sẽ tìm cách đẩy cục than hồng này càng nhanh càng tốt. Nào, các đồng chí vững vàng 1 niềm tin kiên định rằng BĐS với trái phiếu BĐS ko sập được đâu, xin mời tham gia cuộc thi chuyền tay quả lựu đạn này!

Ngân hàng 'ôm' khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp, nỗi lo ngày càng lớn - VietNamNet

Với vai trò là người mua chính trên thị trường, các ngân hàng thương mại đang “ôm” khối lượng lớn trái phiếu DN, trong đó chủ yếu là của DN bất động sản. Trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước phải ban hành quy định mới để siết chặt.

Bán giấy gom nghìn tỷ buôn đất: Mập mờ dòng tiền, lấy đâu trả nợ?
'Mồi nhử' lãi suất cao, liều chơi trái phiếu DN nhà đất

Lo rủi ro tăng siết chặt
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 16/2021 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Theo đó, NHNN yêu cầu các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu DN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất. Các ngân hàng chỉ được mua trái phiếu của DN không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất. DN phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn, khi thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu; vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu.

Thông tư mới cũng quy định 3 trường hợp các ngân không được mua trái phiếu DN. Đó là trái phiếu phát hành để cơ cấu lại các khoản nợ của chính đơn vị phát hành; để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác và để tăng quy mô vốn hoạt động. Quy định mới có hiệu lực từ 15/1/2022.

'Ôm' lượng trái phiếu lớn, ngân hàng trước nỗi lo ập đến
Ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán vẫn tích cực nhất mua trái phiếu DN.
Theo Báo cáo “Thị trường trái phiếu DN”, do Công ty CP Chứng khoán SSI vừa công bố, tính đến hết tháng 9, tổng lượng trái phiếu DN phát hành đạt hơn 443 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các cá nhân trong và ngoài nước mua gần 22 nghìn tỷ đồng trên thị trường sơ cấp, chiếm khoảng 5% tổng lượng phát hành.

Ngược lại, có tới gần 60% lượng trái phiếu DN phát hành là do các ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán nắm giữ. Cụ thể, các ngân hàng thương mại đã mua vào 124,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,3%; các công ty chứng khoán mua 148,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 32,6%.

Thống kê này cũng khá sát với số liệu của Công ty Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings, trong 9 tháng đầu năm 2021, các nhà đầu tư tổ chức, chủ yếu là ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán vẫn tích cực nhất với việc mua đến gần 56% tổng giá trị trái phiếu DN phát hành.

Như vậy, với vai trò là người mua chính trên thị trường, các ngân hàng thương mại đang “ôm” khối trái phiếu DN lớn, trong đó chiểm tỷ lệ cao là của các DN bất động sản.

Một số ý kiến cho rằng, đó là do quy định chỉ nhà đầu tư chuyên nghiệp mới được tham gia mua trái phiếu phát hành riêng lẻ và những đơn vị bảo lãnh phát hành khi không bán hết sẽ phải mua toàn bộ số trái phiếu còn lại. Tuy nhiên, không chỉ có vậy.

Theo Báo cáo của SSI, trái phiếu DN chủ yếu vẫn được phát hành riêng lẻ trong nước. Hầu hết trái phiếu DN phát hành đều không có tài sản đảm bảo. Chỉ có 36,2% trái phiếu DN phát hành trong 9 tháng đầu năm 2021 được đảm bảo bằng tài sản, bất động sản và cổ phiếu. Trong nhóm trái phiếu bất động sản, tài sản đảm bảo chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản sẽ hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, cổ phần của chính DN phát hành.

SSI cũng lưu ý rằng, việc đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu, bằng cổ phiếu không có nhiều ý nghĩa. Nếu DN bị mất khả năng thanh toán thì giá trị cổ phiếu dùng làm tài sản đảm bảo cũng sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Tỷ trọng các DN phát hành trái phiếu không có tài sản đảm bảo tương đối cao, trong đó có nhiều DN không niêm yết, nên khả năng tiếp cận thông tin tài chính của các DN này bị hạn chế. Do vậy, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu thông tin, nhất là khi chưa có cơ quan độc lập đánh giá xếp hạng tín nhiệm DN. Đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư, trong trường hợp dòng tiền của các DN bất động sản không được đảm bảo; nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn sẽ không thể trả được nợ gốc và lãi, SSI cảnh báo.

Khó xử lý
Câu hỏi đặt ra là các ngân hàng thương mại có nhận biết rủi ro này hay không? Nhiều ý kiến cho rằng, với nghiệp vụ thẩm định hồ sơ tín dụng của các ngân hàng, dĩ nhiên họ nhận biết rủi ro của các loại trái phiếu DN phát hành, đặc biệt với khối bất động sản.
'Ôm' lượng trái phiếu lớn, ngân hàng trước nỗi lo ập đến
Ngân hàng đầu tư vào trái phiếu DN thực ra là lách quy định để cho vay.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim, câu chuyện ẩn dấu bên trong chính là cơ cấu lại nợ và “bơm vốn”. Với thị trường bất động sản, hiện có thanh khoản thấp, chắc chắn không ít DN có khoản nợ ngân hàng đến kỳ phải trả, nhưng không biết lấy đâu tiền trả nợ. Để lâu sẽ thành nợ quá hạn và nợ xấu, như vậy sẽ anh hưởng đến huy động vốn. Giải quyết vấn đề này, chỉ có cách phát hành trái phiếu DN. Đây là “lối thoát” tốt nhất vì sẽ có tiền để trả nợ đúng hạn.

Còn với ngân hàng, khi mua trái phiếu sẽ “giúp” DN có tiền trả nợ vay đến hạn, qua đó “làm đẹp” bảng cân đối tài chính và không bị nợ xấu tăng cao. Các ngân hàng thương mại đầu tư vào trái phiếu DN bất động sản còn tránh được “lệnh” siết cho vay vốn với lĩnh vực này. Cùng với đó là “bơm vốn” cho các DN mà không phải trích lập dự phòng rủi ro. Thực ra đây là cách lách để cho vay mà thôi. NHNN hoàn toàn có lý do để lo ngại về những hậu quả có thể xảy ra.
Trên thực tế, từ 2019 đến nay, có không ít đợt phát hành trái phiếu DN, các nhà băng lại xuất hiện và ôm trọn lô. Trong đó, có rất nhiều trái phiếu của các DN bất động sản. Một số ngân hàng thương mại không mua trực tiếp nhưng lại thông qua các công ty chứng khoán thành viên để mua.
Giữa năm 2019, Ngân hàng Nhà nước ra công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại siết chặt hoạt động đầu tư trái phiếu DN, nhất là trái phiếu của các DN bất động sản. Khi đó, NHNN nhận thấy một số ngân hàng thương mại tiếp tục đầu tư trái phiếu DN với mục đích cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành. Cơ quan này cho hay sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhưng không xử lý được.

Đến nay, NHNN tiếp tục ban hành quy định để quản lý hoạt động đầu tư trái phiếu DN của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, để xử lý được vấn đề này không hề đơn giản. Bởi đằng sau câu chuyện mua trái phiếu DN còn nhiều phức tạp, có thể liên quan đến các DN sân sau hay sở hữu chéo trong ngành ngân hàng, vốn vẫn được nhắc đến.
Trần Thủy
https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/tai-chinh/rui-ro-don-den-canh-bao-nguy-co-vo-no-trai-phieu-bat-dong-san-793973.html#inner-article
 

Conchuotnho

Xe tăng
Biển số
OF-23309
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
1,069
Động cơ
502,491 Mã lực
Nơi ở
Tam lý đồn
Xin thùy linh tin về một vụ vỡ nợ cụ thể để em ngâm cứu nâng cao cảnh giác phát.
hiện tại hình như chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ cụ ạ, nhưng đến lúc đáo hạn tầm 1-2 năm nữa thì chưa biết thế nào. DN BĐS cách đây 10 năm thị trường đi xuống đìu hiu lắm.
 

tamdao

Xe tăng
Biển số
OF-41272
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
1,051
Động cơ
477,417 Mã lực
Em không hiểu lắm về trái phiếu nên chỉ dám mua thử cho biết, đáo hạn xong em quay về với tk truyền thống rồi cụ ạ.
Em đoán nôm na là ngân hàng thay doanh nghiệp huy động nguồn vốn lớn từ dân thông qua kênh trái phiếu, lãi suất doanh nghiệp phải trả cho Nh cao hơn lãi xuất Nh trả cho người mua, Nh có lãi ở đó. Trái phiếu em mua là có đảm bảo thanh toán của Nh và cam kết mua lại trước hạn cụ ạ.
Em mua TP của NH Hàng hải MSB cũng vậy mà cụ. năm ngoái mua vài tỏi, vừa đáo hạn ngon lành. NH còn cho vay thế chấp bằng chính TP đó, maximum vay được 70%
 

tamdao

Xe tăng
Biển số
OF-41272
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
1,051
Động cơ
477,417 Mã lực
Năm ngoái cũng có 1 thớt về TP, các cụ cũng cãi nhau ỏm tỏi, phe phản đối nói sang năm nó vỡ TP. Bây giờ vẫn OK. Em thì đã mua TP từ 2016, 5 năm rồi vẫn ngon lành, tất nhiên mua kỳ hạn 1 năm. năm sau tính tiếp
 

cr7m10

Xe tải
Biển số
OF-594789
Ngày cấp bằng
16/10/18
Số km
435
Động cơ
133,023 Mã lực
Các cụ cứ chơi TP của các anh cả, chị đại thì lo gì ạ :D Còn ở VN, đến hạn mà các anh chị chưa trả được thì bank và công ty CK đã phải lo đảo hàng cho rồi chứ đợi các anh chị rụng thì lủng hết ạ
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
3,512
Động cơ
280,972 Mã lực
hiện tại hình như chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ cụ ạ, nhưng đến lúc đáo hạn tầm 1-2 năm nữa thì chưa biết thế nào. DN BĐS cách đây 10 năm thị trường đi xuống đìu hiu lắm.
Nhà em mua trái phiếu khá nhiều, từ những năm 2015-2016. Lãi suất cao hơn, và hình như cũng chưa thấy DN nào vỡ cả. Em hay mua của MSB, Seabank và Tech kì hạn 1- 2 năm. Thậm chí bank còn offer sử dụng để thế chấp khoản vay được.
 
Chỉnh sửa cuối:

Conchuotnho

Xe tăng
Biển số
OF-23309
Ngày cấp bằng
1/11/08
Số km
1,069
Động cơ
502,491 Mã lực
Nơi ở
Tam lý đồn
Nhà em mua trái phiếu khá nhiều, từ những năm 2015-2016. Lãi suất cao hơn, và hình như cũng chưa thấy DN nào vỡ cả. Em hay mua của MSB, Seabank và Tech.
ủa, cụ mua trái phiếu bank luôn hay mua tp DN do bank phát hành? nếu tp bank thì ngon vì nó chả bao h sập được, cùng lắm là bị sang nhượng.
 

vingraux

Xe tăng
Biển số
OF-118779
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
1,056
Động cơ
394,406 Mã lực
hiện tại hình như chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ cụ ạ, nhưng đến lúc đáo hạn tầm 1-2 năm nữa thì chưa biết thế nào. DN BĐS cách đây 10 năm thị trường đi xuống đìu hiu lắm.
Vầng thế thông tin của bác khác với nhà thớt. Theo thớt thì cứ như đang có hàng dài xếp hàng trên cầu chờ nhảy. Bảo đưa thông tin cụ thể thì kiếm cớ chuồn chuồn.
 

DỰ BỊ

Xe hơi
Biển số
OF-792344
Ngày cấp bằng
5/10/21
Số km
108
Động cơ
22,051 Mã lực
Nơi ở
Trái Đất
Website
www.thangmayuytin.com
Nói nhanh chẳng có gì tự dưng lãi cao cả. Và thêm là đừng có nghĩ niềm tin rằng ông nào lớn thì ko chết. Tiền túi của mình đem cho thằng khác đầu tư hãy cẩn thận.
Về thị trường bất động sản, sớm thôi sẽ lại sập. Các cụ ưng thì cứ múc thôi tiền của các cụ mà. Nhãn tiền anh trung đi trước anh việt sẽ lội nước theo sau mà thôi. Cái này phải ông nào bập vào rồi mới sợ mới thấm còn nói suông ai cũng giỏi trên này thôi ạ.
Quan điểm của người làm quản lý ngân hàng như mình: trái phiếu không nên mua vì rất rủi ro so với lợi nhuận đem lại. Đó là sự thật!
Bác làm ngân hàng thì chả nói vậy :)
 

vneseman

Xe lăn
Biển số
OF-142852
Ngày cấp bằng
22/5/12
Số km
10,514
Động cơ
1,232,507 Mã lực
Em hóng xem có TP nào mà có NH đảm bảo thanh toán. Em xuất thân nông dân nên ăn chắc mặc bền nên cụ nào theo trường phái mạo hiểm thì cứ bỏ qua em :D
 

Nhà Quê 2

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-107843
Ngày cấp bằng
5/8/11
Số km
4,774
Động cơ
444,174 Mã lực
hiện tại hình như chưa có doanh nghiệp phát hành trái phiếu vỡ nợ cụ ạ, nhưng đến lúc đáo hạn tầm 1-2 năm nữa thì chưa biết thế nào. DN BĐS cách đây 10 năm thị trường đi xuống đìu hiu lắm.
thế mà thớt chém như đúng rồi, ko những thế còn tỏ ra nguy hiểm nữa chứ!!!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top